1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đồ án công nghệ vận tải (logistics vận tải đa phương thức)

44 3,9K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 123 KB

Nội dung

lập biểu đồ luồng xe chạy, các lý thuyết về đặc điểm và tổ chức quá trình vận tải đa phương thức: bộ, biển, hàng không, sắtTổng quan quá trình vận tải, Lập biểu luồng phương tiện, Xác định tổng chi phí của phương án, Xác định các chỉ tiêu vận dụng phương tiện, Xây dựng và lựa chọn phương án vận tải, Đặc điểm vận tải

Trang 1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ VẬN TẢI Chuyên ngành: logistics và vận tải đa phương thức

Họ Tên : Hoàng Thị Loan

Đề số : 30

MỞ ĐẦU

- Vai trò của vận tải trong chuỗi logistics;

Có thể bạn không để ý, nhưng việc vận chuyển hàng hóa, con người, diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh ta.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa gắn liền và có vai trò thiết yếu với cuộc sống con người Hàng ngày bạn và tôi di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay Hàng hóa tiêu dùng tại các chợ hoặc siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ Nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận tải.

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông.Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.

Vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu.Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

- Lập kế hoạch vận tải để làm gì? Các yêu cầu lập kế hoạch vận tải của đồ án (theo đề bài được giao)

MỤC LỤC

Trang 2

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về tổ chức quá trình vận tải

1.1 Khái niệm vận tải,vai trò của vân tải

2.1.1: Tổng quan quá trình vận tải

2.1.2: Đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn 4

2.2: Đặc điểm quá trình vận tải của các phương thức

2.2.1: Qúa trình vận tải đường Sắt 7

2.2.3: Qúa trình vận tải đường Biển 8

2.3: Tổ chức quá trình vận tải

2.3.1: Khái quát tổ chức quá trình vận tải 9

2.3.2: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Sắt 12

2.3.3: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Bộ 25

2.3.4: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Biển 31

Chương 2: Lập kế hoạch vận chuyển

2.2: Xây dựng và lựa chọn phương án vận tải 39

Chương 3: Tính các chỉ tiêu Kinh tế Kĩ thuật

3.1: Xác định tổng chi phí của phương án 54

3.2: Xác định các chỉ tiêu vận dụng phương tiện 55

Trang 3

Vận tải là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh

1.1.2.Đặc điểm cuả vận tải

b Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt

- Là ngành sản xuất mà sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó

- Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vận tải trước và sau chỉ thay đổi vị trí trong không gian.

- Để sản xuất sản phẩm vận tải không có yếu tố nguyên liệu và khấu hao phương tiện chiếm tỷ trọng lớn.

- Sản phẩm ngành vận tải xét tới hai yếu tố: khối lượng vận chuyển và khoảng cách.

- Vận tải là một ngành dịch vụ vì nó mang đầy đủ tính chất ngành dịch vụ.

Trang 4

1.1.3 Phân loại vận tải

Có thể phân loại dịch vụ vận tải theo một số chỉ tiêu sau:

- Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải

Vận tải đường biển

Vận tải thủy nội địa

- Căn cứ vào hình thức tổ chức quá trình vận tải

Vận tải đơn phương thức: hàng hóa hay hành khác được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.

Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là hai phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.

Vận tải đứt đoạn: việc vận chuyển được thực hiện bằng hai hay nhiều phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó

- Căn cứ theo phạm vi:

 Vận tải nội địa: quá trình vận tải trong phạm vi một quốc gia;

 Vận tải liên vận quốc tế: quá trình vận tải từ quốc gia này sang quốc gia khác.

- Căn cứ vào mục đích của quá trình vận tải

- Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): Quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho qua trình sản xuất trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy, công ty không trực tiếp thu tiền cước của vận tải

- Vận tải công cộng: Việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải.

- Ngoài ra, có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: Cự ly vận chuyển, yêu cầu vận chuyển (nhanh, chậm).

Trang 5

1.1.4 Nguyên tắc và yêu cầu vận tải (hàng hóa)

a Nguyên Tắc vận tải (hàng hóa)

Có hai nguyên tắc kinh tế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả vận tải: tính kinh tế nhờ quy mô và tính

kinh tế nhờ cự ly.

Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải là chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng giảm khi quy mô vận tải

hàng hóa tăng lên.

Tính kinh tế nhờ cự ly là chi phí vận tải cho mỗi đơn vị vận tải khối lượng hàng giảm khi khoảng

cách vận chuyển tăng lên

Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận tải khác nhau Mục tiêu của quyết định vận tải là tối đa hóa lượng hàng và quãng đường hàng hóa được vận chuyển, trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu về dịch vụ khách hàng.

b Yêu cầu vận tải (hàng hóa)

Đối với mỗi quá trình vận tải, các yêu cầu chung gồm:

- Thỏa mãn nhu cầu di chuyển và tính triệt để của quá trình vận tải;

- Đảm bảo an toàn cho phương tiện, đối tượng vận tải và xã hội;

- Vận chuyển nhanh chóng và chi phí thấp;

- Giải quyết thỏa đáng chính sách bảo hiểm; tranh chấp hợp đồng vận tải giữa các bên liên quan.

2 Quá trình vận tải

2.1 Tổng quát quá trình vận tải

2.1.1: Khái niệm quá trình vận tải

Quá trình vận tải là sự kết hợp theo một trình tự nhất định các yếu tố trong quá trình sản xuất vận tảinhư: lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động mà cụ thể là: sức lao động của con người,phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, hàng hóa, điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng,ngoài ra còn có những hoạt động phụ trợ khác như: chủ hàng, đại lí, môi giới, xí nghiêp sửa chữa…

Sự phối hợp một cách hợp lí và chặt chẽ các yếu tố trên sẽ mang lại hiệ quả kinh tế cao trong sảnxuất vận tải, ngược lại sẽ dẫn đến lãng phí lớn, hiệu quả sản xuất giảm

2.1.2: Đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn trong quá trình vận tải

a) Giai đoạn chuẩn bị

Trang 6

Chủ phương tiện sẽ tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường để có được khối lượng hàng hóavận chuyển Sau khi đã có khách hàng, chủ phương tiện phải xác định cách thức đóng gói, xác địnhđiểm đi, điểm đến, thời gian vận chuyển lô hàng, phương thức thanh toán.

b) Giai đoạn bố trí phương tiện và nhận hàng

Trong giai đoạn này cần phải lựa chọn phương tiện phù hợp với đặc điểm của hàng hóa, căn cứvào số lô hàng để xác định số phương tiện phù hợp Sau khi đã thống nhất thể thức vận chuyển vàhàng hóa đã chuẩn bị xong, chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện đã được xác định, côngviệc tiếp theo là đưa phương tiện đến nơi tập kết hàng hóa để nhận hàng hoặc ngược lại chủ hàngđưa hàng hóa đến nơi tập kết phương tiện để chủ phương tiện nhận hàng

c) Giai đoạn xếp hàng lên phương tiện

Việc xếp hàng lên phương tiện có thể bằng thủ công hoặc bằng máy phụ thuộc vào độ lớn, hìnhdạng, kích thước, đặc tính lí hóa của hàng hóa Khi xếp hàng cần phải có kế hoạch và sơ đồ bố tríhàng hóa Việc này đòi hỏi các yếu tố như: nhanh, khoa học, tận dụng triệt để sức chứa của phươngtiện, an toàn cho hàng hóa,…

d) Giai đoạn lập đoàn phương tiện

Việc lập đoàn phương tiện gồm 2 việc:

- Xác định số lượng và móc nối các phương tiện chuyên chở với nhau

- Xác định đầu máy kéo đẩy và móc nối đầu máy với đoàn phương tiện chuyên chở để thànhmột đoàn tàu

Việc lập đoàn phương tiện đảm bảo các yếu tố sau:

- Đảm bảo an toàn đoàn tàu bằng việc phân bố lực hãm đồng đều cho các thành phần của đoàntàu

- Giải bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất

- Giảm bớt thao tác dọc đường

- Tận dụng tối đa sức kéo của đầu máy

e) Giai đoạn vận chuyển

Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải, là giai đoạn hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đếnnơi khác Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đầu đến ga cảng cuối hoặc có thể bị giánđoạn ở dọc đường do các lí do sau:

+ Dừng để xếp dỡ hàng dọc đường;

+ Dừng để thay đổi đàu máy, kéo, đẩy;

+ Dừng để tiếp nhiên liệu;

+ Dừng vì lí do an toàn giao thông;

+ Dừng để chuyển phương tiện;

Thời gian giai đoạn vận chuyển được tính từ khi phương tiện bắt đầu lăn bánh ở ga, cảng đầutiên đến khi phương tiện đến ga ở cảng cuối cùng, do vậy thời gian này bao gồm thời gian phương

Trang 7

vào loại đầu máy, trạng thái kĩ thuật của phương tiện, tình trạng hàng hóa trên phương tiện, mật độphương tiện trên tuyến đường,

f) Giai đoạn đón nhận phương tiện từ nơi đến

Điểm chung khi kết thúc hành trình thì phương tiện và hàng hóa có thể xảy ra sự thay đổi nào đó,

do vậy trước khi dỡ hàng tại nơi đến cần phải tiến hành kiểm tra tình trạng kĩ thuật của phương tiện

và hàng hóa Với phương tiện, phải tiến hành xem có an toàn hay không, sau đó có kế hoạch bảodưỡng để đảm bảo an toàn cho chuyến đi Với hàng hóa, phải kiểm tra có hư hỏng, thiếu hụt không.Nếu có phải tìm nguyên nhân và lập biên bản cụ thể vì nó là căn cứ để giải quyết tranh chấp hợpđồng vận chuyển không đảm bảo

g) Giai đoạn giải phóng đoàn phương tiện

Giải phóng đoàn phương tiện là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡhàng Trong một đoàn tàu, các toa xe hay xà lan chở hàng có vị trí dỡ hàng khác nhau, việc giải thểđoàn phương tiện thường do phương tiện của ga hay cảng đảm nhiệm, việc tháo dỡ này một mặt tạothuận lợi cho công tác dỡ hàng, nhất là khi có sử dụng máy xếp dỡ, mặt khác cũng tận dụng đượckhả năng khai thác của từng loại phương tiện trong đoàn tàu Thời gian giải thể đoàn phương tiệnphụ thuộc vào: phương pháp giải thể, vị trí dỡ hàng của các đoàn phương tiện…

h) Giai đoạn dỡ hàng

Việc dỡ hàng là công việc của ga cảng, chi phí dỡ hàng do chủ hàng chịu, tùy thuộc vào loạihàng mà cảng, ga để lựa chọn phương án dỡ bằng thủ công hay bằng máy, bằng các thiết bị chuyêndùng như toa xe tự dỡ, ô tô ben, xà lan tự dỡ,…Thời gian dỡ hàng khỏi phương tiện phụ thuộc vàolượng hàng hóa dỡ

Khi dỡ hàng xong, về phía chủ hàng thì quá trình vận tải đã kết thúc, hàng đã được vận chuyểnđến tay người nhận Tuy nhiên hàng hóa được tính từ thời điểm gửi đi đến thời điểm cuối cùngthường phải trải qua nhiều loại phương tiện, chẳng hạn: ô tô-sắt-ô tô, ô tô-biển-ô tô-sắt-ô tô, nhữngtrường hợp như vậy gọi là liên vận

i) Phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo

Nếu như sau quá trình dỡ hàng, quá trình vận chuyển hàng hóa là kết thúc, thì đối với cácphương tiện vận tải, chu kì vận tải sẽ kết thúc bằng việc chạy rỗng phương tiện đến nơi nhận hàngtiếp theo Nếu như việc thực hiện chu kì vận tải khác bắt đầu từ việc lấy hàng tại chỗ thì không phảitrải qua quá trình này

2.2: Đặc điểm quá trình vận tải của các phương thức

2.2.1: Vận tải đường sắt

Khối lượng vận tải lớn và đa dạng Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc cùng số hành khách)

Trang 8

Vận chuyển trên những tuyến đường dài, ở Việt Nam, tổng chiều dài đường sắt là 3.142,69 km, trong

đó gồm 2632 km đường sắt chính, 402,69 km đường ga và 107,95 km đường nhánh Tuyến Hà Nội – TP HCM: 1726,2 km, tuyến Yên Viên – Lào Cai: 285km, Hà Nội – Đồng Đăng: 163,3 km và nhiều tuyến khác

có chiều dài tương đương.

Thời gian vận chuyển ở mức trung bình và ít thay đổi, ví dụ thời gian vận chuyển container từ ga Hải Phòng về Hà Nội mất khoảng 1 ngày và hầu như không thay đổi.

Tuyến đường vận tải không linh hoạt và bị phụ thuộc vào đường ray và các ga đỗ, không vận chuyển đến đích cuối cùng, hiện tại Việt Nam có 15 tuyến chính và chủ yếu các ga nằm ở các thành phố chính, các trung tâm kinh tế - xã hội của 3 miền.

Chi phí cố định cao; chi phí biến đổi thấp, chi phí cố định gồm: chi phí duy trì đường xá, khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị của nhà ga; chi phí quản lý…

Chi phí biến đổi: lương của công nhân viên; nhiên liệu cho tàu chạy.

Chi phí vận chuyển ảnh hưởng lớn bới tính kinh tế do quy mô và quãng đường vận chuyển

2.2.3: Vận tải đường bộ (ô tô)

Có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do đặc điểm của hệ thống đường xá

là có ở khắp mọi nơi có người ở Việc vận chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích đến cuối cùng với sự đa dạng của các phương tiện vận tải đường bộ.

Chủ động và linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các phương tiện vận chuyển khác nhau, tương ứng với các tuyến đường và sự sẵn có các phương tiện vận tải

Chủ động về thời gian, không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến tiếp theo thường ít.

Sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa , do sự đa dạng hình thức vận chuyển, từ hàng hóa nhỏ lẻ, số lượng lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ…

Bị hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lượng rất lớn thì hình thức vận tải này không phù hợp cho 1 vài chuyến hàng mà phải chia nhỏ thành các lô để vận chuyển, dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn nữa, các hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đường bộ do hệ thống đường xá không thể đáp ứng được, ít có phương tiện đường bộ có thể vận chuyển được các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù hợp với đường sắt hoặc đường thủy…

Hay gặp sự cố trên quãng đường vận chuyển, do tính chất đường bộ có nhiều phương tiện tham gia giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể kiểm soát được, hơn nữa, các phương tiện vận tải thường hay gặp sự cố hỏng hóc dọc đường…

Trang 9

Chi phí cố định thấp do hãng vận tải không sở hữu hệ thống đường sá, hệ thống đường sá do chính phủ đứng ra xây dựng và các hãng vận tải chỉ việc sử dụng mà không mất phí xây dựng.

Chi phí biến đổi cao do sử dụng nhiên liệu, lệ phí cầu, đường và chi phí phát sinh trên tuyến đường cao Chi phí đường bộ có nhiều chi phí phát sinh như phí bến bãi; trông coi hàng hóa; giao nhận hàng; chi phí trên tuyến đường vận chuyển.

2.2.4: Vận tải đường biển

Trọng lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển lớn, do các tàu thường có sức vận chuyển rất lớn, hơn rất nhiều đường bộ, không giới hạn kích thước hàng hóa.

Mức độ an toàn cao; khả năng tổn thất và mức thiệt hại thấp, vận tải đường thủy thường ổn định về khả năng giữ an toàn cho hàng hóa, ít gặp các sự cố va chạm làm hỏng, vỡ hàng hóa.

Tốc độ vận chuyển chậm, trước đây, khi phải vận chuyển 1 lô hàng đi Uzbekistan bằng đường biển kết hợp với đường bộ thường phải mất 60 ngày, chi phí vận chuyển rất cao (từ 6.000- 7.000 USD/1 container 40 feet); hàng hóa dễ bị hỏng vì ẩm, nước biển Trong khi đó, sử dụng đường sắt, một toa tàu có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn gần gấp đôi container 40’.Thời gian vận chuyển nhanh hơn, chỉ mất

35 ngày.

Khả năng đúng hạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, các tàu thường có thời gian vận chuyển có tính cả yếu tố chậm chễ cho thời tiết, nhưng khó có thể đoán trước được thời gian giao hàng chính xác khi gặp các sự cố về thời tiết trên biển.

Bị giới hạn bởi hệ thống đường thủy, không phải nước nào cũng có hệ thống đường thủy, và hệ thống đường thủy ở mỗi nơi là khác nhau, có nơi nhiều sông ngòi, kênh rạch, có nơi có ít…

Phải kết hợp với các phương tiện phụ trợ, do hệ thống sông ngòi thường không bắt đầu từ nơi đi đến đích đến cuối cùng giống đường sắt, nên khi vận chuyển cần kết hợp các phương tiện phụ trợ khác để vận chuyển hàng hóa về tới kho cuối cùng.

Thời gian xếp dỡ hàng hóa chậm, thường mất nhiều ngày để bốc dỡ hàng hóa lên hoặc xuống tàu, một phần cũng do tính chất số lượng và kích thước hàng hóa lớn nên mất nhiều thời gian để bốc dỡ hàng hóa.

Chi phí cố định cao do đầu tư các phương tiện vận tải tầu thủy rất lớn; chi phí bến bãi cao; chi phí bốc

dỡ, xếp hàng cao.

Chi phí biến đổi thấp do ít có sự cản trở trong quá trình vận chuyển hàng hóa, thường các doanh nghiệp vận tải đường thủy không mất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển như đường bộ như chi phí đường sá, chi phí mãi lộ…

3: Lập kế hoạch và tổ chức quá trình vận tải

3.1 Lập kế hoạch vận tải theo các phương thức

Trang 10

A.Tổ chức vận tải hàng hóa ở ga đường sắt

a) Công tác vận chuyển hàng hóa

Trong VTĐS, phương tiện chuyên chở hàng hóa là các toa xe với các đặc tính kĩ thuật cơ bảngồm: trọng tải thiết kế (trọng tải thành xe, Pth), tự trọng (qtự), thể tích (dung tích chứa hàng, V) vàchiều dài toa xe (Lxe) Công tác phục vụ vận chuyển hàng hóa ở ga thực hiện đối với lô hàng tại ga đi(nơi xếp hàng) và ga đến (nơi dỡ hàng)

Trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa (hóa vận) gồm hệ thống đường ga phục vụxếp dỡ và tập kết toa xe, hệ thống kho, ke, bãi hàng; thiết bị xếp dỡ; phòng hóa vận; thiết bị phục vụhóa vận và kiểm dịch hàng hóa, Ngoài ra, còn hệ thống đường ô tô phục vụ khách hàng đưa hànghóa vào bãi (xếp hàng) và rút hàng (dỡ hàng)

b) Hợp đồng vận tải hàng hóa

Là sự thỏa thuận giữa DN đường sắt với người thuê vận tải Theo đó DN đường sắt sẽ vậnchuyển hang hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng theo đúng hợp đồng Nội dung hợp đồnggồm:

- Địa điểm, thời gian kí hợp đồng, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, tài khoản giao dịch ngânhàng của các bên;

- Quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên cho mỗi công việc cụ thể để tổ chức vận chuyển, xếp,dỡ; giao, nhận, sủa đổi, bồi thường, hủy hợp đồng;

- Loại hàng hóa, khối lượng, tỉ trọng, tỷ lệ hao hụt, tính chất lí hóa, đặc điểm và sự cố hànghóa (nếu có);

- Nơi đi, nơi đến;

- Thời gian thực hiện hợp đồng;

- Người nhận hàng;

- Việc cấp toa xe để xếp hàng nguyên toa;

- Giá trị hợp đồng có dự tính chi phí cần thiết cho quá trình vận chuyển và hình thức thanhtoán;

- Những thỏa thuận khác

c) Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đi

1- Tác nghiệp nhận chở: căn cứ vào yêu cầu của người thuê vận chuyển thì đại diện đường

sắt sẽ tiến hành làm thủ tục nhận chở theo yêu cầu Nếu có khả năng chuyên chở thì Đường sắt phảithông báo cho chủ hàng về kế hoạch và số lượng cấp xe, thời gian dự kiến cấp xe, nếu cấp toa xekhông đúng yêu cầu của chủ hàng thì phải được sự đồng ý từ họ thì khi đó đường sắt mới quyết địnhcấp xe;

2- Cấp toa xe, dụng cụ và vật liệu gia cố kèm theo:

- Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ: chậm nhất 2 giờ trước khi cấp xe, đường sắt phải

thông báo cho người thuê vận tải số lượng, số đăng kí toa xe đưa vào địa điểm xếp dỡ hoặc địa điểmgiao tiếp Nếu đưa xe chậm phải thông báo trước 2 giờ so với giờ cấp xe, nếu không thông báo hoặc

Trang 11

thông báo chậm thì đường sắt phải thanh toán cho người thuê vận tải chi phí công nhân, phương tiệnxếp dỡ chờ đợi tính đến giờ thanh toán

- Cung cấp toa xe, dụng cụ kèm theo toa xe và vật liệu gia cố: đường sắt phải cung cấp toa xe

đúng thời hạn, đủ tiêu chuẩn theo hợp đồng vận tải cũng như thỏa thuận với người thuê vận tải.Người thuê vận tải có thể chấp nhận hoặc từ chối nếu thấy toa xe không đạt yêu cầu, đường sắt chịutrách nhiệm cung cấp dụng cụ, vật liệu gia cố như cọc, xích, bạt che

3- Xếp hàng lên toa xe: chủ hàng xếp hàng với hàng chuyên chở nguyên toa, đường sắt xếp hàng

đối với hàng lẻ Đường sắt quy định thời gian xếp hàng lên toa xe đối với từng loại hàng xếp lên mộttoa xe hoặc cụm xe, nếu thời gian xếp hàng dài không do lỗi của đường sắt thì chủ hàng phải chịutrách nhiệm chi phí đọng xe theo quy định Sau khi xếp hàng xong, việc niêm phong toa xe thực hiệnđúng quy định của ngành về chủng loại, cách thức kẹp chì, niêm phong và trách nhiệm người niêmphong Kết thúc quá trình xếp xe là thủ tục lập giấy tờ xếp hàng (giấy xếp xe) Giấy xếp xe là mộttrong những tài liệu của bộ giấy tờ chuyên chở hàng hóa, chứng minh thực tế hàng hóa có trong toa

xe và giúp cho việc dỡ hàng an toàn và nhanh nhất hoặc kiểm tra hàng hóa khi cần thiết

4- Lập giấy tờ chuyên chở: gồm Hóa đơn gửi hàng và các giấy tờ kèm theo Hóa đơn gửi hàng

là bộ phận của hợp đồng vận tải do đường sắt phát hành theo mẫu đăng kí với cơ quan quản lí nhànước có thẩm quyền Hóa đơn gửi hàng là chứng từ giao nhận hàng hóa với đường sắt và người thuêvận tải, chứng cứ giải quyết tranh chấp, bồi thường trong quá trình vận tải Trước khi lập hóa đơngửi hàng, người thuê vận tải phải ghi đầy đủ vào tờ khai gửi hàng do đường sắt cung cấp và ký tên,đóng dấu (nếu có) lưu ở ga đi Nhân viên hóa vận có trách nhiệm hướng dẫn chủ hàng khai tờ khai.Đường sắt lập hóa đơn gửi hàng hóa và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải đã gửihàng hóa và thanh toán .Hóa đơn vận tải phải có chữ kí của người thuê vận tải và người được ủyquyền

5- Đăng kí vào sổ hàng và lập báo cáo: được thực hiện tại phòng hóa vận của ga, nhằm lưu trữ

thông tin phục vụ thống kê vận chuyển hàng hóa, đối chứng, truy tìm hàng hóa khi cần thiết, đồngthời là những số liệu báo cáo nhanh phục vụ cho việc điều hành quản lí của lãnh đạo cấp trên

d) Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đến

Căn cứ vào thông tin xác báo từ Trung tâm điều hành vận tải về lô hàng đến ga để dự kiến kế hoạch,địa điểm dỡ hàng Những thông tin cần thiết gồm: mác tàu, số toa xe trong đoàn tàu, loại hàng, trọnglượng hàng hóa và số hiệu toa xe chở hàng đến ga, dự kiến giờ đến của đoàn tàu

Khi đoàn tàu hàng đến ga, nhân viên hóa vận trực tiếp nhận toa xe hàng và giấy tờ, hóa đơn gửi hàngtrên đường đón gửi của ga, kiểm tra trạng thái kĩ thuật, thương vụ toa xe và đối chiếu hóa đơn gửihàng, các loại giấy tờ kèm theo và biên bản đã lập (nếu có) Nếu phát hiện những dấu hiệu bấtthường thì phải cùng vơi trưởng tàu và người áp tải lập biên bản theo quy định Sau khi kiểm traxong nhà ga sẽ kí xác nhận với trưởng tàu để xác nhận hàng hóa và toa xe của ga mình

Trực ban hóa vận giao nhân viên thanh toán căn cứ các số liệu về hàng hóa và toa xe trong hóa đơngửi hàng tính toán và thẩm hạch lại cước phí, tạp phí, xác nhận vào hóa đơn gửi hàng, sau đó chuyểngiấy xếp xe cho đôn đốc xếp dỡ để lên phương án dỡ xe, đồng thời chuẩn bị làm thủ tục báo tin hàngđến

Trang 12

1 Báo tin hàng đến

Ngay sau khi hàng đến nhà ga phải báo tin (qua số điện thoại, email,…) cho người nhận theo tên, địachỉ đã ghi rõ ràng trong hóa đơn gửi hàng Nội dung báo tin phải có đầy đủ tên, số lô hàng, ngày giờbáo tin hàng đến, số tiền người nhận hàng thanh toán ở ga

Báo tin hàng đến là tác nghiệp đánh dấu thời điểm chấm dứt kì hạn chuyên chở và giúp cho ngườinhận hàng chuẩn bị kế hoạch tiếp nhận hàng hóa nhanh chóng, an toàn

Thời điểm người nhận hàng coi như đã chính thức nhận được tin hàng đến là:

- Khi trực tiếp nhận điện thoại báo tin;

- Thời điểm hoàn thành việc chuyển thư điện tử, bản fax báo tin hàng đến;

- Thời điểm ghi trên dấu bưu điện nơi đến nếu báo tin bằng điện tín hoặc gửi thư qua bưu điện;

- Thời điểm người nhận ký vào sổ báo tin nếu báo tin trực tiếp

2 Tác nghiệp dỡ hàng

Sau khi đã tiếp nhận toa xe và hàng hóa, trực ban hóa vận lên kế hoạch dỡ hàng và thông báo cho

bộ phận chạy tàu để tiến hành dồn xe vào địa điểm xếp dỡ, nếu việc dỡ xe tiến hành ở đường dùngriêng thì ga dồn xe đến địa điểm giao nhận để giao cho người nhận hàng

Tại địa điểm xếp dỡ, đôn đốc xếp dỡ là người chỉ đạo, giám sát công tác dỡ xe đảm bảo an toànhàng hóa, toa xe và các phương tiện khác của ngành, đảm bảo an toàn cho mọi người và thực hiệnđúng thời gian dỡ quy định đối với loại hàng, loại xe tại thời điểm xếp dỡ đó

Trong quá trình dỡ hàng, nếu phát hiện thấy hàng bị mất mát, hư hỏng thì phải tiến hành lập biênbản thương vụ theo đúng quy định Để đảm bảo an toàn cho công tác dồn xe, khi chất đống hàng hóatrên bãi phải cách xa đường ray theo giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên sân ga Mỗi lô hàng được đánhdấu rõ ràng số hiệu hóa đơn gửi hàng, tên người nhận hàng, trọng lượng, số kiện, thời gian dỡ của lôhàng để tiện việc giao nhận

Sau khi dỡ hàng xong, người nhận hàng (nếu toa xe do người nhận hàng tự dỡ) hoặc tổ xếp dỡ phảitiến hành vệ sinh toa xe, đóng cửa đầy đủ, chắc chắn Sau đó đôn đốc xếp dỡ xác nhận thời gian dỡhàng xong vào phiếu và báo tổ dồn lấy xe

Nếu thời gian dỡ hàng vượt quá quy định, người nhận hàng phải chịu chi phí đọng xe theo thờigian trả chậm thực tế

3 Giao – nhận hàng

- Kỳ hạn nhận hàng:

Ngay sau khi nhà ga báo tin hàng đến, người nhận hàng phải đến lĩnh hàng theo quy định Kì hạnnhận hàng bao gồm thời gian người nhận làm thủ tục nhận hàng với đường sắt, thời gian dỡ hàng vàmang hết hàng ra khỏi ga Kì hạn nhận hàng và lấy hàng ra khỏi ga được quy định đối với từng loạihàng Người nhận hàng không được phép từ chối nhận hàng khi nhà ga đã báo tin hàng đến, trừtrường hợp hàng bị hỏng do lỗi của đường sắt

Nếu quá kì hạn nhận hàng, trong trường hợp kho bãi của đường sắt để chứa hàng thì người nhậnhàng phải trả tiền lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh (nếu có) Khi quá kì nhận

Trang 13

hàng, nếu hàng hóa bị hư hỏng, biến chất thì người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm Đối vớihàng nguy hiểm, dễ gây cháy nổ, chất độc, phóng xạ, hài cốt, thi hài, khi quá kì hạn mà người nhậnchưa nhận hoặc chưa đưa ra hết khỏi ga thì đường sắt phải báo với cơ quan có trách nhiệm để giảiquyết.

- Giao hàng cho người nhận:

Đường sắt và người nhận hàng có trách nhiệm giao – nhận hàng theo đúng hình thức đã thỏathuận, nếu hàng hóa có người áp tải thì áp dụng theo hình thức nguyên toa

Trong những trường hợp sau đây, ga đến giao hàng cho người nhận bằng phương thức giao nhậntheo số lượng, trọng lượng nếu người nhận hàng không đồng ý nhận hàng theo nguyên toa:

+ Dấu hiệu niêm phong toa xe không còn nguyên vẹn;

+ Hàng tươi sống, mau hỏng đến qua kì hạn vận chuyển do lỗi của đường sắt;

+ Quy trình làm lạnh, bảo ôn của toa xe bị vi phạm do lỗi của đường sắt;

+ Hàng dỡ vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng đường sắt có khả năng dỡ vàbảo quản khi đường sắt báo tin hàng đến nhưng người nhận chưa đến nhận trong kì hạn quy định Khi người nhận hàng đến lấy hàng phải xuất trình cho ga giấy báo tin hàng đến, chứng nhận tưcách pháp nhân của người nhận Nhân viên hóa vận thu toàn bộ chi phí của người nhận hàng, ký tên,đóng dấu ngày của ga đến và yêu cầu người nhận ký tên vào hóa đơn gửi hàng Nếu hàng bảo quảntrong kho bãi thì phải viết phiếu lĩnh hàng cho người nhận hàng đến lấy

Hàng hóa được coi là giao nhận đủ khi mức chênh lệch trọng lượng hàng hóa có thể chấp nhậnđược do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì không được vượt quá định mức do cơquan có thẩm quyền quy định

Khi giao hàng nếu người nhận phát hiện hàng bị hư hỏng, biến chất, mất mát hoặc những hiệntượng này đã được đường sắt phát hiện thì phải lập biên bản trong quá trình vận chuyển thì đườngsắt và người nhận có trách nhiệm xác định tổn thất thực tế của hàng, lập biên bản thương vụ để làm

cơ sở cho việc giải quyết Trường hợp 2 bên không thống nhất được tổn thất thực tế thì có thể mời

cơ quan có thẩm quyền giám định để giám định hàng hóa Mọi chi phí việc giám định do bên có lỗithanh toán

Hàng hóa coi như đã giao xong cho người nhận khi người nhận đã kí vào sổ giao hàng của ga đến

và nhận liên 4 của hóa đơn gửi hàng

Trang 14

- Hàng không có người nhận

Hàng hóa không có người nhận được xử lý theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt Đối vớihàng hóa mau hỏng, sau khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà không cóngười đến nhận thì được xem như hàng hóa không có người nhận Doanh nghiệp được miễn tráchnhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của phápluật

- Hàng hóa coi như bị thất lạc

Hàng hóa coi như bị thất lạc nếu quá kỳ hạn vận chuyển so với thời hạn quy định (hiện nay ĐS quyđịnh thời hạn quá 15 ngày đối với hàng hóa thông thường và 4 ngày đối với hàng mau hỏng) Nếuquá thời hạn mà DN VTĐS chưa gửi hàng cho người nhận thì người nhận hàng hoa có quyền yêucầu ĐS bồi thường theo quy định; nếu sau thời theo quy định mà ĐS đưa hàng tới ga đến (theo hóađơn gửi hàng) thì người nhận phải nhận hàng và trả lại số tiền bồi thường đã nhận từ DN VTĐS

- Hàng hóa bị tịch thu, xử lý

Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, tịch thuhoặc xử lý thì ĐS phải lập biên bản theo quy định và báo ngay cho người nhận hàng, người thuê vậntải biết

- Tắc đường vận chuyển

Khi tắc đường mà không thể vận chuyển tiếp hàng hóa thì ĐS phải báo ngay cho người thuê vận tải,người nhận hàng biết để thống nhất biện pháp xử lý Người thuê vận tải lựa chọn và thống nhất vớidoanh nghiệp thực hiện một trong các hình thức giải quyết sau:

+ Đưa hàng hóa quay về ga gửi;

+ Đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường;

+ Chuyển tải hàng hóa để đi tiếp;

+ Đợi thông đường để đi tiếp

Khi tắc đường do lỗi của ĐS, người thuê vận tải có quyền yêu cầu doanh nghiệp vận chuyển hàng

hóa theo một trong những hình thức nêu trên Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau:

+ Nếu đưa hàng hóa về ga gửi, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ tiền cước và các chi phí phátsinh theo hợp đồng mà người thuê vận tải đã trả cho doanh nghiệp;

+ Nếu đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường, doanh nghiệpphải trả lại tiền cước trên đoạn đường từ ga dỡ hàng đến ga đến ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa; + Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, ĐS tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình cókhả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải không phải trả chi phí chuyển tải

Khi tắc đường không do lỗi của ĐS, người thuê vận tải thỏa thuận với ĐS để lựa chọn vận chuyển

hàng hóa theo một trong những hình thức quy định Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau: + Nếu đưa hàng hóa về ga gửi hoặc dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng một tuyến đường hoặc

dỡ xuống tại ga tắc đường, ĐS trả lại cước trên đoạn đường từ ga tắc đường đến ga đến ghi trong hóađơn gửi hàng hóa và thu 50% tiền cước đoạn đường quay trở lại;

Trang 15

+ Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, ĐS tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình cókhả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải phải trả mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển tải Khi doanh nghiệp đã báo tin tắc đường mà không nhận được yêu cầu giải quyết của người thuê vậntải thì xử lý như sau:

+ Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, động vật sống mà sau 04 ngày không nhận được ý kiến của ngườithuê vận tải, ĐS được quyền xử lý như hàng không có người nhận;

+ Đối với hàng hóa khác, ĐS chờ thông đường để tiếp tục vận chuyển

- Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển

Đối với hàng hóa thông thường, nếu phát hiện bị khai sai tên, ĐS tiếp tục chở đến ga đến và đượcthu của người nhận hàng:

+ Tiền cước còn thiếu;

+ Tiền phạt khai sai tên hàng

Đối với hàng nguy hiểm, hàng hóa cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vậntải khai không đúng thì giải quyết như sau:

+ Trường hợp có thể gây nguy hại đến an toàn chạy tàu và các hàng hóa khác, doanh nghiệp cho

dỡ xuống ga gần nhất tàu sắp tới và báo cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết Doanh nghiệptính lại tiền cước, thu các chi phí phát sinh và thu tiền phạt trên đoạn đường thực tế đã vận chuyển; + Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, ĐS tiếp tục chở tới ga đến và

có quyền thu của người nhận hàng các khoản tiền theo quy định

- Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải

Trường hợp khai sai trọng lượng đối với hàng nguyên toa mà do chủ hàng khai trong tờ khai gửihàng không đúng với trọng lượng hàng thực tế trên toa xe, bao gồm các trường hợp sau:

+ Nếu tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa ≤ 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe hoặc chưa vượtquá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và thu thêm củangười nhận hàng tiền cước vận tải còn thiếu kèm theo khoản tiền phạt bội tải theo quy định của ĐS + Nếu phát hiện tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa lớn hơn 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe(vượt quá 5%) hoặc vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì ĐS được quyền dỡ phầntrọng lượng bội tải, thông báo cho người thuê vận tải biết và thống nhất biện pháp giải quyết ĐSđược quyền thu tiền phạt bội tải và các chi phí phát sinh theo quy định của ĐS Nếu người thuê vậntải yêu cầu chở tiếp phần hàng bội tải tới ga đến thì được vận chuyển theo thỏa thuận mới

- Hủy bỏ vận chuyển

Người thuê vận tải có quyền yêu cầu hủy bỏ vận chuyển khi tàu chưa chạy tại ga gửi và phải chịu chiphí phát sinh do việc hủy bỏ vận chuyển gây ra Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh đểthực hiện hủy bỏ vận chuyển theo quy định của ĐS

- Thay đổi người nhận hàng

Người thuê vận tải có quyền chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho ngườinhận hàng trước đó (việc thay đổi người nhận hàng chỉ được thực hiện một lần) và phải chịu chi phí

Trang 16

phát sinh do thay đổi người nhận hàng Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiệnthay đổi người nhận hàng theo quy định của ĐS.

- Thay đổi ga đến

Người thuê vận tải có quyền thay đổi ga đến ngay cả khi hàng hóa đang được vận chuyển trên đườnghoặc đã tới ga đến (việc thay đổi ga đến chỉ được thực hiện một lần) nhưng phải chịu chi phí phátsinh do thay đổi ga đến Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi ga đếntheo quy định của ĐS

- Vận chuyển hàng hóa bằng container

Doanh nghiệp VTĐS chỉ nhận vận chuyển container phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của toa xe;container vận chuyển trên toa xe phải bảo đảm tải trọng cầu đường, khổ giới hạn đường sắt và cóchứng nhận an toàn còn giá trị

Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về loại hàng hóa, biện pháp xếp và trọng lượng hàng hóa xếptrong container để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển bằng đường sắt Biện pháp kỹ thuật

và tổ chức vận chuyển container do ĐS quy định

- Vận chuyển hàng nguy hiểm

Việc phân loại, điều kiện kỹ thuật xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theoNghị định số 109/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

- Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trường khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiềurộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thácđường sắt (sau đây được gọi là hàng quá khổ giới hạn);

+ Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn củatoa xe (sau đây được gọi là hàng quá dài)

Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trọng khi thuộc ít nhất một trong các trường hợpsau:

+ Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;

+ Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16tấn

Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng do ĐS và người thuê vận tải thỏa thuận Khi vậnchuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường sắt, DN VTĐS phải được sự chấp thuận của tổ chức

có thẩm quyền

Việc tổ chức vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được thực hiện theo quy định của ĐS

f) Tổ chức kế hoạch chạy tàu hàng

Trình tự chạy tàu đường sắt với hàng hóa được thực hiện theo trình tự sau:

Trang 17

1 Xuất phát từ yêu cầu chuyên chở hàng hóa đối với từng loại hàng, khối lượng chuyên chở, nơi đi,nơi đến,và thời gian thực hiện hợp đòng vận tải để xác định luồng hàng vận chuyển trên 1 tuyến, 1khu đoạn theo từng chiều cho từng ngày.

2 Lựa chọn loại toa xe và xác định luồng xe nặng chuyên chở khối lượng hàng hóa tương ứng Cânđối giữa yêu cầu và tình hình toa xe hiện có để xác định luồng xe rỗng trên các tuyến đường nhằmđiều động và cung cấp toa xe rỗng phục vụ công tác xếp hàng ở ga Tổ hợp luồng xe nặng và rỗngtheo từng chiều, trên mỗi khu đoạn, khu gian được luồng xe để tính toán xây dựng phương án luồng

xe hàng ngày

3 Xây dựng kế hoạch lập các đoàn tàu trên cơ sở thực hiện phương án luồng xe đã chọn

4 Lựa chọn phương án hành trình và vẽ biểu đồ chạy tàu (vẽ cùng phương án chạy tàu khách nếukhai thác chung VTHH và VTHK trên cùng một tuyến đường)

5 Điều hành vận tải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận để thực hiện biểu đồ chạy tàu đã lập

6 Phân tích và điều chỉnh kế hoạch chạy tàu

Trang 18

Xác định luồng xe nặng – rỗng

Xác định phương án luồng xe hợp lí

Xây dựng kế hoạch lập tàu

Vẽ biểu đồ chạy tàu

Điều hành vận tải

Phân tích – điều chỉnh

Hình 2.3: Qúa trình công nghệ tổ chức chạy tàu đường sắt

Trong quá trình hoạt động trên, công tác điều hành VTĐS được thực hiện theo nguyên tắc thốngnhất chỉ huy chạy tàu trên cơ sở mọi bộ phận tuân thủ biểu đồ chạy tàu Mục tiêu của công tác điềuhành là đảm bảo an toàn chạy tàu, phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giũa các bộ phận trên toàn mạnglưới ĐS nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải hàng ngày Công tác điều hành VTĐS đòi hỏi có sự phốihợp giữa Phòng điều hành trung tâm (cùng các Sở điều hành khu vực) với các đơn vị quản lí cầuđường,thông tin tín hiệu, nhà ga, trạm đầu máy, toa xe nhằm thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu và giảiquyết tình huông xảy ra trong quá trình vận tải

- Căn cứ để điều hành VTĐS: Biểu đồ chạy tàu, trang thiết bị, tình hình phương tiện, nhân lực, sựthay đổi yêu cầu vận chuyển;

Yêu cầu VCHH

Trang 19

- Công cụ để điều hành: Hệ thống thiết bị điều khiển chạy tàu và thông tin liên lạc giữa trung tâmđiều hành với các bộ phận liên quan;

- Nhiệm vụ: Điều khiển chạy tàu ở ga và trên tuyến

B Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Ô tô

2.3.3.1: Điều kiện vận tải hàng hóa bằng ô tô

Điều kiện vận tải gồm những đặc điểm, yêu cầu vận tải ảnh hưởng tới công tác tổ chức vận tải:

- Luồng hàng và yêu cầu vận chuyển: loại hàng, khối lượng, nơi gửi, nơi nhận, khoảng cách vàcác yêu cầu về thời hạn vận chuyển, bảo quản, xếp – dỡ;

- Phương tiện vận tải: chủng loại, số lượng, tính năng kĩ thuật, tình trạng kĩ thuật của phương tiện;

- Quy mô và phân bố bến bãi, đầu mối giao thông;

vị sản phẩm vận tải Người lái xe phải thực hiện đúng phương án tổ chức vận chuyển do bộ phậnđiều hành vận tải lập

Tuỳ theo cơ cấu hàng hoá, yêu cầu vận chuyển, loại hàng hoá…trong vận tải ôtô có các loại hànhtrình chạy xe như: hành trình con thoi, hành trình đường vòng,…

Theo thực tế, nhu cầu vận tải rất đa dạng, việc tổ chức vận tải theo các loại hành trình trong phạm vikhu vược hoạt động cũng đa dạng, yếu tố quyết định để lựa chọn hành trình vận tải là hiệu quả đạtđược của từng loại hành trình, loại hành trình nào đạt các chỉ tiêu cao thì lựa chọn để thực hiện Khithực hiện công tác vận tải, nếu quãng đường huy động từ vị trí của đơn vị vận tải đến điểm lấy hànglớn thì chủ phương tiện đưa xe đến điểm lấy hàng và để xe nằm tại đó trong suốt quá trình vận chyểnkhối lượng hàng hoá theo yêu cầu, làm như vậy để giảm quãng đường huy động

b) Các hình thức chủ yếu trong vận tải hàng hóa

Trang 20

và quản lí kĩ thuật phương tiện Tuy nhiên có thể phát sinh quãng đường huy động phương tiện, hệ

số lợi dụng quãng đường nhỏ

- Hình thức vận tải phân tán:

Đơn vị tổ chức vận tải đa dạng về phương tiện, vận chuyển nhiều loại hàng và hoạt động trên phạm

vi rộng, công tác lập kế hoạch, tổ chúc và quản lí vận chuyển phức tạp

* Lập biểu đồ chạy xe: là phương án phối hợp giữa quá trình vận chuyển hàng từ nơi gửi tới nơinhận với phương án điều động xe rỗng để xác định lộ trình xe chạy đối với từng xe hoặc nhóm xe cụthể

c) Lựa chọn phương tiện

* Lựa chọn sơ bộ phương tiện

Đây là bước kiểm tra đảm bảo sự phù hợp của phương tiện với các điều kiện khai thác cụ thể nhưđiều kiện khí hậu, điều kiện hàng hóa, điều kiện đường sá, cự li vận chuyển

- Lựa chọn theo điều kiện đường sá

Lựa chọn theo điều kiện đường sá là chọn các phương tiện đảm bảo các yếu tố như: đảm bảo khảnăng chịu tải của đường, khả năng leo dốc, công suất động cơ…

Qtrục< [q]

Trong đó: Qtrục - trọng tải của phương tiện đè lên trục lớn nhất

[q] - trọng tải cho phép lớn nhất của đường

Ta phải tính toán, xem xét lực cản lớn nhất trên đoạn đường mà phương tiện hoạt động phải nhỏ hơnhoặc bằng lực kéo lớn nhất của xe và lực kéo lớn nhất của xe phải nhỏ hơn lực bám của bán xe vớimặt đường tức là:

P ψ < Pk-max <Pδ

P ψ : Lực cản lớn nhất của mặt đường lên phương tiện

Pk-max: Lực kéo lớn nhất mà phương tiện đạt được

Pδ : Lực bám lớn nhất của xe lên mặt đường

Chọn xe theo điều kiện đường sá đảm bảo phương tiện hoạt động trên điều kiện cụ thể của đường

- Lựa chọn theo điều kiện hàng hóa:

+ Căn cứ vào loại hàng để chọn ra loại sức chứa hợp lý: Chọn loại thùng xe phù hợp với loại hàng,chọn xe chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng có yêu cầu đặc biệt

+ Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: Mỗi đối tượng vận chuyển có yêu cầu và đặc tính đi lại khácnhau

+ Căn cứ vào cự ly vận chuyển: Căn cứ này giúp việc chọn xe thích hợp hơn, đảm bảo độ tin cậytrong quá trình hoạt động (vận chuyển đường dài cần xe có tính việc đã lớn nhưng vận chuyển trongthành phố lại cần xe có khả năng tăng tốc nhanh)

* Lựa chọn chi tiết phương tiện:

Trang 21

Hiệu quả kinh tế phương tiện được đánh giá bằng các chỉ tiêu như: năng suất phương tiện, giá thànhsản phẩm, tính kinh tế nhiên liệu, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác.

- Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất

- Lựa chọn theo tính kinh tế nhiên liệu

- Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành

- Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận

Ngoài ra còn có thể lựa chọn theo các tiêu thức khác như lựa chọn theo chỉ tiêu tỉ số lợi nhuận Mỗichỉ tiêu có một ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định Tùy vào từng mục tiêu, địnhhướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tùy từng trường hợp mà lựa chọn một hay một sốnhững chỉ tiêu để lựa chọn phương tiện cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất

d) Xác định các chỉ tiêu trên hành trình vận chuyển

Trong hành trình vận chuyển cần xác định các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu về quãng đường: Quãng đường có hàng, quãng đường không hàng, quãng đường huyđộng, chiều dài hành trình;

+ Số chuyến có hàng trong hành trình;

+ Chỉ tiêu về thời gian: Thời gian xe chạy có hàng; thời gian xe chạy không hàng; thời gian xechạy quãng đường huy động; thời gian xếp dỡ hàng hoá; thời gian xe chạy một vòng; thời gian hoạtđộng của xe trong ngày ;

+ Hệ số sử dụng trọng tải;

+ Hệ số sử dụng quãng đường;

+ Khối lượng và lượng luân chuyển hàng hoá trên hành trình;

+ Xác định số lượng xe hoạt động và số lượng xe có để vận chuyển trên hành trình e) Phối hợp giữa quá trình vận hành phương tiện và công tác nơi xếp – dỡ

Tổ chức chạy xe trên hành trình phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các trạm xếp dỡ hàng hoá,khả năng thông qua của trạm xếp dỡ phải phù hợp với số lượng phương tiện vào xếp dỡ mới đảmbảo cho quá trình vận tải được liên tục nhịp nhàng

Nhịp làm việc của trạm xếp (hoặc dỡ) là thời gian ñể hai ôtô kế tiếp nhau xếp hoặc dỡ xong dời khỏitrạm

R= TXD/XXD

TXD: thời gian xếp (dỡ) bình quân cho 1 phương tiện

XXD: số vị trí (chỗ) có thể đỗ phương tiện ở nơi xếp (dỡ)

T= TV/AV

TV: thời gian chạy xe bình quân 1 vòng

AV :số lượng phương tiện tham gia trong 1 vòng xe chạy

Theo điều kiện trên ta có R = I , suy ra: TXD/XXD = TV/AV

Trang 22

R- nhịp làm việc của trạm xếp dỡ;

I - khoảng cách thời gian chạy xe;

Hoạt động nhịp nhàng liên tục của các điểm xếp dỡ và phương tiện vận tải có thể bị phá vỡ do mộtbên vận tải hoặc xếp dỡ ngừng hoạt động Điều đó gây nên sự mất cân bằng giữa nhịp xếp dỡ và thờigian vận chuyển Trong trường hợp ngưng trệ ở điểm xếp dỡ thì nhịp xếp dỡ lớn hơn, thời vận

chuyển R > I, do đó gây nên tình trạng ôtô phải chờ đợi máy xếp dỡ Ngược lại khi I > R thì máy

f) Biểu đồ và thời gian chạy xe trong VTHH

* Mục đích tác dụng của thời gian biểu và biểu đồ chạy xe:

Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện, lái xe, nâng caohiệu quả và chất lượng công tác của phương tiện vận tải hàng hoá hoạt động theo hành trình Thờigian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức công tác vận tải của phương tiện hoạtđộng trên hành trình; trong đó quy định về thời gian xếp dỡ hàng hoá; phối hợp giữa vận tải và xếpdỡ; chế độ chạy xe (thời gian lăn bánh, thời gian nghỉ trên đường của lái xe), chế độ lao động cho lái

xe Biểu đồ chạy xe thể hiện mối quan hệ giữa các loại thời gian của vận tải với quãng đường xechạy

* Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe:

Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ và thời gian biểu chạy xe:

g) Vận chuyển hàng hóa bằng container

Để vận chuyển cotainer bằng đường bộ, người ta dùng các loại ô tô chuyên dụng (có rơmoóc và cácchốt hãm), trailer hoặc dùng tractor kết hợp với sắc–si (shassis) Sắc si là một bộ khung có cấu tạođặc biệt để có thể xếp và vận chuyển an toàn cotainer bằng ô tô

Để vận chuyển container trong khu vực bãi cảng, thường dùng xe nâng hoặc cần cẩu di động

Các phương pháp giao hàng bằng container:

* Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên:

Ngày đăng: 12/09/2018, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w