1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồ án công nghệ vận tải

34 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 457,5 KB

Nội dung

Đồ án môn Công nghệ Vận tải trương ĐH Công Nghệ GTVT vận tải đa phương thức logistics Multimodal transportation and logistics , vận tải đường sắt ở nước ta hiện nay vẫn chưa được phát triển so với thế giới, nhu cầu sử dụng đường sắt để vận chuyển hàng hóa cũng chưa cao, do tốc độ vận chuyển chậm, cùng với hệ thống dịch vụ vận tải chưa đáp ứng nhu cầu của chủ hàng khiến cho phương tiện tiềm năng này chưa phát triển. Đồ án này đưa ra các phương án vận chuyển tối ưu nhất để vận chuyển hàng hóa bàng đương sắt một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA VẬN TẢI 4

I Tổng quan về vận tải 4

1 Khái niệm của vận tải 4

2 Đặc điểm của vận tải 4

3 Yêu cầu vận tải 4

4 Nguyên tắc vận tải 4

5 Phân loại vận tải 5

II Quá trình vận tải 6

1 Tổng quát quá trình vận tải 6

1.1 Đối tượng tham gia vận tải 6

1.2 Quá trình vận tải 7

1.2.1 Tổng quát quá trình vận tải 7

1.2.2 Đặc điểm và nội dung của từng giai đoạn trong quá trình vận chuyển 7

2 Đặc điểm quá trình vận tải các phương thức 8

2.1 Đặc điểm của quá trình vận tải đường sắt 8

2.2 Đặc điểm của quá trình vận tải đường bộ 9

2.2.1 Vận tải hàng hóa 9

2.2.2 Vận tải hành khách 9

2.2.3 Các công tác vận chuyển gồm: 9

2.2.4 Các công tác bổ trợ, hỗ trợ khác 10

III Tổ chức quá trình vận tải 10

1 Khái quát về tổ chức quá trình vận tải 10

1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải 10

2 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường sắt 14

2.1 Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đi 14

2.1.1 Tác nghiệp nhận chở: 14

2.1.2 Cấp toa xe, dụng cụ và vật liệu gia cố kèm theo 14

2.1.3 Xếp hàng lên toa xe 14

2.1.4 Lập giấy tờ chuyên chở 14

2.1.5 Đăng ký vào sổ hàng đi và lập báo cáo 15

2.2 Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đến 15

Trang 2

2.2.2 Tác nghiệp dỡ hàng 15

2.2.3 Giao – nhận hàng 15

3 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường bộ (ô tô) 16

3.1 Tổ chức kỹ thuật 16

3.2 Hành trình chạy xe 16

3.3 Lựa chọn phương tiện 17

3.3.1. Lựa chọn sơ bộ phương tiện 17

3.3.2 Lựa chọn chi tiết phương tiện 17

3.4 Tổ chức quản lý vận chuyển 17

3.4.1 Biểu đồ chạy xe 17

3.4.2 Phối hợp giữa quá trình vận hành phương tiện và công tác xếp – dỡ 18

4 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường biển 18

4.1 Nguyên tắc và quá trình tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển 18

4.2 Thu thập thông tin, phân tích yêu cầu và xác định luồng hàng 19

4.3 Phân tích tuyến đường và cảng biển 19

4.4 Phân tích tình hình phương tiện 19

4.5 Xây dựng phương án bố trí tàu 19

4.6 Lập kế hoạch vận tải bằng tàu biển 20

5 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng vận tải đa phương thức 20

5.1 Các mô hình tổ chức vận tải đa phương thức 20

5.1.1 Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea/Air) 20

5.1.2 Mô hình vận tải ô tô – vận tải hàng không (Road/Air) 20

5.1.3 Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ô tô (Rail/Road) 21

5.1.4 Mô hình vận tải đường sắt – vận tải đường bộ - vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển (Rail/Road/Inland waterway/Sea) 21

5.1.5 Mô hình vận tải đường biển – vận tải đường sắt (Sea/Train) 21

5.1.6 Mô hình cầu lục địa (Land Brigde) 21

5.1.7 Mô hình Mini – Brigde 22

5.1.8 Mô hình Micro – Brigde 22

5.2 Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 22

PHẦN II 23

LẬP KẾ HOẠCH VẬN TẢI 23

1 Lập biểu đồ luồng hàng 2 chiều 23

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, gần đây nhất là cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế cũng nhưđời sống sản xuất của con người, vận tải cũng đóng vai trò quan trọng kết nối với cácngành khác tạo nên những thành tựu vượt bậc Có thể nói, kinh tế càng phát tiển thìnhu cầu lưu thông giữa các vùng miền quốc gia hay giữa các khu vực trên thế giớingày càng tăng cao.Nó cho thấy vai trò quan trọng của logisticcs thực hiện các chuỗidịch vụ liên quan đến sản xuất, lưu kho, phân phỗi sản phẩm Vận tải là một yếu tốthen chốt trong dây truyền này, chất lượng của dịch vụ logistics phụ thuộc lớn vào chấtlượng dịch vụ vận tải Khi hoạt động vận tải được tổ chức thực hiện một cách tối ưu,chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Người vận chuyển hay nhà vận tải là đối tác của logistics bởi là người sẽ cungứng dịch vụ logistics phải lựa chọn phương án vận tải cho phù hợp cho từng lô hàngsao cho đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý Trong thực tế, dònglưu chuyển vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phâm rất phức tạp

vì nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất có thể từ nhiều nơi, các địadiểm sản xuất, hệ thống kho, các điểm bán lẻ cũng đặt rải rác tại nhiều địa điểm kháchnhau Đó là lý do làm cho chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việccắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong chi phí logistics.Vận tải ảnh hưởng rấtlớn giá thành trong lưu thông, phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thếgiới Cuộc cách mạng điện tử- số hóa và thông tin liên lạc càng thúc đẩy vận tải pháttriển nhanh về khoa học công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thươngtrường Vì thế, vận tải ảnh hưởng lớn đến chi phí và thời hạn giao hàng, làm di chuyểnsản phẩm, hàng hóa , nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA VẬN TẢI

I Tổng quan về vận tải

1 Khái niệm của vận tải

Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm thay đổi vị trí củahàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải.Vận tải bao gồm 3 yếu tố:

- Có phương tiện di chuyển;

- Phải chở người hoạc hàng hóa;

- Nơi đi và nơi đến phải khac nhau

2 Đặc điểm của vận tải

b Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt

- Là ngành sản xuất mà sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó

- Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vận tải trước và sau chỉ thay đổi vị trítrong không gian

- Để sản xuất sản phẩm vận tải không có yếu tố nguyên liệu và khấu hao phươngtiện chiếm tỷ trọng lớn

- Sản phẩm ngành vận tải xét tới hai yếu tố: khối lượng vận chuyển và khoảng cách

- Vận tải là một ngành dịch vụ vì nó mang đầy đủ tính chất ngành dịch vụ

3 Yêu cầu vận tải

Đối với mỗi quá trình vận tải, các yêu cầu chung gồm:

- Thỏa mãn nhu cầu di chuyển và tính triệt để của quá trình vận tải;

- Đảm bảo an toàn cho phương tiện, đối tượng vận tải và xã hội;

- Vận chuyển nhanh chóng và chi phí thấp;

- Giải quyết thỏa đáng chính sách bảo hiểm; tranh chấp hợp đồng vận tải giữa cácbên liên quan

4 Nguyên tắc vận tải

Có hai nguyên tắc kinh tế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả vận tải: tính kinh tế nhờ

quy mô và tính kinh tế nhờ cự ly.

Trang 5

Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải là chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng giảm

khi quy mô vận tải hàng hóa tăng lên

Tính kinh tế nhờ cự ly là chi phí vận tải cho mỗi đơn vị vận tải khối lượng hàng

giảm khi khoảng cách vận chuyển tăng lên

Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận tải khác nhau.Mục tiêu của quyết định vận tải là tối đa hóa lượng hàng và quãng đường hàng hóa đượcvận chuyển, trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu về dịch vụ khách hàng

5 Phân loại vận tải

Có thể phân loại dịch vụ vận tải theo một số chỉ tiêu sau:

- Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải

Vận tải đường biển

Vận tải thủy nội địa

- Căn cứ vào hình thức tổ chức quá trình vận tải

Vận tải đơn phương thức: hàng hóa hay hành khác được vận chuyển từ nơi đi đếnnơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất

Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là hai phươngthức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệmtrong quá trình vận chuyển đó

Vận tải đứt đoạn: việc vận chuyển được thực hiện bằng hai hay nhiều phương thứcvận tải, nhưng phải sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều người chịutrách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó

- Căn cứ theo phạm vi:

Vận tải nội địa: quá trình vận tải trong phạm vi một quốc gia;

Vận tải liên vận quốc tế: quá trình vận tải từ quốc gia này sang quốc gia khác

- Căn cứ vào mục đích của quá trình vận tải

Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): Quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu, thànhphẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho qua trình sản xuất trong nội bộ xí nghiệp,

Trang 6

Vận tải công cộng: Việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cho mọi đốitượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải.

Ngoài ra, có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: Cự ly vận chuyển, yêucầu vận chuyển (nhanh, chậm)

II Quá trình vận tải

1 Tổng quát quá trình vận tải

1.1 Đối tượng tham gia vận tải

Môi trường vận tải ảnh hưởng tới quyết định được áp dụng trong hệ thống giao vận.Không giống như hầu hết các hợp đồng thương mại, các quyết định vận tải ảnh hưởng bởisáu đối tượng sau: (1) Chủ hàng (consignor); (2) người nhận hàng (consignee); (3) hãngvận tải và các đại lý; (4) các cơ quan quản lý của chính phủ; (5) mạng Internet; (6) cộngđồng Hình dưới minh họa cho mối quan hệ giữa các đối tượng hữu quan

1.2 Quá trình vận tải

1.2.1 Tổng quát quá trình vận tải

Khái niệm: Quá trình vận tải là sự kết hợp theo một trình tự nhất định các yếu tố

trong quá trình sản xuất vận tải như: lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động mà

Cộng đồng

Cơ quan quản lý nhà nước

Hãng vận tải

và địa lý

Mạng Internet

Người

gửi hàng

Người nhận hàng

Trang 7

cụ thể là: sức lao động của con người, phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, hàng hóa,điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng, ngoài ra còn có những hoạt động phụ trợkhác như: chủ hàng, đại lí, môi giới, xí nghiệp sửa chữa…

Sự phối hợp một cách hợp lí và chặt chẽ các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tếcao trong sản xuất vận tải, ngược lại sẽ dẫn đến lãng phí lớn, hiệu quả sản xuất giảm

1.2.2 Đặc điểm và nội dung của từng giai đoạn trong quá trình vận chuyển

a Giai đoạn chuẩn bị

- Người vận tải nghiên cứu thị trường để tìm kiếm khách hàng

- Đàm phán với khách hàng

- Ký kết hợp đồng vận chuyển

b Giai đoạn bố trí phương tiện

- Lựa chọn phương tiện phù hợp với đặc điểm yêu cầu vận chuyển của hàng hóanhư: chủng loại hàng, khối lượng hàng, điều kiện bảo quản, tốc độ đưa hàng, diều kiệnxếp dỡ

- Xác định số lượng phương tiện

- Đưa phương tiện tới nơi tập kết hàng hoặc đưa hàng tới nới tập kết phương tiện

c Giai đoạn xếp hàng

- Chọn phương án xếp phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng loại hàng như : thủcông, cơ giới, cơ giới thủ công, tự động hóa

- Tận dụng tối đa sức chở và sức chứa của phương tiện

- Đảm bảo trọng tâm của hàng trùng với trọng tâm phương tiện

- Khi xếp phải đảm bảo nguyên tắc: hàng giao trước xếp cùng một loại hàng, nếu cónhiều loại hàng khác nhau thì phải có biện pháp hạn chế ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữacác loại hàng

- Phải có vật liệu chèn lót, chằng buộc để ổn định cho phương tiện lăn bánh

- Tăng năng suất và giảm thời gian xếp dỡ

d Giai đoạn lập đoàn phương tiện (nếu có)

- Kết nối các phương tiện với nhau thành đoàn phương tiện

- Kết nối đầu máy kéo hoặc đẩy với đầu phương tiện

- Bố trí các bộ phận phanh hãm hoặc khoảng cách giữa các phương tiện trong đoàn

để đảm bảo an toàn khi vận hành

- Chú ý giảm đến mức tối thiểu các thao tác dọc đường

- Tăng năng suất dồn dịch để giảm thời gian lập đoàn phương tiện

e Giai đoạn vận chuyển

- Nhằm tạo ra sự thay đổi vị trí của đối tượng trong không gian

Trang 8

- Thời gian vận chuyển tính từ khi phương tiện bắt đầu lăn bánh ở điểm xếp đến khiphương tiện dừng ở điểm cuối để chuẩn bị dỡ hàng.

f.Giai đoạn nhận phương tiện và hàng hóa tại nơi đến

Điểm chung khi kết thúc hành trình thì phương tiện và hàng hóa có thể xảy ra sựthay đổi nào đó, do vậy trước khi dỡ hàng tại nơi đến cần phải tiến hành kiểm tra tìnhtrạng kĩ thuật của phương tiện và hàng hóa Với phương tiện, phải tiến hành xem có antoàn hay không, sau đó có kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho chuyến đi Vớihàng hóa, phải kiểm tra có hư hỏng, thiếu hụt không Nếu có phải tìm nguyên nhân và lậpbiên bản cụ thể vì nó là căn cứ để giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển không đảmbảo

g Giai đoạn giải phóng đoàn phương tiện

- Là việc tháo dỡ đội hình đoàn phương tiện và đưa phương tiện vào nơi dỡ hàng

- Căn cứ vào phương án dồn dịch và cắt các phương tiện trong đoàn và đưa về đúng

- Gắn theo nguyên tắc “ Hàng dỡ trước - xếp sau”

- Khi dỡ hàng phải đảm bảo nguyên giá trị hàng hóa, đặc biệt hàng dễ hỏng, dễ vỡ

- Cố gắng giao sớm cho người nhận, nếu chưa giao được phải có kho bãi, phươngpháp bảo quản hàng hóa

- Giảm thời gian dỡ hàng để giảm thời gian đưa hàng và tăng tốc độ quay vòng củaphương tiện

i.Giai đoạn đưa phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo

Sau khi dỡ hàng, quá trình vận chuyển hàng hóa kết thúc nhưng với công tác tổ chứcvận tải thì quá trình vận tải kết thúc bằng việc phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàngtiếp theo hoặc về nơi tập kết của các đơn vị vận tải

2 Đặc điểm quá trình vận tải các phương thức

2.1 Đặc điểm của quá trình vận tải đường sắt

Căn cứ vào đối tượng lao động có thể chia quá trình công nghệ vận tải đường sắtthành ba quá trình bộ phận:

Quá trình 1: Các công tác phục vụ vận chuyển hàng hóa – hành khách ở các ga đầu

và ga cuối của hành trình như tổ chức giao tiếp khách hàng, xếp dỡ hàng hóa, đón – tiễnhành khách đi tàu, giao nhận bảo quản hàng hóa Đối tượng của quá trình này là hànghóa và hành khách

Trang 9

Quá trình 2: Tổ chức cho các đoàn tàu chạy trên đường Đây là quá trình tạp ra sản

phẩm của ngành vận tải đường sắt Đối tượng lao động là các đoàn tàu

Quá trình 3: Tác nghiệp kỹ thuật đối với toa xe ở các ga bao gồm có toa xe đến để

xếp - dỡ hàng hóa , toa xe trung chuyển chờ lập tàu đi các hướng ở ga Đối tượng lao động

- Xếp hàng lên phương tiện ở địa điểm gửi hàng

- Vận chuyển hàng hóa từ điểm gửi đến điểm tiếp nhận

- Dỡ hàng khỏi phương tiện ở điểm nhận và giải quyết tồn đọng sau quá trình vậnchuyển

2.2.2.Vận tải hành khách

Trong vận tải hành khách bằng ô tô, quá trình vận tải rất đa dạng theo nhu cầu vàyêu cầu của hành khách, như vận chuyển theo hợp đồng, vận chuyển theo yêu cầu bấtthường (taxi), vận chuyển theo tuyến cố định (xe buýt, xe khách liên tỉnh) Về cơ bản, quátrình vận tải hành khách cũng bao gồm quá trình tác nghiệp tại nơi đi, chạy dọc đường vàtại nơi đến của hành khách Tuy nhiên, vì đối tượng phục vụ là con người nên ngoài việcđảm bảo các yêu cầu vận tải, công tác phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu phát sinh kháccủa hành khách có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải

Đặc điểm của quá trình vận tải đường biển

Ngoài công tác chuẩn bị kỹ thuật đối với tầu biển trước khi thực hiện chuyến đi, quátrình vận tải biển gồm chuỗi các hoạt động từ cảng xuất phát đến cảng cuối cùng tùy thuộcvào hình thức tổ chức chuyến đi, có thể phân tích thành hai bộ phận:

2.2.3 Các công tác vận chuyển gồm:

Tại cảng xuất phát

- Công tác kỹ thuật đối với tàu: công tác hoa tiêu và lai dắt tàu vào cảng, điều độngtàu trong khu vực cảng và cập bến tại cầu cảng;

- Bốc xếp hàng và làm các thủ tục thương vụ, (xuất cảnh đối với hàng xuất khẩu);

Quá trình di chuyển dọc đường của tàu

Quá trình này tính từ cảng xuất phát đến cảng cuối cùng Quá trình điều khiển tàutrên biển do thuyền trưởng quyết định trên cơ sở phương án chạy theo hải đồ đã thốngnhất ( Có điều chỉnh nếu cần thiết)

Tại cảng cuối cùng

Trang 10

Các công tác kỹ thuật đối với tàu liên quan đến hoạt động hoa tiêu, lai dắt tàu, điềuđộng tàu cập bến cầu cảng để phục vụ cho giao hàng ở cảng cuối cùng của hành trình.Công tác dỡ, giao hàng và thực hiện các thủ tục thương vụ liên quan (nhập cảnh đối vớihàng nhập khẩu).

2.2.4 Các công tác bổ trợ, hỗ trợ khác

- Các công tác bổ trợ tại cảng, gồm tiếp nhận nhiên liệu, vật liệu, nước ngọt, thựcphẩm; thực hiện các thủ tục hải quan (xuất – nhập cảnh hàng hóa, thuyền viên, hànhkhách (nếu tàu chở khách)), kiểm dịch hàng hóa, kiểm tra biên phòng, phòng cháy nổ, ;tránh bão, chờ thủy triều

- Tùy thuộc đặc điểm hành trình của chuyến đi và điều kiện thực tế, các công tác bổtrợ dọc đường có thể gồm tránh bão, bổ sung nhiên liêu, nước ngọt, thực phẩm, và cáccông tác cần thiết khác

III Tổ chức quá trình vận tải

1 Khái quát về tổ chức quá trình vận tải

1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải là yếu tố quang trọng nhất quyết định quy

mô và chất lượng của hệ thống vận tải Cơ sở vật chất của ngành vận tải bao gồm:

Mạng lưới đường giao thông

Ngoại trừ vận tải hàng không, mạng lưới đường giao thông của các phương thức vậntải khác (đường sắt, đường bộ, đường thủy) là nơi để phương tiện thực hiện quá trình vậnchuyển

Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải là yếu tố trực tiếp vận chuyển hàng hóa và hành khách, mỗi loạiphương tiện vận tải có chủng loại số lượng và chất lượng phong phú và đa dạng để phùhợp với nhu cầu đa dạng của quá trình vận chuyển

Các khu đầu mối giao thông có thể là các bến xe, nhà ga, cảng, bãi hàng là nơi tậpkết phương tiện, hàng hóa, hàng khách nhằm thực hiện các quá trình công nghệ tải điểmđầu, cuối và trung chuyển, hình thành các tuyến vận chuyển mạng lưới giao thông

Hệ thống dịch vụ kỹ thuật

Do tính đặc thù, mỗi phương thức vận tải đòi hỏi một hệ thống dịch vụ kỹ thuậtriêng với các xí nghiệp chế tạo, trạm bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí giao thông nhằm đảmbảo cho phương tiện, thiết bị kỹ thuật luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt trong quá trình vận tải.Ngoài ra, hệ thống cứu hộ, cứu nạn cũng rất cần thiết trong hệ thống giao thông hiện đại

Hệ thống điều hành vận tải

Trang 11

Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và tự độnghóa (như hệ thống giám sát hành trình bằng GPS, hệ thống điều khiển tín hiệu và cảnh báo

tự động, )

1.2 Tổ chức quá trình vận tải

Trong hệ thống cung ứng, hình thành quá trình vận tải phía nhà sản xuất (cung cấphàng hóa) và phía người thu mua, phân phối đến người tiêu dùng cuối, gồm hai tiến trìnhvận chuyển cung cấp và thu hồi (ngược)

Trong quá trình vận chuyển và cung ứng, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất,vận chuyển, người thu mua, phân phối trung gian nhằm tối ưu hóa quá trình cung ứng chokhách hàng (người tiêu dùng cuối)

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Vận chuyển, kho bãi

Vận chuyển, kho bãi

Hoạt động vận chuyển trong chuỗi cung ứng

Trang 12

Các giai đoạn tổ chức quá trình vận tải hàng hóa được nêu trong bảng sau:

Giai đoạn Doanh nghiệp vận tải Khách hàng Các bên hữu quanTrước

quá trình

vận tải

1 Thu thập thông tin và

dự báo nhu cầu

3 Hai bên (doanh nghiệp vận tải và khách hàng) gặp gỡ,

bị phương tiện vận chuyển hàng đến nơi tập kết (nếu có)

Kiểm dịch, kiểm định chất lượng hàng hóa

5 Lập và điều động

đoàn phương tiện đến

nơi tiếp nhận hàng hóa

5 vận chuyển hàng hóa đến nơi tập kết (nơi xếp hàng)

6 Hai bên xác định trọng lượng hàng hóa và các yêu cầu

đảm bảo an toàn, phối hợp, tổ chức xếp hàng hóa lên

phương tiện

7 Hai bên phối hợp hoàn tất thủ tục giấy tờ liên quan

đến lô hàng vận chuyển (hóa đơn gửi hàng và các giấy

tờ kèm theo), thanh toán tiền cước vận chuyển;

8 Thực hiện, giám sát

và giải quyết sự cố phát

sinh trong quá trình di

chuyển của đoàn phương

8 Phối hợp cùng với doanh nghiệp vận tải giải quyết sự

cố phát sinh trong quá trình vận chuyển

Sự phối hợp của các bên (cảnh sát giao thông, phòng dịch, ) để giải

Trang 13

tiện; quyết sự cố phát

sinh (tai nạn, ùn tắc, ô nhiễm, )

9 Thông báo cho người

nhận và đưa hàng đến

nơi dỡ (theo hợp đồng)

9 Người nhận chuẩn bị dụng

cụ, phương tiện đến dỡ hàng (hoặc chuyển tải trực tiếp) và

di chuyển hàng hóa ra khỏi kho, bãi hàng (theo hợp đồng)

10 Doanh nghiệp vận tải thu hồi phương tiện , dụng cụ

Trong vận tải hành khách, quá trình dịch vụ vân tải hành khách có thể phân chiatheo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tác nghiệp tại nơi đi gồm: công tác kỹ thuật chuẩn bị cho phương tiện

tại nơi xuất phát, thực hiện các hoạt động hỗ trợ và thủ tục cần thiết đảm bảo an toàn,nhanh chóng, thuận tiện cho hành khách tiếp cận và bắt đầu sủa dụng dịch vụ vận tải;cung ứng dịch vụ kèm theo phục vụ hành khách tại nơi đi;

Giai đoạn 2: Tác nghiệp dọc đường gồm: các hoạt động chức năng đảm bảo quá

trình vận hành của phương tiện an toàn, nhanh chóng và thông suốt; giải quyết các phátsinh về vận tải đối với hành khách trong quá trình di chuyển; cung ứng dịch vụ kèm theokhi hành khách ở trên phương tiện;

Giai đoạn 3: Tác nghiệp tại nơi đến gồm: công tác kỹ thuật cần thiết đối với phương

tiện tại điểm cuối của hành trình; các thủ tục và hoạt động hỗ trợ đảm bảo an toàn, nhanhchóng, thuận tiện cho hành khách rời khỏi điểm đến, kết thúc quá trình sử dụng dịch vụvân tải; cung ứng dịch vụ kèm theo tại nơi đến

Trang 14

2 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường sắt

2.1 Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đi.

Quá trình tác nghiệp đối vói lô hàng ở ga đi gồm:

2.1.1 Tác nghiệp nhận chở:

Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển của người thuê vận tải và quy định về điều kiệnnhận chở hàng hóa bằng đường sắt, đại diện của ĐS tại các điểm giao dịch làm thủ tụcnhận chở và yêu cầu cấp xe để xếp hàng

2.1.2.Cấp toa xe, dụng cụ và vật liệu gia cố kèm theo

- Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ theo quy định

- Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố

2.1.3.Xếp hàng lên toa xe

Về trách nhiệm xếp hàng, chủ hàng xếp hàng đối với hàng chuyên chở nguyên toa;đường sắt xếp hàng đối với hàng lẻ.Sau khi xếp hàng xong, việc niêm phong toa xe phảithực hiện đúng quy định của ngành về chủng loại, cách thức kẹp chì, niêm phong và tráchnhiệm của người niêm phong Kết thúc quá trình xếp xe là thủ tục lập giấy xếp hàng (gọi

là giấy xếp xe)

2.1.4.Lập giấy tờ chuyên chở

Giấy tờ chuyên chở gồm hóa đơn gửi hàng và các giấy tờ kèm theo.Hóa đơn gửi

hàng gồm 4 liên giống nhau

Luân chuyển các liên hóa đơn gửi hàng

- Liên 1: Lưu tại ga lập chứng từ để làm kế toán thu và nộp kiểm thu cấp trên;

- Liên 2: Giao người gửi hàng;

- Liên 3: Lưu tại ga đến để làm báo cáo hàng đến và gửi kiểm thu cấp trên;

- Liên 4: Đường sắt gửi cùng các giấy tờ khác kèm theo toa xe chở hàng và giao chongười nhận hàng sau khi người nhận hàng đã thanh toán đầy đủ các khoảng cước phí vậntải và chi phí phát sinh khác

Các giấy tờ kèm theo: Cùng với hóa đơn gửi hàng, một số loại giấy tờ khác để

chứng minh trong quá trình vận chuyển, có thể gồm:

- Giấy tờ chúng minh tính chất của bản thân hàng hóa: chúng nhận độc tính, xá nhậntính chất hóa lý ;

- Giấy tờ cho phép lưu hành hàng hóa: giấy chúng nhận kiểm dịch hàng hóa, giấy tờxuất nhập khẩu hàng hóa, giấy tờ cho phép chuyên chở hàng hóa, ;

- Các giấy tờ khác như giấy xá nhận trọng lượng của hàng hóa

2.1.5.Đăng ký vào sổ hàng đi và lập báo cáo

Trang 15

Tác nghiệp đăng ký vào sổ hàng đi được thực hiện tại phòng hóa vận của ga, nhằmlưu trữ thông tin phục vụ thống kê vận chuyển hàng hóa, đối chúng, truy tìm hàng hóa khicần thiết, đồng thời cũng là những số liệu báo cao nhanh phục vụ cho việc điều hành quản

lý của lãnh đạo cấp trên

2.2 Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đến

Căn cứ vào thông tin xác báo từ Trung tâm diều hành vận tải về lô hàng đến ga để

dự kiến kế hoạch dỡ, địa điểm dỡ hàng hóa Những thông tin cần biết gồm: mác tàu, sốtoa xe trong đoàn tàu, loại hàng, trọng lượng hàng hóa và số hiệu toa xe chở hàng đến ga,

dự kiến giờ đến của đoàn tàu

2.2.1.Báo tin hàng đến

Ngay sau khi hàng hóa đến ga, nhà ga phải bao cho người nhận hàng theo đúng tên,địa chỉ ghi trong hóa đơn gửi hàng Hình thức báo tin có thể bằng điện thoại, điện tín, fax,thư điện tử, thư gửi qua bưu điện hoặc cử người trực tiếp đến báo theo thỏa thuận tronghợp đồng

- Giao hàng cho người nhận

Đường sắt và người nhận hàng có trách nhiệm giao nhận hàng theo đúng hình thức

đã thỏa thuận; nếu hàng hóa có người áp tải thì áp dụng theo hình thức nguyên toa

- Đăng ký vào sổ hàng đến

Tác nghiệp này thực hiện tại phòng hóa vận ga do nhân viên hóa vận thực hiện

Sổ hàng đến do ngành đường sắt ban hành theo mẫu quy định thống nhất trong tất cảcác ga và được quản lý tại phòng hóa vận với các nội dung liên quan đến lô hàng chuyênchở

- Báo cáo hàng đến: Do nhân viên hóa vận lập nhưng được trưởng ga ký duyệt

trước khi gửi lên phòng kiểm thu của Công ty VTĐS Chế độ báo áo là định kỳ tuần,tháng hoặc báo cáo nhanh theo yêu cầu của Công ty

3 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường bộ (ô tô)

Trang 16

Công tác tổ chức kỹ thuật liên quan đến quyết định về chế độ chạy xe, tổ chúc côngtác của lái xe, bảo dưỡng sửa chữa và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khác:

- Quy mô và phân bố hệ thống bảo quản phương tiện, gồm hệ thống các gara để thựchiên công việc bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật cho phương tiện

- Chế độ khai thác xe liên quan đến số ngày làm việc của phương tiện, số lượng xe ô

tô làm việc đồng thời, chu kỳ đưa xe làm việc và quay trở về

- Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa: Nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ phụ thuộc vàloại và tình trạng kỹ thuật của phuong tiện, điều kiện khai thác và cường độ khai thác vậntải

- Công tác bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện (yêu cầu): các công tác bảo dưỡng đượctiến hành theo một quy trình xác định, mang tính chất bắt buộc sau một quãng đường xechạy nhất định theo quy định của các nhà sản xuất ô tô

- Công tác sửa chữa phương tiện tiến hành theo đúng nhu cầu thực tế thông qua chẩnđoán, kiểm tra, mức độ phức tạp và khối lượng công việc phụ thuộc và tình trạng kỹ thuật

cụ thể của phương tiện

3.2 Hành trình chạy xe

Hành trình chạy xe là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm kết thúc trong quá trình vận tải, phụ thuộc và yêu cầu vận tải và phương án sử dụng phương tiện chuyên chở.Hành trình chạy xe gồm:

Trang 17

3.3 Lựa chọn phương tiện

3.3.1 Lựa chọn sơ bộ phương tiện

- Lựa chọn phương tiện theo điều kiện đường sá: đảm bảo phù hợp với khả năngchịu tải của đường, khả năng leo dốc, lợi dụng tối đa công suất động co của phuong tiện

- Lựa chọn theo loại hàng: Căn cứ vào loại hàng để chọn loại xe phù hợp, đảm bảođiều kiện về an toàn, tận dụng tối đa dung tích và trọng tải của phương tiện; thuân lợi chocông tác xếp – dỡ hàng hóa

3.3.2 Lựa chọn chi tiết phương tiện

Lựa chọn phương tiện nhằm đạt mục tiêu kinh doanh về năng suất phương tiện, giáthành vận tải, tiết kiệm nhiên liệu, tối đa hóa lợi nhuận,

- Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất

- Lựa chọn theo mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu

- Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành

- Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận

Vấn đề lựa chọn phương tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố vói mục tiêu thỏa mãn nhucầu vận tải, phù họp với điều kiện khai thác và đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

3.4 Tổ chức quản lý vận chuyển

3.4.1 Biểu đồ chạy xe

Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe quy định về thời gian xếp dỡ hàng hóa; phối hợpgiữa vận tải và xếp dỡ; chế độ chạy xe, chế độ lao đọng cho lái xe Thời gian biểu đượcgiao cho lái xe làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ, thể hiện bằng lệnh vận chuyển, quy định rõ

Hành trình chạy xe

Hành trình con thoi

Hành trình đường vòng

HTCT có

hàng 1 chiều

HTCT một phần về có hàng

HTCT có hàng 2 chiều

HTĐV đơn giản

HTĐV thu thập – phân phối

Ngày đăng: 04/04/2019, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w