Do đó, kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC, nên đòi hỏi KTV phải hết sức thận trọng trong khi kiểm toán khoản mục này.Nhận thức được tầm quan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH,
VÔ HÌNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI
CÔNG TY KIỂM TOÁN AS
NGUYỄN ĐẶNG HUYỀN TRÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, VÔ HÌNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI
CÔNG TY KIỂM TOÁN AS” do Nguyễn Đặng Huyền Trân, sinh viên khóa 31, ngành
Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
NGUYỄN Ý NGUYÊN HÂN Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để có được như ngày hôm nay, con xin ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành và
nuôi dạy của gia đình – nơi đã che chở và cho con tất cả tình yêu thương tuyệt vời
nhất
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tất cả thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức thật quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường Đặc biệt, em rất biết ơn cô Nguyễn Ý Nguyên Hân, người đã trực tiếp giảng dạy, xây dựng nền tảng kiến thức
vững chắc cho em và hơn hết cô đã rất tận tình hướng dẫn, theo dõi và chỉ bảo để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc cùng tất cả các anh chị, đặc biệt
là các anh chị nhóm kiểm toán trong Công ty kiểm toán AS, đã giúp đỡ rất nhiều để
tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã động viên, chia sẻ trong
những lúc tôi gặp khó khăn nhất khi thực hiện đề tài
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đặng Huyền Trân
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐẶNG HUYỀN TRÂN Tháng 7 năm 2009 “Quy Trình Kiểm Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình, Vô Hình và Chi Phí Khấu Hao tại Công Ty Kiểm Toán AS”
NGUYEN DANG HUYEN TRAN July 2009 “Process of Auditing Tangible, Intangible Fixed Assets and Depreciation Expenses at AS Auditing Company”
Trong quá trình hội nhập, một đòi hỏi mang tính bắt buộc là tất cả các doanh nghiệp phải công khai hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cho các bên quan tâm, để tận dụng mọi nguồn lực kinh tế Công ty kiểm toán AS ra đời không ngoài mục đích trên
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu về công tác tổ chức và thực hiện quy trình kiểm toán BCTC, cụ thể là quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình, vô hình và chi phí khấu hao Từ đó, vận dụng những kiến thức đã học và quy trình kiểm toán của công ty, nghiên cứu việc áp dụng quy trình này trong quá trình kiểm toán tại công ty TNHH Region Industries
Trên cơ sở nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những kiến nghị, góp phần làm cho công tác kiểm toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn
Trang 5The main objective of this thesis is to study the operation and auditing process
of financial statements at AS Auditing Company, particularly the auditing process of tangible, intangible fixed assets and depreciation expenses And then, I apply my knowledge and auditing process of AS Auditing Company to Region Industries Limited Company
In my study, I give some comments, assessments, and proposals; and hopefully, they can contribute to AS Auditing Company in order to improve its operations in this competitively economic environment
Trang 62.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 7
2.3.3 Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán 9
Trang 7CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
b) Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu 13c) Giá trị sau khi ghi nhận ban đầu 14
b) Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu 16
a) Thời gian trích khấu hao TSCĐ hữu hình 17 b) Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình 17 3.1.3.3 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ 18
3.2.2.3 Các công cụ kiểm soát khác 19
Trang 8a) TSCĐ 20
b) Đối với chi phí khấu hao 21
3.3.2 Tính trọng yếu và rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ 22
3.3.3.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB 22
a) Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu
Trang 93.3.5.2 Thử nghiệm chi tiết 30
a) Thu thập hay tự soạn một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế 30 b) Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị 30
c) Kiểm tra mức khấu hao 31 d) Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy
4.1 Thực trạng, công tác kiểm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán AS
4.1.1 Thủ tục kiểm toán TSCĐ tại Công ty kiểm toán AS 32
4.1.1.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB 32
4.1.2 Thủ tục kiểm toán chi phí khấu hao tại Công ty kiểm toán AS 34
4.1.3 Tổng hợp và đánh giá kết quả 34 4.2 Tìm hiểu về kiểm toán TSCĐ tại công ty khách hàng 35
4.2.3.1 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 35 4.2.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 36 4.2.3.3 Việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của doanh
nghiệp 36 4.2.3.4 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 36
4.2.3.4.1 Thủ tục phân tích 36 4.2.3.4.2 Thử nghiệm chi tiết 38
Trang 10b) Kiểm tra chứng từ gốc của TSCĐ tăng
c) Kiểm tra quyền sở hữu 39 d) Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ
trong kỳ 40 e) Phân tích và kiểm tra chi phí sửa chữa,
bảo trì TSCĐ 40
4.2.3.5 Phương pháp chọn mẫu 41 4.2.3.6 Đánh giá kết quả lấy mẫu 41
4.3 Áp dụng quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH
Trang 11a) Môi trường pháp lý 59 b) Khách hàng của công ty 60
5.1.2 Đánh giá về công tác kiểm toán TSCĐ hữu hình, vô hình
và chi phí khấu hao tại Công ty kiểm toán AS 61
5.1.2.1 Tìm hiểu về khách hàng 61 5.1.2.2 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 61
5.1.2.4.1 Thủ tục phân tích 62 5.1.2.4.2 Thử nghiệm chi tiết 63
5.1.2.6 Phương pháp chọn mẫu 63
5.1.2.7 Đánh giá kết quả lấy mẫu 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XHCN Xã hội chủ nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
BCKT Báo cáo kiểm toán
CĐKT Cân đối kế toán
KQKD Kết quả kinh doanh
RRKT Rủi ro kiểm toán
GTGT Giá trị gia tăng
ASCO AS Company
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TK Tài khoản
STT Số thứ tự
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Bảng Câu Hỏi Kiểm Soát Nội Bộ đối với Tài Sản Cố Định Hữu Hình 23 Bảng 3.2 Các Thử Nghiệm Cơ Bản đối với Tài Sản Cố Định Hữu Hình 25 Bảng 4.1 Tổng Hợp Tài Sản Cố Định Hữu Hình và Chi Phí Khấu Hao 44 Bảng 4.2 Tổng Hợp Tài Sản Cố Định Vô Hình và Chi Phí Khấu Hao 45
Bảng 4.3 Tỷ Trọng Từng Loại Tài Sản Cố Định Hữu Hình 45 Bảng 4.4 Tỷ Lệ Khấu Hao Tài Sản Cố Định Hữu Hình 46
Bảng 4.6 Tổng Hợp Tài Sản Cố Định Hữu Hình Sau Điều Chỉnh 56
Bảng 4.7 Tổng Hợp Tài Sản Cố Định Vô Hình Sau Điều Chỉnh 57 Bảng 5.1 Bảng Câu Hỏi về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ 66
Bảng 5.2 Các Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Sản Cố Định 67
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Biểu Đồ Số Lượng Khách Hàng Ký Kết Hợp Đồng qua các Năm 5
Trang 15DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kế Hoạch Kiểm Toán
Phụ lục 2 Chiến Lược Kiểm Toán
Phụ lục 3 Thông Tin Khảo Sát Doanh Nghiệp
Phụ lục 4 Bảng Đánh Giá Thử Nghiệm Kiểm Soát
Phụ lục 5 Một Số Hồ Sơ Cần Cung Cấp
Phụ lục 6 Mẫu Giấy Làm Việc – Biểu Một Cột
Phụ lục 7 Mẫu Giấy Làm Việc – Biểu Hai Cột
Phụ lục 8 Mẫu Giấy Làm Việc – Biểu Ba Cột
Phụ lục 9 Mẫu Giấy Làm Việc – Biểu Năm Cột
Trang 17ra không ít những thách thức phải vượt qua Trước sự đòi hỏi này, dịch vụ kiểm toán ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức độ tin cậy của BCTC, đảm bảo quyền lợi cho những người sử dụng BCTC, cũng như nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành Kiểm toán
có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt Theo Ier – Khan – Sere, kiểm toán là: “Quan tòa công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng sản xuất là cơ sở để cho tất cả các quốc gia trên thế giới tồn tại và phát triển Hơn nữa, quá trình sản xuất được tiến hành trên những điều kiện thiết yếu như: tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất Trong đó, TSCĐ là một phần cơ bản của tư liệu sản xuất Nó giữ vai trò là tư liệu lao động chủ yếu tham gia một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, việc hạch toán số lượng, tình hình tăng giảm, giá trị TSCĐ hiện có, cũng như việc trích lập chi phí khấu hao, cần phải được ghi chép đúng đắn và hạch toán chính xác Ngoài ra, khoản mục TSCĐ trên Bảng CĐKT thường chiếm một tỷ trọng lớn, nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của doanh
Trang 18nghiệp Do đó, kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC, nên đòi hỏi KTV phải hết sức thận trọng trong khi kiểm toán khoản mục này.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: “QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, VÔ HÌNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AS” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua kỳ thực tập tại Công ty kiểm toán AS, tôi đã có điều kiện tốt để tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, nhờ
đó đi sâu tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn về tính chất cũng như cách thức tổ chức, quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những kiến nghị, góp phần làm cho công tác kiểm toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn, để cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty kiểm toán AS
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 15/03/2009 đến ngày 15/06/2009
- Giới hạn của đề tài: Do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ chọn một quy trình kiểm toán phần hành, cụ thể là khoản mục TSCĐ hữu hình, vô hình và chi phí khấu hao để trình bày trong luận văn tốt nghiệp của mình
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 19Trình bày chi tiết khái niệm, điều kiện ghi nhận, việc đánh giá TSCĐ; quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình, vô hình và chi phí khấu hao
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện luận văn và thảo luận các kết quả đạt được về lý luận cũng như thực tiễn
- Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Đưa ra các kết luận và những kiến nghị, giải pháp, chính sách cần thiết phải thực hiện để giúp hoàn thiện hơn các kết quả đã được trình bày trong luận văn
Trang 20CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Công ty kiểm toán AS
Trụ sở chính của công ty đặt tại Cao ốc Vitek, số 63 Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam
Công ty kiểm toán AS đã trở thành một trong những công ty xây dựng được niềm tin đối với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
Ngày nay với sự phát triển không ngừng, Công ty kiểm toán AS đã cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp Đa số khách hàng của
Trang 21công ty là các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hồng Kông và một số nước châu Âu
2.1.2 Kết quả hoạt động
Vấn đề tài chính – kế toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn mang tính nhạy cảm, do vậy việc lựa chọn một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp buộc phải có những đòi hỏi khắt khe Đặc biệt hơn khi bạn tìm một công
ty kiểm toán để minh bạch hóa và hoàn thiện hệ thống kế toán, đồng thời có thể hợp tác được thì quyết định đó còn khó khăn hơn nhiều Bằng sự tận tâm, chuyên nghiệp, Công ty kiểm toán AS đã được sự tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp, số lượng ký kết hợp đồng không ngừng tăng qua các năm
Số lượng khách hàng ký kết hợp đồng qua các năm được thể hiện qua Hình 2.1
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2008
Trang 22Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn, tài chính, cùng sự hiểu rõ về pháp luật, thông lệ Việt Nam, nắm bắt kịp thời những cơ hội
và thách thức đổi mới nền kinh tế, Công ty kiểm toán AS tự hào về thành công trong việc cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu công khai hóa, minh bạch hóa và hoàn thiện hệ thống kế toán - tài chính của mình
2.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
2.2.1 Mục tiêu
- Quyền lợi hợp pháp của khách hàng được bảo vệ tối đa là mục tiêu hàng đầu của công ty Quá trình kiểm toán luôn gắn liền với việc hỗ trợ các thông tin và văn bản pháp luật Vì vậy, công ty sẵn sàng cung cấp và tư vấn các dịch vụ chuyên ngành, văn bản và các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính, kinh tế một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình
- Được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước Trong những năm qua, bằng sự tận tâm phục vụ của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, Công ty kiểm toán AS đã nhận được sự tín nhiệm của hơn 250 doanh nghiệp trong việc xét chọn cung cấp các dịch vụ, trong đó có rất nhiều khách hàng lâu năm của công ty
- Công ty hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm vững các quy định và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về kế toán, tài chính, thống kê, thuế trong quản lý kinh tế Công ty đã góp phần tổ chức tốt hệ thống kế toán, đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chấn chỉnh sai sót, phát hiện kịp thời và phòng ngừa rủi ro, thiệt hại mà doanh nghiệp gặp phải
- Giúp các cơ quan Nhà nước có được số liệu trung thực, hợp pháp để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân Trên cơ sở đó, xác định và đánh giá nghĩa vụ và trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như quyền lợi mà các doanh nghiệp được hưởng, phát huy vai trò chủ đạo, góp phần vào việc giữ vững kỷ cương, trật tự trong công tác
kế toán, quản lý tài chính
Trang 232.3 Bộ máy quản lý và lĩnh vực hoạt động
2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.3.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
2.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt
động của công ty, bố trí nhân lực vào từng vị trí thích hợp nhằm cung cấp những dịch
vụ tốt nhất và hiệu quả nhất đến cho khách hàng
- Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành các hoạt động kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ hỗ trợ về ngôn ngữ, tư vấn khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, báo giá và thực hiện các dịch vụ khác như: lập dự án đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tái cấu trúc doanh nghiệp, đánh giá rủi ro tài chính,…
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Nghiệp Vụ
Phòng Kinh Doanh Kế Toán Phòng
Phòng Nghiệp Vụ 3
Phòng Nghiệp Vụ 2 Phòng
Nghiệp Vụ 1
Trang 24- Phòng nghiệp vụ: thực hiện công việc kiểm toán và phát hành BCKT Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng, dưới trưởng phòng là phó phòng, KTV và trợ lý kiểm toán
- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm và quản lý tình hình tài chính của công ty; lập báo cáo kế toán, BCTC của công ty; thu nợ của khách hàng; đồng thời cung cấp đầy
đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về tài chính cho các cấp lãnh đạo của công ty
- Kiểm toán vốn đầu tư, chi phí xây dựng công trình;
- Kiểm toán và quyết toán công trình XDCB;
- Kiểm toán thông tin tài chính;
- Kiểm toán tuân thủ luật thuế
Cơ sở thực hiện công tác kiểm toán của công ty là dựa theo những quy định về chế độ kế toán và kiểm toán Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán Quốc tế
- Thiết kế, tổ chức hệ thống kế toán; xử lý hệ thống thông tin kế toán
- Thiết kế và cung cấp phần mềm kế toán
2.3.2.3 Dịch vụ tư vấn
- Tư vấn thuế, khiếu nại thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế
- Tư vấn về thực hiện dự án đầu tư, môi trường tài chính trong đầu tư
- Tư vấn về đánh giá, xử lý thông tin tài chính
Trang 25Hoạt động tư vấn được thực hiện dưới nhiều hình thức như: trực tiếp trao đổi, tổ chức hội nghị, phát hành chứng từ tư vấn…Trong những trường hợp cần thiết hoặc theo nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp, công ty sẽ hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất
2.3.3 Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán
Gồm 4 bước:
- Bước 1: Khảo sát, ký kết hợp đồng
Phòng kinh doanh phụ trách công việc tìm kiếm, khảo sát thông tin của khách hàng, cũng như trao đổi với khách hang để giải quyết một số vấn đề phát sinh trước khi thực hiện việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán
Sau khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng, tùy theo khách hàng tái ký hay khách hàng mới, phòng kinh doanh sẽ chuyển các thông tin khảo sát của doanh nghiệp và ghi phiếu chuyển xuống phòng nghiệp vụ (hợp đồng được đính kèm với phiếu chuyển), sau đó trưởng phòng nhận và ký tên vào phiếu chuyển đó Giám đốc tuy không là người trực tiếp phân công từng hợp đồng xuống các phòng nghiệp vụ nhưng có quyền can thiệp khi cần
- Bước 2: Thực hiện công việc kiểm toán
Trưởng phòng phân công cho mỗi nhóm (3-5 người) phụ trách từng khách hàng Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
- Bước 3: Xử lý, rà soát BCKT trước khi phát hành
Khi hoàn thành, KTV sẽ gửi cho khách hàng BCKT dự thảo Nếu khách hàng đồng ý số liệu và điều chỉnh theo ý kiến của KTV (nếu có bút toán điều chỉnh) thì sẽ tiến hành in BCKT chính thức, đưa lên cho trưởng phòng xét duyệt và ký tên, sau đó trưởng phòng trình lên giám đốc duyệt
- Bước 4: Phát hành BCKT
Giám đốc ký duyệt xong, đưa cho phòng hành chính kế toán đóng mộc và dấu giáp lai lên BCKT Sau khi đã phát hành BCKT cho khách hàng, kế toán sẽ liên hệ với khách hàng, xuất hóa đơn thanh toán tiền cung cấp dịch vụ và tiến hành thu nợ
2.4 Phương hướng phát triển
Trang 26Trong 9 năm hoạt động, công ty đã có những bước phát triển đáng kể Thị trường đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau, đã được sự tín nhiệm từ khách hàng
Trong thời gian tới, nhằm mở rộng quy mô hoạt động, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, công ty sẽ tuyển dụng thêm nhiều nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; năng động, sáng tạo trong công việc Đồng thời, công ty cũng có chính sách đào tạo nhân viên, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, đáp ứng những yêu cầu của chuẩn mực mới Khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn
và các ngành có liên quan, hỗ trợ cho công tác kế toán – kiểm toán
Công ty cũng đã giữ lại các sinh viên có quá trình thực tập trong công ty tốt, có tinh thần ham học hỏi, nắm bắt được công việc Ngoài ra, còn phối hợp thường xuyên với các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp kế toán, thông qua các hình thức tài trợ các cuộc thi học thuật, thi tài năng doanh nghiệp… để tìm kiếm các sinh viên giỏi,
có năng lực
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Kế toán TSCĐ
3.1.1 TSCĐ hữu hình
3.1.1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐ hữu hình được quy định trong chuẩn mực số
03, TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
3.1.1.2 Điều kiện ghi nhận
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên)
3.1.1.3 Đánh giá
a) Giá trị ban đầu
- TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá
- Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- Tùy thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:
+ TSCĐ hữu hình do mua sắm
Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các
Trang 28khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu
do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác
+ TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu
Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có)
+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”
+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử
Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Trong các trường hợp trên, không được tính lãi nội bộ vào nguyên giá của tài sản đó Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản
Trang 29tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương)
Trong cả hai trường hợp, không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
+ TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử,… mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ
kế toán Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ TSCĐ hữu hình từ các nguồn khác
Nguyên giá TSCĐ hữu hình từ các nguồn khác là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận; các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)
b) Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu
Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu không thỏa mãn điều kiện trên thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái tiêu chuẩn ban đầu như:
Trang 30- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng
- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước
Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó, sẽ được tính vào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị thu hồi từ tài sản đó
c) Giá trị sau khi ghi nhận ban đầu
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lại được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước
3.1.2 TSCĐ vô hình
3.1.2.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐ vô hình được quy định trong chuẩn mực số
04, TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
3.1.2.2 Điều kiện ghi nhận
Tương tự như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình sẽ được ghi nhận nếu đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên)
Trang 31Riêng chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn được 7 điều kiện sau:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành TSCĐ vô hình để sử dụng hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán TSCĐ vô hình đó;
- TSCĐ vô hình đó phải tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, sử dụng hoặc bán TSCĐ vô hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra TSCĐ vô hình đó;
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình
3.1.2.3 Đánh giá
a) Giá trị ban đầu
- TSCĐ vô hình mua ngoài
Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua ngoài bao gồm: giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Trường hợp TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng
từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá của nó là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô
hình;
Trang 32+ Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên
trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó;
+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản;
+ Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào
tài sản
Các chi phí không được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội
bộ doanh nghiệp gồm:
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung không
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng;
+ Các chi phí không hợp lý như: nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động và
các chi phí khác vượt quá mức bình thường;
+ Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản
b) Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể
3.1.3.2 Thời gian trích khấu hao TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh, được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ
Trang 33hay số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản
a) Thời gian trích khấu hao TSCĐ hữu hình
Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cần xem xét các yếu tố sau:
- Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng ước tính;
- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong thời gian không hoạt động;
- Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;
- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản
Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐ hữu hình được quy định trong chuẩn mực số
03, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản, thời gian sử dụng hữu ích có thể ngắn hơn thời gian sử dụng thực tế của nó
Quyết định số 206 ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính quy định khung thời gian sử dụng đối với từng loại TSCĐ hữu hình và công thức tính thời gian sử dụng đối với TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình khác với Quyết định số 206, phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình đó để Bộ tài chính xem xét, quyết định theo 3 tiêu chuẩn:
- Tuổi thọ kỹ thuật theo thiết kế;
- Hiện trạng TSCĐ hữu hình;
- Tuổi thọ kinh tế
b) Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình
Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao, cần xem xét các yếu tố sau:
- Khả năng sử dụng ước tính của tài sản;
Trang 34- Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;
- Sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ;
- Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;
- Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;
- Mức chi phí cần thiết để duy trì bảo dưỡng;
- Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;
- Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của các TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán về TSCĐ vô hình được quy định trong chuẩn mực số
04, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng đáng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất và trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên BCTC
Quyết định số 206 ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính quy định: doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng hữu ích đối với TSCĐ vô hình nhưng tối
đa không quá 20 năm Riêng thời gian sử dụng hữu ích của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định
3.1.3.3 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ được sử dụng phải phản ánh cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp; phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ
Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
Trang 35- Phương pháp khấu hao đường thẳng (số khấu hao hàng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ)
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ)
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (dựa trên tổng số lượng, khối lượng sản phẩm ước tính có thể tạo ra)
3.2 KSNB đối với TSCĐ
3.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chính của KSNB là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ Ngoài ra, KSNB còn giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao Do các chi phí này đều quan trọng, nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC
3.2.2 Thủ tục kiểm soát
3.2.2.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng
Bao gồm: việc bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
3.2.2.2 Kế hoạch và dự toán về TSCĐ
Kế hoạch và dự toán là công cụ quan trọng để kiểm soát đối với TSCĐ Chính nhờ lập kế hoạch và dự toán, doanh nghiệp sẽ phải rà soát lại toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sản xuất của năm kế hoạch Hàng năm các công ty lớn thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ Kế hoạch gồm: các vấn đề liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ và nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch này
3.2.2.3 Các công cụ kiểm soát khác
- Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ
Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, gồm: sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ
sơ chi tiết
Hệ thống sổ chi tiết đầy đủ giúp phân tích và quản lý dễ dàng các TSCĐ tăng hay giảm trong năm, giúp đơn vị sử dụng TSCĐ hữu hiệu và hiệu quả Ngoài ra, giúp đơn vị có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của từng loại TSCĐ với kế hoạch
Trang 36hay dự toán đã được duyệt, để phát hiện các trường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch
- Thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư XDCB
Nhằm bảo đảm việc đầu tư TSCĐ đạt hiệu quả cao Nhiều doanh nghiệp thường xây dựng chính sách chung về vấn đề này, chẳng hạn: quy định về những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB
- Thủ tục thanh lý hay nhượng bán TSCĐ
Doanh nghiệp cần xây dựng các quy định về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chẳng hạn: mọi trường hợp thanh lý, nhượng bán đều phải được sự đồng ý của các bộ phận có liên quan, phải thành lập Hội đồng thanh lý
- Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá của TSCĐ hay phải tính vào chi phí của niên độ
Doanh nghiệp nên thiết lập tiêu chuẩn để phân biệt hai khoản này Tiêu chuẩn phải dựa trên chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành và cụ thể hóa theo đặc thù của
đơn vị
- Chế độ kiểm kê định kỳ TSCĐ
Nhằm kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng, cũng như phát hiện các tài sản để ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt, mất mát
- Các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐ
Bao gồm: thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn
- Các quy định về tính khấu hao
Thông thường thời gian tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ phải được BGĐ phê chuẩn trước khi áp dụng
3.3 Quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao
Trang 37hành kiểm toán BCTC Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, từ đó đưa ra được định hướng và nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất
b) Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán, chứ không phải là chi phí thực
tế phát sinh Bởi vì mức khấu hao phụ thuộc vào 3 nhân tố: nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích Vì vậy, việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra một khoản ước tính kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế
Chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng Vì vậy, kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất của sự kiểm tra
về việc áp dụng phương pháp kế toán
3.3.1.2 Mục tiêu
a) Đối với TSCĐ
- Hiện hữu và quyền sở hữu: các TSCĐ đã được ghi chép là có thật và đơn vị có
quyền đối với chúng
- Đầy đủ: mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận
- Ghi chép chính xác: các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
- Đánh giá: các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
- Trình bày và công bố: sự trình bày và khai báo TSCĐ - gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao - là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
b) Đối với chi phí khấu hao
Xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan
c) Đối với giá trị hao mòn lũy kế
Trang 38Xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giảm đi do thanh lý nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác
vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể
3.3.2 Tính trọng yếu và rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ
3.3.2.1 Tính trọng yếu
TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng CĐKT Có những doanh nghiệp giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng tài sản Vì vậy, nếu rủi ro sai sót với khoản mục này, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với BCTC và làm cho nhận định của người sử dụng BCTC bị sai lệch
3.3.2.2 Rủi ro
Đối với TSCĐ, phần lớn các nghiệp vụ rất dễ dàng thực hiện nên quá trình rà soát đơn giản bằng cách kiểm tra chứng từ gốc Tuy nhiên, những nghiệp vụ liên quan đến trao đổi, tự xây dựng thì gặp khó khăn trong việc kiểm toán, chẳng hạn: rất khó xác định được giá trị của tài sản được trao đổi hay kiểm toán chi phí của tài sản tự xây dựng một cách hợp lý
Rủi ro cũng có thể xảy ra do sự sai sót trong kỳ kiểm toán trước Chẳng hạn, trong năm trước, KTV tìm thấy được sự sai sót lớn trong chi phí khấu hao đối với tài sản, trừ phi khách hàng đã thiết lập thủ tục kiểm soát mới, nếu không KTV sẽ quan tâm đến chi phí khấu hao trong những năm tiếp theo
Khoản mục TSCĐ thường có những rủi ro sau:
- Ghi nhận vốn hóa hay chi phí
- Tỷ lệ khấu hao không phản ánh đúng thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
- Các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ không được phê chuẩn
- Tính toán sai các khoản lãi, lỗ do thanh lý, nhượng bán
3.3.3 Kiểm toán TSCĐ hữu hình
3.3.3.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB
- Tìm hiểu hệ thống KSNB: khi tìm hiểu, cần chú ý các nội dung có liên quan đến các bộ phận của KSNB như: thủ tục kiểm soát, các quy định về kế toán Bảng 3.1
minh họa một bảng câu hỏi KSNB đối với TSCĐ hữu hình
Trang 39Bảng 3.1 Bảng Câu Hỏi Kiểm Soát Nội Bộ đối với Tài Sản Cố Định Hữu Hình
Trả lời
Yếu kém
áp dụng
Có Không Quan
trọng
Thứyếu
Ghichú
1 Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý TSCĐ
có khác với người ghi sổ hay không?
2 Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán
ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không?
3 Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa
sổ chi tiết với sổ cái hay không?
4 Có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu
với sổ kế toán hay không?
5 Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế
có được xét duyệt và phê chuẩn hay không?
6 Khi nhượng bán hay thanh lý TSCĐ, có thành
lập Hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên
theo quy định hay không?
7 Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ
ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí
của niên độ hay không?
8 Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được
sử dụng hay không?
Nguồn: Sách kiểm toán
- Đánh giá sơ bộ RRKS: là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu Để đánh giá, KTV có thể thực hiện các bước sau:
+ Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu;
+ Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu;
+ Đánh giá sơ bộ RRKS
Trang 40- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: xem xét xem hệ thống KSNB
đã được thiết lập có được vận hành hữu hiệu trong thực tế hay không? Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống KSNB gồm:
+ Phỏng vấn;
+ Kiểm tra tài liệu;
+ Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát;
+ Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát
- Đánh giá lại RRKS và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản: khi nghiên cứu bằng chứng sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá lại RRKS, KTV phải xem xét cả về số lượng và chất lượng của bằng chứng Khi kết quả của các thử nghiệm kiểm soát cho thấy RRKS thấp đúng như mức đánh giá sơ bộ, KTV sẽ giữ nguyên kế hoạch ban đầu
về các thử nghiệm cơ bản Còn ngược lại, khi RRKS cao hơn mức dự kiến, KTV cần tăng các thử nghiệm cơ bản hoặc mở rộng phạm vi thực hiện chúng
3.3.3.2 Thử nghiệm cơ bản
Các thử nghiệm cơ bản đối với TSCĐ hữu hình nhằm thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu được tóm tắt trong Bảng 3.2