Khóa luận tìm hiểu và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng sản lượng gia cầm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở phân tích các số liệu báo cáo v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG
VÀ TIÊU THỤ THỊT GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Một Số Nhận Định Về Tình
Hình Cung Ứng Và Tiêu Thụ Thịt Gia Cầm Tại Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn
Thị Kim Ngân, sinh viên khoá 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _
Nguyễn Duyên Linh, Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học trôi qua nhanh chóng, giờ chỉ còn lại quanh tôi một con đường phía trước, con đường của sự nghiệp sẽ theo tôi đi suốt hành trình của cuộc đời Và cuộc hành trình này sẽ không đơn độc khi tôi biết luôn bên cạnh mình có cha mẹ, thầy
cô, bạn bè…ủng hộ, khuyến khích động viên tôi Và điều tôi muốn nói đó là lời cảm
Xin được viết lời cảm ơn đến ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt quý thầy, cô trong Khoa Kinh Tế đã tận tình dạy dỗ truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường
Cảm ơn uỷ ban nhân phường Linh Trung, ban quản lí chợ Tân Hương, chợ Tân Phú, Thủ Đức cùng các cô chú, anh chị tiểu thương hoạt động buôn bán gia cầm tại các chợ bán lẻ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Cảm ơn anh chị, bạn bè thân hữu đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Mong một cuộc sống hạnh phúc nhất đến những người tôi mến yêu!
TPHCM, ngày tháng năm 2009 Nguyễn Thị Kim Ngân
Trang 4Khóa luận tìm hiểu và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng sản lượng gia cầm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở phân tích các số liệu báo cáo và thực trạng của vấn đề cung ứng gia cầm thông qua kênh phân phối gia cầm và tập trung sâu vào chất lượng gia cầm tại các chuỗi cung ứng, và phân tích rõ hơn chất lượng thịt gia cầm tại các chợ ở TPHCM nhằm nắm được tình hình tiêu thụ, giúp người tiêu dùng và các cơ quan ban ngành chức năng có cái nhìn toàn diện hơn, và hiểu rõ được bản chất của vấn đề Qua đây, thấy rõ thực trạng hiện nay là với sự cạnh tranh của các sản phẩm gia cầm đông lạnh nhập khẩu, mà điển hình
là năm 2008, sản phẩm nhập khẩu đã tăng chiếm gần bằng ½ sản lượng tiêu thụ hằng ngày tại TPHCM trong 8 tháng đầu năm Với khoảng 100,000 tấn gia cầm tiêu thụ tại mỗi ngày, thì chất lượng thịt gia cầm tại các điểm phân phối vẫn không đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP, điển hình là nguồn gốc sản phẩm và các chỉ tiêu chất lượng trong thịt gia cầm đã ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng Bên cạnh đó, vấn đề
an toàn vệ sinh, nguồn gốc gia cầm ở từng kênh phân phối từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ gia cầm hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, cần được chính quyền, cơ quan thú y, cùng ban quan lý các điểm trên phối hợp đồng bộ để việc cung ứng sản lượng gia cầm
ra ngoài thị trường được thông suốt, có lợi cho người tiêu dùng Bài luận sử dụng hai phương pháp phân tích cơ bản là thống kê tổng hợp và phương pháp thống kê mô tả
Trang 52.1 Giới thiệu chung về Thành Phố Hồ Chí Minh 4
2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội trên địa bàn TP.HCM năm 2008, và những năm trở
2.3 Thị trường nông sản- ngành chăn nuôi Việt Nam 9
2.3.1 Khái quát tình hình chăn nuôi gia cầm năm 2008 9
Trang 63.1.1.Định nghĩa cung, cung ứng 16
3.1.2.Tổng quát về gia cầm 21
3.1.3 Tổng quát về chợ 22
3.1.4 Phương pháp nghiên cứu thị trường 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Phương pháp thu thập 23
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Tình hình tiêu thụ tại TPHCM 25
4.1.1 Tình hình tiêu thụ các loại thịt của TPHCM qua các năm 25
4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến cung ứng gia cầm qua kênh phân phối 29
4.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng gia cầm 29
4.2.2 Các vấn đề trong chăn nuôi 30
4.2.3 Các vấn đề trong giết mổ 38
4.2.4 Chợ và các vấn đề liên quan trong phân phối gia cầm 41
4.2.5 Các vấn đề trong vận chuyển gia cầm 47
4.2.6 Các vấn đề trong tiêu dùng gia cầm 52
4.3 Thị trường tiêu thụ gia cầm và khả năng cung ứng thị trường tại TPHCM 55
4.4 Các giải pháp khắc phục những điểm tồn tại trong cung ứng, tiêu thụ gia cầm
57 4.4.1 Về phía chăn nuôi 58
4.4.2.Bộ phận người tiêu dùng 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62 5.2 Kiến nghị 62 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 62
5.2.2 Đối với ngành thú y 63
5.2.3 Đối với ban quản lý chợ, địa phương 63
5.2.4 Đối với người chăn nuôi, tiểu thương, kênh trung gian, giết mổ, vận
chuyển 63 5.2.5 Đối với người tiêu dùng 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSGM Cơ Sở Giết Mổ
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TTGMTT Trung Tâm Giết Mổ Tập Trung
VSATTP Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Dân Số Và Biến Động Dân Số Qua Các Năm 6
Bảng 2.2 Biểu Đồ Giá Trị Tổng Sản Phẩm Xã Hội Năm 2007, 2008 7
Bảng 2.3 Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu, Hoạt Động Kinh Tế TPHCM Năm 2007, 2008 8
Bảng 2.4 Biểu Đồ Sản Lượng Gia Cầm Cả Nước Qua Các Năm 10
Bảng 2.5 Sản Lượng Thịt, Trứng Gia Cầm Cả Nước Và Từng Vùng Năm 2007 11
Bảng 4.1 Mức Tiêu Thụ Thịt Trung Bình ở TPHCM Qua Các Năm 25
Bảng 4.2 Sản Lượng Tiêu Thụ Của TPHCM Qua Các Năm 27
Bảng 4.3 Số Lượng Thịt Gia Cầm Nhập Khẩu Năm 2008 Tại TPHCM 28
Bảng 4.4 Cơ Cấu Thành Phần Cung ứng Thịt Gia Cầm Cho TPHCM 31
Bảng 4.5 Các Phương Thức Trong Chăn Nuôi Gia Cầm ở TPHCM 31
Bảng 4.6 Quy Mô Chăn Nuôi Của Các Trang Trại TPHCM 33
Bảng 4.7 Quy Mô Của Các Hộ Chăn Nuôi Gia Cầm Tại TPHCM Năm 2006 33
Bảng 4.8 Tỷ Lệ Các Giống Gà ở Các Trại Chăn Nuôi Năm 2008 34
Bảng 4.9 Chế Độ Chăm Sóc Gia Cầm Trong Chăn Nuôi 35
Bảng 4.10 Một Số Đánh Giá Tổng Quát Về Thực Trạng Chăn Nuôi Thời Gian Qua 36
Bảng 4.11 Nguồn Gốc Sản Lượng Cung ứng Vào TPHCM 37
Bảng 4.12 Biểu Đồ Minh Hoạ Công Suất Tại 3 Trung Tâm Giết Mổ Gia Cầm Lớn
Nhất Của TPHCM 39
Bảng 4.13 Tình Trạng Giết Mổ Của Các Cơ Sở Giết Mổ Của TPHCM 40
Bảng 4.14 Sản Lượng Gia Cầm Tiêu Thụ ở Các Điểm Phân Phối 41
Bảng 4.15 Số Lượng Các Chợ Trong Khu Vực TPHCM 41
Bảng 4.16 So Sánh Các Chỉ Tiêu Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Thịt
Gà Tại Siêu Thị Và Tại Chợ 43
Bảng 4.17 So Sánh Sản Lượng Thịt Bán ở Chợ Và ở Siêu Thị 44
Bảng 4.18 Tình Trạng Mua Bán Gia Cầm Tại Chợ Hiện Nay 45
Bảng 4.19 Số Trường Hợp Ngộ Độc Liên Quan Đến Tiêu Dùng Thịt Gia Cầm Năm
2008 47
Trang 9Bảng 4.20 Số Lượng Gia Cầm Qua Kiểm Soát Tại 4 Trạm Kiểm Dịch Động Vật Của
Bảng 4.21 Thống Kê Số Lượng Các Trường Hợp Vi Phạm Trong Mua Bán Gia Cầm
49 Bảng 4.22 Các Loại Hình Phương Tiện Vận Chuyển Gia Cầm Đến Chợ 50
Bảng 4.23 Thống Kê Số Lượng Gà Tiêu Hủy Tại Các Quận Huyện Khu Vực TP Năm
2008 51 Bảng 4.24 Giá Một Số Mặt Hàng Gia Cầm, Gia Súc 52
Bảng 4.25 Mức Độ Tiêu Thụ Gia Cầm Của Người Tiêu Dùng 53
Bảng 4.26 Các Lý Do Khi Chọn Mua Gia Cầm Tại Chợ Và Siêu Thị 53
Bảng 4.27 Mức Độ Quan Tâm Của Người Tiêu Dùng Khi Chọn Mua Gia Cầm 54
Bảng 4.28 Cân Bằng Cung- Cầu Thị Trường Thịt Gia Cầm Của TP Qua Các Năm 56
Bảng 4.29 Các Vấn Đề Tồn Tại Và Biện Pháp Giải Quyết 58
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Bản Đồ Khu Vực TPHCM 5
Hình 2.2 Cơ cấu sản lượng gia cầm cả nước năm 2007 12
Hình 3.1 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Nông Sản 19
Hình 4.1 Xu Hướng Tiêu Thụ Các Loại Thịt Của Người Dân Thành Phố Qua Các
Năm 26 Hình 4.2 Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ Của TPHCM Qua Các Năm 28
Hình 4.3 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Gia Cầm 29
Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Các Phương Thức Trong Chăn Nuôi Gia Cầm ở TPHCM
32 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện quy mô chăn nuôi của các trang trại TPHCM 33
Hình 4.6 Biểu Đồ Thể Hiện Quy Mô Của Các Hộ Chăn Nuôi Gia Cầm Tại TPHCM
Năm 2006 34 Hình 4.7 Các Loại Giống Gia Cầm Trong Chăn Nuôi Của TPHCM 34
Hình 4.8 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Nguồn Gốc Sản Lượng Cung ứng Vào TPHCM
38 Hình 4.9 Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Các Chợ Trong Khu Vực TPHCM 42
Hình 4.10 Biểu Đồ So Sánh Sản Lượng Thịt Bán ở Chợ Và ở Siêu Thị 44
Hình 4.11 Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Mua Bán Gia Cầm Tại Chợ 46
Hình 4.12 Biểu Đồ Thống Kê Số Lượng Gà Tiêu Hủy Năm 2008 51
Hình 4.13 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Thường Xuyên Mua Gia Cầm Tại Các Địa
Điểm 53 Hình 4.14 Biểu đồ so sánh các lý do khi chọn mua gia cầm tại chợ và siêu thị 54
Hình 4.15 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm Của Người Tiêu Dùng Khi Chọn
Mua Gia Cầm 55
Hình 4.16 Xu Hướng Tiêu Thụ Gia Cầm Và Khả Năng Cung ứng Vào TP Qua Các
Năm 57
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh hoạt động cung ứng và tiêu thụ gia cầm Phụ lục 2: Bảng câu hỏi người tiêu dùng
Trang 12và khó thể nào kiểm soát hết được các chất trong thực phẩm, thức ăn hằng ngày, trong
đó có các sản phẩm gia cầm như thịt gà, vịt, ngan ngỗng đã và đang được bày bán và tiêu dùng trên cả nước Cùng với sự trở lại của dịch cúm gia cầm cùng nhiều dịch bệnh khác trên đàn gia cầm trong những năm gần đây và có xu hướng phức tạp không lường thì kinh doanh thực phẩm này có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các sản phẩm gia cầm, và có đáp ứng đủ chất lượng, phẩm cấp đến tay người tiêu dùng là vấn đề đáng quan tâm ở các kênh sức khỏe hiện nay
Năm 2008 là năm mà nền kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước và TPHCM nói riêng
Tốc độ tăng truởng kinh tế (GDP) của thành phố cả năm chỉ đạt 10.7%, thấp
hơn mức tăng 12.6% của năm 2007 và không đạt kế hoạch đề ra là từ 12.7 – 13% Giá
trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2008 theo giá thực tế là 7,365.2 tỷ đồng, theo giá
so sánh là 3,118.6 tỷ đồng, tăng 2.1% so năm trước (năm 2007 tăng 5.0%), trong đó ngành chăn nuôi, mua bán gia cầm cũng đã tăng trưởng trở lại đóng góp vào phát triển khu vực nông nghiệp của thành phố
TPHCM là khu vực có nhịp sống năng động nhất nước, phát triển với nhiều nghành nghề, dịch vụ Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua,
Trang 13với những biến động lớn trong dịch bệnh, đã ảnh hưởng cả hệ thống từ chăn nuôi đến tiêu dùng, do đó, đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, nảy sinh trong cung ứng cũng như tiêu thụ nguồn sản phẩm gia cầm này Dịch cúm gia cầm luôn là tâm điểm ngay cả trong tình hình những tháng trở lại đây, khi dịch cúm gia cầm cùng dịch cúm heo đang báo động gây khó khăn cho cả hệ thống chăn nuôi trên thế giới, Việt Nam như hiện nay Trong bối cảnh ấy, liệu ngành chăn nuôi buôn bán gia cầm tại TPHCM đã có đủ khả năng cung ứng sản phẩm thịt gia cầm cả về chất lượng lẫn số lượng đến tay người tiêu dùng hay không, và nhìn nhận thực tế về tình hình tiêu thụ tại đại phương này như thế nào, để hiểu rõ điều này và xem xét đánh giá thực tế những nội dung trên, được sự chấp thuận của hội đồng khoa Kinh tế, trường đại học Nông Lâm TPHCM, tôi quyết
định thực hiện đề tài: “ Một Số Nhận Định Về Tình Hình Cung Ứng Và Tiêu Thụ Thịt Gia Cầm Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Một số nhận định về tình hình cung ứng và tiêu thụ thịt gia cầm tại TPHCM
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng cung ứng gia cầm hiện nay tại khu vực TPHCM
Tìm hiểu nguồn đầu vào từ quá trình chăn nuôi đến tiêu dùng gia cầm
Đánh giá số lượng và chất lượng thịt gia cầm khi qua mỗi kênh phân phối Đánh gía chất lượng thịt gia cầm bày bán ở các kênh phân phối hiện nay và ý kiến người tiêu dùng
Tìm hiểu các hoạt động không lành mạnh trong chăn nuôi, thu mua, vận chuyển, giết mổ và bày bán gia cầm cùng các nhận định, giải pháp đề xuất có liên quan
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1 Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu là tổng quát về khu vực các phường xã thuộc quận Thủ Đức, TPHCM
Trang 141.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 01/ 03/ 2009 đến ngày 01/ 07/ 2009
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Bài viết gồm 5 chương:
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề thị trường, kênh phân phối và các phương pháp chính để thực hiện mục tiêu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày những kết quả đã nghiên cứu về thị trường cung ứng gia cầm và tiêu thụ tại TPHCM: nguồn gốc thịt gia cầm cung cấp cho các chợ, luồng vận chuyển, tình hình kiểm tra chất lượng của các ban ngành, chất lượng thịt gia cầm tại các điểm phân phối trong TP Phân tích, nắm rõ đặc điểm từng yếu tố này nhằm rút ra những giải pháp cho việc cung ứng sản lượng gia cầm tại chợ tốt hơn…
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
Kết luận lại những gì đã nghiên cứu ở chương 4 và đề ra những kiến nghị cho chính quyền địa phương, người chăn nuôi, vận chuyển, ban quản lý chợ cũng như giới tiểu thương và người tiêu dùng những vấn đề còn tồn tại
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về Thành Phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích: 2,095.239 km2
Dân tộc : Việt, Hoa, Khơme, Chăm…
Đơn vị hành chính: 24 quận huyện
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1,979 mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 27.55 0C, không có mùa đông
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 o 22’ – 106 o54’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1,730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/ năm Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra
đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2-
7-1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16Hình 2.1 Bản Đồ Khu Vực TPHCM
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn– nơi một thời được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm
Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước
Trang 17Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại
có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á
2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội trên địa bàn TP.HCM năm 2008, và những năm trở lại đây
Dân số trung bình của thành phố năm 2008 là 6,840 nghìn người, tăng 2.8% so với năm 2007 TPHCM là khu vực có số dân đông nhất nước, là vùng trọng điểm của phía nam, và là trung tâm văn hóa, du lịch, kinh tế lớn Với đa dạng các loại hình dịch
vụ cùng dân số ngày căng tăng lên, TPHCM luôn là thị trường tiềm năng rộng lớn cho các nhà đầu tư, kinh doanh và phát triển Bên cạnh đó TPHCM cũng chịu một sức ép không nhỏ do tình trạng dân số đông lên trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thành phố Mặc dù mức tăng cơ học trong năm 2008 chỉ còn 1.96%, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 1.05%, giảm 0.008% so với năm 2007(theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2008), nhưng áp lực về nhà ở vẫn luôn là nỗi lo của người dân sinh sống tại đây
2.2.2 Cơ sở giáo dục, y tế
Toàn thành phố có 638 trường mẫu giáo và mầm non, 7,018 phòng học, 7,012 lớp học, 12,184 giáo viên và 232,531 trẻ đi mẫu giáo Hiện thành phố có 843 trường phố thông, với 23,642 lớp học, 24,419 phòng học , 37,526 giáo viên và 944,367 học sinh
11 tháng đầu năm trên địa bàn có 13,935 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết, tăng 34.8%, bệnh chân tay miệng là 3,334 ca, tăng 4% Số người phát hiện nhiễm lao trong năm là 51,484 người, giảm 5.5% Số ca nhiễm HIV cộng dồn tới cuối năm là 37,539
Trang 18ca, trong đó đã chuyển sang AIDS 21,223 ca và tử vong 7,970 người.Tổng số lượt
khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong năm ước tính 26,628 ngàn lượt, tăng 6.2% so
với cùng kỳ Số bệnh nhân điều trị nội trú 993 ngàn lượt, tăng 4,2% Số lượt khám
chữa bệnh miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi của năm 2008 ước là 3,958 nghìn lượt, trong đó
khám ngoại trú là 1,122 nghìn lượt
2.2.3 Lao động
Trong năm 2008, các đơn vị giới thiệu việc làm đã giải quyết việc làm cho
277.7 nghìn lao động, đạt 102.9% so với kế hoạch Trong đó việc làm ổn định là 205
nghìn người, đạt tỷ lệ 73.9%; số việc làm mới tạo ra là 120.4 nghìn, đạt 100.3% kế
hoạch Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5.4% (năm 2007 là 5.5%)
Dự báo trong vài năm tới đây số lao động thất nghiệp sẽ còn tiếp tục gia tăng vì hậu
kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, đặc biệt là những nghành
xuất khẩu quan trọng
2.2.4 Tổng sản phẩm xã hội
Bảng 2.2 Biểu Đồ Giá Trị Tổng Sản Phẩm Xã Hội Năm 2007, 2008
Cơ cấu (%) Chỉ tiêu Trị giá (tỷ đồng – giá
Phân theo khu vực
Nguồn: tổng cục thống kê TPHCM 2008
Năm 2008, cũng giống như các địa phương khác trong nước, trên địa bàn thành
phố có nhiều tác động bất lợi ảnh hưởng tới kinh tế- xã hội Do vậy, tổng sản phẩm
trên địa bàn theo giá thực tế năm 2008 ước đạt 289,550 tỷ đồng, tăng 10.7% so với
năm 2007, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay Trong 10.7% tăng
trưởng chung của năm: khu vực dịch vụ đóng góp 6.55%, khu vực công nghiệp và xây
dựng đóng góp 4.10%, và khu vực nông, lâm, thủy sản 0.02%
Trang 19Bảng 2.3 Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu, Hoạt Động Kinh Tế TPHCM Năm 2007, 2008
2007
Nguồn: Tổng cục thống kê TPHCM 2008
2008
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP-( %) 12.6 10.7
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu( %) 18.1 21.8
Chỉ số giá tiêu dùng– CPI ( %) 14.72 18.08
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( triệu USD) 2,591.2 8,252.2
Tỷ lệ hộ nghèo (dưới 6 triệu đồng/ người/ năm) 1.9 0.34
Số người đươc giải quyết việc làm ( nghìn người) 259.1 277.8
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2008 ước thực hiện 115,246 tỷ đồng, so với
cùng kỳ tăng 21.2%; vượt 18.2% kế hoạch năm và bằng 39.8% GDP Tổng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 91,012 tỷ đồng, so với kế hoạch
năm đạt 121.1%; so với năm trước tăng 22.3%
Tính đến ngày 15/ 12/ 2008, có 505 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
phép với tổng vốn đăng ký 8,252.2 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án đạt 16.3 triệu
USD So với cùng kỳ số dự án được cấp phép tăng 9.8% (+ 45 dự án), vốn đầu tư tăng
gấp 3.6 lần Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71% trong tổng số dự án
Số dự án điều chỉnh vốn là 144 với tổng vốn được điều chỉnh tăng thêm 260.7 triệu
USD Tính đến ngày 15/ 12 /2008, có 505 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
phép với tổng vốn đăng ký 8,252.2 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án đạt 16.3 triệu
USD So với cùng kỳ số dự án được cấp phép tăng 9.8% (+ 45 dự án), vốn đầu tư tăng
gấp 3.6 lần Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71% trong tổng số dự án
Trang 20Số dự án điều chỉnh vốn là 144 với tổng vốn được điều chỉnh tăng thêm 260.7 triệu USD Tổng vốn đầu tư nước ngoài (gồm cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn) trong năm đạt 8,513 triệu USD, so với cùng kỳ gấp 3 lần Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn 3,141 dự án với tổng vốn đầu tư 25,680 triệu USD (cùng thời điểm năm
2007 có 2,610 dự án, tổng vốn đầu tư 16,554.1 triệu USD)
Đầu tư nước ngoài (gồm cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn) trong năm đạt 8,513 triệu USD, so với cùng kỳ gấp 3 lần Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn 3,141 dự án với tổng vốn đầu tư 25,680 triệu USD (cùng thời điểm năm 2007 có 2,610 dự án, tổng vốn đầu tư 16,554.1 triệu USD)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22.24%, trong đó nhóm hàng “ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 36.1%, duy nhất nhóm “dịch vụ bưu chính, viễn thông” giảm đến 12.6%
Ước đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0.34% và đã hoàn thành
cơ bản mục tiêu không có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/ năm
2.3 Thị trường nông sản- ngành chăn nuôi Việt Nam
2.3.1 Khái quát tình hình chăn nuôi gia cầm năm 2008
Năm 2008 được ghi nhận là một năm có nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôi nước ta Rét hại, rét đậm đầu năm, dịch bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, giá thức ăn tăng cao kỷ lục, sự cạnh tranh gay gắt của thịt ngoại nhập khẩu đã khiến cho ngành chăn nuôi vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm Tuy vậy, chăn nuôi gia cầm vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2003 là năm đầu tiên xẩy ra dịch cúm gia cầm ở nước ta
Ngành chăn nuôi được xem là một trong số ngành sản xuất chính trong nông nghiệp Việt Nam Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo thậm chí làm giàu nhờ ngành chăn nuôi Gần đây nhận thức được vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu gia tăng về sản phẩm chăn nuôi, tại nhiều khu vực trên cả nước đã phát triển mạnh Ngành chăn nuôi tăng trưởng khá ổn định Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng không cao: 2.32 % do dịch cúm gia cầm (2008)
Sản phẩm chăn nuôi: khi cả nước sản xuất khoảng 3 triệu tấn thịt gia cầm các loại, trong đó gia cầm chiếm 11% Hàng năm, sản lượng tiêu thụ thịt gia cầm của việt
Trang 21nam là 34.2 kg/ người (2005), đạt mức cao so với Châu Á Tuy nhiên mức tiêu thụ vẫn
thấp hơn so với các nước phát triển trong và ngoài khu vực
Số lượng gia cầm cả nước
Bảng 2.4 Biểu Đồ Sản Lượng Gia Cầm Cả Nước Qua Các Năm
tăng cường sản xuất chăn nuôi gia cầm, nhưng số lượng gia cầm vẫn ở mức ngang
mức giữa các năm với nhau Điều đó cho thấy, số lượng đàn gia cầm trên cả nước
chưa thật sự phát triển chụ thế nảm 2004 là 218.5 triệu con gia cầm thì đến năm 2007
số lượng gia cầm vẫn chỉ ở mức 226.02 triệu con, đạt gấp so với năm 1990 (107.4 triệu
con), một khoảng thời gian rất dài
Tình hình dịch bệnh vào những năm trở lại đây luôn có nhiều diễn biến phức
tạp Hằng năm, cả nước phải tiêu hủy một số lượng lớn gia cầm chết do bệnh và do
nghi nhiễm bệnh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất chăn nuôi và tiêu
thụ gia cầm
Số lượng gia cầm, sản lượng gia cầm ở các khu vực cả nước phân theo từng khu
vực, kể cả số lượng trứng gia cầm:
Trang 22Bảng 2.5 Sản Lượng Thịt, Trứng Gia Cầm Cả Nước Và Từng Vùng Năm 2007
gà vịt, ngan, ngỗng
Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán
Sản lượng trứng gia cầm các loại
(1000 Con)
bắc 43,215 34,997.8 8,217.2 56,333.6 376,353.2
ĐB sông
hồng 62,278.9 44,647.3 17,631.6 125,885.7 1,434,340 Nguồn: Tổng cục thống kê 2007 Mặc dù TPHCM đã có thể chiiếm tỷ trọng khá lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, dịch vụ), nhưng ở đây, số lượng và sản lượng gia cầm, sản lượng trứng
ở TPHCM vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp so với các tỉnh trên khu vực cả nước Xét về cơ cấu, số lượng gia cầm ở từng khu vực trên cả nước năm 2007:
Trang 23Hình 2.2 Cơ cấu sản lượng gia cầm cả nước năm 2007
DH miền trung bắc trung bộ tây bắc đông bắc
ĐB sông hồng
Khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng đàn gia cầm lớn nhất nước Ở đây phù hợp với các loại hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô lớn, song phần đông là chăn thả đàn gia cầm kết hợp với sản xuất lương thực, và các loại hoa màu của nông dân Hiện tại, nhiều trang trại được xây dựng và đưa vào sử dụng với đủ quy mô khác nhau, và trang thiết bị phù hợp, đáp ứng vấn đề an toàn thực phẩm và công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, kiểm soát chất kháng sinh,…nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh, thiên tai, hạn chế những rủi ro trong sản xuất
Khu vực Tây nguyên và Tây bắc có số lượng đàn gia cầm ít nhất nước, điển hình là tỉnh Kontum (652 ngàn con gia cầm) Khu vực này về cơ bản không có điều kiện để phát triển đàn gia cầm và tính không phù hợp với việc chăn nuôi gia cầm, gia súc
Lượng thịt nhập khẩu tăng vài năm trở lại đây, đang có xu hướng tăng rõ, năm
2008, sản lượng đông lạnh nhập khẩu tăng gấp 3 lần cả năm 2007, bao gồm 103,401 tấn thịt gà; điều đó cho thấy, thịt gà đông lạnh đang thâm nhập vào thị trường TPHCM
và có chiều hướng phát triển, chiếm một thị phần không nhỏ đối với sản lượng gia cầm trong nước
Mặc dù năm 2008, ngành chăn nuôi gia cầm có mức tăng trưởng cao nhất so với toàn ngành, song vẫn thể hiện sự phát triển thiếu bền vững Sản xuất vẫn trong tình trạng đơn lẻ, phân tán, mang tính cắt khúc, thiếu tính liên kết giữa các công đoạn như sản xuất giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm Phần lớn các cơ sở chăn nuôi
Trang 24gà giống chỉ biết sản xuất giống và bán giá theo kiểu chụp giật mà không tính đến lợi ích của người nuôi Với cách làm ăn như vậy đã dẫn đến hai thái cực: thái cực thứ nhất
là con giống bị đẩy giá lên cao ngất ngưỡng, gấp 1.5 thậm chí 2 lần giá thành, khiến người nuôi không còn lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp (vì lợi nhuận đã bị nhà sản xuất giống thu về từ con giống rồi), từ đó dẫn đến hậu quả người nuôi giảm đàn hoặc dừng nuôi Và khi người nuôi bỏ chuồng thì dẫn đến thái cực thứ hai là nhà sản xuất giống hoàn toàn bị động, không tiêu thụ được sản phẩm, buộc phải bán dưới giá thành hoặc huỷ con giống Thực trạng này đã và đang xẩy ra đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất giống gà trong thời gian vừa qua
Sản xuất đã có sự liên kết giữa nhà cung cấp con giống và thức ăn, dịch vụ kỹ thuật và nhà nông nhưng chưa phát triển Có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản Thứ nhất, điều kiện để tham gia “cuộc chơi” này đòi hỏi hộ chăn nuôi có đủ vốn và đất đai Thứ hai, lợi nhuận chưa được các công ty tính đủ và điều chỉnh kịp thời cho người nuôi, khiến người chăn nuôi gia công chưa thực sự muốn gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp
Hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển và vẫn còn ở trạng thái thụ động Việc tiêu thụ sản phẩm của các các doanh nghiệp lớn cũng như các cơ sở
chăn nuôi nhỏ về cơ bản phụ thuộc vào một số đầu mối của thương lái Vì vậy mà có
nghịch lý là trong khi giá thu mua sản phẩm tại chuồng thấp, nhưng giá bán cho người
Trong bối cảnh chợ không theo kịp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng (NTD), thì tại TPHCM trong vòng 10 năm nay, có tới gần 100 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ- minimart, đã ra đời, thu hút dần lượng khách của các chợ Trước đây, siêu thị được đánh giá là nơi mua sắm dành cho dân sang, nhưng hiện tại, theo thăm dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thị là những người có thu nhập ổn định (không phải là thu nhập cao)
Trang 25Hiện trên địa bàn thành phố tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói là rất
nhiều, nhất là các loại chợ cóc, chợ tạm Theo báo cáo của Sở Thương mại TPHCM,
hiện thành phố có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với qui hoạch (chưa kể chợ tự phát)
nằm rải rác tại các quận như Gò Vấp, Bình Thạnh, Q.8… Nhiều chợ không có bãi giữ
xe hoặc họp chợ gần ngay lòng đường, gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn (chợ Cây
Thị, Q.Gò Vấp) Ngoài ra, nhiều ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ
chức quản lý chợ tốt và không bảo đảm được tính văn minh thương mại trong chợ
Theo xu hướng “Hiện đại hoá chợ truyền thống, phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” của bộ Công thương, Bộ Công thương đã đưa ra chi phí dự kiến cho việc
quy hoạch hệ thống chợ cả nước là 15.267 tỉ đồng Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã
có quy hoạch hoặc đề án phát triển mạng lưới bán lẻ cho địa phương, nhưng hơn nửa
triệu tiểu thương và người làm thuê của hơn 9,000 ngôi chợ trên cả nước đều không
biết rõ về nó, bởi nhiều thông tin không cân xứng, mập mờ
Hiệu quả mà các chợ mang lại cho dịch vụ thương mại của TP.HCM thời gian
qua không tương ứng với số lượng chợ đang có Theo khảo sát từ những năm 2003 –
2004 của sở Thương mại, có 23.7% chợ không sử dụng hết công suất, 25– 30% chợ
không khai thác hết các mặt bằng Vì vậy số chợ ở TPHCM đã giảm đáng kể trong
năm năm qua Năm 2002, TPHCM có 385 chợ, đến nay còn 229 chợ Đáng lưu ý, có
đến 12 trên tổng số 20 chợ được xây mới trong giai đoạn 1985– 1995 theo mô hình
hiện đại hơn (có lầu) đã bị bỏ trống hoàn toàn hoặc bỏ trống phần tầng lầu, hoặc đưa
phần lầu vào sử dụng sai mục đích Có thể thấy tình trạng này ở chợ Tân Bình (2,440m²), Văn Thánh (2,084m²), Bình Chánh (1,300m²), chợ Thiếc (1,200m²), Phú
Lâm (6,000m²)
Một số tiểu thương chợ Hiệp Phú nêu ý kiến phản ảnh: “Thường thì nhân viên
vệ sinh làm vệ sinh mỗi ngày một lần, còn tiểu thương như chúng tôi chỉ lo việc buôn
bán, ít khi quan tâm đến vấn đề đó” Không chỉ các chợ nêu trên mất vệ sinh quanh
năm suốt tháng mà hầu hết hệ thống chợ ở TPHCM cũng nằm trong tình trạng tương
tự, nhất là những ngôi chợ chật hẹp Hệ thống chợ ở TPHCM được xây mới, cải tạo lại
rất ít, đa phần đã được xây từ lâu, chợ nhỏ, cũ kỹ, xuống cấp và thiết kế không phù
hợp cho điều kiện kinh doanh, trong khi người kinh doanh lại đông Theo nhiều tiểu
Trang 26thương đang kinh doanh ở những ngôi chợ chật hẹp ở TPHCM thì xuống cấp chưa phải là yếu tố chính gây nên tình trạng mất vệ sinh trầm trọng hiện nay mà do ý thức của người kinh doanh, ban quản lý chợ và ngay cả người tiêu dùng quá kém trong vấn
đề giữ vệ sinh chung Theo ý kiến của nhiều tiểu thương, nền chợ ẩm thấp, cống rãnh thoát nước thải luôn bị nghẹt, người kinh doanh không thể cải tạo được Mặt khác, nếu chỉ có tiểu thương giữ vệ sinh nhưng người tiêu dùng khi đến mua cứ bạ đâu vứt đó thì chợ làm sao sạch sẽ được
2.4.2 Tổng quát về tình hình tiêu thụ, các khu vực cung ứng gia cầm cho các chợ
ở TPHCM
Theo Chi cục Thú y TPHCM, năm 2008, trên địa bàn TP còn hơn 430 điểm kinh doanh, giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc, không bao bì, nhãn mác, điều kiện bày bán không đảm bảo vệ sinh an toàn trên địa bàn 13 quận, huyện TP
Kiểm soát gia cầm lưu thông từ các tỉnh về TPHCM cũng như việc kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở các chợ, các điểm mua bán gia cầm tự phát hiện gặp nhiều khó khăn
Chỉ khoảng 50% gia cầm, trứng gia cầm đưa vào TPHCM giết mổ, tiêu thụ được các cơ quan chức năng kiểm soát
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1.Định nghĩa cung, cung ứng
a) Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris paribus)
Cung theo một thuật ngữ kinh tế khác là khả năng của thị trường đáp ứng một khối lượng hàng hoá và dịch vụ cho những người tiêu dùng xét dưới hình thái tiền tệ; tức là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường đáp ứng nhu cầu của xã hội theo một giá nhất định, ở một thời gian nhất định.(theo Bách khoa toàn thư Việt Nam)
Là một khái niệm và một yếu tố cơ bản của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường; hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau trong cả quá trình tái sản xuất xã hội
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường, Cung được hình thành trên cơ sở dự đoán, tính toán của các nhà sản xuất thông qua quy luật cung - cầu
và cơ chế hình thành giá
Cung mang tính chất co giãn và biến động cùng hướng với giá (giá càng tăng thì Cung càng tăng), ngược với cầu (giá càng tăng thì cầu càng giảm) Cũng có khi giá tăng nhưng Cung không tăng (vd: giá mua nông sản tăng, nhưng sản xuất và Cung không tăng hoặc không tăng theo kịp và ngược lại)
Sự biến động của Cung so với giá không phải luôn luôn theo một cơ chế tự động và tức thời, như trong trường hợp có những mất cân đối nghiêm trọng về một bộ phận hàng hoá (ví dụ khi mất mùa nặng) hoặc trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân (ví
dụ khi có lạm phát) làm cho cầu tăng lên một cách phổ biến
Cung là một bảng chỉ ra mối quan hệ giữa giá cả của một hàng hóa và lượng cung Đường gắn liền giá cả với lượng cung được gọi là lượng cung
Trang 28- Cung trên thị trường là tổng các lượng cung của tấc cả người bán Cung thị trường phụ thuộc vào tấc cả các yếu tố tác động vào mức cung của những người bán
cá biệt như giá để sản xuất ra hàng hóa, công nghệ hiện đại và các kỳ vọng
b) Cung ứng
- Cung ứng nông sản là lượng nông sản (bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản)
mà người bán muốn bán ở mức chấp nhận được khi các yếu tố khác không đổi Ngoài
ra nó còn phụ thuộc vào số người bán
- Cung của nông sản phụ thuộc vào:
+ Giá bán của bản thân nông sản: giá của nông sản càng cao, người bán càng muốn bán nhiều sản phẩm thị trường
+ Giá của sản phẩm cạnh tranh: giá của các sản phẩm có khả năng thay thế + Giá của yếu tố đầu vào: giá đầu vào càng lớn, chi phí sản xuất càng cao thì cung sản phẩm càng giảm
+ Trình độ kỹ thuật của sản xuất: kỹ thuật và công nghệ có tác dụng làm giảm chi phí và tăng năng suất, do đó làm tăng cung
+ Các yếu tố của môi trường tự nhiên: thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản
+ Quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng đến cung nông sản
+ Mục tiêu của người sản xuất: người sản xuất sẽ vạch ra kế hoạch sản xuất bao nhiêu
+ Chính sách của nhà nước: nhà nước dựa vào tình hình thực tế nhu cầu địa phương, đưa ra những khuyến cáo, quy định, hỗ trợ cho người nông dân
Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên (Ceteris paribus)
Trong ngắn hạn: cung nông sản dao động do tác động của các yếu tố tự nhiên, bất thường, do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp…
Trong dài hạn: cung nông sản tương đối ổn định do quỹ đất đai có hạn và do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp so với các ngành khác
- Thị trường tiêu thụ
Theo cách hiểu cổ điển, thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để mua bán các sản phẩm và
Trang 29dịch vụ Thị trường thực hiện một loạt các chức năng sau: thu gom, vận chuyển, tồn kho, định loại và phân phối Tất cả các chức năng của thị trường có hai đặc điểm chủ yếu là: làm tăng giá trị cho sản phẩm và giá trị dôi ra (doanh thu của sản phẩm trừ đi các chi phí đầu vào) ở mỗi lần chuyển giao quyền sỡ hữu của dây chuyền phân phối phải dương thì mới có sự thu hút các doanh nghiệp hoặc các nhà kinh doanh tham gia vào thị trường
c) Kênh phân phối
- Để phân phối sản phẩm trên thị trường, điều này phải dựa vào việc tìm kiếm các mạng lưới phân phối tốt nhất Thông thường, trên một thị trường có thể có nhiều kênh phân phối với một nông sản nhất định
- Là hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hóa
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nói cách khác đó chính là đường đi và phương thức vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng Có kênh phân phối trực tiếp và kênh phân
phối gián tiếp
- Vai trò của kênh phân phối
Khi nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường hình thành thì gắn liền với nó là
sự xuất hiện của các kênh tiêu thụ Do có khoảng cách khá lớn giữa người sản xuất và người tiêu dùng về thời gian và không gian nên cần phải có một hệ thống trung gian làm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Và vai trò chính của kênh phân phối là làm cho người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau, cung và cầu phù hợp một cách hiệu quả
- Chức năng của kênh phân phối
Chức năng của kênh phân phối là làm cho dòng chảy của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thông suốt, trật tự và nhanh chóng
- Đặc điểm kênh phân phối nông sản:
Trang 30Hình 3.1 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Nông Sản
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Nguồn: Giáo trình thị trường nông sản + Kênh phân phối nông sản có số lượng kênh nhiều, có kênh trực tiếp và gián tiếp
Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền với người sản xuất và người tiêu dùng Kênh trực tiếp thường có ở vùng nông thôn, ở miền núi, dân tộc ít người, quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ và sản phẩm tươi sống khó bảo quản
Ưu điểm của kênh trực tiếp là sản phẩm nhanh tới tay người tiêu dùng, chủ động, đơn giản về thời gian và khách hàng, nhanh thu hồi vó nhưng khó khăn đối với quy mô sản xuất lớn như các trang trại hoặc các doanh nghiệp tư nhân ở vùng xa, hoặc sản xuất xa nơi tiêu thụ, sản phẩm tập trung như từ ngoại thành vào thành phố lớn Kênh gián tiếp là kênh có nhiều trung gian, có thể bao gồm: người thu gom, người xuất khẩu, người nhập khẩu, người bán buôn (bán sỉ) , người bán lẻ
Trung gian đầu tiên của kênh phân phối nông sản đều là người thu gom ở các
xí nghiệp chế biến đó là bộ phậm thu mua Người thu gom đóng một vai trò rất quan trọng trong kênh phân phối nông sản, do yêu cầu thu gom nông sản được sản xuất tại các nông hộ, trang trại, hơn nữa nông sản được đưa vào bán buôn hoặc sơ chế nếu chưa qua khâu tập trung, phân loại và xử lý ban đầu Người sản xuất nông sản phần nhiều chỉ quan tâm đến khâu trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ là người thu
Trang 31gom Hiện nay hình thành người bán lẻ mới như các siêu thị và các chi nhánh của nó trong thành phố, xu hướng này ngày một tăng khi nền kinh tế được đô thị hóa và công nghiệp hóa cao Người bán buôn mới ngoài chức năng tập kết nông sản còn phân loại, đóng gói, chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng và bán đấu giá…
* Hình thức giao dịch nông sản
Đi liền với việc chọn kênh, hình thức giao dịch nông sản cũng cần được cải tiến thích hợp nhằm bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh nông sản phát triển ổn định và gắn bó với các kênh đã chọn Các hình thức giao dịch gắn bó nông sản phổ biến là:
- Giao dịch tự do thông qua thu gom và thương lái:
Đây là hình thức nông sản truyền thống Đối với các nông hộ, sản xuất hàng hóa quy
mô nhỏ, hình thức giao dịch giữa nông hộ và người thu gom thường thực hiện theo quan hệ mua đứt bán đoạn trong từng vụ thu hoạch, kể cà hình thức đặt cọc trước khi thu hoạch hay mua sản phẩm từ đầu vụ sản xuất trong hình thức giao dịch này nông dân thường bị ép giá, hơn nữa do nhà chế biến và xuất khẩu không tiếp cận với người sản xuất nên chất lượng sản phẩm không cao
- Giao dịch thông qua hợp đồng:
Hợp đồng có thể được ký kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với người sản xuất hoặc thông qua các hợp tác xã, tổ nhóm hộ nông dân Đặc điểm các giao dịch này là lô hàng thường lớn Việc giao nhận hàng, thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận và thanh toán được thực hiện theo quy định của hợp đồng Kết thúc hợp đồng phải có biên bản thanh lý Việc ký kết, thực hiện, thanh lý hợp đồng đều phải theo quy định pháp luật để tránh tranh chấp và có cơ sở pháp lý để xử lý khi tranh chấp xảy ra
Đối với các nông trại hình thức giao dịch hợp đồng rất phổ biến Nó đảm bảo tính ổn định đầu ra của sản phẩm và giúp nông trại yên tâm sản xuất, đồng thời cũng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn kênh phát triển đều đặn, liên tục
và sản xuất ổn định Các hợp đồng đặt hàng, tiêu thụ nông sản có thể tạo điều kiện để một bên hỗ trợ cho bên kia về vốn, giống, nguyên liệu, kỹ thuật, tạo cơ sở để liên doanh, liên kết, đầu tư thâm nhập vào nhau tăng tính ổn định cho ngành hàng
- Giao dịch tại các chợ bán buôn, trung tâm thương mại:
Hệ thống chợ bán buôn ở các nước đang phát triển đồng bộ từ khâu tập kết hàng, phân loại, kiểm tra chất lượng, sơ chế, chế biến, đóng gói, cung cấp thông tin… Tùy theo
Trang 32loại nông sản, tình trạng phát triển giao thông và thông tin, đặc điểm thị trường mà quy
mô chợ bán buôn khác nhau Giao dịch tại các chợ bán buôn có thể là giao dịch giữa các thương nhân trong nước, doanh nghiệp kinh doanh chợ cung cấp dịch vụ hoặc các doanh nghiệp kinh doanh chợ tham gia vào cả việc giao dịch Giao dịch tại chợ bán buôn có thể có hình thức giao dịch giao sau hoặc giao ngay
Tổ chức giao nhận và vận chuyển nông sản:
Sau khi lựa chọn được kênh phân phối và hình thức giao nhận thích hợp, công việc tiếp theo của quá trình phân phối là tổ chức giao nhận và vận chuyển sản phẩm từ nhà
sả xuất đến khách hàng Chi phí lưu thông sản phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng hóa, từ 10- 25% và nâng cao mức hài lòng của khách hàng Phân phối vật chất đòi hỏi phải phối hợp các hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm chuyển giao giá trị tối đa cho khách hàng vừa giảm đến mức tối thiểu chi phí phân phối Thay vì thế, mục tiêu của quản lý phân phối vật chất là đảm bảo mức dịch vụ đã
b) Định nghĩa gia cầm sạch, an toàn
+ Gia cầm an toàn phải được nuôi theo quy trình khép kín Phải chọn lựa con giống có nguồn gốc rõ ràng, quy trình chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm vệ sinh chuồng trại Đặc biệt thức ăn không có kim loại nặng như đồng, kẽm, chì , nếu
có thì chỉ trong phạm vi cho phép Thức ăn cho gia cầm phải được pha trộn theo công thức được kiểm soát, hoàn toàn không sử dụng các thức ăn kích thích tăng trọng cũng như không được sử dụng thuốc kháng sinh vì nếu người tiêu dùng ăn phải gia cầm đã
bị lờn thuốc kháng sinh thì rất nguy hiểm
Trang 33+ Gia cầm sạch: gia cầm sạch đúng nghĩa là khi gia cầm đã được kiểm soát kháng sinh (trong quy trình chăn nuôi, phải ngưng sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định), kiểm soát về mặt dịch bệnh và phải được giết mổ sạch, kinh doanh sạch Còn gia cầm đưa ra thị trường tiêu thụ hiện nay, chưa có văn bản nào công nhận là gia cầm sạch nên không thể gọi là “gà sạch”, “vịt sạch” mà chỉ có thể gọi là gia cầm đã qua kiểm dịch
Riêng chi cục Thú y TP HCM lưu ý, gà sạch là gà đựng trong bao bì có dán nhãn mác của các đơn vị giết mổ gia cầm được phép Những trường hợp khác đều là
gà lậu
3.1.3 Tổng quát về chợ
Chợ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng Quy mô, tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hoá của đồng bào dân tộc Quy mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có chợ nông thôn tự sản tự tiêu,
có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn Thông thường, mặt hàng mua bán ở chợ rất phong phú, nhiều loại Nhưng cũng có chợ chỉ mua bán những mặt hàng nhất định như chợ trâu bò, chợ gạo, chợ vải, vv Tuỳ theo điều kiện, địa điểm và nhu cầu, chợ có thể họp hằng ngày, nhưng cũng có chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong tháng, có chợ một năm chỉ họp mấy ngày Tết Vì vậy, có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển và nếp sống kinh tế - xã hội của một địa phương
Chợ bán gia cầm bao gồm những chợ bán buôn, bán lẻ, chợ tự phát…bán chỉ một mặt hàng gia cầm hoặc nhiều mặt hàng trong đó có gia cầm, chợ được quản lí sẽ được mua bán gia cầm chịu sự kiểm soát, quy định của ngành thú y, cùng ban quản lý chợ, các đoàn thể địa phương các hoạt động mua bán được diễn ra trực tiếp tại chợ, với nhiều thông tin rõ ràng, đầy đủ, đa dạng
3.1.4 Phương pháp nghiên cứu thị trường
Thị trường mục tiêu :
Thị trường nghiên cứu là thị trường nông sản: trong đó sản phẩm gia cầm được cung ứng từ người tiểu thương đến người tiêu dùng sản phẩm gia cầm trực tiếp Sản
Trang 34phẩm gia cầm có qua khi qua nhiều trung gian có bảo đảm nguồn cung cả về số lượng lẫn chất lượng Và chất lượng thịt gia cầm đến người tiêu dùng có đảm bảo chất lượng hay không Do đó, thị trường mục tiêu sẽ hướng đến người tiểu thương kinh doanh mặt hàng gia cầm, cùng các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán của người tiểu thương, đối tượng điều tra sẽ là những tiểu thương tại một số chợ thuộc khu vực TPHCM cùng các thương lái, chủ lò mổ, người tiêu dùng nhằm nắm bắt những ý kiến của các đối tượng Khóa luận nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến việc cung ứng gia cầm của các nguồn cung ứng và tiêu thụ trong phạm vi khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận chủ yếu tập trung vào yếu tố cung từ phía người sản xuất, và các kênh phân phối chính Qua đây, tiếp tục nghiên cứu, đi sâu vào phân tích kênh phân phối trung gian trực tiếp, đó là các tiểu thương với quan hệ là người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng, phân phối sản phẩm gia cầm đến từng người tiêu dùng, quy luật cung, cùng các yếu tố ảnh hưởng có tác động thật sự đến người tiêu dùng, các nhân tố tác động đến các động thái, hành vi của những tiểu thương này trong việc quyết định lượng cung trên thị trường mua bán gia cầm Từ đó, phân tích hành vi người bán lẻ các sản phẩm gia cầm với những tác động ở nhiều mặt…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập
- Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thu thập thống kê dữ liệu, ý kiến của các chuyên gia trên các báo, tạp chí, internet, từ: + Số liệu tổng hợp số lượng gia cầm mua bán tại ban quản lí các chợ
+ Các trang báo chuyên về sản xuất chăn nuôi, cung ứng gia cầm
+ Số liệu tổng hợp, báo cáo của các phòng, sở, bộ nông nghiệp TPHCM
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Điều tra, phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Theo đó, phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng các ý kiến về vấn đề tiêu thụ gia cầm trên địa bàn TPHCM
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu
Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp mô tả
Trang 35Là phương pháp thu thập số liệu, quan sát, sử dụng thống kê mô tả, các thông số để thể hiện, mô tả thực trạng các đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ các dữ liệu đã thu thập được, dựa vào các công thức, cơ sở lý luận đã học, tính toán, so sánh nhằm giải thích được bản chất của vấn đề
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình tiêu thụ tại TPHCM
4.1.1 Tình hình tiêu thụ các loại thịt của TPHCM qua các năm
Bảng 4.1 Mức Tiêu Thụ Thịt Trung Bình ở TPHCM Qua Các Năm
kg, thịt bò: 0.5 kg/ người/ năm Thì đến 2008, thì lượng thịt trung bình tương ứng: gia cầm: 6.2 kg, thịt heo: 10.5 kg; thịt bò: 1.2 kg/ năm Tuy mức tiêu thụ này cao hơn với một số nước trong khu vực nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức thịt tiêu thụ trung bình của thế giới với lượng thịt: gia cầm: 11kg/ người/ năm; thịt heo: 15 kg/ người/ năm, thịt bò: 5.5 kg/ người/ năm Và tiêu thụ gia cầm ở các loại thịt biến động theo các năm
do tính phức tạp của vấn đề dịch bệnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, điển hình là khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận TP Dịch cúm gia cầm xảy ra bắt đầu trở nên nghiêm trọng từ các năm 2003, 2004 Đến nay cơ bản cả nước đã có những biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm thì sản lượng tiêu thụ gia cầm mới có thể được cải thiện
Trang 37Hình 4.1 Xu Hướng Tiêu Thụ Các Loại Thịt Của Người Dân Thành Phố Qua Các Năm
Dân số (triệu người) gia cầm thịt heo thịt bò
Tuy nguồn cung ứng gia cầm vào TP chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng Và không chỉ có sự hiện diện của nguồn thịt gia cầm qua giết mổ trong nước, mà TP còn nhập khẩu số lượng lớn nguồn thịt đông lạnh trong nước Ngoài ra mỗi năm các cơ quan chức năng của TP còn tịch thu hơn 1,000 tấn gia cầm nhập lậu qua đường biên giới, mà nguồn nhập lậu từ Trung Quốc sang, chủ yếu là theo đường bộ qua các trạm Lạng Sơn Móng Cái, rồi được chuyển thẳng đến TPHCM và các tỉnh lân cận
Năm 2008 với sự tăng cao của nguồn gia cầm đông lạnh được nhập khẩu vào
TP, các công ty, xí nghiệp của TPHCM đã nhập về hơn 20,000 tấn thịt gia cầm đông lạnh, chiếm 10 % sản lượng cung ứng Số lượng nhập về chủ yếu là đùi gà góc tư (80
%), cánh gà, chân, lòng, mề gà Giá trị nhập tăng gấp đôi so với năm 2007, nguyên nhân do nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng với các sản phẩm đông lạnh giá rẻ thấp hơn 1.5- 2 lần so với thịt gia cầm trong nước Lí do cánh
gà, đùi gà được xem là phụ, phế phẩm đối với người tiêu dùng nước xuất khẩu, nhưng lại là món ăn ưa thích của người Việt Nam Tuy nhiên, khi có chính sách tăng thuế nhập khẩu gấp 2- 4 lần đối với các sản phẩm gia cầm nhập khẩu nhằm cứu nguy cho
Trang 38ngành chăn nuôi gia cầm trong nước thì 4 tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đến nay, sản lượng nhập khẩu đã giảm hơn một nửa so với trước đó
Riêng với một lượng gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi vào thẳng TPHCM đã khiến thị trường tiêu thụ gia cầm thêm khó kiểm soát Sản lượng thịt nhập lậu chỉ 15,000 tấn đã tăng lên 30,000 tấn năm 2008 Đây chỉ là số lượng mà các ban ngành chức năng báo cáo Thực tế số lượng này còn nhiều hơn và không kiểm soát được chất lượng nguồn nhập lậu này
Bảng 4.2 Sản Lượng Tiêu Thụ Của TPHCM Qua Các Năm
ĐVT: ngàn tấn
2002
năm 2003
năm 2004
năm 2005
Đường đi của gia cầm lậu, không qua bất cứ khâu kiểm dịch nào bắt đầu từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, sau đó đi vòng qua trạm kiểm dịch, đổ hàng tại các hẻm chợ đầu mối hoặc các cơ sở giết mổ tư nhân không có giấy phép, gà sống hoặc đã qua giết mổ cuối cùng được bán ở lề đường hoặc ven các chợ chính
Trang 39Hình 4.2 Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ Của TPHCM Qua Các Năm
0 10 20 30 40 50 60 70
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 năm
ngàn tấn
Sản lượng gia cầm nhập lậu
Sản lượng thịt đông lạnh nhập khẩu
Sản lượng thịt qua giết mổ trong nước
Không chỉ nguồn gia cầm nhập lậu không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn chất lượng của nguồn hàng gia cầm đông lạnh Với số lượng nhập khẩu trên 20,000 tấn được nhập từ các nước Mỹ (6,500 tấn), Braxin, Úc, Argentina…Chất lượng không được tươi hơn những thịt gia cầm đông lạnh trong nước
do đây là nguồn hàng nhập khẩu, phải qua nhiều khâu vận chuyển, thủ tục, kiểm tra của các cơ quan ban ngành…Và 26 % mẫu nhiễm thịt gia cầm được kiểm tra bị nhiễm
vi khuẩn Cho thấy mức độ không an toàn trong vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài tuy có phần rẻ hơn các sản phẩm trong nước nhưng cũng thiếu vệ sinh
Bảng 4.3 Số Lượng Thịt Gia Cầm Nhập Khẩu Năm 2008 Tại TPHCM
Quốc
Gia
Số lượng (tấn)
Tỷ lệ (%)
Sản phẩm
Chất lượng
chân, lòng, mề gà (10%)
* Tổng nhập 20,000 10
26 % mẫu thịt nhiễm
vi khuẩn
* Tổng lượng thịt 200,000 100
Nguồn: Thống kê tổng hợp
Trang 40Gà làm sẵn nhập khẩu (chủ yếu là đùi, cánh) do Cục Thú y kiểm soát và cấp giấy phép, trong khi tiêu thụ ra thị trường, chủ yếu ở TPHCM nhưng Chi cục Thú y TP lại không nắm được số lượng, đơn vị nhập khẩu để có thể phối hợp quản lý và kiểm soát Ngay cả việc quản lý gà nhập khẩu khi tiêu thụ trên thị trường cũng chưa rõ ràng trách nhiệm (thú y, y tế hay quản lý thị trường) Và xuất hiện nhiều điểm thiếu sót hiện nay là: thiếu thông tin cho người tiêu dùng và sự phối hợp giám sát ngành dọc Gà nhập khẩu được đưa về các kho cấp đông các tỉnh, sau đó được rã đông, đựng trong các thùng lạnh 10- 20 kg giao cho các đầu mối và bán cho người tiêu dùng TPHCM, đơn vị nhập khẩu không báo cho cơ quan thú y địa phương kiểm dịch và xác nhận về chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ Nếu bảo quản không đảm bảo khi đưa
ra thị trường, gà nhập khẩu có thể bị lây nhiễm một số vi khuẩn, ảnh hưởng đến việc
an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng
4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến cung ứng gia cầm qua kênh phân phối 4.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng gia cầm
Hình 4.3 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Gia Cầm
Chủ cửa hàng Thương lái
Nông dân
Lò giết mổ
Nhà hàng, khách sạn Người bán lẻ ở chợ
Công ty
Người tiêu dùng Siêu thị Quán gà thịt Cửa hàng
Nguồn: Thống kê tổng hợp