1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM BV đa KHOA đắk NÔNG

104 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 864 KB
File đính kèm DTM BV ĐA KHOA ĐẮK NÔNG.rar (180 KB)

Nội dung

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông quy mô 500 giường sẽ là một Bệnh viện theo xu hướng đổi mới không bị lạc hậu so với Bệnh viện cấp Tỉnh trong nước và khu vực, đáp ứn

Trang 1

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐĂK NÔNG

BÁO CÁO ĐÁNH TÁC ĐỘNG MÔI

(QUY MÔ 500 GIƯỜNG)

XÃ ĐAK NIA, HUYỆN ĐĂK-NÔNG, TỈNH

ĐĂK–NÔNG

Trang 2

THÁNG 10 NĂM 2004

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích tự nhiên 651.438 ha, dân số 363.118 người là một tỉnh mới thành lập Do đó Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt trong ngành Y tế Nhận thức sâu sắc điều đó, Sở Y tế và Bệnh viện tỉnh Đăk Nông đã nhanh chóng tổ chức ổn định các hoạt động y tế, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết trước mắt về việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân

Đứng trước những thách thức do sự phát triển của xã hội nói chung và tỉnh Đăk Nông nói riêng, Ban lãnh đạo ngành y tế và Bệnh viện tỉnh Đăk Nông thấy rằng cần phải sớm có kế hoạch Quy hoạch tổng thể mạng lưới y tế toàn tỉnh, đồng thời xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông, đảm bảo chất lượng cả về chuyên môn, tổ chức và cơ sở vật chất

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông quy mô 500 giường sẽ là một Bệnh viện theo xu hướng đổi mới không bị lạc hậu so với Bệnh viện cấp Tỉnh trong nước và khu vực, đáp ứng cao nhất yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, theo Nghị định 175/CP của Chính Phủ ký ngày 18/10/1994 về việc lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Dự án, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông đã phối hợp với Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ và Thiết Bị Công Nghiệp - Khoa Môi trường – Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM thực hiện báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường chi tiết cho Dự án.

“Đầu tư Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông Quy mô 500 giường”.

Trang 4

Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (gọi tắt là ĐTM) được hình thành nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các dự báo, các biện pháp, công cụ để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình hình thành và đi vào hoạt động của một dự án

1.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO

1.1.1 Nội dung và mục đích báo cáo

Các nội dung tổng quát của báo cáo ĐTM bao gồm:

• Mô tả các hoạt động của Dự án có khả năng tác độngtới môi trường

• Mô tả hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hộitại khu vực xã Đăk Nia, huyện Đăk - Nông, tỉnh Đăk – Nông

• Đánh giá tác động môi trường khi Dự án đang tiến hànhxây dựng và đi vào hoạt động

• Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đếnmôi trường khi Dự án đang tiến hành xây dựng và khi đi vàohoạt động

• Đề xuất chương trình quan trắc môi trường tại khu vực Dự ánhoạt động

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nêu trên, nhữngcông việc sau đây đã được triển khai thực hiện:

Xác định dữ liệu ban đầu

• Thu thập tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng, điều kiệntự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực Dự án;

Dự án “Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đăk

Nông (Quy Mô 500 Giường)”, do Uûy ban nhân dân tỉnh

Đăk Nông làm Chủ quản đầu tư, và Bệnh viện Đa khoa tỉnhĐăk Nông làm chủ đầu tư

• Thu mẫu không khí, nước ngầm và khảo sát hiện trạng môi

Trang 5

trường khu vực Dự án;

• Xác định các nguồn ô nhiễm xung quanh khu vực Dự án

Phân tích và đánh giá tác động môi trường

• Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vục Dự án;

• Phân tích và đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội tại khuvực Dự án;

• Phân tích và đánh giá các nguồn thải và khả năng gây ônhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng Dự án và giaiđoạn Dự án đi vào hoạt động;

• Đánh giá tác động của từng nguồn và tổng hợp cácnguồn ô nhiễm đến môi trường

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và quản lý ô

nhiễm

• Quản lý nguồn ô nhiễm không khí;

• Quản lý nguồn ô nhiễm nước;

• Quản lý chất thải rắn

1.2 TÌNH HÌNH TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CHO BÁO CÁO

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Dự

án “Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đăk Nông

(Quy Mô 500 giường)” được thiết lập qua các đợt khảo sát,

thu mẫu thực địa Báo cáo được xây dựng theo Nghị Định 175/CPhướng dẫn thực hiện luật bảo vệ Môi trường của Chính Phủ,các văn bản pháp lý hiện hành và các tài liệu kỹ thuậtdùng cho nghiên cứu ĐTM bao gồm:

1.2.1 Các văn bản pháp lý

• Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịchnước ký lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994

• Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ vềhướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường

• Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập

Trang 6

và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đốivới các dự án đầu tư.

• Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ KhoaHọc Công Nghệ và Môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩnViệt Nam về Môi trường

• Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của chính phủhướng dẫn công tác phân cấp thẩm định đánh giá tácđộng môi trường

• Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường do Bộtrưởng Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, một số tiêuchuẩn do Tổng Cục Đo Lường 1995, 1996 và 2001; cụ thể gồmcác tiêu chuẩn sau:

 TCVN 5937 – 1995: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chấtlượng không khí xung quanh

 TCVN 5942 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượngnước mặt

 TCVN 5945 – 1995: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩnthải

 TCVN 6772:2000 - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụngcho các cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và khu chung cư

 TCVN 5949 – 1995: Aâm học, tiếng ồn khu vực công nghiệpvà dân cư, mức ồn tối đa cho phép

 TCVN 6560 –1999: Tiêu chuẩn khí thải cho lò đốt chất thải

rắn y tế

 TCVN 6706 – 2000: Chất thải nguy hại – Phân loại

• Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày 8 tháng 7 năm

1999 Số 12/2000/NĐ – CP ngày 5-5-2000 Số 07/2003/NĐ – CPngày 30-1-2003 của Chính Phủ ban hành sửa đổi, bổ sungmột số điều quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

• Căn cứ vào thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17-6-2003 củaBộ Kế hoạch và Đầu tư, sửa đổi, bổ sung một số điểm vềthẩm định Dự Aùn, báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư

• Căn cứ ý kiến chỉ đạo của thường trực Tỉnh Uûy về địađiểm, quy mô Trụ Sở làm việc thành lập Bệnh viện Đa khoaTỉnh

Trang 7

• Căn cứ quyết định số 84/QĐ-KHĐT ngày 9-3-2004 của Sở Kếhoạch và Đầu tư Tỉnh Đăk Nông về việc giao vốn chuẩn bịđầu tư năm 2004.

• Căn cứ công văn số 220/CV-UB ngày 2-3-2004 của UBND tỉnhV/v giao chủ đầu tư Bệnh viện Đa khoa Tỉnh

• Căn cứ dự án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa TỉnhĐăk Nông

1.2.2 Các tài liệu kỹ thuật

• Quy chế Bệnh viện kèm theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐngày 19-9-1997

• Quyết định số 2575/1999/BYT-QĐ ngày 27-8-1999 của Bộ Y Tếvề việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế

• Quyết định số 437/ QĐ- BYT ngày 20-2-2002 của Bộ Y Tế vềviệc ban hành danh mục thiết bị Y tế Bệnh viện Đa khoa Tỉnh– Huyện khu vực, trạm y tế xã

• Quyết định 155/QĐ- TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về Quy chế quản lý chất thải nguy hại

• Các số liệu, tài liệu thống kê hoạt động hàng năm củaBệnh viện tỉnh Đăk Lăc, khu vực Đăk Nông và các vùnglân cận

• Phương hướng kế hoạch năm 2004 của Bệnh viện, địnhhướng quy hoạch mạng lưới bệnh viện tuyến huyện, thị trấn,xã… trong toàn tỉnh, chỉ tiêu cơ bản của ngành y tế tỉnhĐăk Nông

• Tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện Đa khoa TCVN – 4470 – 95, Quychuẩn và tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

• Thông tư 09/2004/TT-BXD ngày 17-7-2000 của Bộ Xây Dựng vềviệc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc cácDự án đầu tư

• Tiêu chuẩn phòng chống mối TCXD – 204 của Bộ Xây Dựng

• Quy hoạch mạng lưới bệnh viện Việt Nam đến năm 2005 và

2010 kèm theo quyết định số 104/QĐ-BYT ngày 28-3-2002 củaBộ Y Tế

• Tài liệu khảo sát địa chất công trình khu đất xây dựngBệnh viện do Công ty khảo sát và xây dựng chi nhánh khuvực miền Trung thực hiện tháng 6/2003

Trang 8

• Tài liệu đo đạc khu đất xây dựng do Sở Tài Nguyên MôiTrường thực hiện tháng 6-2004.

• Các số liệu, tài liệu thống kê về hiện trạng môi trường tựnhiên, điều kiện kinh tế – xã hội tại khu vực Dự án

• Số liệu khảo sát, đo đạc hiện trạng chất lượng môi trườngtại khu vực Dự án do Khoa Môi trường – ĐH Bách Khoa TpHCMthực hiện

• Báo cáo ĐTM đã thực hiện tại Việt Nam trong những nămqua, các báo cáo đối với các dự án về bệnh viện

• Bản vẽ và sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí đất khu vực Dự án

1.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụngtrong báo cáo này dựa trên "Hướng dẫn thực hiện báo cáođánh giá tác động môi trường" do Cục Môi trường – Bộ Khoahọc Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên & Môitrường) ban hành trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tếcủa cả nước, của địa phương tỉnh Đăk Lăc và các dữ liệuđiều tra khảo sát được Bao gồm các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do

hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từnước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháynổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong Bệnh viện…

Phương pháp lập bảng kiểm tra (checklist): cho thấy rõ

các nguyên nhân, hậu quả của Dự án tác động đến môitrường, đồng thời biết ngay biện pháp bảo vệ môi trường,hạn chế ô nhiễm của từng tác động cụ thể

Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm tính tải lượngcác chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án và đềxuất các biện pháp khống chế

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động

trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

Phương pháp mô hình hóa dùng để tính phát tán ô

Trang 9

nhiễm khí thải, tính chiều cao ống khói cho máy phát điệndự phòng.

Trang 10

CHƯƠNG II MÔ TẢ DỰ ÁN

Khu đấy xây dựng nằm cạnh Quốc lộ 28, thôn 1, xãĐăk Nia, huyện Đăk Nông (thuộc phạm vi quy hoạch khutrung tâm Đô thị Gia Nghĩa)

Ranh giới Bệnh viện

• Phía Bắc : giáp khu đất trồng tiêu

• Phía Tây : giáp khu đất trồng cà phê

• Phía Đông : giáp khu dân cư thôn I, xã Đăk Nia

• Phía Nam : giáp khu đất trồng tiêu + cà phê

2.3 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

Chủ quản đầu tư: Uûy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông Chủ đầu tư : Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông

2.4 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Bệnh viện

Đakhoa Đăk Nông tại vị trí, địa điểm đã được Quy hoạch Việcphân cấp và quản lý sẽ thực hiện theo “Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng” ban hành theo Nghị định số 52/199/NĐ-CPngày nghị định 12/2000/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 củaChính phủ

2.5 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ :

Tổng mức đầu tư: 194.710.000.000 VNĐ

Các nguồn vốn :

- Chi phí xây lắp và chi phí kiến thiết cơ bản khác đượcđầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, do ngânsách Nhà nước cấp theo kế hoạch

- Chi phí thiết bị dự kiến sẽ sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác

Trang 11

2.6 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa Tỉnh là rất cầnthiết vì: Đảm bảo cho nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân,cán bộ, công chức tỉnh Đăk Nông và dân cư đô thị GiaNghĩa, các khách du lịch Quốc tế trong giai đoạn phát triển mớicủ Tỉnh Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô

500 giường là phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lướiBệnh viện Việt Nam đến năm 2005 và 2010 đã được Bộ trưởngBộ Y tế phê duyệt tại Quyết định 1047/QĐ – BYT ngày 28/3/2002và phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hộitỉnh Đăk Nông

2.7 NỘI DUNG DỰ ÁN

2.7.1 Chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông

Theo quyết định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19-9-1997 của Bộ

trưởng Bộ Y Tế về Quy chế bệnh viện thì Bệnh viện Đa khoa

500 giường Đăk Nông thuộc Bệnh viện Đa khoa hạng II

Bệnh viện Đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữabệnh của Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương hoặc khu vựccác huyện trong tỉnh và các Ngành, có đội ngũ cán bộchuyên khoa cơ bản, có trình độ chuyên môn sâu, và có trang

bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III

Chức năng, nhiệm vụ:

 Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh

 Đào tạo cán bộ y tế

 Nghiên cứu khoa học về y học

 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

 Phòng bệnh

 Hợp tác quốc tế

 Quản lý kinh tế y tế

2.7.2 Nội dung xây dựng Bệnh viện Đa khoa

Bệnh viện Đa khoa được xây dựng về cơ cấu bao gồm các khốisau:

 Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

 Khối điều trị nội trú

 Khối kỹ thuật nghiệp vụ

 Khối hành chính quản trị và phục vụ sinh hoạt (bao gồmcả nhà trọ)

Trang 12

Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ khác và hệ thống nhàcầu nối các công trình, cây xanh, garage xe, cổng hàng rào,thường trực, khu công viên, thể thao.

Trang 13

2.7.3 Quy mô Dự án và nội dung các công trình

2.7.3.1 Quy mô giường bệnh: 500 giường.

Phương án xác định quy mô Bệnh viện (Số giường

bệnh)

Quy mô (số giường bệnh) củaBệnh viện Đa Khoa tỉnh ĐăkNông được xác định theo chỉ tiêu giường bệnh Bệnh việntheo Quy hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số1047/QĐ-BYT) :

- Tổng dân số toàn Tỉnh vào năm 2010 là 600.000người

- Chỉ tiêu giường Bệnh viện theo Quy hoạch của Bộ Y tếvào năm 2010 là 17,59 giường BV/10.000 người

- Tổng số giường Bệnh viện toàn Tỉnh cần phải cóvào năm 2010:

600.000 người x 17,59 giường BV/10.000 người = 1.055giường BV

- Số giường Bệnh viện còn thiếu so với Quy hoạch là :

1055 giường BV-563 giường BV = 492 giường BV Lấy tròn

2004 –

2007

Giai đoạn II

2008 –

2010

12 Khoa Phẫu thuật – Gây mê

Trang 14

hồi chức năng

Trang 15

2.7.3.2 Nội dung các công trình

 Hệ thống nhà cầu nối các công trình: 1.200 m2

 San nền: (Đào: 210.000 m3 ; Đắp: 207.000 m3)

 Sân đường nội bộ:12 m2

 Đài nước 50m3 cao 16 m

 Trạm xử lý nước thải, chất thải rắn

 2 trạm biến áp 560 KVA

 1 Máy phát điện dự phòng 560 KVA

 Một cổng chính vào bệnh viện có lắp đặt motor điện,

 Diện tích sàn theo tính tóan: 32.500 x 1,15 = 37.375 m2

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp diện tích sàn tòan bệnh viện theo thiết kế

ST

T

Tên khoa phòng Hệ

số K

Diện tích làm việc (m 2 )

Diện tích sử dụng (m 2 )

1 Khối khám và điều trị

ngọai trú

2 Khối điều trị nội trú 0,6 1.022 17.035

3 Khối kỹ thuật nghiệp

vụ

4 Khối hành chính quản

lý phục vụ

 Theo mật độ xây dựng công trình

_ Số tầng cao TB : 1,5 (tạm tính)_ Diện tích đất xây dựng 32.500 m x 1,15/1,5 = 24.916

Trang 16

_ Diện tích sử dụng, tỷ lệ chiếm đất : (30%)

24.916 x 100/30 = 83.053 m2

 Khu nhà trọ cho người nhà bệnh nhân: 5.000 m2

 Khu khám chữa bệnh chuyên gia: (dự kiến sẽ xâydựng sau) 5.000 m2

 Bệnh viện y học dân tộc (sẽ xây dựng sau): 10.000

m2

 Khám chữa bệnh theo yêu cầu: 10.000 m2

 Khu công viện, cây xanh, thể thao: 10.000 m2

Tổng cộng: 118.035 m 2 Lấy tròn: 120.000 m 2 = 12 ha 2.7.4 Yêu cầu về thiết kế kiến trúc xây dựng

 Tổng mặt bằng Bệnh viện được bố trí giao thông nộibộ hợp lý, nhất là các khối điều trị nội trú, kỹ thuậtnghiệp vụ và khám bệnh để đảm bảo tính liên hoàntrong quá trình sử dụng theo một chu trình điều trị khépkín

 Giải pháp mặt bằng kiến trúc đảm bảo hợp lý,không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từngbộ phận

 Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho khu chữbệnh nội trú

 Trong bố cục của từng công trình, từng bộ phận phảiđảm bảo các yêu cầu riêng biệt giữa phòng bệnhnhân nam và nữ, giữa các thao tác thủ thuật vôkhuẩn và hữu khuẩn, giữa thuốc men, thức ăn đồdùng sạch với đồ bẩn…

 Cách ly giữa người có bệnh lây của các nhóm bệnhlây khác nhau trong khoa lây

 Các phòng chủ yếu phải được chiếu sáng tự nhiêntrực tiếp và thông gió tốt

2.7.5 Lựa chọn phương án kiến trúc

Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án khác nhau,phương án kiến trúc sau được chọn:

Quy hoạch tổng mặt bằng:

+ Tổ chức tổng mặt bằng Bệnh viện theo hướng phân tán,

các khối công trình được bố trí theo các cốt san nền cụcbộ, hệ thống đường giao thông và kè đá nối các khốivới nhau bằng đường dốc và bậc thang, các công trìnhcó số tầng không quá 3 tầng.(không kể tầng hầm)

Trang 17

+ Cổng chính bệnh viện được bố trí khoảng lùi tạo thành

hành lang giao thông tĩnh làm điểm mở cho công trình

+ Khối nhà khám bệnh ngoại trú nối liền với khối nhà kỹ

thuật nghiệp vụ được đặt ngay cổng chính ra vào bệnhviện nhằm tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho việckhám chữa bệnh cho nhân dân

+ Khối nhà văn phòng quản lý, hội trường, kim giảng

đường… được đặt ở cổng chính Bệnh viện thuận tiệntrong mối quan hệ và quản lý Đồng thời là điểm nhấntạo vẽ đẹp cho toàn bộ công trình Khối này có cổngriêng cho CBCNV từ hướng Tây khu đất

+ Khối điều trị nội trú được đặt dọc theo đường đồng mức

theo cốt san nền về hướng Đông khu đất, tiếp giáp trụcđường 28 tạo sự thuận lợi riêng cho bệnh nhân điều trị vàngười nhà thăm nom, kết hợp với khu nhà trọ cho người nhàbệnh nhân

+ Khối lây được bố trí phía cuối hướng gió về phía Nam khu

đất

+ Kết thúc khu đất là khu nhà xác và tang lễ

Ưu điểm của phương án chọn:

Phương án này phù hợp các tiêu chí đề ra:

 Tôn trọng thiên nhiên hiện có, ít san lắp và hệ thốnggiao thông hợp lý, gắn bó giữa giao thông nội bộ vàgiao thông ngoại

 Thi công từng công trình dứt điểm và nhanh chóng đưavào sử dụng tùy theo khả năng về vốn đầu tư hàngnăm của Nhà nước và của địa phương

 Không gian kiến trúc thoáng, hình thức kiến trúc mạchlạc, khúc chiết theo từng chức năng công trình

2.7.6 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a Hệ thống cấp điện

Nguồn điện: lấy từ lưới điện cao thế của thị xã GiaNghĩa Máy biến áp: 02 máy biến áp 560 KVA

Máy phát điện dự phòng công suất 560 KVA

Trang 18

b Hệ thống cấp nước

Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho Bệnh viện được

lấy từ đường ống cấp nước của Thị xã (đã có trongquy hoạch) Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt sử dụngnước giếng khoan

Cấu tạo mạng lưới: gồm hệ thống bể chứa, trạm

bơm, hệ thống bể mái cho từng khu nhà điều trị Nướcsau khi được tập trung tại bể chứa của Bệnh viện đượcbơm cấp lên đài nước sau đó phân phối tới các khốinhà để phục vụ cho sinh hoạt và khám chữa bệnh.Ngoài ra còn có hệ thống cấp nước cứu hỏa, baogồm bơm cấp từ bể chứa, mạng lưới đường ống vàcác trụ cứu hỏa

Nhu cầu tiêu thụ nước: 600 m 3 /ngày.đêm

 Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho 500 giường bệnh:

• Mỗi giường bệnh có 1 người nuôi

• Mỗi giường bệnh có từ 1,1 – 2,25 người phục vụ bao gồmcác chuyên môn y tế (bác sĩ, y tá, dược sĩ, hộ lý ) cánbộ văn phòng, bảo vệ

Như vậy nếu tính người thăm nuôi, người khám, người chữabệnh ngọai trú thì mỗi giường bệnh có thể tới 3,25 người.Lượng nước cấp cho sinh hoạt mỗi người theo qui định là 250 –

300 lít Vậy nước cấp cho sinh hoạt cuả bệnh viện sẽ là 325 –

400 m3/ngày đêm

 Nhu cầu cấp nước chữa cháy: 108 m3

 Nhu cầu cấp nước tưới cây, vườn hoa: 90 m3

Tổng cộng: 600 m 3 /ngày.đêm

Trạm bơm,bể chứa:

 Cấp nước sinh hoạt: 3 bơm

 Cấp nước cứu hỏa: 2 bơm

 Nguyên lý hoạt động: khi cấp nước cho sinh hoạt sửdụng 2 bơm với 2 lần hoạt động trong ngày, mỗi lần

2 giờ Khi cháy sử dụng một bơm chữa cháy

 Bể chứa: 600 m3 trong đó 500 m3 sử dụng cho sinhhoạt, khám chữa bệnh và các nhu cầu khác, 100 m3

dự trữ cho cấp nước cứu hỏa

Trang 19

Cấu tạo mạng lưới: mạng lưới đường ống cấp nước

(đường kính tối thiểu là F20) được đặt chìm dưới đất.Mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy gồm cácống có đường kính F100 lưu lượng 10 l/s, các trụ cứu hoảđặt với khoảng cách 50 – 100m

c Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước mưa: Có hệ thống thu nước

mưa riêng, tập trung vào hệ thống rãnh thoát bêntrong Bệnh viện nhờ hệ thống cửa thu và hố ga, vàcuối cùng thoát vào hệ thống thoát nước của Thị xã.Các mái nhà cũng có hệ thống thu nước vào hệ thốngthoát nước mưa của Bệnh viện

Hệ thống thoát nước thải: có hệ thống thoát

nước riêng trong Bệnh viện, gồm mạng lưới cống thoátnước, các hố ga thu và trạm xử lý nước thải Mạnglưới cống thoát nước là các ống Bê tông D200

Trạm xử lý nước thải của Bệnh viện: có công

suất 400 m3/ng.đ, diện tích dự kiến 500 m2

Trang 20

d Giải pháp phòng chống cháy nổ

Các phòng đặc biệt như phòng mổ, phòng hồisức cấp cứu và phòng kỹ thuật điện phải được bố trícác đầu báo khói Tín hiệu báo cháy được đưa vào tủbáo cháy đặt tại tầng 1, hoặc phòng thường trực Tủbáo cháy có khả năng tự động quay số điện thoạiđến cơ quan phòng chống cháy

Kết cấu hệ thống cứu hỏa:

 Hệ thống tự động phát hiện cháy, chỉ thị vàbáo động

 Hệ thống phát tín hiệu cháy bằng tay

 Hệ thống cứu hỏa bằng tay dùng nước chạyđiện

 Hệ thống cứu hỏa bằng tay dùng nước chạyđộng cơ nổ

 Hệ thống cứu hỏa bằng bình CO2.

 Hệ thống điều khiển các hệ thống có liênquan

e Thông tin liên lạc

Gồm hệ thống điện thoại, fax, telex… trực tiếp, hệthống thông tin nội bộ

f Hệ thống mạng vi tính

Lựa chọn phương án nối mạng hình sao theo nguyên lýchủ – khách (Client - Server) Cấu trúc này cho phép cácmáy hoạt động độc lập nhau, sự cố tại một máy sẽkhông ảnh hưởng chung đến toàn mạng đồng thời hệthống có khả năng tăng số lượng máy mà không thayđổi cấu trúc

g Hệ thống điều hoà không khí và thông gió

Dành cho các phòng mỗ, phòng hồi sức cấp cứu(hệ thống điều hoà riêng cho mỗi phòng), phòng bệnhcao cấp, một số phòng của khối kỹ thuật nghiệp vụ,một số phòng chức năng đặc biệt được lắp đặt máyđiều hoà không khí trung tâm Phòng bệnh và phòngkhám làm mát bằng quạt trần, khu vệ sinh và phòngkỹ thuật lắp đặt các quạt hút gió

h Hệ thống cấp khí y tế

Trang 21

Gồm có trạm điều phối Oxy và trạm khí nén trungtâm, hệ thống hút chân không Từ phòng cấp khí y tếtrung tâm, khí được dẫn vào các phòng có nhu cầubằng ống dẫn bằng đồng, tiêu chuẩn UDINEN 737-3.Các đường dẫn khí Oxy được cấp tới từng giường bệnhcó nhu cầu.

Để đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ,phòng cung cấp khí y tế được đặt ở ngoài công trìnhvới khoảng cách an toàn theo TCVN

i Phương án thang máy

Sử dụng 4 thang máy bệnh nhân (tải giường bệnh) lọaiORONA – D20 tốc độ 60m/phút, kết hợp chở người khi cần thiết,với hệ thống điều khiển hiện đại, được sản xuất tại Tây BanNha

j Hệ thống phòng chống mối mọt

Bệnh viện được xây dựng trên vùng đất Tây Nguyên vớinguy cơ xâm nhập của mối vào công trình rất lớn, mối cóthể xâm nhập qua các công trình sau: tiếp xúc, từ nền đất,vũ hóa Nên phải có biện pháp phòng chống mối cho côngtrình ngay từ giai đọan khởi công, đào móng, công tác này sẽ

do một cơ quan chức năng đảm nhận

2.7.7 Cơ cấu tổ chức bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông tuân thủ theo: “Tổchức dây chuyền công nghệ của một Bệnh viện Đa khoatuyến Tỉnh hòan chỉnh”, gồm 4 khối như đã kể ở trên, vàgồm các khoa, phòng chức năng sau:

4 Khoa nội tim

mạch – Lão học

Trang 22

6 Khoa Lao

7 Khoa da liễu

8 Khoa thần kinh

9 Khoa tâm thần

10 Khoa y học cổ

truyền

12 Khoa ngọai tổng

hợp

13 Khoa phẫu thuật

gây mê hồi sức

14 Khoa phụ sản

15 Khoa tai mũi

họng

chức năng

23 Khoa nội soi

24 Khoa giải phẫubệnh

25 Khoa chống nhiễmkhuẩn

27 Khoa dinh dưỡng

Trang 23

Các phòng chức năng:

1 Phòng kế họach tổng hợp

2 Phòng y tá điều dưỡng

3 Phòng vật tư – thiết bị y

tế

4 Phòng hành chínhquản trị

5 Phòng tổ chứccán bộ

6 Phòng tài chínhkế tóan

2.7.8 Nhu cầu nhân lực cho Bệnh viện

Nhu cầu nhân lực cho Bệnh viện Đa khoa Đăk Nông được tínhtheo chỉ tiêu nhân lực đối với Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

(Nguồn: Dự án đầu tư Bệnh viện Đăk Nông):

 Nhân lực khối khám đa khoa: 1,25 % x 500 giường = 63người

 Nhân lực của khối khác: 1 người x 500 giường = 500người

Tổng số cán bộ CNV tòan bệnh viện: 63 + 500 = 563

người

2.7.9 Trang thiết bị y tế

Gồm có các dụng cụ chuyên dùng cho từng khoa, giườngbệnh, bàn khám, bộ khám TMH, đèn khám, đèn đọc phim, cânsức khỏe có thước đo cao, tủ sấy điện, máy soi, máy điện tim,bộ soi thanh quản, bộ đo nhãn áp, Doppler tim thai, máy chốngrung tim, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, chống rung tim cóđặt nhịp, ECG thông thường, điện tim thông minh, bơm truyềndịch chạy điện, bơm tim điện, máy tạo oxy di động, X-quang diđộng, máy thận nhân tạo, máy hút liên tục áp lực thấp, máykhí dung, máy hủy bơm kim tiêm, tủ sấy điện, máy Holter, máysiêu âm đầu dò đa tần suất, máy thảm chạy, máy shock điệntim, bộ khám ngũ quan, đèn soi đáy mắt, máy điện châm cácloại, máy tán thuốc, máy thái thuốc, máy thở trẻ em, đènchiếu vàng da, bàn mỗ vạn năng có kéo nắn xương, bàn mỗvạn năng thường, đèn mổ treo cần, bàn bó bột, dao mỗ điện,bộ rửa tay tiệt trùng cho phẫu thuật, máy gây mê kèm thở,laser phẫu thuật, bộ dụng cụ phẫu thuật, Fetal monitor, Depplertim thai, máy soi cổ tử cung, lồng nuôi trẻ sơ sinh, Forcepssimpson, bộ kiểm tra col, bộ bấm sinh thiết, bàn đón bé diđộng, máy thở áp lực oxy dương phần, leep cắt, khoét chóp ck,hệ thống bơm rửa tinh trùng, dụng cụ chụp tử cung, labô rănggiả, và các thiết bị chuyên dùng khác

Trang 24

Cụ thể số lượng các trang thiết bị và chi phí được trình bàytrong phần phụ lục.

2.7.10 Tổng hợp dự kiến chi phí đầu tư phần xây lắp

Tổng mức đầu tư: 194.710.000.000 VNĐ, trong đó:

2.8.1 Hiện trạng mặt bằng:

Tòan bộ diện tích khu đất đa số là đất trồng cây lâmnghiệp, đất hoang, đất giao cho dân trồng cây ăn quả, trồngrẫy Không có công trình kiến trúc kiên cố hoặc các di tíchlịch sử, văn hóa nào trong phạm vi xây dựng

2.8.2 Phương án đền bù giải phóng mặt bằng:

Ban QLDA của Bệnh viện phối hợp với UBND TX Gia Nghĩa,Ban chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng của UBND tỉnh tiếnhành kiểm kê cây trồng, diện tích trồng trọt, vật thể kiếntrúc, xác định chi phí đền bù, các chi phí hỗ trợ theo quy địnhhiện hành tỉnh Đăk Nông Công tác đền bù giải phóng mặtbằng sẽ có dự án riêng, do UBND tỉnh chỉ đạo và Sở Tàinguyên môi trường thực hiện

Tổng chi phí đền bù cho dự án là 1.900.000.000 đồng Trongđó số hộ dân bị ảnh hưởng do dự án đền bù là 6 hộ Cáchộ dân cư nằm trong diện giải toả ngoài việc được đền bùcòn được bố trí tái định cư ở khu qui hoạch khu dân cư cách dựán khoảng 500m về hướng thị xã Gia Nghiã

2.9 Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Dự án mang lại những tác động tích cực cho kinh tế xãhội như sau:

 Đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dântỉnh Đăk Nông, đặc biệt là dân cư đô thị Gia Nghĩa,các khách du lịch,

 Từng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với độingũ cán bộ đủ khả năng chuyên môi và trang thiết

bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc cácchuyên khoa

Trang 25

 Là đầu mối để thực hiện các chức năng của Bệnhviện Đa khoa tuyến tỉnh theo quyết định 1895/1997/BYT-

QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, cụ thể là:khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứukhoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên mônkỹ thuật, phòng bệnh và hợp tác quốc tế…

2.10 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

a Kế hoạch đấu thầu dự án

 Gói thầu số 1 XD: Hàng rào, san nền, kè đá

 Gói thầu số 2 XD: Khu nhà hành chính, Quản lý, hộitrường kiêm giảng đường, khu khám, và điều trịngoại trú

 Gói thầu số 3 XD: Khu phẫu thuật hồi sức, khuchuẩn đoán hình ảnh

 Gói thầu số 4 XD: Khu dinh dưỡng, khu chống nhiễmkhuẫn, khu vật lý trị liệu phục hồi chức năng

 Gói thầu số 5 XD: Khu điều trị ngoại trú

 Gói thầu số 6 XD: Khu lây nhiễm, nhà tang lễ, nhàxác

 Gói thầu số 7 XD: Đường bãi, cấp điện, nước ngoàinhà, nhà cầu, garage, cây xanh, tiểu cảnh, đá nướckhu thể thao

 Gói thầu số 8 XD: Thiết bị y tế lâm sàng

 Gói thầu số 9 XD: Thiết bị y tế cận lâm sàng

 Gói thầu số 10 XD: Thiết bị môi trường, xử lý nướcthải, rác thải

 Gói thầu số 11 XD: Hệ thống chống sét tòan diện,hệ thống PCCC

 Gói thầu số 12 XD: Thang máy chở bệnh nhân

b Thời hạn đầu tư : 2004 – 2009 (5 năm)

Đầu tư theo gói thầu của các hạng mục công trình,thi công theo kiểu cuốn chiếu, hoàn thiện đến đâu đưavào sử dụng đến đó

Trang 26

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực DỰ ÁN

3.1.1 Vị trí địa lý của bệnh viện

Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đăk Nông được đặt tại xã Đăk Nia,huyện Đăk Nông, tỉnh Đăk Nông trên khu đất có diện tích là

12 ha

• Phía Bắc : giáp khu đất trồng tiêu

• Phía Tây : giáp khu đất trồng cà phê

• Phía Đông : giáp khu dân cư thôn I, xã Đăk Nia

• Phía Nam : giáp khu đất trồng tiêu + cà phê

Các đường quy hoạch chưa được xây và chưa có tên đường,ngoại trừ Quốc lộ 28 (đường đi Di Linh, Lâm Đồng) là đườnghiện có, trong tương lai sẽ nâng cấp và mở rộng

3.1.2 Điều kiện địa hình, điạ mạo

Khu vực Đăk Nông được hình thành từ quá trình trào phún Bazantuổi Neogen B (N2) các phún trào này bị phong hoá tàn tích tạo

ra đới Cluvi đặc thù với phần trên mặt phát triển Bauxit hoávà Laterit hoá

Quá trình xâm thực đã tạo ra các dãy đồi có đỉnh đồi hẹptương đối bằng phẳng nhưng sườn dốc, ảnh hưởng đến quátrình xây dựng vì phải san ủi, cải tạo mặt bằng và xây dựngđường giao thông phù hợp

Về phương diện điạ mạo, khu vực này là các đồi dốc thuộchình thái bóc mòn

Do điều kiện địa hình, địa mạo nêu trên nên cần phải cải tạomặt bằng với khối lượng san ủi đào đắp tương đối lớn

Khu đất nằm gọn trên một quả đồi, dốc so với xung quanh, độdốc thoải về các chân đồi nơi có các đường Quốc lộ chắnngang và suối dưới thung lũng

3.1.3 Điều kiện cấu trúc địa chất khu vực

Toàn khi Thị xã Gia Nghiã và vùng lân cận được bao phủ bởicác phún trào Bazan thuộc hệ đệ tứ muộn B (N2) Các đáBazan thường gặp có dạng lớn nằm ngang, chiều dày khá lớn.Phần bên trên phong hoá tạo ra đới Eluvi đặc thù Như vậy cấu

Trang 27

trúc điạ chất khu vực bao gồm đá nền (đá Bazan) và lớp phủđệ tứ (Theo tài liệu KSĐC cuả công ty khảo sát xây dựng chi nhánh miền trung tháng 6-2003) (Hình vẽ trình bày trong phụ lục)

Tại khu vực Bệnh Viện đa khoa Đăk Nông, trong phạm vi chiềusâu 20m có cấu trúc địa chất là phụ đới phong hoá triệt đểvới thành phần là sét pha chứa Bauxit và sét Eluvi

Đất nền bao gồm các đơn nguyên địa chất công trình sau:

+ Lớp sét pha dăm sạn (1): Diện phân bố trên mặt, bề dàytrung bình là 4,2m, tính chất cơ lý thay đổi theo muà khí hậu

- Các trị tiêu chuẩn đặc trưng:

+ Dung trọng tự nhiên : γw = 1,72 g/cm2

+ Góc ma sát trong : ϕ = 15001’

+ Lực kết dính : C = 0, 217 Kg/cm2

+ Modul tổng biến dạng : E12 = 40 kg/cm2

+ Giá trị thường xuyên tiêu chuẩn SPT : N 30 = 11

- Các giá trị tính toán theo trạng thái chịu tải

Aùp lực quy ước (B=1, H= 2) : Ro = 1,2 kg/cm2

Các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán nêu trên

+ Lớp sét (2): Diện phân bố bên dưới lớp sét pha dăm sạnký hiệu (L), bề dày trung bình (trong phạm vi độ sâu khoan) là15,8m

- Các trị tiêu chuẩn đặc trưng:

+ Dung trọng tự nhiên : γw = 1,75 g/cm2

+ Góc ma sát trong : ϕ = 17043’

+ Lực kết dính : C = 0, 300 Kg/cm2

+ Modul tổng biến dạng : E12 = 60 kg/cm2

+ Giá trị thường xuyên tiêu chuẩn SPT : N 30 = 20

- Các giá trị tính toán theo trạng thái chịu tải

Trang 28

+ Lực kết dính : Cii = 0,292 Kg/cm2

Aùp lực quy ước (B=1, H= 2) : Ro = 1,5 kg/cm2

Tóm lại, khu vực có nền đất chịu lực tốt, thích hợp cho xâydựng các công trình kiên cố

3.1.4 Điều kiện điạ chất thuỷ văn

Nước mặt không tồn tại trong khu vực khảo sát Nước ngầmnằm rất sâu, phạm vi khoan sâu 20m chưa gặp nước ngầm nênthuận lợi cho cơ lý nền móng

3.1.5 Các hiện tượng địa chất vật lý

Hiện tượng điạ chất vật lý cần quan tâm là hiện tượng xâmthực xói mòn do dòng chảy gây ra nhất là sau khi san ủi, cảitạo mặt bằng

Khu vực dự án là dãy đồi tương đối bằng phẳng nhưng sườndốc nên phải cải tạo, san ủi, đào đắp mặt bằng xây dựngvà đường giao thông

Đồng thời có biện pháp chống xói mòn, sạt lở vì sườn đồidốc nhất là sau khi san ủi, cải tạo mặt bằng

3.2 Điều kiện khí hậu

Khu vực của dự án nằm trong khu vực xã Đăk Nia, huyện ĐăkNông, tỉnh Đăk Nông nên các số liệu về điều kiện khí hậuđược tham khảo của tỉnh Đăk Nông

Đăk Nông nằm trong vùng ảnh hưởng cuả gió mùa Tây Namvà mang tính chất khí hậu Tây Nguyên, nhiệt đới ẩm, mỗinăm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Muà mưa bắtđầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưahàng năm

Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hoá các chất ônhiễm ngoài môi trường phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

• Nhiệt độ không khí;

• Độ ẩm không khí;

• Chế độ mưa và bốc hơi;

• Chế độ gió, hướng gió;

• Chế độ thủy văn sông rạch;

• Độ bền vững khí quyển

Trang 29

3.2.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnhhưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát táncác chất ô nhiễm trong khí quyển Bên cạnh đó, nhiệt độkhông khí còn là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếplên sức khỏe của con người

Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá họcxảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càngnhỏ Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quátrình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động Dovậy, việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết

Nhiệt độ không khí tại Đăk Nông tương đối điều hoà Chênhlệch trung bình giữa các tháng ít, nhưng chênh lệch nhiệt độgiữa ngày và đêm tương đối cao

- Nhiệt độ bình quân : 220C

- Nhiệt độ cao nhất : 350C

- Nhiệt độ thấp nhất : 140C

3.2.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnhhưởng đến sứ khỏe con người, đồng thời nó cũng ảnh hưởngđến sự thích nghi và phát triển của các hệ sinh thái bao gồmcả động và thực vật Khi xét đến khía cạnh môi trường thì độẩm không khí là một trong những yếu tố tác động lên quátrình phân hủy chất hữu cơ và chuyển hoá các chất ô nhiễmkhông khí

Độ ẩm trung bình của khu vực dao động từ 80-90%, cao nhấtđược ghi nhận vào các tháng có mưa (Tháng 4 - 10) và thấpnhất vào các tháng mùa khô (tháng 11 – 3)

3.2.3 Chế độ gió, hướng gió

Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lantruyền các chất trong khí quyển Khi vận tốc gió càng lớn,khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khảnăng pha loãng với không khí sạch càng lớn Ngược lại, khi tốcđộ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung tạikhu vực gần nguồn thải

Lượng gió và hướng gió thích hợp sẽ tạo nên sự thoải mái vàdễ chịu cho bệnh nhân

Hướng gió thịnh hành vào muà mưa là Tây Nam, hướng gióthịnh hành muà khô là Đông Bắc Tốc độ gió bình quân là

Trang 30

2,4 – 5,4 m/s Đây là khu vực có vị trí khá đặc biệt là hầu nhưkhông có bão.

3.2.4 Chế độ mưa và bốc hơi

Trong những năm qua số ngày mưa trung bình trong năm là 160 –

170 ngày Lượng mưa trung bình khoảng 1.700 – 2.000 mm/năm,lượng mưa cao nhất là 3.000mm/năm

Mặc dù có lượng mưa tương đối cao nhưng do đặc điểm của khíhậu tây nguyên Nam Trung Bộ nên thời gian mưa kéo dài, hạtmưa nhỏ, ít có mưa lũ do đó khả năng gây xói lở do mưa vàxói mòn đất cũng phần nào được hạn chế

Độ bốc hơi

Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môihữu cơ, các chất có mùi hôi vào không khí

Kết quả quan trắc cho thấy lượng bốc hơi trung bình năm tại khuvực này thay đổi khá lớn tuỳ theo muà Vào mưa mưa độ bốchơi là 1,5 – 1,7 mm/ngày Vào muà khô độ bốc hơi là 14,6 – 15,7mm/ngày

3.2.5 Bức xạ mặt trời – số giờ nắng

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trìnhphát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm Bức xạ mặt trờisẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể và tùy thuộcvào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bềmặt lớp phụ, màu sơn, tính chất bề mặt

Số giờ nắng trung bình khá không cao Bình quân giờ nắngchiếu sáng hàng năm: 1.600 – 2.300 Mùa khô có số giờ nắng

8 giờ/ngày Các ngày mưa hầu như không có nắng

3.2.6 Chế độ thủy văn, sông rạch

Tỉnh Đăk Nông là một trong những tỉnh có hệ thống thoátnước mặt phong phú, toàn vùng có mạng lưới sông suối dàyđặc với mật độ 0,35 – 0,55 km/km2 các sông suối trong vùngchủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, các suối lớn là suốiĐăk Nông, Đăk Rung Đoạn đường Huyện Đăk Nông dài 110 kmvà rất nhiều sông suối lớn, nhỏ khác, suối Đăk Nông cócác đặc trưng sau:

Trang 31

- Lưu lượng: lớn nhất 87,8 m3/s, trung bình 12,44 m3/s và nhỏnhất 0,5 m3/s

- Mô dul dòng chảy: lớn nhất 338 m3/s km2, trung bình 47,9

1,9 m3/s km2

- Tổng lượng dòng chảy năm 0,67 x 106 m3

Nước suối có độ tổng khoáng nhỏ, phản ứng trung tính, thíchhợp cho tưới tiêu nông nghiệp Đối với các mục đích khác cầnphải xử lý

Muà mưa dòng suối dâng cao có thể gây lũ một số vùng vớiđịa hình và mạng lưới sông suối rất thuận lợi cho việc xâydựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ

Nguồn nước ngầm theo kết quả lập bản đồ điạ chất thuỷvăn của liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Trung, nước ngầm trong điạbàn huyện chủ yếu vận động, tàn trữ trong thành tạo phúntrào Bazan, độ sâu phân bố 15 – 120m Kết quả tính toán trữlượng động thiên nhiện là 0,12 l/s km2 Trữ lượng khai thácQKTMin = 12 m3 ngày/km2, QKTMax = 424 m3 ngày/km2, QKTtrung bình

= 215 m3 ngày/km2 Một số nơi có thể thiết kế và xây dựngnhà máy cấp nước tập trung quy mô 500 – 1.000 m3/ ngày như:Đăk Ha, Gia Nghiã, Quảng Sơn,

3.3 ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG

3.3.1 Nguồn nước cấp

Nước mặt

Trong khu vực dự án không có nước mặt tự nhiên Tuy nhiên,khu vực lân cận có Đập thôn 1 và Hồ Nội trú có lưu lượngkhông lớn và thay đổi lớn theo mùa Do lưu lượng không ổnđịnh nên không thể dùng để cấp nước cho dự án

Nước ngầm

Theo Liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn – Bộ Công nghiệp nặngvà căn cứ vào các lỗ khoan thăm dò địa chất thuỷ văncũng như các giếng khoan đang khai thác trong vùng có thểkhẳng định: có thể sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ đểcấp cho sinh hoạt

Các tầng chứa nước có triển vọng khai thác tại khu vực HuyệnĐăk Nông:

- Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng trong các trầm tích phuntrào bazan β(n2-q1): được phân bố và lộ ra gần như toànbộ vùng lòng hồ và khu vực đầu môí, thường ở độ caohơn 550m đến 670m, chúng phủ lên tầng chưá nước khenứt - lổ hổng đất đá hệ tầng La Ngà Bề dày các trầmtích này từ 30 đến hơn 100m Tầng chưá nước này có khảnăng chưá nước từ nghèo đến trung bình, lưu lượng

Trang 32

khoảng 0,3 – 0,6 l/phút Mực nước này thay đổi theo điạ hìnhvà theo muà, biện độ dao động lớn từ 8 – 18m (muà mưa)đến 18 – 24 m (muà khô) Tổng độ khoáng hoá từ 0,02 –0,025g/l, độ pH = 5,23-6,32.

- Tầng chứa nước khe nứt – lỗ hổng trầm tích bột kết cátkết và phiến sét hệ tầng Là Ngà(j2ln) : Thường gặp ởđộ sâu 15-22m, có chiều dày từ 700-800m, độ khoánghoá thấp Mực nước ngầm thay đổi theo điạ hình và theomuà

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích nguồn gốc sông – đầm lầy (qh): Đây là tầng chưá nước có diện phân bố nhỏ và lộ dọc theo thung lũng suối có điạ hình trũng thấp Bề dày nhỏ từ 2 – 5m, lót đáy là sét cách nước Đây là tầng chưá nước ít có ý nghiã, khả năng chưá nước kém

(Nguồn: Liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn & TT NCKH công nghệ cấp thoát nước – Bộ Xây dựng)

3.3.2 Công tác vệ sinh môi trường

Hiện tại khu vực dự án chỉ có 06 hộ dân sinh sống, khuvực lân cận dân cư thưa thớt nên công tác vệ sinh môi trườnghiện tại trong khu vực chưa có gì đáng ngại, có thể nhờ vàokhả năng tự làm sạch cuả môi trường Trong tương lai khu vựcxung quanh dự án sẽ được quy hoạch thành khu dân cư, mọi côngtác vệ sinh môi trường cuả dự án và khu dân cư lân cận sẽđược tính toán thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh trước khi cáccông trình đưa vào sử dụng

3.3.3 Hệ thống cấp điện

Tại Gia Nghiã đến 2005 vẫn duy trì nguồn thuỷ điện ĐăkNông đã có và có khả năng phát đến 800 – 1.000 KW Hệthống điện 15 KV đã được đưa về xã Đăk Nia, dọc theo QL 28,thuận lợi cho việc cấp điện cho công trình

3.3.4 Hệ thống giao & thông thông tin liên lạc

Khu đất xây dựng rất thuận tiện về giao, ngoài đườngliên khu vực QL 28 hiện có, còn có hệ thống giao thông theonhư quy hoạch đã duyệt Tuy nhiên, hiện nay đường QL 28 cònkhá ngoằn ngoèo không thích hợp cho xe cấp cưú ra vào

Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực khá thuận tiện

3.4 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực

3.4.1 Chất lượng không khí và tiếng ồn

Kết quả khảo sát, đo đạc điều kiện vi khí hậu và cácchất ô nhiễm tại khu vực dự án được trình bày trong bảng sau:(Sơ đồ lấy mẫu đính kèm trong phụ lục)

Trang 33

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về chất lượng không khí và vi khí

hậu tại khu vực Dự án (ngày 18/08/2004)

ST

T Ký hiệu mẫu

Nhiệ t Độ

(oC)

Độ Aåm

(%)

Độ Ồn

dBA

Hàm lượng chất ô nhiễm

(mg/m 3 ) BỤ

+ K1 : Tại đồi khu vực dự án

+ K2 : Tại đồi khu vực dự án

+ K3 : Tại đường giao thông đối diện khu vực dự án

+ K4 : Tại đường giao thông, đối diện khu vực dự án

+ K5 : Tại khu dân cư (đối diện khu vực dự án)

(Bản đồ vị trí khảo sát và lấy mẫu tại khu vực Dự án được

trình bày trong phần phụ lục )

Nhận xét:

Tất cả các chỉ tiêu đo đều đạt tiêu chuẩn không khí xungquanh cho phép (TCVN 5937-1995) Điều này cho thấy môi trườngkhu không khí khu vực dự án rất trong lành Môi trường vi khíhậu khu vực dự án rất tốt

Trang 34

3.4.2 Chất lượng nước mặt và nước ngầm

3.4.2.1 Chất lượng nước mặt

Công tác lấy mẫu chất lượng nước mặt tại khu vực được thựchiện vào ngày 18/08/2004 Kết quả phân tích chất lượng nướcmặt tại khu vực dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại

khu vực Dự án (ngày 18/08/2004)

Vị trí điểm lấy mẫu được trình bày trong phần phụ lục

TCVN 5942 - 1995 : Tiêu chuẩn này qui định các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt và áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt.

Nhận xét:

Chất lượng nước mặt khá tốt, các chỉ tiêu chính đều đạt tiêuchuẩn, tuy nhiên, NH3 khá cao, vượt tiêu chuẩn 12 – 16 lần, điềunày chứng tỏ nguồn nước mặt trong khu vực dự án đã bị ônhiễm do nước thải sinh hoạt và nông nghiệp

3.4.2.2 Chất lượng nước ngầm

Nước ngầm tại khu vực bệnh viện được lấy từ giếng đào củacác hộ dân xung quanh khu dự án, có độ sâu 4 - 6 m Côngtác lấy mẫu chất lượng nước ngầm tại khu vực được thực hiệnvào ngày 18/08/2004 Kết quả phân tích trình bày trong bảng sau:

Trang 35

Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại

khu vực dự án (ngày 18/08/2004)

• DNNG1 : Nước ngầm hộ ông Nguyễn Văn Ba, thôn 1, xãĐăk Nia, TX Gia Nghĩa, Đăk Nông sâu 4m

• DNNG2 : Nước ngầm hộ ông Nguyễn Tiền Tuyển, thôn 1,xã Đăk Nia, TX Gia Nghĩa, Đăk Nông sâu 6m

Nhận xét:

Với kết quả phân tích trên cho thấy nguồn nước ngầm tại khuvực có chất lượng khá tốt có thể sử dụng làm nguồn nướccấp cho bệnh viện Tuy nhiên, hiện nay khu vực đã có nướccấp cuả thuỷ cục nên không cần phải khai thác nguồn nướccấp từ nước ngầm nưã

Trang 36

3.5 Hiện trạng Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái

Khu vực Dự án nằm trên một quả đồi thấp Hệ thực vật lớntự nhiên chủ yếu đã không còn nưã mà thay vào đó là cácloại cây mang giá trị kinh kế cao như cà phê, tiêu, cà ri,… dướichấn đồi là các khe suối và hồ chưá, đây là hệ sinh tháithể hiện môi trường tự nhiên cuả khu vực Kết quả khảo sáttài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái trong khu vực như sau:

3.5.1 Hệ sinh thái thuỷ sinh

Các thủy vực vùng dự án Bệnh viện Đăk Nông gồm suốiDaknia, hồ chứa nước Quảng Khê, suối Quảng Kê và các aogia đình Các suối nhỏ đều chảy vào suối Daknia xã Mekon, quathác Dak Nung vào trung lưu sông Đồng Nai

Suối Daknia chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt của cưdân thị xã Gia Nghĩa và các xã lân cận Suối Quảng Khê vàhồ chứa nước Quảng Khê góp phần tưới cho các vườn càphê, tiêu nước vào mùa mưa, nhận nước thải sinh hoạt củacác hộ gia đình

Chất lượng nước của các thủy vực ở khu vực dự án vào mùamưa:

pH ≤ 7

TDS: Suối Quảng Khê: 12,0 – 27,6 mg/l, hồ chứa nướcQuảng Khê: 17,2 mg/l, sông Đồng Nai: 26,3 – 33,8 mg/l

Tổng N: 0,5 – 1,0 mg/l

Cấu trúc hệ sinh thái thủy sinh

Thực vật phiêu sinh:

Trang 37

Động vật phiêu sinh:

Nhóm/Ngành Số loài %

Trùng bánh xe 31 46,2

Giáp xác râu ngành 18 26,9

Giáp xác chân chèo 10 14,9

Giáp xác có vỏ 2 3,0

Động vật đơn bào 3 4,5

Aáu trùng 3 4,5

-

-67 loài 100 %Động vật đáy:

Lớp/Ngành Số loài %

Côn trùng và 41 77,3

Aáu trùng côn trùng

-

-53 loài 100 %

3.5.2 Đánh giá

Đặc tính sinh thái học của hệ sinh thái thủy sinh khu vực dự án:

- Nước chảy là đặc tính cơ bản của các thủy vực vùng dựán với các loài đặc trưng của trung lưu sông Đồng Nai

gồm ốc đinh Semisulcospira sp., hến Corbicula lamarckiana,

các dạng ấu trùng côn trùng và côn trùng nước chảythuộc bộ phù du, bộ chuồn chuồn, bộ Plecoptera, bộcánh cứng, bộ bướm giả, bộ hai cánh (ấu trùng muỗiđỏ và ấu trùng ruồi vàng)

- Các loài sống ở các thủy vực nhỏ – nước acid yếu gồm:

+ Thực vật phiêu sinh: Phormidium tenue, Dinobryon bavaricum,

D sertularia, Eunotia bigibba, Actinella punctata, Epithemia turgida,

Scencedesmus javanensis, Closterium acutum,…

+ Động vật phiêu sinh: Scaridium longicaudum, Lecane curvicornis, Monostyla bulla, Macrothrix triserialis, M spinosa, Chydorus barrosi, Paracyclops fimbriatus,….

+ Động vật đáy: Ablabesmyia sp

- Các loài đặc trưng cho các thủy vực giàu dinh dưỡng:

Trang 38

+ Thực vật phiêu sinh: Anabaena affinis, A solitaria, Oscillatoria princeps, Spirulina major, Lyngbya limnetica, Melosira granulata, Synedra ulna và các loài tảo mắt.

+ Động vật phiêu sinh: Rotaria rotaria, Scaridium longicaudum, Polyarthra vulgaris, Mesocyclops leuckarti.

Số lượng thủy sinh vật

- Số lượng thực vật phiêu sinh từ 18.300 – 26.333.000 tb/m3,các loài chỉ thị cho môi trường giàu chất dinh dưỡng

chiếm ưu thế gồm Synedra ulna, Melosira granulata.

- Số lượng động vật phiêu sinh từ 85 – 22.899 con/m3, các

loài Philodina roseola, Philodina sp., Polyarthra vulgaris chỉ thị

cho loại nước bẩn vừa chiếm ưu thế ở ao, hồ chứa nước.Aáu trùng nauplius chiếm ưu thế ở sông suối

- Số lượng động vật đáy từ 20 – 650 con/m2 Các loài ốcvà ấu trùng chiếm ưu thế ở sông suối Ở ao và hồchứa nước nhỏ ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng bộ phù

du Cloeon sp Và giun ít tơ chiếm ưu thế Riêng ở suối

Daknia có 2 loài cua Ranguna frushtorferi, Siamthelphusa beauvoisi đặc trưng cho miền Nam Trung bộ – Nam bộ Việt

Nam

Tóm lại: Chất lượng nước ở các thủy vực ở khu vực dự án

rung tâm y tế DakNông – Xã Quảng Khê thuộc loạiHydrocacbonat (HCO3- > Ca2+ + Mg2+)

Hệ sinh thái thủy vực giàu có về thành phần loài Ở các hồ

ao nhỏ số lượng thủy sinh vật khá cao, còn ở suối, sông nướcchảy số lượng thấp

3.6 Các điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực

3.6.1 Dân số lao động

Đăk Nông là tỉnh miền núi, tiếp giáp với các tỉnh: ĐăkLăk, Lâm Đồng, Bình Phước và nước bạn Campuchia Tỉnh ĐăkNông có diện tích tự nhiên là 651.438 ha Toàn Tỉnh có 6Huyện với 52 xã (có 4 Huyện biên giới) Dân số gần 400ngàn người với 34 dân tộc anh em sinh sống Trong đó đồngbào dân tộc thiểu số chiếm hơn 30,3%, nhiều nhất là đồngbào M’Nông chiếm 95%

3.6.2 Cơ cấu kinh tế

• Công nghiệp

Vùng dự án thuộc huyện Đăk Nông (giáp với trung tâm thịxã Gia Nghiã) là huyện rất có tiềm năng cho phát triển côngnghiệp như chế biến nông sản, Tuy nhiên hiện tại trong khuvực thì công nghiệp vẫn chưa được phát triển chỉ có 1 Khucông nghiệp Tân Thắng (thu hút được 650 tỷ đồng đầu tư)

• Nông nghiệp

Nông nghiệp trong vùng hình thành theo hai hướng:

Trang 39

- Đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Chuyên canh cây trồng lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, càri, cây ăn quả…

Diện tích đất nông nghiệp 204.014 ha Năm 2003 sản lượng lươngthực đạt trên 148.000 tấn trong đó cà phê gần 100.000 tấn

• Lâm nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của Đăk Nông là rừng tựnhiên và rừng trồng với diện tích là 394.037 ha, độ che phủtrên 60%

• Khoáng sản và tiềm năng kinh tế

Khoáng sản cuả tỉnh có quạêng bô xít, đất sét, cát, đá, vậtliệu xây dựng…

Trên điạ phận tỉnh có hệ thống sông SêRêPok và sôngĐồng Nai chảy qua, ngoài việc phục vụ sản xuất còn cung cấpmột nguồn thuỷ năng lớn

Có nhiều cảnh quan thiên nhiên và thắng cảnh đẹp như: Tháp

ba tầng, Đray sáp,…

Giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với vùng kinh tếtrọng điểm phiá nam, vùng tây nguyên và khu vực miền trung

3.6.3 Văn hoá xã hội

Do đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp, mật độ dân cư cònthấp, nhất là các Huyện biên giới nên đời sống văn hoá xãhội còn tương đối hạn chế Tuy nhiên, Huyện Đăk Nông đangchuyển mình phát triển và được đánh giá là một vùng cótiềm năng và triển vọng phát triển thành trung tâm của TỉnhĐăk Nông về dịch vụ và công nghiệp

3.6.4 Diễn biến tổng hợp về điều kiện kinh tế - xã hội

Trong điều kiện tỉnh mới thành lập, cơ sở hạ tầng cònnhiều yếu kém, trình độ dân trí thấp, nền kinh tế chủ yếu làsản xuất nông nghiệp nên tình hình an ninh chính trị còn nhiềuphức tạp Việc sớm quy hoạch xây dựng và đưa vào vận hànhcác công trình công cộng như trường học, bệnh viện đúng quimô cuả một tỉnh là việc làm cần thiết để ổn dịnh dân sinhvà tạo đà cho phát triển kinh tế

Hiện tại Đăk Nông chưa phát triển nhưng có rất nhiềutiềm năng để phát triển mạnh về kinh tế và văn hoá xãhội

Trang 40

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI

Nguyên tắc đánh giá tác đông môi trường cho dự án quy hoạch:

Việc đánh giá tác động môi trường của dự án Bệnh viện ĐaKhoa Tỉnh Đăk Nông được xem xét theo các giai đoạn:

 Lựa chọn phương án và giải toả mặt bằng

 Quá trình thi công xây dựng và lắp đặt các hạng mụccông trình

 Đưa công trình vào sử dụng

Tùy theo hoạt động của từng giai đoạn mà tính đặc thù vàhậu quả tác động đến môi trường cũng khác nhau

4.1 Các tác động môi trường trong giai đoạn quy hoạch 4.1.1 Tác động do phương án quy hoạch

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và phương án quy hoạch đượcchọn cho thấy khả năng cải tạo và ý đồ tạo cảnh quan, đượcchia thành nhiều khu chức năng rất phù hợp cho việc khámchưã bệnh cho các đối tượng bệnh nhân và các loại bệnhkhác nhau

Các quy hoạch hiện tại cuả tỉnh là nhằm hạn chế tối đa việcphá vỡ cảnh quan và kiến trúc đồi núi thấp cuả khu vực Khuquy hoạch xây dựng bệnh viện nằm trên một quả đồi, nênsẽ được cấu tạo theo hình bậc thang nhằm không quá tốn kémcho công tác san ủi mặt bằng và chống xói lở cho dự án.Việc quy hoạch xây dựng dự án cũng góp phần nâng cấp giátrị sử dụng đất tại khu vực

4.1.2 Tác động do phương án di dời dân

Phương án di dời dân đã tác động đến môi trường kinh tế xãhội của các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch của dự án.Với diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp đang canh táccủa các hộ dân phải thay đổi mục đích sử dụng sang dịch vụ

du lịch, điều này sẽ làm nảy sinh một số vần đề tác độngsau:

- Tạo ra một sự thay đổi về việc làm của người lao động trênkhu vực dự án

Ngày đăng: 14/09/2018, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w