Ngày soạn: 19082018 Tiết Lớp 8B Lớp 8C Ngày Sĩ số Ngày Sĩ số 1 228 248 2 258 258 3 298 318 4 5 6 7 Từ tiết 1đến tiết 7: Bài 3: OXI KHÔNG KHÍ I. Mục tiêu bài học (SGK) 1. Mục tiêu: SHD 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực hành Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực vận dụng Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Tiết 1: + Máy tính, phiếu học tập. + Dụng cụ: Bình tam giác, đế sứ, muôi sắt nhỏ, bạt lửa, đèn cồn. + Hóa chất: S, P, KMnO4. Tiết 2: + Máy tính, phiếu học tập. + Dụng cụ: Bình tam giác, đế sứ, muôi sắt nhỏ, bạt lửa, đèn cồn. + Hóa chất: Bình tam giác đựng khí oxi. Tiết 3: Máy chiếu. Tiết 4: Máy tính, phiếu học tập. + Máy tính, phiếu học tập. + Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, bình thủy tinh, chậu thủy tinh, bật lửa, bông. + Hóa chất: KMnO4. Tiết 5: Máy tính, phiếu học tập. Tiết 6: + Máy tính, phiếu học tập. + Dụng cụ: Đĩa, nến, bình rỗng, nước. Tiết 7: Máy tính, phiếu học tập. 2. Học sinh: Nghiên cứu bài. 3. Dự kiến phân chia nội dung tiết trong bài Tiết 1: I. Hoạt động khởi động, II. Tính chất của oxi (hết thí nghiệm 2 Tác dụng với photpho). Tiết 2: 2. Tính chất của oxi (Thí nghiệm 3: Tác dụng với sắt 2.b. oxi có tác dụng với hợp chất không?). Tiết 3: II. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. III. Ứng dụng của oxi. Tiết 4, 5: IV. Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy. Tiết 6,7: V. Không khí, sự cháy. II. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. Các hoạt động Hoạt động của GV HS Sản phẩm GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách hướng dẫn trang 22 hoạt động cá nhân, trả lời hai câu hỏi sau: + Tại sao các nhà leo núi hoặc những người thợ lạn phải đeo các bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt? + Tại sao động vật sống dưới nước dễ gặp phải tình trạng thiếu oxi hơn động vật sống trên cạn? GV nhận xét học sinh, chuyển hoạt động. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi, đọc các thông tin trong SDH và điền các thông tin vào bảng 3.1. GV gọi HS báo cáo. GV nhận xét, chốt kiến thức: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, làm các thí nghiệm Thí nghiệm 1: Tác dụng với S GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm. + Đưa một muôi sắt có chứa bột S vào bình đựng khí Oxi. + Đưa một muôi sắt có chứa bột S vào ngọn lửa đèn cồn. + Đưa bột S đang cháy vào bình đựng khí Oxi. Quan sát, nhận xét hiện tượng. So sánh hiện tượng S cháy trong không khí và trong khí oxi. Dự kiến trả lời: + Ở điều kiện thường S không tác dụng với khí oxi. + S cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. + S cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn với ngọn lửa màu xanh, sinh ra khí không màu. GV: Khí sinh ra khi đốt S là khí lưu huỳnh dioxit: SO2 còn gọi là khí sunfurơ. Khí này có mùi hắc, độc hại nên cần tránh hít phải khí này. Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm? Viết PTHH xảy ra? HS nêu được: + Chất tham gia: S, O2 + Sản phẩm: SO2 Tác dụng với photpho GV giới thiệu và yêu cầu HS nhận xét trạng thái và màu sắc của Photpho. GV biểu diễn thí nghiệm P đỏ cháy trong không khí và trong khí Oxi. 1. Đưa một muôi sắt có chứa bột P đỏ vào bình chứa khí O2 2. Đưa một muôi sắt có chứa P đỏ vào ngọn lửa đèn cồn. 3. Đưa nhanh muối sắt chứa P đỏ đang cháy vào bình đựng khí oxi. Quan sát, nhận xét hiện tượng? So sánh hiện tượng P cháy trong khí oxi và trong không khí? HS quan sát thí nghiệm GV biểu diễn và nêu được: + Ở điều kiện thường P đỏ không tác dụng được với khí oxi. + P đỏ cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ. + P đỏ cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc. GV: Chất được sinh ra khi đốt cháy P đỏ là chất bột màu trắng là điphotpho pentaoxit (P2O5) tan được trong nước. Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm → Viết PTHH xảy ra? HS trả lời được: + Chất tham gia: P đỏ và khí oxi. + Sản phẩm: P2O5 PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5 GV: Ngoài S, P. Oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim khác như C, H2, … Hãy viết PTHH của các phản ứng trên: GV: Qua các phương trình hóa học trên, trong CTHH của các sản phẩm theo em oxi có hóa trị mấy? Tác dụng với sắt GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, làm thí nghiệm theo các bước sau: Lấy một đoạn dây sắt (đã cuốn) đưa vào trong bình chứa oxi, có dấu hiệu của phản ứng hoá học không? Quấn vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi. Quan sát và nhận xét? Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ, nóng chảy, màu nâu. Các hạt nhỏ màu nâu đó là: oxit sắt từ (Fe3O4) Hay FeO. Fe2O3. GV: Theo em tại sao ở đáy bình lại cho thêm 1 ít nước hay cát khô? Nhằm mục đích bảo vệ bình ví khi sắt cháy tạo nhiệt độ cao hơn 20000C. GV yêu cầu HS xác định chất tham gia, chất sản phẩm và viết PTPƯ GV giới thiệu về khí Metan: Khí Metan (có trong khí bùn ao, khí bioga) phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt. GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng GV: Hãy kết luận về tính chất hoá học của oxi GV yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 24. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghin cứu thông tin trong SHD, thảo luận cặp đôi hoàn thiện phần điền từ SGK trang 25. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thiện bảng thông tin trong SHD. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt đáp án. GV: So sánh sự giống và khác nhau về số chất tham gia và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên. HS trả lời. GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thiện phần điền từ SGK trang 25. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV lưu ý HS về điều kiện phản ứng. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 3.1 Ứng dụng của oxi sau đó thảo luận nhóm 4 hoàn thiện các nhiệm vụ trong SHD. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV giới thiệu cách điều chế oxi trong PTN. GV yêu cầu HS quan sát hình 3.3a và 3.3b cho biết cách thu khí oxi. Giải thích. GV: Làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4 . HS lên thu khí oxi bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thiện phần điền từ trong SHD trang 28. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thiện bảng thông tin trong SHD. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt đáp án. GV: So sánh sự giống và khác nhau về số chất tham gia và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên. HS trả lời. GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thiện phần điền từ SGK trang 29. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin trong SHD, quan sát hình và thông tin trong hình sau đó thảo luận nhóm nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. GV yêu cầu HS cho biết hiện tượng. GV: Oxi chiếm bao nhiêu phần của không khí? Khí không cháy còn lại là bao nhiêu phần trăm? GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi trong SHD. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát các hình trong SHD trang 30, 31. Thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi . Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV: Yêu cầu cá nhân HS làm bài tập phần luyện tập. HS: Thực hiện, báo cáo, bổ sung cho nhau hoàn thiện đáp án. GV: Yêu cầu cá nhân HS đọc phần tìm tòi mở rộng. HS: đọc. GV yêu cầu HS về nhà thực hiện hoạt động tìm tòi mở rộng. A. Hoạt động khởi động B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Tính chất của oxi 1. Tính chất vật lí KHHH của nguyên tố oxi là O CTHH của đơn chất (khí) oxi là O2 NTK: 16, PTK: 32 Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. Oxi hóa lỏng ở 1830C và có màu xanh nhạt. 2. Tính chất hóa học của oxi a. Oxi tác dụng với kim loại và phi kim Thí nghiệm 1: Tác dụng với S S + O2 SO2 Tác dụng với photpho 4P + 5O2 2P2O5 C + O2 CO2 2H2 + O2 2H2O Kết luận: Ở nhiệt độ cao, oxi tác dụng được với nhiều phi kim. Tác dụng với sắt 3Fe + 2O2 Fe3O4 b. Oxi có tác dụng với hợp chất không? CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O II. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp 1. Sự oxi hóa Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất. Chất đó có thể là đơn chất, có thể là hợp chất. Sự khử CuO CuO + H 2 Cu + H2O Sự oxi hóa hidro 2. Phản ứng hóa hợp Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Những phản ứng hoá học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra phản ứng gọi là phản ứng toả nhiệt Ở nhiệt độ thường các phản ứng hoá học hầu như không xảy ra. Nâng đến nhiệt độ nhất định các phản ứng sẽ cháy và toả nhiều nhiệt. III. Ứng dụng của oxi a. Sự hô hấp O2 + dinh dưỡng Chất thải + năng lượng duy trì sự sống Để oxi hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật. Dùng cho những phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy, đều thở bằng oxi trong các bình đặc biệt. b. Sự đốt cháy nhiên liệu VD : Sự cháy trong O2 toả nhiệt cao hơn trong không khí Trong công nghiệp sản xuất gang, thép. Đốt cháy nhiên liệu. Hỗn hợp oxi lỏng với vật liệu xốp làm vật liệu nổ. Đốt nhiên liệu trong tên lửa. IV. Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu: KMnO4, KClO3 Thu khí oxi: + Đẩy không khí + Đẩy nước 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO + MnO2 + O2 Kết luận: Trong phòng thí nghiệm oxi được điều chế bằng cách nung nóng những hợp chất giàu oxi như KMnO4 hoặc KClO3. 2. Phản ứng phân hủy Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. IV. Không khí. Sự cháy 1. Thành phần của không khí a. Thí nghiệm xác định thành phần của không khí. Không khí là một hỗn hợp các chất trong đó oxi chiếm khoảng 15 thể tích không khí (chính xác hơn là 21%), phần còn lại hầu hết là khí nitơ. b. Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn chứa những chất gì khác? Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn chứa khoảng 1% những chất khác như CO2, hơi nước, các khí hiếm, bụi, khói, … c. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ nguồn không khí trong lành, tránh ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Khói bụi từ các nhà máy, các phương tiện giao thông. Do hoạt động đốt phá rừng, hoạt động của núi lửa… Biện pháp bảo vệ nguồn không khí trong lành, tránh ô nhiễm. Tích cực sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Cấm các hành động đốt phá rừng. Trồng nhiều cây xanh. C. Hoạt động luyện tập D. Hoạt động tìm tòi mở rộng IV. Nhận xét đánh giá 1. Giảng dạy 2. Học tập Những học sinh có kết quả học tập Lớp 8B Lớp 8C HS Tích cực Chưa tích cực HS Tích cực Chưa tích cực Tiết 1 Tiết 2 Lớp 8B Lớp 8C HS Tích cực Chưa tích cực HS Tích cực Chưa tích cực Tiết 3 Tiết 4 Tiết 5 Tiết 6 Tiết 7 3. Điều chỉnh bổ sung