1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG ẢNH SPOT TRONG KHOANH VẼ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG SÔNG DINH – BÌNH THUẬN

112 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

- Sử dụng bản đồ hiện trạng được xây dựng từ ảnh viễn thám kết hợp với máy định vị GPS xác định tọa độ các điểm ngoài thực địa để kiểm chứng các trạng thái đã dự đoán trên ảnh.. Kế thừa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG ẢNH SPOT TRONG KHOANH VẼ HIỆN TRẠNG

TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG

SÔNG DINH – BÌNH THUẬN

Họ và tên sinh viên: CAO VIỆT HƯNG Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 06/2009

Trang 2

SỬ DỤNG ẢNH SPOT TRONG KHOANH VẼ HIỆN TRẠNG

TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG

SÔNG DINH – BÌNH THUẬN

Tác giả

CAO VIỆT HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn Thạc Sĩ: TRƯƠNG VĂN VINH

Tháng 06 năm 2009

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Xin kính dâng lòng biết ơn chân thành đến cha, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục

để cho tôi có được ngày hôm nay Cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của anh, chị, em trong

gia đình là nguồn động lực thúc đẩy tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quí Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm

và toàn thể Quí Thầy, Cô Khoa Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức

cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo, Thạc Sĩ Trương Văn Vinh,

giảng viên Khoa Lâm nghiệp đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Trương Công Khanh, giám đốc Trung tâm Sinh

thái Tài nguyên Môi trường, Phân viện Điều tra - Quy hoạch rừng II Nam Bộ đã giúp

đỡ tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin cảm ơn Ban quản lý Công ty Lâm nghiệp Sông Dinh – Bình Thuận đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cảm ơn toàn thể các bạn lớp DH05QR đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ kinh

nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Sử dụng ảnh SPOT trong khoanh vẽ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm trường Sông Dinh – Bình Thuận” Thời gian từ ngày 17/1/2009 đến ngày

11/7/2009 tại Lâm trường Sông Dinh huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận

Phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành phân tích, giải đoán, khoanh vẽ các trạng thái rừng, đất đai xuất hiện trên ảnh viễn thám Ứng với những trạng thái dự đoán giống nhau gắn cùng chung một kí hiệu Kiểm tra bản đồ giải đoán ảnh chuyển họa hiện trạng rừng xây dựng bản đồ hiện trạng tài rừng trên ảnh

- Sử dụng bản đồ hiện trạng được xây dựng từ ảnh viễn thám kết hợp với máy định vị GPS xác định tọa độ các điểm ngoài thực địa để kiểm chứng các trạng thái đã

dự đoán trên ảnh Kế thừa số liệu từ 53 ô điều tra tạm thời (500 m2) trên tất cả trạng thái rừng xuất hiện trong khu vực nhằm tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng, kết cấu tổ thành loài của các trạng thái làm cơ sở khẳng định các trạng thái rừng dự đoán trên ảnh viễn thám đã phù hợp so với trên thực tế

- Kết hợp kết quả thu được từ máy định vị GPS và số liệu xử lí từ các ô điều tra

để hiệu chỉnh, bổ sung lại các trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng hoàn chỉnh

Kết quả đạt được

- Xây dựng được bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm trường Sông Dinh hoàn chỉnh Khu vực nghiên cứu có 13 kiểu trạng thái rừng, đất đai, trong đó đất không có rừng bao gồm các trạng thái IA, IC; đất có rừng tự nhiên bao gồm các trạng thái IIA, IIB, IIIA1, IIA + le, IIB + le, IIIA1 + le, Le + gỗ, RII; đất sản xuất nương rẫy của người dân (NR); đất khác (giao thông, sông suối)

- Đánh giá được tình hình phân bố, diện tích theo từng tiểu khu, khoảnh của tất

cả các trạng thái rừng trong khu vực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và kinh doanh rừng cho Lâm trường Sông Dinh

- Kết quả tính toán, nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân, kết cấu tổ thành loài của từng trạng thái đã cho thấy các trạng thái rừng phân chia trên ảnh viễn thám và phúc tra ngoài thực địa là phù hợp

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.4 Tình hình sử dụng ảnh viễn thám trong Lâm nghiệp ở Việt Nam 7

2.6 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng 8

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 10

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10

3.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu 10

Trang 9

3.3.3 Về giao thông 13

3.3.5 Thông tin liên lạc 13

3.4 Tài nguyên rừng và công tác tổ chức kinh doanh, quản lý rừng 14

3.4.1.2 Tài nguyên động vật 15

3 4.2.1 Mô hình tổ chức Lâm trường 16

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

4.2.1 Khoanh vẽ hiện trạng rừng, đất đai trên ảnh Viễn thám 18

4.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, phúc tra thực địa 22

4.2.3 Công tác nội nghiệp 23

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

5.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm trường Sông Dinh 26

5.1.1 Bản đồ hiện trạng rừng khoanh vẽ trên ảnh Viễn thám 26

5.1.2 Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Lâm trường Sông Dinh 27

5.2 Nghiên cứu tình hình phân bố, diện tích, các chỉ tiêu sinh trưởng của các

trạng thái rừng 34

5.2.2.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 36

5.2.2.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 36

5.2.3.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 38

Trang 10

5.2.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 39

5.2.4.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 41

5.2.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 41

5.2.5 Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động IIIA1 43

5.2.5.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 43

5.2.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 44

5.2.6.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 45

5.2.6.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 46

5.2.7 Kiểu rừng hỗn giao gỗ non + le (IIA + le) 48

5.2.7.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 48

5.2.7.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 48

5.2.8 Kiểu rừng hỗn giao gỗ non + le (IIB + le) 50

5.2.8.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 50

5.2.8.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 50

5.2.9 Kiểu rừng hỗn giao gỗ nghèo IIIA1 + le 52

5.2.9.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 52

5.2.9.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 53

5.2.10.1 Tình hình phân bố, diện tích theo tiểu khu, khoảnh 54

5.2.10.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng 55

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lí, bảo vệ, nuôi dưỡng và kinh doanh rừng 58

Trang 11

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

6.1 Kết luận 59 6.2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ BIỂU 63

Phụ biểu 1: Hệ thống bố trí ô điều tra trên các trạng thái rừng trong khu vực 64

Phụ biểu 2: Biểu điều tra đo đếm cây gỗ trên các trạng thái rừng 65

Phụ biểu 4: Các điểm kiểm chứng ảnh ngoài thực địa 94

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GIS Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information Systems) GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Position Systems)

NXB Nhà xuất bản

PTNT Phát triển Nông thôn

RPH Rừng phòng hộ

RS Viễn thám (Remote Sensing)

UBND Ủy Ban Nhân Dân

C1,3 Chu vi thân cây tại vị trí 1,3m

D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m

HVN Chiều cao vút ngọn

IA Trạng thái IA

IC Trạng thái IC

IIA Trạng thái IIA

IIB Trạng thái IIB

IIIA1 Trạng thái IIIA1

IIA + le Trạng thái IIA + le

IIB + le Trạng thái IIB + le

IIIA1 + le Trạng thái IIIA1 + le

Le + gỗ Trạng thái Le + gỗ

NR Nương rẫy

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Mẫu bảng các điểm kiểm chứng ảnh, phúc tra hiện trạng rừng 23 Bảng 4.2: Mẫu bảng điều tra đo đếm cây gỗ ( D1,3 ≥ 8 cm) trong ô điều tra 23

Bảng 5.1: Số liệu thống kê diện tích trạng thái rừng, đất đai theo tiểu khu, khoảnh 30

Bảng 5.2: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái IC 37

Bảng 5.3: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IC 37

Bảng 5.4: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIA 39

Bảng 5.5: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIA 40

Bảng 5.6: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIB 42

Bảng 5.7: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIB 42

Bảng 5.8: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIIA1 44

Bảng 5.9: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIIA1 44

Bảng 5.10: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng RII 46

Bảng 5.11: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng RII 47

Bảng 5.12: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIA + le 48

Bảng 5.13: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIA + le 49

Bảng 5.14: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIB + le 50

Bảng 5.15: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIB + le 51

Bảng 5.16: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng IIIA1 + le 53

Bảng 5.17: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIIA1 + le 53

Bảng 5.18: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng của trạng thái rừng Le + gỗ 55 Bảng 5.19: Tổ thành loài thực vật trạng thái Le + gỗ 56

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Ảnh Viễn Thám tại khu vực Lâm Trường Sông Dinh – Bình Thuận 19

Hình 4.2: Ảnh viễn thám tại một vùng của khu vực nghiên cứu 20

Hình 4.3: Ảnh sau khi khoanh vẽ trạng thái trên phần mềm Mapinfo 20

Hình 4.4: Ảnh sau khi dự đoán trạng thái và chuyển họa hiện trạng rừng 21

Hình 4.5: Ảnh Viễn Thám tại một khu vực dự đoán là trạng thái có rừng 21

Hình 5.1: Bản đồ hiện trạng rừng tại Lâm trường Sông Dinh khoanh vẽ trên ảnh 27

Hình 5.2: Hệ thống ô điều tra và các điểm kiểm chứng ảnh, phúc tra thực địa 29

Hình 5.3: Bản đồ hiện trạng rừng tại LT Sông Dinh sau khi phúc tra ngoài thực địa 30

Hình 5.4: Ảnh viễn thám và phân bố trạng thái IA trong khu vực 35 Hình 5.5: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IC trong khu vực 36 Hình 5.6: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IC 38

Hình 5.7: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIA trong khu vực 39 Hình 5.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIA 40

Hình 5.9: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIB trong khu vực 41

Hình 5.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIB 42

Hình 5.11: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIIA1 trong khu vực 43 Hình 5.12: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIIA1 45

Hình 5.13: Phân bố trạng thái rừng khộp non RII trong khu vực 46 Hình 5.14: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng RII 47

Hình 5.15: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIA + le trong khu vực 48

Hình 5.16: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIA + le 49

Hình 5.17: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIB+le trong khu vực 50

Hình 5.18: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIB + le 51

Hình 5.19: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái IIIA1+le trong khu vực 52

Hình 5.20: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng IIIA1 + le 54

Hình 5.21: Ảnh Viễn thám và phân bố trạng thái Le + gỗ trong khu vực 55

Hình 5.22: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái rừng Le + gỗ 56

Trang 15

Cùng với kế hoạch hiện nay của Lâm Trường Sông Dinh là cải tạo rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Thuận nhằm mở ra hướng sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, thu hút vốn đầu tư và bền vững về môi trường Tiến hành cải tạo trên những diện tích rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp, đất không có rừng, không mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường Đồng thời, giữ lại những diện tích rừng có khả năng phục hồi, rừng trữ lượng còn cao, diện tích rừng có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương… Một đòi hỏi đặt

ra đối với các nhà Lâm Nghiệp trong công tác qui hoạch sử dụng rừng cho Lâm Trường Sông Dinh là cần nắm bắt, đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực, làm cơ sở đề ra các biện pháp quy hoạch, quản lí, bảo vệ vệ rừng, kinh doanh sử

Trang 16

dụng tài nguyên rừng phù hợp, cũng như đề xuất biện pháp nuôi dưỡng phục hồi các diện tích rừng còn lại, duy trì độ che phủ của rừng, nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có hiệu quả và mang tính bền vững, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cân băng môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển vốn rừng

Hiện nay, nguồn tư liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong các nghiên cứu về tài nguyên và môi trường Thiết bị tin học có khả năng xử lý nhanh chóng trong việc xây dựng các loại bản đồ Vì vậy, phương pháp viễn thám (RS) kết hợp công nghệ GIS sẽ khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp truyền thống và hiệu quả trong xử lý số liệu Việc ứng dụng GIS và viễn thám trong điều tra đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng rất phù hợp với xu hướng chung mang lại nhiều tiện ích, cho hiệu quả cao, tương đối chính xác, dễ cập nhật Xuất phát từ những

lí do nêu trên, trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lâm sinh, được sự đồng ý của Bộ môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng trường Đại học Nông Lâm

TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của thầy Trương Văn Vinh, em thực hiện khóa luận: “Sử dụng ảnh SPOT trong khoanh vẽ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm Trường Sông Dinh – Bình Thuận”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm Trường Sông Dinh – Bình Thuận, cung cấp thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực, phục vụ công tác quy hoạch sử dụng, quản lí bảo vệ và kinh doanh rừng một cách có hiệu quả

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

− Sử dụng ảnh viễn thám và phần mềm Mapinfo để khoanh vẽ hiện trạng rừng

− Phúc tra thực địa xây dựng bản đồ hiện trạng hoàn chỉnh

− Điều tra, đánh giá các trạng thái rừng tại khu vực làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lí, sử dụng rừng phù hợp

1.4 Giới hạn đề tài

Khu vực nghiên cứu tại Lâm trường Sông Dinh tỉnh Bình Thuận có diện tích 5057,98 ha, bao gồm 8 tiểu khu 373, 374, 375, 376, 380, 381, 382, 385 Tiến hành phúc tra trên thực địa với các điểm kiểm chứng và ô điều tra mẫu nhằm đánh giá tất cả trạng thái rừng Do giới hạn về thời gian nghiên cứu đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, điều tra đánh giá một cách tổng quát nhất các trạng thái

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm chung về viễn thám

Thuật ngữ viễn thám (The Remote Sensing) có ý nghĩa là cảm nhận từ xa, một phương pháp nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên, môi trường hiện tại và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới (Giang Văn Thắng, 2006) Phương pháp viễn thám được tiến hành trên nguyên lý cơ bản:

Các đối tượng vật thể thiên nhiên trên bề mặt trái đất hấp thụ, phản xạ hoặc phát sinh các bức xạ điện từ có các dãy phổ và cường độ khác nhau Các tín hiệu này được các thiết bị đặt trong các phương tiện bay trên không tiếp nhận, ghi lại hoặc chuyển về các trạm thu trên mặt đất xử lý (Giang Văn Thắng, 2006)

Trên cơ sở nguyên lý cơ bản này, phương pháp viễn thám trong điều tra rừng được hình thành và phát triển trong sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kỹ thuật liên quan như các phương tiện bay, thiết bị chụp, ghi nhận hay truyền tin, máy móc quang học, in, sao chụp và xử lý ảnh,… Như vậy hiểu một cách đầy đủ, phương pháp viễn thám được thực hiện với sự phối hợp, bổ sung thông tin của 3 tầng không gian:

Vũ trụ, khí quyển và mặt đất (Giang Văn Thắng, 2006)

2.3 Lịch sử phát triển của Khoa học Viễn thám

Khoa học Viễn thám đã thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng 3 thập kỷ gần đây khi công nghệ vũ trụ đã cho ra đời các ảnh số thu nhận từ các vệ tinh trên quỹ đạo của trái đất Nhưng thực ra viễn thám đã có lịch sử lâu đời Ảnh chụp (film) được sử dụng cho nghiên cứu mặt đất đã xuất hiện từ thế kỷ 19 Năm 1839, Louis Daguere (1789-1881) đưa ra báo cáo về thí nghiệm hoá ảnh của mình khởi đầu cho ngành chụp ảnh Ảnh chụp về bề mặt trái đất từ khinh khí cầu bắt đầu sử dụng từ năm 1858 Bức ảnh chụp đầu tiên về Trái đất từ khinh khí cầu chụp vùng Bostom vào năm 1860 bởi James Wallace Black, 1860

Trang 18

Giai đoạn phát triển ngành chụp ảnh photo từ xa đánh dấu bằng sự ra đời của ngành hàng không Chụp ảnh từ máy bay tạo điều kiện cho việc chồng phủ ảnh, chỉnh

lý ảnh và chiết suất thông tin từ ảnh nổi Ảnh chụp từ máy bay đầu tiên mà lịch sử ghi nhận được thực hiện vào năm 1910 bởi Wilbur Wright bằng việc chụp ảnh di động trên vùng gần Centoceli tại Italia

Tóm lại từ khi ra đời cho tới nay kỹ thuật ảnh hàng không và viễn thám chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Giai đoạn thứ nhất từ khi có chuyến bay lịch sử của anh em nhà Wright cho đến đầu thế chiến thứ nhất Trong những năm này, các kỹ thuật chụp bằng máy bay và

kỹ thuật đo đạc bằng lãnh thổ trên ảnh được đưa vào nghiên cứu địa chất của Mỹ để lập bản đồ Contuor (địa hình) ở Alaska Cùng thời gian này ở Châu Âu (Đức) ứng dụng ảnh hàng không trong Lâm nghiệp (Giang Văn Thắng, 2006)

+ Giai đoạn thứ hai từ cuối thế chiến thứ nhất đến cuối thế chiến thứ hai, kỹ thuật chụp, giải đoán và đo đạc ảnh hàng không có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các hoạt động quân sự Bên cạnh đó, đã có sự thành công trong việc ứng dụng ảnh hàng không trong dân sự như việc xây dựng bản đồ thực vật rừng từ ảnh hàng không ở vùng Maurice, Canada (1921), bản đồ thực vật rừng ở Anh (1924) Những năm 30 cơ quan dịch vụ Lâm nghiệp Mỹ đã sử dụng ảnh hàng không để lập bản đồ hiện trạng trên toàn bộ diện tích rừng nước Mỹ, đồng thời tiến hành thí nghiệm các phương pháp đo tán, chiều cao cây và điều tra trữ lượng trên ảnh (Giang Văn Thắng, 2006)

+ Giai đoạn thứ ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, việc chạy đua vào vũ trụ giữa Liên Xô cũ và Hoa Kỳ đã thúc đẩy việc nghiên cứu trái đất bằng viễn thám với các phương tiện kỹ thuật hiện đại Các trung tâm nghiên cứu trái đất bằng công nghệ viễn thám đã ra đời, như cơ quan vũ trụ Châu Âu ESA (European Space Agency), chương trình vũ trụ của Mỹ NASA (National Aeronautics and Space Administration) Ngoài ra có thể kể đến các chương trình nghiên cứu trái đất bằng viễn thám tại các nước như Nhật, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc

Bức ảnh đầu tiên từ vũ trụ chụp về trái đất được cung cấp bởi Explorrer-6 vào năm 1959 Tiếp theo là chương trình vũ trụ Mercury (1960) cho ra các sản phẩm ảnh chụp từ quỹ đạo chất lượng cao, ảnh màu kích thước 70mm từ một máy tự động Vệ tinh khí tượng đầu tiên (TIOS-1) được phóng lên quỹ đạo trái đất vào tháng 4 năm

Trang 19

1960 mở đầu cho việc quan sát dự báo khí tượng trái đất Ảnh chụp từ vệ tinh khí tượng NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration) đã được sử dụng

từ sau năm 1972 đánh dấu cho việc nghiên cứu khí tượng trái đất từ vũ trụ một cách tổng thể và cập nhật hàng ngày

Sự phát triển của viễn thám đi liền với sự phát triển của công nghệ vũ trụ phục

vụ cho việc nghiên cứu trái đất và vũ trụ Các ảnh chụp nổi stereo theo phương đứng

và xiên cung cấp bởi GEMINI (1965) đã thể hiện ưu thế của công việc nghiên cứu Trái đất bằng các bức ảnh của nó Tiếp theo, tàu Apolo cho ra sản phẩm ảnh chụp nổi và đa phổ kích thước 70mm Ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô cũ và hiện nay là Nga góp phần tích cực vào việc nghiên cứu trái đất từ vũ trụ Các nghiên cứu đã được thực hiện trên các con tàu vũ trụ có người như Soynz, các tàu Meteor, Cosmos hoặc trên các trạm “Chào mừng” (Salyut) Sản phẩm thu được là các ảnh chụp trên các thiết bị quét đa phổ phân giải cao như MSU_E Ảnh chụp từ vệ tinh Cosmos trên 5 kênh phổ khác nhau với kích thước ảnh (18 x 18m) Ngoài ra các ảnh chụp từ thiết bị chụp KATE-140, MKF-6M trên trạm quỹ đạo Salyut cho ra sáu kênh ảnh thuộc dải phổ 0,40 - 0,89 µm với độ phân giải mặt đất tại tâm ảnh đạt (20 x 20m)

Tiếp theo vệ tinh nghiên cứu trái đất ERTS-1 (Earth Resources Technology Satellite) được phóng lên quỹ đạo trái đất vào năm 1972 Sau vệ tinh này đổi tên là Landsat 1, rồi các vệ tinh thế hệ mới hơn là Landsat 2, Landsat 3, Landsat 4 và Landsat 5 Ngay từ đầu ERTS-1 mang theo bộ cảm MSS (máy quét đa phổ) với bốn kênh phổ khác nhau và bộ cảm RBV (Return Beam Vidicon) với ba kênh phổ khác nhau Ngoài Landsat 2, Landsat 3 còn có các vệ tinh khác như SKYLAB (1973) và HCMM (1978) Từ 1982 là các ảnh chuyên đề được thực hiện trên các các vệ tinh Landsat TM 4 và Landsat TM 5 với 7 kênh phổ khác nhau từ dải sóng nhìn thấy đến hồng ngoại nhiệt Điều này cho phép nghiên cứu trái đất từ nhiều dải phổ khác nhau Đồng thời với việc phát triển của các ảnh vệ tinh Landsat, các ảnh vệ tinh của Pháp là

vệ tinh SPOT (1986) đã đưa ra sản phẩm ảnh số thuộc hai kiểu ảnh đơn kênh với độ phân giải không gian (10 x 10m) và ảnh đa kênh SPOT-XS với ba kênh (hai kênh thuộc dải phổ nhìn thấy, một kênh thuộc dải phổ hồng ngoại) với độ phân giải không gian (20 x 20m) Đặc tính của ảnh vệ tinh SPOT là cho ra các cặp ảnh nổi Stereo cung

Trang 20

cấp một khả năng tạo ảnh nổi ba chiều Điều này giúp cho việc nghiên cứu bề mặt trái đất đạt kết quả cao, nhất là việc nghiên cứu bề mặt địa hình

Sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu trái đất bằng viễn thám được đẩy mạnh

do áp dụng kỹ nghệ mới với việc sử dụng các ảnh RADAR Viễn thám RADAR tích cực thu nhận ảnh bằng việc phát sóng dài siêu tần và thu tia phản hồi cho phép thực hiện các nghiên cứu độc lập không phụ thuộc vào mây Sóng RADAR có khả năng xuyên qua mây, lớp đất mỏng và là nguồn sóng nhân tạo nên có thể hoạt động cả ngày

và đêm, không chịu ảnh hưởng của năng lượng mặt trời

Gần đây nhất là sự ra đời của ảnh vệ tinh IKONOS của Mỹ Các ảnh IKONOS

có độ phân giải đặc biệt cao so với các loại ảnh trước đây Hiện tại các ảnh IKONOS

đã đạt tới độ phân giải 1m, trong thời gian sắp tới sẽ có các ảnh IKONOS độ phân giải 0,5m Ảnh IKONOS có thể được sử dụng để cập nhật và hiệu chỉnh các bản đồ tỷ lệ trung bình hay làm bản đồ ảnh về hiện trạng sử dụng đất rất tốt

2.3 Ưu điểm của công nghệ Viễn thám

Công nghệ viễn thám là một phần của công nghệ vũ trụ, tuy mới phát triển nhưng đã nhanh chóng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và được phổ biến ở các nước phát triển Khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám ngày càng được nâng cao, đây là lí do dẫn đến tính phổ cập của công nghệ này Viễn thám là khoa học thu nhận,

xử lí và suy giải các hình ảnh thu nhận từ trên không của trái đất để nhận biết được các thông tin về đối tượng trên bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc nó, việc thu nhận thông tin nhờ các máy thu (sensor) được đặt trên máy bay, vệ tinh, tàu vũ trụ hoặc trên các trạm quỹ đạo (Lê Minh và ctv, 2007)

Theo Lê Minh và ctv (2007) công nghệ viễn thám có các ưu điểm sau:

- Độ phủ trùm không gian của tư liệu bao gồm các thông tin về tài nguyên, môi trường trên diện tích lớn gồm cả những khu vực rất khó đến được như rừng nguyên sinh, đầm lầy, hải đảo

- Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất phục vụ công tác giám sát, kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Sử dụng các giải phổ đặc biệt khác nhau để quan trắc các đối tượng (ghi nhận đối tượng), nhờ khả năng này mà tư liệu viễn thám được ứng dụng cho nhiều mục đích, trong đó có nghiên cứu về khí hậu, nhiệt độ của trái đất

Trang 21

- Cung cấp nhanh các tư liệu ảnh số có độ phân giải cao và siêu cao là dữ liệu

cơ bản cho việc thành lập và hiệu chỉnh hệ thống bản đồ và hệ thống cơ sở dữ liệu

Với những tính ưu việt trên, công nghệ viễn thám đang trở thành công nghệ chủ đạo cho quản lí, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường

2.4 Tình hình sử dụng ảnh viễn thám trong Lâm nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phương pháp điều tra rừng trên ảnh hàng không bước đầu được sử dụng vào năm 1958 bằng ảnh trắng đen tỉ lệ 1/30.000 phục vụ điều tra rừng gỗ trụ mỏ

ở phía Đông Bắc Việt Nam (Giang Văn Thắng, 2006)

Vào những năm 1970 – 1975 ảnh hàng không được sử dụng các bản đồ giải, bản đồ hiện trạng, bản đồ bố trí mạng lưới vận xuất, vận chuyển gỗ ở phía Bắc Sau năm 1975, kỹ thuật viễn thám được sử dụng phổ biến trong điều tra rừng cả nước, đặc biệt trong công tác kiểm kê rừng và điều chế rừng toàn quốc Về việc ứng dụng ảnh vệ tinh trong Lâm nghiệp Việt Nam được thử nghiệm vào năm 1976 với ảnh Landsat và đến năm 1979 đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc đầu tiên tỉ lệ 1/1.000.000

từ ảnh Landsat 1, 2 Từ năm 1981 đã sử dụng ảnh máy bay đa phổ MKF – 6, các thế hệ ảnh Landsat 3, Landsat TM, Kate – 140,… để nghiên cứu diễn biến tài nguyên rừng (Giang Văn Thắng, 2006)

Hiện nay với tính ưu việt của Viễn thám, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã ứng dụng trong công tác quy hoạch và phát triển rừng, phục vụ công tác thiết kế, khai thác

và trồng mới rừng Ngoài ra người ta còn sử dụng trong việc theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, xác định vùng thích nghi cho cây lâm nghiệp

Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã ứng dụng khá thành công các công nghệ GIS, Viễn thám, GPS trong theo dõi diễn biến, đánh giá tài nguyên rừng Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao sau khi được giải đoán, chồng xếp, đối chiếu với bản đồ rừng đã có, những khu vực nào mâu thuẫn sẽ được xác định để kiểm chứng thực địa với GPS

2.5 Giới thiệu chung về ảnh vệ tinh SPOT

Hệ thống vệ tinh viễn thám SPOT do Trung tâm Nghiên cứu Không gian (Centre National d’Etudes Spatiales – CNES) của Pháp chế tạo và phát triển Vệ tinh đầu tiên SPOT 1 được phóng lên quỹ đạo năm 1986, tiếp theo là SPOT 2, SPOT 3, SPOT 4, SPOT 5 lần lượt vào các năm 1990, 1993, 1998, 2002 (Lê Minh và ctv, 2007)

Trang 22

Các thế hệ vệ tinh SPOT 1, 2, 3 có đầu thu HVR với kênh toàn sắc độ phân giải 10m; 3 kênh đa đa phổ có độ phân giải 20m Mỗi cảnh có độ bao phủ mặt đất là 60 x 60km Vệ tinh SPOT 4 với kênh toàn sắc có độ phân giải 10m; 3 kênh đa phổ của HRVIR có độ phân giải 20m và đầu thu ảnh kênh thực vật (Lê Minh và ctv, 2007)

Vệ tinh SPOT 5 được trang bị một cặp đầu thu HGR (High Resolution Geometric) có thể thu ảnh với độ phân giải 5m đen – trắng và 10m màu Với kỹ thuật

xử lí ảnh đặc biệt có thể thu được ảnh độ phân giải 2,5m, trong khi đó dải chụp phủ mặt đất 60 đến 80km Đây chính là ưu điểm của ảnh SPOT 5 (Lê Minh và ctv, 2007)

2.6 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng

Theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng 1984 (QPN6 – 84), đối với các kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá áp dụng hệ thống phân chia rừng theo bốn nhóm trạng thái I, II, III, IV (hệ thống phân loại của Loetchau – 1962) như sau:

+ Nhóm kiểu I: Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa hình thành rừng, chỉ có cây cỏ, cây bụi, hoặc cây gỗ, tre nứa có độ che phủ dưới 0,3 Tùy theo hiện trạng nhóm này được chia thành

- Kiểu IA: Trảng cỏ

- Kiểu IB: Kiểu cây bụi

- Kiểu IC: Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác

+ Nhóm kiểu II: Kiểu rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ Tùy theo hiện trạng, nguồn gốc mà chia ra:

- Kiểu IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, một tầng

- Kiểu IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể

+ Nhóm kiểu III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động

Các quần thụ đã bị tác động khai thác bởi con người ở những mức độ khác nhau làm cho kết cấu của rừng ít nhiều đã có sự thay đổi khác nhau Tùy theo mức độ tác động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia thành 2 kiểu:

Trang 23

- Kiểu IIIA: Được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản Kiểu này được chia làm 3 kiểu phụ:

• Kiểu phụ IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn

• Kiểu phụ IIIA2: Rừng bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt Đặc trưng của kiểu này là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây gỗ đường kính từ 20 – 30 cm Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn một số cây to khỏe vượt tán của tầng rừng cũ để lại

• Kiểu phụ IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên, quần thụ tương đối khép kín với hai hoặc nhiều tầng Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (> 35 cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn

- Kiểu IIIB: Được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ qúy, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng, khả năng cung cấp gỗ của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao

+ Nhóm kiểu IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh thành thục cho đến nay chưa được khai thác sử dụng Rừng có cấu trúc ổn định, nhiều tầng, nhiều cấp kính nhưng đôi khi thiếu tầng giữa và tầng dưới Nhóm này có hai kiểu:

- Kiểu IVA: Rừng nguyên sinh

- Kiểu IVB: Rừng thứ sinh phục hồi

Khi áp dụng bảng phân loại này vào từng vùng phải căn cứ vào đặc trưng của

cá trạng thái mà xác định các chỉ tiêu định lượng về diện ngang hay trữ lượng, độ tàn che,…

Trang 24

Lâm trường Sông Dinh là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và chịu trách nhiệm

về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Sau 5 năm tổ chức sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 đã có một số một số chuyển biến đáng kể, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế Theo định hướng phát triển Lâm trường Sông Dinh thành Công ty Lâm Nghiệp Sông Dinh, Nghị quyết Hội đông Nhân dân tỉnh số 21/2005/NQ – HDND ngày 24/06/2005 và Nghị định số 200/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh nhằm định hướng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Lâm trường trong giai đoạn 2006 –

2010 phù hợp với điều kiện đất đai, tài nguyên rừng, tình hình dân sinh, kinh tế trong khu vực

3.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu

3.2.1 Vị tí địa lý, ranh giới

Lâm trường Sông Dinh nằm trên địa bàn 2 xã Suối Kiết và xã Đức Thuận thuộc huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận

Trang 25

+ Tọa độ địa lý Lâm trường Sông Dinh

- Từ 10058’17” đến 10058’54” vĩ độ Bắc

- Từ 107038’08” đến 107046’54” kinh độ Đông

+ Giáp giới với các khu vực

- Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông

- Phía Nam giáp ranh giới huyện Hàm Tân

- Phía Đông giáp ranh giới Ban Quản lý RPH Sông Phan

- Phía Tây giáp tỉnh lộ 710, nối quốc lộ 1A với huyện Tánh Linh

Vị trí khu vực khoanh vẽ, điều tra nghiên cứu là diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất tại các tiểu khu 329 (khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8); 330 (khoảnh

5, 9, 10, 11); 331 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12); 333 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6,

7, 8, 9, 10); 334 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7); 335 (khoảnh 2, 4, 5, 6, 7) Lâm trường Sông Dinh (Công ty lâm nghiệp Sông Dinh) trên địa bàn xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

+ Tọa độ địa lý

- Từ 10054’54” đến 10058’48” vĩ độ Bắc

- Từ 107040’48” đến 107046’34” kinh độ Đông

3.2.2 Địa hình

Địa hình tương đối thuận lợi, xung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi có

độ cao từ 300 ÷ 700 m, địa hình nghiên từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao giảm từ Bắc xuống Nam Điểm thấp nhất nằm ở phía Tây cao hơn 100m so với mực nước biển,

có các dãy núi cao như: Núi Lốp 730 m, Núi Kiết 446 m, Núi Dài 354 m

3.2.3 Khí hậu

Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành 2 mùa mưa, nắng rõ rệt

- Nhiệt độ trung bình từ 250C ÷ 270C

- Số giờ nắng trung bình: 5,9 giờ/ngày

- Lượng mưa: 1877 ÷ 2479 mm/năm

- Số ngày mưa trung bình: 149 ngày/năm, từ tháng 4 ÷ 11 hàng năm, mùa khô hạn thường thiếu nước cho cây trồng

- Độ ẩm tương đối trung bình: 76 ÷ 83%

Trang 26

- Tốc độ gió trung bình: 2 ÷ 3,2 m/s, ít có bão

- Bốc hơi nước: trung bình trên 900 mm/năm, lượng bốc hơi những tháng mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) chiếm 50% lượng bốc hơi cả năm, kết hợp tốc độ gió trên 3m/s sẽ gây hiện tượng thiếu ẩm ở tầng đất mặt vào mùa khô

3.2.4 Thủy văn

Hệ thống sông suối trong vùng phân bố đều, có các sông lớn như: Sông Tôm, sông Móng, …mực nước ngầm phân bổ ở độ sâu 15 ÷ 20 m, mực nước ngang ở độ sâu bình quân 5 ÷ 10m cung cấp nước cho bộ rễ cây lâu năm

3.2.5 Thổ nhưỡng

Khu vực nghiên cứu gồm các loại đất chính

- Feralit ở rừng núi cao (500 ÷ 700m) chiếm 16%

- Feralit ở rừng núi thấp (300 ÷ 500m) chiếm 74%

- Đất phù sa cổ rừng đồi núi thấp (dưới 300m) chiếm 10%

3.3 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội

3.3.1 Dân số - Lao động

Theo số liệu thống kê thì huyện Tánh Linh có 14 xã, với tổng diện tích tự nhiên

là 117.422 ha, dân số toàn huyện 91.521 người Mật độ dân cư 7 ÷ 8 người/km2, số người trong độ tuổi lao động có 42.780 người, chiếm 52,2%

Riêng 2 xã trên địa phận của Lâm trường Sông Dinh là Suối Kiết và Đức Thuận

có tổng số dân là 21.789 người, bao gồm 2.853 họ có 9.087 lao động, chiếm 19% số lao động trong toàn huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 60% Trong 2 xã có khoảng 5.000 người là đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số như: Chăm, Rắc Lây, Châu

Ro, K’ Ho, Nùng, Ê Đê, Khơ Me… Dân cư sống chủ yếu hai bên trục lộ 710 và khu trung tâm xã và thị trấn, một số sống rải rác trong các cánh đồng và nương rẫy

Hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng là nông nghiệp nhưng vẫn còn thấp kém

về hiệu quả kinh tế so với các địa bàn xã khác trong huyện Diện tích trồng lúa của cả

2 xã chỉ có 2.083 ha, đất trồng hoa màu 248 ha, sản lượng quy thóc đạt 714 tấn Bình quân lương thực đạt 254 kg/người/năm, chỉ bằng 46,5% múc bình quân trong cả huyện Riêng xã Suối Kiết chỉ trồng màu và thu hái sản vật từ rừng Toàn xã chỉ có 31

Trang 27

ha đất lúa 1 vụ, đồng bào dân tộc thiểu số sống nhiều tháng đói, các mặt nhận thức về đời sống xã hội còn thấp, trình độ văn hóa, học vấn còn thấp kém

3.3.2 Y tế - Giáo dục

Về y tế và giáo dục, gần đây các xã nhận được kinh phí từ nguồn vốn chương trình 135 đã tiến hành việc xây dựng trường học, trạm y tế, từng bước phục vụ nhu cầu dân trí và sức khỏe cho người dân trong vùng Tuy nhiên, mức độ phát triển còn chậm chưa theo kịp so với các xã khác trong địa bàn huyện

Đường sắt Bắc – Nam chạy song song với tuyến DT 710, dọc theo ranh giới Lâm trường với 2 ga Suối Kiết và Sông Phan

3.3.4 Hệ thống điện

Về hệ thống điện thắp sáng, năm 1999 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận đã đầu tư bằng nguồn kinh phí quốc phòng, hạ thế đường điện dài 22 km từ huyện lỵ Tánh Linh đến ga Suối Kiết, đảm bảo sinh hoạt, sản xuất cho bà con trên tuyến đường

710

3.3.5 Thông tin liên lạc

Về thông tin liên lạc hiện nay đã có hệ thống đường dây hữu tuyến đến Lâm trường, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời Trên địa bàn cũng đã xây dựng một bưu điện phục vụ cho nhu cầu thông tin, liên lạc Ngoài ra hệ thống điện thoại di động cũng được phủ sóng trên 2/3 lâm phận

Trang 28

3.4 Tài nguyên rừng và công tác tổ chức kinh doanh, quản lý rừng

3.4.1 Tài nguyên rừng

3.4.1.1 Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng

Theo kết quả khảo sát phúc tra của Lâm trường Sông Dinh, để xây dựng

phương án sản xuất, kinh doanh chuyển đổi Lâm trường Sông Dinh thành Công ty lâm

nghiệp Sông Dinh và cũng là số liệu đã phục vụ cho công tác rà soát quy hoạch 03 loại

rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT – TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ

Biểu 3.1: Tổng hợp hiện trạng đất đai tài nguyên rừng của Lâm trường Sông Dinh

Diện tích Trữ lượng

TT Hạng mục

ha (%) 1000 cây Gỗ (m3) (gỗ) %

427.262 m3Tổng diện tích tự nhiên 10.663

2 Đất cây bụi (IB) 241,52 2,27

3 Đất cây gỗ rải rác (IC) 2.676,12 12,83

Trang 29

Việt Nam Khoa học Số loài Tên loài

A Nhóm IB (động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

1 Cánh da Dermoptera 1 Chồn bay

2 Linh trưởng Primates 3 Cu li nhỏ, Vượn đen má hung

3 Ngón chẵn Artiodactyla 5 Trâu rừng, Sơn dương

4 Gà Galiformes 3 Gà lôi hông tía

6 Ăn thịt Carnivora 6 Rái cá thường, Chồn mực, Mèo rừng

B Nhóm IIB ( động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

1 Sẻ Passeriformes 1 Chích chòe lửa

2 Ăn thịt Carnivora 3 Cầy giông, Cầy hương, Cầy gấm

3 Gặm nhấm Rodentia 3 Sóc bay té, Tê tê Java

4 Vẹt Psittaformes 2 Vẹt đầu xám, Vẹt ngực đỏ

5 Cú Strigiformes 1 Dù dì phương đông

6 Linh trưởng Primates 3 Khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn

Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa, Trăn đất, Trăn gấm, Rắn sọc dưa, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang

Trang 30

3.4.2 Tổ chức kinh doanh và quản lý rừng

3 4.2.1 Mô hình tổ chức Lâm trường

Hiện nay Lâm trường đang thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Mô hình tổ chức sản xuất của Lâm trường những năm tới sẽ được bố trí và sắp xếp lại cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ mới, trong giai đoạn hiện tại thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp với tổng số 35 cán bộ công nhân viên được bố trí sắp xếp như sau:

- Lãnh đạo Công ty gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc

- Có 3 phòng chức năng:

+ Phòng tổ chức hành chính: 02 người

+Phòng kế toán tài vụ: 02 người

+ Phòng kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng: 05 người

- Các tổ cơ động, trạm bảo vệ rừng trực thuộc: 01 tổ cơ động 4 – 5 người và 04 trạm bảo vệ rừng từ 20 – 21 người bố trí quản lý các tiểu khu, lâm trường

3.4.2.2 Tổ chức các đơn vị kinh doanh và quản lý rừng

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khối lượng kế hoạch sản xuất hàng năm để tổ chức và bố trí nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:

- Các đội sản xuất: Với nhiệm vụ trồng rừng, tổ chức thực hiện các công trình lâm sinh tại các khu vực theo phương án điều chế rừng

- Phòng kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ điều tra thiết kế các hạng mục lâm sinh: Phòng cháy chữa cháy rừng, làm giàu rừng, kiểm tra giám sát việc khai thác rừng theo khối lượng cong việc hàng năm Đồng thời theo dõi xử lý các vụ việc vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức các biện pháp hoạt động quản lý bảo vệ rừng của các trạm bảo vệ rừng

- Tổ cơ động và các trạm bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ chức năng tuần tra bảo

vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản Phối hợp với chính quyền địa phương sở tại, kiểm lâm địa bàn kịp thời ngăn chặn tệ nạn khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, thu hái, săn bắn động vật trái phép, ngăn chặng việc phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất lâm nghiệp, phòng cháy chữa cháy rừng Công việc cụ thể như sau:

+ Tổ cơ động hoạt động cơ động trên địa bàn toàn lâm phần của Lâm trường, giúp Ban giám đốc kiểm tra ngăn chặn các vụ việc vi phạm Luật bảo vệ và

Trang 31

phát triển rừng, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp với các trạm bảo vệ rừng truy quét chống phá rừng, tổ chức phòng cháy rừng

+ Trạm bảo vệ rừng 92: Quản lý bảo vệ rừng các tiểu khu 333, 335 tổng diện tích 2.212 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 1.236ha

+ Trạm bảo vệ rừng Sông Dinh: Quản lý bảo vệ rừng các tiểu khu 329, 322,

334 với tổng diện tích 2.665 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.302 ha

+ Trạm bảo vệ rừng Sông Tôm: Quản lý bảo vệ rừng các tiểu khu 331, 328, với tổng diện tích 2.572 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.768 ha

+ Phân trường Suối Kiết: Quản lý bảo vệ rừng các tiểu khu 325, 330, 321 với tổng diện tích 3.214 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.090 ha

3.4.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Lâm trường Sông Dinh theo hướng đổi mới trong 5 năm của giai đoạn 2006 – 2010, sản xuất lâm nghiệp được

bố trí và tổ chức thực hiện như sau:

- Đối tượng: Tất cả diện tích rừng tự nhiên và rừng mới trồng từ năm 2006 – 2010, nhất là diện tích rừng tự nhiên 5.268,8 ha

- Biện pháp: Rà soát bổ sung việc đóng mốc, bảng cho từng lô, khoảnh, tiểu khu, theo hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình Nghị quyết 04 của tỉnh

ủy

- Giải pháp: Tiếp tục củng cố lực lượng nhận khoán đồng bào dân tộc, diện tích trên 3.754,21 ha theo nghị quyết 04 của tỉnh ủy đang thực hiện Về kinh phí trả tiền công bảo vệ do ngân sách tỉnh chi Diện tích còn lại sẽ do các trạm quản lý bảo vệ rừng và UBND các xã trên địa bàn, thực hiện theo Quyết định 245 và Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ

Rừng giao khoán theo Nghị quyết 04 của tỉnh có nguồn vốn ngân sách 375.421.000 đồng/năm; kế hoạch của đơn vị là định hướng trong các năm sau khi Lâm trường chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Lâm nghiệp, đơn vị dự kiến sẽ xây dựng chính sách hưởng lợi để trình các cơ quan ngành chức năng quyết định cho phép triển khai thực hiện Mục đích chính là vừa tạo công ăn việc làm, góp phần thu nhập ổn định cuộc sống cho các hộ đồng bào dân tộc, giảm nguồn kinh phí ngân sách hàng năm phải chi trả tiền công

Trang 32

Chương 4

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Nội dung nghiên cứu

− Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Lâm trường Sông Dinh – Bình Thuận

− Xác định ranh giới, qui mô diện tích và tình hình phân bố các trạng thái rừng theo từng tiểu khu, khoảnh tại khu vực nghiên cứu

− Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của các trạng thái rừng IC, IIA, IIB, IIIA1, IIA + le, IIB + le, IIIA1 + le, Le + gỗ, RII

− Đề xuất một số biện pháp phục vụ cho việc quản lí, bảo vệ và kinh doanh rừng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Khoanh vẽ hiện trạng rừng, đất đai trên ảnh Viễn thám

− Thu thập ảnh Viễn Thám khu vực nghiên cứu, bản đồ hiện trạng rừng hiện có Bình đồ ảnh vệ tinh tại Lâm trường Sông Dinh là ảnh SPOT - 5 bao gồm 4 mảnh khác nhau được biên tập hệ tọa độ VN2000 – KKT 105 Được ghép lại với nhau trên phần mềm Mapinfo Do Phân viện Điều tra – Quy hoạch rừng II Nam Bộ cung cấp Kết quả thể hiện qua Hình 4.1

− Xử lí thông tin trên ảnh viễn thám, việc giải đoán ảnh gồm có 3 bước là đọc ảnh

để nhận dạng ảnh (vùng núi, rừng, sông, hồ, khu dân cư…), phân tích ảnh và đánh giá ảnh

− Sử dụng phần mềm Mapinfo để kiểm tra, phân tích, giải đoán và khoanh vẽ tất

cả các trạng thái rừng xuất hiện trên ảnh

+ Diện tích lô trạng thái khoanh vẽ tối thiểu là 3 ha

+ Sử dụng mẫu ảnh của bảng mô tả mẫu ảnh để khoanh vẽ hiện trạng

+ Căn cứ hệ thống phân chia các kiểu trạng thái rừng theo Quy phạm QPN 6 – 84

Trang 33

Hình 4.1: Ảnh Viễn Thám tại khu vực Lâm Trường Sông Dinh – Bình Thuận

+ Quá trình giải đoán, khoanh vẽ hiện trạng gồm các bước sau:

• Mở ảnh Viễn Thám trên phần mềm Mapinfo cùng với việc đăng nhập hệ tọa độ và khai báo hệ quy chiếu

• Mở các lớp bản đồ có sẵn do Phân viện Điều tra – Quy hoạch rừng Nam

Bộ cung cấp bao gồm: Ranh giới khu vực nghiên cứu, ranh giới tiểu khu, ranh khoảnh, cao độ, giao thông, thủy văn…

• Tạo các lớp bản đồ để khoanh vẽ hiện trạng: ranh giới tiểu khu, ranh khoảnh, hiện trạng, giao thông, thủy văn, ranh khu vực…

• Dùng công cụ Polygon để khoanh vẽ tất cả các trạng thái xuất hiện trên ảnh Ứng với mỗi trạng thái giải đoán gắn một kí hiệu

• Kiểm tra bản đồ giải đoán ảnh và chuyển họa hiện trạng rừng đã khoanh

vẽ lên bản đồ tỷ lệ 1/10.000

Quá trình giải đoán ảnh và dự đoán các trạng thái rừng ứng với mỗi kí hiệu được trình bày trong các Hình 4.2, 4.3, 4.4, và Hình 4.5

Trang 34

Hình 4.2: Ảnh viễn thám tại một vùng của khu vực nghiên cứu

Hình 4.3: Ảnh sau khi khoanh vẽ trạng thái trên phần mềm Mapinfo

Trang 35

376

8

1 9

5

2

8 8

8

8 8

Hình 4.4: Ảnh sau khi dự đoán trạng thái và chuyển họa hiện trạng rừng

Hình 4.5: Ảnh Viễn Thám tại một khu vực dự đoán là trạng thái có rừng

Trang 36

4.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, phúc tra thực địa

− Khảo sát khu vực nghiên cứu

− Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tài liệu về tài nguyên rừng

− Sau khi hoàn thành bản đồ hiện trạng tạm thời trên ảnh Viễn thám, tiến hành in bản đồ để sử dụng cho việc phúc tra, khoanh vẽ hiệu chỉnh sai sót của các trạng thái rừng, đất đai trên thực địa

− Sử dụng các tuyến điều tra kết hợp với máy định vị GPS xác định tọa độ của

207 điểm ngoài thực địa nhằm kiểm tra thông tin trạng thái rừng ngoài thực địa so với

dự đoán trên ảnh Viễn thám

− Kiểm tra các lô trạng thái đã giải đoán trên ảnh Viễn thám theo hệ thống đường qua các khu rừng, đồng thời tận dụng hệ thống đường vùng điều tra để khoanh vẽ hiện trạng rừng bổ sung bằng máy địnhvị GPS

− Kế thừa số liệu từ 53 ô điều tra trên tất cả các trạng thái rừng xuất hiện trong khu vực nghiên cứu (nguồn: Phân viện Điều tra – Quy hoạch rừng Đông Nam Bộ), kết hợp với các điểm trên GPS để kiểm chứng ảnh và phục vụ tính toán một số chỉ tiêu sinh trưởng, trong đó:

− Ô điều tra đo đếm cây gỗ có diện tích là 500 m2 (20m x 25m)

− Trong các ô điều tra, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu của lớp cây có đường kính

D1,3 ≥ 8 cm (theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN (6 – 84), sai số cho phép 0,5 cm

+ Đo chu vi C1,3 bằng thước dây

+ Đo chiều cao vút ngọn Hvn bằng thước đo Haga

+ Định danh tên các loài cây xuất hiện trong ô điều tra

+ Xác định phẩm chất cây: Phẩm chất cây là một chỉ tiêu mang tính chất định tính, phụ thuộc nhiều vào sự nhận định của người điều tra Để xác định phẩm chất cây căn cứ vào hình dạng thân cây, tình hình sâu bệnh, khả năng phát triển… Dựa vào các chỉ tiêu đó người ta phân cấp cây rừng thành 3 loại sau:

• Cây có thân thẳng, phân cành cao, ít cành nhánh, không bi sâu bệnh, mối mọt, không bọng ruột, bạnh vè, xếp vào phẩm chất A

Trang 37

• Cây có tán lệch, phân cành trung bình, có bạnh vè nhỏ, không bọng ruột, sâu bệnh, mối mọt là cây có phẩm chất B

• Cây có tán lệch, thân nghiêng, bạnh vè lớn, bọng ruột, thân cong, cụt ngọn, phân cành thấp, bị sâu bệnh là cây có phẩm chất C

− Các loại bảng được sử dụng trong việc điều tra, phúc tra ngoài thực địa

Bảng 4.1: Mẫu bảng các điểm kiểm chứng ảnh, phúc tra hiện trạng rừng

STT

điểm Tiểu khu Tọa độ

Trạng thái giải đoán

Trạng thái kiểm chứng Ghi chú

Tên cây

4.2.3 Công tác nội nghiệp

− Nhập số liệu thu thập được ngoài thực địa

− Kết hợp bản đồ khoanh vẽ trên ảnh Viễn thám với dữ liệu các điểm thu thập từ máy định vị GPS, và số liệu từ các ô điều tra để kiểm chứng ảnh

− Dùng phần mềm Mapsource, Mapinfo để hiệu chỉnh, khoanh vẽ bổ sung lại hiện trạng rừng và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng hoàn chỉnh

− Tính toán diện tích các trạng thái rừng trên phần mềm Mapinfo, kết hợp với phần mềm Excell để xử lí, thống kê diện tích rừng theo từng tiểu khu, khoảnh

Trang 38

− Áp dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí và tính toán số liệu của các ô điều tra phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên phần mềm Ecxell và các công cụ hỗ trợ khác

+ Để tính toán và xác định tổ thành loài cây trong các trạng thái rừng đề tài sử dụng công thức của Daniel Marmillod (Vũ Đình Huề - 1984)

Trong đó: N% tỉ lệ phần trăm của loài cây

G% tỉ lệ phần trăm của tiết diện ngang

100

N N

- Tiết diện ngang thân cây được tính theo công thức

G1,3 = π/4 * D2

1,3

Theo Giáo Sư Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây có số

cá thể lớn hơn 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài cây đó được gọi là nhóm loài ưu thế Tính tổng IV% của những loài có trị số lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50% Theo Daniel Marmillod, những loài cây

có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái

- Thể tích thân cây được tính theo công thức

V = π/4 * D2

1,3 * Hvn * f1,3

Trong đó: D1,3 đường kính thân cây ở tầm cao 1,3m

Hvn chiều cao vút ngọn

f1,3 hình số thân cây tại 1,3m

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài không thể tính toán hình số thân cây tại vị trí 1,3 m cho từng loài cây cụ thể Trong đề tài đã sử dụng hình số thân cây tại vị trí 1,3 m chung cho tất cả các loài cây theo quy định cụ thể là f1,3 = 0,45 ( Sổ tay

điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông Nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, 1995)

Trang 39

+ Tính toán các đặc trưng mẫu theo các công thức sau

i

i i

f S

m i

i i i

- Sai tiêu chuẩn trung bình mẫu:

n S

S x tb =

- Hệ số chính xác:

n S

P%=

- Biên độ biến động: R = Xmax – Xmin

4.2.4 Vật liệu nghiên cứu

− Thước dây dùng lập ô và đo chu vi

− Mẫu phiếu điều tra được làm sẵn

− Thước đo cao Haga, rìu, dao…

Dụng cụ nội nghiệp

− Phần mềm Mapinfo 8.5, Mapsource và các phần mềm, công cụ hỗ trợ khác

− Phần mềm Excel 2003, Word 2003 dùng tính toán và viết báo cáo

Trang 40

Chương 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại Lâm trường Sông Dinh 5.1.1 Bản đồ hiện trạng rừng khoanh vẽ trên ảnh Viễn thám

Kết quả sau khi phân tích ảnh viễn thám và khoanh vẽ trên phần mềm Mapinfo tất cả các kiểu trạng thái ảnh xuất hiện trong ảnh viễn thám cho thấy toàn bộ khu vực xuất hiện 11 kiểu trạng thái ảnh khác nhau và ứng với mỗi trạng thái được kí hiệu từ 1 đến 11 tạo thuận lợi khi kiểm tra thực địa

Các kiểu ảnh được kí hiệu 1, 2 dự đoán là các trạng thái chưa có rừng như sau: + 1 dự đoán là đất trống trảng cỏ IA

+ 2 dự đoán là đất trống cây gỗ rải rác IC

Các kiểu ảnh dự đoán là các trạng thái có rừng, kí hiệu như sau:

+ 3, 5 dự đoán là các trạng thái rừng phục hồi (IIA, IIB)

+ 7 dự đoán là trạng thái rừng gỗ nghèo IIIA1

Còn lại các kiểu trạng thái được kí hiệu 4, 6, 8, 10, 11 bao gồm các trạng thái + 4, 6 dự đoán là trạng thái rừng gỗ non + le ( IIA + le, IIB + le )

+ 8 dự đoán là trạng thái rừng gỗ nghèo IIIA1 + le

+ 9 dự đoán là trang thái le + gỗ

+ 10, 11 dự đoán là đường giao thông và sông suối

Sau khi chồng ghép các lớp bản đồ, kiểm tra các trạng thái rừng đã giải đoán tiến hành chuyển họa hiện trạng rừng đã khoanh vẽ trên ảnh Viễn thám lên bản đồ tỉ lệ 1/10.000 Kết quả của quá trình giải đoán ảnh, khoanh vẽ, xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng trên ảnh viễn thám được thể hiện trong Hình 5.1

Ngày đăng: 13/09/2018, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w