Hội đồng chấm báo cáo tiểu luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận tiểu luận “ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH
Trang 1ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG TRONG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo tiểu luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận tiểu luận “ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2008” do Ksơr Y Ngót, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
LÊ VŨ Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và lo
lắng để tôi có được ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học
Xin chân thành biết ơn thầy ThS Lê Vũ đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận Tạo cho tôi một cách nhìn rộng
và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang theo
bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tiền Giang
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá điều tra thực hiện khóa luận
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày 22 tháng 07 năm 2009
Ksơr Y Ngót
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii Danh mục các hình viii Danh mục phụ lục ix
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 3
3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 9 3.2 Kinh nghiệm chuyển dịch kinh tế nông nghiệp các địa phương 10
Trang 6vi
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiền Giang
4.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế 15 4.1.2 Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản 18
4.3 Nhận định chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Tiền Giang trong hai giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2008 40
4.4.1 Định hướng phát triển chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh đến
Trang 7ASEAN Tổ chức các nước Đông Nam Á
VAC Vườn ao chuồng
VACR Vườn ao chuồng rừng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 8Bảng 4.1 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông - Lâm Nghiệp và Thuỷ Sản Tiền Giang Qua
Các Năm 19 Bảng 4.2 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Tiền Giang Qua Các Năm 19
Bảng 4.3 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất của Ngành Trồng Trọt Tiền Giang Qua Các Năm
(tính theo giá thực tế) 20
Bảng 4.4 Diện Tích Các Loại Cây Trồng 20
Bảng 4.5 Số Lượng Gia Súc, Gia Cầm Qua Các Năm 21
Bảng 4.6 Diện Tích và Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tiền Giang Qua Các Năm 22
Bảng 4.7 Diện Tích Đất Nông Nghiệp Tiền Giang Qua Các Năm 24
Bảng 4 8 Cơ Cấu Diện Tích Đất Nông Nghiệp Tiền Giang 24
Bảng 4.9 Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Tiền Giang Qua Các Năm 25
Bảng 4.10 Kết Quả Thực Hiện Một Số Chỉ Tiêu So Với Kế Hoạch 27
Bảng 4.11 Tỷ Suất Lợi Nhuận/ Chi Phí Sản Xuất 28
Bảng 4.12 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Tiền Giang Qua Các Năm 30
Bảng 4.13 Chi phí sản xuất bình quân trên một ha lúa, hoa màu, cây ăn quả 31
Bảng 4.14 Diện Tích - Năng Suất - Sản Lượng Rau Đậu các Loại Tiền Giang Qua Các
Bảng 4.15 Diện Tích Một Số Cây Ăn Quả Tiền Giang Qua Các Năm 32
Bảng 4.16 Năng Suất - Sản Lượng Một Số Cây Ăn Quả Tiền Giang Qua Các Năm 32
Bảng 4.15 Đàn Gia Súc và Gia Cầm Tiền Giang Qua Các Năm 34
Bảng 4.17 Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Qua Các Năm 37
Bảng 4.18 So Sánh Tốc Tăng Trưởng Kinh Tế Tiền Giang Qua Hai Giai Đoạn 42
Bảng 4.19 So Sánh Tốc Độ Tăng Bình Quân Trong Nội Bộ Nông Nghiệp 42
Bảng 4.20 Cơ Cấu Đất Nông Nghiệp Tiền Giang 44
DANH MỤC CÁC HÌNH
vii
i
Trang 9Trang Hình 4.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn Tỉnh 16
Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tiền Giang 22
Hình 4.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp 28
Hình 4.4 Biểu Đồ Sản Lượng Lúa Qua Các Năm 29 Hình 4.5 Biểu Đồ Sản Lượng Lúa Bình Quân Đầu Người 30
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 10x Phụ lục 1 Bản Đồ Quy Hoạch TTKTXH Tiền Giang
Phụ lục 2 Một Số Hình ảnh Về Sản Xuất Nông Nghiệp Tiền Giang
Trang 11có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng được nâng lên
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của Tiền Giang vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm và còn nhiều yếu tố chưa ổn định nhất là về thị trường tiêu thụ Do vậy, để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang theo hướng bền vững cần phải tổng hợp, đánh giá một số nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2000 - 2008, nhằm so sánh, đối chiếu hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Qua đó, đưa ra những giải pháp và phương hướng phát triển đúng đắn nhằm thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển
ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khát quát thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang
- Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000-2008
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
- Ý kiến đề xuất
Trang 121.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung ,sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Tiền Giang
- Định hướng và đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa, nhiệm vụ nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Đây là chương khát quát về các đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Tiền
Giang, có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đây là chương trình bày các cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng Đồng thời, trình bày các phương pháp nghiên
cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là nội dung chính của luận văn, chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 2001 -
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), nằm trải dài bên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120km, có toạ độ địa lý 105049’07″ đến 106048′06″ kinh
độ Đông và 10012′20″ đến 10035′26″ vĩ độ Bắc Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông phía Tây giáp tỉnh Đông Tháp, phái Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (thành phố
Mỹ Tho): 1 thị xã (thị xã Gò Công), và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông) với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường,146 xã)
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Mỹ Tho) - Cần Thơ, nối TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng KTTĐPN Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,…nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông đường thuỷ
bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là thành
Trang 14Như vậy, do bề mặt là nền đất phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ nên rất thíchhợp trong phát triển nông nghiệp
c) Khí hậu
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của Đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, khí hậu phân hoá 2 mùa rõ rệt ,mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc Bão ít xảy ra, thường chì ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày
Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng Sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
d) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 248,2 ngàn ha, gồm các nhóm đất chính: nhóm
đất phù sa, chiếm 54,9% diện tích tự nhiên, đất thuận lợi nhất cho trồng lúa, màu, cây
ăn trái ; nhóm đất mặn, chiếm 14,6% diện tích, thích hợp trồng các loại cây như dừa,
sơ ri, cói, nuôi trồng thuỷ hải sản ; nhóm đất phèn, chiếm 19,4% diện tích, thích hợp trồng các loại cây như tràm, bàng, khóm, mía và các loại cây trồng khác như lúa, màu, cây ăn quả ; nhóm đất cát giồng, chiếm 3% diện tích, thích hợp cho xây dựng và canh tác cây ăn trái, rau màu
e) Tài nguyên nước - thuỷ văn
- Tài nguyên nước mặt: Với hệ thống sông rạch thuộc sông Tiền, sông Vàm Cỏ
Tây cùng hệ thống kênh đào, tỉnh Tiền Giang có trữ lượng nước mặt rất dồi dào nhưng nguồn nước ngọt đạt tiêu chuẩn cho sản xuất và sinh hoạt được cung cấp từ sông Tiền Chương trình ngọt hoá Gò Công đã góp phần nâng cao hiệu quả cho kế hoạch thâm
Trang 15canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi tại các huyện ven biển
- Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm của tỉnh Tiền Giang có chất lượng khá tốt ở khu vực phía Tây và một phần ở khu vực phía Đông của tỉnh nhưng khai thác
ở độ sâu khá lớn (từ 200 - 500m) Đây là nguồn nước sạch quan trọng góp phần bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là ở những vùng bị nhiễm mặn và phèn cần được quan tâm khai thác hợp lý và quan trắc động thái để tránh xâm nhập mặn các tầng chứa nước
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm của tỉnh Tiền Giang khá dồi dào đã góp phần thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng
f) Tài nguyên rừng
- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5,0% so với diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, song có vai trò quan trọng trong việc:
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Gò Công Đông, rừng tràm ngập nước chua phèn vùng Đồng Tháp Mười, là nguồn cung cấp tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện tốt cho các loài thuỷ sản đặc trưng của vùng sinh sống
- Nâng cao độ che phủ đất, góp phần cải thiện và ổn định môi trường sinh thái, giải quyết nhu cầu về gỗ, củi trong tỉnh và ngoài tỉnh, phục vụ giải trí và du lịch
- Phòng hộ ven biển, hạn chế xói lở do tác hại của sóng biển, hạn chế, bảo vệ đê
ngăn mặn và vùng sản xuất bên trong, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
Lao động trong độ tuổi trên 1,1 triệu người, chiếm 66,3% so với dân số Trong
cơ cấu lao động năm 2005, lao động khu vực nông nghiệp chiếm 69,2%; lao động khu vực công nghiệp - xây dựng 10,7%; và lao động khu vực dịch vụ 20,1% Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn cao, so với bình quân chung của vùng ĐBSCL có cơ cấu lao động tương ứng là 59,7%, 13,6% và 26,7% và của Vùng KTTĐPN tương ứng là 36,7%, 33,6% và 29,7% Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23% năm 2005, cao hơn bình
Trang 16cư đối với những gia đình bị mất đất sản xuất do quá trình công nghiệp hoá, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn rất cao
2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a) Thuỷ lợi
Tiền Giang là một trong hai tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống thuỷ lợi được xây dựng khá hoàn chỉnh theo quy hoạch, với 7 dự án thuỷ lợi: thuỷ lợi Cái Bè, thuỷ lợi Tây Cai Lậy, Đông Cai Lậy, thuỷ lợi Bắc Đông thuỷ lợi Bảo Định, ngọt hoá Gò Công và đê biển Gò Công
Trên cơ sở các dự án trên, hàng trăm km kênh trục, kênh cấp 2 được nạo vét, 5 trục thoát lũ qua quốc lộ 1 được khai thông, cùng với hàng chục cống ngăn mặn, tiêu úng và các trạm bơm điện được xây dựng,…Hệ thống thuỷ lợi đã góp phần tăng vụ, tăng sản lượng, khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và góp phần phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ, phục vụ nước sinh hoạt cho nhân
- Đường huyện liên xã 823 km
- Đường nội thị (158 tuyến ) 90 km
- Đường giao thông nông thôn 3.742 km, trong đó:
+ Đường nhựa 11,56%
+ Đường đất, bê tông 10,8%
+ Đường đá cấp phối 54,26%
Trang 17Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh có mật độ dày và phát triển đều khắp tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển, hoạt động đi lại , rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, tạo thuận tiện trong giao lưu kinh tế, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương
c) Hệ thống chính sách
Tiền giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ TW Gần đây tỉnh thực hiện nhiều chính sách ban hành hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp như: Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ -
CP ngày 11/7/2005 của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư; Chỉ thị 27/CT - UBND ngày 19/11/2008 của UBND tỉnh về triển khai sản xuất lúa vụ đông xuân 2008
- 2009.và hàng loạt các dự án: dự án xây dựng trại lúa giống Cai Lậy, dự án xây dựng trại giống cây ăn quả Cái Bè, Nói chung, đã có hàng loạt chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nhân dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với bà con canh tác độc canh như trước đây
d) Thị trường
Tiền Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng Nơi đây có hệ thống đường thủy khá thuận tiện, nhiều nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản,
Sản phẩm nông nghiệp góp phần khá lớn vào sản xuất và xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang Các mặt hàng chủ yếu là gạo, tôm đông lạnh, nghêu đông lạnh, dầu dừa, than gáo dừa, thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác
Tuy nhiên thị trường tiêu thụ không ổn định, chất lượng sảm phẩm còn thấp do
đó giá trị và hiệu quả chưa cao Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến mọi hoạt động sản xuất nói chung hay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng Muốn chuyển dịch có hiệu quả cần phải đánh giá đúng đắn và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường để quy hoạch những cây trồng vật nuôi cho phù hợp Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp nắm bắt và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế rủi ro
Trang 18CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, các lĩnh vựa sản xuất, các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế,… Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng
của mình tuỳ theo điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý kinh tế cụ thể
Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược kinh doanh xã hội Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh sự tác động của các quy luật phát triển khách quan, mọi ý định chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu thường dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế
Mỗi cơ cấu đều mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động gắn với sự biến đổi, phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành nền kinh tế và những mỗi liên hệ giữa chúng Sự hình thành cơ cấu thường bị chi phối bởi nhân tố chủ yếu như:
- Những nhân tố địa lý tự nhiên: (đất, nước, không khí, khoáng sản, nguồn năng lượng,…) tác động không nhỏ đến việc hình thành cơ cấu kinh tế Có thể nói sản xuất
là quá trình “chiếm hữu tự nhiên”, gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên, đồng thời tác động lại tự nhiên
- Những nhân tố xã hội: con người, nguồn lao động, truyền thống kinh nghiệm sản xuất, nhu cầu của thị trường, đường lối chính sách, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của một nước
- Những nhân tố kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng và thích
Trang 19ứng phù hợp về cơ cấu nền kinh tế với bên ngoài Tính đa dạng của các nhu cầu phổ
biến và sự khác nhau về điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất ở các nước, đòi hỏi bất
cứ nền kinh tế nào cũng phải có sự thay đổi kết quả hoạt động với bên ngoài với mức
độ và phạm vi khác nhau
3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc của nền
kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một địa phương
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả nội tại các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp,…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải đảm bảo khai thác hiệu quả nhất
những tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước, của từng địa phương, mặt khác phải
linh hoạt để thích nghi với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường Vì vậy,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn phải đến mối liên hệ thuận và nghịch đặt trong tổng
thể sự hợp tác, phân công lao động của địa phương, của cả nước và quốc tế
3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa: sản xuất trồng trọt sản xuất chăn
nuôi - thuỷ sản và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp
Hình 3.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn
Cơ cấu kinh
tế nông thôn
Khu vực I: nông nghiệp Khu vực II: Công nghiệp – Xây dựng Khu vực III: Dịch vụ
Trang 2010
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất trên một ha, đảm bảo ổn định sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất chính, phát triển ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trước hết là phải đảm bảo an toàn – an ninh lương thực quốc gia Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực, sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao
Từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp và dịch vụ Trong đó, phải giải quyết các mối quan hệ cơ bản như quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa nông lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn lương thực nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn văn minh hiện đại
Để phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu kinh tế theo ngành phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với thị trường
- Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và hướng ra xuất khẩu
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến
- Tăng cường tiềm lực, công nghệ, và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật qua đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,…
- Khuyến khích những nhân tố mới, động lực mới của tất cả mọi thành phần kinh tế để khai thác hết tiềm năng, tiềm lực, nhân lực, tài nguyên, nhằm phát huy cao
độ sức sản xuất, giải phóng triệt để mọi tiềm lực sản xuất,…
3.2 Kinh nghiệm chuyển dịch kinh tế nông nghiệp các địa phương
Nông nghiệp có vị trí to lớn trong nền kinh tế quốc dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Nó là ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất và lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người mà không một ngành sản xuất vật chất nào có thể thay thế được Ở nước ta, nông nghiệp lại càng có vị trí quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước Trong quá
Trang 21trình lãnh đạo, xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng ta luôn luôn đặt nông nghiệp ở vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế của đất nước
Đại hội V của Đảng đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Đại hội VI tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu của nông nghiệp, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chương trình sản xuất lương thực - thực phẩm
Đảng bộ và chính quyền các địa phương đã vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào các khâu then chốt sau: tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi theo hướng chất lượng và hiệu quả Vì vậy nông - lâm - thuỷ sản các địa phương đã đạt được những kết quả toàn diện Cơ cấu kinh tế nông thôn có những biến đổi quan trọng, trong đó chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng nhanh, điển hình một
số địa phương sau:
a) Bình Thuận
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao Bình Thuận tập trung giải quyết khâu giống, bố trí cơ cấu giống, mùa vụ, đề phòng sâu bệnh, bảo đảm diện tích gieo trồng lúa khoảng 90.000 ha, năng suầt 43 - 45 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 385.000 tấn Theo đó, tỉnh tập trung sản xuất lúa ở những vùng có điều kiện thâm canh năng đạt suất cao, chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng và tham gia xuất khẩu ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc theo mô hình canh tác "3 giảm, 3 tăng" Tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình xã hội hóa sản xuất giống cây trồng, chủ trọng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa xác nhận ở các địa phương lên 1.500 ha, nhân rộng mô hình sản xuất bắp lai năng suất cao trên diện tích 20.000 ha Bình Thuận tập trung chỉ đạo phát triển mạnh cây thanh long, cao su, điều, nho và hình thành vùng rau tập trung, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản lên 28 triệu USD, tăng gần 4 triệu so với năm 2007, trong đó xuất khẩu trái thanh long khoảng 20 triệu USD
b) Phú Thọ
Tận dụng đất đai, lao động, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kinh tế tổng hợp VAC, VACR Cẩm Khê đã triển khai các chính
Trang 2212
sách khuyến khích phát triển thủy sản, cây chè, trồng rừng, phát triển đàn bò lai chất lượng cao; hỗ trợ giá giống, vật nuôi, cây trồng, chính sách đầu tư vốn giúp nông dân sản xuất Huyện đã xây dựng được các tổ chức hội nghề nghiệp giúp nông dân định hướng sản xuất; chủ động dồn đổi ruộng đất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch diện tích phát triển kinh tế vườn, kinh tế VAC Nông dân của huyện đã chủ động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất; đổi mới nếp nghĩ, cách làm, tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi: người người làm VAC, nhà nhà làm VAC, mọi vùng làm VAC Toàn huyện đã có 355 ha mô hình rừng sản xuất; 20 ha mô hình chuyển đổi diện tích sâu trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản bền vững kết hợp với chăn nuôi vịt và lợn thịt; chăn nuôi thủy sản với diện tích lên tới 1.700 ha
c) An Giang
Huyện Chợ Mới đã mở rộng diện tích vùng trồng rau màu chuyên canh lên trên 26.000 ha, tăng gấp ba lần thời điểm cách nay 10 năm Với vòng quay 3 đến 5 vòng/năm, đất trồng màu tại đây đạt kỷ lục cao về mức thu nhập trên một đơn vị diện tích: 373,7 triệu đồng/ha Với lợi thế địa hình cù lao màu mỡ, huyện Chợ Mới đã xác định cây màu là trọng tâm trong các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sống chung với lũ Huyện đã đầu tư 121,1 tỉ đồng hình thành mạng lưới đê bao khép kín kiểm soát lũ kết hợp với phát triển giao thông nông thôn, để triển khai chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu Huyện đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khuyến khích nông dân du nhập các giống rau màu mới có nhiều ưu điểm về năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt được thị trường ưa chuộng đồng thời trồng rau an toàn Hiện nay, năng suất rau màu tại Chợ Mới đạt bình quân 20 tấn/ ha, cao nhất tỉnh
An Giang Một ha rau màu trồng vào mùa lũ (thời điểm nghịch vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long) có thể cho thu nhập gần nửa tỉ đồng Rau màu Chợ Mới không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu dạng tiểu ngạch sang Campuchia
d) Cà Mau
Sau 5 năm thử nghiệm thành công, tỉnh đã nhân rộng mô hình nuôi cá bống tượng đến các hộ nông dân Ở thành phố Cà Mau, hơn 1.200 hộ đã nuôi cá bống tượng, trong đó xã Tân Thành có gần 800 hộ nuôi cá bống tượng Nông dân ở các
Trang 23huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình đã bắt đầu tổ chức nuôi cá bống tượng để phát triển kinh tế gia đình Hộ nuôi ít nhất 2 ao, nhiều nhất là 10 ao Nhờ nuôi cá bống tượng, nhiều hộ dân nông thôn thật sự đổi đời Hiện, cá bống tượng có giá khoảng 250.000 đồng/kg và luôn khan hiếm trên thị trường Nhiều thương lái từ các tỉnh lân cận đã tới Cà Mau để mua cá bống tượng với giá rất cao so với mặt bằng giá tại địa phương Để phát triển nghề nuôi cá bống tượng, ngành thủy sản Cà Mau đang tích cực
hỗ trợ bà con về giống, vốn, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế gia đình
Cà Mau hiện có 170.930 lượt hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tạo ra nhiều mô hình đa cây, đa con, thâm canh đạt hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho nông dân
Mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cua, sò, cá, xóa dần độc canh con tôm ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình và thành phố Cà Mau; nuôi tôm kết hợp trồng rừng ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển; sản xuất lúa hè thu, lúa vụ
2, lúa mùa kết hợp nuôi cá đồng và trồng rau màu ở Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, thành phố Cà Mau; nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm sinh học được nông dân tích cực đầu tư phát triển ở những vùng nuôi tôm trọng điểm Hàng ngàn hộ nông dân trở thành chủ trang trại, doanh nghiệp, biến các vùng đất hoang hoá, đầm lầy, nhiễm phèn trở thành vùng "đất vàng", cho thu nhập cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn Giá trị kinh tế bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Cà Mau tăng 2 lần và đất nuôi trồng thủy sản tăng lên 3 lần so với năm 2000
(Nguồn: Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Quốc Gia, ngày 21/4/2008.)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp luận
Địa lý kinh tế học nghiên tổng hợp tổng thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này tỉnh được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và sự kết hợp hài hoà với các huyện khác của tỉnh và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Địa lý kinh tế xã hội là một khoa học tổng thể nghiên cứu không gian lãnh thổ kinh tế xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, khi nghiên cứu các
Trang 2414
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang chúng ta cần phải xem xét nó trong một chung thể chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết mối quan hệ sự phát triển, sự chuyển dịch với việc nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường,…Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành, của các thành phần kinh tế, đánh giá quá trình chuyển dịch với cái nhìn khách quan, tổng hợp tạo động lực phát triển kinh tế
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp lấy từ phòng ban của tỉnh để tìm hiểu thực trạng tổng quan của tỉnh Các số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu cho đề tài được phân tích tổng hợp, xử lý có chọn lọc nhằm phục vụ tốt cho quá trình đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thông qua các số liệu này để so sánh, đối chiếu hiệu quả của các
mô hình sản xuất của tỉnh
b) Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đây là một phương pháp quan trọng trong phân tích đánh giá các điều kiện tác động đến sản xuất nông nghiệp Phương pháp này giúp ta có một cách nhìn tổng quát vấn đề, xác định được mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội phục vụ tốt cho việc nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp bản đồ, biểu đồ,…
c) Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng Excel để tổng hợp và xử lý số liệu đã thu thập được từ các phòng ban cũng như từ các ý kiến chuyên gia
Trang 25CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiền Giang trong thời gian từ năm 2000 - 2008
4.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế
Kinh tế - xã hội Tiền Giang trong thời gian qua đứng trước không ít khó khăn, thách thức Song, nhờ quyết tâm của Đảng bộ cùng với chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt, tốc độ tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh năm 2000
là 5.307 tỷ đồng tăng lên 8.167 tỷ đồng năm 2005
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 là 10%/năm Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 là 9%/năm (so với cả nước 7,5%) và giai đoạn 2006 - 2008 là 11,8%/năm
Trong đó, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm vượt kế hoạch đề ra (4,6%/năm); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,7%/năm, đạt kế hoạch (15,8% - 18,6%); khu vực dịch vụ tăng 11,4%/năm chưa đạt so với kế hoạch (12,3% - 13,5%)
GDP bình quân đầu người năm 2005 tăng gần 1,8 lần so với năm 2000 từ 4,3 triệu đồng năm 2000 tăng lên 7,6 triệu đồng năm 2005 (tương đương 478 USD, bằng 93% so ĐBSCL và 75% so cả nước )
Xét về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, song còn chậm, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với kế hoạch mục tiêu đề ra Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 12,81% năm 1995 lên 15,3% năm 2000
và đạt 22,4% năm 2005; 22,8% năm 2008 (mục tiêu quy hoạch 20%) Cùng với sự đóng góp của khu vực dịch vụ ngày càng tăng từ 22,99% năm 1995 lên 28,22% năm
Trang 27Năm 2008
22.80%
27.80%
49.40%
Nông nghiệp và thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Tiền Giang 2008
Bên cạnh, những thành tựu đạt được nền kinh tế Tiền Giang vẫn nhiều mặt tồn tại, hạn chế :
- Tăng trưởng kinh tế chung và từng ngành chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá của tỉnh còn thấp Quy
mô của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị thiếu, không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng chậm lại trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp, chưa thật đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
- Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tuy có những thuận lợi nhất định, nhưng luôn đối mặt với những khó khăn như tình hình thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…
- Môi trường đầu được cải thiện về nhiều mặt nhưng còn nhiều hạn chế trong thu hút đầu từ như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, cung cấp nước sạch, nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu nhất là lao động có tay nghề Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để đầu tư các dự án còn chậm như các
dự án khu cụm công nghiệp,…
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế:
Trang 2818
- Do Tiền Giang là tỉnh đất hẹp, người đông, mật độ dân số cao, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,… đồng thời giá cả thị trường trong nước và thế giới tăng cao kéo theo việc tăng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu, tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư và đời sống của người dân
- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, nhất là hạ tầng giao thông và dịch vụ bổ trợ làm hạn chế việc thu hút các nguồn vốn đầu tư và phát huy có hiệu quả các lợi thế về vị trí, tiềm năng
- Thiếu các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đủ mạnh về tiềm lực tài chính, thị phần,
uy tín, thương hiệu làm hạn chế phần nào đến việc mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, làm đầu mối thu hút nguồn vốn đầu tư mới, thúc đẩy sự phát triển các công nghiệp phụ trợ
- Còn nhiều bất cập trong đầu tư phát triển của Trung ương đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Việc quán triệt, triển khai và thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tuy có được quan tâm nhưng ở một vài lĩnh vực vẫn còn chậm, chưa đồng
bộ và thiếu các biện pháp tổ chức thực hiện
- Còn xem nhẹ công tác quy hoạch và các kế hoạch phát triển; công tác chỉ đạo điều hành theo quy hoạch còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp tổ chức và điều hành mang tính chiến lược
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Vùng KTTĐPN (11,7%) Vì vậy, vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới là xây dựng các giải pháp phát triển kinh - tế xã hội nhất là phát triển các ngành phi nông nghiệp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN
4.1.2 Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản
Xét về cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp thì việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp có những biến đổi theo hướng tích cực, song còn chậm chưa thật vững chắc Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu mặc dù tỷ trọng của ngành đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 80,1% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành Ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng đáng kể và chiếm gần 18,5% cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành, lâm nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ 1,4%
Trang 29Bảng 4.1 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông - Lâm Nghiệp và Thuỷ Sản Tiền Giang
Qua Các Năm
ĐVT: % Khoản mục 2000 2001 2005 2006 2007 2008
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tiền Giang 2008
Trong cơ cấu sản xuất nội tại của ngành sản xuất nông nghiệp tình hình cũng
tương tự ngành trồng trọt chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp chiếm khoảng 76% nhưng có xu hướng giảm dần, đồng thới chăn nuôi và dịch
vụ có tỷ trọng xu hướng gia tăng Qua đó cho thấy hoạt động dịch vụ nông nghiệp của
Tiền Giang khá phát triển, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Bảng 4.2 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Tiền Giang Qua Các Năm
ĐVT: % Năm
Cùng với cây lương thực các loại rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây lâu
năm ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt Tuy nhiên,
cây lương thực và cây ăn quả vẫn là cây chủ đạo vì chiếm tỷ trọng khá cao và ít biến
động Cây công nghiệp hàng năm và lâu năm chiếm tỷ trọng thấp mà còn có xu hướng
giảm (cây công nghiệp hàng năm 0,40% năm 2005 xuống còn 0,25% năm 2007; cây
công nghiệp lâu năm 2,0% năm 2000 giảm còn 1,65% năm 2005) Các loại rau đậu có
Trang 3020
xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
Bảng 4.3 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Tiền Giang Qua Các Năm
ĐVT: %
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tiên Giang 2007
Xét về diện tích gieo trồng cũng tương tự, mặc dù cơ cấu cây trồng ngày càng
đa dạng nhưng tỷ lệ diện tích gieo trồng vẫn có sự chênh lệch giữa các cây hàng năm -
cây lâu năm, cây lương thực với các cây khác, điều đó cho thấy xu hướng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng từ lúa sang màu và cây khác còn chậm
Bảng 4.4 Diện Tích Các Loại Cây Trồng
ĐVT: ha
Cây lương thực 282.419 276.119 251.890 250.965
Nguồn: Niêm Giám Thống Kê Tiền Giang 2007
b) Ngành chăn nuôi
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm, trong thời gian qua ngành chăn nuôi Tiền
Giang có bước phát triển khá, hầu hết các loại gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm
Đặc biệt là đàn heo từ 429.077 con năm 2000 tăng lên 561.245 con năm 2007 và
520.761 con năm 2008 Như vậy, có sự chuyển dịch đa dạng hóa theo tác động của thị
Trang 31trường, đặc biệt sự phát triển đàn heo thịt, bò sữa, Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn
chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và do ảnh hưởng của dịch bệnh
mà sản lượng có giảm sút, đặc biệt là đàn gà Nhờ công tác phòng chống bệnh trên gia
súc, gia cầm được thực hiện một cách triệt để, khống chế dịch bệnh Điều này đã làm
thay đổi đáng kể đàn gia cầm, và được phát triển theo hướng chuyên trứng, chuyên thịt
theo qui mô trang trại
Bảng 4.5 Số Lượng Gia Súc, Gia Cầm Qua Các Năm
Sau cây lúa và cây ăn quả, thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh Bên cạnh việc
khai thác thủy sản tự nhiên, nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển nhanh, những
giống loài được chọn lọc phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, với những mô hình
như: nuôi cá lồng bè, hai vụ lúa một vụ tôm, đã mang lại cho nông dân thu nhập cao so
với việc độc canh cây lúa
Nhìn chung, hoạt động thủy sản Tiền Giang trong thời gian qua có hai chuyển
biến đáng kể về cơ cấu sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, hai là có sự thay đổi cơ
cấu về sản phẩm thủy sản
- Về cơ cấu sản xuất, nếu xét về giá trị sản xuất ngành thủy sản phát triển khá
nhanh, từ năm 2000 đến năm 2007 đã tăng 2,7 lần (từ 1.104.458 triệu đồng lên
3.069.382 triệu đồng, theo giá hiện hành) Trong đó, giá trị khai thác tăng 6,3 lần (từ
305.734 triệu đồng lên 1.947.331 triệu đồng), nuôi trồng tăng 1,5 lần (từ 686.759 triệu
đồng lên 1.074.597 triệu đồng) Xét về cơ cấu trong giá trị sản xuất ngành nuôi trồng
Trang 32luôn chiếm tỷ trọng cao hơn khai thác nhưng có xu hướng giảm dần từ 2000 chiếm 62,2% đến 2007 xuống còn 35,0%, ngược lại từ năm 2004 ngành khai thác chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng do biến động thị trường
Bảng 4.6 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Thủy Tiền Giang Qua Các Năm
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tiền Giang 2007
Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tiền Giang
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tiền Giang 2007
- Cơ cấu sản phẩm thủy sản, cũng đang có những biến đổi theo hướng đa
đạng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường Ngoài còn cá thì tôm sú ngày càng được
22
Trang 33chú trọng phát triển, diện tích ngày càng tăng nhanh với mô hình chủ yếu là chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm) Năm 2007 toàn tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 12.882 ha Trong đó, diện tích nước mặn, lợ 6.766 ha (nuôi tôm 4.216 ha, nuôi
cá 250 ha, nuôi thủy sản khác 2.300 ha), diện tích nước ngọt 6.116 ha (nuôi tôm 67 ha, nuôi cá 5.409 ha, thủy sản khác 640 ha) Việc nuôi tôm luân canh với lúa mang hiệu quả kinh tế cao, các hộ nuôi tôm cho năng suất 0,8 – 1,2 tấn/ha, lợi nhuận 30 – 40 triệu đồng/ ha Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân có thu nhập cao từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, góp phần hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
4.1.3 Sự chuyển dịch đất đai canh tác
Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, việc sử dụng đất canh tác có chiều hướng thay đổi Diện tích trồng cây hàng năm có chiều hướng giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp (giảm từ 47,7% năm 2000 xuống còn 40,6% ha năm 2007) Diện tích trồng cây lâu năm chiếm
tỷ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng nhanh từ 65.996 ha năm 2000 lên 75.225
ha năm 2007, diện tích đất có mặt nước nuôi thủy sản tăng nhanh từ 2.677 ha lên 6.618
ha năm 2007
Sở dĩ, đất nông nghiệp biến động do quá trình hiệu chỉnh, cập nhật số liệu đo đạc bản đồ địa chính và một phần diện tích đất cù lao bãi bồi mới tăng thêm, công tác khai hoang phục hóa, và một số diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác sử dụng
Đất lâm tăng, đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng vào trồng tràm theo chương trình trồng tràm 5 triệu ha rừng và một dự án trồng tràm ở huyện Tân Phước Bên cạnh đo, số diện tích trồng Bạch Đàn trước đây tổng hợp ở loại đất cây lâu năm nay chuyển sang đất lâm nghiệp