LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, t
Trang 1HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Hà Nội, 2018
Trang 2HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học
ThS Nguyễn Thị Hương
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Đặc biệt, em xin gửi lời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Hương, người đã định hướng chọn đề tài, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài hoàn thành tốt khóa luận Do điều kiện thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Chu Mai Ngọc Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham khảo các tài liệu có liên quan Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Chu Mai Ngọc Huyền
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc khóa luận 4
Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 3 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 3 5
1.1.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở tiểu học 9
1.1.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 27
1.2.1 Mục đích điều tra 28
1.2.2 Nội dung điều tra 28
1.2.3 Đối tượng điều tra 28
1.2.4 Phương pháp điều tra 28
1.2.5 Kết quả điều tra 28
Chương 2 Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 3 33
Trang 72.1 Nguyên tắc vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn Toán lớp 3 33
2.1.1 Đảm bảo tính mục đích 33
2.1.2 Đảm bảo tính logic 33
2.1.3 Đảm bảo tính vừa sức 34
2.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 34
2.2 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán
lớp 3 35
2.3 Minh họa vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán lớp 3 qua một số hình thức 37
2.3.1 Câu lạc bộ 37
2.3.2 Sân khấu tương tác 44
2.4 Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3 47
2.4.1 Chuẩn bị 47
2.4.2 Thiết kế hoạt động 47
2.4.3 Tổ chức hoạt động 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Vai trò quan trọng của việc dạy học môn toán ở lớp 3
Nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định bất kì một quốc gia nào muốn phát triển bền vững cũng phải quan tâm, chú trọng đến giáo dục Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáo dục của nước nhà, lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặc biệt là giáo dục tiểu học Giáo dục tiểu học là cấp học cơ bản và nền tảng trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài của nhân cách, phát triển toàn diện và hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để các em có thể học tập tiếp
các bậc học cao hơn
Môn Toán là một trong những môn học cơ bản ở Tiểu học Học toán giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về số học, đo đại lượng thông dụng, một số yếu tố đại số, hình học,… hình thành kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn, góp phần phát triển năng lực cá nhân, đồng thời chuẩn bị về
kỹ năng và phương pháp tư duy để học sinh có thể học tập các môn học còn lại trong nhà trường Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính logic và
tính chính xác cao, có thể coi là “chìa khóa” mở ra sự phát triển của các
môn khoa học khác
Lớp 3 có vị trí hết sức đặc biệt: nằm ở cuối giai đoạn đầu (lớp 1, 2, 3)
và đầu của giai đoạn sau (lớp 4, 5) Các kiến thức Toán học ở lớp 3 vô cùng quan trọng giúp học sinh củng cố những kiến thức sơ giản ở các lớp dưới và chuẩn bị nền tảng vững chắc để tiếp tục học các lớp lớn hơn Có thể nói, vai
trò của toán lớp 3 là vai trò của “chiếc cầu nối” cả về kiến thức và kĩ năng
giữa hai giai đoạn học tập của học sinh tiểu học
Trang 91.2 Vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 3
Một trong những yêu cầu của giáo dục tiểu học hiện nay chính là việc đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Toán nói riêng theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh Để thực hiện được việc này giáo viên phải kết hợp khéo léo giữa phương pháp dạy học truyền thống
và không ngừng phát huy vai trò của phương pháp dạy học hiện đại, trong đó
có việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Mục đích của hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực tâm lý, xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện
sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 Các hoạt động trải nghiệm nếu được tổ chức một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn
toán sẽ ngày càng được nâng cao
1.3 Thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
môn toán lớp 3
Nhận thức được vị trí quan trọng của môn toán nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, trong thực tiễn, các thầy cô giáo đã chú trọng đổi mới phương pháp, nội dung dạy học môn toán Tuy nhiên, nhận thức của giáo viên còn chưa đầy đủ, việc thực hiện đó còn hạn chế và mang tính hình thức Giáo viên chưa tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia, hình
Trang 10thức còn kém phong phú, chưa có một quy trình tổ chức hoạt động trải
hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận thực tiễn ở trên đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu sâu, cụ thể về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
môn toán lớp 3 cho học sinh tiểu học Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng
quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng quy trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy trình và việc vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Chương trình môn toán lớp 3
+ Hình thức tổ chức: Câu lạc bộ Toán học, sân khấu hóa
+ Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Trường tiểu học Liên Bảo, Trường tiểu học Hội Hợp
B, Trường tiểu học Xuân Hòa
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 3
Trang 11- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán ở lớp 3
- Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm và vận dụng quy trình
để tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới 2 hình thức: câu lạc bộ Toán học, sân khấu tương tác
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3
Chương 2 Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3
Trang 12Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 3
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 3
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang diễn ra một sự phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó có quá trình nhận thức Lứa tuổi này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3) và giai đoạn cuối
của chúng ta (trích Tâm lí học đại cương - 1997 - Nhà xuất bản Giáo dục)
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tri giác thường gắn với hành động trực quan Đến cuối năm học lớp 3, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, tính không ổn định: trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn Tri giác của trẻ mang tính mục đích, có phương pháp rõ ràng, xuất hiện tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công
việc nhà, biết làm bài tập từ dễ đến khó)
Biết được điều này, nhà giáo dục cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó
sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
Trang 131.1.1.2 Chú ý
Chú ý là sức tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện, thần kinh tâm lí cần thiết
cho hoạt động tiến hành có hiệu quả
Ở lứa tuổi tiểu học, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này, chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có những tranh ảnh, trò chơi Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền
vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập
Lên lớp 3, trẻ bắt đầu hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn thứ hai Ở trẻ bắt đầu có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hoặc một bài hát dài Trong sự chú ý của trẻ
đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm được một việc nào đó và cố gắng hoàn
thành công việc trong khoảng thời gian quy định
Do đó, các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục của
Trang 14nhớ có ý nghĩa, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ
tài liệu
Ở học sinh lớp 3, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ bắt đầu được tăng cường, ghi nhớ có chủ định bắt đầu phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực học tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm
lí, tình cảm hay hứng thú của các em
Qua đó, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt ghi nhớ phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt,
dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lí hứng thú và vui vẻ khi
ghi nhớ kiến thức
1.1.1.4 Tư duy
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, các mối
liên hệ và các quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng khách quan
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, bao gồm những hình thức như: biểu
tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí
Từ hai định nghĩa về tư duy ở trên, ta thấy: Tư duy của học sinh tiểu học chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng Trong quá trình học tập, tư duy của học sinh tiểu học thay đổi rất nhiều Nếu tri giác phát triển khá mạnh ở mẫu giáo thì lên lứa tuổi tiểu học, tư duy phát triển mạnh mẽ hơn Ở đây, vai trò thúc đẩy các nội dung và phương pháp dạy học, vai trò của giáo viên với tư cách là người tổ chức hoạt động có tính quyết định phát triển tư duy Vì vậy, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu giáo viên có những
biện pháp dạy học phù hợp và hiệu quả
Trang 151.1.1.5 Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn
Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở học sinh lớp 1, 2 hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững
và dễ thay đổi
Ở học sinh lớp 3, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, ở trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền
với các rung động tình cảm của các em
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình
nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện
1.1.1.6 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy,… của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác thông qua ngôn ngữ nói mà ta có thể đánh giá trí tuệ của học sinh Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức về thế giới xung quanh và tự khám phá dựa vào các kênh thông tin khác
nhau
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng như thế nên thông qua các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3, trẻ được trực tiếp tham gia
Trang 16vào các hoạt động, tự tìm tòi, tự khám phá, tự do thoải mái đưa ra các ý kiến sáng tạo của mình Từ đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển và trẻ có vốn từ đa dạng và phong phú hơn, tất cả các hoạt động dạy cho học sinh
chính là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của hoạt động trải nghiệm
Trong lịch sử, nhiều đất nước đã đưa hoạt động trải nghiệm vào giáo dục từ thế kỉ XX Tuy nhiên, giáo dục trải nghiệm bước thêm một bước tiến mạnh mẽ khi vào năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát
triển bền vững, chương trình “Dạy học vì một tương lai bền vững” đã được
UNESCO thông qua trong đó có phần giáo dục trải nghiệm
Ngày nay, giáo dục trải nghiệm đang được phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới và nó trở thành một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong nhiều thập kỉ tới
Trang 17Theo quan điểm triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan
Dưới góc nhìn sư phạm, trải nghiệm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau:
+ Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kĩ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy
+ Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lí thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm hay lí luận cụ thể
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn: Trải nghiệm là sự tương tác của con người với thế giới khách quan, đem lại cho con người những bài học và kinh nghiệm
Hoạt động trải nghiệm
Căn cứ vào định nghĩa về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, căn cứ vào yêu cầu đổi mới
giáo dục, chúng tôi cho rằng: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán
ở tiểu học là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động toán học trong học tập và trong thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động Toán học Qua đó, các em được phát triển năng lực học tập, năng lực thực tiễn nói chung và năng lực toán học nói riêng
1.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
- Nội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp
Nội dung hoạt động trải nghiệm rất đa dang và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực
Trang 18tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng
vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
Ví dụ: Ở bài tập 1 (trang 129) SGK Toán 3: “Trong vườn ươm, người
ta đã ươm 2032 cây giống trên 4 lô đất, các lô đều có số cây như nhau Hỏi mỗi lô đất có bao nhiêu cây giống?” ta có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường để giúp học sinh có nhận thức, việc làm thiết thực giúp bảo vệ môi trường, cuộc sống xung quanh mình Ngoài ra, còn rèn cho học sinh các
kĩ năng tính toán cộng, trừ các số tự nhiên và phép suy luận toán học liên
quan đến bài toán rút về đơn vị
- Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, Mỗi hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài “Tiền Việt Nam” (SGK Toán 3, trang 130) giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế qua trò chơi “Đi chợ” Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số tiền và yêu cầu học sinh “đi chợ” mua các đồ
vật sao cho không vượt quá số tiền ấy Hình thức học qua trải nghiệm này tạo được sự hứng thú rất tốt cho các em Những kiến thức của bài mới không còn nặng nề mà được học sinh tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, hào hứng
- Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt
Trang 19động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống
và các năng lực cần thiết
Ở tuyến kiến thức hình học, cụ thể trong bài “Diện tích hình vuông”
(SGK Toán 3, trang 153), học sinh được tự mình xây dựng nên công thức tính diện tích hình vuông qua sự hỗ trợ của giáo viên Trong quá trình ấy, các em được tự chuẩn bị đồ dùng, dự kiến cách thực hiện, tự đánh giá xem công thức mình xây dựng đã đúng chưa và áp dụng thế nào vào để giải quyết các bài tập Qua đó, học sinh được tự khẳng định mình và phát triển được các năng lực cần thiết đem lại hiệu quả cho quá trình dạy học
- Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm có khả năng thu hút
sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng
Khi học về đại lượng “Gam” (SGK Toán 3, trang 65), ngoài các câu hỏi
giáo viên đưa ra cho học sinh trên lớp thì ở nhà cha mẹ các em cũng có thể giáo dục con em mình thông qua việc đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội
dung này Ví dụ như: “Quả dưa này nặng bao nhiêu gam?”, “Hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?”,…để giúp học sinh nắm chắc hơn về bài học Đó chính
là khả năng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giáo dục học sinh thông qua trải nghiệm
- Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được
Trang 20Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quan bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn Ví dụ: phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, những điều này chỉ thực sự có khi học sinh được trải nghiệm với chúng Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh kinh nghiệm sống phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý,
Ví dụ: Khi học về “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số” học
sinh được rèn các kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân các số tự nhiên, rèn cách suy luận đặc trưng của môn toán mà các môn học khác không có được
Tóm lại, học qua trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho trẻ Học qua trải nghệm có thể thực hiện đối với bất
cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội, Học qua trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục; khi đó, hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn Thực tế giáo dục cũng cho thấy, hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm
1.1.2.3 Vai trò
a) Đối với việc phát triển chương trình môn Toán ở tiểu học
Dự thảo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,
có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng
của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời
Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục Hình thức học này là con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp điều chỉnh và định hướng cho hoạt động dạy và học
Trang 21Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm còn là cầu nối nhà trường với thực tiễn, giúp
giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa
b) Đối với sự hình thành và phát triển của trẻ
Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được bước vào cuộc sống
xã hội, được tham gia các dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác,… Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch,
có trách nhiệm Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm Hoạt động trải nghiệm không chỉ hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, mà còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình
thành ở học sinh các năng lực đặc thù như:
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động
- Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống
- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân
- Năng lực định hướng nghề nghiệp
- Năng lực khám phá và sáng tạo
1.1.2.4 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương Dưới đây là một số hình thức phù
Trang 22hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh
lớp 3:
a Câu lạc bộ
- Câu lạc bộ “Toán học em yêu”;
- Câu lạc bộ “Nhà Toán học thông thái”;
- Câu lạc bộ trò chơi dân gian;
b Trò chơi
- Trò chơi học tập;
- Trò chơi vận động;…
c Diễn đàn
- Tranh luận về một số kiến thức toán ở tiểu học;
- Giao lưu gặp gỡ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh;
d Sân khấu tương tác
e Tham quan, dã ngoại
- Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa;
- Tham quan các Viện bảo tàng;
f Hội thi, cuộc thi
- Chiến dịch Giờ Trái Đất;
- Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn;
j Hoạt động nhân đạo
- Xây quỹ ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn;
- Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao;
Trang 24Sơ đồ 1.1 Chu trình học qua trải nghiệm ( David A Kolb)
(Nguồn: Nguyễn Quang Huy và cộng sự, 2016)
Từ chu trình học qua trải nghiệm trên, GV sẽ thiết kế hoạt động trải nghiệm và lập kế hoạch tổ chức sao cho phù hợp và hợp lý nhất Các nhà giáo dục đã đưa ra quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm để GV thuận lợi trong
việc thực hiện kế hoạch đã lập như sau:
KINH NGHIỆM (hành động, việc làm)
PHÂN TÍCH (chia sẻ, so sánh,
xử lý, hội trường, suy ngẫm)
KHÁI QUÁT HÓA (rút ra kết luận, nguyên tắc tổng quát)
Trang 25Sơ đồ 1.2 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
Sáng tạo Chiếm lĩnh kiến thức
Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm
Học sinh Trình bày, thảo luận tập thể các báo cáo trải nghiệm
Học sinh Kết luận, thể chế hóa kiến thức đã học qua trải nghiệm
Giáo viên đánh giá
Tổ chức trải nghiệm, hoạt động nhóm
Kinh nghiệm thực tiễn
Kiến thức môn học, bài học thu được
Năng lực
Cá nhân đối diện với tập thể Khẳng định giá trị bản thân
Thể chế hóa kết quả học tập Kết luận, rút kinh nghiệm
Trang 261.1.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3
1.1.3.1 Định hướng dạy học môn Toán lớp 3
- Mục tiêu
a Về số học
+ Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng trừ (có nhớ không quá hai lượt) các
số có bốn hoặc năm chữ số trong phạm vi 100000
+ Thuộc các bảng nhân chia 6, 7, 8, 9; biết tính , ,…, của một số
đã cho
+ Biết nhân số có bốn hoặc năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp), chia số có bốn hoặc năm chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)
+ Biết tính giá trị biểu thức và thống kê số liệu đơn giản
+ Biết được các chữ số La Mã
+ Biết tìm các thành phần chưa biết của phép tính
b Về đại lượng và đo đại lượng
+ Biết cộng, trừ các biểu thức có chứa các đơn vị đo đại lượng thông dụng từ mm đến km; lít; kg và giờ, phút, ngày, tháng, tiền Việt Nam
+ Bước đầu biết về diện tích và cm2
c Về yếu tố hình học
+ Biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
+ Nhận biết được góc vuông và góc không vuông, một số đặc điểm của góc và cạnh của hình chữ nhật và hình vuông
+ Biết tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật và hình vuông
+ Nhận biết được tâm, bán kính của hình tròn; biết vẽ trang trí hình tròn
d Về giải toán
+ Biết giải các bài toán bằng hai phép tính dạng đơn giản trong đó có
Trang 27thành phần chưa biết của phép tính, một số bài toán có nội dung hình học và một số dạng bài trắc nghiệm phổ biến
- Nội dung: Đặc điểm nội dung của từng mạch kiến thức toán 3
a Số học: có thể chia thành hai phần
+ Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000
- Củng cố các bảng nhân 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50) Bổ sung cộng, trừ các số có ba chữ số
có nhớ không quá một lần
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100)
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ số với
số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần; chia số có 2,3 chữ số cho số có 1 chữ
số Chia hết và chia có dư
- Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số
có 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ; chia nhẩm số có 2 chữ số cho số có
1 chữ số không có dư ở từng bước chia Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc
- Giải các bài tập dạng:
“Tìm biết: a : = b (với a, b là các số trong phạm vi đã học)”
+ Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000 Giới thiệu hàng nghìn, hàng chục nghìn
- Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong phạm vi 100 000 Phép nhân số có đến 4 chữ số với số có 1 chữ số có
Trang 28nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, tích không quá 100 000 Phép chia số
có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư)
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng , với là các số tự nhiên từ 2 đến 10 và = 100, = 1000) Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản
- Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã
b Đại lượng và đo đại lượng
+ Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mi-li-mét đến ki-lô-mét Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và ki-lô-mét, giữa mét và xăng-ti-mét, mi-li-mét Thực hành đo và ước lượng độ dài
+ Giới thiệu đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông (cm2)
+ Giới thiệu gam Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam Giới thiệu 1kg = 1000g
+ Ngày, tháng, năm Thực hành xem lịch
+ Phút, giờ Thực hành xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) Tập ước lượng khoảng thời gian trong phạm vi một số phút
+ Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản
Trang 29+ Giới thiệu diện tích của một hình Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông
d Yếu tố thống kê
+ Giới thiệu bảng số liệu đơn giản
+ Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước
e Giải bài toán
+ Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản
+ Giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học
- Phương pháp và hình thức tổ chức
+ Phương pháp trực quan
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán ở lớp 3 là việc làm rất
cần thiết vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lứa tuổi tiểu học
+ Phương pháp thực hành - luyện tập
Hoạt động thực hành luyện tập trong môn Toán ở Tiểu học chiếm tới hơn 50% tổng thời gian dạy học Toán Vì vậy, phương pháp thực hành luyện tập được sử dụng thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 trong các tiết dạy học
kiến thức mới, các tiết luyện tập và thực hành toán học, các bài ôn tập
+ Phương pháp gợi mở, vấn đáp
Phương pháp gợi mở - vấn đáp rất cần thiết và rất thích hợp với các dạng bài học toán ở lớp 3 Phương pháp này tạo điều kiện cho học sinh tích cực,
chủ động, độc lập suy nghĩ, lớp học sôi nổi và gây hứng thú trong học tập
+ Phương pháp giảng giải, minh họa
Trong dạy học toán ở lớp 3 có thể sử dụng phương pháp này khi dạy học kiến thức mới, khi hướng dẫn học sinh luyện tập và thực hành, khi tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức đã học
Trang 30- Đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 3
Căn cứ vào chuẩn kiến thức - kĩ năng của môn toán lớp 3:
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt cả quá trình học tập (một năm học)
+ Đánh giá kết quả học tập môn toán bằng điểm số
+ Mục đích của viêc đánh giá nhằm uốn nắn những sai sót về kiến thức,
kĩ năng, phát hiện những thiếu sót của học sinh dù là rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng mà học sinh để ý tới trong quá trình học tập
+ Giúp các em sửa chữa, học tập tiến bộ hơn
+ Có nhiều hình thức và cách đánh giá kết quả học tập khác nhau
+ Hình thức đánh giá như: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, đánh giá trắc nghiệm
+ Đánh giá theo định kì có 4 lần đó là: Giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II, cuối năm học
+ Đánh giá phải chính xác, công khai, nghiêm túc, công bằng, khách quan Tránh đánh giá thiếu chính xác học sinh sẽ bị thiệt thòi
+ Đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 (không cho điểm 0 ở mỗi lần đánh giá) Ở các bài kiểm tra không cho điểm thập phân
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh về các chuẩn kiến thức, kĩ năng học tập của học sinh nhằm giúp học sinh nhận thấy những sai lầm thiếu sót dù là rất nhỏ để lần sau các em không mắc lại nữa trong khi làm bài
và học tập
1.1.3.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 3
a Quan niệm
Từ những lí thuyết về HĐTN trong dạy học môn Toán ở tiểu học và
định hướng dạy học môn Toán lớp 3, chúng tôi cho rằng: “Tổ chức HĐTN trong dạy học môn toán lớp 3 là hoạt động giáo dục trong lĩnh vực toán học,
Trang 31trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau, góp phần hình thành kiến thức và các kỹ năng toán cho học sinh lớp 3, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất, nhân cách và phát huy tiềm năng của cá nhân mình.”
b Vai trò
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán cho học sinh lớp 3 nhằm hình thành ở các em thói quen tự phục vụ, kĩ năng học tập, kĩ năng giao tiếp
cơ bản; bắt đầu có các kĩ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội
Hoạt động trải nghiệm giúp tạo ra sự tự tin trong học tập, hình thành năng lực học tập cho học sinh: năng lực lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báo cáo, thuyết trình và tự đánh giá Áp dụng
để giải các bài toán lớp 3 gắn liền với thực tế đời sống, học sinh được tự động não tìm ra được kiến thức giúp cho các kiến thức toán khô khan trở thành
những kiến thức gần gũi, đơn giản, dễ hiểu hơn
c Hình thức
Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm nội dung chương trình toán 3, phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh
lớp 3, trong đề tài này tôi xin trình bày về hai hình thức sau:
Câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy, cô giáo, với những người lớn khác
Câu lạc bộ toán học lớp 3 nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các
em học sinh trong nhà trường có lòng yêu mến môn toán, có khả năng tư duy