1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hiệu quả của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên

59 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 469,71 KB

Nội dung

Biện pháp tu từ so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm.. Nhằm khám

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung- Giảng viên tổ ngôn ngữ, các thầy cô trong tổ ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận đã được hoàn thành vào ngày

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Đỗ Ngọc Nhung

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài; “ Hiệu quả của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của các tác giả khác

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010

Tác giả

Đỗ Ngọc Nhung

Trang 2

Biện pháp tu từ so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của sự vật , sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tượng chưa biết Việc đi sâu tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật này trong thơ còn là vấn đề cần thiết trong việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm

Thơ Chế Lan Viên thuộc thể loại thơ triết lí, thơ trí tuệ, thơ của lí trí Đặc trưng này làm cho thơ Chế Lan Viên rất phong phú, đa dạng, có bề dày của tầng nghĩa Nhà thơ huy động nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau để xây dựng hình tượng thơ Trong đó, những biện pháp chủ yếu là so sánh tu từ,

ẩn dụ, đối lập Vì thế, khi nghiên cứu, phân tích thơ ca nói chung, thơ Chế Lan Viên nói riêng không thể không tìm hiểu phương thức so sánh tu từ Qua việc xem xét, phân tích biện pháp so sánh tu từ, chúng ta sẽ phát hiện ra phần nào đó rất cơ bản, tài năng, sự lao động sáng tạo trong nghệ thuật sử dụng

Trang 3

chủ đề tư tưởng, những chuyển biến về thế giới quan, nhân sinh quan trong tác phẩm

Nhằm khám phá, lí giải chất trí tuệ, chất suy tưởng trong nghệ thuật thơ

và những đóng góp của nhà thơ ngôn ngữ dân tộc như các nhà phê bình vẫn

thường nhận định tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả của biện pháp so

sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên”

Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ ủng hộ, góp ý nhiệt tình của thầy

cô và các bạn để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nghiên cứu so sánh tu từ trong các giáo trình Phong cách học

Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là lĩnh vực phong cách học xem xét về biện pháp tu từ so sánh phải kể đến các tác giả sau:

PGS.TS Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”

đã dành những trang viết, dành cả một chuyên mục về biện pháp so sánh tu

từ Tác giả viết:

“Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình phương thức gợi cảm Nói đến văn chương là nói đến so sánh…A-phơrăngxơ một lần định nghĩa “Hình tượng là gì? chính là sự so sánh…” Gô-lúp “Hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện Phát hiện những gì người thường không nhìn ra; không nhận thấy” Không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Một vị Chủ tịch nước mà có được một so sánh:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Đinh Trọng Lạc, 1997) [2]

Trang 4

Các sách Phong cách học thường nhắc đến ý kiến của Paolơ: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm” Nếu nói

so sánh nói chung thì điều ấy có lí Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể Chẳng hạn:

- Vui như mở cờ trong bụng

- Đen như mực

- Xanh như chàm đổ Các thành ngữ trên có vẻ là cụ thể nhưng ta hầu như chưa thấy bao giờ Hoặc:

- Trong như tiếng hạc bay qua

(Nguyễn Du)

- Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền

Êm như hơi gió thoảng cung tiên

(Thế Lữ) Nào ai đã một lần thấy hạc bay qua, “ suối Ngọc Tuyền”, “ cung tiên”

…để mà nói cụ thể Ở đây chỉ thấy sự gợi cảm và hứng thú được một lần bay bổng trong tưởng tượng Ấy vậy mà vẻ đẹp chiếm lĩnh tâm hồn ta làm cho hình tượng thêm đẹp, ta có cảm giác thêm cụ thể mà thôi Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng tượng hơn là đến ngưỡng của logic học

Tác giả còn viết “ Tìm được một so sánh đâu có phải dễ dàng, vì đó là

tâm hồn, tài năng nghệ thuật” (Đinh Trọng Lạc, 1997) [2]

Như vậy điều tác giả muốn nói là tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ

Trang 5

so sánh không phải là việc đơn giản mà phải công phu Vì vậy, vấn đề này luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu Các giáo trình phong cách học cho ta thấy được khái niệm, các cách phân loại, cơ chế của phép so sánh tu từ, nhờ đó, người viết lấy làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phép so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên

Trong cuốn “99 phương tiện và phương pháp tu từ tiếng Việt” PGS.TS

Đinh Trọng Lạc còn phát hiện ra “Trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã

biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diễn cảm của nó Nhà văn luôn

cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau chính xác bất ngờ, điều mà người

ta không để ý đến hoặc không cảm thấy.” (Đinh Trọng Lạc, 2003) [4]

2.2 Nghiên cứu trong thơ Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX Với trên 50 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại 13 tập thơ gồm hơn một nghìn bài thơ, trong đó có những thi phẩm gây được tiếng vang rộng lớn, trở thành những hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học đương thời Sự nghiệp cầm bút hơn 50 năm của ông được ghi nhận bằng giải thưởng

Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 Trong nhiều thập kỉ nay đã có nhiều bài viết, nhận xét, đánh giá về thơ Chế Lan Viên gồm các loại: Phê bình, nghiên cứu chân dung văn học… Từ năm 1970 đã có những bài viết công phu về tác giả, khái quát được bản chất của thơ Chế Lan Viên trên nhiều phương diện, với phương pháp nghiên cứu khoa học nghiêm túc Đó là bài viết của Nguyễn Xuân Nam (in trong Chế Lan Viên tuyển tập, tập 1), PGS Nguyễn Văn Long (Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2)…

Sau những năm 90 của thế kỉ XX, cùng với việc Di cảo thơ ra mắt bạn

đọc đã xuất hiện những nghiên cứu có quy mô lớn về thơ Chế Lan Viên như

đề tài của Nghiên cứu sinh Đoàn Trọng Huy (Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ

Trang 6

văn, ĐHSP Hà Nội, 1994), Nguyễn Bá Thành với chuyên luận : “ Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng” ( Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999), Hồ Thế

Hà với chuyên luận “Thế giới nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên (Nxb Văn học, Hà Nội, 2004) Như vậy, đã có nhiều nhận định về thơ Chế Lan Viên, góp phần đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn sự nghiệp thơ của ông

cả về mặt hình thức lẫn nội dung

Những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên thường tập trung vào những nội dung như tính suy tưởng, tính triết lí trong thơ ông…Người viết có thể dẫn ra một số công trình sau : “Đôi điều về Mĩ học trong thơ Chế Lan Viên” của tác giả Trần Đình Sử (Báo văn nghệ, số 26, 26/6/1999), “Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ”, tác giả Huỳnh Văn Hoa (Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, số 165 ngày 27/10/1994) hay tác giả Vũ Anh Tuấn với bài viết “Chế Lan Viên - một tâm hồn thi sĩ, một chân dung văn hóa” … Các bài viết đề cập đến nhiều biện pháp tu từ khác nhau trong thơ Chế Lan Viên còn đối với biện pháp so sánh tu từ trong, ít có tác giả nghiên cứu thành hệ thống Ngoài ra, còn nhiều bài viết khác trong tạp chí văn nghệ viết về nhà thơ Chế Lan Viên, tuy nhiên, chỉ dừng lại ở những lời bình và có thể nghiên cứu ở khía cạnh khác trong nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như:

“Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên” (Phạm Hổ, Tạp chí tác phẩm văn học, số 2, tháng 3,4/1989), “Ảnh hưởng thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên” (Nguyễn Xuân Nam, Tạp chí văn học, số 1,1997), “Thơ về thơ của Chế Lan Viên” (Hồng Diệu, Văn hóa văn nghệ Công an, số 7, 1999), “Chế Lan Viên và ba niềm sửng sốt” (Văn hóa văn nghệ công an, số 6, 1999), “Chế Lan Viên” (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên xuất bản, 1942),

“Từ điêu tàn đến hoa trên đá” (Ngô Văn Phú, báo văn nghệ, số 15, 12/4/1986), “Chế Lan Viên - nhà thơ không thể lấy kích thước mà đo được”

Trang 7

Nguyễn tuyển chọn, 2007) [13] Điều đó thể hiện rằng thơ Chế Lan Viên có sức thu hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới phê bình văn học Nhận xét về sự

phong phú trong thơ Chế Lan Viên, Phạm Hổ từng nhận định : “Riêng về

tuyển tập thơ Chế Lan Viên, tôi thấy đó như một phòng tranh lớn quá cỡ, ở đó

có những tác phẩm hoành tráng và những bức phù điêu, vượt qua những kích thước thường thấy, những bức tranh bố cục đủ các loại: sơn mài, sơn dầu, bột màu và thú vị hơn còn có cả rất nhiều, rất nhiều những bức thủy mặc cỡ nhỏ, những búc tranh dân gian hiện đại vẽ theo bút pháp Chế Lan Viên” (Theo

Phạm Thị Ngọc, Vũ Nguyễn tuyển chọn, 2007) [13] Mặt khác, có một số luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu thơ Chế Lan Viên dưới góc độ so sánh nghệ thuật Chúng ta phải kể đến luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh với đề tài

“Thi pháp thơ Chế Lan Viên”, Tp Hồ Chí Minh, 1999 [13][9] Tuy nhiên, khóa luận chưa tập trung nghiên cứu sâu vào hiệu quả nghệ thuật của chỉ một biện pháp tu từ so sánh trong thơ Chế Lan Viên

Trong lời giới thiệu của cuốn Thơ ca chống Mĩ cứu nước, Giáo sư Hà Minh Đức viết : “ Thơ Chế Lan Viên có những khởi sắc đặc biệt trong thời kì chống Mĩ, cảm hứng lớn về đất nước trong thơ anh chân thành và đằm thắm, vừa mạnh mẽ hùng tráng chất sử thi, vừa bừng dậy qua những trang viết về

Tổ quốc…”

Theo cuốn Nhà văn Việt Nam thì “ Thơ chống Mĩ của Chế Lan Viên được tạo nên từ hai nguồn mạch lớn: yêu thương và căm giận- hai chiều sóng vừa dữ dội vừa sâu thẳm trong thời đại chống Mĩ cứu nước”.[665][5]

Nghiên cứu về so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên đã được thể hiện trong một số bài viết nhưng chưa thành hệ thống mà phần lớn chỉ đưa vào đó phân tích một hay một vài ví dụ tiêu biểu hoặc đưa vào so sánh với một số tác giả khác như “Phép so sánh trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn

Trang 8

Tuân”, trong bài viết này, người viết có đưa vào đó một ví dụ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên…

Như vậy, thơ Chế Lan Viên đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung vào tính triết lí, suy tưởng và trí tuệ mà chưa có nhiều công trình viết về hiệu quả của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời thấy rằng so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên là một đề tài hấp dẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của phong cách học,

chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiệu quả của biện pháp tu từ trong thơ Chế Lan

Viên” với hi vọng sẽ đưa ra được kết quả thống kê phân loại, nhận xét bước

đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh tu

từ trong các tác phẩm của Chế Lan Viên Đồng thời, góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Chế Lan Viên đối với tiến trình thơ hiện đại Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

- Củng cố, khẳng định những vấn đề thuộc về lí thuyết ngôn ngữ học

- Tích lũy tư liệu cần thiết cho việc học tập, giảng dạy

- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

- Khẳng định những đóng góp nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên đối với

sụ phát triển của lịch sử ngôn ngữ thơ ca dân tộc

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài

- Khảo sát phân loại thông qua ngữ liệu thống kê cụ thể

- Phân tích hiệu quả, tác dụng nghệ thuật từ góc độ tu từ

Trang 9

5 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên

6 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát 3 tập thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh trong cuốn: Chế Lan Viên, tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp tu từ: Người viết đã khảo sát các trường hợp sử dụng biện pháp tu từ so sánh thông qua việc đọc 159 bài thơ thuộc ba tập thơ: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người của Chế Lan Viên Từ những kết quả đã có được, căn cứ vào những tiêu chí phân loại, người viết đã phân chia số liệu thống kê thành các nhóm cụ thể

- Phân tích: Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh tu từ

- Tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích, nhận xét, người viết đã tổng hợp và đưa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về biện pháp tu từ so sánh trong thơ Chế Lan Viên

8 Đóng góp của khóa luận

Trang 10

- Lí luận: Khóa luận chỉ ra vai trò và tác dụng của biện pháp so sánh tu

từ trong thơ Chế Lan Viên, thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả Qua đó rút ra được những đóng góp nhất định của biện pháp so sánh tu từ trong nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

-Thực tiễn: Khóa luận giúp ta hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật trong từng bài thơ cụ thể, đồng thời đóng góp hướng nghiên cứu mới về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

9 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm

có 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Phân tích kết quả thống kê

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Biện pháp tu từ so sánh

1.1.1 Khái niệm

Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng ta nói tới hiệu quả của các biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm So sánh là biện pháp tu từ tiêu biểu có giá trị tạo hình và gợi cảm Vậy so sánh là gì?

Từ điển thuật ngữ văn học (2006) [5] định nghĩa: “So sánh

(comparison) là phương thức biểu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên

cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”

PGS TS Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” định

nghĩa như sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối

chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó

để gợi ra hình ảnh cụ thể, những càm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.” (Đinh Trọng Lạc, 1997) [2]

Ngoài ra, so sánh tu từ còn được định nghĩa: “ So sánh là sự đối chiếu

hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng của một trong hai đối tượng đó” (Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình

Tú, Nguyễn Thái Hòa, 1982) [1]

1.1.2 Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ

So sánh thực chất là sự đối chiếu giữa một hình ảnh này hoặc hình ảnh

kia hay một vài hình ảnh khác không giống nhau về phạm trù nhưng dựa vào

Trang 12

lien tưởng mà người ta có thể thìm ra những nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hoặc tâm lí Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải

thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

- Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại

- Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng để so sánh

So sánh bao giờ cũng phải dựa vào hai đối tượng khác phạm trù nhau tạo thành hai vế: Vế A và vế B Giữa hai vế bao giờ cũng có từ làm công cụ

so sánh

Mô hình cấu tạo chung: AxB (x là từ so sánh)

Theo PGS.TS Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu

từ tiếng Việt” [4] thì mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố:

- Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo so sánh là tích cực hay tiêu cực

- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động

có vai trò nêu rõ ràng biện pháp so sánh

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh

- Yếu tố 4: Yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh

Nhưng trên thực tế, nhiều mô hình chung AxB không có đầy đủ cả 4 yếu tố trên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh được chia ra làm: So sánh tu từ nổi và so sánh tu từ chìm:

+ So sánh tu từ nổi Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh được thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy

Trang 13

Nét tương đồng cơ sở của sự so sánh không được thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà người đọc và người nghe tự liên hội để tìm ra

So sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn so với

so sánh tu từ nổi, nó tác động đến sự tưởng tượng của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để tìm tòi và phát hiện được nét giống nhau giữa các đối tượng của hai vế

Nếu thay từ là bằng từ như thì nội dung cơ bản không thay đổi chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa từ sắc thái khẳng định chuyển sang giả định

Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc chủ biên [2], so sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau:

+ Hình thức đầy đủ gồm cả bốn yếu tố của phép so sánh tu từ

Trang 14

+ Dùng từ “ là” làm từ so sánh Đây là loại so sánh ẩn dụ, gọi như vậy

là vì “ là” có chức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “ là” trong kiểu câu tường giải khái niệm

Sách giáo khoa Ngữ văn 6, chương trình cơ bản phân chia so sánh thành hai loại:

+ A như B ( so sánh ngang bằng) +A không như (hơn, kém, không bằng) B (so sánh không ngang bằng) Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh tu từ thành các loại sau đây:

- So sánh ngang bằng:

+ A như B + A như B1, B2, …, Bn

+ A cũng như B + A tựa B + A là B1,B2,…,Bn + A là B

+ AB (từ so sánh bị triệt tiêu) + Như BA

+ A bao nhiêu B bấy nhiêu

- So sánh không ngang bằng + A thua B

+ A hơn B

Trang 15

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2006 [5] “ Bằng

con đường so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng, hiện tượng Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ hết sức phong phú”

1.1.4 Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của

lời nói hình ảnh Gô-lúp khẳng định: “Hầu như bất kì sự biểu đạt nào cũng có

thể chuyển thành hình thức so sánh” (Đinh Trọng Lạc, 2003) [4]

Pao-lơ đã tổng kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” (Theo Định

Trọng Lạc, 1997) [2]

Dựa vào so sánh, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về

sự vật, sự việc So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh và tính biểu cảm cho câu văn, câu thơ Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp để giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen , chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật

Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm cùng với sự cấu tạo đơn giản cho nên so sánh được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1.2 Thơ và đặc trưng của ngôn ngữ thơ

1.2.1 Khái niệm

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Thơ là “hình thức sáng tác văn

học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giầu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [6]

Trang 16

Bàn về thơ, Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý,

tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.” (theo Lê Bá Hán,

Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2006) [6]

1.2.2 Đặc trưng

Theo Phương Lựu, 1996,[11] ngôn ngữ thơ có ba đặc trưng cơ bản sau đây:

- Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc:

+ Ngôn ngữ thơ khách quan, yên tĩnh của tác phẩm tự sự Lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện một quan hệ của chủ thể đối với cuộc đời

+ Văn tự sự hầu như không biết đến câu hỏi Đó là vì trong tác phẩm tự

sự, thế giới hiện ra không như một chính thể, không còn bị tách ra hai mặt chủ thể và khách thể Thơ trữ tình lại khác Sự phân biệt ra chủ thể và khách thể là nguyên tắc tồn tại của nó Lời thơ trữ tình là lời đánh dấu sự tồn tại của những chủ thể trên cõi đời này nên câu hỏi trong thơ như là một phản xạ của bộ phận trước toàn thể, một nguyện vọng muốn điều tiết quan hệ chủ quan và khách quan

+ Chính vì vậy, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật

Trang 17

+ Mỗi câu thơ dường như đều mang một từ tập trung tất cả sức nặng tình cảm Người xưa gọi những từ đó là “thi nhân”, tức là những tiêu điểm để

từ đó nhìn thấu vào tâm hồn tác giả

+ Ngôn ngữ thơ là sự kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời sống được tích lũy lâu đời Vì vậy truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ thơ Đó cũng là điều khác với tự sự và kịch

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính:

+ Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động tình cảm Như nhịp

đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩ của từ ngữ - mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra nhiều điều mà từ ngữ không thể nói hết…Tất nhiên, không thể giải thích ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu không xuất phát từ nội nội dung của từ ngữ

+ Nhạc tính có ở sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ Trầm bổng là sự thay

đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc Và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo nên nhịp Âm thanh và nhịp điệu góp phần làm sáng ra những khía cạnh tinh vi của tình cảm con người Tuy nhiên lệ thuộc máy móc vào âm thanh nhịp điệu quy định trước, người nghệ sĩ khó phát huy tư tưởng sáng tạo của mình Nhưng nếu không hề biết đến khả năng của âm thanh nhịp điệu là bỏ mất một

vẻ đẹp đáng quý của ngôn ngữ thơ

+ Nhạc tính đó còn do sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự

dùng vần, điệp câu, điệp ngữ Khi nghe nhạc, ta thấy thú vị khi một âm thanh nào đó được láy đi láy lại, lúc đứt lúc nối

Trang 18

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa:

Là hình thức diễn đạt mà qua đó người nói có thể thông báo được một nội dung lớn nhất bằng số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất Đây là đặc điểm, đồng thời cũng là yêu cầu rất cao của ngôn từ văn học nói chung và của thơ ca nói riêng Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ có những biểu hiện cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Tính hàm súc của ngôn ngữ văn học thể hiện ở tính đa nghĩa của nó Trong ngôn ngữ thơ, hàm súc là “ lời ít, ý nhiều”, cùng một lời

có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và hình như hiểu theo cách nào cũng đều có lí

+ Thứ hai:Tính hàm súc thể hiện ở sự thống nhất tối đa các chức năng

và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong một yếu tố( hoặc một vài yếu tố) của lời nói

+ Thứ ba: Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ còn thể hiện ở dung lượng lớn những ý nghĩ, tình cảm mà người viết không viết ra, nhưng người đọc có thể tự mình suy ra được

Do đặc điểm của ngôn ngữ thơ hàm súc như vậy nên quá trình khám phá bài thơ phải công phu: đi từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh, nhịp điệu để tìm hiểu hết nghĩa đen, nghĩa bóng… Có khi điều bài thơ gợi ra còn quan trọng hơn điều nói rõ Chưa đọc kĩ ngôn ngữ thơ đã hăm hở phân tích nội dung thơ là phạm sai lầm căn bản

1.3 Phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một hồn thơ đa dạng Thơ ông như là sự tập hợp, giao thoa của nhiều đối cực rất khác nhau và ở mọi phương diện, từ đề tài, cảm hứng đến chất liệu, hình ảnh, từ giọng điệu, thể thơ đến bút pháp…

Trang 19

- Trước hết, phong cách nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên thể hiện ở

súc mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng- triết lí

+ Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan, từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên, vì thế không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó, mà còn- và điều này quan trọng hơn- như nhà thơ suy nghĩ về

+ Nhà thơ đã huy động vào trong công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, triết lí và một vốn văn hóa, tri thức phong phú, nhiều mặt Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không thiên về cảm xúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật, hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc

- Thơ Chế Lan Viên khai thác triệt để các tương quan đối lập:

+ Tư duy thơ của Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén trong sự phát hiện những tương quan đối lập Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm mĩ bất ngờ

+ Khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đã trỏ thành một nét đặc trưng của tư duy thơ, chi phối cái nhìn nghệ thuật của Chế Lan Viên

- Thơ Chế Lan Viên thể hiện năng lực sáng tạo phong phú

Trang 20

+ Trí tuệ sắc sảo của Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ

về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa- sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội hơn

+ Cũng thường gặp trong thơ Chế Lan Viên rất nhiều hình ảnh, biểu tượng Có thể là những biểu tượng đã quen thuộc trong đời sống hoặc sách vở

cổ, kim, đông, tây được sử dụng và tái tạo để mang được màu sắc thời đại Nhưng cũng có nhiều biểu tượng mới do nhà thơ sáng tạo ra, dựa trên sự mở rộng nghĩa vốn có của từ ngữ và hình ảnh, đem lại cho những hình ảnh quen thuộc một ý nghĩa khái quát mới

Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên không chỉ trải ra theo thời gian qua các chặng đường sáng tác, mà có thể bộc lộ ngay ở tùng giai đoạn, từng tập thơ, thậm chí ở ngay mỗi bài thơ

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ 2.1 Kết quả khảo sát thống kê

Số lần xuất hiện (phiếu)

Tỉ lệ (%)

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

Trang 22

2.2 Nhận xét kết quả thống kê

Qua thống kê 159 ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy trong các bài thơ Mật

độ xuất hiện của phép so sánh tu từ trong ba tập thơ: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người của Chế Lan Viên là khá cao Điều này thể hiện rằng, nhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ để bày tỏ quan điểm của mình

Các mô hình so sánh được Chế Lan Viên sử dụng đa dạng, phong phú,

có mặt ở hầu hết tất cả các mô hình so sánh Trong đó, mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 96,97% Đây là kiểu so sánh dễ sử dụng , mang lại hiệu quả cao Kiểu so sánh này có thể chia thành các loại nhỏ theo

mô hình riêng Mô hình A như B chiếm đa số phiếu với 143 phiếu tương ứng với 54,17% Các mô hình còn lại có tỉ lệ % không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên tỉ lệ này không cao Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chỉ với số lượng ít ỏi với 8 phiếu tương ứng 3,03%

Trong thơ Chế Lan Viên, các phép so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình, có khi lại được sử dụng như một phương tiện biểu hiện, hoặc kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong thơ Chế Lan Viên rất đa dạng, có nhiều kiểu so sánh hết sức bất ngờ, độc đáo

2.3 Phân tích kết quả thống kê

Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh của Chế Lan Viên: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng

Trang 23

2.3.1 So sánh ngang bằng 2.3.1.1 Mô hình A như B

Mô hình “A như B” là mô hình được Chế Lan Viên sử dụng với tần số cao nhất, thống kê được 72/ 107 phiếu, chiếm tỉ lệ 67,3% Ở mô hình này, vế

A được so sánh với vế B thông qua từ so sánh “như” Giữa hai vế A B luôn có

sự tương đồng nhất định, đối tượng ở hai vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào đó làm cơ sở Sự vật được nêu ở vế B dùng để đối chiếu nhờ đó ta có thể hiểu được vế A Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn rất kĩ càng để đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định Căn

cứ vào các đối tượng được nêu ở hai vế A,B ta có thể chia thành một số tiểu loại nhỏ như sau:

a) So sánh cái cụ thể với cái cụ thể

Xét trong mô hình so sánh “A như B” mô hình tiểu loại này chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,8%

Trang 24

nhàng, ta như thấy ở đó cả sự mềm mại và uyển chuyển nữa Bàn tay lao động của cô gái được ví đong đưa như dòng suối bởi lẽ bàn tay cô hoạt động liên tục, nhịp nhàng, khéo léo, thuần thục và đáng yêu như dòng suối mát vậy Qua phép so sánh ấy, người đọc hình dung được hình ảnh, hành động của một

cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó

Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A như B” với vế A và B đều là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp nhà thơ cảm nhận tinh tế về những biến đổi tinh vi của sự vật Nó giúp tác giả thể hiện rõ ràng, cụ thể những tâm sự kín đáo của mình

Ví dụ 2:

“ Gió rừng cao thổi chòm râu phơ phất của Người Thanh niên năm nao nay Bác tóc râu rồi

Nhưng đã sáng trăm lần đôi mắt sáng

Cả thế giới thu vào trong, như ngọc một đời.”

( Cách mạng, chương đầu, tr 406) Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, hình ảnh về Người được nhiều nghệ sĩ ngợi ca trong từng trang thơ, trang văn bất hủ Với Chế Lan Viên, một lần nữa hình tượng Bác Hồ được khắc họa một cách rõ nét Bằng bút pháp tu từ so sánh, nhà thơ dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh

về Người Vế A của phép so sánh là “đôi mắt sáng” Đôi mắt ấy được so sánh với độ sáng của ngọc “Ngọc” là đồ trang sức quý phái với đặc tính đẹp, sáng

và trong Cái sáng, trong ở ngọc lên sự thanh cao không tì vết, cũng giống như phẩm chất của Bác vậy Cơ sở của phép so sánh đó là “sáng” Vế A, đôi mắt của Bác “thu cả thế giới vào bên trong” bởi Bác là người hiểu sâu, biết

Trang 25

trở nên lớn lao, kì vĩ mà thanh cao đến lạ thường Qua phép so sánh này, Chế Lan Viên càng làm dấy lên trong lòng người đọc một tình cảm kính yêu vô hạn đối với Bác Người mãi là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

a 2 ) Vế A và vế B đều chỉ con người

Ở tiểu loại so sánh này, chúng tôi thống kê được 31 phiếu

Ví dụ 1:

“Ôi bao giờ nhân loại cười như trẻ thơ hồn hậu”

(Ta nhập vào ta phẩm chất của Người, tr.403) Trong phép so sánh trên, vế A chỉ nhân loại nói chung, đó là tất cả loài người trên thế gian này Điều mà tác giả mong muốn ở đây đó là “ Nhân loại cười như trẻ thơ hồn hậu” Sở dĩ vế B “ trẻ thơ hồn hậu” được đưa ra so sánh bởi lẽ trẻ thơ là lứa tuổi hồn nhiên vô tư, không vướng bạn những nghĩ suy, toan tính của cuộc đời Cơ sở của phép so sánh đó là tiếng cười Nhà thơ ước mong nhân loại có một cuộc sống thoải mái, luôn tràn ngập tiếng cười như tiếng cười của trẻ thơ.Đó cũng là niềm khát khao về một cuộc sống yên bình không còn chiến tranh tàn phá, không còn những cảnh thương đau mất mát,

cơ cực lầm than, chung sống với nhau bằng tình thân ái, bao dung

Tiểu loại so sánh “A như B” mà cụ thể là cả hai vế A và B đều chỉ con người tuy được sử dụng với số lượng không nhiều so với các mô hình khác nhưng qua đó thể hiện những tâm sự kín đáo của tác giả dành cho dân tộc, cho quê hương đất nước

Ví dụ 2:

“ Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ

Trang 26

Như em Kiều e lệ nép vào hoa Nhưng ánh sáng tưng bừng trong mắt nhỏ Đón chàng Kim trong hạnh phúc chan hòa”

(Nhật kí một người chữa bệnh, tr89) Bài thơ so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình với cảm xúc của người con gái, những rung động của buổi đầu gặp gỡ Vế B mượn ý trong truyện

Kiều của Nguyễn Du: “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” Buổi đầu tiên Thúy

Kiều gặp Kim Trọng, ngỡ ngàng, thẹn thùng pha chút mừng vui khi bát gặp

ánh mắt chàng Kim Vế A: “Tôi đứng dưới nhành vui”, vui là cái trừu tượng,

được cụ thể hóa thành “nhành vui” trở nên sinh động hơn Câu thơ thể hiện niềm vui của nhân vật trữ tình, niềm vui bất ngờ, chợt đến, chưa dám tin đó là

sự thực Cơ sở so sánh là tâm trạng con người: bỡ ngỡ Nhân vật trữ tình chưa

dám tin vào điều diễn ra ngay trước mắt Chút hi vọng mong manh “ nhặt

từng hạt vàng sức khỏe rơi đi” nay đã trở thành hiện thực

Những câu thơ trên so sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình và tâm trạng của “em Kiều” trong truyện Kiều căn cứ vào những nét tương đồng trong trạng thái, những cung bậc cảm xúc của con người

Trang 27

Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền”

(Chim lượn trăm vòng, Tr 43) Những câu thơ trên viết về rừng núi Trường Sơn mênh mông, bát ngát Tác giả miêu tả rừng Trường Sơn với một tình cảm trìu mến, thiết tha Bằng phép tu từ so sánh, rừng hiện lên rất đỗi thân quen, giản dị mà tràn đầy sức sống Vế A của phép so sánh là đặc điểm, tính chất của rừng là sự tươi mát

Sự tươi mát ấy được so sánh với cụm từ ở vế B “mẹ hiền lắm sữa” qua từ so sánh như bởi một số nét tương đồng Mẹ hiền là người nuôi dưỡng, nâng niu, chăm sóc cho ta, mẹ bao dung cao cả và đầy ắp tình thương, tình cảm mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn, mẹ nuôi ta không lớn bằng dòng sữa ngọt lành Vế B “Mẹ hiền lắm sữa” thể hiện tình thương yêu bao la của lòng

mẹ, người mẹ đang tuổi thanh xuân cũng tràn nhựa sống Rừng Trường Sơn được so sánh với người mẹ bởi lẽ rừng luôn giang đôi tay che chở cho bộ đội

ta chiến đấu Rừng che bộ đội khỏi những cuộc truy quét, những đợt dò tìm tọa độ của giặc, rừng là nơi ẩn mình, nơi nương náu an toàn cho người chiến

sĩ Đồng thời đó cũng là nơi cung cấp thực phẩm để chiến sĩ ta khỏi đói lòng

“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” cũng chẳng kém gì người mẹ lo lắng cho đàn con mà chính mình sinh nở Rừng giàu có đầy sức sống như người

mẹ hiền từ vào độ tuổi thanh xuân

Ví dụ 2:

“ Thơ dở không dịch được

Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng.”

(Sổ tay thơ, Tr 336) Điều mọi nhà thơ phải hướng tới là những vần thơ hay đích thực Đó là vần thơ ai ai cũng thừa nhận không còn tranh cãi Không phải ngẫu nhiên mà

Trang 28

ông ví thơ như con người, như sự sống Bởi vì còn có gì kỳ diệu hơn con người, kỳ diệu hơn sự sống Nó có đầy đủ mọi vẻ đẹp trên thế gian này mà vẫn luôn luôn bí ẩn Ví thơ với con người với sự sống là một cách đề cao thơ ngang hàng những thứ kỳ diệu nhất trong thế giới kỳ diệu của vũ trụ Chế Lan Viên ước những trang thơ tươi rói, nóng hổi và phập phồng sự sống:

“Sau hoa là cô Kiều e lệ nép vào hoa

Rẽ vần điệu ngôn từ, sự sống nấp đằng sau đó Ngỡ chỉ Kiều thôi, ai hay Vân nữa

Và cành lê trắng điểm chân trời cỏ nõn phía xa xa ”

(Thơ về thơ) Chế Lan Viên đưa ra một cách lí giải độc đáo, gây ấn tượng đặc biệt đến độc giả Có lẽ chỉ riêng Chế Lan Viên mới dùng phép so sánh: “Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng” Nhà thơ đưa ra phép so sánh như trên bởi giữa chúng có một số nét tương đồng Vế B “người đẹp ” được đưa ra so sánh với vế A là “thơ hay” “ Người đẹp” có đặc điểm là người có ngoại hình ưa nhìn, gây được sự chú ý, yêu thích với mọi người xung quanh, được nhiều người để ý, bởi vậy, xét theo lẽ thường thì “ người đẹp ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng” Thơ hay được ví như người đẹp bởi thơ hay là những áng thơ có chất lượng, thu hút độc giả ở một phương diện nào đó về nội dung hay hình thức nghệ thuật độc đáo Một áng thơ hay sẽ được độc giả đón nhận nhiệt tình Cơ sở của phép so sánh đó là giá trị, giá trị của một bài thơ hay, giá trị của người đẹp

Phép so sánh với vế A là sự vật cụ thể, vế B là con người giúp cho vế A trở nên sinh động, có hồn, gây sự chú ý, tò mò nơi bạn đọc nhiều hơn Sự vật

cụ thể không còn khô khan và được thổi vào đó sinh khí mới khiến nó cựa

Trang 29

quậy được như một sinh thể sống vậy Nhờ đó mà câu thơ sinh động thêm nhiều

a 4 ) Vế A là con người, vế B là sự vật cụ thể

Đối với tiểu loại này, số phiếu thống kê được là 9 phiếu

Ví dụ: “Con vua thì lại làm vua

Mình con nhà khó như mưa ngoài ngàn”

( Bữa cơm ở trong bản nhỏ, Tr 393) Câu thơ lấy ý từ một bài ca dao:

“Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa”

(Ca dao)

để nhắc đến số phận của những con người nơi bản nhỏ Vế A “ mình con nhà khó” so sánh với vế B “ mưa ngoài ngàn” Vế B là hình ảnh mang tính biểu cảm cao, mưa ngoài ngàn có tính chất dữ dội, quyết liệt Mưa ngoài ngàn, ngoài ruộng thường không có chỗ để trú, bắt buộc phải chịu đựng mưa ướt lạnh Câu thơ thể hiện cái nghèo của người dân bản, đây là cái nghèo không

có lối thoát, nghèo mãi, đi đến cuối cuộc đời mình mà vẫn không hết nghèo

Chúng ta thấy được rằng, bằng cách mượn mô hình so sánh trong ca dao, thơ Chế Lan Viên thể hiện được sự gắn bó với truyền thống, khiến cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người hơn

Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A như B” với vế A và vế B là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp Chế Lan Viên thể hiện một cách đắc địa sự cảm nhận tinh tế về những biến đổi tinh vi của

Ngày đăng: 29/12/2017, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w