1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM khu dân cư thương mại đô thị phú mỹ

42 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 253 KB
File đính kèm DTM Khu dân cư thương mại.rar (35 KB)

Nội dung

DTM Khu dân cư thương mại Đô thị Phú Mỹ: Đây là dự án xây dựng khu dân cư thương mại và đô thị để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân trong khu vực. Một mặt tích cực khác của dự án là để người dân có một phong cách sống công nghiệp, hiện đại trong một đô thị được xây dựng ngay tại vùng quê.

Trang 2

I/- Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Hiện nay, hoạt động kinh tế xã hội ở An Giang đang phát triểnmạnh mẽ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, vấn đềđặt ra lại là những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển kinh tế đến tàinguyên môi trường cũng như đến đời sống con người Đó là những tácđộng xấu đến môi trường sống, cụ thể như tạo ra nạn ô nhiễm về khôngkhí, nước, đất…

Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môitrường, Chính phủ và UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản:

- Chỉ thị 73/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/1993 về

“Một số công tác cần làm ngay về bảo vệ môi trường”

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005

- Quyết định số 1750/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005 của Ủyban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Bản qui định về trình tự,thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; xácnhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; cấp giấy phép về môitrường và thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh AnGiang

Điều này chứng tỏ rằng công tác đánh giá tác động môi tr ường cótầm quan trọng to lớn nhằm làm rõ nguồn gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễmcũng như các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu chúng

Khu dân cư thương mại & Đô thị Phú Mỹ với sự đầu tư của Công ty TNHH TM-XNK Hải Đến cũng là một trong những đơn vị

phát triển kinh tế có gây tác động đến môi trường Để góp phần pháttriển bền vững nền kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm đóng góp vào sựnghiệp bảo vệ môi trường, Công ty đã và đang thực hiện một số biệnpháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác

động môi trường cho Khu dân cư Thương mại& Đô thị Phú Mỹ

Trong báo cáo này, công ty cũng đã phân tích toàn bộ các tác động gây

ô nhiễm môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động, mức độ ô

Trang 3

nhiễm và các biện pháp kỹ thuật để quản lý, giảm thiểu các nguồn thải,đảm bảo hoạt động phát triển kinh tế không gây thiệt hại cho môi tr ườngkhu vực và sức khỏe của cộng dồng dân cư xung quanh khu vực.

Các bước thực hiện của báo cáo cũng như nội dung của báo cáođược tuân thủ theo hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường trên cơ

sở so sánh đối chiếu với các loại tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

II/- Căn cứ pháp lý và phương pháp đánh giá:

1/- Căn cứ pháp lý:

- Mục 2 chương III của Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hộinước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11năm 2005 và có hiệu lưc vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, quy định tất

cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiếnhành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Quyết định số 1750/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005 của Ủyban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Bản qui định về trình tự,thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; xácnhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; cấp giấy phép về môitrường và thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh AnGiang

Trong quá trình xây dựng báo cáo, các tài liệu sau đây đ ược sửdụng:

- Tài liệu hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngcho dự án phát triển đô thị

- Tài liệu thống kê về tình hình khí tượng thủy văn của khu vực

- Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường

- Các tài liệu thống kê về xã hội học, kinh tế xã hội trong khuvực

Trang 4

- Các tài liệu kỹ thuật đánh giá tác động môi tr ường của tổ chức

Các phương pháp sau sẽ được sử dụng để đánh giá trong báo cáo:

- Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lýcác số liệu khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực của nhà máy

- Phương pháp khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện tr ường và thínghiệm phân tích nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất l ượngmôi trường không khí, tiếng ồn, nước thải, nước cấp và môi trườngnước, không khí xung quanh khu vực dự án Khu Dân cư thương mại &

Đô thị Phú Mỹ

- Phương pháp so sánh dùng để đánh giá tác động môi tr ường từgiai đoạn thi công và đi vào hoạt động của dự án trên c ơ sở các tiêuchuẩn môi trường Việt Nam có liên quan

- Phân tích, đánh giá và dự báo tác động đến môi tr ường do hoạtđộng sản xuất kinh doanh của dự án về các ph ương diện: nước thải, khíthải, tiếng ồn, chất thải rắn, vệ sinh lao động …

- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tối đa các tác độngtiêu cực phát sinh từ hoạt động của dự án đến môi trường

Trang 6

Trong những năm gần đây, nền kinh tế An Giang nói chung và đặcbiệt tại khu vực huyện Phú Tân nói riêng đã có những phát triển vượtbậc Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu phát triển kiến trúc cơ sở

hạ tầng ngày càng cấp thiết hơn Hơn nửa mật độ dân cư ngày càngđông, xu hướng phát triển đô thị ngày càng cao, dời sống người dânđược nâng lên, nhu cầu có nơi ở ổn định khang trang, rộng rải củng tăngcao và tập quán cổ truyền của dân tộc ta là “an cư lạc nghiệp”

Do đó để đáp ứng nhu cầu thực tế trên việc xây dựng mới một cơ sở

hạ tầng khu dân cư thương mại & dô thị thị trấn Phú Mỹ tại thị trấn Phú

Mỹ, huyện Phú Tân là một việc làm hết sức cần thiết, thông qua đó gópphần đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh của nhândân trong khu vưc

1.1 Tên dự án: KHU DÂN CƯ THƯƠNG MẠI VÀ ĐÔ THỊ THỊ TRẤN PHÚ MỸ, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

1.2 Chủ dự án:

+ Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập Khẩu Hải Đến + Vốn 100% trong nước

+ Giám đốc: Nguyễn Thanh Hải

1.3 Vị trí địa lý của dự án: Khu vực dự án thuộc thị trấn Phú Mỹ

-huyện Phú Tân - tỉnh An Giang có vị trí tứ cận như sau:

+ Phía bắc giáp đường Cô Ba Tợ (theo quy hoạch của huyện)

+ Phía nam giáp khu đất hành chánh của huyện Phú Tân

+ Phía tây giáp với tỉnh lộ 954

+ Phía đông giáp với khu dân cư

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

Đây là dự án xây dựng khu dân cư thương mại và đô thị để giảiquyết vấn đề nhà ở cho người dân trong khu vực Một mặt tích cực kháccủa dự án là để người dân có một phong cách sống công nghiệp, hiệnđại trong một đô thị được xây dựng ngay tại vùng quê

Các hạng mục chính của dự án là khu vực dân cư và khu vực trungtâm thương mại Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ khác

Sơ đồ tổng thể của dự án được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 8

Hiện tại dự án đang thực hiện công việc giải tỏa mặt bằng, di dân rakhỏi khu vực thực hiện dự án Dự kiến khi hoàn thành, dự án sẽ cungcấp nhà ở cho khoảng 3.605 nhân khẩu, tương đương với 719 hộ

Các hộ dân được phân bố như bảng sau:

Trang 9

Lô 20 5 x 18 45 4.096,2

Khu trung tâm thương mại và khu chợ nông sản:

Trong quá trình thực hiện dự án, một số hộ dân và vật kiến trúc trongkhu vực phải thực hiện di dời, cụ thể một số hạng mục phải di dời:

- Nhà và vật kiến trúc: 37 hộ

- Cây trồng và vật nuôi: 46 hộ

Nhu cầu sử dụng đất của dự án thể hiện qua bảng cân bằng đất:

Trang 10

Tổng khu qui hoạch 23,349

Trong phạm vi dự án, tổng diện tích của khu vực thực hiện dự án là23,349 ha trong đó diện tích thực hiện giai đoạn I là 18,609 ha

Trong diện tích dự án, một số hạng mục công trình được xây dựng đểpục vụ cho việc thực hiện dự án:

- San lấp cát: 184.400 m2 với khối lượng cát san lấp là 388.943 m3

- Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt và một

số công trình kèm theo như hố ga, hố thăm, miệng xả … nước thải

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải trong khu thương mại và chợnông sản Nước thải từ khu vực này cần được xử lý triệt để trước khithải vào nguồn tiếp nhận chung

- Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực, vỉa hè, cây xanh,dãy phân cách…

- Lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong khu vựcthực hiện dự án Công việc này được thực hiện bởi Công ty Điện nước

An Giang đầu tư khai thác Việc thiết kế do Công ty Điện nước AnGiang kết hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư phát triển AnGiang

- Lắp đặt hệ thống lưới điện: do Công ty Điện lực 2 đầu tư và khai thác

Trang 12

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường.

*Vị trí địa lý: Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông

ngòi, kênh rạch Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênhVĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17 km; PhíaTây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu chiều dài 39 Km;phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam,Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7 km nối liềnsông Tiền với sông Hậu

- Địa hình: Do được bao bọc bởi 4 phía sông ngòi cho nên huyện

Phú Tân như một cù lao nổi, mang tính chất địa hình của vùng cồnbãi Dãi đất ven sông Tiền, sông Hậu cao và thấp dần theo hướngTây Bắc xuống Đông Nam Độ cao trung bình biến thiên từ +1.0 đến+2.0 m

- Thổ nhưỡng: Đất đai của huyện được hình thành do sự bồi đắp

của 3 con sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao Đất hìnhthành từ chất phù sa lắng đọng, là loại đất phù sa trẻ có đặc tính tốt,

độ phì nhiêu cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất

có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phù hợp vớinhiều loại cây trồng

- Khí hậu- Thủy văn: Sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng của

chế độ dòng chảy sông Cửu Long và chế độ thủy triều vùng biểnĐông, kết hợp với mưa và lưu lượng dòng chảy ở thượng nguồn,nước lũ về đồng thường bắt đầu vào tháng 6, diễn biến đỉnh lũ xãy ra

từ tháng 8 đến tháng 10 Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa mưa từ tháng

5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Điều kiện địa lý, địa chất:

- Điều kiện về khí tượng - thủy văn:

- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

2.2.1 Điều kiện về kinh tế:

- Thủy nông: Toàn huyện có 93 công trình kênh, mương phục vụ

nông nghiệp với tổng năng lực phục vụ 54.160 lượt ha, tổng chiềudài 326,1 km Trong đó, có 1 kênh cấp I (18 km), 12 kênh cấp II(85,9 km), 14 kênh cấp III (61,3 km) và 66 công trình kênh mươngnội đồng (160,9 km)

Trang 13

- Giao thông: Cùng với phát triển thủy lợi, mạng lưới giao thông

nội đồng và các tuyến giao thông chính của huyện không ngừng đượcnâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, trong đó có trục giao thông chínhtrên bộ là tuyến tỉnh lộ 954 từ Năng Gù đi Tân Châu, tuyến lộ sôngHậu và tuyến lộ Kênh Thần Nông Mạng lưới giao thông thủy thuậnlợi cho lưu thông, giao lưu hàng hóa trong khu vực Đồng bằng sôngCửu Long, TP HCM, Campuchia, tạo điều kiện phát triển và chuyểndịch cơ cấu kinh tế

- Điện: Huyện có mạng lưới điện Quốc gia từ năm 1990, có trạm

biến áp 35 KV đặt tại xã Phú Thọ, chuẩn bị xây dựng trạm biến áp110KV tại trung tâm thị trấn Phú Mỹ Đến nay đã phủ điện đến cáctrung tâm xã, thi trấn, các vùng dân cư tập trung 100% cơ sở côngnghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử dụng, 70% diện tíchcanh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện Đến cuối năm 2004 toànhuyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt

- Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu điện - Thông tin liên lạc

được mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân dân Đến nayngành đã phát triển được 4 bưu cục trong đó 3 bưu cục xã, với gần9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại bằng 5% dân số,bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại

2.2.2 Điều kiện về xã hội:

Toàn huyện có 141.113 người trong tuổi lao động, chiếm 47,95%dân số Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế126.437 người chiếm 89,6 % ; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làmchiếm 10,40% Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chấtlượng còn thấp, có trên 96% lao động thủ công, đơn giản ; tỷ trọnglao động qua đào tạo còn thấp chiếm 15%; thời gian sử dụng lao độngtrong nông nghiệp chiếm 60%

Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập Tiểu học; đang khẩntrương tập trung thực hiện phổ cập Trung học cơ sở, dự kiến đến năm

2005 hoàn thành trong toàn huyện

Dân tộc chủ yếu là người kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa

và Chăm Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nétcủa một vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Hoà Hảo vớikhoảng 121.000 tín đồ chiếm 52% dân số Các tôn giáo khác : Phậtgiáo 13%, Công giáo 1,9%, Cao Đài 2,2%, Hồi giáo 1% và các tôngiáo khác là 0,7%

Trang 14

Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hoá, làng dân tộc chăm và

là nơi khai sinh đạo Phật Giáo Hoà Hảo, nơi đặt trụ sở Ban trị sự TWPGHH, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến hành hương

Trang 16

Đây là dự án xây dựng hoàn chỉnh một khu dân cư, thương mạicho Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Các nguồn gây racác tác động đến môi trường đất, nước, không khí đến các điều kiện vật

lý, hóa học, sinh học và các điều kiện kinh tế xã hội phát sinh trong 3giai đoạn chủ yếu: giai đoạn san lấp mặt bằng – giải phóng mặt bằng,giai đoạn xây dựng các công trình và trong suốt quá trình dự án đi vàohoạt động

3.1 Giai đọan tiền thi công

Giai đoạn san lấp mắt bằng – giải phóng mặt bằng gây ra các tácđộng tạm thời Qui mô và khối lượng tác động không nhiều Chất thảitạo ra trong giai đoạn này chủ yếu là xà bần và đất đá từ các công trình

bị phá hủy Trong giai đoạn này cũng tác động đến dân cư sống trongkhu vực thực hiện dự án

*Ảnh hưởng đến môi trường đất: việc đập phá các công trình

làm xáo trộn bề mặt đất, làm thay đổi đặc tính lý - hóa, kết cầu, độ chặt

và độ giữ nước của đất Các máy móc thi công công trình, hoạt độngđào bới, bơm cát … là các hoạt động gây tác động mạnh đến môi trườngđất

*Ảnh hưởng đến môi trường nước: nước bơm cát, nước sinh

hoạt của công nhân xây dựng là các nguồn gây ô nhiễm môi trườngnước Môi trường nước thường có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do nướcthải không có đường thoát ra bên ngoài

* Ảnh hưởng đến môi trường không khí

* Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội: một số người dân

trong khu vực bị ảnh hưởng do việc di dời và chuyển đổi kế sinh nhai

Họ không còn ruộng đất để canh tác nông nghiệp và phải làm các côngviệc khác Một số người có thể có công ăn việc làm, một số khác khôngthể có việc làm ngay và đó là gánh nặng cho xã hội Cần chú ý đế nguồntác động này Để giải quyết vấn đề này cần sự cộng tác của nhiều ngànhliên quan, trong đó ban quản lý dự án đóng một vai trò quan trọng trongviệc chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng này

* Ảnh hưởng đến cảnh quan: một khối lượng lớn chất thải rắn do

hoạt động giải phóng mặt bằng sẽ làm xáo trộn nền của cảnh quan trongkhu vực thực hiện dự án Các hạng mục công trình bị đập phá, các cây

Trang 17

nằm trong diện tích phải chặt bỏ là một lượng chất thải rắn khổng lồ cầnphải quản lý và xử lý thật tốt Có thể s ử dụng chất thải rắn từ các hạngmục công trình (xà bần, gạch đổ nát ) để san lấp các nơi trũng thấp.Trong giai đoạn này, một số lượng lớn chất thải rắn được tạo ra dohoạt động giải tỏa các công trình và các vật kiến trúc không phù hợptrong khu vực thực hiện dự án Vấn đề xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễmnày là rất cần thiết.

Ngoài ra trong khu vực dự án còn có 37 hộ dân đang sinh sống, một

số mộ và các công trình khác cần di dời Nguồn tác động lớn nhất trongvấn đề này là tác động đến môi trường xã hội Giải quyết việc làm tạichỗ hay tạo ra công ăn việc làm phù hợp là một thách thức rất lớn trongvấn đề thành bại của dự án

3.2 Giai đọan thi công các công trình.

Giai đoạn thi công các công trình: nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạtđộng của máy móc phục vự san lấp Chất thải sinh hoạt của công nhânxây dựng cũng là một nguồn ô nhiễm quan trọng

* Ảnh hưởng đến môi trường không khí: tiếng ồn, khói thải của

các phương tiện thi công xây dựng … là nguồn gây ô nhiễm môi trườngkhông khí chủ yếu Bụi của phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựngảnh hưởng rất lớn đến người dân xung quanh khu vực dự án và ảnhhưởng trực tiếp đến các công nhân làm việc trong công trường

Khói thải của các thiết bị xây dựng chứa các chất như: CO, CO2,

SOx, NOx… và một loạt các chất gây độc khác cho con người và cácsinh vật khác khi tiếp xúc với chất ô nhiễm này

Hoạt động của các máy móc thi công xây dựng làm ảnh hưởng đếnđiều kiện vi khí hậu địa phương Đáng chú ý là tiếng ồn và nhiệt do cácmáy móc thải ra gây các tác hại to lớn Tiếng ồn có thể gây ra các bệnhnghề nghiệp như điếc vĩnh viễn Trong công trường xây dựng, tiếng ồnlàm mất tập trung của các công nhân lao động trực tiếp ở công trường,gây ra các tai nạn lao động thương tâm

* Ảnh hưởng đến môi trường nước: ảnh hưởng bởi nước thải sinh

hoạt của công nhân xây dựng Lượng công nhân xây dựng tại công trường thayđổi, tùy thuộc vào từng thời gian xây dựng các hạng mục công trình khác nhau.Tính trung bình có khoảng 50 công nhân lao động thường xuyên ở công trường.Theo tính toán của nhiều nước phát triển, lượng nước thải sinh hoạt của mỗi

Trang 18

người nếu không được thu gom, xử lý thì các chất ô nhiễm và tải lượng ô nhiễmbao gồm:

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

sử dụng 100 lít/người/ngày (đối với công nhân xây dựng) thì lượng chấtthải không được xử lý có nồng độ như sau:

Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tiêu chuẩn Đánh giá

* Ảnh hưởng đến môi trường đất:

* Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế xã hội: một số người dân

sống xung quanh khu vực thực hiện dự án được hưởng lợi từ các hoạtđộng buôn bán các thứ nhu yếu phẩm cho công nhân xây dựng cũng như

là bán hàng ăn, nước uống cho công nhân

Trang 19

Tuy nhiên, công nhân xây dựng cũng tác động không nhỏ đến đời sốngcủa khu vực như hiện tượng ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời, hút chích

….trong các lán trại Một số công nhân có lối sống buông thả, khôngphù hợp với phong tục tập quán của địa phương Điều này vô tình ảnhhưởng đến lối sống của một số thành thiếu niên địa phương

* Cảnh quan của khu vực vẫn bị tác động nghiêm trọng do cáchoạt động đào bới, dầm móng, xây dựng các công trình…

Trong gian đoạn thi công xây dựng các công trình, nước thải sinhhoạt từ các lán trại của công nhân cùng với chất thải rắn sinh hoạt lànguồn gây ô nhiễm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe củacông nhân Nước thải và chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học khôngđược xử lý tốt, khi phát tán ra môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởngnghiêm trọng đến dân cư sống xung quanh khu vực dự án

Ô nhiễm không khí từ các hoạt động cùa các thiết bị xây dựng cũng

là nguồn gây ô nhiễm rất đáng kể đến vi khí hậu khu vực

Xáo trộn bề mặt đất có thể dẫn đến việc mất cân bằng nước và làmphá hủy các hệ sinh thái vốn có trong khu vực Khi thi công các hạngmục công trình, cần chú ý đến việc tác động tối thiều đến việc làm xáotrộn và phá hủy bề mặt đất

3.2.Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:

Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: đây là nguồn phát sinh các tácđộng mang tính chất thường xuyên, lâu dài Các biện pháp giảm thiềunguồn tác động tập trung vào giai đoạn này Nguồn gây ra các tác độngphát sinh từ các hoạt đông của cư dân sống trong khu vực, của các hoạtđộng trao đổi buôn bán trong khu thương mại và của một số hoạt độngcủa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dự án

3.2.1.Các nguồn gây ô nhiễm không khí

3.2.2.Chất thải rắn: là nguồn tác động lâu dài đến hoạt động của

dự án Chất thải rắn là chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân sinh sốngtrong khu vực dự án; chất thải rắn từ các hoạt động buôn bán trong khuthương mại

Khi dự án đi vào hoạt động, có khoảng 3.605 dân sinh sống, tươngđương 719 hộ (Dự án đầu tư xây dựng) Với lượng chất thải rắn sinhhoạt phát sinh là 0,7 - 1 kg rác thải/ngày/người Lấy trung bình là 0,85

kg rác thải/ngày/người, tổng lượng chất thải phát sinh trong ngày là:

0,75 kg/ngày/người * 3.605 người = 3.046 kg/ngày

Trang 20

Với tỉ trọng rác trung bình của rác thải sinh hoạt là 700 kg/m3,chúng ta có một lượng rác thải ra hàng ngày khoảng 4,377 m3 rác thảisinh hoạt mỗi ngày.

Lượng rác thải còn phát sinh trong hoạt động buôn bán của khutrung tâm thương mại và khu chợ nông sản Có 146 kiốt buôn bán hànghóa trong khu thương mại Chất thải rắn phần lớn là thực phẩm, rauxanh … bị hư hỏng Một phần nhỏ là bao bì đựng hàng hóa Chất thảirắn từ các lô trong khu thương mại ước lượng:

3.2.3.Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu trung tâm thương mại và chợ nông sản:

Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt từ các hộ dân và trung tâmthương mại có hàm lượng hữu cơ không cao, chỉ yếu là chất lơ lửng Do

đó, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ dân trong khu vực

dự án được thu gom riêng vào các hố ga thu gom nước thải Các hố ga

có vai trò trong việc thu gom và xử lý các chất lơ lửng trong nước, xử lýmột phần chất thải hữu cơ dễ lắng trước khi xả thải vào hệ thống thugom chung để thải ra nguồn tiếp nhận

Nước thải sinh hoạt trung bình là 120 lít/người/ngày Lượng nướcthải ra do 3.605 người dân sinh sống trong khu vực là: 432 m3 nước thảisinh hoạt hàng ngày Lượng nước thải sinh hoạt này có thể tích lớnnhưng không đáng lo ngại do hàm lượng hữu cơ không cao và khôngmang theo các chất độc

Đặc trưng nồng độ và tải lượng của nước thải sinh hoạt như sau:

Trang 21

Nước thải từ khu chợ nông sản được thu gom riêng Đặc trưng củanước thải này là có hàm lượng hữu cơ tương đối cao, có mùi tanh domáu, nưóc rửa cá

Trong giai đoạn hoạt động của dự án, nước thải sinh hoạt và rácthải là các nguyên nhân gây ô nhiễm thường xuyền và quan trọng

3.2.4 Các sự cố có thể xảy ra trong các giai đoan cuả dự án.

- Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra:

Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng, giai đoạnthi công xây dựng: tại nạn lao động là rủi ro hàng đầu, rất dễ xảy ra đặcbiệt trong giai đoạn thi công Tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu gây ratai nạn do tiếng ồn gây mất tập trung, giảm năng suất lao động

Bệnh dịch có thể xảy ra nếu tình trạng vệ sinh trong khu lán trại củacông nhân không đảm bảo Mùi hôi thối từ chất thải rắn sinh hoạt, từnước thải chứa nhiều hữu cơ làm ô nhiễm môi trường nước cục bộ, làmôi trường sống của một số loài sinh vật truyền bệnh như chuột, ruồi,muỗi…

Ngày đăng: 14/09/2018, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w