1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

85 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyê

Trang 1

DƯƠNG THỊ XUÂN QUÝ

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số: 60380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS DƯƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy các chuyên đề thuộc chương trình cao học và cung cấp cho em những kiến thức quí báu, bổ ích

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS TS Dương Tuyết Miên - Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết luận văn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho em cũng như là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Học viên

Dương Thị Xuân Qúy

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Người hướng dẫn là PGS TS Dương Tuyết Miên Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2

4.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài 2

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Cơ cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 4

1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2014 4

1.1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2014 xét về mức độ 4

1.1.2 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2014 xét về tính chất 9

1.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 -2014 25

1.2.1 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2014 xét về mức độ 25

Trang 5

CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2014 36 2.1 Nguyên nhân liên quan đến kinh tế - xã hội 36 2.2 Nguyên nhân liên quan đến công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật 39 2.3 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội 43 2.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 45 2.5 Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội 47 2.6 Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân 50 CHƯƠNG 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 53 3.1 Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 53 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bà tỉnh Thái Nguyên 54

3.2.1 Biện pháp về kinh tế - xã hội 54 3.2.2 Biện pháp về giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật 57

3.2.3 Biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh

trật tự, anh toàn xã hội 59

Trang 6

3.2.5 Biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành người phạm tội 62 3.2.6 Biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân 65

KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 1.1 Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 5

Bảng 1.2 Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 5

Biểu đồ 1.1 So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 6

Bảng 1.3 Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) 6

Bảng 1.4 So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai đoạn 2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) 7

Biểu đồ 1.2 So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai đoạn 2008 – 2014 (tính trên 100.000 dân) 7

Bảng 1.5 Cơ cấu theo loại tội phạm 9

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu theo loại tội phạm 10

Bảng 1.6 Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội 10 Biểu đồ 1.4 Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng áp dụng với người phạm tội 10

Biểu đồ 1.5 Cơ cấu theo hình thức phạm tội 11

Bảng 1.7 Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội 12

Biểu đồ 1.6 Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội 12

Bảng 1.8 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 13

Biểu đồ 1.7 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội 13

Bảng 1.9 Cơ cấu theo thời gian phạm tội 14

Trang 9

Biểu đồ 1.9 Cơ cấu theo địa điểm phạm tội 16

Biểu đồ 1.10 Cơ cấu theo tình tiết “có tính chất côn đồ” 16

Bảng 1.11 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 17

Biểu đồ 1.11 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 17

Bảng 1.12 Cơ cấu theo đặc điểm về giới tính, tuổi của người phạm tội 18

Biểu đồ 1.12 Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 18

Biểu đồ 1.13 Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 19

Biểu đồ 1.14 Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội 20

Bảng 1.13 Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội 20

Biểu đồ 1.15 Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội 21

Bảng 1.14 Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của nạn nhân 23

Bảng 1.15 Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội 23

Bảng 1.16 Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân 24

Biểu đồ 1.16 Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân 24

Bảng 1.17 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 26

Biểu đồ 1.17 Diễn biến của số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 26

Bảng 1.18 So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 27

Biểu đồ 1.18 So sánh diễn biến của số vụ phạm tội giết người và số vụ phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 28

Biểu đồ 1.19 So sánh diễn biến của số người phạm tội giết người và số người phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 - 2014 29

Bảng 1.19 Mức độ tăng, giảm hàng năm của các loại tội phạm trong cơ cấu theo loại tội phạm 30

Biểu đồ 1.20 Diễn biến về cơ cấu theo loại tội phạm 30

Trang 10

Biểu đồ 1.21 Diễn biến về cơ cấu theo mức hình phạt tù 32 Bảng 1.21 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số vụ trong cơ cấu về tình tiết

“có tính chất côn đồ” 32

Biểu đồ 1.22 Diễn biến cơ cấu về tình tiết “có tính chất côn đồ” 33 Bảng 1.22 Mức độ tăng, giảm hàng năm trong cơ cấu về đặc điểm nhân thân

theo độ tuổi của người phạm tội 33

Biểu đồ 1.23 Diễn biến cơ cấu về đặc điểm nhân thân theo độ tuổi của người

phạm tội 34

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, có nhiều địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái–danh thắng nổi tiếng Dân số Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó

là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao Ngoài ra, Thái Nguyên còn được biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của cả nước với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề Trong những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá trên chiều rộng và chiều sâu Các hoạt động kèm theo quá trình này như giải tỏa, thu hồi, giải phóng mặt bằng, di dân làm cho dân cư có sự biến động lớn; số người ở địa phương khác đến tỉnh lao động, học tập, làm việc tăng; các loại hình kinh doanh như cầm đồ, hỗ trợ tài chính, quán bar, karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phát triển mạnh Trong khi đó, những vấn đề vốn đã tồn tại của địa phương như tội phạm, tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, lực lượng lao động có trình độ thấp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm Điều đó càng đặt ra những thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đặc biệt là tình hình tội phạm Trong số đó, tội giết người diễn ra ở Thái Nguyên đang có những diễn biến rất phức tạp Trong những năm gần đây, tình hình tội giết người có xu hướng gia tăng, tuy không tăng mạnh nhưng có chứa những yếu

tố đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu về tình hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,

dự báo tình hình tội giết người trong thời gian tới, từ đó xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết

Với lí do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội giết người dưới góc độ tội phạm học, trong đó có:

+ Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà “Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, Hà Nội năm

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tội giết người trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

4.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn nghiên cứu tội giết người dưới góc độ tội phạm học nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Thái Nguyên, từ đó có thể giảm tỉ lệ tội phạm này trên địa bàn tỉnh

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích trên, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

Trang 13

- Đánh giá tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

- Giải thích nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

- Đưa ra các dự báo về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học được sử dụng cụ thể như sau: Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể, phương pháp tiếp cận bộ phận, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống

kê mô tả, phương pháp chứng minh trực tiếp Ngoài ra còn kết hợp phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp

6 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai

đoạn 2008-2014

Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

trong giai đoạn 2008-2014

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả

phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Trang 14

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”[6; tr.100] Từ định nghĩa trên có

thể thấy tình hình tội phạm được hợp thành bởi hai yếu tố, đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động Trong mỗi mội dung

“tĩnh” và nội dung “động” đều bao gồm nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất)

Để làm sáng tỏ được tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên và số liệu do tác giả thu thập từ 102 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội phạm này ở tỉnh Thái Nguyên

1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”[6; tr.102]

1.1.1 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014 xét về mức độ

Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn

2008–2014 xét về mức độ được đánh giá thông qua thực trạng xét về mức độ của tội

phạm rõ và thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn

* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ

Thực trạng của tội giết người xét về mức độ của tội phạm rõ được phản ánh qua thông số về tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014, được thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây:

Trang 15

Bảng 1.1: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014

Tổng số vụ Tổng số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Từ bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm 102 vụ và 161 người phạm tội giết người

Bình quân mỗi năm có khoảng 14,5 vụ với khoảng 23 người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết người

Để làm rõ “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014 tác giả so sánh nó trong mối tương quan với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (các tội thuộc chương XII) trong cùng khoảng thời gian

Bảng 1.2: Tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết

người so với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014

Tội giết người Các tội thuộc

Tổng

Vụ (1)

NPT (2)

Vụ (3)

NPT (4) (1)/(3) (2)/(4)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Biểu đồ 1.1: So sánh tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm

về tội giết người với tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm của các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008–2014

Trang 16

Tội giết người Các tội thuộc chương XII

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng số 102 vụ và 161 người phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm; trong khi đó tổng số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 1043 vụ với 1616 người phạm tội

Như vậy, tội giết người chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các tội thuộc chương XII là 9,8% về số vụ và 10% về số người phạm tội

Khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ không thể bỏ qua thông

số về chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội

“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư” [14; tr 185] Đánh giá được mức độ phổ biến của tội giết người

trong dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng của tội phạm này xét về mức độ

Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014 ( tính trên 100.000 dân )

Tổng số dân

Chỉ số tội phạm (tính trên 100.000 dân)

Chỉ số người phạm tội (tính trên 100.000 dân)

Trang 17

Website: http://www.gso.gov.vn )

Như vậy, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014 chỉ số tội phạm

và chỉ số người phạm tội giết người lần lượt là 1,3 và 2

Để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả chọn so sánh và đánh giá chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước trong cùng giai đoạn

Bảng 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết

người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai đoạn 2008-2014 (tính trên 100.000 dân)

Tỉnh Số dân Số vụ Số người phạm tội tội phạm Chỉ số

Chỉ số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên,

Tòa án nhân dân tối cao, Website: http://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết

người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái và cả nước giai đoạn 2008 - 2014 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên,

Trang 18

Tòa án nhân dân tối cao Website: http://www.gso.gov.vn)

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm

2008 đến năm 2014, tỉnh Thái Nguyên có chỉ số tội phạm là 1,3 và chỉ số người phạm tội là 2, tức là tính trên 100.000 dân thì ở Thái Nguyên sẽ xảy ra 1,3 vụ và có

2 người phạm tội giết người So với hai tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn cùng thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc thì mức độ phổ biến của tội giết người ở Thái Nguyên thấp hơn Lạng Sơn và gần tương đương với Yên Bái Mức độ phổ biến của tội giết người của Thái Nguyên cũng thấp hơn so với cả nước (cụ thể: chỉ số tội phạm 1,3/1,6; chỉ số người phạm tội 2/3,1) Những thông số này cho thấy thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xét về mức độ của tội phạm rõ là không thấp

* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn

Những thông số về tổng số vụ phạm tội cũng như tổng số người phạm tội ở trên cho thấy một phần của “bức tranh” tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014 Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là

tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm”[6; tr.103] Khi nghiên cứu, nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng thể tình hình

tội giết người sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Qua số liệu thống kê của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2008-2014 có 03 vụ nạn nhân được xác định là bị giết chết (bị đập vỡ hộp

sọ, bị chôn giấu trong rừng…) Tuy nhiên, thời điểm phát hiện ra xác nạn nhân lại cách xa so với thời điểm nạn nhân bị giết nên xác chết đã bị phân huỷ mạnh, nạn nhân lại không có giấy tờ tuỳ thân, xác định lai lịch nạn nhân rất khó Những vụ án này sau khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra thủ phạm nên đã đình chỉ điều tra Có thể thấy tội giết người là loại tội có độ ẩn thấp Tội giết người thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng lan truyền thông tin nhanh bởi hậu quả nghiêm trọng của nó gây nên nỗi bức xúc, bất bình cho nhân

Trang 19

dân Nạn nhân (trường hợp hậu quả chưa giết người xảy ra) hay những người thân trong gia đình luôn mong muốn tố giác để nhằm trừng phạt kẻ phạm tội Hơn nữa, hiện trường gây án thường để lại nhiều vết tích hoặc hành vi phạm tội trong nhiều trường hợp có sự lộ liễu, công khai Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì sự quan tâm cho cộng đồng càng lớn, khả năng phát hiện càng lớn thì mức độ ẩn càng thấp và tội giết người nằm trong loại tội phạm này

1.1.2 Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014 xét về tính chất

Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn

2008–2014 xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội giết người “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm Cơ cấu tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong của tình hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm”[12; tr 223]

Để đánh giá được thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

trong giai đoạn 2008–2014 xét về tính chất cần dựa trên cơ sở nghiên cứu tội phạm

này theo các tiêu chí sau:

* Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo Điều 8 BLHS)

Qua khảo sát 102 bản án HSST với 161 người phạm tội bị xét xử về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.5: Cơ cấu theo loại tội phạm

rất nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy trong tổng số 161 người phạm tội giết người thì có tới 148 người phạm tội bị xét xử khoản 1 Điều 93, chiếm một tỷ lệ lớn 91,9%, trong khi chỉ có 13 người phạm tội bị xét xử ở khoản 2 Điều 93 với tỷ lệ tương ứng 8,1% Như vậy số người phạm loại tội đặc biệt nghiêm trọng cao gấp 11

Trang 20

lần số người phạm loại tội rất nghiêm trọng Điều này phản ánh mức độ nguy hiểm, tính chất nghiêm trọng của tội giết người cũng như hậu quả của tội phạm này gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo loại tội phạm

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội

Nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội trong giai đoạn

2008-2014 cho thấy các loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội như sau:

Bảng 1.6: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội

chung thân

Tử hình Dưới

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Qua nghiên cứu số liệu, tác giả nhận thấy loại hình phạt mà tòa án áp dụng chủ yếu đối với người phạm tội giết người là hình phạt tù có thời hạn với tổng số

Trang 21

125 người phạm tội bị áp dụng chiếm tỷ lệ 77,7%, trong đó phổ biến nhất là mức phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm với 63 người phạm tội, tỷ lệ 39,1% (chiếm

½ số người phạm tội trong tổng số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn) Số người phạm tội bị áp dụng mức phạt tù có thời hạn trên 15 năm là 33 người chiếm tỷ lệ 20,5% Số người phạm tội bị áp dụng mức phạt tù có thời hạn dưới 7 năm chiếm tỷ lệ ít nhất 18,1%, điều này cũng thể hiện phần nào tỷ lệ người phạm tội bị xét xử ở Khoản 2 Điều 93 thấp Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù chung thân là 24 người chiếm 14,8% Số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tử hình là 12 người chiếm 7,4%

* Cơ cấu theo hình thức phạm tội (Đồng phạm hay phạm tội riêng lẻ)

Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong vòng 07 năm từ năm 2008 đến năm 2014, tác giả nhận thấy có 77/102 vụ được thực hiện với hình thức phạm tội riêng lẻ chiếm tỷ lệ 75,5% Còn lại 25/102 vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, chiếm 24,5%, trong đó đồng phạm có thông mưu trước có 7 vụ, đồng phạm phức tạp có 6 vụ Có thể thấy so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ thì các trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ chỉ bằng 1/3 nhưng có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo hình thức phạm tội

24.5%

75.5%

Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

* Cơ cấu theo công cụ, phương tiện phạm tội

Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có số liệu thống kê như sau:

Trang 22

Bảng 1.7: Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện

phạm tội

Tổng Không sử

dụng công cụ, phương tiện phạm tội

Có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội Dao,

kiếm, phớ, giáo

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương

tiện phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Trong tổng số 102 vụ giết người thì có tới 97 vụ có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội, chiếm 95,1% Trong đó số vụ sử dụng dao, kiếm, phớ, giáo chiếm tỷ

lệ lớn nhất 65,7% (67/102 vụ) với dao được sử dụng phổ biến hơn cả (62/102 vụ) bởi vì đây là một loại công cụ phổ biến, được bày bán thường xuyên, nhà ai cũng

có, người phạm tội dễ dàng mua được, mượn được, tìm được, dễ thủ tiêu và khả năng sát thương cao dễ dẫn đến hậu quả giết người Tiếp đến là những vật có sẵn trong tự nhiên như gậy, cọc gỗ chiếm tỷ lệ 5,8%, những vụ sử dụng gậy, cọc gỗ đều

do mâu thuẫn phát sinh tức thời ở ngoài đường nên người phạm tội sử dụng những vật vớ được ở gần Số vụ sử dụng súng và mìn tự chế chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,9%

Trang 23

và 3,9%, đây là hai loại công cụ hay được người phạm tội cất giữ để phòng thân, đi làm ruộng, đi săn, chống trộm Các công cụ, phương tiện phạm khác có thể kể đến như ống tuýp, búa, chày, cào thóc, xe tải, dây, thuốc sâu chiếm 15/102 vụ với tỷ lệ 14,8% Có 5 vụ không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội, người phạm tội sử dùng sức mạnh cơ thể để đấm, đá, bóp cổ nạn nhân

* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người với 161 người phạm tội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng số liệu thống kê như sau:

Bảng 1.8: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Hỷ

Huyện Phú Lương

Huyện

Võ Nhai

Huyện Phú Bình

Thị

xã Sông Công

Huyện Phổ Yên

Huyện Định Hóa

31 vụ 13 vụ 13 vụ 12 vụ 10 vụ 9 vụ 7 vụ 5 vụ 2 vụ 30,4% 12,7% 12,7% 11,8% 9,8% 8,8% 6,8% 5% 2%

102 vụ = 100%

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy địa bàn thành phố Thái Nguyên là nơi xảy

ra số vụ giết người chiếm tỷ lệ cao nhất 30,4% (31/102 vụ), xếp ngay sau là hai

Trang 24

huyện Đại Từ và Đồng Hỷ với tỷ lệ bằng nhau 12,7% (13/102 vụ), huyện Phú Lương chiếm 11,8% (12/102), huyện Võ Nhai chiếm 9,8% (10/102 vụ), huyện Phú Bình chiếm 8,8% (9/102), thị xã Sông Công chiếm 6,8% (7/102 vụ), huyện Phổ Yên chiếm 5% (5/102 vụ) và huyện Định Hóa là huyện có số vụ giết người thấp nhất chiếm 2% (2/102 vụ) Các vụ giết người thường xảy ra ở thành phố Thái Nguyên, bởi vì nơi đây có số dân đông đúc, tập trung nhiều doanh nghiệp và trung tâm thương mại Trên địa bàn thành phố có hơn 30 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, bên cạnh đó nhiều quán ăn, nhà hàng, quán bar, quán karaoke… là những tụ điểm phức tạp cũng tập trung tại đây Từ đó cho thấy thành phố Thái Nguyên luôn là địa điểm thu hút lực lượng lao động của các địa phương trong huyện, tập trung đông sinh viên từ các tỉnh miền núi phía Bắc đổ về, hệ lụy của tình trạng này làm phát sinh nhiều tiêu cực, trong đó có hiện tượng tội phạm Càng đông người thì càng dễ xảy ra va chạm, mâu thuẫn xung đột, nếu không nhường nhịn, kiềm chế,

mà giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thì nguy cơ hành vi giết người xảy ra cao

* Cơ cấu theo thời gian phạm tội

Qua nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội bị xét xử về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong vòng 07 năm, tác giả có bảng thống

Từ 12h đến dưới 17h

Từ 17h đến dưới 24h

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Khoảng thời gian tội giết người diễn ra nhiều nhất là từ 17h đến dưới 24 giờ với 52 vụ chiếm 50,9%, tức là hơn một nửa số vụ phạm tội giết người diễn ra trong

07 năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đây là thời điểm sau khi kết thúc công việc của một ngày, mọi người có thời gian gặp gỡ nói chuyện hay rủ nhau ăn uống, nhậu nhẹt, giải trí Chín người mười ý, khi đó dễ phát sinh va chạm, xung đột giữa những anh em trên cùng bàn rượu hay người xa lạ Thêm vào đó thời gian cuối ngày cũng

Trang 25

khiến con người rơi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, không kiềm chế được hành vi nên dễ lựa chọn xử sự trái pháp luật để giải quyết mâu thuẫn Khoảng thời gian từ 8h đến dưới 12h chiếm tỷ lệ cao thứ hai 20,6% với 21 vụ Hai khoảng thời gian từ 12h đến dưới 17h và từ 0h đến dưới 8h chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,8% và 13,7%

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

* Cơ cấu theo địa điểm thực hiện tội phạm

Qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 07 năm, tác giả có bảng số liệu thống kê:

Bảng 1.10: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội

đường Nhà nạn nhân Nhà chung của nạn

nhân và người phạm tội

Hàng quán Nơi khác

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Số vụ giết người xảy ra ở ngoài đường chiếm tỷ lệ cao nhất 34,3% (35/102 vụ) Lý giải cho việc này vì đa phần các nạn nhân sau khi bị sát hại thường có xu hướng chạy ra ngoài vừa để thoát thân vừa để kêu gọi người đến cứu, kẻ thủ ác tiếp tục rượt đuổi và ra tay sát hại cho đến khi nạn nhân gục hẳn Mặt khác với những vụ đồng phạm ở Thái Nguyên thì số người đồng phạm tham gia trung bình 5 người/vụ, mâu thuẫn giữa nhóm đồng phạm với nạn nhân được giải quyết ở ngoài đường vì có khoảng không rộng rãi Nhà nạn nhân cũng nơi hay xảy ra những vụ giết người với 31/102 vụ, chiếm tỷ lệ 30,4%, trong đó 8/102 vụ người phạm tội giết nạn nhân cướp tài sản, 2/102 vụ người phạm tội đến đánh ghen Số vụ giết người xảy ra tại nhà

Trang 26

chung của nạn nhân và người phạm tội chiếm tỷ lệ 14,7% với 15/102 vụ phản ánh mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, vì những mâu thuẫn phát sinh trong gia đình mà người phạm tội đang tâm tước đoạt sinh mạng của người thân Những nơi khác được đề cập tới là nhà hoang, khách sạn, nhà người phạm tội, nơi tổ chức đám cưới, nhà người khác nơi người phạm tội làm việc, trại giam chiếm tỷ lệ 14,7% Do Trại giam Phú Sơn 4 (thuộc Bộ Công an) được đặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên đây có thể coi là một điểm đặc thù khi nghiên cứu về địa điểm thực hiện tội phạm ở Thái Nguyên, cụ thể có 2/102 vụ giết người diễn ra trong trại Phú Sơn 4, đều là bạn tù giết nhau Tỉ lệ số vụ giết người xảy ra tại hàng quán là 5,9% (6/102 vụ)

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội

Nơi khác

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

* Cơ cấu theo tình tiết “có tính chất côn đồ”

Trên cơ sở kết quả khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người ở Thái Nguyên giai đoạn 2008 -2014, tác giả nhận thấy có 54/102 vụ phạm tội có tính chất côn đồ, chiếm tỷ lệ 52,9% Như vậy hơn một nửa số vụ phạm tội bắt đầu từ những nguyên cớ nhỏ nhặt và do nạn nhân vô ý, người phạm tội vin vào đó mà có hành vi ngang ngược coi thường pháp luật, bất chấp sự can ngăn của người khác và dẫn đến hành vi phạm tội

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theo tình tiết “có tính chất côn đồ”

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Trang 27

* Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Tác giả nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội giết người, tác giả nhận thấy có một số động cơ phạm tội sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Tổng Trả thù Do ghen

tuông

Tranh chấp lợi ích

Mâu thuẫn gia đình

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Giết người do mâu thuẫn cá nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong số nhóm động

cơ gây án 45,1% với 46/102 vụ, trong đó 15/102 vụ liên quan đến rượu, 19/102 vụ

do nạn nhân dùng bạo lực trước với người phạm tội, 29/102 vụ xảy ra giữa những người quen biết (2/102 vụ là giữa bạn tù, 4/102 vụ giữa hàng xóm) Những mâu thuẫn này phát sinh nhưng không được dàn xếp ổn thỏa, kịp thời, người phạm tội tức giận, không kiểm soát được hành vi nên đã xảy ra án mạng

Giết người vì tiền chiếm 18/102 vụ chiếm 17,7%, trong đó để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người phạm tội như để có tiền tiêu xài (13/102 vụ), để có tiền đánh bạc, trả nợ thua bạc (3/102 vụ), để có tiền mua ma túy (2/102 vụ)

Giết người do mâu thuẫn gia đình chiếm 16,7% với 17/102 vụ, trong đó 04/102 vụ người phạm tội là do con rể mâu thuẫn với vợ và gia đình vợ nên trong

Trang 28

cơn tức giận và ức chế đã muốn giết những người này; 04/102 vụ là con, cháu giết

bố, mẹ, bà nội; 06/102 vợ giết chồng, chồng giết vợ; 01/102 vụ con dâu giết bố mẹ chồng; 01/102 vụ con chồng giết mẹ kế; 01/102 vụ bố giết con

Giết người do ghen tuông chiếm 3,9% với 4/102 vụ trong đó 02/102 vụ nạn nhân là trẻ em, vì nghi ngờ, ghen tuông với bố mẹ nạn nhân mà người phạm tội ra tay sát hại nạn nhân

Giết người vì trả thù chiếm 3,9% với 4/102 vụ trong đó 02/102 được thực hiện dưới hình thức đồng phạm với số lượng người đồng phạm lớn, một vụ có 05 người đồng phạm, một vụ có 13 người đồng phạm

Giết người do mâu thuẫn lợi ích chiếm 3,9% với 4/102 vụ thì cả 4 vụ đều bắt nguồn từ việc tranh chấp đất, cụ thể hơn trong 3/102 vụ giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ huyết thống

Giết người vì những động cơ khác (chống người thi hành công vụ, hiếp dâm…) chiếm 8,8% với 9/102 vụ

* Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Qua khảo sát từ 102 bản án HSST với 161 người phạm tội, tác giả tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau:

Bảng 1.12: Cơ cấu theo đặc điểm về giới tính, tuổi người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

92.5%

7.5%

Nam Nữ

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Trang 29

Trong tổng số 161 người phạm tội giết người thì có 12 người phạm tội là nữ chiếm 7,5%, còn lại 149 người phạm tội là nam chiếm tỷ lệ 92,5% Như vậy số người phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ rất lớn Xuất phát do đặc điểm tâm, sinh lý của nam giới có tính tình dễ nổi nóng, thường muốn thể hiện sức mạnh áp chế người khác hoặc có tính liều lĩnh, hung bạo, một số nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường xấu, sa đà vào tệ nạn xã hội, khi không có tiền đã thoả mãn thú chơi bời như cờ bạc, rượu chè, ma tuý đã có hành vi giết người

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Có thể thấy nhóm người phạm tội giết người có độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới

30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 59,6% Đây là độ tuổi con người bước vào đời để tự lập cuộc sống, nhu cầu cá nhân cũng như sự va chạm trong cuộc sống tương đối cao nên khả năng những người trong độ tuổi này phạm tội giết người cao nhất Nhóm người phạm tội có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai Điều này nói lên một thực trạng đáng buồn và đáng lo lắng bởi ở độ tuổi này tâm sinh lý, nhận thức xã hội, pháp luật đã phát triển đầy đủ, thế nhưng số người phạm tội ở độ tuổi này vẫn chiếm 31,1% Nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 9,3%

Ở lứa tuổi chưa thành niên, người phạm tội chưa hiểu hết được tính nguy hiểm của hành vi, cách hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, sự hưởng thụ ăn chơi còn nhiều,

do vậy cần phải sát sao và giáo dục ý thức, pháp luật cho họ

- Cơ cấu theo đặc điểm về trình độ học vấn

Từ việc nghiên cứu 102 bản án HSST với 161 người phạm tội giết người tác giả nhận thấy: Số người phạm tội có trình độ THPT có 69 người chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8%; số người phạm tội có trình độ THCS là 55 người chiếm tỷ lệ 34,2%; số người phạm tội có trình độ tiểu học có 24 người chiếm tỷ lệ 14,9%; số người phạm tội có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học có 10 người, chiếm 6,2% và chỉ có 3

Trang 30

người phạm tội không biết chữ, chiếm 1,9% Có thể thấy những người phạm tội là những người có trình độ văn hóa thấp, bỏ học nhiều Những trường hợp trình độ văn hóa thấp bỏ học khi còn cấp 1, cấp 2 đã có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức

và lối sống

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

- Cơ cấu theo đặc điểm về nghề nghiệp

Tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

Tổng Không

nghề nghiệp

Lao động tự

do

Làm nghề nông

Học sinh viên

sinh-Phạm nhân

Nghề nghiệp khác

161 NPT 59 NPT 8 NPT 55 NPT 20 NPT 3 NPT 16 NPT

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Nghiên cứu nghề nghiệp của người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 7 năm cho thấy số người phạm tội không có nghề nghiệp chiếm

tỷ lệ cao nhất 36,6% (59/161 người) Số người phạm tội làm nghề nông có 55/161 người chiếm tỷ lệ 34,2% Có 20/161 người phạm tội là học sinh sinh viên chiếm tỷ

lệ 12,4% Số người phạm tội có nghề nghiệp khác (lái xe, thợ mộc, bán hàng ăn, công nhân…) chiếm tỷ lệ 9,9% với 16/161 người Số người phạm tội là lao động tự

do chiếm tỷ lệ 5% có 8/161 người Có 3/161 người phạm tội là phạm nhân đang cải tạo tại trại Phú Sơn 4 chiếm tỷ lệ 1,9% Như vậy, hành vi giết người có thể được thực hiện bởi bất kỳ người có nghề nghiệp hoặc không nghề nghiệp, không đòi hỏi chủ thể đặc biệt với dấu hiệu nghề nghiệp Tuy nhiên, số người phạm tội không có nghề nghiệp hoặc làm nghề nông lại chiếm tỷ lệ cao hơn Điều này liên quan đến cơ

Trang 31

cấu trình độ học vấn đề cập ở trên, những người này đa phần có trình độ học vấn thấp Đây là đặc điểm của người phạm tội nói chung cũng như tội giết người nói riêng

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

- Về hoàn cảnh gia đình

Theo khảo sát thì số người phạm tội sinh ra trong gia đình từ 3 con trở lên chiếm 24,2% (39/161), số người phạm tội có bố hoặc mẹ đã mất hoặc cả bố lẫn mẹ đều mất chiếm 25,4% (41/161) Ngoài ra có 4/161 người phạm tội có bố mẹ ly hôn, 3/161 người phạm tội sống với mẹ mà không biết bố là ai Hoàn cảnh gia đình của người phạm tội có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ Đối với những người phạm tội có hoàn cảnh đặc biệt về bố mẹ hoặc gia đình có từ 3 con trở lên

Trang 32

cho thấy sự hạn chế nhất định từ sự giáo dục gia đình và cần làm sáng tỏ khi nghiên cứu nguyên nhân của tội này

- Về đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Trong 7 năm, tỷ lệ người phạm tội lần đấu chiếm tỷ lệ cao 83,2% (134/161 người) Có 27 người thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm tỷ lệ 16,8% Với tỷ lệ người thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm gần 20% đặt ra cho các ngành, cơ quan của Thái Nguyên trong công tác giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng đối với những trường hợp mãn hạn tù, người được hưởng án treo, được đặc xá trở về địa phương sinh sống

- Về ảnh hưởng của tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc)

Từ năm 2008 đến năm 2014, tỷ lệ người phạm tội giết người mắc tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc) chiếm 10% (16/161 người), tỷ lệ người phạm tội giết người không mắc tệ nạn xã hội chiếm 90% (145/161 người) Để có tiền để mua ma túy hay để đánh bạc, trả nợ bạc, người phạm tội tìm mọi cách để có thể có kiếm được tiền Ban đầu có thể làm những công việc chính đáng kiếm thu nhập, nhưng khi tiền bao nhiêu cũng không đủ, họ tìm cách vay, mượn rồi tiến tới trộm cắp, thậm chí liều lĩnh táo tợn giết người cướp tài sản Như vậy, tệ nạn xã hội có tác động không nhỏ tới con người, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cũng phải quan tâm tới ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội

- Về tình trạng dùng rượu, chất kích thích khác trước khi phạm tội

Trên cơ sở thống kê 102 bản án HSST với 161 người phạm tội thì có 25/161 người phạm tội có dùng rượu, chất kích thích trước khi phạm tội chiếm tỷ lệ 15,5%, trong đó 1 người phạm tội là người nghiện, trước khi gây án có sử dụng ma túy, vì hết tiền để mua ma túy đã giết người cướp tài sản 24 người phạm tội còn lại phạm tội khi trước đó có uống rượu, “rượu vào lời ra” lời qua tiếng lại giữa đôi bên, mâu thuẫn dâng cao và hậu quả đáng tiếc xảy ra Việc phạm tội do trước đó sử dụng rượu, chất kích thích là một đặc điểm thường thấy ở người phạm tội nói chung, vì thế mỗi cá nhân cần phải biết sống điều độ, kiểm soát lý trí khi có trong người hơi men

Trang 33

* Cơ cấu theo đặc điểm của nạn nhân của tội giết người

Qua nghiên cứu 102 bản án HSST với 115 nạn nhân của tội giết người, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.14: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của nạn nhân

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

- Về giới tính: Trong tổng số 115 nạn nhân thì có tới 78 nạn nhân là nam giới chiếm 67,8%, còn lại 37 nạn nhân là nữ chiếm 32,2% Như vậy, có thể thấy nạn nhân của tội giết người đa phần là nam giới Vì nam giới thường nóng tính, khả năng kiềm chế bản thân kém hơn nữ giới nên dễ “gây thù chuốc oán” do đó dễ trở thành nạn nhân

- Về độ tuổi: Số lượng nạn nhân trên 30 tuổi là 64 người chiếm đa số là 55,6%; tiếp đến là số nạn nhân từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi là 43 người, chiếm 37,4% và số nạn nhân dưới 18 tuổi có 8 người, chiếm 7%

Bảng 1.15: Cơ cấu theo mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội

Tổng Mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Trong 115 nạn nhân của tội giết người thì có 35 nạn nhân là người trong gia đình với người phạm tội, chiếm 30,4% tổng số nạn nhân Bên cạnh đó, có 51 nạn nhân có quen biết với người phạm tội, chiếm 44,3% tổng số nạn nhân Có 29 nạn

nhân không có quen biết với người phạm tội, chiếm 25,3%

* Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân của tội giết người

Thông qua khảo sát 102 bản án HSST về tội giết người, tác giả có bảng khảo sát sau:

Trang 34

Bảng 1.16: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

Tổng Bị NPT

trả thù đánh Bị

ghen

Do tranh chấp lợi ích

Do mâu thuẫn gia đình

Do nạn nhân có tài sản

Do mâu thuẫn

cá nhân

Tình huống khác

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Dễ thấy, tình huống phổ biến của tội giết người là do mâu thuẫn cá nhân chiếm tỷ lệ 45,1% (46/102 vụ như mâu thuẫn với bạn nhậu, với bạn bè…), tình huống do nạn nhân có tài sản khiến người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt có 18/102 vụ, chiếm 17,7%; tình huống do mâu thuẫn gia đình có 17/102 vụ, chiếm 16,7% Những tình huống khác (bị liên lụy, giết người thi hành công vụ…) có 9/102

Mâu thuẫn cá nhân Tình huống khác

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

* Tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu của tội giết người tác giả rút ra một số tính

chất của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 như sau:

- Tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đa số tập trung vào loại tội

đặc biệt nghiêm trọng, chiếm 91,9% tổng các loại tội phạm

Trang 35

- Loại hình phạt mà Tòa án đã áp dụng với người phạm tội phổ biến là hình

phạt tù có thời hạn, chiếm 77,7% Mức hình phạt tù chủ yếu được áp dụng là từ 7 năm đến 15 năm với 63/161 người phạm tội chiếm 39,1%

- Hình thức thực hiện tội giết người chủ yếu là hình thức phạm tội riêng lẻ

chiếm tỷ lệ 75,5%; hình thức đồng phạm cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 24,5%

- Số vụ sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội chiếm tỷ lệ lớn 95,1% trong

đó chủ yếu sử dụng dao, kiếm, phớ, giáo với tỷ lệ 65,7%

- Địa bàn phạm tội xảy ra nhiều nhất là thành phố Thái Nguyên, thời gian phạm tội chủ yếu trong khoảng từ 17 giờ đến dưới 24 giờ, thường xảy ra ở ngoài đường

- Số vụ phạm tội có “tính chất côn đồ” chiếm tỷ lệ cao là 52,9% trên tổng số

vụ phạm tội

- Động cơ phạm tội rất khác nhau như: do mâu thuẫn cá nhân chiếm 35,1%;

vì tiền chiếm 17,7%; do mâu thuẫn gia đình chiếm 16,7%; do ghen tuông chiếm 3,9%; trả thù chiếm 3,9%; do tranh chấp lợi ích chiếm 3,9%; các động cơ khác (tự

tử, chống người thi hành công vụ, hiếp dâm, bị liên lụy) chiếm 8,8%

- Về đặc điểm nhân thân của người phạm tội giết người: phổ biến là nam giới, chiếm 92,5% tổng số người phạm tội; trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi (59,6%); chủ yếu không có nghề nghiệp (chiếm 36,6%); đa số có trình độ học vấn THPT (42,8%); chiếm đa phần là dân tộc Kinh (80,7%); hầu hết đều phạm tội lần đầu (83,2%)

- Nạn nhân của tội giết người đa phần là nam (67,8%), thường trong độ tuổi

từ 30 trở lên (55,6%), chủ yếu là người quen với người phạm tội (44,3%), tình huống trở thành nạn nhân phổ biến nhất là do mâu thuẫn cá nhân (45,1%)

1.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức

độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định” [6; tr.120]

1.2.1 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 - 2014 xét về mức độ

Trên cơ sở số liệu đã nghiên cứu ở phần thực trạng về mức độ, tác giả nghiên cứu diễn biến về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để làm rõ

Trang 36

hơn “bức tranh tội phạm” và cũng là xu hướng để dự đoán sự vận động của tội phạm này trong thời gian tới Tác giả chọn năm 2008 là năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số vụ và số người phạm tội Ta có bảng thống kê:

Bảng 1.17: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2014

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Biểu đồ 1.17: Diễn biến của số vụ và số người phạm tội giết người trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Từ năm 2008 đến năm 2014, tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều tăng cả về số vụ và số người phạm tội, tuy nhiên mức độ tăng khác nhau Năm

2009, số vụ giảm 7,7%, số người phạm tội giảm 21,1%; năm 2010, số vụ tăng 38,4%, số người phạm tội tăng 105,3%; năm 2011, số vụ tăng 0%, số người phạm tội giảm 10,6%; năm 2012, số vụ tăng 15,3%, số người phạm tội tăng 42,1%; năm

Trang 37

2013, số vụ tăng 23,1%, số người phạm tội tăng 0%; năm 2014, số vụ tăng 36,3%,

số người phạm tội tăng 31,5% Đường biểu diễn số vụ phạm tội đi xuống ở năm

2009 và 2011, trong khi đường biểu diễn số người phạm tội đi xuống ở năm 2009,

20011 và 2013 Như vậy có thể thấy rằng tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn trên có diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng đều

Do tội giết người thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, vì vậy, để làm rõ hơn diễn biến về mức độ của tội giết người ta cần so sánh với diễn biến về mức độ của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong khoảng thời gian từ năm

2008 đến năm 2014

Bảng 1.18: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các

tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2014

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Trang 38

Biểu đồ 1.18: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội giết người và số vụ

phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

Số vụ phạm tội giết người Số vụ phạm tội thuộc chương XII

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số vụ phạm tội giết người và số vụ phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có xu hướng tăng Tuy nhiên, mức độ tăng của tội giết người cao hơn (mức tăng cao nhất là 38,4% và tăng thấp nhất là 15,3%) so với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (mức tăng cao nhất chỉ có 8,4% và mức tăng thấp nhất là 4,2%) Năm 2009, hai đường biểu diễn số vụ của tội phạm tội giết người và số vụ phạm các tội thuộc chương XII đều đi xuống do số vụ cùng giảm so với năm gốc, mức độ giảm của tội giết người cao hơn (giảm 7,7%) so với các tội các tội thuộc chương XII (giảm 1,4%) Từ năm 2010 đến năm 2014, đường biểu diễn số vụ của các tội thuộc chương XII đều đi lên nhưng gần như ít có sự chênh lệch so với năm gốc vì mức tăng dao động chỉ chủ yếu trong khoảng 5%-8%, cá biệt năm 2011 tăng 0% Trong khi đó đường biểu diễn số vụ phạm tội giết người lại có

sự lên xuống rõ ràng, năm 2010 số vụ tăng 38,4% so với năm gốc, năm 2011 số vụ giảm xuống chỉ còn tăng 7% so với năm gốc dẫn đến đồ thị dốc xuống ở năm này Sau đó đồ thị đi lên trong hai năm tiếp theo 2012, 2013, do có sự tăng về số vụ đáng

kể so với năm gốc và năm 2011 Năm 2014, do số vụ giảm so với năm 2013 cho nên dù so với năm gốc vẫn tăng 15,3% nhưng đồ thị đi xuống

Trang 39

Biểu đồ 1.19: So sánh diễn biến của số người phạm tội giết người và số

người phạm các tội thuộc chương XII trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2014

Số người phạm tội giết người Số người phạm tội thuộc chương XII

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

So với năm 2008 thì số người phạm tội giết người tăng mạnh hơn (thấp nhất

là 0,4% và cao nhất là 105,3%) số người phạm các tội thuộc chương XII (tăng thấp nhất là 0,4% và cao nhất là 6,6%) Năm 2009, số người phạm tội giết người và số người phạm các tội thuộc chương XII đều giảm so với năm gốc là năm 2008 nên hai đường biểu diễn đều đi xuống, trong đó đường biểu diễn số người phạm tội giết người xuống dốc hơn do giảm 21,1% so với năm 2008, còn số người phạm các tội thuộc chương XII chỉ giảm 0,9% Số năm tăng cao nhất của số người phạm tội giết người và số người phạm tội của các tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đều rơi vào năm 2010 Sang đến năm

2011, cả hai đường đều đi xuống nhưng đường biểu diễn số người phạm tội giết

người xuống nhanh hơn

Có thể thấy, từ năm 2008 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên số vụ phạm tội và số người phạm giết người đều tăng và tăng cao trong các năm 2010,

2012 Nhìn nhận một cách tổng quát có thể thấy diễn biến về mức độ của tội giết người có xu hướng tăng Đây là sự báo động về loại tội này trong thời gian tới Vì vậy, điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra được những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn

sự gia tăng đồng thời hạn chế đến mức tối đa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên

Trang 40

1.2.2 Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2014 xét về tính chất

Nghiên cứu diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc đánh giá diễn biến bên ngoài của loại tội này (về mức độ); tác giả còn đánh giá diễn biến bên trong (về tính chất) để thấy được xu hướng vận động của nó Cụ thể:

* Tỷ lệ loại tội đặc biệt nghiêm trọng ngày càng tăng trong cơ cấu theo loại tội phạm

Lấy năm 2008 làm gốc, ta có bảng số liệu sau

Bảng 1.19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các loại tội phạm trong cơ cấu

theo loại tội phạm

Năm Số người phạm tội đặc biệt

(Nguồn: 102 bản án HSST về tội giết người)

Biểu đồ 1.20: Diễn biến về cơ cấu theo loại tội phạm

(Nguồn: 102 bản án HSSST về tội giết người)

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2014
6. Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tội phạm học
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2012
7. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2013
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
9. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2006
10. Nguyễn Tuấn Hải (2015), “Người Việt ồn ào và cách người Nhật dạy trẻ”, Báo điện tử Việt Nam Net, truy cập tại địa chỉ:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/234520/nguoi-viet-on-ao-va-cach-nguoi-nhat-day-tre.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt ồn ào và cách người Nhật dạy trẻ”, "Báo điện tử Việt Nam Net
Tác giả: Nguyễn Tuấn Hải
Năm: 2015
11. Hồng Hạnh (2014), Dừng tuyển sinh 207 ngành Đại học từ năm 2014, Báo điện tử Dân trí, truy cập tại đường link: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dung-tuyen-sinh-207-nganh-dai-hoc-tu-nam-2014-832024.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Dân trí
Tác giả: Hồng Hạnh
Năm: 2014
12. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2010
13. Lam Lan (2014), Những chiếc đinh và hàng rào gỗ, Báo điện tử Gia đình Việt Nam, truy cập tại địa chỉ: http://www.giadinhvn.vn/nhung-chiec-dinh-va-hang-rao-go-d29360-2015.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Gia đình Việt Nam
Tác giả: Lam Lan
Năm: 2014
14. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm học đương đại
Tác giả: Dương Tuyết Miên
Nhà XB: NXB Chính trị hành chính
Năm: 2013
15. Phương Ngọc Minh (2014), Thu hẹp chênh lệch vùng miền, Tạp chí Thuế, truy cập tại địa chỉ: http://tapchithue.com.vn/dantoc/201-dantoc/4493-thu-hep-chenh-lech-vung-mien.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thuế
Tác giả: Phương Ngọc Minh
Năm: 2014
16. Thanh Nga (2012), Thành phố Thái Nguyên 50 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, truy cập tại đường link: http://vccinews.vn/news/7377/.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Thanh Nga
Năm: 2012
18. Nghi Quân (2012), Khả năng tự kiểm soát bản thân, Báo điện tử Hiếu học, truy cập tại địa chỉ: http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/kha-nang-tu-kiem-soat-ban-than-2012-06-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Hiếu học
Tác giả: Nghi Quân
Năm: 2012
19. Văn Khải Quân (2012), Khả năng kiềm chế sự tức giận và bị tổn thương, Báo điện tử Hiếu học, truy cập tại địa chỉ:http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/kha-nang-kiem-che-su-tuc-gian-bi-ton-thuong-2012-08-01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Hiếu học
Tác giả: Văn Khải Quân
Năm: 2012
21. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo số 172/BC-LĐTBXH về kết quả công tác Lao động - TB&XH năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 172/BC-LĐTBXH về kết quả công tác Lao động - TB&XH năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013
Tác giả: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2012
22. Lê Quang Tiến (2010), Thực trạng và giải pháp công tác thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp công tác thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên
Tác giả: Lê Quang Tiến
Năm: 2010
23. Nguyễn Thị Thương (2012), Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Thị Thương
Năm: 2012
24. Nguyễn Minh Thu (2013), Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Minh Thu
Năm: 2013
25. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quyết định số 53/ QĐ - UBND về việc phê duyệt đề án phổ cập bậc giáo dục tiểu học, trung học tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2015, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 53/ QĐ - UBND về việc phê duyệt đề án phổ cập bậc giáo dục tiểu học, trung học tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2015
Tác giả: UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2006
26. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w