Thực trạng điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh quảng ninh

64 162 0
Thực trạng điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua theo nghị quyết số 217A (UN) ngày 10121948 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Điều 3 có ghi nhận “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Trong các Hiến pháp của nhà nước ta kể từ năm 1946 đến nay, quyền được sống được ghi nhận là quyền thiêng liêng và quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của con người. Nhân loại cho rằng, hành vi xâm phạm đến tính mạng con người, tước đi của họ quyền được sống luôn bị coi là một tội ác cần phải được loại bỏ. Việt Nam trong những năm gần đây, kinh tế xã hội có bước phát triển bền vững, mạnh mẽ, nhất là sau khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, con người và quyền con người ngày càng được tôn trọng bảo đảm. Tuy nhiên, tội phạm giết người ở Việt Nam tiếp tục có diễn biến phức tạp, cho dù trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta trước đây và trong Bộ luật hình sự hiện nay, hành vi giết người luôn được coi là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã giành được nhiều thành quả đáng khích lệ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều trở ngại, thách thức nhất là trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người có xu hướng không giảm mà diễn biến lại phức tạp, tinh vi hơn. Trong đó, tội phạm giết người vẫn là nỗi nhức nhối, tước đi mạng sống của nhiều người và gây ra những hậu quả kinh tế xã hội khác, ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cho dù những kết quả của công tác xử lý các loại tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đạt được thời gian qua là đáng ghi nhận, phát huy vai trò tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn nhưng cũng còn nhiều vấn đề đặt ra mà bắt đầu từ hoạt động điều tra tội phạm. Với những lý do này, việc chọn đề tài “Thực trạng điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm khoá luận tốt nghiệp là có tính cấp thiết

Ngày đăng: 16/09/2018, 09:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỘI PHẠM

  • GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

  • TRONG THỜI GIAN QUA

    • 1. Một số nét về đặc điểm địa bàn

    • 2. Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

      • 2.1. Tình hình hoạt động của tội phạm nói chung

      • 2.2. Tình hình của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

      • Bảng 3: Phân loại tội phạm giết người

        • 3. Đặc điểm tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2002-2006

          • 3.1. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng

          • 3.2. Đặc điểm sự hình thành, phát triển và hoạt động của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

          • 4. Mối quan hệ của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với các loại tội phạm hình sự khác

          • CHƯƠNG II

          • THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI CỦA

          • CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN TỈNH QUẢNG NINH

            • 1. Kết quả công tác điều tra khám phá tội phạm giết người năm 2002-2006

            • 2. Công tác tổ chức hoạt động điều tra

              • 2.1. Cơ cấu lực lượng tham gia điều tra

              • 2.2. Trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động điều tra

              • 3. Quy trình điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

                • 3.1. Hoạt động điều tra ban đầu

                • 3.2. Hoạt động điều tra tiếp theo

                  • 3.2.1. Khởi tố vụ án, bị can áp dụng các biện pháp ngăn chặn

                  • 3.2.2. Công tác phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm

                  • 3.2.3. Công tác giám định tư pháp

                  • 3.2.4. Công tác khám xét

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan