1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh quảng ninh

85 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

- Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: + Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH LONG

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số : 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của

cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các Giáo

sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Cám ơn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Công an tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn

Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Tác giả luận văn

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Thành Long

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 5

1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 5

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 5

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 11

1.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 25

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 26

1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 34

2.1 Nhóm nguyên nhân về kinh tế- xã hội 34

2.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 39

2.3 Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội 42

2.4 Nhóm nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 46

2.5 Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội 48

2.6 Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51

Trang 5

NINH 52

3.1 Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới 52

3.2 Các biện pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 54

3.2.1 Nhóm biện pháp về kinh tế - xã hội 54

3.2.2 Nhóm biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 56

3.2.3 Nhóm các biện pháp về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật tự, an toàn xã hội 59

3.2.4 Nhóm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 60

3.2.5 Các biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội 63

3.2.6 Các biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65

KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

TM : Tính mạng

TP : Tội phạm

TB : Trung bình TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

SK : Sức khỏe

Trang 7

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người ở Quảng Ninh

trong giai đoạn 2007 - 2013 6

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn

2007 - 2013 6

Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội

phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 7

Bảng 1.4: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người trên toàn quốc,

ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn

2007 - 2013 9

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người

trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân) 9

Bảng 1.6: Số vụ, số người bị khởi tố và số vụ, số người bị xét xử về tội

giết người trên địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 -

2013 10

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm 11

Bảng 1.8: Cơ cấu tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng 12

Bảng 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù đã được áp

dụng 13

Bảng 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội 14

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu

quả chết người) 15

Trang 8

sử dụng “hung khí nguy hiểm” 16

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội 17

Bảng 1.14: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội 18

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội giết người theo động cơ phạm tội 19

Bảng 1.16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội 21

Bảng 1.17: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 22

Bảng 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” 23

Bảng 1.19: Cơ cấu theo nghề nghiệp 23

Bảng 1.20: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội 24

Bảng 1.21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 26

Bảng 1.22: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được áp dụng 28

Bảng 1.23: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm nguy hiểm và phạm tội lần đầu 30

Bảng 1.24: Diễn biến của tội giết người theo độ tuổi dưới 18 và độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi 31

Trang 9

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với

các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 7

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với

tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 8

Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội

giết người trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân) 9

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm 12 Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt đã được áp

hậu quả chết người) 15

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo theo tiêu chí sử dụng hoặc

không sử dụng hung khí nguy hiểm 16

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo các loại hung khí nguy

hiểm 17

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội 18 Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội 19

Trang 10

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 21 Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 21 Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 22 Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm,

tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội 23

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội giết người 24 Biểu đồ 1.19: Diễn biến số vụ và số người phạm tội của tội giết người

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 -

2013 27

Biểu đồ 1.20: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được

áp dụng 29

Biểu đồ 1.21: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm

nguy hiểm và phạm tội lần đầu 30

Biểu đồ 1.22: Diễn biến của tội giết người theo độ tuổi dưới 18 và độ

tuổi từ 18 đến 30 tuổi 32

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, biển đảo nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích 6.102,4 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, gồm 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13% dân số Tỉnh

có 14 đơn vị hành chính (4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện) Tỉnh Quảng Ninh được xác định có vị trí đắc địa về kinh tế - chính trị với đường biên giới dài 132

km giáp Trung Quốc, được coi là một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế Với những lợi thế có được từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cùng

sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, tỉnh Quảng Ninh từ một tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nay đã có sự tăng trưởng kinh

tế vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng như phần lớn các tỉnh thành trên cả nước, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách không nhỏ, trong đó có sự gia tăng và diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm nói chung cũng như của tội giết người nói riêng Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm này là một yêu cầu bức thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội "Giết người" Theo

thời gian, có thể nêu các công trình đó là: Bài báo "Tội phạm giết người và

công tác phòng ngừa" của Nguyễn Tiến Truyển và Đỗ Quang Học, Tạp chí

Kiểm sát số 4, năm 1993; Luận văn cao học "Tội giết người theo luật hình sự

Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội giết người" của Hoàng Công Huấn, Hà

Nội, năm 1997; Luận án tiến sĩ "Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và

đấu tranh phòng chống loại tội phạm này" của Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội, năm

Trang 12

2008; Luận văn cao học "Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà

Nội" của Nguyễn Thị Thanh Thùy, Hà Nội, năm 2011; Bài báo "Nguyên nhân, điều kiện tội phạm giết người ở Việt Nam từ tháng 1/2007 - 9/2010 và giải pháp phòng ngừa" của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và nhóm tác giả, Tạp chí

Cảnh sát nhân dân số 2, năm 2011; Luận văn cao học "Phòng ngừa tội giết

người trên địa bàn thành phố Hải Phòng" của Nguyễn Thị Thương, Hà Nội,

năm 2012

Dưới góc độ luật hình sự, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tội giết người, chỉ rõ những hạn chế của BLHS Việt Nam trong việc quy định tội phạm này cũng như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

Dưới góc độ tội phạm học, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được tình hình tội giết người trên phạm vi toàn quốc hoặc một địa bàn nhất định, để từ đó giải thích các nguyên nhân của tội phạm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy

đủ, hệ thống tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ tội phạm học Mặt khác, các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội phạm này đều đã thực hiện trước đây nhiều năm, không còn phản ánh đầy đủ, kịp thời diễn biến của tội phạm trong điều kiện kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay Hơn nữa, tình hình tội giết người và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này ở Quảng Ninh chắc chắn có điểm khác biệt so với các địa phương khác vì Quảng Ninh có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, cơ cấu dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí v.v Từ những lý do đó, tác giả đã

lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”

làm luận văn thạc sĩ luật học của mình

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội tội giết người

- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Về mục đích nghiên cứu: Đề xuất được các biện pháp phòng ngừa tội

giết người phù hợp với tình hình chung cũng như đặc thù riêng của tỉnh Quảng Ninh, góp phần giảm thiểu tội giết người nói riêng cũng như tội phạm nói chung

- Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

+ Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013;

+ Giải thích làm rõ các nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

+ Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới và

+ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác

Trang 14

xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương

pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn đánh giá được tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2013, giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương Cụ thể:

Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong

Trang 15

Chương 1 TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2013

“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian

và đơn vị thời gian nhất định” [1, tr 203]

Trong đó, trạng thái thường được hiểu bao gồm cả đặc điểm về lượng (thực trạng) và đặc điểm về chất (cơ cấu và tính chất), còn xu thế vận động được gọi là diễn biến

Để làm rõ tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cần xuất phát từ việc phân tích các thông số của tình hình tội phạm, bao gồm thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội phạm này

1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong

đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [7, tr.112]

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Trong phần này, tác giả nghiên cứu tổng số tội giết người đã xảy ra cũng như tổng số người phạm tội của tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì số vụ

và số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 07 năm là 264 vụ với 536 người phạm tội Trung bình hàng năm có 37,7 vụ với 76,5 người phạm tội Từ số liệu này chúng ta có bảng sau:

Trang 16

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người ở Quảng Ninh

trong giai đoạn 2007 - 2013

Giai đoạn 2007-2013 Số vụ Số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 1)

Để làm rõ “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến năm 2013, tác giả thực hiện các phép so sánh sau:

- Thứ nhất, so sánh số liệu trên đây với số liệu về các tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và với số liệu về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong cùng khoảng thời gian;

- Thứ hai, so sánh số liệu trên đây với số liệu tương ứng về tội giết người

của toàn quốc và của một số địa phương khác

* Về so sánh thứ nhất có các so sánh cụ thể sau

- So sánh tội giết người với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng ninh trong giai đoạn 2007

- 2013 chúng ta có bảng và biểu đồ sau:

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Tội giết người Các tội xâm phạm TM, SK, NP, DD

của con người Tỉ lệ %

giữa (1) và (3)

Tỉ lệ % giữa (2) và (4)

Số NPT (4)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 2)

Trang 17

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với

các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tội giết người chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người kể cả về số vụ và

số người phạm tội (15,5% về số vụ và và 18,7% về số người phạm tội)

- So sánh tội giết người với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 chúng ta có bảng và biểu đồ sau:

Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Tội giết người Tội phạm nói chung

Tỉ lệ % giữa (1) và (3)

Tỉ lệ % giữa (2) và (4)

Trang 18

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với tội

phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tội giết người chỉ chiếm tỷ lệ 2,2% về số vụ và 2,5% về số người phạm tội của tội phạm nói chung Tuy nhiên, nếu đặt các con số này bên cạnh tỷ lệ giữa 1 điều luật về tội giết người với 272 điều luật qui định về tội phạm nói chung thì thấy rằng tội giết người cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ

* Về so sánh thứ hai

Để làm rõ thực trạng tội giết người ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 tác giả so sánh các số liệu về tội phạm này ở Quảng Ninh với các số liệu tương ứng của toàn quốc và của 2 địa phương là Hải Phòng và Lạng Sơn, trong đó, Hải Phòng là địa phương bên cạnh và Lạng Sơn cũng là một tỉnh biên giới như Quảng Ninh Ở các so sánh này, tác giả không chỉ so sánh các con

số thực tế mà chủ yếu so sánh các chỉ số - chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người ở Quảng Ninh so với toàn quốc và so với 2 địa phương Hải Phòng và Lạng Sơn vì các chỉ số này mới thể hiện đúng mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư

Trang 19

Bảng 1.4: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người trên toàn quốc, ở

Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013

Toàn quốc Quảng Ninh Hải phòng Lạng Sơn

Số vụ Số NPT Số vụ Số

NPT Số vụ Số

NPT Số vụ Số

NPT 9.789 18.225 264 536 269 594 138 200

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân

Tối cao; Website: http://www.gso.gov.vn - xem phụ lục 5)

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên

toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân)

Toàn quốc Quảng Ninh Hải Phòng Lạng Sơn Chỉ số

TP

Chỉ số

NPT

Chỉ số TP

Chỉ số NPT

Chỉ số TP

Chỉ số NPT

Chỉ số TP

Chỉ số NPT

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân

Tối cao; Website: http://www.gso.gov.vn - xem phụ lục 4,6)

Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết

người trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn

2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân

Tối cao; Website: http://www.gso.gov.vn ; xem phụ lục 4,6)

Trang 20

Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy, về diện tích, Quảng Ninh lớn hơn Hải Phòng và Lạng Sơn; còn về dân số, Quảng Ninh ít hơn Hải Phòng và nhiều hơn Lạng Sơn nhưng chỉ số tội giết người ở Quảng Ninh là cao nhất cũng như cao hơn chỉ số của toàn quốc (chỉ số tội phạm là 3,3 và chỉ số người phạm tội là 6,6) Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội giết người tại Quảng Ninh Những thông số về số vụ phạm tội, về số người phạm tội cũng như các chỉ

số tương ứng mới chỉ phản ánh một phần của “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 Bên cạnh đó còn một phần của “bức tranh” là số tội phạm ẩn

“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện

trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [7, tr 103]

Để làm rõ “bức tranh” của tội giết người cần đánh giá cả phần “ẩn” của tội phạm này Theo đó, cần so sánh số liệu khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Quảng Ninh với số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh về tội giết người:

Bảng 1.6: Số vụ, số người bị khởi tố và số vụ, số người bị xét xử về tội giết

người trên địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Giai đoạn 2007 - 2013 Khởi tố Xét xử

Trong 07 năm (2007 - 2013) có tổng số 368 vụ với 665 đối tượng bị khởi tố

về tội giết người nhưng chỉ có 264 vụ với 536 bị cáo bị xét xử về tội phạm này

Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ án bị tạm đình chỉ, đình chỉ Cụ thể: có 47 vụ không đưa ra xét xử được vì lý do tạm đình chỉ Trong đó, số vụ tạm đình chỉ do không xác định được bị can là 22 vụ, chiếm tỷ lệ 46,8% [8] Như vậy, trung bình

Trang 21

mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 chỉ khám phá được 94,1% (346/368 vụ)

Theo số liệu thống kê của Trung tâm giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn 7 năm từ năm 2007 đến năm 2013 có 2.808 ca giám định tử thi Trong đó, có 81 ca không xác định được nguyên nhân chết của nạn nhân hoặc không xác định được có dấu hiệu của tội phạm hay không Trong các ca này có thể có tỷ lệ nhất định thuộc tội phạm ẩn của tội giết người

Từ các số liệu nêu trên có thể khẳng định có tỷ lệ ẩn nhất định ở tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Đánh giá thực trạng của tội giết người không chỉ đòi hỏi phải đánh giá về mức độ của thực trạng mà còn đòi hỏi phải đánh giá cả về tính chất của thực trạng Có như vậy mới đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện của việc đánh giá Để đánh giá thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 tác giả nghiên cứu một số cơ cấu của tội phạm này Trên cơ sở xem xét các cơ cấu này có thể rút ra được những nhận xét nhất định

về tính chất của tội phạm Theo đó, tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội giết người theo các tiêu chí sau:

* Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm với 312 người phạm tội

bị xét xử sơ thẩm về tội giết người của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 07 năm (sau đây được viết tắt là 202 bản án hình sự sơ thẩm) tác giả có bảng thống kê và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm

Tổng TP rất nghiêm trọng TP đặc biệt nghiêm trọng

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 22

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, tội giết người ở Quảng Ninh chủ yếu thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với tỷ lệ là 97%; số tội giết người thuộc loại tội rất nghiêm trọng chỉ chiếm 3%

* Cơ cấu của tội giết người theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tác giả có bảng và biểu đồ về cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt sau:

Bảng 1.8: Cơ cấu tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng

Tổng số Tù có thời hạn Tù chung thân Tử hình

536 bị cáo 428 bị cáo 63 bị cáo 45 bị cáo

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng

79.8%

11.8%

8.4%

Tù có thời hạn Chung thân

Tử hình

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Trang 23

Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, số tội giết người bị áp dụng hình phạt tử hình tuy thấp nhất trong 3 loại hình phạt được áp dụng nhưng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (8,4%); số tội giết người bị áp dụng hình phạt tử hình

và hình phạt tù chung thân chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng 20%); số tội giết người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm phần lớn (khoảng 80%)

Số tội phạm bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn có cơ cấu về mức hình phạt

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, trong các mức hình phạt tù

đã được áp dụng, mức từ trên 7 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (39%); tiếp

đó là mức trên 15 năm (28,5%) Như vậy, hình phạt tù được áp dụng chủ yếu ở

Trang 24

mức trên 7 năm tù (39%) Mức hình phạt dưới 3 năm tù được áp dụng với tỷ lệ cũng không nhỏ (23%) và trong số này có tới 21 trường hợp được cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ (21%)

* Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê

và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội

Tổng số Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội

33.2%

66.8%

Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy, tội giết người ở Quảng Ninh chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm 66,8%; hình thức phạm tội đồng phạm chỉ chiếm 33,2% nhưng cũng là tỷ lệ tương đối cao so với một số địa phương khác Ví dụ: Tỷ lệ này ở Hà Nội trong giai đoạn 2007 - 2011

là 27,1% Trong các trường hợp đồng phạm, đồng phạm có tổ chức chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ 7% (5 vụ/67 vụ)

Trang 25

* Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả của tội phạm (có hay chưa có hậu quả chết người)

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu quả chết người)

Tổng số Có hậu quả chết người Chưa có hậu quả chết người

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu quả chết người)

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trong số các trường hợp chưa có hậu quả chết người, số bị thương tích với

tỷ lệ thương tật trên 61% chiếm tỷ lệ 5,7% (4/70 trường hợp)

Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, phần lớn tội phạm đã gây ra hậu quả chết người (72%) Trong số những nạn nhân không chết, số bị thương tích với tỷ lệ thương tật ở mức cao nhất (trên 61%) cũng chiếm tỷ lệ nhất định (5,7%) Trong tổng thể, có thể kết luận hậu quả mà các tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã gây ra trong giai đoạn từ 2007 đến 2013 là đặc biệt nghiêm trọng

* Cơ cấu của tội giết người theo tiêu chí sử dụng hoặc không sử dụng

“hung khí nguy hiểm”

Trang 26

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê

và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.12: Cơ cấu của tội giết người theo tiêu chí sử dụng hoặc không sử

dụng “hung khí nguy hiểm”

Tổng số Sử dụng hay không sử dụng hung khí nguy hiểm

202 vụ

= 100%

187 vụ = 92,6% (có 209 hung khí đã được sử dụng do trong một vụ có thể nhiều người phạm tội sử dụng nhiều

hung khí nguy hiểm)

Súng Gạch, đá, gậy gỗ Chất

cháy nổ

Hung khí khác

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người )

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo theo tiêu chí sử dụng hoặc

không sử dụng hung khí nguy hiểm

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 27

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo các loại hung khí nguy hiểm

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và các biểu đồ có thể thấy rất rõ, tuyệt đại đa số các vụ phạm tội giết người đã sử dụng hung khí nguy hiểm (92,6%) Trong đó, hung khí phổ biến là dao, kiếm, tuýp sắt, lưỡi lê, chiếm 57,4% vì có thể đây là loại hung khí dễ chuẩn bị, dễ sử dụng nhưng có khả năng gây chết người cao

* Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê

và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội

Tổng số

Nơi xảy ra Nhà

riêng

Ngoài đường

Nơi công cộng

Hàng quán

Nơi làm việc

Trường học

Trại giam

100% 30,2% 38,6% 10,4% 15,8% 3,5% 1% 0,5%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 28

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, địa điểm xảy ra tội giết người tại Quảng Ninh có tỷ lệ cao nhất là ở ngoài đường, chiếm 38,6%; tiếp đó

là ở nhà riêng của nạn nhân chiếm 30,2% Đặc biệt, địa điểm xảy ra tại các hàng quán chiếm tỷ lệ không nhỏ (15,8%)

* Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê

và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.14: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội

Tổng số Từ 0 giờ

đến cận 6 giờ

Từ 6 giờ đến cận 12 giờ

Từ 12 giờ đến cận 18 giờ

Từ 18 giờ đến cận 24 giờ

202 vụ =

100% 15 vụ = 7,4% 23 vụ = 11,4% 63 vụ = 31,2% 101 vụ = 50%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 29

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rất rõ, thời gian tội giết người xảy ra nhiều nhất là từ 18 giờ đến cận 24 giờ chiếm 50%, là thời gian diễn ra nhiều hoạt động đông người và cũng là thời gian có điều kiện che

giấu tội phạm

* Cơ cấu tội giết người theo động cơ phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê

và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội giết người theo động cơ phạm tội

Ghen tuông

Chống lại người phạm tội

Trả thù

Động cơ khác

202 vụ 136 vụ 26 vụ 12 vụ 3 vụ 16 vụ 9 vụ 100% 67,3% 12,9% 5,9% 1,5% 7,9% 4,5%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 30

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội giết người theo động cơ phạm tội

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, phần lớn các vụ giết người xuất phát từ các mâu thuẫn trong cuộc sống thường ngày do khác biệt trong lối sống, do tranh chấp tài sản, đất đai hoặc do những cư xử thiếu văn hóa, v.v… chiếm 67,3% Động cơ cướp tài sản cũng như động cơ ghen tuông chiếm tỷ lệ đáng kể (12,9% và 5,9%) Điều đáng chú ý là có một số ít trường hợp động cơ phạm tội lại xuất phát từ chính hành vi phạm tội của nạn nhân (1,5%)

Ngoài ra, khi khảo sát 26 vụ giết người có động cơ cướp tài sản, tác giả xác định có 5 vụ (5 người phạm tội) nhằm có tiền để sử dụng ma túy; 9 vụ (9 người phạm tội) nhằm có tiền để uống rượu, 2 vụ (4 người phạm tội) nhằm có tiền để giải quyết các vấn đề liên quan đến đánh bạc

* Cơ cấu của tội giết người theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Từ thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh kết hợp với kết quả tự

khảo sát 202 bản án, tác giả có bảng thống kê và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Trang 31

Từ 18 đến dưới 30 tuổi

Từ 30 tuổi trở lên

Tổng: 536 người phạm tội = 100%

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Trang 32

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, người phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (96,1%) do đặc điểm tâm lý nam giới thường muốn thể hiện sức mạnh, cái “tôi” và khó kiềm chế bản thân hơn nữ giới; nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm số đông (71,1%); Người phạm tội giết người ở độ tuổi trên 30 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (21,5%) Điều đáng chú ý

là số người phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên chiếm tỷ lệ đáng kể (7,5%)

143 45,8%

2 0,6%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, số người phạm tội có trình

độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 0,6%

Trang 33

- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội

Bảng 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái

phạm nguy hiểm”

Tổng Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái

phạm nguy hiểm” của người phạm tội

13.4%

86.6%

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Phạm tội lần đầu

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, số người phạm tội lần đầu chiếm tuyệt đại đa số (86,6%) Tuy nhiên, số người phạm tội thuộc diện tái phạm hay tái phạm nguy hiểm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (13,4%)

312 177 = 56,7% 84 = 26,9% 40 = 12,8% 11 = 3,6%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Trang 34

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội giết người

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)

Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, số người phạm tội thuộc diện không nghề nghiệp chiếm đa số (gần 60%) Nếu cộng cả số người thuộc

diện lao động tự do (không có công việc ổn định) thì tỷ lệ này trên 80%

* Cơ cấu theo đặc điểm của nạn nhân

Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm với 250 nạn nhân, tác giả có bảng thống kê và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:

Bảng 1.20: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với

Trên

Không quen biết

100% 81,6% 18,4% 4,4% 47,2% 48,4% 51,2% 48,8%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội Giết người)

Từ bảng thống kê có thể thấy rất rõ, số nạn nhân là nam giới chiếm tuyệt đại đa số (81,6%); số nạn nhân dưới 18 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (4,4%); số

Trang 35

nạn nhân quen hoặc không quen người phạm tội là tương đương nhau (51,2%

và 48,8%)

Phân tích các cơ cấu trên đây, tác giả có thể rút ra được một số kết luận về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm

2007 - 2013 như sau:

Thứ nhất, hầu hết các trường hợp giết người thuộc loại tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng, chiếm 97,3%, hình phạt được áp dụng chủ yếu là từ 7 năm tù trở lên, chiếm 86,2%, trong đó hình phạt tù chung thân và tử hình chiếm tỷ lệ đáng

kể (20,2%)

Thứ hai, hình thức thực hiện tội giết người dưới hình thức đồng phạm

chiếm tỷ lệ tương đối cao (33,2%), trong đó, số vụ phạm tội có tổ chức chiếm tỷ

lệ đáng kể (12,5%)

Thứ ba, phần lớn tội giết người đã gây ra hậu quả chết người, chiếm 72%;

trong số trường hợp nạn nhân chưa chết có tỷ lệ nhất định nạn nhân bị thương tích với tỷ lệ thương tật trên 61% (6%)

Thứ tư, trong hầu hết các vụ giết người (92,6%), chủ thể sử dụng "hung khí

nguy hiểm", trong đó hung khí phổ biến là dao, kiếm, lưỡi lê, tuýp sắt…(57,4%); súng cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp, chiếm 18,7%; động cơ phạm tội chủ yếu là để giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong đời sống hàng ngày, chiếm 67,3%, bên cạnh đó, động cơ cướp tài sản cũng có tỷ lệ tương đối (12,9%)

Thứ năm, tuyệt đại đa số chủ thể của tội giết người là nam giới, chiếm

96,1%; chủ thể là người chưa thành niên cũng chiếm một tỷ lệ nhất định (7,5%);

phần đông người phạm tội thuộc diện không nghề nghiệp, chiếm 56,7%, và không có công việc ổn định, chiếm 26,9%

1.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức

độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định ” [7, tr.120]

Trang 36

Như vậy, để làm rõ một cách đầy đủ diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 cần phải mô tả, đánh giá diễn biến của tội phạm này về mức độ và về tính chất

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Trên cơ sở số liệu đã thu thập được của từng năm trong khoảng thời gian thuộc phạm vi nghiên cứu tác giả mô tả và đánh giá diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để làm rõ xu hướng vận động của tội phạm này trong thời gian vừa qua cũng như để dự đoán sự vận động của nó trong thời gian tới Tác giả chọn năm 2007 là năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số vụ

và số người phạm tội Theo đó, có bảng thống kê dưới đây:

Bảng 1.21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Năm Số vụ phạm tội Số người phạm tội

Trang 37

Biểu đồ 1.19: Diễn biến số vụ và số người phạm tội của tội giết người trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Bảng và biểu đồ trên cho thấy rất rõ, trong giai đoạn 2007 - 2013, diễn biến của tội giết người trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh khá phức tạp, tăng giảm thất thường Năm 2008, tội phạm này giảm đáng kể (giảm 20% về số vụ, giảm 39,5%

về số người phạm tội) Từ năm 2008 đến 2009, tội phạm diễn biến theo tỷ lệ nghịch giữa số vụ với người phạm tội (số vụ giảm 32,5% nhưng số người phạm tội lại tăng 15,8%); năm 2010 tội phạm tăng ở mức cao nhất trong cả giai đoạn (số vụ tăng 7,5%, số người phạm tội tăng 38,2%); năm 2011, tội phạm lại giảm nhẹ so với năm 2010 nhưng vẫn tương đương với năm 2007 - 2008; năm 2012,

số vụ án tiếp tục tăng 7,5%, nhưng số người phạm tội lại giảm 13,2%; năm 2013,

số vụ tăng 5% và số người phạm tội giảm 12,6%

Mặc dù tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 -

2013 có diễn biến thất thường như vậy nhưng có thể khẳng định, xu hướng tăng của tội phạm này là cơ bản, chiếm phần lớn thời gian

Trang 38

1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

Để thực hiện việc mô tả và đánh giá diễn biến về tính chất của tội phạm này tác giả lựa chọn một số tiêu chí phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm này làm cơ sở cho việc mô tả và đánh giá (theo mức hình phạt; theo đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu và theo độ tuổi)

* Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được áp dụng

Bảng 1.22: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được áp dụng

trở xuống

Từ 3 năm đến 7 năm

Từ trên 7 năm đến

15 năm

Trên 15 năm

Tù chung thân

Tử hình

(100%)

5 (100%)

12 (100%)

15 (100%)

9 (100%)

5 (100%)

( 78,6%)

4 (80%)

16 (133,3%)

13 (86,7%)

6 (66,7%)

3 (60%)

(71%)

8 (160%)

21 (175%)

17 (113%)

5 (56%)

6 (120%)

( 107%)

2 (40%)

24 (200%)

12 (80%)

10 (111%)

4 (80%0

(85,7%)

6 (120%)

28 (233,3%)

21 (140%)

7 (77,8%)

7 (140%)

(114,3%)

9 (180%)

32 (266,7%)

19 (126,7%

11 (122,2%)

9 (180%)

(142,9%)

7 (114,0%)

34 (283,3%)

25 (166,7%)

15 (166,7%)

11 (220%)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Trang 39

Biểu đồ 1.20: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Bảng và biểu đồ cho thấy rất rõ, các loại cũng như các mức hình phạt được

áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu đều có xu hướng tăng cùng với xu hướng tăng của tội giết người và đều tăng mạnh vào năm 2013 Tuy nhiên, điều đáng chú ý là:

- Mức tăng cao thuộc về hai loại hình phạt nghiêm khắc nhất và 2 m ức hình phạt tù cao nhất Cụ thể: Mức hình phạt tù trên 7 năm đến 15 năm tăng 283,3%; tử hình tăng 220%; hình phạt tù chung thân và hình phạt tù trên 15 năm đều tăng 166,7%

Trang 40

Đánh giá trên phản ánh rất rõ tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn

* Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm nguy hiểm

và phạm tội lần đầu

Bảng 1.23: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm nguy

hiểm và phạm tội lần đầu

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu đồ 1.21: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm

nguy hiểm và phạm tội lần đầu

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Ngày đăng: 27/03/2018, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2006
2. PGS.TS Dương Tuyết Miên (2009), Tội phạm học nhập môn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học nhập môn
Tác giả: PGS.TS Dương Tuyết Miên
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2009
3. PGS.TS Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học đương đại
Tác giả: PGS.TS Dương Tuyết Miên
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
4. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007 - 2013), Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
5. Tòa án nhân dân Tối cao (2007 - 2013), Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
6. Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ninh (2007 - 2013), Báo cáo công tác pháp y, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác pháp y
7. Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tội phạm học
Tác giả: Trường Đại học luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2012
8. Văn phòng cơ quan điều tra - Công an tỉnh Quảng Ninh (2007 - 2013), Thống kê số liệu án điều tra, khởi tố, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê số liệu án điều tra, khởi tố
9. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007 - 2013), Thống kê khởi tố, truy tố, xét xử án hình sự sơ thẩm, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê khởi tố, truy tố, xét xử án hình sự sơ thẩm
11. Website http://www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w