1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN GIÁO DỤC TÂM SINH LÝ TUỔI DẬY THÌ

20 399 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 184 KB

Nội dung

I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến : Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình 2. Nhóm tác giả 2.1. Họ và tên : Hoàng Thị Chuyên Năm sinh : 3051971 Nơi thường trú : Bản Nậm Tường – Thị trấn Tam Đường Tam Đường Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm văn Chức vụ công tác : Tổ trưởng tổ KHXH Nơi làm việc : Trường THCS Sơn Bình Điện thoại : 0987544418 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 50% 2.2. Họ và tên : Nguyễn Thị Hương Thủy Năm sinh: 23071989 Nơi thường trú : Bản Hô Ta – Thị trấn Tam Đường Tam Đường Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm sinh – địa Chức vụ công tác : Giáo viên Nơi làm việc : Trường THCS Sơn Bình Điện thoại : 0975931613 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tâm lí giáo dục 4. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị : Trường THCS xã Sơn Bình Địa chỉ : Bản 46 – xã Sơn Bình – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Điện thoại : II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến : Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn với nhiều thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi diễn ra bao điều kỳ diệu, với những biến đổi bất ngờ của cơ thể. Lứa tuổi này tính tình thay đổi, những nỗi băn khoăn, trăn trở tưởng như không ai giải đáp được. Rắc rối vậy mà biết mấy tự hào, bởi cơ thể đang lớn lên, đang trưởng thành. Thật đúng khi gọi đó là tuổi hoa. Tuổi hoa là giai đoạn phát triển từ 11 15 tuổi, các em bước vào trường Trung học cơ sở. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như : “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất và tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… (Trích chương 3 Giáo trình Tâm lí học – Nguyễn Xuân Long – ĐHNN – ĐHQGHN) Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự phát dục, điều kiện sống, sinh hoạt…của từng em. Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân : gia đình, bạn bè,…Thế nhưng trong thực tế suy nghĩ của cha mẹ các em còn rất lạc hậu, không đủ tri thức để tư vấn tâm sinh lí cho các em … Hơn nữa do tâm lí xấu hổ không muốn người lớn biết chuyện nên các em thường che giấu những điều mà các em đang trăn trở, vướng mắc của bản thân. Học sinh nữ bán trú trường THCS Sơn Bình 100% là người dân tộc sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, sự hiểu biết của bản thân và gia đình về giai đoạn dậy thì còn nhiều hạn chế, các em chưa nhận được sự giáo dục từ gia đình, người thân, nhiều khi là những định hướng sai lầm của cha mẹ, dẫn đến những suy nghĩ và hành vi không đúng đắn làm ảnh hưởng tới cơ thể và tương lai của các em sau này. Nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho các em, chúng tôi tiến hành thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình” với mục đích giúp các em có được những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp các em có một “Tuổi hoa” tươi đẹp nhất. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Học sinh nữ ở bán trú trường THCS xã Sơn Bình. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trang 1

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên sáng kiến : Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình

2 Nhóm tác giả

2.1 Họ và tên : Hoàng Thị Chuyên

Năm sinh : 30/5/1971

Nơi thường trú : Bản Nậm Tường – Thị trấn Tam Đường - Tam Đường Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm văn

Chức vụ công tác : Tổ trưởng tổ KHXH

Nơi làm việc : Trường THCS Sơn Bình

Điện thoại : 0987544418

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 50%

2.2 Họ và tên : Nguyễn Thị Hương Thủy

Năm sinh: 23/07/1989

Nơi thường trú : Bản Hô Ta – Thị trấn Tam Đường - Tam Đường

Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm sinh – địa

Chức vụ công tác : Giáo viên

Nơi làm việc : Trường THCS Sơn Bình

Điện thoại : 0975931613

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tâm lí giáo dục

4 Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến

ngày 20 tháng 3 năm 2018

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến

Tên đơn vị : Trường THCS xã Sơn Bình

Địa chỉ : Bản 46 – xã Sơn Bình – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Điện thoại :

Trang 2

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến : Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn với nhiều thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý Đây là lứa tuổi diễn ra bao điều kỳ diệu, với những biến đổi bất ngờ của cơ thể Lứa tuổi này tính tình thay đổi, những nỗi băn khoăn, trăn trở tưởng như không ai giải đáp được Rắc rối vậy mà biết mấy

tự hào, bởi cơ thể đang lớn lên, đang trưởng thành Thật đúng khi gọi đó là tuổi hoa

Tuổi hoa là giai đoạn phát triển từ 11 - 15 tuổi, các em bước vào trường Trung học cơ sở Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành

và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như : “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt

về thể chất và tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo sự khác biệt trong mọi mặt

phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… (Trích chương 3 - Giáo trình Tâm lí học – Nguyễn Xuân Long – ĐHNN – ĐHQGHN)

Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự phát dục, điều kiện sống, sinh hoạt…của từng em

Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân : gia đình, bạn bè,…Thế nhưng trong thực tế suy nghĩ của cha mẹ các em còn rất lạc hậu, không đủ tri thức để tư vấn tâm sinh lí cho các

em … Hơn nữa do tâm lí xấu hổ không muốn người lớn biết chuyện nên các em thường che giấu những điều mà các em đang trăn trở, vướng mắc của bản thân

Học sinh nữ bán trú trường THCS Sơn Bình 100% là người dân tộc sống

ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, sự hiểu biết của bản thân và gia đình về giai đoạn dậy thì còn nhiều hạn chế, các em chưa nhận được sự giáo dục từ gia đình,

Trang 3

người thân, nhiều khi là những định hướng sai lầm của cha mẹ, dẫn đến những suy nghĩ và hành vi không đúng đắn làm ảnh hưởng tới cơ thể và tương lai của các em sau này

Nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì cho các em,

chúng tôi tiến hành thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm giáo dục tâm sinh

lý tuổi dậy thì cho học sinh nữ ở bán trú trường THCS Sơn Bình” với mục đích

giúp các em có được những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp các em có một “Tuổi hoa” tươi đẹp nhất

2 Phạm vi triển khai thực hiện

Học sinh nữ ở bán trú trường THCS xã Sơn Bình

3 Mô tả sáng kiến

3.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

Các trường THCS nói chung và trường THCS xã Sơn Bình nói riêng còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng sống,

kĩ năng ứng xử trước những thay đổi tâm sinh lí lứa tuổi dậy thì Nội dung này được lồng ghép trong một vài tiết gần cuối chương trình Sinh học 8 hoặc một vài bài của môn Giáo dục công dân Tuy nhiên, giáo viên bộ môn với thời lượng

45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy nên vấn đề này không có đủ thời gian để truyền đạt một cách thấu đáo tới các em

Trong thời gian qua, nhiệm vụ này còn được xem là của giáo viên chủ nhiệm Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình tâm sinh lí của từng em Thậm trí khi động chạm đến vấn đề nhạy cảm này nhiều giáo viên và phụ huynh e ngại và cho rằng việc làm đó là

“vẽ đường cho hươu chạy” nên họ lảng tránh, hoặc phớt lờ cốt cho xong

Trang 4

Học sinh ở bán trú Trường THCS Sơn Bình nói chung và các em nữ ở bán trú nói riêng đều là dân tộc Mông thuộc các bản có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà (6 buổi/tuần) xa gia đình các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống Hơn nữa, đây lại là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cả về thể chất và tinh thần của các em, khi đối mặt với những biến đổi của cơ thể các em sẽ rất bỡ ngỡ, thậm chí lo lắng và hoảng sợ Học sinh phải tự xoay xở một mình trước những thắc mắc, băn khoăn không được mọi người chia sẻ

3.1.2 Phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ

* Ưu điểm của giải pháp cũ

Việc giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì đã được lồng ghép trong một số tiết dạy của môn Sinh học 8, môn Giáo dục công dân và tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm

Việc làm đó tiết kiệm thời gian và công sức, vừa giáo dục tâm sinh lý, vừa truyền đạt kiến thức

* Nhược điểm của giải pháp cũ

Khi tiến hành nghiên cứu sáng kiến này, chúng tôi nhận thấy việc giáo dục tâm sinh lí cho đối tượng tuổi dậy thì chưa được quan tâm :

Việc giáo dục tâm sinh lí tuổi dậy thì cho học sinh được lồng ghép trong một vài giờ học chưa đạt hiệu quả do thời lượng ít

Giáo viên chưa thực sự quan tâm tới vấn đề giáo dục tâm sinh lí cho học sinh vì cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm nên để tự các em tìm hiểu trên mạng hoặc từ phía người thân

Qua khảo sát học sinh nữ bán trú trường THCS xã Sơn Bình chúng tôi thấy nhận :

Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, hầu hết các em có tâm lí e ngại, xấu hổ thậm chí đa số còn chưa có một chút ý niệm nào về tâm lí tuổi dậy thì, cũng bởi các em không mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó trong sách vở và trong cuộc sống

Trang 5

Chúng tôi tiến hành khảo sát 35/35 học sinh nữ ở bán trú kết quả thu được như sau

Tổng số Chưa hiểu biết Hiểu biết Vận dụng

3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

3.2.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.

Một là, trực tiếp giáo dục tâm sinh lý tuổi dậy thì thông qua một số buổi

trực bán trú (từ 14h – 17h)

Hai là, lựa chọn riêng đối tượng là nữ nên các em cũng mạnh dạn bày tỏ,

chủ động tiếp thu tri thức, bớt tâm lí xấu hổ, e ngại hơn

Ba là: Giáo viên chủ động hướng dẫn cụ thể tới từng học sinh

Bốn là: hình thành các kĩ năng ứng xử, hành xử hợp lý trước biến đổi của

cơ thể và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống hàng ngày

3.2.2 Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể, rõ ràng cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp.

Học sinh THCS (11-15 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui, chóng buồn Khi những biến đổi của cơ thể về mặt tâm sinh lý diễn

ra, các em còn lúng túng và không biết giải quyết như thế nào

Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội với ý thức “mình đã là người lớn” trong suy nghĩ của các em đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết

Trước thực trạng trên chúng tôi tiến hành các giải pháp sau :

Giải pháp 1 : Giáo viên giúp đỡ, chia sẻ vướng mắc về tâm lí.

Một cô gái nếu được dạy dỗ và thực hành những kỹ năng sống bởi một người lớn đáng tin cậy sẽ có nhiều cơ hội trở nên tự tin, bản lĩnh bước vào tuổi

Trang 6

dậy thì mà không bỡ ngỡ (Trích chương 3 - Giáo trình Tâm lí học – Nguyễn Xuân Long – ĐHNN – ĐHQGHN)

Khi bước vào tuổi dậy thì các em không chỉ có sự thay đổi về vóc dáng

mà còn có thay đổi cả về tâm sinh lí Sự phát dục cùng với những biến đổi của

cơ thể có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cảm xúc tâm lý mới : Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm xúc về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới, những rung động đầu đời dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về tình cảm, các em lầm tưởng đó là tình yêu

Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, cạm bẫy của kẻ xấu và các trang thông tin mạng không chính thống… Bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh : những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò… Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em không biết nhìn nhận, giải quyết nó như thế nào cho hợp lý

Theo chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm Tư vấn học đường tại Thành phố

Hồ Chí Minh - Chuyên viên Nguyễn Hồng Sơn – thì : "Đối với trẻ vị thành niên,

có thể bị mất thăng bằng bởi chính những điều tưởng như vặt vãnh ấy, nếu không được những người xung quanh quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ kịp thời"

Còn bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

cho biết : 90% trẻ vị thành niên tự tử vì cảm thấy không được gia đình thấu hiểu, hay thất bại trong tình cảm, tình yêu… Hiểu được điều này chúng tôi đã tìm cách giúp đỡ học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này

Vậy để làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, yếu tố quan trọng nhất của người làm công tác tư vấn là gì ?

“Muốn làm tốt công tác tư vấn tâm lý, yêu cầu đầu tiên của người tư vấn

là nắm được tâm lý lứa tuổi mình sẽ tư vấn và biết cách giải quyết vấn đề Phải tôn trọng nguyên tắc : Coi trò là bạn, là người thân trong gia đình, lắng nghe, chia sẻ với các em, để các em nói thật hết những suy nghĩ của mình Tôn trọng những suy nghĩ non nớt của các em để tìm cách giải thích phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh thực tế Mặt khác, việc bảo mật thông tin của các em cũng là điều hết sức cần thiết Có như thế mới nghe được tâm tư tình cảm thật của các

Trang 7

em, mới để các em tin tưởng và chia sẻ”- Trích ý kiến của chuyên gia tư vấn tâm

lí - Nguyễn Thị Diệp – Chuyên gia tư vấn tâm lí Hà Nội.

Bước 1: Thành lập ban tư vấn tâm lí học đường

Để làm được điều này chúng tôi tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường thành lập ban tư vấn tâm lí học đường tại nhà trường cụ thể như sau :

Ban tư vấn tâm lí học đường gồm những giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Ngữ văn, môn sinh học, một số giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng, cô tổng phụ trách đội

Bước 2: Tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh.

Trong một số buổi trực bán trú của mình, chúng tôi cho học sinh nữ ngồi chung vào một phòng để trò truyện và tìm hiểu tâm lí của các em Qua buổi trò truyện chúng tôi hiểu được suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh và đã phát hiện một số học sinh nữ có bạn trai (mặc dù các em mới 11 đến 15 tuổi), các bạn thường nhắn tin, viết thư, thậm trí trốn học rủ nhau đi chơi trên đồi sau trường

Có được những thông tin trên, chúng tôi bắt tay ngay vào việc tư vấn cho từng

em, trong từng hoàn cảnh cụ thể Song song với việc dạy chữ, chúng tôi vẫn kiêm nhiệm công việc tư vấn tâm lý cho học sinh Lồng ghép trong các bài dạy Ngữ văn và giáo dục công dân, đặc biệt vào một số buổi chiều đi trực bán trú những “mách bảo” gỡ rối khi học trò hỏi han, những lời động viên chia sẻ khi các em tìm đến

Bước 3: Tiến hành tư vấn tâm lí

Ban tư vấn này hoạt động theo lịch một lần/tuần Lúc đầu chúng tôi phải chủ động tìm các em để trò truyện, để tư vấn Sau khi thấy bạn bè được thầy cô khuyên nhiều điều bổ ích, truyền tai nhau, các em đã mạnh dạn tìm đến mỗi ngày một đông, trong đó có cả học sinh không thuộc diện bán trú

Chúng tôi không chỉ tư vấn theo lịch sắp xếp chung, mà bất cứ lúc nào học sinh có vấn đề cần gỡ rối, các cô giáo cũng sẵn sàng đưa ra lời khuyên bổ ích nhất

Trang 8

Về hình thức, chúng tôi cũng tổ chức rất đa dạng Chẳng hạn như : Tư vấn

cá nhân cho những học sinh gặp khó khăn về tâm lý Bên cạnh tư vấn cá nhân, cũng có những tập thể học sinh cần giáo viên tư vấn

Chẳng hạn như các em “bị oan” một vấn đề gì đấy, hay bị bạn bè ghép đôi

bị chế nhạo vì tự nhiên thấy bạn có những biểu hiện khác lạ về tâm lí hay những biến đổi về cơ thể…các em cần tư vấn cách giải quyết cho thỏa đáng Lúc này các trò hay tìm đến chúng tôi Gặp trường hợp như thế chúng tôi có thể chia nhỏ các em thành từng nhóm để tìm hiểu vấn đề, rồi tư vấn Mục đích cuối cùng là vấn đề được giải quyết thấu tình đạt lý

Không chỉ tư vấn cho học trò, với phụ huynh học sinh, chúng tôi cũng tổ chức một số buổi thảo luận, hội thảo cho phụ huynh về tâm sinh lý vị thành niên

và kỹ năng làm bạn với con ; mục đích là để phụ huynh hiểu và thông cảm cho con trẻ hơn, tăng thời gian trò truyện cùng con, tạo sự gắn kết với nhà trường

Cũng có khi các em gặp vấn đề băn khoăn về giới tính Chẳng hạn như: Các hiện tượng sinh lý ở lứa tuổi dậy thì Nói với bố mẹ thì cảm thấy khó xử Hơn nữa không phải bố, mẹ nào cũng có lời giải thích thỏa đáng Lúc này các

em cũng tìm đến thầy, cô để muốn nghe một lời khuyên Chúng tôi sẽ là bạn đồng hành cùng các em, tư vấn giải thích rõ, hướng dẫn những việc làm cụ thể

để các em không mặc cảm

Yêu sớm cũng là một vấn đề cần tư vấn, gỡ rối Tôi đã từng gặp không ít học trò, thích ngồi gần 1 bạn khác giới Tôi thử tách hai em đó ra thì các em học sút đi trông thấy, trong giờ học cứ suy nghĩ vẩn vơ

Trường hợp ấy, tôi chủ động gọi các em đến gặp riêng và trao đổi : Giải thích rằng đó chỉ là những rung động đầu đời, thoáng qua rồi hết Nếu các em biết kiềm chế cảm xúc, cùng nhau “ghi điểm” trong mắt bạn bằng cách học giỏi, thì cả hai phải cùng vươn lên, nếu cứ đắm chìm trong cảm xúc nhớ nhung, sẽ dẫn đến học hành sa sút, “mất điểm” trong mắt bạn kia Cuối cùng cả hai em đã vượt qua cảm xúc ban đầu ấy, cùng học tốt và trở thành bạn thân của nhau

Trang 9

Những việc làm trên của chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tâm lí tuổi dậy thì, đồng thời nâng cao tỉ lệ chuyên cần và việc duy trì sĩ số của học sinh bán trú nói riêng và học sinh trường THCS Sơn Bình nói chung

Giải pháp 2: Giáo viên chủ động hướng dẫn cụ thể về mặt sinh lý

Giai đoạn dậy thì ở nữ nằm trong khoảng 11 – 15 tuổi, bắt đầu sớm hơn so với nam Tùy sự phát triển của mỗi cơ thể mà giai đoạn này đến sớm hay muộn Khi bước vào giai đoạn này cơ thể xuất hiện những biến đổi :

- Lớn nhanh, da trở nên mịn màng

- Thay đổi giọng nói, vú phát triển

- Hông nở rộng, mông đùi phát triển

- Bộ phận sinh dục phát triển

- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển

- Xuất hiện mụn trứng cá

- Bắt đầu xuất hiện chu kì kinh nguyệt

Lúc này, vì các em sống xa nhà, không có người thân bên cạnh cộng thêm tâm lý e ngại, ngượng ngùng không dám nói với người ngoài, một mình ôm sự lúng túng, lo sợ Giáo viên cần đóng vai trò như một người bạn, một người thân tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, khéo léo giúp các em hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải là gì ? Cần giải tỏa tâm lý lo lắng đem lại cảm giác an toàn, vui

vẻ, lạc quan vì bản thân đã và đang trở thành người lớn, có khả năng làm mẹ trong tương lai Chúng tôi tiến hành hướng dẫn các bước cụ thể như sau :

Bước 1 Chăm sóc làn da

Đến tuổi dậy thì, trên da thường xuất hiện những đường rạn trắng hay các lằn tím (phần lớn ở đùi)

Hiện tượng này là do da bị kéo căng bởi cơ thể phát triển nhanh không kịp đàn hồi, nó cũng giống như hiện tượng xảy ra ở phụ nữ có thai bị rạn nứt vùng

da bụng Không có gì đáng lo lắng, bởi nó sẽ nhạt dần theo thời gian và biến mất không để lại một dấu vết gì

Trang 10

Ở tuổi dậy thì, trên da mặt thường hay có trứng cá xuất hiện, do những tuyến nhờn đến giai đoạn này hoạt động rất mạnh, làm tắc nghẽn tuyến bã và bị viêm nhiễm thành những mụn trứng cá

Trứng cá thường gây khó chịu và làm mất mĩ quan Nhiều khi bị nhiễm trùng nặng, nó còn tạo ra những mụn mủ đỏ, sưng to, gây đau đớn

Cách phòng tránh

Vì vậy, trước khi có biện pháp làm giảm mụn trứng cá, hãy nên chú ý giữ gìn vệ sinh da mặt tôi hướng dẫn các em như sau :

Thường xuyên rửa mặt bằng loại xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt để làm sạch chất nhờn và bụi bẩn

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại sữa rửa mặt với một số công dụng khác nhau như : trị mụn trứng cá, dùng cho da nhờn, da khô, da nhạy cảm v.v… Cần phải nhận biết da mình thuộc loại nào để sử dụng cho có hiệu quả, tránh hiện tượng dị ứng do dùng sai sữa rửa mặt

Tuyệt đối không được dùng tay bẩn nặn mụn trứng cá, nếu không sẽ tạo

cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập Đặc biệt nặn mụn khi còn non sẽ để lại vết thâm đen trên da mặt

Ngoài biện pháp rửa mặt còn phải chú ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt Tuổi dậy thì thường có những cơn sốc về mặt tình cảm nên dễ gây xáo động tâm lý Đây cũng là tác nhân gây rối loạn nội tiết và sinh ra mụn trứng cá hàng loạt, rất khó chữa Tốt nhất là tạo một nếp sống lành mạnh, vui vẻ, điều độ

Không thức quá khuya, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước để da bài tiết dễ dàng, thải chất cặn bã

Ngoài biện pháp trên còn cần phải tập thể dục cho da, tạo sự cọ xát để giúp các mạch máu dưới da được lưu thông Trước hết là tắm, khi tắm chú ý mát

xa, xoa bóp nhẹ trên da từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên Xoa bằng hai tay hoặc bằng một chiếc khăn bông dài Vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ nên có một vài phút tự xoa bóp da mặt để gạt bớt chất nhờn làm lưu thông các tuyến cặn bã

Bước 2 Chăm sóc đôi vú

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w