Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, để mở rộng vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ cho học sinh, các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình sách giáo khoa rất nhiều loại hình văn bả
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI - 2018
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Hiệu quả của việc sử dụng Thành ngữ, Tục ngữ trong
chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học” của tôi được hoàn thành
tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất khóa luận.Trước tiên,em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo-PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tùng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của PGS TS Đỗ Thị Thu Hương Các nội dung nghiên cứu và kết quả khảo sát trong đề tài này đều trung thực Những số liệu trong bảng biểu thu thập được để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đều được chính tác giả thu thập được Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, quan điểm, ý kiến của một số tác giả đều đã được trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu có phát hiện bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình
Mặc dù đã cố gắng, nhưng trong điều kiện thời gian còn hạn chế cũng như kiến thức của bản thân còn eo hẹp nên khóa luận khó tránh khỏi những sai sót Rất mong những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để chúng tôi có thể hoàn thiện đề tài trong quá trình học tập và công tác sau này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tùng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Khái quát về thành ngữ 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc điểm thành ngữ 7
1.1.2 Tìm hiểu về tục ngữ 9
1.1.2.1 Khái niệm 9
1.1.2.2 Đặc điểm của tục ngữ 11
1.1.3 Phân biệt thành ngữ, tục ngữ 13
1.1.3.1 Giống nhau 13
1.1.3.2 Khác nhau 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Đặc điểm của học sinh Tiểu học 14
1.2.2 Ý nghĩa của việc giáo dục thành ngữ, tục ngữ với học sinh Tiểu học 16
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 18
Trang 52.1 Kết quả thống kê các thành ngữ , tục ngữ 18
2.1.1 Lớp 1 18
2.1.1.1 Tập 1 18
2.1.1.2 Tập 2 18
2.1.2 Lớp 2 19
2.1.2.1 Tập 1 19
2.2.2.2 Tập 2 20
2.1.3 Lớp 3 21
2.1.3.1 Tập 1 21
2.1.3.2 Tập 2 23
2.1.4 Lớp 4 23
2.1.4.1 Tập 1 23
2.1.4.2 Tập 2 25
2.1.5 Lớp 5 27
2.1.5.1 Tập 1 27
2.1.5.2 Tập 2 29
2.2.2 Phân loại thành ngữ, tục ngữ dựa vào chủ điểm 32
Tiểu kết chương 2 35
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 36
3.1 Giá trị nội dung 36
3.1.1 Cung cấp vốn hiểu biết về đời sống xã hội 36
3.1.2 Cung cấp vốn hiểu biết về giới tự nhiên 38
3.1.3 Cung cấp vốn hiểu biết về quan niệm sống, lối ứng xử của cha ông 39
3.2 Giá trị sử dụng 40
3.2.1 Cung cấp những phương tiện diễn đạt phong phú, đa dạng và sinh động 40
Trang 63.2.2 Giúp học sinh mở rộng vốn từ 41
3.2.3 Giúp học sinh lựa chọn và sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung giao tiếp 43
3.2.4 Giúp học sinh lựa chọn và sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp 44
Tiểu kết chương 3 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 7và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, để mở rộng vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ cho học sinh, các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình sách giáo khoa rất nhiều loại hình văn bản như: thơ, truyện, câu đố,…, trong đó không thể không kể đến tục ngữ và thành ngữ Qua tìm hiểu và thống kê, chúng tôi thấy, trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học có một khối lượng các đơn vị thành ngữ, tục ngữ khá lớn và phong phú
Khi bàn về vai trò của ngôn ngữ, T.Vendye đã phát biểu: “ Ngôn ngữ là
phong vũ biểu độc đáo của xã hội Đời sống của xã hội được phản ánh trong ngôn ngữ như một tấm gương” Thật vậy, ngôn ngữ chính là những công cụ
mạnh mẽ nhất để bảo tồn và phát triển những truyền thống quý báu của ông cha ta về thế giới quan, cuộc sống, về khinh nghiệm sản xuất, nghệ thuật
“ Đối nhân xử thế” Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện để con người tư duy, hiểu biết về thế giới xung quanh và hiểu biết chính mình Bên cạnh các loại hình văn bản khác thì thành ngữ, tục ngữ có vai trò rất quan trọng trong ngôn ngữ , không chỉ ngôn ngữ viết mà còn cả trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày Như chúng ta đã biết, thành ngữ , tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm sống , là sự tiếp thu và truyền thụ từ đời này qua đời khác của bao thế hệ cha anh Ta thường sử dụng các thành ngữ, tục ngữ để vận dụng vào lời ăn tiếng nói của mình, đó như là một truyền thống, một gốc rễ của mỗi con người Việt
Trang 8Để giúp cho việc dạy và học thành ngữ, tục ngữ được hiệu quả thì cả giáo viên và học sinh cần nắm được nội dung và hiệu quả của việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ được phân bố trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học Đặc biệt với những giáo viên Tiểu học trong tương lai, do vốn kinh nghiệm còn non thì việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa để giảng dạy là vô cùng quan trọng Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó,
chúng tôi chọn đề tài: “Hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ
trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học” để tìm hiểu và
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình Thông qua việc thực hiện luận này, chúng tôi mong muốn có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học thành ngữ, tục ngữ trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học
2 Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu về hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu mà chủ yếu các tác giả đề cập
Trang 93
đến những vẫn đề nói chung của thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Đầu tiên, các tác giả của cuốn Từ điển Thành ngữ- Tục ngữ Việt
Nam(2007), NXB Văn hóa thông tin do Đặng Hồng Chương ( chủ biên) cũng
đã tập hợp được một khối lượng thành ngữ, tục ngữ phong phú trong thói quen hằng ngày của người dân Việt [2] Đó là nguồn khó báu đáng quý, đúc kết những đặc trưng độc đáo của tư duy dân tộc, quan niệm nhân sinh và óc thẩm mĩ trong văn hóa của dân tộc “ Con Lạc, cháu Hồng” Bên cạnh đó,
cuốn sách Giáo trình Tiếng Việt 2 theo Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh cũng
đã nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ và từ đó đưa ra khái niệm , đặc điểm của cụm từ cố định [3] Mặt khác, khi nghiên cứu về các chức năng của thành ngữ, cô giáo Khuất Thị Lan- Giảng viên trường ĐHSP
Hà Nội 2 cũng đã có đề tài: Cách thể hiện phương châm về chất trong thành
ngữ Tiếng Việt được đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ và Đời Sống số 5-2005 Bài
viết này, tác giải chủ yếu nói đến phương châm về chất của thành ngữ trong nguyên tắc cộng tác của quy tắc điều hành nội dung hội thoại [5] Ngoài ra, cũng có những công trình nghiên cứu bàn về biện pháp dạy học thành ngữ, tục ngữ ở Tiểu học, ví dụ như khóa luận tốt nghiệp Đại học của Hoàng Thị
Xuân Hòa- Khoa Giao dục Tiểu học- Trường ĐHSP Hà Nội 2 với đề tài: Phát
triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh Tiểu học ( năm 2011).Ở luận văn
này, tác giải cũng đã có sự liệt kê các thành ngữ, tục ngữ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt , tuy nhiên vẫn chưa có sự cụ thể, phân tích và tìm hiểu về giá trị sử dụng của các thành ngữ , tục ngữ đó [4]
Thực hiện đề tài, chúng tôi muốn đi vào khảo sát cụ thể , chi tiết và tìm hiểu giá trị của các thành ngữ, tục ngữ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm khảo sát, thống kê, phân loại và tìm hiểu giá trị của các
Trang 104
thành ngữ, tục ngữ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Từ đó giúp cho người dạy và người học có được những phương pháp giảng dạy, học tập hiệu quả nhằm lĩnh hội những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua mỗi thành ngữ, tục ngữ
4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Các thành ngữ, tục ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu: Thống kê và phân loại, phân tích và tìm hiểu giá trị của các thành ngữ, tục ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về thành ngữ, tục ngữ
- Tìm hiểu đặc điểm học sinh Tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp
7 Bố cục khóa luận
Trang 115
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo thì bố cục
khóa luận gồm ba chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Chương 3: Giá trị của thành ngữ, tục ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Trang 12
6
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1.1 Khái niệm
Trước hết, trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam tác giả Vũ Ngọc
Phan đã đưa ra khái niệm về thành ngữ dựa trên hai mặt : nội dung và hình
thức ngữ pháp Xét về mặt nội dung “ Thành ngữ là một câu sẵn có, nó là một
bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” Xét về mặt hình thức ngữ pháp “ Mỗi thành ngữ chỉ
là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca” [7]
Tác giả Đỗ Hữu Châu với cuốn sách Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt cũng
đã đưa qua quan điểm của mình như sau: “… những trường hợp trung gian
với từ phức và các ngữ cố định thực sự là các thành ngữ” Theo đó, tác giả
cũng đưa ra quan điểm về ngữ cố định: “ Ngữ cố định là các cụm từ ( ý nghĩa
có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) , nhưng đã
cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ” và “ Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ Tính thành ngữ được định nghĩa như sau : cho một tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị A,B,C… mang ý nghĩa lần lượt s[1], s[2], s[3], …tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s[1], s[2], s[3],… thì tổ hợp A,B,C có tính thành ngữ.” [1].Ví dụ: Ba chìm bảy nổi là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa “ vất vả, lênh đênh, chông chênh,
khổ cực” của nó không thể giải thích được bằng nghĩa các từ tách riêng “ Ba
chìm” và “ Bảy nổi”.Các thành ngữ cũng có những mức độ từ thấp đến cao
khác nhau Chẳng hạn: Ba hoa thiên tướng có tính thành ngữ thấp hơn Ba
Trang 137
chìm bảy nổi; Ba chìm bảy nổi lại thấp hơn Ba cọc ba đồng…
Tiếp đó, cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng (1977) đã cho rằng: “ Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà ý
nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.” [6]
Sau khi xem xét các khái niệm khác nhau về thành ngữ, chúng tôi nhận thấy: thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng, nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh mà chỉ tương đương với một từ, nó độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh được sử dụng và nó được dùng để tạo câu nói hoàn chỉnh Ví dụ
như: thành ngữ thắt lưng buộc bụng đồng nghĩa với nghĩa của từ “ tiết kiệm”, thành ngữ múa rìu qua mắt thợ có thể diễn đạt bằng cụm từ: khoe tài tầm
thường của mình trước những bậc thầy, …
1.1.1.2 Đặc điểm thành ngữ
Đặc điểm của thành ngữ chủ yếu dựa trên hai phương diện: đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa
Thứ nhất, về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ phức tạp Cho đến nay, chúng ta thống nhất rằng có hai dạng cấu trúc của thành ngữ, đó là cấu trúc đối xứng
và cấu trúc so sánh Đặc điểm nổi bật về cấu trúc của thành ngữ là tính chất đối xứng giữa các bộ phận, các yếu tố tạo nên thành ngữ Cấu trúc đối xứng là dạng cấu trúc làm nên diện mạo của thành ngữ tiếng Việt Có hai cấp độ đối xứng , đó là đối ý và đối lời Đối ý là đối ở cấp độ vế, còn đối lời là đối ở cấp
độ yếu tố Phép đối trong thành ngữ khai thác hết các quan hệ ngữ nghĩa:
đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, làm xuất hiện thành ngữ điệp, lặp như: chân
ướt chân ráo, mắt trước mắt sau, ăn bớt ăn xén, Cấu trúc so sánh cũng là
cấu trúc đặc trưng của thành ngữ tiếng Việt Đây là dạng cấu trúc dựa trên nguyên lí của phép so sánh trong tiếng Việt theo cấu trúc “ A như B” Trong
Trang 148
đó “ như B” là yếu tố ổn đinh,nếu phá vỡ sẽ không còn thành ngữ so sánh B
thường gợi tả hình ảnh đậm đà bản sắc dân tộc: vắng như chùa bà Đanh,
khỏe như vâm, B không nhất định phải ổn định về cấu trúc, nó biến đổi linh
hoạt: như ngàn cân treo sợi tóc, như muối bỏ bể, … Nhìn chung, cấu trúc đối
xứng và cấu trúc so sánh đã được thống nhất trong giới nghiên cứu Tuy nhiên cũng có một số thành ngữ không được cấu tạo theo đối xứng và so sánh mà là được cố định hóa, thành ngữ hóa một đoạn tác ngôn được cấu tạo trên cơ sở
bình thường trong tiếng Việt, như: vạch áo cho người xem lưng, chọc gậy
bánh xe, trăm voi không được bát nước xáo, …
Thứ hai, về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ
Trước hết, thành ngữ được coi là một đơn vị tương đương với từ Tuy nhiên, định danh của thành ngữ là định danh bậc hai được khái quát dựa trên định danh bậc nhất là các từ có trong thành ngữ Cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ được diễn giải thành một cụm từ tự do, trong đó có một từ trung tâm hoặc một cụm từ trung tâm và những thành tố bổ sung sắc thái phụ cho ý nghĩa thành phần trung tâm Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ được thể hiện trên các phương diện như: tính biểu trưng, tính dân tộc, tính hình tượng và cụ thể, tính biểu thái
“ Biểu trưng là cơ chế tất yếu mà ngữ cố định, mà từ vựng phải sử dụng
để ghi nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn.”
[1,83] Do đó, mỗi một ngữ cố định, dù có tính thành ngữ cao hay thấp thì cũng đều là bức tranh nhỏ về những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động,… phổ biến, khái quát mà ông cha ta đã đúc kết Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ được thể hiện qua những hình ảnh
ẩn dụ ( đũa mốc chòi mâm son, múa rìu qua mắt thợ ,…), hình ảnh hoán dụ ( mặt hoa da phấn,…) hay những hình ảnh so sánh ( thẳng như ruột ngựa,
đen như mực, …)
Trang 159
Có thể nói, thành ngữ là phương tiện mang đậm nét tính dân tộc nhất Tính dân tộc được thể hiện trên hai phương diện chính của thành ngữ Thứ nhất, đó chính là nội dung của chúng Thành ngữ được hình thành trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, từ thuở khai thiên lập địa, bởi vậy, mỗi câu thành ngữ đều ẩn chứa những quan niệm, cách nhìn nhận về cuộc sống, con người của nhân dân ta Chính điểu đó, nó mang đậm những đặc điểm đặc trưng của một dân tộc Thứ hai, tính dân tộc được thể hiện ở các tài liệu, tức
là các người thực, việc thực,… Nhờ đó, thành ngữ được coi là công cụ để phân biệt bản sắc dân tộc và gìn giữ bản sắc dân tộc từ đời này qua đời khác Tính hình trượng của thành ngữ là kết quả tất yếu của tính biểu trưng Nhờ tính hình tượng mà mỗi thành ngữ như vẽ ra một bức tranh về con người,
sự vật gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người nghe, người đọc
Đó là những phác thảo văn học đã cố định hóa thành phương tiện giao tiếp
Do có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể, tức là mỗi thành ngữ đều mang những ý nghĩa cụ thể gắn với những sự vật, sự việc, hoàn cảnh cụ thể Tính cụ thể gắn liền với tính hình tượng
Mỗi thành ngữ đều nhằm dùng cho một hạng người, một đối tượng cụ thể, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể dùng, đó chính là tính biểu thái của thành ngữ Theo đó, mỗi thành ngữ thường kèm theo thái
độ, tình cảm và sự đánh giá riêng: hoặc khen ngợi ( mặt hoa da phấn, nhanh
như sóc,), hoặc mỉa mai ( đũa mốc chòi mâm son, …), hoặc kính trọng, phê
bình, … Bởi vậy, dùng thành ngữ cần phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
1.1.2 Tìm hiểu về tục ngữ
1.1.2.1 Khái niệm
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng
(1977) đã đưa ra quan điểm về tục ngữ như sau : “ Tục ngữ là câu nói ngắn
Trang 1610
gọn, thường có vần điệu, đúc kết từ trí thức kinh nghiệm sống và đạo đức thực
tiễn của nhân dân” [6] Ví dụ: Lá lành đùm lá rách; Khoai đất lạ, mạ đất
quen…
Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra quan điểm của mình về
tục ngữ như sau: “ Tục ngữ là những đơn vị tương đương với câu” và
“ …nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định
về một chân lý, một lẽ thường đối với một nền văn hóa nào đó, nghĩa là một
tư tưởng hoàn chỉnh” [1,76]
Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam tác giả Vũ Ngọc Phan cũng
đi sâu và phân tích tục ngữ dựa trên hai mặt Xét về mặt nội dung, thì tục ngữ
“ là một câu tự diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một
luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán” [7] Ngoài ra, về mặt hình
thức ngữ pháp thì “ Tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn
chỉnh”[7] Tục ngữ là người bạn đồng hành với cuộc sống của người dân Việt,
trải qua các quá trình được “… chỉnh sửa, truyền đi nhiều địa phương và chọn
lọc qua nhiều thế hệ nên mới đầu chỉ là những câu xuôi tai, hợp lý, sau mới
trở thành những câu gọn gàng cân đối hay vần vè.”[7]
Như vậy, có thể nói, mặc dù các tác giả với mỗi công trình nghiên cứu
đều có những quan điểm riêng về tục ngữ, nhưng vẫn có những nét chung
trong định nghĩa về loại hình văn học này Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với
những điểm chung đó, rằng: Tục ngữ là những câu ngắn gọn thường có vần
điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân
Bởi vậy,phần lớn mọi câu tục ngữ đều được coi là một tác phẩm văn học hoàn
chỉnh vì nó mang trong mình ba chức năng cơ bản của văn học: chức năng
nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục Ví dụ như câu tục ngữ
Một cây làm chẳng lên non/ ba cây chụm lại lên hòn núi cao diễn đạt một
kinh nghiệm sống đẹp, sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân ta Chức
Trang 1711
năng nhận thức trong câu tục ngữ trên là nhằm giúp con người hiểu được tinh thần đoàn kết là nền tảng cốt yếu và to lớn nhất để có thể làm thành công mọi việc, dù là việc lớn nhất, khó khăn nhất Chức năng giáo dục của nó là nhằm góp phần đưa tình cảm con người hướng tới những điều tốt đẹp trong cả công việc và cuộc sống hằng ngày Chức năng thầm mĩ của nó được thể hiện qua cách nói cường điệu và có hình ảnh thân thuộc để độc giả dễ tiếp thu, đón nhận
1.1.2.2 Đặc điểm của tục ngữ
Tục ngữ có một số đặc điểm như sau: đặc điểm về hình thức và đặc điểm
về nội dung
Thứ nhất, về hình thức
Tục ngữ là đơn vị có hình thức ngắn gọn, lời ít, ý nhiều Tục ngữ bao
giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba tiếng như: May hơn khôn,
túng thì tính, …Câu dài là câu lục bát, cùng dạng với ca dao:
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư trồng mạ, mưa sa đầy đồng
thông thường là những câu từ bốn đến tám tiếng như:
- c giả, ác báo
- Bụt chùa nhà thông thiêng
- Con giun xéo lắm cũng quằn
- Chưa làm xã đã học ăn bớt
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
Câu tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ, không có chữ nào
thừa Vì vậy, ta mới nêu đặc điểm của nó là tính chất “gọn chắc”; mỗi
tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được ép chặt
Trang 1812
với nhau Hơn nữa, tục ngữ cũng có cấu trúc đối xứng, so sánh Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu chính là
từ ngữ, nhịp và vần Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hòa với
nhau để tạo ra sức biểu đạt hoàn hảo của câu.Tục ngữ có kết cấu cân đối, chặt
chẽ, dựa trên sự lập luận logic và tương quan giữa các hiện tượng Hai hình thức kết cấu cơ bản của tục ngữ đó là kết cấu một vế và kết cấu hai vế Trong các câu tục ngữ thì hình thức kết cấu hai vế được sử dụng nhiều hơn Kết cấu hai vế là một mệnh đề kép bao gồm hai bộ phận có các mỗi quan hệ với nhau,
như: quan hệ tương đồng(tiên học lễ/hậu học văn, tôn sư trọng đạo, giặc đến
nhà/đàn bà cũng đánh, ), quan hệ tương phản (chắt chiu hơn nhiều phung phí, đông sao thì nắng/ vắng sao thì mưa, …), quan hệ điều kiện, nhân quả
( góp gió thành bão, chơi dao có ngày đứt tay, ), quan hệ so sánh (ăn không
rau như đau không thuốc, người ta là hoa đất .), … Các vế thường có từ
loại, kết cấu đồng dạng, bổ sung cho nhau tạo nên nghĩa hoàn chỉnh mà không cần dùng đến các hư từ như: vì, mà, nếu, …
Thứ hai, về nội dung của tục ngữ
Tục ngữ gắn bó với đời sống của người dân Việt, bởi vậy, nó phản ánh kinh nghiệm về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta Tục ngữ có hai tầng nghĩa là: nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa bóng cũng chính là nghĩa khái quát, nghĩa biểu trưng của tục ngữ Đó là những bài học về đạo đức, giáo dục
nhân cách, lối sống như: lá lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,
thương người như thể thương thân, … và kiến thức về tự nhiên và lao động
sản xuất như: khoai đất lại, mạ đất quen, trăng quầng thì hạn, trăng tán thì
mưa, … Tục ngữ là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân trong quá
trình lao động , sản xuất và nhận thức thế giới khách quan Tục ngữ là một người bạn gắn bó thân thiết với dân ta, chính bởi vậy, những dấu ấn lịch sử
Trang 1913
của xã hội, của dân tộc dù ít nhiều cũng đã được lưu lại trong nhiều câu tục
ngữ như: tục ngữ ca tụng về những đặc sản nổi tiếng một thời Bánh đúc kẻ
Đanh, bánh hành kẻ Láng, Chim mía Xuân Phổ, cá bống song Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ, Chế độ phong kiến với những quan niệm cổ hủ: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, Chồng chung, chồng chạ ai khéo hầu hạ thì được chồng riêng… Tính dân tộc được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ của
dân ta, như: tục ngữ Việt được xuất hiện rất nhiều những nhân vật lịch sử của
dân tộc như Lê Lợi, Lê Lai, Vua Hùng….: Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày
giỗ tổ mùng mười tháng ba, Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, …
1.1.3 Phân biệt thành ngữ, tục ngữ
1.1.3.1 Giống nhau
Thành ngữ và tục ngữ giống nhau ở chỗ: chúng đều là sản phẩm nhận thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ảnh tri thức của nhân dân Chẳng hạn, cùng biểu đạt một ý
niệm về tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ đồng bào, thì có thành ngữ Tương
thân, tương ái, tục ngữ lại có câu Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Bên
cạnh đó, cả thành ngữ và tục ngữ đều có tính dân tộc rất cao Bởi vậy, cả thành ngữ và tục ngữ đều là những sản phẩm trí thức vô cùng quý giá của dân tộc ta
1.1.3.2 Khác nhau
Thành ngữ và tục ngữ có một số đặc điểm khác nhau như:
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu: “ Trong khi ngữ cố định có tính
tương đương với từ thì tục ngữ là những đơn vị tương đương với câu Trong khi ý nghĩa của các ngữ cố định… tương đương với nghĩa của cụm từ (dù hình thức tương đương với câu đi nữa) thì nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định về một chân lý, một lẽ thường đối với một nền văn hóa nào đó, nghĩa là một tư tưởng hoàn chỉnh.”[1,76]
Trang 2014
Theo chúng tôi, điểm khác nhau giữ thành ngữ và tục ngữ là: Trước hết,
về hình thức, tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (Gần
mực thì đen, gần đèn thì rạng, lá lành đùm lá rách, …) còn thành ngữ chỉ là
một cụm từ, một thành phần trong câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh
(Nhanh như sóc, mặt hoa da phấn, …) Về nội dung, tục ngữ thuộc về đúc rút
những kinh nghiệm đời sống, những quan điểm về lịch sử- xã hội của nhân
dân ( Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng/ Bay vừa thì râm,
khoai đất lạ / mạ đất quen , …) , còn thành ngữ mang tính biểu trưng, khái
quát cao và giàu hình tượng nên thường được sử dụng các biện pháp tu từ,
nhân dân dùng thành ngữ giống như lời ăn tiếng nói hằng ngày ( chuột chạy
cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, …), chẳng hạn như: ( Chị ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành), … Tuy nhiên, vì thực tế giữa thành ngữ và tục ngữ có sự xâm
nhập và chuyển hoá lẫn nhau nên ranh giới của chúng không phải là một vạch
kẻ rõ ràng và song song nhau Có một số thành ngữ mà gốc lại là tục ngữ như:
Đa ngôn đa hoá, Tam sao thất bản, ; có một số tục ngữ trong quá trình hoạt
động đã không được người sử dụng hiểu đúng nội dung của nó nên dẫn đến việc ngộ nhận, từ đó vô tình gán cho chúng những nội dung, hình hảnh, hiện tượng mới nên chúng nghiễm nhiên chuyển thành thành ngữ Ngoài ra, sự chuyển từ tục ngữ sang thành ngữ còn do trong quá trình hoạt động, tính chất quy luật, tính chất chân lý của chúng không đứng vững được Bởi vậy, việc phân biệt giữa thành ngữ, tục ngữ chỉ mang tính chất tương đối
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Đặc điểm của học sinh Tiểu học
Đối tượng của cấp Tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Học sinh Tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, nhân cách,khả năng lao động cần rèn luyện để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và
Trang 2115
chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, các em đang từng bước gia nhập vào thế giới, xã hội của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh Tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong
xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh Tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh
Đối với trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thì tri giác của học sinh phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, cách nghe, cách cảm nhận, hình thành kỹ năng nhìn, nghe, cảm nhận cho học sinh, hướng dẫn các
em biết xem xét, biết lắng nghe
Với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ vẫn còn rất hạn chế, vốn từ sử dụng còn eo hẹp Các em vẫn chưa có đủ hiểu biết và vốn từ ngữ để nhìn nhận, diễn đạt về cuộc sống Bởi vậy, việc phát triển vốn từ cho các em là rất cần thiết Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì
nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh Tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em Đặc điểm tâm lí của học sinh thể hiện ở tư duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể Học sinh có thể học được tính cách
Trang 2216
hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới Bởi vậy, giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập
Tất cả những yếu tố trên có tác động qua lại với nhau trong sự phát triển nhân cách của trẻ em Bởi học sinh Tiểu học là những thực thể đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về nhân cách, nên những tác động của gia đình, nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới các em
1.2.2 Ý nghĩa của việc giáo dục thành ngữ, tục ngữ với học sinh Tiểu học
Có thể nói thành ngữ, tục ngữ là sản phẩm ngôn từ của nhân dân, đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân một cách tự nhiên Việc hình thành của thành ngữ, tục ngữ bộc lộ rõ dấu ấn chủ quan bắt nguồn từ những quan sát, cảm nhận và mang đặc trưng văn hóa, tư duy riêng của người bản ngữ Nội dung của thành ngữ,tục ngữ chính là tiếng nói và tâm linh của người dân được bộc bạch qua đó Do đó, nội dung của nó gắn bó với cuộc sống hàng ngày, những kinh nghiệm về sản xuất, về cách nhìn nhận đánh giá con người.Bởi vậy, thành ngữ , tục ngữ luôn có những giá trị, ý nghĩa hết sức đặc biệt với con người Việt Nam, đặc biệt với học sinh Tiểu học- những chủ nhân tương lai của đất nước
Giáo dục thành ngữ, tục ngữ cho học sinh Tiểu học là vẫn đề rất cần thiết
và quan trọng Bởi, thông qua các thành ngữ , tục ngữ sẽ góp phần vào việc giáo dục nhân cách, giáo dục truyền thống cho học sinh Nhờ biết, hiểu được giá trị các thành ngữ, tục ngữ mà trẻ em được kế tụng một phần giá trị văn hóa của ông cha, từ đó giúp tu dưỡng đạo đức, trau dồi vồn hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm đời sống, nhân sinh quan của dân tộc Học sinh sẽ được giáo dục về tình cảm yêu thương, gắn bó trong mỗi quan hệ với gia đình, bạn bè,
xã hội khi hiểu biết về giá trị của các thành ngữ : Máu chảy ruột mềm, môi hở
Trang 2317
răng lạnh, … hay những câu tục ngữ nhƣ: Một con ngựa đau/cả tàu bỏ cỏ, chị ngã em nâng, Bên cạnh đó, còn có những thành ngữ, tục ngữ giáo dục
các em về truyền thống của ông cha ta nhƣ: Uống nước nhớ nguồn,tre già
măng mọc, tôn sư trọng đạo,…
Có thể nói rằng, thành ngữ , tục ngữ có ý nghĩa hết sự to lớn với học sinh Tiểu học Nó đóng góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục nhân cách, nhận thức của trẻ em trong quá trình phát triển và ý thức về các giá trị truyền thống và thừa kế những tinh hoa của dân tộc
Trang 2418
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 2.1 Kết quả thống kê các thành ngữ , tục ngữ
Thành ngữ, tục ngữ được đưa vào chương trình Tiểu học từ rất sớm, ngay từ lớp 1 đã có sự xuất hiện của các câu tục ngữ Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kế, chúng tôi nhận thấy trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học chiếm một lượng rất phong phú các thành ngữ, tục ngữ Sau đây là hệ thống các thành ngữ, tục ngữ chúng tôi đã thống kê được
Chuồn chuồn bay cao
Mưa rào lại tạnh
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Trang 25 Thương người như thể thương thân
Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ , trăm đường con hư Cha mẹ Kề vai sát cánh
Lá lành đùm lá rách
Há miệng chờ sung Anh em Miệng nói tay làm
Nghĩ trước nghĩ sau
Trang 2620
Bạn trong nhà Ong bay bướm lượn
Ơn sâu nghĩa nặng
2.2.2.2 Tập 2
Mồng hai hái lúa
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới
Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều Chim choc Đen như quạ
Cây cối To như cột đình
Kín như bưng
Tình làng nghĩa xóm
Kính trên nhường dưới
Trang 2721
Chín bỏ làm mười
Ao liền ruộng cả Bác Hồ Mắt sáng như sao Người ta là hoa đất
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Mái ấm Con hiền cháu thảo
Chị ngã em nâng
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Trang 2822
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
Cộng đồng Chung lung đấu cật
Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
Ăn ở như bát nước đầy
Em thuận anh hòa là nhà có phúc
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Khi rét cùng chung một lòng
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
Chim có tổ, người có tông
Tiên học lễ, hậu học văn
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Thành thị và nông
thôn
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao