Nội dung của khóa luận tập trung vào phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất hành – tỏi, trong đó có sự so sánh giữa các các loại đất trồng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH - TỎI TẠI XÃ NHƠN HẢI, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN
NGUYỄN THỊ NGHĨA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất
Hành – Tỏi tại Xã Nhơn Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận”, do Nguyễn Thị Nghĩa,
sinh viên khóa 31, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao quý nhất đến Cha, Mẹ đã sinh ra, dạy dỗ tôi và cho tôi học hành được đến ngày hôm nay Cảm ơn những người thân trong gia đình đã là điểm tựa cho tôi
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã trang bị vốn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Trần Đức Luân, giảng viên khoa kinh tế đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài này
Xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân Xã Nhơn Hải đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nghĩa
Trang 4Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả sản xuất của cây hành - tỏi trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng cây hành - tỏi trên địa bàn xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Nội dung của khóa luận tập trung vào phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất hành – tỏi, trong đó có sự so sánh giữa các các loại đất trồng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con nông dân nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp cho việc phát triển sản xuất hành – tỏi
Qua kết quả nghiên cứu thì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hành – tỏi Hành – tỏi có thể trồng nhiều vụ trong năm Từ phân tích đánh giá thì thấy kết quả hiệu quả sản xuất hành – tỏi là khá cao ở các vụ mùa Do đó nếu có đầy đủ điều kiện sản xuất thì nông dân nên tập trung phát triển nhiều hơn
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, nông dân vẫn gặp không ít khó khăn do thời tiết thất thường nắng nhiều, mưa ít Giá phân bón tăng cao cũng gây không ít khó khăn cho nông dân
Cùng với những vấn đề như điều kiện thời tiết, thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ thì giá cả đầu ra là vấn đề mà nông dân quan tâm nhiều nhất
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng biểu ix
Danh mục các biểu đồ, đồ thị x
Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Cấu trúc luận văn 3
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4
2.2.2 Địa hình và thỗ nhưỡng 5 2.2.3 Thời tiết, khí hậu 5 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 6
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất 7 2.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã 8
2.3.5 Cơ sở hạ tầng 9 2.4 Nguồn gốc và đặc điểm của cây hành và cây tỏi 10
2.5 Giá trị công dụng của cây hành – tỏi 12
2.6 Tình hình sản xuất hành – tỏi trong nước 13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Cơ sở lý luận 14
Trang 63.1.1 Kinh tế nông nghiệp gia đình 14 3.1.2 Kinh tế nông hộ 14 3.1.3 Vai trò kinh tế hộ 14 3.1.4 Hiệu quả kinh tế hộ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu từ nông hộ 17 3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 17 3.2.3 Thu thập số liệu sơ cấp 17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Thực trạng sản xuất hành tỏi 18
4.1.1 Lịch thời vụ 19 4.1.2 Biến động diện tích và sản lượng hành, tỏi qua các năm 21
4.2 Đặc điểm của các hộ trồng hành - tỏi 23
4.2.1 Độ tuổi chủ hộ 23 4.2.2 Trình độ học vấn 23 4.2.3 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 24
4.2.4 Nguồn lực của nông hộ 25 4.2.5 Tình hình sử dụng vốn của nông hộ 25
4.2.6 Quy mô sản xuất của nông hộ 26 4.2.7 Thu nhập bình quân của hộ điều tra trong năm 27
4.3 Hiệu quả kinh tế hành- tỏi 30
4.3.1 Hiệu quả kinh tế của hành - tỏi trên đất cát 30 4.3.2 Hiệu quả kinh tế của hành - tỏi trên đất thịt 34 4.3.3 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng khác 40
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hành - tỏi trên đất cát 45
4.4.1 Đất đai 45 4.4.2 Giống 45
Trang 74.4.5 Thị trường 46 4.4.6 Nhân lực 46 4.4.7 Nguồn nước tưới 46
4.5 Thị trường tiêu thụ hành - tỏi 47
4.5.1 Thông tin giá cả của người dân địa phương 47 4.5.2 Hình thức trao đổi giữa thương lái với nông dân 47
4.5.3 Mạng lưới tiêu thụ hành tỏi 48 4.5.4 Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ hành tỏi 48
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất hành tỏi 49
4.6.1 Thuận lợi 49 4.6.2 Khó khăn 49 4.7 Giải pháp khắc phục 49
4.7.1 Tín dụng 49 4.7.2 Thủy lợi 50 4.7.3 Tiêu thụ 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52 5.2 Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
Trang 8Đông xuân ĐT_TTTH Điều tra thông tin tổng hợp
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Diện Tích các Loại Hoa Màu Từ 2006-2008 18
Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích và Sản Lượng Hành Qua các Năm 21
Bảng 4.3 Biến động diện tích và sản lượng Tỏi qua các năm 22
Bảng 4.4 Tuổi chủ hộ 23
Bảng 4.6 Kinh Nghiệm Sản Xuất của Chủ Hộ 24
Bảng 4.7 Nguồn Lực Của Hộ 25
Bảng 4.8 Nhu Cầu Vay Vốn của Nông Hộ 26
Bảng 4.9 Quy Mô Nông Hộ 26
Bảng 4.10 Thu Nhập Bình Quân Trong 1 Năm 29
Bảng 4.11 Chi Phí Sản Xuất Bình Quân Hành Đất Cát /1000m2/1 Vụ 30
Bảng 4.12 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Hành Ta /1000m2 31
Bảng 4.13 Chi Phí Sản Xuất Tỏi Trên Đất Cát Bình Quân 1000m2/vụ 32
Bảng 4.14 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Tỏi /1000m2/vụ 33
Bảng 4.15 Chi Phí Sản Xuất Bình Quân Hành Đất Thịt /1000m2/1 vụ 34
Bảng 4.16 Kết Quả Hiệu Sản Xuất Bình Quân 1000m2 Hành Trên Đất Thịt 35
Bảng 4.17 Chi Phí Sản Xuất Tỏi Trên Đất Thịt Bình Quân 1000m2/Vụ 36
Bảng 4.18 Kết Quả Hiệu Sản Xuất Bình Quân 1000m2 Tỏi Trên Đất Thịt 37
Bảng 4.19 So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Hành Trên Đất Cát và Thịt 38
Bảng 4.20 So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả của Tỏi Trên Đất Cát và Đất Thịt 39
Bảng 4.21 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Cà 41
Bảng 4.22 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Ớt 42
Bảng 4.23 Kết Quả Hiệu Quả của Mô Hình Trồng Nho Trên Đất Thịt trong thời
Kỳ SXKD/1000m2
43 Bảng 4.24 TổngHợp Hiệu Quả Kinh Tế của Các Loại Cây Trồng Phổ Biến 44
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 4.1 Cơ Cấu Cây Trồng Qua các Năm Từ 2006-2008 19
Hình 4.2 Lịch Thời Vụ các Loại Hoa Màu 20
Hình 4.3 Diện Tích và Sản Lượng Hành Qua các Năm 2006-2008 21
Hình 4.4 Diện Tích và Sản Lượng Tỏi Qua các Năm 2006-2008 22
Hình 4.5 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 24
Hình 4.6 Hành Ta Đỏ Trồng Xen với Rau Màu Khác 27
Hình 4.7 Hành Ta Đỏ Sau Khi Phơi Khô Để Giống 27
Hình 4.8 Tỏi Sắp Thu Hoạch 28 Hình 4.9 Củ Tỏi Sau Khi Được Phơi Khô Để Giống 28
Hình 4.10 Sơ Đồ Mạng Lưới Tiêu Thụ Hành Tỏi 48
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Trang 12Từ năm 1986, khi đất nước ta đổi mới cơ chế quản lý và hội nhập kinh tế thế giới thì nông nghiệp Việt Nam đã thực sự khởi sáng và phát triển vượt bật đưa đất nước ta trở thành nước xuất khẩu nông nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới Bên cạnh sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành trồng cây lương thực và trồng cây công nghiệp thì ngành trồng cây hoa màu cũng rất phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân và cho xuất khẩu
Trong những năm gần đây thì diện tích trồng cây hoa màu ngày càng được mở rộng giúp giải quyết công ăn việc làm cho hộ nông dân, kế đó là đáp ứng về nhu cầu tiêu dùng của con người và như chúng ta đã biết ngành trồng cây hoa màu ngày nay cạnh tranh rất mạnh mẽ không khác các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp nói chung Đó chính là sức cạnh tranh giữa các khu vực, vùng, miền và kể cả các nước bạn trên thế giới Từ đó cho thấy tầm quan trọng của ngành trồng cây hoa màu trong thời đại đổi mới, thời kỳ tự do thương mại, chính từ những cạnh tranh trên đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào trong quá trình sản xuất và đầu ra trong khâu tiêu thụ
Được sự ưu đãi của thiên nhiên, hàng năm Ninh Thuận sản xuất ra một khối lượng hành tỏi lớn cung cho thị trường trong khu vực, các tỉnh trong cả nước Một trong những thị trường tiêu thụ lớn là Thành phố Hồ chí Minh, Nha Trang, Bình thuận
Góp phần rất lớn trong tổng cung hành tỏi của Ninh Thuận là khu vực xã Nhơn
Trang 13phương đã có những bước cải tiến thu nhập hơn các hoạt động sản xuất nông nghiệp trước đây Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân vẫn còn gặp phải một số khó khăn và chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan nên kết quả sản xuất chưa cao
Để tìm hiều hoạt động sản xuất hành tỏi trên địa bàn cũng như xem xét tính hiệu quả của hoạt động này, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm, các phòng, Ban của chính quyền địa phương cùng với sự hướng dẫn
của Trần Đức Luân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất hành - tỏi tại xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” Qua đề tài này hy
vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc tính toán lợi ích chi phí cũng như tìm kiếm những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả cho người dân khi sản xuất Do phạm vi nghiên cứu và điều kiện thời gian có hạn cùng với sự hiểu biết còn hạn chế khi đi sâu vào thực tế nên đề tài khó tránh khỏi sai sót, rất mong sự thông cảm và góp
ý chỉ bảo của quý thầy cô, anh chị và các bạn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất hành tỏi của một số hộ nông dân trên địa bàn xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận để giúp nông dân trồng hành - tỏi thấy được hiệu quả thực tế mà nó mang lại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các loại hình trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu
- Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hành-tỏi (có so sánh sản xuất trên đất cát và đất thịt)
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ hành-tỏi
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hành-tỏi và đề xuất các giải pháp cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
Trang 141.3.3 Đối tượng nghiên cứu: nông hộ trồng hành, tỏi
1.4 Cấu trúc của luận văn
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương;
Chương 1: Đặt vấn đề Nêu lên những lí do thực hiện và mục đích của đề tài Chương 2: Tổng Quan Giới thiệu sơ nét về xã Nhơn Hải, nơi thực hiện đề tài này
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số khái niệm
và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đưa ra những kết quả phân tích,
tính toán được
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm lược lại những kết quả đã nghiên cứu và
đưa ra một số kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng, tài liệu có được qua các môn học chuyên ngành nhằm cung cấp cơ sở chủ yếu cho công thức tính toán, lý luận phục vụ cho cách tính toán chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp đem lại từ các
mô hình
Kế tiếp là các luận văn của các anh chị khoá trước Trước đây cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của các cây trồng tại tỉnh Ninh Thuận như của Phan Thị Thuỳ Chinh (2004) nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ nho tại Huyện Ninh Phước Nho là một trong những cây trồng chủ lực tại tỉnh, mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu hiệu quả sản xuất, thị trường tiêu thụ cũng như những thuận lợi và khó khăn của bà con nông dân trong sản xuất nho và đưa ra hướng giải pháp khắc phục Bên cạnh đó Trịnh Công Phương (2006) cũng nghiên cứu về hiện trạng sản xuất mía trên địa bàn xã Quãng Sơn, tỉnh Ninh Thuận nhằm giúp người dân cải thiện cuộc sống
từ việc sản xuất mía Tỉnh Ninh Thuận với đặc trưng khí hậu là nắng nóng, nắng nhiều mưa ít thì việc chọn lựa những cây trồng thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế là điều rất cần thiết
Liên quan đến cây hành, tỏi cũng là một trong những cây trồng phổ biến tại tỉnh nhưng chưa có nghiên cứu nào về nó Trên cơ sở đó, khoá luận này tiến hành tìm hiểu
và đánh giá hiệu quả kinh tế cây hành, tỏi và có so sánh với cây trồng khác nhằm tìm kiếm các mô hình canh tác phù hợp cho người dân tại xã Nhơn Hải, tỉnh Ninh Thuận
Trang 162.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
Xã Nhơn Hải là một xã đồng bằng thuộc vùng nông thôn, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nằm dọc theo quốc lộ 702, cách trung tâm tỉnh 20 km về phía tây
Có ranh giới hành chính như sau:
Phía Đông giáp xã Thanh Hải;
Phía Nam giáp biển đông;
Phía Tây giáp xã Tri Hải-Phương Hải;
Phía Bắc giáp núi
Xã Nhơn Hải chia làm 5 thôn: thôn Mỹ Tường I, Mỹ Tường II, Khánh Nhơn, Khánh Tân, Khánh Phước
Thôn Mỹ Tường I và Mỹ Tường II là trung tâm phát triển văn hóa xã hội và cũng là 2 thôn có đông dân cư nhất, tập trung sản xuất nông nghiệp nhiều nhất có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất
Các thôn Khánh Nhơn, Khánh Tân, Khánh Phước cũng sản xuất nông nghiệp nhưng đặc biệt có vị trí gần biển thuận lợi cho ngành sản xuất muối phát triển Đây là ngành đem lại thu nhập cao cho người dân do phù hợp với điều kiện khí hậu nắng nhiều mưa ít tại địa phương
2.2.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình của xã rất phức tạp từ núi ra biển có độ dốc cao
Đất đai chủ yếu là hai loại đất cát và đất thịt, có độ phì nhiêu Đây là hai loại đất có thành phần cơ giới thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hoạt động trồng trọt như cây nông nghiệp hàng năm (hành, tỏi, rau màu các loại…) và cây lâu năm như nho
2.2.3 Thời tiết - khí hậu
Xã Nhơn Hải nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc trưng sau:
Lượng mưa trung bình từ 900-1.000mm/năm, nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 chiếm 90% lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 năm sau Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều
Trang 17nên cũng gây không ít khó khăn khi người dân tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp như ngập lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô
Nắng nhiều (trung bình khoảng 2.900-3.000 giờ/năm)
+ Nhiệt độ trung bình khoảng 26-300C
+ Nhiệt độ thấp nhất là 20,8oC, nhiệt độ cao nhất 31.5oC
+ Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc thoát hơi nước trung bình cao khoảng 1.000-1.200 mm
Chưa có nguồn nước mương, nước máy chỉ dựa vào lượng nước trời mưa nhân dân đào ao, xây hồ, đào giếng khai thác nguồn nước ngầm mạch sâu phục vụ cho sản xuất chăn nuôi và sinh hoạt
2.3 Điều kiện kinh tế-xã hội
2.3.1 Đặc điểm chung
Diện tích đất canh tác chủ yếu là đất cát Cũng như nhiều địa phương ở Nhơn Hải, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Ở địa phương còn có lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, và luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất
Đời sống nhân dân địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng rau, hoa màu, cây lương thực như lúa, bắp, chăn nuôi và các ngành dịch vụ khác
Hướng lâu dài về ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có sự chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, từng bước đa dạng hóa cây trồng nhằm hình thành vùng chuyên canh tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại
Cùng với xu hướng chung của cả huyện về chuyển đổi nền kinh tế trên tinh thần phát huy nội lực, quỹ đất của xã đã được khai thác tương đối triệt để trong những năm gần đây so với năm 2000
Tuy nhiên địa phương vẫn còn một số khó khăn như trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân bị ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất thấp, công tác khuyến nông tại địa phương gần như không phát triển, hoạt động chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng còn thấp và chậm Bên cạnh
đó còn có một số khó khăn khác nữa
Trang 18Đa số nhân dân tín ngưỡng theo đạo phật truyền thống, không có tôn giáo khác
Xã Nhơn Hải có truyền thống cách mạng sâu sắc, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất trên cơ sở đó đã tạo ra cho nhân dân Nhơn Hải một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Dân làng có truyền thống bảo vệ thuần phong mỹ tục, tôn trọng đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết đoàn kết thương yêu giúp
đỡ lẫn nhau thoát cảnh nghèo đói vươn lên làm giàu chính đáng Góp phần phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh
tế và xã hội Mỗi nơi có cơ cấu sử dụng đất đai riêng phù hợp với cơ cấu kinh tế của nơi đó Đất tại địa phương phần lớn được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm để nhường cho việc xây dựng nhà ở và các lĩnh vực kinh tế khác
Bảng 2.1 Cơ Cấu Sử Dụng Đất Đai của Xã Nhơn Hải
Trong 2.034,61 ha đất đã sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 1.604,71 ha chiếm 74,23% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 429,9 ha chiếm 19,89% diện tích tự nhiên
Trang 192.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
a) Về trồng trọt
Cây lúa gieo cấy 183 ha, năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha; TSL đạt 825,5 tấn; đạt 137,3 % so với cùng kỳ năm trước giảm 32,5 tấn
Cây hành diện tích sản xuất 4 vụ 260 ha, TSL 2878 tấn đạt 192,9% Tăng 68 ha
so với cùng kỳ năm trước
Cây tỏi diện tích sản xuất là 15 ha TSL đạt 140 tấn
Tổng diện tích cây nho duy trì là 12 ha, có 3 ha trồng mới, diện tích thu hoạch
Gia súc không sừng như heo có 150 con Ngoài ra nhân dân còn chăn nuôi loại gia cầm khác góp phần gia tăng thu nhập
Công tác tiêm phòng được quan tâm kịp thời nên tình trạng dịch bệnh ít có xảy
ra Vận động nhân dân duy trì đàn gia súc hiện còn
Thực hiện chỉ đạo của ban phòng chống dịch cúm gia cầm huyện, ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm xã triển khai tiêm phòng vắc xin 2 đợt trong năm cho gia súc có sừng 5.950 con, gia cầm 6.049 con
c) Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản
Nuôi trồng thủy sản: tổng số trại sản xuất tôm post trên địa bàn xã Nhơn Hải có
415 trại, có khoảng 70 trại hoạt động Tổng sản lượng từ đầu năm đến nay đạt 620 triệu/800 triệu con đạt 77,5 % so với nghị quyết Đảng Ủy và Hội đồng nhân dân đề ra
Khai thác hải sản: dọc theo bờ biển từ Khánh Nhơn đến Mỹ Tường nhân dân dùng ngư cụ đánh bắt tôm hùm con đạt hiệu quả cao Diện tích ước khoảng 10 ha khu vực biển Khánh Nhơn
d) Tiểu thủ công nghiệp – Dich vụ và các ngành nghề khác
Tổng diện tích muối 65 ha, bình quân 60 tấn/ha Tổng sản lượng đạt 24.635 tấn/21.600 tấn đạt 114,1% so với kế hoạch cả năm
Trang 20Các điểm dịch vụ và cơ khí nhỏ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng một phần đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân
HTX dịch vụ điện năng Mỹ Tường và Khánh Nhơn đã bàn giao cho công ty điện lực Xã tiến hành hội nghị xã viên công khai tài chính và giải thể 2 HTX dịch vụ điện năng
e) Lâm nghiệp
Trong năm qua nắng hạn kéo dài vận động nhân dân bảo vệ tốt số rừng tự nhiên
và chăm sóc số rừng đã trồng được Việc phòng chóng cháy rừng trong mùa khô, đã quan tâm chỉ đạo kịp thời nên việc cháy rừng không xảy ra Triển khai trồng cây phân tán trong toàn xã được 30.500 cây nem
2.3.4.Văn hóa – thông tin
Công tác tuyên truyền luôn được thực hiện tốt Thường xuyên thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đi sâu vào cuộc sống nâng cao nhận thức cho nhân dân như: tuyên truyền các ngày lễ lớn, các dịch bệnh về người, gia súc, gia cầm, các chương trình xây dựng cơ bản, khu quy hoạch dân cư
Phong trào văn hóa văn nghệ - TDTT được quan tâm và phát triển nhằm phục
vụ đời sống và tinh thần cho nhân dân, tính từ đầu năm cho đến nay Ban văn hóa xã đã
tổ chức 6 trận bóng chuyền, 4 trận bóng đá thu hút nhiều thanh niên tham gia; tổ chức giải cờ tướng trong xã; tổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ hội
Công tác kiểm tra quản lý văn hóa phối hợp công an huyện kiểm tra dịch vụ văn hóa Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư cũng luôn được quan tâm thực hiện Triển khai xét gia đình văn hóa có 1.934/ 2628 gia đình; đạt 71%
2.3.5 Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Mạng lưới giao thông của xã tương đối phát triển, có hệ thống đường quốc lộ
702 được rải nhựa đây là tuyến đường nối xã với thị xã
Mạng lưới giao thông liên xã và liên thôn đã và đang được nâng cấp sửa chữa dần dần được tráng nhựa phục vụ cho nhu cầu đi lại và mua bán của người dân
Trang 21b) Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc đều khắp 5 thôn, 100% thôn đã có điện thoại, xã có một bưu điện văn hóa các đại lý điện thoại công cộng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu liên lạc của người dân, hiện nay mạng lưới thông tin đã mở rộng khai trương thêm dịch vụ góp phần phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
Nhơn Hải là xã có mật độ dân số cao theo thống kê năm 2007 toàn xã có 2.757
hộ với 14.461 nhân khẩu (trong đó số lao động chính là 7.950 lao động còn lại là người già, người mất sức lao động, học sinh, sinh viên) mật độ dân số là 392 người/km2 tốc độ gia tăng dân số chung là 1,1%
Đa số nhân dân sống bằng nghề nông là chủ yếu có khoảng 85% còn lại 15% dân số sống bằng nghề khác như: dịch vụ, kinh doanh, buôn bán, thợ mộc, hồ và diêm nghiệp
2.4 Nguồn gốc và đặc điểm cây hành và cây tỏi
Xuất xứ của hành, tỏi nói chung là ở các nước thuộc Trung Á Các dạng hoang dại hiện còn tìm thấy ở Apganixtan, Iran , nơi có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các mùa chênh lệch nhau rõ rệt
Hành đôi khi được gọi là hành ta, (để phân biệt với hành tây, tức Allium cepa)
có danh pháp khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae)
Trong các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh chẳng hạn, nó có tên là Welsh onion, green onion (hành lá), bunching onion (hành bụi) và scallion (hành tươi) Nhưng ngoại trừ tên đầu tiên ra thì các tên còn lại mang tính chất chỉ công dụng hay đặc điểm chính của nó nhiều hơn là mang tính khoa học và dễ gây nhầm lẫn, do các loại cây như hành tây và hẹ tây đôi khi cũng được sử dụng các từ này để chỉ
Hành ta không bao giờ có củ to và chắc chắn như hành tây và cán hoa (tức lá hành) của nó là rỗng và mềm Bên cạnh việc sử dụng làm hành tươi hay hành lá trong
Trang 22nấu ăn thì chúng còn được sử dụng như là cây cảnh khi trồng thành bụi Hành là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới Thiên nhiên đã cho nó 1 lớp sáp bao phủ toàn bề mặt lá, nhờ đặc tính này cộng với phiến lá nhỏ hẹp, thẳng đứng đã giúp cây hành có thể chống được sự mất nước do nắng, gió Vì vậy nên cây hành có thể thích nghi và phát triển được trong điều kiện khô hạn, thiếu nước trong thời gian dài
Hành trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ sa cấu thịt đến sét nặng Tuy nhiên, loại đất thích hợp nhất là tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ nhiều hữu cơ có sa cấu từ thịt đến thịt pha sét Nền đất ruộng xen màu hay nền đất ruộng chuyên màu và cả đất chuyên rẩy Hành có thể chịu được đất hơi chua, nhưng pH từ 6,0 – 6,8 vẫn biểu hiện tốt với nhu cầu dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, pH dưới 6 cây mẫn cảm với đất chua, năng suất và chất lượng giảm Trong đất chua, hành mẫn cảm với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng
Hành là cây ưa sáng, thời gian chiếu sáng ngắn 8giờ/ngày làm giảm khả năng tổng hợp vitamin C, tăng cường sinh trưởng lá, kéo dài thời gian sinh trưởng, ánh sáng đầy đủ kích thích sự nẩy chồi, lá to, dầy và cứng chắc
Phân hữu cơ, đặc biệt là phân gia súc rất tốt cho sự phát triển của hành, ngoài yếu tố cung cấp dưỡng chất, phân hữu cơ giúp hệ số sử dụng dinh dưỡng vô cơ (N, P, K) được tăng cao, làm giàu hệ vi sinh vật đất, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp điều này rất
có ý nghĩa đối với sự phát triển bộ rễ của cây hành Phân đạm là quan trọng đối với hành, giúp gia tăng sinh khối (đặc biệt là lá), đạm là yếu tố quyết định đến năng suất Cây đủ đạm lá có màu xanh đậm, thẳng và tròn Nếu thừa lá mỏng ống không tròn, lá biến dạng, yếu dễ bị gãy
Tỏi thuộc loại cây ưa ánh sáng ngày dài Số giờ nắng 12 - 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm Đối với các giống có nguồn gốc phía nam Trung Quốc, ánh sáng ngày ngắn hoặc trung bình thích hợp hơn cho cây củ hoặc để giống
Độ ẩm đất tùy giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70 - 80% cho phát triển thân lá, 60% cho củ lớn Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ Ngược lại, nếu thừa nước cây dễ phát sinh các bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn Độ pH thích hợp 6 - 6,5
Trang 232.5 Giá trị công dụng của hành, tỏi
a) Giá trị
Ứng dụng trong công nghiệp trong chăn nuôi
- Chất bảo vệ thép, nhôm với acid mạnh: Chất chiết tỏi bảo vệ thép, nhôm
không bị ăn mòn khi tiếp xúc với acid mạnh (acid sulfuric 2N -acid nitric 0,5N - 85%)
- Giảm ô nhiễm môi trường: Trộn bột tỏi vào sáp ong làm nến khi đốt sẽ hấp thụ được khói thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường
- Tăng trọng và chữa bệnh đường ruột cho gà: Cho vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột
b) Công dụng của hành
Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hoá, sát trùng Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, lạnh bụng Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm (eczema), viêm da Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận hành
có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hoá, ngừa ký sinh trùng đường ruột, giúp cơ thể phòng chống ung thư hệ hô hấp và tiêu hoá, giảm cholesterol trong máu
Cũng như tỏi, hành được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua, ức chế các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn Hành được dùng để chữa các bệnh thông thường
c) Công dụng của tỏi
Tỏi ngoài công dụng làm gia vị cho hầu hết các món ăn thì nó còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như:
- Tác dụng với rối loạn tiêu hóa, rối loạn cơ quan
- Làm suy giảm viêm đau khớp
- Dưỡng nhan ích thọ, làm chậm sự lão hóa và nhiều công dụng khác
Trang 24- Hàng nghìn năm nay hành tỏi được xem là những thứ gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều dân tộc trên thế giới Ngày nay vai trò của nó trong cuộc sống đối với con người ngày càng nâng cao hơn gấp nhiều lần vì ngoài công dụng làm gia
vị chúng còn là những dược liệu quý hiếm giúp trị bệnh cho con người
2.6 Tình hình sản xuất hành - tỏi trong nước
Hành, tỏi là một trong ba loại sản phẩm cùng với ớt và hạt tiêu giữ vai trò chính trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu tại Việt Nam
Hành, tỏi được trồng tương đối phổ biến và rải rác ở khắp các tỉnh ở nước ta
Đặc biệt thì gần đây thì sản phẩm hành, tỏi Lý Sơn Quãng Ngãi đã chính thức
có thương hiệu, có khả năng vươn ra thị trường trong và ngoài nước
Trang 25CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Kinh tế nông nghiệp gia đình
Kinh tế nông nghiệp gia đình là gia đình sống bằng nông nghiệp làm kinh tế Kinh tế nông nghiệp gia đình cũng có thể là nền kinh tế do các gia đình sản xuất nông nghiệp tạo ra
Kinh tế nông nghiệp gia đình với tư cách là một đơn vị khai thác kinh doanh, là một sự tổ hợp của đất, lao động và các phương tiện sản xuất được người dân khai thác,
sử dụng tác động vào các hê thống sinh thái tại nơi mà người ta sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của mình Hơn nữa là nhằm thỏa mãn về nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của bản thân, cộng đồng từ nền kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế thị trường
3.1.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ đã tồn tại từ rất lâu đời khi mà một gia đình có thể chia làm nhiều hộ, như con cháu trong một gia đình đã tách ra ở riêng sống độc lập bằng sức lao động của mình, bằng đất của mình hoặc đi thuê
3.1.3 Vai trò kinh tế hộ
Kinh tế hộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như trong việc giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho cả nước đảm bảo lương thực cho quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu
3.1.4 Hiệu quả kinh tế hộ
Hiệu quả kinh tế hộ: là tổng hợp các chi phí lao động và chi phí vật chất để tạo
ra sản phẩm nông nghiệp Hiệu quả kinh tế hộ được thể hiện qua cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra Trong các yếu tố đó
Trang 26lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, giá trị lao động cũng là yếu tố tạo ra sản phẩm thặng dư trong lí luận cũng như trong thực tiễn
3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá
a) Kết quả sản xuất
Khái niệm kết quả sản xuất: kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết
quả thu hoạch được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất sẽ cho thấy khái quát được về tình hình chi phí, giá trị sản lượng cũng như thấy được lợi nhuận, thu nhập sau một kỳ sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu kết quả
Tổng giá trị sản lượng hay còn gọi là doanh thu (DT): là tổng giá trị sản lượng làm ra trong một vụ, là kết quả tính bằng tiền, nó phản ánh kết quả thu được từ kết quả sản xuất
y Doanh thu = Tổng sản lượng * Đơn giá sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất (TCP): là tất cả các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
Thu nhập (TN): để đánh giá kết quả một cách đầy đủ ta phải sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thể chính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép trong nông hộ không chi tiết Trong chừng mực nhất định chúng ta sử dụng thu nhập là khoản mà nông hộ thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí không kể các khoản chi phí lao động nhà
Trang 27Lợi nhuận (LN): lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các khoản thu vào và chi phí bỏ ra Do đó lợi nhuận đạt càng cao thì càng tốt
y Lợi nhuận = Doanh Thu - Tổng chi phí
Hay Lợi nhuận = thu nhập – chi phí lao động nhà
b) Hiệu quả sản xuất
Khái niệm hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng gần với sức sản xuất xã hội Nó được giải thích thông qua mối quan hệ nhân quả, nghĩa là so sánh kết quả đạt được với chi phí tương ứng tạo nên kết quả ấy
Trong nền kinh tế hàng hóa, hiệu quả kinh tế chịu tác động của các qui luật kinh
tế như: qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật tiết kiệm, qui luật nâng cao năng suất lao động …
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Tỷ suất Doanh thu trên chi phí sản xuất (DT/CPSX)
y Tỷ suất doanh thu trên chi phí sản xuất = Tổng doanh thu / Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất (LN/CPSX)
y Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất thu nhập trên chi phí sản xuất (TN/CPSX)
y Tỷ suất thu nhập trên chi phí sản xuất = Tổng thu nhập / Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Trang 283.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu từ nông hộ
Xã Nhơn Hải có khá nhiều hộ trồng hành tỏi nhưng tập trung chủ yếu ở các thôn Mỹ Tường I và thôn Mỹ Tường II Tôi đã tiến hành điều tra 60 mẫu từ các hộ trồng hành-tỏi với thông tin từ bảng câu hỏi lập sẵn
3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập tại Ủy Ban Nhân Dân xã Nhơn Hải và các nơi có liên quan
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp của những hộ nông dân trên địa bàn xã đặc biệt là hoạt động trồng hành - tỏi
Các tài liệu, số liệu của những nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài được thu thập tại thư viện trường
Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập từ những tạp chí sách báo và hệ thống Internet
3.2.3 Thu thập số liệu sơ cấp
Tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp điều tra chọn mẫu
Phỏng vấn 60 hộ trồng hành tỏi được chọn trên địa bàn
Phỏng vấn những nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn để biết được lịch thời vụ
b) Phương pháp phân tổ
Là phương pháp phân chia các đơn vị điều tra của tổng thể thành một số nhóm theo một tiêu thức nào đó có liên quan tới chỉ tiêu cần thu thập thông tin Do có sự khác nhau về kết quả và hiệu quả sản xuất hành-tỏi trên đất cát và đất thịt nên đề tài cũng tiến hành phân tổ các mẫu điều tra thành 2 nhóm: đất cát và đất thịt để so sánh
Trang 29CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất hành-tỏi
Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã trong những năm gần đây có những phát triển đáng kể Tổng giá trị sản xuất và thu nhập cuả người dân không ngừng tăng cao
đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Tuy nhiên do thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh, không
ổn định nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân
Cây trồng chủ yếu của người dân trên đất cát gồm các loại cây sau: hành, tỏi, các loại rau màu khác như cà, ớt, đậu phộng, bắp, rau các loại
Hành, tỏi là những loại cây trồng từ rất lâu tại địa phương và trãi qua nhiều biến động Diện tích hành, tỏi và các loại hoa màu tại địa phương qua các năm như sau:
Bảng 4.1 Diện Tích các Loại Hoa Màu Từ 2006-2008
Trang 30Hình 4.1 Cơ Cấu Cây Trồng Qua các Năm Từ 2006-2008
0 50 100 150 200 250 300
Năm
Diện tích(ha)
Hành Tỏi Hoa màu khác
Qua Bảng 4.1 ta thấy hành là cây trồng chiếm diện tích cao hơn nhiều so với những cây trồng khác và là cây trồng chủ yếu nhất tại địa phương do hành có thể trồng
từ 1-4 vụ/năm với thời gian trồng thấp hơn so với những cây trồng khác
Qua đó cho thấy diện tích trồng hành, tỏi tăng qua các năm, cây hành từ 190 ha năm 2006 lên 260 ha năm 2008, tỏi từ 11 ha năm 2006 lên 20 ha năm 2008 Điều này cho thấy người dân ở địa phương đã không ngừng mở rộng diên tích đặc biệt là vào năm 2007 do nhiều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng mưa nhiều nên có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất diện tích hành sản xuất tăng 68 ha, tỏi tăng 4 ha so với năm
2006 Các loại hoa màu khác cũng tăng mạnh từ 35 ha năm 2006 tăng lên 60 ha vào năm 2007
4.1.1 Lịch thời vụ
Lịch thời vụ mô tả hoạt động sản xuất của cây trồng theo không gian và thời gian, phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây trồng qua các tháng trong năm và đặc tính của tự nhiên
Trang 31Hình 4.2 Lịch Thời Vụ các Loại Hoa Màu
Vụ 1 (Đ-X)
Vụ 2 Vụ 3 Vụ 4 Hành
Tỏi vụ Đ-X
Rau màu(cà, ớt…) Hoa màu khác
Đối với cây tỏi chỉ trồng một vụ chính (vụ đông xuân) thời gian xuống giống đến khi thu hoạch là 4 tháng từ tháng 9-2
Đối với các loại hoa màu khác như cà, ớt, đậu phộng, các loại rau khác có thể trồng từ tháng 2-9 do các loại cây này tốn chi phí ít và ít lao động chăm sóc và nước tưới nên có thể trồng để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình
Qua bố trí lịch thời vụ chúng ta có thể biết được thời gian thích hợp cho từng loại cây trồng, để chuẩn bị các khâu như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch…Ngoài ra còn cho phép điều phối nhân lực và vốn để sản xuất của bà con đạt được hiệu quả cao
Trang 32Mặt khác còn cho biết thời gian thu hoạch của sản phẩm để người dân có thể tổ
chức tốt khâu tiêu thụ
4.1.2 Biến động diện tích và sản lượng hành-tỏi qua 3 năm 2006-2008
Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích và Sản Lượng Hành Qua các Năm
Nguồn: UBND xã Nhơn Hải
Hình 4.3 Diện Tích và Sản Lượng Hành Qua các Năm 2006-2008
Qua Bảng 4.2 ta thấy diện tích cây hành, tăng qua 3 năm vào năm 2006 cây
hành chỉ có 190 ha năm 2007 tăng lên 158 ha với tỷ lệ tăng là 35,79% so với năm
trước đến năm 2008 diện tích tăng 260 ha với tỷ lệ tăng 0,78% so với năm 2007
Sản lượng cây hành, tăng qua 2 năm vào năm 2006 cây hành chỉ có 2.145 tấn
năm 2007 tăng lên 2.878 tấn với tỷ lệ tăng là 34,17% so với năm trước đến năm 2008
do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng giảm 9,48% so với năm 2007
Trang 33Bảng 4.3 Biến động diện tích và sản lượng Tỏi qua các năm
Nguồn: UBND xã Nhơn Hải
Hình 4.4 Diện Tích và Sản Lượng Tỏi Qua các Năm 2006-2008
Diện tích cây tỏi tăng từ 11 ha năm 2006 lên 15 ha năm 2007 với tỷ lệ tăng là
36,36%, năm 2008 là 20 ha tăng 33,33% so với năm 2007 Điều này cho thấy cây tỏi
là cây trồng chính tại địa phương nên người dân đã không ngừng gia tăng diện tích
trồng qua các năm
Sản lượng cây tỏi tăng từ 90 tấn năm 2006 lên 140 tấn ha năm 2007 với tỷ lệ
tăng là 55,55%, năm 2008 là 180 tấn tăng 28,57% so với năm 2007
Trang 344.2 Đặc điểm của hộ trồng Hành-Tỏi
Trong 60 hộ điều tra thì đa số các hộ đều trồng hành với 18 hộ trồng hành, 2 hộ
trồng tỏi và 40 hộ vừa trồng hành và trồng tỏi Đặc điểm của các hộ này như sau:
4.2.1 Độ tuổi của hộ trồng hành-tỏi
tỷ lệ 60%, số hộ có tuổi đời dưới 30 có 3 hộ chiếm tỷ lệ 5%, còn lại là trên 50 có 21 hộ
chiếm tỷ lệ 35% Như vậy đa phần tuổi đời của chủ hộ trồng hành tỏi nằm trong độ
tuổi trung niên Với độ tuổi này, các hộ nông dân đã trãi nghiệm cuộc sống, có sức
khỏe tốt và tích lũy được nhiều kinh nghiệm có kỹ năng nhất định nên rất thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tỏi nói riêng
Hành, tỏi là những cây trồng tốn nhiều công lao động chăm sóc, do đó kinh
nghiệm, sự cần mẫn và sức khỏe tốt được xem là yêu cầu không thể thiếu trong quá
trình sản xuất
4.2.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn thể hiện số năm đi học của hộ nông dân, trình độ phản ánh
được mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Trang 35Qua Hình 4.5 thì trình độ học vấn của nông dân ở đây là chưa cao Trình độ
cấp 2 chiếm 48,33% với 29 hộ, cấp một với 25 hộ chiềm khoảng 41,68% Cấp ba chỉ
chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 10% Điều này cho thấy dù ở trình độ nào các nông hộ vẫn
có thể canh tác tốt và đạt hiệu quả chủ yếu là họ biết học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau trong canh tác nhưng điều này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của một số hộ
4.2.3 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Kinh nghiệm sản xuất mang một ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất Kinh
nghiệm là kết quả của sự đúc kết trong thực tiển, trãi qua nhiều gian nan khổ cực, kinh
nghiệm không tự mà có trong bản thân con người chúng ta mà nó qua nhiều lần thất
bại mà đúc kết thành
Bảng 4.6 Kinh Nghiệm Sản Xuất của Chủ Hộ
Kinh nghiệm (năm) Số người Tỷ lệ (%)