Giáo dục còn thay đổitính chất của các môi trường nhỏ như gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, khuphố…tạo nên những tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách.Đối với hoạt độ
Trang 2ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương 1: Nhập môn nghề giáo
Câu 1 Nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học là gì?
Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về giáo dục con người Nó có đối tượng
nghiên cứu là bản chất, quy luật của hoạt động giáo dục con người, mục đích, mục tiêugiáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục conngười một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Vì vậy Giáo dục học có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu bản chất của giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục với các bộ phận kháccủa xã hội
- Nghiên cứu các qui luật của giáo dục
- Nghiên cứu các nhân tố của hoạt động giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp,phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục…) Từ đó tìm tòi con đường nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động giáo dục
Cùng với sự phát triển và đổi mới giáo dục, nhiều vấn đề mới trong thực tiễn nảy sinh,đòi hỏi sự đáp ứng của Giáo dục học trong giai đoạn mới Vì vậy nhiệm vụ của Giáo dụchọc còn thể hiện ở việc giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa họcgiáo dục
- Nghiên cứu góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanhqui mô giáo dục, vừa phải nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện đáp ứngyêu cầu còn nhiều hạn chế
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục trong nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức giáo dục trong những điều kiện mới…
- Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong quản lý giáo dục và đào tạo…
Câu 2 Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc thù?
a Nguồn gốc và bản chất của hiện tượng giáo dục
- Ngay từ thuở sơ khai, con người tiến hành lao động để tồn tại và cũng thông đó họ bắtđầu nhận thức thế giới, tích lũy dần dần được một kho tàng kinh nghiệm phong phú baogồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những chuẩn mực đạo đức, niềm tin, văn hóa, Để duy trì
Trang 3xã hội loài người, họ liền có nhu cầu trao đổi và truyền thụ kinh nghiệm cho nhau và hiệntượng giáo dục xuất hiện từ đây.
- Giáo dục xuất hiện ban đầu như một hiện tượng tự phát, diễn theo lối quan sát, bắtchước ngay trong quá trình lao động Về sau, giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có
tổ chức, có mục đích, nội dung, phương pháp của con người
- Giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người Giáo dục làm nhiệm vụchuyển giao những tinh hoa văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ…của nhân loại cho thế hệ sau, là
cơ sở giúp thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà con người đã họcđược
- Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người, chức năng trọng yếu của giáo dục đới với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người.
b Các tính chất cơ bản của giáo dục
- Tính phổ biến và vĩnh hằng
+ Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích của giáo dụcvẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệtrẻ những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hoá, tinh thần của loài người và dân tộc,làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt vào cuộc sống xã hội Vì vậy giáo dụctồn tại và phát triển mãi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
- Tính nhân văn
+ Giá trị nhân văn là những giá trị chung đảm bảo cho sự sống, tồn tại và phát triểnchung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là những giá trị vì con người,cho con người, những giá trị vì sự sống hôm nay và ngày mai Giáo dục luôn phản ánhnhững giá trị nhân văn – giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ chung nhất của nhân loại vànhững nét bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng quốc gia Giáo dục luônhướng con người đến những cái hay, cái đẹp, cái tốt, phát huy những yếu tố tích cựctrong mỗi con người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người
- Tính xã hội- lịch sử
+ Giáo dục được phát triển và biến đổi cùng với sự biến đổi và phát triển của xã hội Giáodục nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, do đó tính chất, mục đích, nhiệm vụ,nội dung của một nền giáo dục bao giờ cũng chịu sự quy định của các quá trình xã hộitrong xã hội đó Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế -
xã hội khác nhau, do đó các nền giáo dục tương ứng cũng khác nhau Từ tính chất nàycủa giáo dục có thể thấy giáo dục “không nhất thành bất biến”; việc sao chép nguyên bản
Trang 4mô hình giáo dục của một nước này cho một nước khác, giai đoạn này cho giai đoạn khác
c Vai trò, chức năng của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và phát triển nhân cách
- Chức năng kinh tế - xản xuất
+ Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động có trìnhđộ) cho xã hội
Để thực hiện tốt chức năng này, công tác giáo dục- đào tạo cần quan tâm đến những vấnđề:
+ Gắn kết giáo dục với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển củađất nước (đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội)
+ Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
+ Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy nghề,trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
+ Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tất cảcác cơ sở giáo dục và đào tạo
- Chức năng chính trị - xã hội
+ Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn xã hội lý tưởng phấn đấu vì một nước Việt Nam
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;
+ Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói giảm nghèo, tạo sự bìnhđẳng trong các tầng lớp dân cư;
+ Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân
- Chức năng văn hóa – tư tưởng
Trang 5+ Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị xã hội,xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực xã hội cho thế hệtrẻ.
- Giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
+ Giaó dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách Qua giáo dục,thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội – lịch sử đó được kếttinh trong các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại Thế hệ trẻ lĩnh hộinhững kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên nhân cáchcủa mình
+ Giáo dục có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền haymôi trường tự nhiên không thể đem lại được
+ Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hìnhthành nhân cách (yếu tố sinh thể, hoàn cảnh sống…)
+ Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyềnkhông bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên
+ Giáo dục có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai” để tác độnghình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội
Câu 3 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
- Khái niệm con người
+ Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê nin: con người là một bộ phận, là khâu tiến hóa caonhất của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng, là một thực thể mang bảnchất tự nhiên - sinh học, mang trong mình sức sống của tự nhiên và tính tự nhiên là tínhbao trùm của sự sống Song điều quan trọng hơn, con người còn là một sản phẩm của lịch
sử xã hội, là một thực thể mang bản chất xã hội, bao gồm những thuộc tính, những phẩmchất có ý nghĩa xã hội, được hình thành trong quá trình hoạt động và do kết quả của sựtác động qua lại giữa người với người trong xã hội
- Khái niệm nhân cách
+ Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiệnbản sắc và giá trị xã hội của con người
- Quá trinh hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự tác động của các nhân tốsau: Yếu tố di truyền; yếu tố môi trường; yếu tố giáo dục; yếu tố tính tích cực hoạt độngcủa cá nhân Trong 4 nhân tố nêu trên thì nhân tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quátrình hình thành và phát triển nhân cách con người
Trang 6- Vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách
+ Nhân tố di truyền giữ vai trò tiền đề vật chất đối với quá trình hình thành và phát triểnnhân cách con người Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ởcha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ cho con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhấtđịnh đã được ghi lại trong hệ thống gen
- Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của nhân cách
+ Nhân tố môi trường là điều kiện cần thiết đối với quá trình hình thành và phát triểnnhân cách con người Nói đến môi trường là nói đến hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàncảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống
và sự phát triển của con người
- Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
+ Nhân tố hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách con người A.N.Leonchep cho rằng: Chính trong các hoạt động của chủ thể mà tâm lý nhân cách của con người mới phát triển và hoàn thiện Nền tảng của nhân cách là những quan hệ phụ thuộc giữa các hoạt động của con người mà do tiến trình phát triển của những hoạt động ấy tạo ra.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, Các Mác khẳng định: Đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách con người giáo dục có vai trò chủ đạo Điều này được thể hiện ởnhững mặt sau:
+ Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách
Xác định mục đích, mục tiêu giáo dục bao gồm mục đích giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân, mục tiêu của từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạtđộng giáo dục cụ thể
Xác định nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phươngpháp, phương tiện, hình thức giáo dục phù hợp đáp ứng mục đích, mục tiêu giáodục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể
Tổ chức các hoạt động, giao lưu khoa học, phù hợp
Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục…+ Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình pháttriển nhân cách
Đối với di truyền: tạo thuận lợi cho mần móng của con người có trong chươngtrình gen được phát triển Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giácquan và vận động cơ thể Phát triển tư chất cá nhân, tạo điều kiện phát triển năngkhiếu thành năng lực Khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những
Trang 7người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách, nâng cao nhận thức về trách nhiệm,
sự chia sẻ, hỗ trợ của cộng đồng đối với người khuyết tật
Đối với môi trường: Tác động đến môi trường tự nhiên thông qua trang bị kiếnthức và ý thức bảo vệ môi trường, tác động đến môi trường thông qua các chứcnăng kinh tế- sản xuất, chính trị - xã hội, tư tưởng- văn hóa Giáo dục còn thay đổitính chất của các môi trường nhỏ như gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, khuphố…tạo nên những tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách.Đối với hoạt động cá nhân: Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp
bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất, năng lực cá nhân, xây dựngnhững động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động giao tiếp đồng thờihướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động giao tiếp phù hợp với khả năng của bảnthân, thúc đẩy tích cực các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò với nhau…Giáo
dục còn tạo tiền đề cho tự giáo dục bản thân của cá nhân Chỉ những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục (Bennet – Anh).
+ Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.
Công tác dự báo về xu hướng phát triển của xã hội phải đưa ra những định hướngđúng đắn để giáo dục thực hiện tốt chức năng đón đầu sự phát triển
Các yếu tố trong quá trình giáo dục phải thống nhất với nhau, nhà giáo dục phảigiữ vai trò chủ đạo, người được giáo dục phải giữ vai trò chủ động
Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xãhội
Nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của người được giáo dục
Nhà giáo dục phải có phẩm chất và năng lực tốt để làm công tác giáo dục
Kết luận sư phạm
Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục Giáo dục không chỉ là sự tác động 1chiều của những người làm công tác giáo dục tới thế hệ trẻ mà nó còn bao gồm cả hoạtđộng tích cực, đa dạng của người được giáo dục trong mối quan hệ 2 chiều giữa nhà giáodục và học sinh
- Giáo dục chỉ có thể đảm bảo sự phát triển nhân cách nếu có được chỗ dựa là
+ Tư chất vốn có ở mỗi người
+ Hoạt động tích cực (tự vận động) của mỗi người trước tác động bên ngoài (giáo dục) vàđiều kiện bên trong (tư chất-hoạt động tích cực cá nhân)
- Dạy học và giáo dục phải được xây dựng theo nguyên tắc phát triển và đón trước được
sự phát triển tâm lý
Trang 8- Giáo dục không phải là vạn năng, nó cũng không hạ thấp, thủ tiêu các yếu tố khác
- Công tác giáo dục sẽ thành công khi người được giáo dục ý thức được, chấp nhận cácyêu cầu của nhà giáo dục, biến chúng thành của bản thân, làm cho họ tự đề ra mục đíchphấn đấu, rèn luyện,… điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải tích cực hoạt động
- Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhâncách Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động lực của sự pháttriển nhân cách Trong quá trình giáo dục, nhà trường cần tổ chức các hoạt động phongphú, đa dạng để thu hút học sinh tham gia
Câu 4 Vai trò của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người
Môi trường sống được chia làm 2 loại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho hoạt động của con người
- môi trường xã hội bao gồm:
+ Môi trường chính trị: chế độ chính trị, giai cấp…
+ Môi trường kinh tế sản xuất: chế độ kinh tế, quan hệ sản xuất, cơ sở ản xuất – kinh doanh
+ Môi trường sinh hoạt xã hội: gia đình, các tổ chức phục vụ sinh hoạt cộng đồng
+ Môi trường văn hóa: hệ tư tưởng, nhà trường, cơ quan văn hóa – giáo dục, phương tiện thông tin đại chúng
Môi trường xã hội được chia làm 2 loại:
+ Môi trường lớn: đặc trưng chủ yếu bởi tính chất của nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống các quan hệ sản xuất
+ Môi trường nhỏ: là 1 bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao quanh trẻ, đó là: gia đình, nhà trường, bạn bè, đoàn – đội, người lớn thân thuộc, cơ sở sản xuất mà trẻ tham gia, cơ sở văn hóa địa phương…
Vai trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
Trang 9- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhâncách phụ thuộc:
+ Lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó (tiếp thu, chấp nhận hay phủ định phản đối)
+ Xu hướng, năng lực của cá nhân tham gia vào cải biến môi trường (tích cực hay tiêu cực, mạnh hay yếu)
Trong sự tác động qua lại giữa môi trường và nhân cách, cần chú ý đến 2 mặt của vấn đề:
- Tính chất tác động của hoàn cảnh sống đã phản ánh vào nhân cách
- Tính tích cực của nhân cách tác động đến hoàn cảnh nhằm mục đích làm cho hoàn cảnh phục vụ nhu cầu và lợi ích của cá nhân
Quan hệ giữa môi trường sống và nhân cách là mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ
2 chiều
Khi bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người, Cac - Mac đã khẳng đinh:
“Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh” Khi bàn về việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định: Con người mới vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể có ý thức của xã hội.Con người mới Việt Nam là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, đặc biệt việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn và quyết định đối với sự hình thành con người mới Song con người mới là chủ thể có ý thức của xã hội Phải bằng kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua lao động và đấu tranh thì những thành viên của xã hội mới cải tạo được mình và dần trở thành con người mới
Trang 10- Từng bước gắn việc giáo dục và học tập của học sinh với việc cải tạo và xây dựng xã hội
- Xây dựng cho học sinh có các giá trị đúng đắn
- Giúp học sinh chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường sống, phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến học sinh
- Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường có tác dụng giáo dục
- Xã hội kết hợp với nhà trường có kế hoạch “sư phạm hóa” từng bước môi trường, quan tâm đến việc bảo vệ học sinh trước ảnh hưởng xấu…
- Cần đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường sống trong sự phát triển nhân cách tuyệt đối hóa vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách là sai lầm về mặt nhận thức, cho rằng mọi cái đều do hoàn cảnh, rơi vào thuyết “định mệnh do hoàn cảnh” thuyết này
hạ thấp, thủ tiêu giáo dục
- Hạ thấp, phủ nhận vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách dẫn đến thuyết
“giáo dục là vạn năng”, giáo dục con người theo xu hướng cải lương
Câu 5 Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nhận xét vai trò của giáo dục trong thực tiễn và đưa ra những
ý kiến đề xuất.
Vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay
+ Giáo dục có vai trò chính đối với việc phát triển KT- XH là tái sản xuất sức lao độngthông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động có trình độ) cho cho XH Giáo dụcnâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độlao động
+ Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào manglại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục Việcthực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến vềtrình độc học vấn trong cộng đồng người dân và giải quyết vấn đề việc làm Khi họ cótrình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng pháthuy chuyên môn của mình một cách tốt nhất Vì vậy, những người có trình độ học vấncàng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so vớinhững người khác Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư chogiáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản thân họ Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân (Becker, 1964)
Trang 11+ Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vàoquá trình phát triển kinh tế Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn vàtrang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao Ởphạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩytăng trưởng kinh tế Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách
+ Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơbản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực lànguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồnlực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội”(Nguyễn Hữu Long, 2004)
+ Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượngnguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức,
kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cánhân và sự phát triển của xã hội
+ Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăngthu nhập người lao động Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế
hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội
+ Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn vớinghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ Giáo dục đào tạo lớp người có kiếnthức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ,xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhàvăn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạonguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước
+ Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh
tế Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm nângcao trình độ học vấn của người dân Các tranh luận rằng Chính phủ nên hỗ trợ nhiều chogiáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục
Nhận xét vai trò của thực tiễn và đưa ra ý kiến đề xuất
+ Trong thời buổi hiện nay, giáo dục được xem là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế
-xã hội Trong khi đó giáo dục Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém Điều này đặt ra yêucầu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam
Trang 12+ Thực trạng ngày nay cho thấy việc giáo dục còn mang tính lý thuyết, chưa gắn chặt vớithực tế, chưa kết hợp với việc thực hành Tại nhiều trường học do cơ sở vật chất còn thiếuthốn nên trang bị các phòng thực hành, các dụng cụ thực hành chưa có Có phải chăngviệc đầu tư việc đầu tư vào xây dựng các phòng thiết bị, các phòng thí nghiệm là khôngcần thiết Chính điều này làm cho học sinh, sinh viên học xong không biết vận dụng kiếnthức của mình vào thực tiễn Nhà nước cần quan tâm hơn trong việc hỗ trợ trang thiết bịphòng học.
+Trong việc giáo dục và đào tạo, giáo viên, giảng viên chưa thực sự quan tâm đến việctrau dồi các kỹ năng cho học sinh, sinh viên Nghi vấn đặc ra: Phải chăng giáo viênkhông có kỹ năng hay việc trau dồi kỹ năng không thật cần thiết? Kỹ năng là một thành
tố quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách, giá trị con người Do vậy, những giáoviên, sinh viên ngành sư phạm nên không ngừng trai dồi kỹ năng cho bản thân qua việctham gia các buổi tọa đàm, các lớp chuyên đề, kỹ năng Việc tham gia các hoạt độngĐoàn, Hội, làm cán bộ Đoàn, Hội cũng là cách hiệu quả để trau dồi kỹ năng quản lý, kỹnăng làm việc nhóm
+ Thời đại ngày nay, để được làm việc trong các công ty, xí nghiệp nước ngoài rất cầnđến ngoại ngữ và công nghệ thông tin Điều này là vấn đề khó đối với khá nhiều sinhviên Điều cần thiết lúc này là có kế hoạch học hiệu quả và hứng thú kích thích học.Ngoải ra, nhà trường, các trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ cần tạo điều kiện tốtnhất cho các học viên để tang cường học tập hai đòi hỏi này
+ Học trò ngày nay đòi hỏi rất cao ở người thầy Vì thế, ngay từ trên ghế nhà trường, sinhviên sư phạm không ngừng phấn đấu, tự nhen nhóm lửa nghề thì tự khắc sẽ bị đào thải.Điều quan trọng nữa là mỗi sinh viên xác định xác định khi ra trường sẽ đi dạy thì phảichuẩn bị tâm thế tốt Mỗi thầy cô giáo cố gắng nhen nhóm lửa nghề cho sinh viên, sinhviên tiếp lấy, mang cả bầu tâm huyết và tuổi trẻ gắn với nghề nghiệp chân chính đã chọn
Câu 6 Các chức năng của giáo dục đối với xã hội
a Chức năng kinh tế- xã hội
Lao động dù đơn giản đến đâu cũng cần có sự huấn luyện để con người biết lao động,
có kinh nghiệm lao động Lao động càng phức tạp, càng hiện đại càng đòi hỏi sự đầu tưvào huấn luyện nhiều hơn Mối liên hệ giữa giáo dục và sản xuất đươc hình thành trênsức lao động Sức lao động xã hội chỉ tồn tại trên nhân cách con người Giáo dục tái tạonên sức mạnh bản chất của con người, vì vậy giáo dục được coi là phương thức tái sảnxuất ra sức lao động xã hội
+ Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, pháttriển kinh tế sản xuất
Trang 13+ Giáo dục đào tạo lại nguồn nhân lực đã bị lỗi thời, tạo nên sức lao động mới, đáp ứngkịp thời nguồn nhân lực thiếu hụt do nhiều nguyên nhân
+ Bằng con đường truyền thông, giáo dục phát triển ở con người những năng lực chung
và năng lực riêng biệt, giúp con người nâng cao năng lực làm việc, thay đổi nghề nghiệp,thay đổi việc làm, góp phần phát triển kinh tế sản xuất Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ thấtnghiệp, nâng cao đời sống cộng đồng
Mặt khác, bất kỳ một nước nào, muốn phát triển kinh tế, sản xuất ngày càng mạnh mẽvới năng suất ngày càng cao thì phải có đủ nhân lực và nhân lực phải có chất lượng cao
Đó là đội ngũ đông đảo những người lao động không chỉ có những phẩm chất cao quý,
mà còn phải có những trình độ nghề nghiệp cần thiết, đáp ứng những yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội
Muốn có nguồn nhân lực như vậy, xã hội phải dựa vào giáo dục, mà chỉ có giáo dụcmới có thể đáp ứng được yêu cầu đó
- Giáo dục góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
+ Giáo dục tạo ra sức lao động mới một cách khéo léo, tinh xảo, hiệu quả để vừa thay thếsức lao động cũ bị mất đi, vừa tạo ra sức lao động mới cao hơn, góp phần tăng năng suấtlao động, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế – xã hội Chính giáo dục đã tái sản xuấtsức lao động xã hội, tạo ra lực lượng trực tiếp sản xuất và quản lý xã hội với trình độ,năng lực cao
+ Giáo dục đào tạo lại nguồn nhân lực đã bị lỗi thời, tạo nên sức lao động mới, đáp ứngkịp thời nguồn nhân lực thiếu hụt do nhiều nguyên nhân Bằng con đường truyền thông,giáo dục phát triển ở con người những năng lực chung và năng lực riêng biệt, giúp conngười nâng cao năng lực làm việc, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi việc làm, góp phầnphát triển kinh tế sản xuất
+ Giáo dục trực tiếp và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩthuật, kĩ năng lao động cho nhân dân lao động Đó là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế -sản xuất của xã hội
- Giáo dục góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cộng đồng
- Giáo dục tham gia vào chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Bằng conđường truyền thông, giáo dục giúp mọi người nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tăngnăng suất lao động, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo Như vậy,giáo dục góp phần phát triển kinh tế sản xuất
- Giáo dục thông qua con đường truyền thông, tham gia vào chương trình dân số, kếhoạch hóa gia đình Giáo dục giúp cho mọi người nhận thức đúng đắn về dân số, sức
Trang 14khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giốngnòi, góp phần phát triển sản xuất.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng sảnphẩm, hàng hóa Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa thì giáo dục phải nângcao chất lượng nguồn nhân lực Trong thời đại phát triển như bão táp của khoa học vàcông nghệ, nhân loại đang chuyển sang nền văn minh tin học, điện tử, sinh học Khoahọc-công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Sự phát triển lực lượng sản xuấtgắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợptác quốc tế Giáo dục không phải là yếu tố phi sản xuất, giáo dục là yếu tố bên trong, yếu
tố cấu thành của sản xuất xã hội Không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như khôngđầu tư thỏa đáng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất Khôngthể xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu như không nâng cao trình
độ dân trí, trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ và nhân dân Thực tiễn đã chỉ ra rằng,không một quốc gia nào muốn phát triển lại đầu tư ít cho giáo dục Cuộc chạy đua pháttriển kinh tế hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học công nghệ, chạy đua về giáo dục đàotạo, chạy đua về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hội nghị lần thứ hai ban chấp hànhTrung Ương khóa 8 đã nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách, nhận thứcsâu sắc giáo dục - đào tạo cùng khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởngkinh tế và phát triển xã hội Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Để làm tốtchức năng này giáo dục đào tạo phải xây dựng được một xã hội học tập tạo điều kiện chomọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời Chính vì vậy, giáo dục phảithực sự đi trước đón đầu thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất
Như vậy, với chức năng kinh tế - sản xuất giáo dục là động lực chính thúc đẩy nền kinh
tế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế - xã hội Khi nền khoa học vàcông nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhu cầu xã hội đa dạng, người lao động phải lànhững người có trình độ học vấn cao, có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năngđộng, sáng tạo… thì giáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính qui ởtrình độ cao
vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời
Trang 15- Giáo dục đào tạo người lao động đáp ứng những mục đích, những yêu cầu chính trị - xãhội nhất định.
Như đã biết, mỗi hình thái kinh tế-xã hội cụ thể, thậm chí ngay trong một xã hội cụ thể
ở những giai đoạn phát triển khác nhau lại đòi hỏi những mẫu người công dân, người laođộng khác nhau nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu chính trị - xã hội nhất định
Giáo dục phải đáp ứng “đơn đặt hàng” đó Một khi đơn đặt hàng này thay đổi thì giáodục phải thay đổi về mục đích, hệ thống các ngành học, mục tiêu, nọi dung, phươngpháp, hình thức tổ chức giáo dục… để có thể đủ khả năng và điều kiện thực hiện tót nhất
“đơn đặt hàng” mới này Muốn vậy, kinh nghiệm cho thấy, một mặt giáo dục phải có tínhnhạy bén, tính năng động, mặt khác xã hội phải hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho nó
- Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành xãhội
Trong xã hội phong kiến, giáo dục góp phần không nhỏ trong việc khoét sâu thêm sựphân chia giai cấp, xây dựng một cấu trúc xã hội mang tính chất giai cấp và đẳng cấp rõrệt
Ví dụ: Giáo dục trong chế độ phong kiến góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và duytrì sự bất bình đẳng giữa nam và nữ (nam được đi học, thi cử, làm quan; nữ thì ngược lại,không được đi học, ở nhà làm công việc nội trợ…)
Còn trong xã hội ta, nhờ giáo dục cho mọi người, giáo dục thường xuyên, giáo dục phổcập…, trình độ dân trí ngày một nâng cao, làm cho các tầng lớp xã hội dễ dàng nhích lạigần nhau
c Chức năng tư tưởng - văn hóa
- Giáo dục là phương thức cơ bản truyền bá và xây dựng hệ tư tưởng chung định hướngcho mọi thái độ và hành vi của toàn xã hội
- Giáo dục góp phần nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho toàn xã hội, xâydựng lối sống, nếp sống có văn hóa (nâng cao dân trí)
- Giáo dục góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị tư tưởng – văn hóa của nhân loại vàcủa dân tộc thông qua việc dạy học và giáo dục
Tóm lại, với những chức năng này, giáo dục có khả năng tác động đến toàn bộ các lĩnhvực hoạt động của xã hội thông qua những con người được giáo dục
Thực hiện những chức năng cơ bản đó, giáo dục phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, tư tưởng - văn hóa để đáp ứng đầy đủ và kịp thời Đồng thờigiáo dục phải được phát triển mạnh mẽ để tạo tiền đề cho sự phát triển mới về kinh tế,chính trị, văn hóa, tư tưởn
Trang 16-Câu 7.Cấu trúc của hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) và sơ đồ cấu trúc
Cấu trúc của hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng (vở ghi)
Câu 8 Phân biệt các khái niệm hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp và hoạt động dạy học theo chức năng cơ bản của chúng.
BẢNG PHÂN BIỆT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (THEO
NGHĨA HẸP )
Các khái niệm
Giáo dục (nghĩa hẹp)
Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng),
là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm
các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động
Trang 17Dạy học
Hoạt động dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng),là quá trình tác động qua
lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã
hội loài người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo…) để phát triển những năng lực và phẩm chất
cuả người học theo mục đích giáo dục.
Giống nhau: Là hai bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể, hai hoạt động này gắn bó
chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau nhưng có sự tách biệt tương đối về chức năng
nhưng đều hướng đến thực hiện mục đích lớn của giáo dục là hình thành mẫu nhân cách
lý tưởng cho xã hội
Chức năng trội: Chủ yếu nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ
Có thế mạnh về mặt phát triển trí tuệ, nhận thức: hình thành các biểu tượng, khái niệm, định luật, lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo…
Chức năng trội: Chủ yếu nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, sức khỏe, lao động…
Có thế mạnh về mặt xúc cảm, thái độ: hình thành niềm tin, chuẩn mực, lý tưởng, động
cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống
Đối tượng
Hệ thống khái niệm
Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được quy định chặt chẽ, phù hợp logic nhận thức, tuân theo một chương trình, kế hoạchdạy học nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục xác định
Hệ thống giá trị, chuẩn mực
Hệ thống các chuẩn mực xã hội (các định hướng giá trị về đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ…), có tính không chắc chắn, chủ yếu dựa theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng và hứng thú của đối tượng
Lĩnh vực Môn học/khoa học Chủ đề, chủ điểm, nội dung giáo dục (nghĩa
hẹp) đa dạng phong phú
Cơ chế hình
thành
Con đường nghiên cứu khoa học, logic
Thời gian Chiếm lĩnh nhanh hơn Lâu dài hơn, bền bỉ hơn
Không gian Phòng học là chủ yếu Ngoài lớp học thông thường, trong nhà
máy, trong cuộc sống xã hội…
Trang 18Chủ yếu để tích lũy kinh nghiệm quan hệ, hoạt động, ứng xử, giải quyết vấn đề… để thích ứng với sự đa dạng của cuộc sống luôn vận động
Kiểm tra
đánh giá
Chủ yếu đánh giá các kiến thức khoa họchọc được đã được vận dụng như thế nào vào thực tiễn
Thường sử dụng đánh giá định lượng
Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái độ thực hiện, tính trải nghiệm, cảm xúc, giá trị, niềm tin, thói quen…
Quản lý theo chường trình hoạt động của tập thể
BẢNG SO SÁNH BA HOẠT ĐỘNG VỀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Các khái niệm
Giáo dục (theo nghĩa rộng)
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển
nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người.
Giáo dục (nghĩa hẹp)
Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt
động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của
cá nhân trong các mối quan hệ xã hội Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các
bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động
Dạy học
Dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng),là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài
Trang 19người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo…) để phát triển những năng lực và phẩm chất cuả người học theo mục đích giáo dục.
Giống nhau: Cả hai hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là tập con của họat động
giáo dục tổng thể, đều hướng đến hình thành nhân cách con người, tác động tích cực đến
xã hội.
Khác nhau
Tiêu chí tổng thể (theo nghĩaHoạt động giáo dục
rộng)
Hoạt động dạy học Hoạt động giáo dục
Chức năng cơ bản Hình thành mẫu
nhân cách con người mà giáo dục cần đào tạo đáp ứngyêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển
Phát triển toàn diện nhân cách con người
Chức năng của nó bao gồm cả chức năng của hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theonghĩa hẹp), được cụthể hóa thành các nhiệm vụ:
Giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất vàgiáo dục lao động hướng nghiệp
Chức năng trội: Chủyếu nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ như
+ Trau dồi học vấn, truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học phổ thông,
cơ bản, hiện đại, phùhợp với thực tiễn rènluyện hệ thống kỹ năng, kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và thực hành cho ngườihọc
+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ
+Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách và phát triển toàn diện nhân cách
Làm cơ sở để tiến
Chức năng trội: Chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm
mĩ, sức khỏe, lao động…
Có thế mạnh về mặtxúc cảm, thái độ: hình thành niềm tin,chuẩn mực, lý tưởng, động cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống
Thực hiện chức năng dựa trên có cơ
sở của hoạt động dạy học, thúc đẩy dạy học
Trang 20hành phát triển hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), dạy học phải đi đến giáo dục.
Câu 9 Phân tích bản chất, tính hai mặt của hoạt động dạy học Từ đó rút ra kết luận sư phạm
Định nghĩa hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học (theo nghĩa hẹp) là hoạt động kép, là hoạt động phối hợp tương tác
và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác, tíchcực, chủ động của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học
Phân tích
Quan niệm về hoạt động dạy học phản ánh tính hai mặt của hoạt động này: hoạt động
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Hai hoạt động này không tách rời nhau
mà nằm trong mối quan hệ tương tác với nhau, dạy tốt sẽ dẫn đến học tốt và ngược lại, làmột hoạt động chung hướng tới mục đích hình thành nhân cách con người mới, đáp ứngyêu cầu của thời đại Trong đó:
- Người giáo viên đóng vai trò chủ thể định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạtđộng nhân thức, học tập của học sinh đảm bảo cho học sinh thực hiện đầy đủ và có chấtlượng những yêu cầu, nhiệm vụ học tập phù hợp với mục tiêu dạy học cấp học Giáo viênđóng vai trò hết sức quan trọng để khuyến khích tính ham hiểu biết của người học, rènluyện độc lập khám phá trí tuệ, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức giúpngười học đạt được năng lực học suốt đời qua việc tự giáo dục Để đáp ứng được nhu cầudạy và học, giáo viên cần phải có năng lực của một nhà khoa học chân chính và một nhà
sư phạm tâm huyết
- Phối hợp với hoạt động dạy của giáo viên, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy,vừa là chủ thể của hoạt động học tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo tự tổ chức hoạt độnghọc tập dưới sự tổ chức sư phạm của giáo viên nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹnăng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhân thức, đặc biệ là năng lực tư duy sáng tạo, hìnhthanh cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới.Chính học sinh chứ không phải con người nào khác phải tự làm ra sản phẩm giáo dục.Tính chất hành động của họ quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu
Ở đây chúng ta nhận thấy sự khác nhau giữa quan điểm hoạt động dạy học truyền thống
và hiên đại Quan điểm truyền thống nhấn mạnh chức năng điều khiển quá trình nhânthức của người dạy và tính tích cực, chủ động, tự điều khiển của người học Ngược lại
Trang 21theo quan điểm hiện đại về hoạt động dạy học, người ta rất coi trọng yếu tố điều khiển sưphạm của giáo viên, ở đây vai trò của giáo viên đã có sự thay đổi, người giáo viên phảibiết gợi mở, hướng dẫn, dạy cho người học cách tìm kiếm và xử lý thông tin và từ đó vậndụng Tuy nhiên, muốn được như vậy cần coi trọng môi trường công tác giữa việc dạy vàviệc học và người học phải tự điều khiển quá trình nhận thức của mình thông qua việctích cực, chủ động, tự lực chiếm lĩnh lấy nội dung học tập với sự hỗ trợ của người dạy.
bộ quy định cũng như mục tiêu kiến thức mà bản thân mỗi giáo viên đặt ra
+ Tri thức cũng như cách thức truyền đạt phải mang tính vừa sức chung, vừa sức riêng,chú ý quan sát những học sinh yếu kém để giúp đỡ các em học tập tốt hơn cũng như giúp
đỡ các em khá giỏi phát triển năng lực của mình hơn
- Học sinh: không ngừng phối hợp với thầy cô và trải nghiệm thực tiễn để hình thành hệthống tri thức có chọn lọc cho riêng mình, cần tạo hứng thú học tập, duy trì hoạt động họclâu dài, thậm chí trong suốt cuộc đời Mỗi học sinh phải biết tích cực, chủ động lĩnh hộitri thức, không lười biếng, chủ quan, không tự cao cũng như tự ti về bản thân Khôngngừng giúp đỡ các bạn khác cùng tiến bộ, xây dựng tinh thần đoàn kết trong học tập, tạolập các nhóm để việc học tập được diễn ra tốt hơn
Trang 22Câu 10 Phân tích tính hai mặt của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết cho công tác giáo dục học sinh phổ thông.
Định nghĩa hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp)
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hoạt động phối hợp, thống nhất hoạt động chủ
đạo của nhà giáo dục và họat động tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục của người đượcgiáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu
xã hội
Phân tích
+ Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là địnhh
hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành nhân cách của người đượcgiáo dục, theo định hướng của mục đích và nhiệm vụ giáo dục Nhà giáo dục tác động lênhọc sinh một cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện phù hợp.Qua đó kích thích và làm phát triển ở học sinh tính tự giác, tích cực, tự giáo dục Thể hiện
cụ thể thông qua việc:
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đề ra các yêu cầu giáo dục
Lựa chọn các loại hoạt động và giao lưu phù hợp
Tổ chức thường xuyên khoa học, hợp lý các hoạt động và giao lưu
Khơi dậy, kích thích tính tích cực, tự giáo dục của đối tượng
Giáo dục của nhà trường đóng vai trò chủ đạo phối hợp với các lực lượng giáo dụcXây dựng môi trường giáo dục
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động giáo dục
+ Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục tồn tại một mặt với tư cách là đốitượng chịu sự tác động có định hướng của nhà giáo dục song mặt khác lại tồn tại với tưcách là chủ thể tự giáo dục, có nghĩa là họ tự tổ chức, tự điều khiển quá trình hình thànhnhân cách của mình Họ tiếp nhận những tác động một cách có chọn lọc, có khả năng tựvận động đi lên, tự chuyển hóa những yêu cầu chuẩn mực thành nhu cầu, mong muốnphát triển chính bản thân
+ Như vậy, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa nhàgiáo dục và người được giáo dục, trong đó tính tích cực, chủ động của học sinh là rất
Trang 23quan trọng Nếu không có sự tác động qua lại này thì sẽ không có bản thân quá trình giáodục theo đúng nghĩa của nó Nói cách khác, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác độngqua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục và tự giáo dục.
Kết luận sư phạm
- Nhà trường: chủ đạo, thống nhất các lực lượng giáo dục
- Nhà giáo dục: cần hạn chế những tác động tiêu cực, kiên trì nhẫn nại, tác động liên tục.Ngoài ra nhà giáo dục không nên bi quan, nóng vội, chán nản, buông lỏng, bi quan sớm
Có kế hoach giáo dục thường xuyên, hệ thống cho mọi đối tượng, đặc biệt là học sinhchưa ngoan
- Trong hoạt động giáo dục: có tác động chung và tác động riêng phù hợp với từng đốitượng, tình huống giáo dục
- Phải xem trọng cả hai hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học
Câu 11 Phân biệt khái niệm mục đích và mục tiêu giáo dục
a Mục đích giáo dục
Mục đích giáo dục là sự dự kiến trước kết quả của hoạt động giáo dục
- Là phạm trù cơ bản của giáo dục học, là sự dự kiến trước phản ánh trước kết quảmong muốn của hoạt động giáo dục Kết quả của hoạt động giáo dục chính là nhân cách
của người được giáo dục Vì vậy, có thể hiểu mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người (người học) mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đọan lịch sử cụ thể.
- Đặc trưng của mục đích giáo dục:
+ Là kết quả dự kiến của một quá trình hoạt động dài lâu, với thời gian ngắn nókhông cho kết quả rõ ràng
+ MĐGD biểu thị những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối vớiviệc giáo dục con người (MĐGD vừa mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực nhưng vẫn chịu
sự qui định của môi trường lịch sử xã hội)
Trang 24+ MĐGD thể hiện tính định hướng cho mọi hoạt động giáo dục Đây là tính chất
quan trọng nhất của mục đích giáo dục
Để hình dung rõ hơn mục đích giáo dục cần phân tích mục đích giáo dục ra thành
các mục tiêu giáo dục
b Mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu giáo dục được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích giáo dục, Là chuẩn mực
cụ thể của một cấp học, bậc học, một loại trường, một giai đoạn đào tạo nhất định
- Đặc trưng của mục tiêu giáo dục:
+ Là kết quả dự kiến của một quá trình hoạt động ngắn
+ Có kết quả rõ ràng và phải đo lường được
+ Có thể nêu lên qui trình hoạt động để đạt được kết quả
Mục đích giáo dục có thể được hình dung ở các cấp độ vĩ mô và vi mô Cấp độ vĩ
mô hay còn gọi là mục đích giáo dục tổng quát là nhấn mạnh mục đích chung của toàn bộ
hệ thống giáo dục quốc dân, phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với một nền giáo dục
Chẳng hạn, mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là trình độ dân trí, chất
lượng nguồn nhân lực và nhân tài của một quốc gia ở một giai đoạn lịch sử nhất định
Cấp độ vi mô hay còn gọi là mục tiêu giáo dục thể hiện ở từng bậc học, cấp học, ngành
học ở các giai đoạn nhất định như là mục tiêu giáo dục mầm non, phổ thông (mục tiêu
giáo dục tiểu học, THCS, THPT), mục tiêu giáo dục đại học…
c Sự khác nhau giữa MĐGD và MTGD
1 Có tính định hướng, lý tưởng Có tính cụ thể với hành động và phương tiện
xác định
2 Thời gian thực hiện dài Thời gian thực hiện ngắn, xác định
3 Tính rộng lớn, khái quát của vấn đề Có tính xác định của vấn đề
4 Khó đo được kết quả tại một thời điểm xác
định
Có thể đo được kết quả ở một thời điểm cụ thể
5 Cấu trúc phức tạp, được tạo thành do nhiều
mục tiêu kết hợp lại
Cấu trúc đơn giản, là một bộ phận hợp thành của mục đích giáo dục
Trang 25Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt mục đích và mục tiêu là tính xác định và tính
cụ thể của kết quả dự kiến
Quan hệ giữa mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục
- Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mục đích giáo dục bao trùm toàn bộ các mụctiêu giáo dục Vì vậy, muốn thực hiện được mục đích giáo dục cần phải cụ thể hóa nóthành các mục tiêu, chỉ có như vậy mới xây dựng được qui trình hoạt động cụ thể và mới
đo lường được
- Hệ thống mục tiêu thường được sắp xếp theo một cấu trúc gồm nhiều tầng bậc,người ta gọi đó là cây mục tiêu
- Trong lí luận cũng như thực tiễn giáo dục, cần chú ý đến mối quan hệ giữa MĐGD
và MTGD nhằm đảm bảo cho MĐGD như là một chỉnh thể
Câu 12 Mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục Việt Nam
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Luật giáo dục - 2005).
Vấn đề nâng cao dân trí
- Dân trí được hiểu là trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa của người dân trong từngthời kỳ lịch sử nhất định Dân trí biểu hiện trữ lượng hiểu biết văn hoá của một dân tộc.Mặt bằng dân trí được thể hiện bằng số năm học trung bình của người dân một nước vàomột thời điểm nhất định
- Ý nghĩa của của việc nâng cao dân trí:
+ Đối với cá nhân: Làm cho người dân sống hạnh phúc
+ Đối với xã hội: Làm cho xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng; là tiêu chuẩn đểđánh giá trình độ phát triển của một quốc gia
+ Tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: dân số, môi trường,bệnh tật
Trang 26- Các giải pháp cơ bản để nâng cao trình độ dân trí:
+ Con đường cơ bản để nâng cao dân trí là thực hiện phổ cập giáo dục
Hiện nay ở nước ta, khả năng kinh tế - xã hội mới cho phép chúng ta phổ cập giáodục THCS Một số địa bàn như các thành phố lớn và các vùng trọng điểm trình độ dân tríphải đạt đến mức văn hoá THPT
+ Liên tục đổi mới, phát triển phù hợp và đáp ứng được các quá trình phát triểnchung theo hướng nhân văn hóa, xã hội hóa, đa dạng hóa với những phương thức thíchhợp
+ Huy động mọi lực lượng, mọi tiềm năng của xã hội làm giáo dục, trong đó giáodục nhà trường đóng vai trò nòng cốt
Vấn đề đào tạo nhân lực
- Nhân lực là lực lượng lao động Nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức mạnh trítuệ, tay nghề, năng lực, phẩm chất, sức khỏe của nhân lực
- Chất lượng và hiệu quả lao động trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệphụ thuộc vào trình độ đào tạo nhân lực
- Trong thực tế, nước ta dồi dào về nhân lực (khoảng trên 44 triệu người) nhưng chấtlượng thấp, chưa đáp ứng với những yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Theotính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam mới có khoảng hơn 20%lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, còn 80% người lao động chưa đượcđào tạo nghề, mà chủ yếu là ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ; đội ngũ công nhân kỹ thuậtcòn thiế (40%), công nhân có tay nghề còn ít về số lượng (2,8%), lực lượng lao động cótrình độ đại học còn thấp so với các nước trong khu vực; chất lượng đào tạo nghề chưađáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, chưa gắn với đào tạo và sử dụng đã tạo nênnhững bất ổn trong thị trường sức lao động
- Cần phải nâng cao tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên 25 – 30% vào 2010– 2015, đào tạo nghề theo hướng khoa học kỹ thuật cao ; gắn đào tạo với việc phân phối,
sử dụng lao động trong thị trường sức lao động phù hợp với luật pháp và quy luật pháttriển của kinh tế xã hội
Trang 27- Việc đào tạo nhân lực là trách nhiệm chính của hệ thống giáo dục quốc dân màtrực tiếp là ở hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học Các bộ phận của hệthống giáo dục quốc dân, hệ thống các trường dạy nghề từ thấp đến cao cần phải đổi mới
về mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo, cơ cấu tổ chức hệ thống; nâng cao chấtlượng đội ngữ giáo viên, đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đội ngũ người laođộng được đào tạo luôn luôn tiếp cận với cái mới trong kĩ thuật, trong công nghệ, rènluyện tính năng động, sáng tạo trong sản xuất để họ có thể thích ứng với quá trình biếnđộng và phát triển của nền kinh tế – xã hội đang phát triển trong cơ chế mới, đảm bảochất lượng đào tạo đi liền với sự phát triển về quy mô đào tạo
Về bồi dưỡng nhân tài
Nhân tài là những người có tài năng, nghĩa là người thông minh, trí tuệ phát triển, cónăng lực làm việc giỏi, có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính sáng tạo Tài có cấu trúcgồm 4 tầng: khiếu (còn gọi là năng khiếu) – năng lực – tài năng – thiên tài Cấu trúc nàyđược hình thành trên nền tảng những tác động phức tạp qua lại giữa một bên là hoạt độngcủa con người (chủ thể) và một bên là sự phát triển của các yếu tố di truyền được khơidậy nhờ hoạt động có định hướng của chủ thể
Nhân tài có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển xã hội Họ là những người mở ranhững mũi đột phá trong văn hóa, khoa học – công nghệ, tạo nên đà phát triển mạnh mẽcủa kinh tế - xã hội và khoa học – kỹ thuật ở một nước Vì vậy, ở thời đại nào, ở quốc gianào người tài cũng được coi trọng
- Bồi dưỡng nhân tài trước hết phải phát hiện ra các tư chất (khiếu) ở trẻ, sau đó pháthuy trong những điều kiện thuận lợi nhất thì khiếu đó sẽ bộc lộ và trở thành năng lực, cótài năng
- Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của cả ba môi trường giáo dục(gia đình, nhà trường và xã hội), trong đó, gia đình giữ vai trò quan trọng
- Bồi dưỡng nhân tài phải đi đôi với thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý, tạo điềukiện để đội ngũ trí thức, các nhà khoa học có điều kiện tiếp cận và phát huy tiềm năngcủa họ
Trang 28Tóm lại, ba mục tiêu giáo dục trên có một mối quan hệ thống nhất biện chứng, tácđộng qua lại với nhau Vì vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nướcphải tiến hành thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài”
Câu 13 Các bộ phận của giáo dục toàn diện nhân cách
1 Giáo dục đạo đức và công dân (đức dục)
Giáo dục đạo đức là một quá trình hình thành cho học sinh ý thức đạo đức, hành vi
và thói quen đạo đức
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo dục ở nhà trường cáccấp
+ Ý thức đạo đức là một tổ hợp những tri thức đạo đức và hành vi đạo đức Nhưvậy, nghĩa là trong quá trình giáo dục đạo đức, bồi dưỡng cho các em những chuẩn mựcđạo đức (giá trị đạo đức) và quan trọng hơn đó là giúp cho các em chuyển hóa các chuẩnmực đó thành niềm tin Niềm tin đạo đức sẽ tạo cho các em có sức mạnh trong việc viếnnhững tri thức thành hành vi, thói quen đạo đức
+ Tình cảm đạo đức được coi là ‘chất men” thúc đẩy các em biến ý thức thành hành
vi, thói quen đạo đức mọt cách thoải mái, dễ chịu không bị cưỡng ép, máy máy
+ Hành vi đạo đức, xét cho đến cùng, là biểu hiện sinh động bộ mặt đạo đức của conngười Hành vi này phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xãhội quy định; phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự giác với động cơ đúngđắn Hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen đạo đức Thói quen đạođức gắn liền với nhu cầu về đạo đức
- Những nhiệm vụ của đức dục là:
+ Giáo dục, bồi dưỡng học sinh thế giới quan cách mạng, thấm nhuần hệ tư tưởngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm được những qui luật cơ bản của
sự phát triển xã hội, có lí tưởng đạo đức, niềm tin sâu sắc vào chủ nghĩa xã hội
+ Giáo dục học sinh những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức XHCN, chủ nghĩa yêunước, chủ nghĩa quốc tế chân chính, lòng nhân ái, lòng yêu lao động, ý thức đầy đủ về
Trang 29quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, tinh thần kỉ luật tự giác, lòng tự hào dân tộc,
ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc
+ Giáo dục về văn hoá chung, giáo dục bảo vệ môi trường, tinh thần vì hoà bình,phấn đấu theo các giá trị cao quí của dân tộc và nhân loại
- Giáo dục đạo đức được thực hiện bằng hai con đường : Con đường dạy học cácmôn học, nhất là môn đạo đức Con đường thứ 2 là các hoạt động giáo dục trong và ngoàinhà trường
Con đường thứ nhất chủ yếu giúp cho học sinh hình thành ý thức đạo đức và địnhhướng cho hành vi đạo đức
Con đường thứ hai chủ yếu giúp cho các em rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức
Trong các thao tác trí tuệ, người ta rất quan tâm đến các thao tác tư duy như: phântích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, cụ thể hóa, trưu tượng hóa, khái quát hóa Đó là vinhờ các thao tác tư duy, con người mới có thể phát hiện được và nắm vững được bản chấtcũng như các quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan
Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng Nó bao gồm một hệthống quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và đối với con người Nó giúp cho ta có cáchnhìn đúng đắn, cách suy nghĩ đúng đắn và hành động đúng đắn trong mọi tình huống
- Việc giáo dục trí tuệ và phát triển trí tuệ không chỉ diễn ra trong lớp học, trong nhàtrường mà diễn ra trong toàn bộ các quan hệ, các hoạt động của con người trong cuộcsống
3 Giáo dục lao động.
Trang 30Giáo dục lao động giúp học sinh có được “năng lực tìm được việc làm, tự tạo việclàm trong nền kinh tế thị trường”, đó là những con người có kiến thức văn hoá, khoa học,
có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật
Nhiệm vụ tổng quát của giáo dục lao động kĩ thuật là:
+ Giáo dục thái độ và niềm tin đúng đắn đối với mọi loại hình lao động (trí óc vàchân tay), xem đó là con đường chân chính để mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân vàlàm tròn nghĩa vụ cơ bản đối với gia đình và toàn xã hội
+ Hình thành ở học sinh nhu cầu lành mạnh, gắn bó với cuộc sống, với hạnh phúc,phù hợp với nhu cầu của xã hội văn minh
+ Hình thành tâm lí tham gia vào mọi hình thức lao động trong suốt cuộc sống củamình một cách sáng tạo, chủ động
Các nhiệm vụ trên gắn bó khăng khít với nhau, được thực hiện thông qua các hoạtđộng dạy học và giáo dục đa dạng cả nội khoá và ngoại khoá Đặc biệt coi trọng các yêucầu có tính chất điều kiện sau:
+ Giáo dục học sinh học vấn về kĩ thuật, trên cơ sở đó phát triển tư duy kĩ thuật, tưduy kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo cuỉa học sinh trong lao động
+ Giúp họ định hướng và lựa chọn ngành nghề trên cơ sở hiểu rõ năng lực của bảnthân, triển vọng và nhu cầu phát triển ngành nghề của địa phương và cả nước
Trong điều kiện thực tế hiện nay, nhiệm vụ giáo dục lao động kĩ thuật cho học sinhtrong nhà trường phổ thông được cụ thể hóa:
+ Đưa hoạt động dạy học lao động phổ thông của học sinh phổ thông vào nề nếp.+ Lựa chọn nội dung, hình thức lao động sản xuất vừa sức, phù hợp với cơ chế thịtrường và điều kiện thực tế của nhà trường ở từng vùng kinh tế
+ Phát triển các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề ở các Quận,Huyện
+ Tăng cường chỉ đạo hoạt động lao động hướng nghiệp của học sinh các dân tộcmiền núi, đặc biệt các trường phổ thông dân tộc miền núi
4 Giáo dục thể chất
Trang 31Giáo dục thể chất là giáo dục và phát triển thể chất của con người, đồng thời cũng làgiáo dục và phát triển văn hóa thể chất ở họ.
Phát triển thể chất là một mặt quan trọng của sự phát triển toàn diện nhân cách, là
quá trình biến đổi và hình thành những thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái và về mặtchức năng của cơ thể trong cuộc sống con người
Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục thể chất:
- Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về thể dục, thểthao, vệ sinh thường thức, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khỏe, rèn luyện kỹnăng cơ bản về các bài tập thể dục phổ thông theo chương trình giáo dục thể chất của nhàtrường phổ thông
- Hình thành cho học sinh hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực, thói quen rèn luyệnTDTT và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ; Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ
và rèn luyện sức khỏe cho học sinh, góp phần phát triển đúng đắn thể chất và nâng caonăng lực làm việc cho cơ thể
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao
- Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức khác
5 Giáo dục thẩm mỹ
Trong nhà trường, đặc biệt ở nhà trường phổ thông, giáo dục thẩm mỹ là một trongnhững bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa chung, vì lẽ đó nhiều nhà giáodục xem giáo dục thẩm mỹ là giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho con người
Ở nhà trường phổ thông, giáo dục thẩm mỹ không nên hiểu là giáo dục đặc biệt chonhững học sinh có năng khiếu về một môn nghệ thuật nào đó (ta có trường năng khiếuđặc biệt đảm nhận) mà là giáo dục văn hóa thẩm mỹ chung cho tất cả học sinh, giúp chocác em tiếp xúc, có khả năng cảm thụ và biết thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống hàngngày, từ đó khêu gợi lòng ham mê, thích thú tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật ởmức độ thể hiện trình độ văn hóa chung của con người
Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ thường được xác định ở mấy điểm sau đây:
Trang 32- Phát triển tri giác thẩm mỹ (mà trong kinh nghiệm vốn sống riêng ai cũng có), hìnhthành năng lực cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong nghệ thuật và trong cuộc sống hàngngày.
- Giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ (qua việc học tập một số môn nghệ thuậtnhất định) hình thành năng lực sáng tạo cái đẹp, biết phân biệt cái đẹp với những cái thôkệch, xấu xí, phi văn hóa
- Khêu gợi và bồi dưỡng lòng khát khao thể hiện tài năng sáng tạo thẩm mỹ (quamột số môn nghệ thuật) và hình thành nguyện vọng đưa cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày
Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần giúp cho các em tiếp xúc, có khả năng cảm thụ,biết thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó khêu gợi lòng ham mê, hứngthú tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp
* Mỹ dục được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học, và trong quá trình tổchức đời sống của học sinh
Câu 14 Các đặc điểm của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết cho công tác giáo dục học sinh phổ thông
a Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp.
- Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục cùng một lúc chịu sự tác động củanhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội
- Ngay trong bản thân những môi trường này người được giáo dục cũng chịu ảnhhưởng của nhiều tác động khác nhau có khi là tích cực, có khi là tiêu cực Ví dụ: Gia đình
có những tác động của cha, mẹ, anh em, của nếp sống gia đình ; trong nhà trường cónhững tác động của giáo viên, của tập thể lớp, của nội quy, chương trình, kế hoạch họctập ; trong xã hội, có ảnh hưởng của nhóm bạn, các lực lượng xã hội, các phương tiệntruyền thông đại chúng, phim ảnh, sách báo
Như vậy có bao nhiêu quan hệ trong nhà trường, gia đình, xã hội mà học sinh thamgia, có bao nhiêu loại hình hoạt động trong quá trình sống mà học sinh thực hiện thì cóbấy nhiêu tác động đến học sinh
Trang 33- Tất cả những tác động này đan cài, xen kẽ, ảnh hưởng lẫn nhau cùng tác động lênhọc sinh Nhưng những tác động này không phải bao giờ cũng là những tác động tích cực
mà đôi khi có cả những tác động tiêu cực, tự phát, ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh
Ví dụ: Gia đình >< Nhà trường
Nếu quan tâm tốt > giáo dục tốt
Nếu không quan tâm, để tự do phát triển >< Nhà trường
- Trong tất cả các tác động trên, tác động giáo dục của nhà trường đóng vai trò chủđạo Vì, bao giờ cũng có mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáoviên là những người có chuyên môn nên có thể tổ chức, điều khiển quá trình hình thành
và phát triển nhân cách có hiệu quả nhất
b Quá trình giáo dục có tính lâu dài và liên tục
- Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục không dừng lại ở chỗ nắm tri thức
về các chuẩn mực mà cần phải hình thành được niềm tin, tình cảm tích cực, nhất là rènluyện được những hành vi và thói quen tương ứng Việc này phải có thời gian lâu dài vàliên tục
Vd: Nhận thức hành vi thói quen hành vi
Đi học sớm Thói quen
- Mặt khác, những nếp nghĩ, những thói quen cũ, lạc hậu tồn tại dai dẵng Muốn loại
bỏ nó không phải là điều đơn giản Do đó, cần phải có thời gian, sự kiên trì, nhẫn nại, ý chí và nghị lực
Trang 34Vd: Nghiện thuốc lá giáo dục bỏ thói quen đó đòi hỏi nghị lực.
- Trong quá trình giáo dục, tính lâu dài gắn với tính liên tục Bởi vì, những thói quen tốt mà ta đã hình thành, nếu không có điều kiện để thể hiện thì dần dần bị mai một
Vd: Thức dậy sớm, tập thể dục Nên giữ thói quen tốt này, thường xuyên, liên tục
Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần chú ý (kết luận sư phạm)
+ Nhà giáo dục cần bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng, vội vàng; phải tácđộng thường xuyên, liên tục, tác động ở mọi nơi, mọi lúc
+ Phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh cho học sinhkhi các em có biểu hiện sai trái
+ Người được giáo dục kiên trì, quyết tâm cao tự rèn luyện thì mới có kết quả tốt
c Quá trình giáo dục có tính cá biệt
Mỗi người được giáo dục đều có những đặc điểm riêng về tâm - sinh lí, về trình độnhận thức, về vốn sống Mặt khác, quá trình giáo dục bao giờ cũng diễn ra trong nhữnghoàn cảnh và tình huống nhất định
Kết luận sư phạm
Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ học sinh về tất cả các mặt để có thể đê sử dụng các
biện pháp phù hợp với từng cá nhân và hợp lý trong từng tình huống riêng biệt
Tránh rập khuôn, máy móc, hình thức Các bài bản có sẵn chỉ là điểm tựa cho hoạtđộng sư phạm
d Quá trình giáo dục thống nhất với quá trình tự giáo dục
- Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, với tư cách là chủ thểgiáo dục, tiến hành các tác động có định hướng đến người được giáo dục
- Người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dục, vừa là một chủ thể tự giáo dục
- Hoạt động giáo dục của nhà giáo dục chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu như hoạtđộng này kích thích được và thống nhất được với hoạt động tự giáo dục của người đượcgiáo dục Mặt khác hoạt động tự giáo dục có thể đạt được hiệu quả cao nếu như ngườiđược giáo dục khai thác được sự định hướng và hỗ trợ của hoạt động giáo dục của nhàgiáo dục
đ Quá trình giáo dục thống nhất với quá trình dạy học
Trang 35- Quá trình dạy học không những phải giúp cho người học nắm vững được hệ thốngnhững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển được những năng lực hoạt động trí tuệ mà cònhình thành và phát triển được thế giới quan khoa học, phẩm chất nhân cách của ngườicông dân, người lao động Vì thế người ta thường nói: “Dạy học có tính giáo dục”.
- Mặt khác nhờ quá trình giáo dục, người học xây dựng được thế giới quan khoahọc, động cơ, thái độ học tập đúng đắn và những phẩm chất nhân cách khác Chínhnhững kết quả giáo dục này lại tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động học tập nói riêng,hoạt động dạy học nói chung vận động và phát triển
Vì vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ 2 quá trình này, tránh tình trạng tách rời, biệt lập 2quá trình này với nhau
Câu 15 Cấu trúc của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp)
Nhiệm vụ:
1 Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục ý thức cá nhân về cácchuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực đạo đức pháp luật nói riêng đã được quiđịnh
Ý thức cá nhân: là một thể thống nhất giữa sự hiểu biết của cá nhân về các chuẩnmực xã hội và niềm tin cá nhân về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cá nhân của những chuẩn mực
xã hội ấy
2 Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục xúc cảm, tình cảm tíchcực có tác dụng như là “ chất men” đặc biệt thúc đẩy cá nhân chuyển hoá ý thức về cácchuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng
Trang 363 Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục hệ thống hành vi phù hợpvới các chuẩn mực xã hội đã được qui định Và hơn nữa là tổ chức cho họ tự lặp đi lặp lại
hệ thống hành vi này thành thói quen bền vững, gắn bó mật thiết với nhu cầu tích cực của
cá nhân
Mục đích, nhiệm vụ giáo dục có vị trí hàng đầu trong quá trình giáo dục Nó có vaitrò định hướng cho sự vận động và phát triển của các nhân tố khác và của toàn bộ quátrình giáo dục
b Nội dung giáo dục.
- Là hệ thống những chuẩn mực xã hội đã được qui định cần giáo dục cho ngườiđược giáo dục Tuy nhiên phải tính đến sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nền văn hóa …
- Nó tạo nên nội dung hoạt động cho nhà giáo dục và người được giáo dục
- Nó chịu sự chi phối của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và mặt khác, nó lại phục vụcho việc hoàn thiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục
c Phương pháp, phương tiện giáo dục.
- Là những cách thức, phương tiện hoạt động thống nhất của nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục, nhằm giúp cho người được giáo dục chuyển hoá được những chuẩn mực
xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng
- Nó chịu sự chi phối của nội dung giáo dục, mặt khác nó lại giúp cho nội dung giáodục chuyển hoá thành vốn kinh nghiệm riêng của người được giáo dục, phù hợp với mụcđích giáo dục
d Nhà giáo dục (cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục)
- Tồn tại với tư cách là chủ thể tác động
- Vai trò: chủ đạo; thể hiện ở việc tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình hìnhthành nhân cách người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch, có phươngpháp, có tổ chức hợp lí Qua đó kích thích và làm phát triển ở người được giáo dục tính tựgiác tích cực tự giáo dục
e Người được giáo dục.
- Là đối tượng giáo dục, nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục
Trang 37Các nhân tố trên tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau Khôngnhững vậy, các nhân tố này còn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng vớimôi trường kinh tế - xã hội, văn hóa, KHKT…
Câu 16 Động lực của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp)
Động lực của hoạt động giáo dục
Quá trình giáo dục vận động và phát triển, trong đó, nhân cách của người được giáo dục được hình thành và ngày càng hoàn thiện
a Động lực của quá trình giáo dục là gì?
Động lực của quá trình giáo dục chính là việc phát hiện và giải quyết có hiệu quả các mâuthuẫn nảy sinh trong quá trình giáo dục
b Các loại mâu thuẫn trong quá trình giáo dục
Nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển theo triết học là do những mâu thuẫn nảy sinh và phát hiện, giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn sẽ là động lực của sự phát triển.Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giáo dục được chia làm 2 loại: Mâu thuẫn bên trong
và mâu thuẫn bên ngoài
* Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các nhân tố của quá trình giáo dục với nhau; hoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố
Trang 38- Mâu thuẫn giữa các nhân tố của quá trình giáo dục Các >< bên trong được giải quyết cóhiệu quả sẽ tạo ra động lực của quá trình giáo dục.
Ví dụ:
Mục đích, nhiệm vụ được nâng cao>< Nội dung giáo dục còn lạc hậu
Nội dung giáo dục được đổi mới ><Phương pháp giáo dục còn lỗi thời
Phương pháp giáo dục đã được hiện đại >< Phương tiện giáo dục lạc hậu
Nội dung giáo dục được nâng cao >< Nhà giáo dục chưa nắm bắt đầy đủ
Nhà giáo dục phát triển cao độ >< Người được giáo dục chưa tự giác, tích cực
- Mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố:
Vd: * Nhân tố người được giáo dục:
Lời nói thì hay nhưng việc làm thì xấu
+ Nhân tố phương pháp giáo dục:
Phương pháp mới >< Phương pháp cũ (thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi).+ Nội dung giáo dục:
NDGD hiện đại >< NDGD cũ
* Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn xảy ra giữa giữa các nhân tố thuộc quá trình giáo dục với các nhân tố của môi trường KT-XH Các >< bên ngoài được giải quyết tốt sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của quá trình giáo dục
Ví dụ:
- Môi trường kinh tế xã hội phát triển đưa ra những yêu cầu cao đối với người công dân, người lao động, trong khi đó mục đích giáo dục, nhiệm vụ giáo dục và các nhân tố khác của quá trình giáo dục chưa đáp ứng được
- Tác động của nhà giáo dục có mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp trong khi
đó môi trường gây nhiễu một cách tự phát bằng các tác động tiêu cực
Trang 39c Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu của quá trình giáo dục
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn nào đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ >< là >< bên trong của QTGD
+ >< này thường tồn tại xuyên suốt trong quá trình giáo dục Mâu thuẫn được giải quyết lập tức xuất hiện mâu thuẫn mới với yêu cầu cao hơn và cứ như vậy người được giáo dục phải thường xuyên nổ lực trong QTGD
+ >< này được giải quyết sẽ tạo động lực chủ yếu của QTGD
+ Việc giải quyết >< này sẽ trực tiếp tác động đến việc giải quyết các mâu thuẫn khác.Trong hàng loạt các mâu thuẫn kể trên có một >< cơ bản đó là >< giữa mục đích, nhiệm
vụ, yêu cầu mà nhà giáo dục đề ra ngày càng cao với khả năng, trình độ phát triển về nhân cách, trình độ được giáo dục của học sinh hiện có còn hạn chế
Vd: Nhà giáo dục đề ra cho học sinh là đi học đúng giờ, vệ sinh, đồng phục, tích cực, sáng tạo Nếu thỏa mãn nhà giáo dục sẽ đề ra yêu cầu cao hơn so với yêu cầu cũ Các yêu cầu nâng cao dần, đòi hỏi nhiều hơn
Đây là mâu thuẫn tồn tại trong suốt QTGD, khi mâu thuẫn được giải quyết, học sinh sẽ đáp ứng được những yêu cầu của chuẩn mực xã hội Kết quả là trình độ giáo dục, trình độphát triển nói chung của học sinh được nâng lên tương ứng với yêu cầu được đề ra Mâu thuẫn này được giải quyết tốt sẽ tạo nên động lực của quá trình giáo dục
d Điều kiện để >< trở thành động lực
Trong QTGD không phải hễ cứ có mâu thuẫn là có động lực Mâu thuẫn muốn trở thành động lực phải có 3 điều kiện:
- >< phải được người được giáo dục nhận thức đầy đủ và có nhu cầu giải quyết nó
- >< phải vừa sức với người được giáo dục Vd: lớp 1 mà yêu cầu phải có những hiểu biết, hành vi, thói quen hành vi về an toàn giao thông tương tự như lớp 10
- >< nảy sinh trong tiến trình giáo dục
Vd: >< ngoài giáo dục: Cô giáo nhờ học sinh đi lấy nước, thay phiên nhau
Câu 17 Bản chất của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp)
1 Bản chất
Trang 40Là quá trình chuyển hoá tự giác tích cực những yêu cầu của những chuẩn mực xã hội đãđược qui định thành hành vi và thói quen tương ứng của người được giáo dục dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục.
- Quan điểm này dựa trên cơ sở:
+ Bộ mặt nhân cách của mỗi người trước hết và chủ yếu phải được thể hiện bằng những hành vi và thói quen đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực xã hội đã được qui định
Bộ mặt nhân cách của mỗi người phải được thể hiện ở sự thống nhất giữa hiểu biết - thái
độ - hành vi của người đó Có nghĩa là không chỉ dừng lại ở hiểu biết về các chuẩn mực
xã hội, không thể chỉ biết nói đúng mà làm không đúng với các chuẩn mực hay “nói một đằng, làm một nẻo”
+ Trong quá trình giáo dục, sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục là nhằm giúp cho người được giáo dục tự giác tích cực chuyển hoá những yêu cầu của những chuẩn mực xã hội đã được qui định thành hành vi và thói quen tương ứng Như vậy là đã tạo ra ở người được giáo dục bộ mặt nhân cách tích cực
Khái niệm bản chất của hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), khái niệm thói quen
Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực những yêu cầucủa các chuẩn mực xã hội đã quy định thành ý thức, thái độ, hành vi và thói quen tương ứng của người được giáo dục dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục
Thói quen là hành động tự động hóa, là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà
có Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện, đó là những hành vi định hình trong cuộc sống
và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của