1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay

52 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội... Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy còn không ít những tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội mà cơ chế kinh tế thị trường là nguyên nhân căn bản. Cơ chế thị tường tạo sự năng động cho mỗi thành viên trong xã hội, khắc phục được tình trạng trì trệ, lạc hậu, kém phát triển kéo dài nhiều năm của nền kinh tế. Nhưng mặt trái của nó là trong mối quan hệ tế, các thành viên trong xã hội lại tính toán đến lợi ích vật chất. Tình trạng chạy “chức”, chạy “quyền”, chạy “chỗ” trước khi bầu cử, bổ nhiệm cán bộ; chạy “lợi” khi phân bổ ngân sách, xét duyệt dự ấn đầu tư, cấp viện trợ; chạy “tội” khi bị điều tra, truy tố, xét xử...là nguyên nhân làm xuất hiện ngày càng nhiều tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, những tiêu cực từ lớp người lớn tuổi cũng tác động đến tâm lý, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên. Từ đó, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề và các hành vi trong sinh hoạt của lớp trẻ ngày càng có nhiều biểu hiện lệch lạc, gây ra các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật theo tinh thần: “cần đưa công khai lên báo đài... những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp, mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất, đã làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng”. Những năm qua, các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đã luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Ngày càng nhiều các vụ việc tiêu cực được đưa lên mặt báo với nhiều dạng thức khác nhau. Chúng không chỉ góp phần trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội mà còn góp phần ngăn chặn những vụ việc tiêu cực, định hướng dư luận, hướng xã hội đến con đường phát triển, văn minh. Thời gian qua, báo chí nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực tiêu cực của đời sống xã hội. Nó đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật, sự nghiêm minh của luật pháp, tin vào sự lãnh dạo của Đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên, trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, báo chí cũng đã bộc lộ những hạn chế như tình trạng lợi dụng những sự kiện tiêu cực để tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, “thương mại hóa” báo chí... Những hạn chế này cần sớm được khắc phục một cách triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực, góp phần khẳng định vai trò của báo chí đối với sự phát triển của xã hội.

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhờ vào sự lãnh đạođúng đắn của Đảng và nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, ta cũngnhận thấy còn không ít những tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội mà cơchế kinh tế thị trường là nguyên nhân căn bản

Cơ chế thị tường tạo sự năng động cho mỗi thành viên trong xã hội,khắc phục được tình trạng trì trệ, lạc hậu, kém phát triển kéo dài nhiều nămcủa nền kinh tế Nhưng mặt trái của nó là trong mối quan hệ tế, các thành viêntrong xã hội lại tính toán đến lợi ích vật chất

Tình trạng chạy “chức”, chạy “quyền”, chạy “chỗ” trước khi bầu cử, bổnhiệm cán bộ; chạy “lợi” khi phân bổ ngân sách, xét duyệt dự ấn đầu tư, cấpviện trợ; chạy “tội” khi bị điều tra, truy tố, xét xử là nguyên nhân làm xuấthiện ngày càng nhiều tiêu cực, tham nhũng

Ngoài ra, những tiêu cực từ lớp người lớn tuổi cũng tác động đến tâm

lý, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên Từ đó, cách nhìn nhận đánh giá vấn

đề và các hành vi trong sinh hoạt của lớp trẻ ngày càng có nhiều biểu hiệnlệch lạc, gây ra các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội

Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sựthật theo tinh thần: “cần đưa công khai lên báo đài những vụ cán bộ, đảngviên, kể cả cán bộ cao cấp, mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất, đã làmtăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng” Những năm qua, các cơ quan báochí từ trung ương đến địa phương đã luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chốngtiêu cực Ngày càng nhiều các vụ việc tiêu cực được đưa lên mặt báo vớinhiều dạng thức khác nhau Chúng không chỉ góp phần trong cuộc đấu tranhchống tiêu cực trong xã hội mà còn góp phần ngăn chặn những vụ việc tiêucực, định hướng dư luận, hướng xã hội đến con đường phát triển, văn minh

Trang 2

Thời gian qua, báo chí nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghinhận trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực tiêu cực của đời sống xã hội.

Nó đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật, sự nghiêm minh của luậtpháp, tin vào sự lãnh dạo của Đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc Tuynhiên, trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, báo chí cũng đã bộc lộnhững hạn chế như tình trạng lợi dụng những sự kiện tiêu cực để tiếp tay chonhững hành vi tiêu cực, “thương mại hóa” báo chí Những hạn chế này cầnsớm được khắc phục một cách triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả của báo chíđối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực, góp phần khẳng định vai trò của báochí đối với sự phát triển của xã hội

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Làm gì để nâng cao hiệu quả việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cựctrên báo chí hiện nay, góp phần tạo đà phát triển của đất nước? Đó là câu hỏi

mà những người làm báo phải quan tâm Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,khi tình hình tiêu cực trong xã hội đang ngày càng có quy mô lớn hơn, tínhchất phức tạp hơn thì việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và cấp bách

Tuy vậy các công trình nghiên cứu về việc phản ánh những vấn đề tiêucực trên báo chí hiện nay không nhiều Nó mới chỉ là những bài viết đơn lẻ,các bài lí luận trên một số tờ báo tạp chí chuyên ngành

Bài tiểu luận này hi vọng sẽ đưa đến cho những người quan tâm

những luận điểm cơ bản nhất cả về lí luận và thực tiễn vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Bài viết sẽ tổng hợp các nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này và cơ

sở lí luận của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay Việcnghiên cứu dựa trên cơ sở phản ánh các vấn đề tiêu cực của một số tờ báo viếtđiển hình trong công tác phản ánh tiêu cực ở Việt Nam Từ đó thấy được thựctrạng của vấn đề, đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế còn gặpphải của các cơ quan báo chí trong quá trình đưa tin, phản ánh về các vấn đềtiêu cực trong xã hội

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận dựa trên lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về báo chí Những lí luận, tư tưởng của các lãnh tụ trên là cơ sởquan trọng để đánh giá việc phản ánh tiêu cực trên báo chí nước ta hiên nay

Cùng với đó là phương pháp tổng hợp, phân tích các bài nghiên cứutrước đó của các nhà lí luận báo chí trong và ngoài nước

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận, thực tiễn của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay.

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí.

Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn C.Mác và Ăngghen –những lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế luôn quantâm tới vấn đề tự phê bình và phê bình trong nội bộ nói riêng và trên báo chínói chung Hai ông cho rằng, tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọngtập hợp lực lượng, giữ gìn sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng Đây là phươngpháp hiệu quả nhất nhằm xây dựng Đảng ngày càng bền vững và phát triển

Lênin đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của C.Mác, Ăngghen về

tự phê bình và phê bình Ông chỉ rõ: “ Thực hiện tự phê bình và phê bìnhtrong nội bộ là yếu tố quyết định giữ gìn uy tín của Đảng” Do vậy: “chỉ mộtĐảng dám mạnh dạn tự phê bình mới có khả năng tập hợp được quần chúngdưới ngọn cờ của mình để đi tới thắng lợi” “Nếu một chính Đảng mà khôngdám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám đề ra một bài chuẩn đoánnghiêm khắc và tìm ra phương cứu chữa bệnh tật đó thì Đảng đó sẽ khôngxứng đáng được người ta tôn trọng” Thực tế đã chứng minh: Không thựchiện tốt phê bình và tự phê bình, tất yếu sẽ dẫn tới tự chia rẽ, bè phái, phá hoạitận gốc sức mạnh của Đảng về mặt tổ chức, làm cho lực lượng của Đảng bị xénhỏ, phân tán và chủ trương đường lối của Đảng dù có đúng đắn đến mấycũng không thể đi vào cuộc sống Như vậy, cũng có nghĩa là chủ trươngđường lối của Đảng sẽ không phát huy được tác dụng trong cuộc sống

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin và nhiều vị lãnh tụcách mạng luôn coi báo chí là vũ khí đấu tranh, nâng cao kỷ luật tự giác củangười lao động, là phương tiện tập hợp quần chúng và là công cụ xây dựngdưới sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, ngay khi chính quyền Xô - Viết mới được

Trang 5

thành lập, khi bàn về nhiệm vụ trước mắt của chính quyền, Lênin nhấn mạnh:

“Phương tiện thứ nhất và chủ yếu của chúng ta để nâng cao kỷ luật tự giáccủa những người lao động và để thoát khỏi những phương pháp làm việc cổxưa, không thể dùng được, hay là thoát khỏi những thủ đoạn chây lười chốnviệc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa – phương tiện chủ yếu đó phải là báo chí.Báo chí phải vạch ra những khuyết điểm trong đời sống kinh tế của mỗi công

xã lao động, phê phán một cách thẳng tay những khuyết điểm đó, công khaivạch trần tất cả những ung nhọt trong đời sống kinh tế của chúng ta và do đódựa vào dư luận xã hội quần chúng lao động để chữa những ung nhọt đó.”Người yêu cầu: “Báo chí phải làm công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội; báochí phải giới thiệu hết sức tỉ mỉ những thành công của các công xã kiểu mẫu,phải nghiên cứu những nguyên nhân thành công, những phương pháp làmviệc và quản lý của các công xã đó; mặt khác, báo chí sẽ đưa lên “bảng đen”những công xã nào cứ khư khư giữ những “ truyền thống của chủ nghĩa tư bản”,nghĩa là những truyền thống vô chính phủ, lười biếng, vô trật tự, đầu cơ”

Những lời huấn thị đó của Lênin có tính định hướng chiến lược rấtquan trọng đối với nội dung tuyên truyền của báo chí xã hội chủ nghĩa Đóchính là việc gắn chặt biểu dương cái tốt, cái tiến bộ với phê bình cái xấu, cáilạc hậu Biểu dương và phê phán nhằm tạo dư luận quần chúng ủng hộ cái tốt,lên án cái xấu, thông qua đó tạo sức mạnh của toàn xã hội để sửa chữa có hiệuquả “ung nhọt”, làm cho cơ thể ngayf càng lành mạnh, cuộc sống ngày càngtốt đẹp Đây là định hướng quan trọng cho hoạt động tự phê bình và phê bìnhcông khai trên báo chí

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí.

Trong tư tưởng và qua hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chícách mạng có một vị thế rất quan trọng, không chỉ “để tuyên truyền giải thíchđường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”, mà còn là vũ khí phê bình và

tự phê bình rất lợi hại Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trang 6

của dân tộc ta đang ở giai đoạn kó khăn ác liệt, có quan điểm cho rằng, phêbình công khai trên báo chí là vạch áo cho ngươi xem lưng, sẽ bị kẻ địch lợidụng để phản tuyên truyền; giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền; làmmất thể diện của cán bộ đã phạm khuyết điểm ấy, nên chỉ càn phê bình ở nội

bộ là đủ Hồ Chí Minh kiên quyết chống lại quan điểm đó, Người cho rằngnhư vậy là lầm tưởng Vì một khi đã phạm khuyết điểm, thì dù có muốn bưngbít người ta cũng biết Phải nhớ câu tục ngữ “tai vách mạch dừng” Phê bìnhcông khai tuy có làm giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền, nhưng đóchỉ là “giảm bớt” tạm thời để rồi uy tín lại tăng lên, nếu biết thật thà tự phêbình Tự phê bình và phê bình là công việc hằng ngày, hiển nhiên cần thiết tấtyếu như vòng tuần hoàn trong cơ thể con người ta Tự phê bình có tác dụnglàm cho tư tưởng và hành động được đúng đắn Điều đó nói thì dễ, nhưng làmthì khó Khó là vì người ta hay có lòng tự ái Thừa nhận cái sai, cái dốt, cáikém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị Tự phê bình chính

là cuộc cách mạng diễn ra ngay trong mỗi con nguời chúng ta Nhưng việc đóphải làm trước tập thể, trước mọi người để mọi người cùng học tập, cùng rútkinh nghiệm Bởi vì “thật thà tự phê bình cẳng những giúp cho mình tự sửachữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp người khác biết để mà tránh”

Chủ tich Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cầnthiết và rất sắc bén, giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm Vìkhéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiến bộ Đối với báo chícũng vậy” Do đó bên cạnh việc yêu cầu báo chí ta “mỗi ngày nên đăng mộtcái bảng vàng để biểu dương những người tốt, những việc tốt và phải phê bìnhmạnh mẽ hơn nữa đối với những người, những việc chưa tốt”

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “ Phê bình phải nghiêm chỉnh, chắcchắn, phụ trách, nói có sách mách có chứng Phải phê bình với tinh thần thànhkhẩn, xây dựng, trị bệnh cứu người Chớ phê bình lung tung không chịu trách

nhiệm” thì mới tạo được hiệu quả Người nhấn mạnh hai khía cạnh: Thứ nhất,

là phải phê bình đúng, có tinh thần phụ trách và trách nhiệm cao Thứ hai, là

Trang 7

phải chống khuynh hướng “đao to búa lớn”, có bé xé ra to, hoặc lợi dụng phêbình và tự phê bình để hạ bệ nhau Đó là kiểu phê bình “không nghiêmchỉnh”, không có tinh thần “phụ trách” không phải “trị bệnh cứu người” Đểtránh khuynh hướng “đao to búa lớn” trong tự phê bình và phê bình công khaitrên báo chí, ngày 14/12/1956, Bác Hồ kí sắc lệnh số 282 – SL quy định chế

độ báo chí, trong đó điều 10 đã ghi rõ: “Báo nào đăng bài vu khống, xúcphạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyềnyêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự; ngoài ra,đương sự có quyền yêu cầu tòa án xét xử” Đây là những yêu cầu quan trọng,thể hiện tính đúng đắn và tinh thần nhân đạo cao đẹp của việc tự phê bình vàphê bình công khai trên báo chí cách mạng

Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra các yêu cầu cần thiết có tính nguyên tắccho việc tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí, mà còn rất quan tâmđến hiệu quả, cách thức giải quyết các vụ việc do báo chí nêu ra Trong bài

“Có phê bình phải có tự phê bình”, đăng trên báo Nhân dân ngày 4/7/1955,Bác vạch rõ: “Phê bình không phải để có phê bình, mà cần đi đến sửa chữanhững khuyết điểm đã nêu ra, nếu khuyết điểm đó có thật Mong rằng các cơquan hay địa phương có những vấn đề báo đã nêu, nên phát biểu ý kiến, nói rõchỗ nào phê bình đúng, chỗ nào sai, và có khuyết điểm thì phải sửa chữa nhưthế nào Có như thế phê bình mới có ích” Bác cũng chỉ rõ, tự phê bình và phêbình trên báo chí mới chỉ là bước đầu Trong bài “Phải xem trọng ý kiến củaquần chúng” đăng trên báo Nhân dân ngày 21/8/1956, Bác nhắc nhở: “Tráchnhiệm của chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và đềnghị của quần chúng Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô ích, phải có bước thứ hai,tức là những người hoặc cơ quan phải thực hiện những điều báo đã nêu ra”.Cùng với việc chỉ thị cho các địa phương, ban, ngành phải tiếp thụ ý kiến, sửachữa khuyết điểm; Bác phê bình và nhấn mạnh, hiện tượng “im hơi lặngtiếng” của một số cơ quan, địa phương, đoàn thể chính là thái độ vô tráchnhiệm, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Người yêu cầu: “Những người

Trang 8

(bất kì ở địa vị nào) và những cơ quan được phê bình phải có thái độ thật thà,khiêm tốn Phê bình đúng thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâmsửa chữa Nếu phê bình sai, thì đăng báo giải thích Quyết không được “phớt”lời phê bình và “trù” người phê bình”.

Hồ Chí Minh chống thói qua loa đại khái, hình thức chỉ vạch cái sai, cáixấu, cái khuyết điểm của người khác để phê bình, còn ai nêu khuyết điểm củamình đã không cảm ơn lại còn khó chịu, tìm mọi cách trù dập Do vậy, Bácđặt vấn đề phải bảo vệ người phê bình Bác nói: “Có một vài cán bộ và cơquan, vì sợ phê bình mà chẳng những không giúp đỡ người viết báo lại còn cóthái độ không tốt đối với họ, thậm chí đi kiện họ trước tòa án Những hànhđộng như vậy cần phải chấm dứt Mặt khác, các báo cũng cần khuyến khíchgiúp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi”

Tại Đại hội lần thứ ba của Hội Nhà báo Việt Nam, với tư cách là đồngnghiệp, “một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí”, Bác Hồ đã “xungphong phê bình” một số khuyết điểm của các báo như: bài báo thường quádài, “báo chí thường chỉ nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích,

mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta” v.v Vềviệc phê bình các báo, từ năm 1954 Bác đã chỉ ra một trong những khuyếtđiểm của báo chí ta là rất ít phê bình những mặt chưa tốt: “Đối với các ngànhhoạt động, nêu các thành tích – thế là đúng; nhưng rất ít phê bình các khuyếtđiểm – thế là không đúng”

Trong tử tưởng Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình không chỉ nêu vàphân tích khuyết điểm, thiếu xót mà còn biểu dương người tốt,việc tốt Đây làmặt cơ bản, là xu hướng chủ yếu trong tự phê bình và phê bình Bởi theo Bác:Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên giáo dục lẫnnhau là phương pháp giáo dục sinh động và có sức thuyết phục lớn

Ngay trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc tađang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất, Bác Hồ vẫn không ngại nói khuyết điểm

và khó khăn của ta, miễn là nói đúng mức, đúng thực tế Nhưng trog hoạt

Trang 9

động báo chí hiện nay, một số cơ quan báo chí và nhà báo tỏ ra ngại gần, ítđụng chạm đến công tác tự phê bình và phê bình Bên cạnh đó, một số cơquan báo chí và nhà báo khác đã có biểu hiện lợi dụng tự phê bình và phêbình trên báo chí uốn cong ngòi bút, dựa vào những lợi thế của nghề nghiệp

để “đâm thuê chém mướn” hay cấu kết với nhau để hình thành đường dâychạy tội cho những kẻ tiêu cực Vì vậy, việc quán triệt và học tập tử tưởng

Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí trong giaiđoạn hiện nay sẽ giúp cho báo chí có được định hướng đúng đắn trong hoạtđộng chống tiêu cực trên báo chí

1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí.

Đảng ta coi công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ tổ chứcĐảng, cơ quan nhà nước và trong nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, nhằmtạo ra sự đoàn kết và thống nhất Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh và làcông cụ xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, ngay từ những năm mớixây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nghị quyết số 06 ngày 08/12/1958 củaban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Đảng ta là một Đảng lãnh đạochính quyền nhà nước Những khuyết điểm của chính quyền, các cấp bộĐảng, các cơ quan kinh tế và đoàn thể quần chúng, nếu không được phát hiện

và sửa chữa kịp thời thì sẽ rất dễ xảy ra hậu quả làm tổn hại đến lợi ích củaquần chúng Tự phê bình và phê bình trên báo chí là một biện pháp rất tốt, đểkịp thời phát hiện và sửa chữa đúng khuyết điểm ấy

Đảng ta coi công tác phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí làhình thức sinh hoạt dân chủ và cần thiết đối với sự tiến bộ của Đảng, nhànước và nhân dân ta Phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí có tácdụng cổ vũ và giáo dục mạnh mẽ đối với cán bộ, đảng viên và quần chúngnhằm thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Việc

mở rộng tự phê bình và phê bình trên báo chí sẽ tạo dư luận xã hội mạnh mẽbiểu dương người tốt, việc tốt trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng

Trang 10

và Nhà nước, đồng thời sửa chữa, ngăn chặn những hành động sai lầm, chốngnhững tư tưởng, tác phong và thói xấu của xã hội cũ, xây dựng tư tưởng, đạođức và tác phong xã hội chủ nghĩa.

Đảng yêu cầu các bài phê bình đăng trên báo phải có mục đích xâydựng rõ ràng, tài liệu nêu phải chính xác, tôn trọng thực tế khách quan, ý kiếnnhận xét chặt chẽ Sau khi phê bình, cần theo dõi tác dụng và phản ánh nhữngtiến bộ lên báo Phải “thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình;chống cách làm hình thức, chiếu lệ, không sửa chữa khuyết điểm” Trongtrường hợp phê bình không đúng, cá nhân hoặc tập thể đã viết bài và tờ báo

đã đăng bài phê bình phải chịu trách nhiệm và phải tự phê bình trên báo Cáccấp ủy đảng, các đảng đoàn cần phải giúp đỡ các báo tiến hành những cuộcphê bình cho phù hợp với nhiệm vụ, công tác và thực hiện việc phê bình và tựphê bình có kết quả tốt “Nghiêm cấm việc trù dập người phê bình; cũngnghiêm cấm việc lợi dụng phê bình để đả kích cá nhân, vu cáo, chia rẽ”

Quan điểm của Đảng ta về tự phê bình và phê bình rất rõ ràng, phêbình phải gắn liền với sửa chữa “Đảng và chính phủ ta rất sẵn sàng nhậnnhững lời phê bình của nhân dân và có quyết tâm sửa chữa Cho nên khi phêbình, chúng ta cần phê bình một cách thiết thực và đề nghị phương pháp sửachữa hợp lý” Muốn phê bình nhằm làm cho đối tượng cảm thấy, nhận ra,công khai thừa nhận và sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, cần nắm vững thựcchất của vấn đề, xác định rõ mức độ yêu cầu của phê bình, lựa chọn phươngpháp, cách thức, lời lẽ thích hợp, tránh gây phản cảm, khó chịu cho đối tượng

bị phê bình Tóm lại, phê bình nên nắm thực chất, nói trúng điều mấu chốt,không cần nhiều lời và quan trọng nhất là chân thành, có thiện chí

Trong hoạt động của mình, thái độ có tính nguyên tắc của Đảng Cộngsản Việt Nam là đấu tranh không khoan nhượng với hành vi tiêu cực, trái vớiđạo đức cộng sản như bảo thủ, trì trệ, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức quyền,

ức hiếp dân chúng Với yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một

Trang 11

cách chân thật, khách quan, đúng bản chất Báo chí phản ánh trung thựcnhững điển hình tiên tiến,nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới; pháthiện và dũng cảm công khai đấu tranh chống tiêu cực Việc phê bình côngkhai trên báo chí là quyền chính đáng của mọi công dân Vì vậy, mở đầu sựnghiệp đổi mới, Đảng ta chỉ rõ: “Cần đưa công khai lên báo, đài những vụcán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp, mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩmchất Điều đó chỉ làm tăng lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.

Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội IXcủa Đảng còn coi các cơ quan thông tin đại chúng như một bộ phận trong hệthống giám sát cán bộ, công chức

Lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng: “sức mạnh định hướng của báo chí

ta thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dântham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, phêbình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cản trở sự phát triển của

xã hội trong từng lĩnh vực, địa phương cụ thể Biểu hiện của tính định hướngtrong hoạt động phê bình trên báo chí là tính xây dựng của nó”

Báo chí cách mạng không những chỉ thông tin về việc triển khai chủtrương, nghị quyết của Đảng, phát huy gương người tốt, việc tốt, mà còn phảiphê phán những việc làm không đúng, những người làm sai, vạch rõ những tệnạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, ức hiếp dân lành Chống tiêucực, phê phán việc làm sai trái phải đúng người, đúng tội, có chứng cớ rõràng, không nên quy chụp, suy đoán Phê phán đúng, dân đồng tình, dân sẽ tin

và ủng hộ Đảng, tích cực chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng Phêphán đúng không sợ địch lợi dụng chống lại ta Tuyệt đối không được “tôhồng”, cho cái gì của ta cũng là tốt đẹp cả Cũng không được “bôi đen” chocái gì cũng hư hỏng, xấu xa Làm báo cách mạng phải trung thực và có cáitâm trong sáng, sử dụng đúng ngòi bút của mình: “ diệt cỏ dại và nhân cácgiống hoa thơm” vì lợi ích cách mạng và hạnh phúc của nhân dân

Trang 12

Như vậy trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôncoi báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận chính trị, tư tưởng văn hóa.Trong cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, tiến hành phê bình và tự phê bình côngkhai, báo chí có vai trò hết sức quan trọng Trong buổi tiếp đoàn đại biểu báogiới Việt nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập quân đội Việt Nam, Đạitướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc nhở: “báo chí phải nói sự thật, nêu cái hay cáitích cực, các tệ nạn Những cái đó có thể gọi là “giặc nội xâm” Giặc ngoạixâm ta đã thắng, giờ báo chí phải góp phần vào việc đánh “giặc nội xâm” đó”.

1.4 Cơ sở thực tiễn việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay.

Đất nước đã đổi mới hơn 20 năm, đã đạt được nhiều thành tựu bên cạnh

đó những hạn chế vẫn còn tồn tại Hạn chế lớn nhất mà chúng ta gặp phải vàgây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này đó chính là tiêu cực trong xã hội

mà điển hình là tham nhũng, tệ nạ xã hội

Tiêu cực - tệ nạn xã hội và tham nhũng ngày càng ra tăng Các vụ việctiêu cực, tham nhũng hiện nay không chỉ là những vụ việc đơn lẻ ở một lĩnhvực, một ngành, một đơn vị, một địa phương cụ thể, liên quan đến một vàingười hoặc một nhóm người mà nó đã chuyển sang dạng theo đường dây, có

tổ chức, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều đơn vị, thậm chí lànhững đường dây xuyên quốc gia, liên quan đến chính trị, liên quan đến sự ổnđịnh trật tự và an toàn xã hội Việt Nam hiện đang được xếp vào hàng cácnước có chỉ số tiêu cực, tham nhũng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay càng phứctạp và gay gắt hơn Và hơn bao giờ hết là vô cùng cần thiết

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công tác đấu tranh chống tiêu cựcnhằm làm trong sạch Đảng, các cơ quan Nhà nước và xã hội Đấu tranh phòngchống tiêu cực đã trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có báo chí.Báo chí phải luôn đi đầu phản ánh những vụ việc tiêu cực trong xã hội, gópphần đấu tranh chống tiêu cực, bên cạnh đó định hướng dư luận theo chiều

Trang 13

tích cực Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, đặc biệt là tham những đã trởthành nhiện vụ quan trọng của báo chí hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dânluôn đề cao vai trò của báo chí trong việc thông tin, phản ánh những vụ việcnhư vậy Theo ông Nguyễn Khoa Điềm, báo chí là một kênh thông tin rấtquan trọng Vừa rồi, nếu không có sự phát hiện kịp thời, tích cực của báo chíthì cũng không thể có được những kết quả tốt như đã diễn ra ở một số phiêntòa xét xử các vụ án điểm Qua đó, được dư luận quần chúng đồng tình và bày

tỏ sự tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trìnhđấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Chính phủ Việt Nam cũng xác địnhphòng chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội, trong đó báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng Nghị quyết TW 3của Đảng và Luật Phòng, chống tham nhũng cũng khẳng định và kỳ vọng vào

sự đóng góp của báo chí trong việc này Báo chí hơn bao giờ hết cần đẩymạnh phê phán những hiện tượng tiêu cực nhằm tạo đà cho sự phát triển củađất nước

2 Hiện trạng việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay.

Xét trên nhiều mặt, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua việc phảnánh, đấu tranh chống tiêu cực trên báo chí đã thu được những kết quả đángnói Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực không chỉ thấy ở riêng một loạihình báo chí hay ở riêng một cơ quan báo chí mà ở trên mọi loại hình, mọi cơquan, mõi tờ báo Từ việc phản ánh ấy đi đến tạo ra và định hướng hướng dưluận xã hội Việc phản ánh đi đôi với đấu tranh chống tiêu cực trong mọi lĩnhvực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, xã hội Báo chí không ngần ngại

đề cập tới những vụ việc tiêu cực lớn, có liên quan tới những quan chức, lãnhđạo cao cấp

Thông qua phản ánh những vấn đề tiêu cực, cùng với đó là tinh thầnđấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực đó, báo chí đã góp phầnvào cuộc vận động làm trong sạch Đảng, trong bộ máy nhà nước, làm lànhmạnh quan hệ xã hội Qua đó, báo chí đã góp phần làm dân chủ trong sinh

Trang 14

hoạt Đảng và xã hội Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ, 92%vấn đề do báo chí nêu đã phản ánh đúng sự thật, có tác dụng tích cực giúpviệc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ sâu sát, thực tế hơn

2.1 Nội dung phản ánh.

Thời gian gần đây báo chí nước ta cũng tích cực lên án các quan chứclợi dụng chức quyền có những hành vi sai phạm nghiêm trọng trong quản lýkinh tế Báo chí đã hộ trợ hiệu quả các cơ quan pháp luật và quần chúng đấutranh chống tiêu cực mà gần đây nhất( năm 2005) đã đưa ra trước công luậnnhững vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Giao thông vận tải và Ban quản lýcác dự án PMU 18 liên quan tới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến vàTổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng Không chỉ phát hiện, phản ánh sựviệc sớm mà báo chí còn luôn theo sát sự vụ, thông tin đến nhân dân mọi diễnbiến của sự việc, những hành vi tiêu cực của mọi cá nhân, tổ chức có liênquan Tiếp theo đó là Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòngmang hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ được chia chác và mang đi “quanhệ” Những người khiếu nại, tố cáo thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng Vấn đểnhà công vụ biến thành nhà tư do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra côngluận đã khiến dư luận cả nước quan tâm và bày tỏ sự bức xúc Vấn đề này lậptức được đưa lên bàn nghị sự và đã làm nóng nghị trường Quốc hội và HĐND

TP Hà Nội và TP.HCM Tiếp theo là vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng DARusalk và những sự "ưu ái" khó hiểu từ phía tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiệnngay từ khi DA của Nguyễn Đức Chi mới chỉ "khoanh" gọn trong diện tích 32ha; Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, TP trên toàn quốc tại cácbưu điện do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu Nguyễn Lâm Thái đãhối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng phòng của 9 bưuđiện Đổi lại, nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, TP đã ký hợp đồng muabán thiết bị bưu điện với các Cty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho nhànước 45 tỷ đồng; Việc cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã chỉ đạo các

Trang 15

trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình chi 20% tổng trị giá số máy tính được lắp

để chi phí cho DA Đồng thời, ông Tôn đã ép 17 trường làm chứng từ khống

để rút ra gần 500 triệu đồng trong vụ Trần Thị ánh và những người có liênquan đã lừa mua của các Cty hàng trăm máy tính, thiết bị trị giá hơn 4,2 tỷđồng để lắp đặt cho khoảng 20 trường học của tỉnh theo một DA "ma"; Nhữngsai phạm tại Vietnam Airlines cũng là một trong 10 vụ đình đám của năm,Việc Vietnam Airlines bao cho con một số lãnh đạo, bộ ngành đi du học dùkhông đủ tiêu chuẩn, Những thiệt hại trong việc trả máy bay, mua động cơhay mất 5,2 triệu euro tiền phạt… là những điều mà các P.V quan tâm trongnăm qua; Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị "băm nát"nhưng không được trồng cây gây rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lầnlượt mọc lên Phần lớn những người đứng tên đến từ Hà Nội, chuyển đổi mụcđích sử dụng, xây dựng công trình, làm trang trại, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉcuối tuần ;Số tiền sai phạm không lớn nhưng vụ xà xẻo tiền cứu trợ ởHương Sơn, Hà Tĩnh “xứng đáng” được đứng trong danh sách 10 vụ thamnhũng, lãng phí của năm 2006 Không có bất cứ ai bị truy cứu trách nhiệmhình sự trong vụ án tham nhũng với hành vi nghiêm trọng: "Xẻo" tiền cứu trợnhân đạo ở huyện Hương Sơn Vụ việc bị "chìm xuồng" từ năm 2004 đếnnăm 2006 mới bị báo chí "khui" ra Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng(Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Thủ tướng đặc trách về chống thamnhũng) đã truyền đạt ý kiến yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh phải làm rõ, xử lý nghiêm

vụ việc từ ngày 25/8 Trên đây chính là những vụ việc tiêu cực, thamnhũng trong lĩnh vực kinh tế nổi cộm trong năm 2006 Đây là những vụ ánkinh tế lớn, có liên quan tới nhiều cá nhân, tập thể có vị trí trong xã hội, cáclãnh đạo cao cấp của chính phủ Nó còn là những vụ tiêu cực tham nhũng gâythiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước và nhân dân Các vụ việc trên đều đượccác cơ quan báo chí phản ánh, làm sáng tỏ nhiều tình tiết quan trọng giúp đỡcho các cơ quan điều tra, pháp luật trong việc xử lý Đặc biệt có một số vụviệc được báo chí phát hiện hoặc nhờ báo chí mà được đưa ra trước công luận

Trang 16

và được xử lý nghiêm minh Bên cạnh đó còn có không ít những vụ việc tiêucực khác xảy ra trong nội bộ các ngành, các cơ quan kinh tế Hằng ngày các

cơ quan báo chí, các phóng viên vẫn tích cực đi vào những điểm nóng, nhữngnơi nguy hiểm để đem đến cho công chúng những tin tức mới, có giá trị vềnhững biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực này Hàng loạt các bài điều tra, phỏngvấn, các phóng sự được đưa đến cho bạn đọc Nó góp phần không nhỏ vàocông tác đấu tranh, phòng chống tiêu cực trong nền kinh tế, giúp tạo nên mộtthị trường lành mạnh, khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư Ngoài những

vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn có liên quan tới nhiều đối tượng cán bộ củaĐảng, Nhà nước, báo chí còn chú trọng vào việc phản ánh những vụ việc tiêucực ở ngoài xã hội như các hình thức, cách làm ăn phi pháp, buôn gian bánlận của những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Những trùm đầu cơtích trữ, lũng đoạn, gây phá hoại nền kinh tế đều được đưa lên mặt báo Tuyrằng những vấn đề này vẫn nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà báo, cơquan báo chí

Bên cạnh mảng đề tài kinh tế, các nhà báo cũng đi sâu phản ánh nhữngtiêu cực trong lĩnh vực xã hội như: Giáo dục, tệ nạn xã hội, môi trường Từng ngày từng giờ, các nhà báo luôn nỗ lực làm việc để đem đến bạn đọcnhững vấn đề mà bạn đọc quan tâm

Đầu tiên là những tiêu cực trong hệ thống giáo dục ở nước ta Tìnhtrạng chạy trường, chạy lớp ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước; bệnhthành tích trong giáo dục; những bất cập trong việc dạy và học thêm là cănbệnh trầm kha của nền giáo dục Việt nam Có thể ai cũng biết đến nó songkhông phải ai cũng dám lên tiếng phê phán nó Chỉ sau hành động của Thầy

Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Vân Tảo – Thường Tín– Hà Tây cũ Vụ việc lộn xộn trong thi cử được thầy Khoa ghi lại tại trườngVân Tảo vào kỳ thi tốt nghiệp năm 2006 đã khiến dư luận xôn xao Báo chí đãvào cuộc để bảo vệ thầy và đưa lên những tiêu cực không nhỏ trong nền giáo

Trang 17

dục ở nước ta Chính vì sức ép từ dư luận, Bộ Giáo dục đã đưa ra nhiều biệnpháp mạnh nhằm ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong nội bộ ngành mình.Gần đây nhất là vụ việc gây xôn xao dư luận – “đổi tình” lấy điểm ở trường

CĐ Phát thanh truyền hình trung ương I cùng một số sai phạm khác của một

số giáo viên lớp Biên tập khoa báo chí Những vụ việc như vậy không phảihiếm gặp nhưng không phải ai cũng dũng cảm như Vũ Thị Vân Anh, một nhàbáo tương lai Cô là người dám vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những nghi ngờcủa mọi người kể cả bố mẹ và thầy cô để đứng về phía lẽ phải, về phía cácbạn sinh viên Vụ việc đã được báo Dân trí lên tiếng, sau đó các cơ quan chứcnăng đã vào cuộc để điều tra tìm ra sự thật Những nhân vật có liên quan đã bịtrừng phạt thích đáng Đỗ Tư Đông, Đỗ Đức Trọng, Đỗ Hồng Duy Haynhững vụ việc liên quan đến đạo đức của học sinh, tình trạng bạo lực họcđường leo thang Những clip nữ sinh đánh nhau, cãi lôn trên đường hoặc ngaytrong lớp học đã khiến không ít phụ huynh học sinh và dư luận xã hội phảigiật mình Báo chí đã lên tiếng phê phán tình trạng này đồng thời đưa ranhững quan điểm của dư luận xã hội Và còn rất nhiều những vụ việc tiêucực khác trong giáo dục

Môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm thời gian gần đây đã được báochí rất quan tâm Những vụ việc về vi phạm an toàn thực phẩm và môi trườngthường xuyên được các nhà báo theo sát và phản ánh Những vụ việc tiêu cựclớn tiêu biểu như: vụ ô nhiễm sông Thị Vải mà tác nhân chính là nguồn nướcthải của nhà máy Vedan, vụ việc gây ô nhiễm ở sông Ghẽ - Cẩm Giàng – Hảidương và nhiều vụ việc gây ô nhiễm khác đều được các nhà báo lên án.Những vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một nội dung phản ánhcủa các báo Những cá nhân, những nhà sản xuất chỉ nghĩ tới lợi nhuận bấtchấp việc làm của mình sẽ gây hại tới nhiều người tiêu dùng Những vụ việcmất an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra khiến nhiều người quan tâm.Nhuộm phẩm màu công nghiệp hạt dưa, dùng mỡ lợn đã phân hủy, bánh kẹo

Trang 18

không đảm bảo vệ sinh Tất cả đều được báo chí phản ánh và lên án kịch liệt

để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng

Một mảng đề tài khác cũng được các nhà báo lựa chọn phản ánh đó là

tệ nạn xã hội Những hành vi phạm tội ngày càng phức tạp và nguy hiểm.Chúng ta đang phải chứng kiến những suy đồi trong đạo đức của một nhómcông dân Những vụ án mạng, cướp bóc, buôn người đang xảy ra ngày càngphổ biến với những phương thức ngày càng dã man, mất hết nhân tính

Cùng với việc đưa ra những vụ việc tiêu cực ấy các nhà báo còn phảnánh nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên và đưa ra những biện phap khắcphục Báo chí bên cạnh nhiệm vụ phản ánh tiêu cực còn định hướng dư luận

xã hội, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, góp phần xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước ta

2.2 Những vụ việc tiêu cực tiêu biểu được phản ánh trên báo chí thời gian qua.

Có thể kể tên một số vụ điển hình mà báo chí đã trực tiếp hoặc gópphần phanh phui, đua ra ánh sáng công luận trong số hàng trăm vụ tiêu cựcđược nhiều nhà báo, nhiều tòa báo phát hiện trong những năm qua, góp phầnngăn chặn tiêu cực:

- Năm 1989: vụ Đường Sơn Quán Đây là điểm ăn chơi trụy lạc, hoạtđộng công khai và có quy mô, được nhiều quan chức nhà nước bao che Loạtđiều tra trên báo Tuổi trẻ thời gian ấy là một phát hiẹn có giá trị, làm chấnđộng dư luận xã hội, giúp các cơ quan điều tra làm rõ vụ việc

- Năm 1990: Vụ nước hoa Thanh Hương, Nguyễn Văn Mười Hai dùnghình thức vay tín dụng trả lãi cao (thậm chí đến 12%/tháng) để thu hút tiềngửi lừa đảo hàng chục nghìn người ở Tp Hồ Chí Minh Sau vụ nước hoaThanh Hương là sự đổ vỡ của hàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân cũng vớihình thức huy dộng với lãi xuất cao Báo Lao động đã có bài dự báo về sự đổ

Trang 19

vỡ này ngay từ lúc xướn nước hoa Thanh Hương đang hoạt động với quy mômạnh mẽ nhất.

- Năm 1991: Vụ Bỉnh Họt Tại kiên Giang, bọn buôn lậu có tổ chức đãcâu kết với nhiều cá nhân trong các cơ quan nhà nước và một số cơ quan côngquyền “bảo kê” Những người dân đã lên tiếng và báo Thanh niên có một loạtbài điều tra dài kỳ Nhờ sự kiên quyết đấu tranh của báo chí, vụ án đã đượcđưa ra xét xử công minh trước pháp luật Vụ án Bỉnh Họt thu hút 150 nhà báođến tham gia phiên tòa xét xử

- Năm 1995: Vụ Tamexco Đại gia Phạm Duy Phước, giám đốc công tyTamexco, Thành phố Hồ Chí Minh, đã dùng các thủ đoạn kê khai khống giátrị đất lên hàng trăm tỷ đồng để thế chấp ngân hàng, chiếm đoạt tiền của nhànước Nhiều ngân hàng và quan chức ngân hàng có dính líu vào vụ này KhiPhạm Huy Phước đang được coi là một Tổng giám đốc giỏi, năng động thìmột số nhà báo đã dũng cảm lên tiếng cảnh báo tình trạng làm ăn nguy hiểmcủa Tamexco

- Năm 1997: Vụ Epco- Minh Phụng Khoảng 4.500 tỷ đồng của nhànước bị thất thoát bằng cách nhập ủy thác hàng, bán ngay lấy tiền đầu tư vàobất động sản Cũng lại có nhiều quan chức trong ngành ngân hàng liên quantới vụ Epco- Minh Phụng Báo chí từ năm 1993 đã từng lên tiếng cảnh báo vềcách làm ăn của Minh Phụng là rất nguy hiểm và kéo theo phản ứng dâychuyền hàng loạt các đổ vỡ khác về tài chính Và đúng như báo chí cảnh báo,những hậu quả từ vụ án Epco- Minh Phụng đến nay vẫn chưa giải quyết được

- Năm 1999: Vụ Thủy cung Thăng Long Tờ báo duy nhất dám phanhphui sự việc là tờ Đại Đoàn Kết Đây là vấn đề nhạy cảm, không phải tờ báonào cũng có đủ chứng cớ, đủ dũng cảm để lên tiếng vì vụ án có liên quan tớinhiều quan chức cao cấp Nhờ báo chí và cơ quan chức năng vào cuộc nênviệc quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn tới thất thoát nguồn tài sản rất có giá trị của

hà nước trong vụ Thủy cung Thăng Long đã được đưa ra ánh sáng

Trang 20

- Năm 2000: Vụ ân Mai Văn Huy Cho đín skhi bâo Công an Thănhphố Hồ Chí Minh lín tiếng thì mọi người mới biết rằng Giâm đốc một công tylăm ăn có uy tín nhất ở tỉnh Đồng Thâp lại lă một đại gia lừa đảo vă kẻ nĩmtiền của nhă nước qua cửa sổ một câch đâng kinh ngạc nhất Tại phiín tòa xĩt

xử sơ thẩm vụ ân Mai Văn Huy, có những khoản tiền cho đến cả tỷ đồng dothất thoât nhưng Mai Văn Huy không biết lă đê chi như thế năo

- Năm 2001- 2002: Vụ Đường liín cảng A5, vụ cống hộp vă hầm chuiVăn Thânh 2 ở Thănh phố Hồ Chí Minh Sau khi bâo chí phât hiện vă líntiếng, câc cơ quan chức năng mới “vỡ lẽ” ra một điều rằng: Thất thoât trongxđy dựng lă thất thoât dễ dăng nhất vă tiền của nhă nước phung phí văo xđydựng cũng không khâc năo thất thoât vì tham nhũng Ngăy 28/4/2006, Tòa ânnhđn dđn Thănh phố Hồ Chí Minh đê xĩt xử 9 bị câo trong vụ ân hầm chui cầuVăn Thânh 2 Câc bị câo đê phải nhận những bản ân thích đâng vì tội tham ôtăi sản, thiếu trâch nhiệm vă vi phạm quy định của Nhă nước về xđy dựng

- Năm 2001: Vụ cầu cảng Thị

Vải: ngăy 4/10/ 1997, công trình đường

ống, kho, cảng LPG được khởi công

xđy dựng Ngăy 15/5/2001, hoăn thănh

công trình nhưng cơ quan đăng kiểm

vă kiểm định quốc tế LRIS đê không

chịu cấp chỉ tiíu chuẩn quốc tế cho

công trình năy vì không đảm bảo chất lượng Để tìm hiểu rõ việc năy, lựclượng bâo chí đê kịp thời có những băi điều tra, tìm ra những sai phạm đặcbiệt nghiím trọng xảy ra từ khđu thiết kế, xđy lắp, mua sắm thiết bị đến quản

lý, chỉ đạo, giâm sât kiểm tra Vụ việc đê gđy thất thoât cho nhă nước hăngtrăm tỷ đồng Dưới ânh sâng của công luận, nhiều đối tượng quan chức đê bịbắt, bị khởi tố vă đưa ra xĩt xử, trong đó có câc cân bộ thanh tra chính phủ lẵng Lương Cao Khải, Dương Văn Lực vă Bùi Xuđn Bảy

Trang 21

- Năm 2002: vụ án Trương Văn

Cam và đồng bọn Đây là vụ án hình

sự đặc biệt quan trọng Tổ chức tội

phạm Năm Cam giống như chiếc vòi

bạch tuộc đã vươn tới nhiều cơ quan

quyền lực Báo chí, đặc biệt là báo

Thanh Niên đã có công lớn trong việc

dám lên tiếng và đưa những hoạt động tội ác của Năm Cam và đồng bọn ratrước công luận Điều đó một lần nữa thể hiện sức mạnh của báo chí trongđấutranh chống tiêu cực Trong vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, Banchuyên án đã đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc thông tin kịp thờidiễn iến của vụ án, đồng thời cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho cơquan điều tra, góp phần quan trọng vào thành công chung của chiến dịch

- Năm 2003: Vụ chạy quota xuất khẩu ở Bộ Thương mại Báo chí đãphản ánh việc nhiều cán bộ của Bộ Thương mại lợi dụng việc cấp quota chodoanh nghiệp để kiếm tiền bất chính, trong đó có cả nhân vật cộm cán – Thứtrưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đãchuyển hồ sơ vụ án “chạy quota xuất khẩu ở Bộ Thương mại” sang tòa truy tố

14 bị cáo với 8 tội danh, trong đó có Mai Văn Dâu

- Năm 2003: Vụ tham nhũng, tiêu cực lớn ở công ty xăng dầu Hàngkhông Nhiều tờ báo đã có loạt bài điều tra phản ánh tình trạng mất dân chủnghiêm trọng xảy ra tại Công ty Xăng dầu Hàng không Đó là tình trạng hàngloạt cán bộ, công nhân bị cách chức, sa thải một cách vô lý do không vừa lòngGiám đốc Trần Minh Đáp lại sự phản ánh của báo chí, Giám đốc Trần Minh

đã phản ứng quyết liệt “Hát đồng ca” cùng Trần Minh, Thường vụ Công tyXăng dầu Hàng không ra một văn bản gửi báo chí, khẳng định Trần Minh làmột giám đốc năng động, đồng thời phát huy một “phong trào” phê phánnhững nguòi dám đấu tranh tố cáo Trần Minh Chỉ đến khi Cơ quan điều tra

Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc Trần Minh

Trang 22

cùng hành loạt cán bộ chủ chốt khác của Công ty thì những người bị kỷ luậtoan ức kể trên mới được phục hồi quyền lợi Kết luận điều tra của Cơ quanCảnh sát điều tr Bộ Công an về tổ chức tội phạm ở Công ty này đã thamnhũng số tiền lên tới gần 30 tỷ đồng.

- Năm 2005: Vụ sai phạm đấu

thầu điện kế điện tử ở Thành phố Hồ

Chí Minh đã góp công không nhỏ vào

việc phát hiện những sai phạm nghiêm

trọng trong: vụ cố ý làm trái quy định

của nhà nước về quản lý kinh tế và

buôn bán hàng giả, gây thiệt hại khoảng 158 tỷ đồng, xảy ra tại Công ty Điệnlực Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đấu thầu, nhập khẩu linh kiện và thiết

bị giữa Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty thiết bị điệnLinkton (Xingapo) Nhiều tờ báo như Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động đã cửnhững phóng viên “thiện chiến” trực tiếp đến các hộ dân, tìm hiểu kỹ hơn về

sự việc, điều tra tỷ mỷ những tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật của Công tyĐiện lực Thành phố Hồ Chí Minh Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điềutra Bộ Công an đã bắt bị can Lê Minh Hoàng, nguyên Đại biểu Quốc hội,Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm 2005 – 2006: Vụ

PMU18 ở Bộ Giao thông vận tải

Vụ việc xuất hiện trên mặt báo từ

tháng 12/2005, khi báo chí đăng

thông tin về một cán bộ cộm cán

của Bộ Giao thông vận tải cá độ

bóng đá hết hơn 2 triệu đôla, đó là

Bùi Tiến Dũng – Tổng Giám đốc

Ban Quản lý dự án 18 (PMU18) Những thông tin trên báo chí về vụ việcPMU18 ngày một nhiều lên: đánh bạc, bao gái, cho mượn xe công vô tội vạ,

Trang 23

chạy án, đưa hối lộ Quy mô vụ việc ngày càng lớn, nhân vật liên quan ngàycàng nhiều, trong đó có cả ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Giao thôngvận tải, khiến dư luận xã hội từ bàng hoàng đến phẫn nộ Theo thống kê đã cóhơn 700 bài báo (chưa tín báo điện tử, phát thanh, truyền hình) đưa thông tin

về vụ PMU18 Báo chí đã sát cánh cùng cơ quan bảo vệ pháp luật lôi ra ánhsáng hững bê bối tai PMU18

2.3 Những thách thức, nguy hiểm nhà báo phải đối mặt trong việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực, báo chí gặp rất nhiều “rào cản” lớntrong đó có sự can thiệp, tác động từ chính các cơ quan có thẩm quyền.Những người tiêu cực, tham nhũng không ủng hộ, có một số người lại bàngquan, cho rằng mấy “ông” nhà báo “bới lông tìm vết” không để họ yên ổn làm

ăn Đã có nhiều nơi quay lưng lại với báo chí, trù dập báo chí, trù dập nhữngngười cung cấp thông tin cho báo chí, gây không ít trở ngại, khó khăn cho sựnghiệp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng Cái khó hơn của các nhà báohiện nay khi phản ánh những vấn đề tiêu cực là “đụng” vào các thế lực “tiêucực” hoặc “có vấn đề” mà có gốc dễ, ô dù Trao đổi về những khó khăn, trởngại trong quá trình nhà báo tác nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thôngtin Phạm Quang Nghị khẳng định: báo chí không nên “chùn tay” khi gặp sức

ép dù là từ chính cơ quan, cá nhân chức trách Trường hợp những cán bộ đượcgiao thẩm quyền chống tham nhũng mà lại tham nhũng thì họ càng tìm mọiphương cách để che giấu Vì vậy phải có sự giám sát của toàn xã hội và đếnlượt các cơ quan không có chức năng chuyên trách chống tham nhũng cũngphải vào cuộc Trên thực tế, đã có những công an, cán bộ tòa án bị xử lý Đểphản ánh, đấu tranh chống tiêu cực thành công, báo chí cần phải có nhữngchứng cứ chắc chắn trong tay, phải trao đổi, phối hợp với các cơ quan có liênquan Cho dù người tham nhũng có nằm trong cơ quan bảo vệ pháp luậtnhưng không có nghĩa là cả hệ thống đó tiêu cực Báo chí có thể gặp nhữngcán bộ lãnh đạo cấp cao hơn để nói về tiêu cực của cán bộ trong ngành đó

Trang 24

Nếu ngành đó không làm được thì chuyển sang ngành khác Công việc cóphần khó khăn hơn mức bình thường, nhưng không có nghĩa là không cóđường giải quyết, miễn là báo chí có ý thức đấu tranh quyết liệt, đến cùng

Nhà báo Kim Quốc Hoa (Báo Xây dựng) đã nói về mức độ nguy hiểmcủa báo chí, nhà báo trong việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực thamnhũng: “Những nhà báo đấu tranh chống tiêu cực luôn thuộc nhóm nghề cótính chất nguy hiểm nhất trong các công việc của nghề báo Họ là nhữngngười rất dễ bị tai nạn nghề nghiệp Hơn thế nữa, họ luôn là những người phảihứng chịu những cú phản đòn của những kẻ tiêu cực trong xã hội Không chỉriêng tôi mà có rất nhiều nhà báo có những bài viết chống tiêu cực, thamnhũng đều có một vài lần bị dọa ném lựu đạn vào nhà, tạt axít, tông xe trênđường và chúng đã làm thật Nếu việc đe dọa không có hiệu quả, bọn chúng

sẽ chuyển sang mua chuộc bằng tiền, và nhiều thứ cám đỗ khác, ngón đòn này

đã khiến không ít nhà báo sa ngã” Nhà báo Trần Quang Thành – nguyênphóng viên Đài tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam – một trongnhững nhà báo vì tích cực đấu tranh chống tiêu cực nên bị bọn xấu tạt axítmang thương tật suốt đời Nhà báo Trần Quang Thành cho rằng: “Làm báo làmột nghề nguy hiểm Tôi viết bài đấu tranh chống tiêu cực, các cơ quanchức năng đã dựa trên những chứng cứ của bài báo này điều tra, xử lý, thu hồilại tiền của nhà nước bị thât thoát, nhưng nhà báo, người có công phát hiệntiêu cực thì không được bảo vệ Sau đó tôi bị tay chân bọn buôn lậu đe dọa vàtạt axít ” Đối với nhà báo Trần Quang Thành, dù bị bọn buôn lậu tạt axítmột cách tàn ác vào mặt, nhưng ông tự hòa và thanh thản vì ông biết vẫn cònrất nhiều tờ báo, nhà báo dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực

Trong quá trình tác nghiệp ngoài áp lực công việc như thời hạn nộp bài;

áp lực từ cấp trên; tù gia đình; từ dư luận xã hội nhà báo còn phải đối mặtvới rất nhiều trở ngại, hiểm nguy, bị đe dọa tính mạng Nhiều vụ việc chốngtiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội từ vụ Năm Cam, Hai Chi đồi Hoa mai, Lãthị Kim Oanh, PMU18 các nhà báo đã chứng tỏ mình là người dũng cảm,

Trang 25

yêu nghề, trọng nghĩa, dám phanh phui sự việc Có trường hợp nhà báo dám

“đi trước” cả cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng để dự báo và phát hiẹnvấn đề Nhưng chính vì mục tiêu phản ánh đứng sự thật, chống tham nhũng,tiêu cực, đưa thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, kịp thời nên những năm vừaqua, lực lượng phóng viên- những người tiên phong trên mặt trận thông tin, đã

bị cản trở và hành hung một cách thô bạo Những vụ tấn công nhà báo đã làmdấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công luận Đây là những hành động côn đồcoi thường pháp luật, mang tính xã hội đen, đe dọa trực tiếp đến các nhà báo

Một số nhà báo bị hành hung trong khi tác nghiệp (từ trái qua, trên xuống): Trang Dũng (Báo An ninh thế giới), Minh Quốc (Báo ảnh Việt Nam),

Võ Minh Châu (Báo Tiền phong) và Trần Thế Dũng (Báo Người lao động).

Xin điểm lại một số vụ việc xâm phạm nhà báo điển hình thời gian gầnđây gây bức xúc dư luận

• Vụ đe dọa, đốt xe Nissan của vợ chồng nhà báo Hoàng Thu (báoThanh niên) và nhà báo Hoàng Thiên Nga (báo Tiền phong) Ngày 21/4/2003,hai đối tượng là Nguyễn Quang Thuật và Nguyễn Đình Dũng đã dùng một

Trang 26

can xăng 5 lít đốt cháy chiếc xe ôtô hiệu Nissan của hai vợ chồng nhà báoHoàng Thu và Hoàng Thiên Nga, đang để trong sân nhà tại Thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Sau khi bị bắt giữ hai đối tượng trên khai; có mộtngười đàn ông trung niên thuê chúng dùng xăng đốt xe của hai nhà báo vớimức độ nhẹ để cảnh cáo, rồi dập tắt và chạy trốn ngay Điều đáng nói là đểthực hiện hành vi côn đồ này, Dũng và Thuật chỉ nhận được 100 000đ Vụviệc đốt xe khủng ố nhà báo là loại tội phạm lần đầu tiên xuất hiện tại ĐắkLắk Động cơ của bọn tội phạm không chỉ là phá hoại tài sản, mà cò đe dọa,khủng bố tinh thần người bị hại Theo dư luận tại tỉnh Đắk Lắk, có thể đây là

vụ đốt xe để trả thù, vì trong thời gian này nhà báo Hoàng Thiên Nga có nhiềuloạt bài viết về vụ săn bắn hai con bò tót ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea sô vàphanh phui nhiều vụ việc tiêu cực khác Nhiều lần hai vợ chồng nhà báo Nga

đã nhận được điện thoại, nhắn tin đề nghị chấm dứt loạt bài điều tra về vụ bắn

bò tót tại Ea sô nhưng nhà báo Nga không chấp nhận Hiện nay do tình tiếtcủa vụ việc khá phức tạp nên công an tỉnh Đắk Lắk đang chỉ đạo điều tra

• Vụ hành hung phóng viên Đức Hiền, báo Công an thành phố Hồ ChíMinh Ngày 30/4/2003, phóng viên Đức Hiền khi đang giơ máy ảnh lên ghihình vụ gây rối tại quán Đồng Xanh (30 Phan Đình Phùng, phường 2, quậnPhú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) thì bị hai đối tượng trong nhóm gây rốitấn công, bất chấp sự có mặt của công an và dân phòng Khi phóng viên ĐứcHiền bị vấp ngã, bọn chúng tiếp tục đánh đấm túi bụi, xé rách áo làm trậtkhóp cánh tay phải Qua điều tra của cảnh sát hình sự công an quận PhúNhuận, các đối tượng gây án, đến nhậu tại quán Đồng Xanh và bị công anphường giữ xe vì lấn chiếm vỉa hè Bọn gây rối quay sang cãi nhau vói nhânviên quán và quậy phá Chủ quán thấy nghiêm trọng nên gọi nhờ công an giúp

đỡ, có người dân đã gọi điện thoại đến đường dây nóng của báo Công anthành phố Hồ Chí Minh- nơi phóng viên Đức Hiền công tác Cảnh sát hình sự

đã bắt được hai đối tượng gây rối

Ngày đăng: 16/09/2018, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Hoàng Đình Cúc- TS Đức Dũng, “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báochí hiện đại
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
2. Trần Tiến Duẩn (2006), “Nghề báo nghề nguy hiểm” Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề báo nghề nguy hiểm”
Tác giả: Trần Tiến Duẩn
Nhà XB: NxbThông tấn
Năm: 2006
3. “80 năm Báo chí cách mạng Việt Nam- Những bài học lịch sử và định hướng phát triển” ( Kỷ yếu hội thảo khoa học) (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 80 năm Báo chí cách mạng Việt Nam- Những bài học lịch sửvà định hướng phát triển
Tác giả: “80 năm Báo chí cách mạng Việt Nam- Những bài học lịch sử và định hướng phát triển” ( Kỷ yếu hội thảo khoa học)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
4. Mạc Văn Nghĩa “Vai trò của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên báo chí”, Luận văn Thạc sỹ báo chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của chuyên mục “Những việc cầnlàm ngay” đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên báochí
5. Nguyễn Hồng Sơn, “Biểu dương và phê phán trên báo chí”, Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biểu dương và phê phán trên báo chí

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w