0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đặc trưng của lưu chất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CẢM BIẾN (NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ - CAO ĐẲNG): PHẦN 2 - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 -38 )

3. 1.5.1 Ngõ ra dạng transitor NPN và transitor PNP

4.1.1.2. Đặc trưng của lưu chất

Mỗi lưu chất được đặc trưng bởi những yếu tố sau: - Khối lượng riêng

- Hệ số nhớt động lực - Hệ số nhớt động học *Khối lượng riêng:

Khối lượng riêng là khối lượng của 1 đơn vị thể tích lưu chất ) / (kg m3 V m

m: khối lượng của khối lưu chất V: thể tích của khối lưu chất

Hình 3.1: Khối lượng riêng của nước và hơi nước ở trạng thái bảo hòa với các điều kiện nhiệt độ khác nhau

*Tính nhớt

Tính nhớt là tính chất chống lại sự dịch chuyển, nó biểu hiện sức dính phân tử hay khả năng lưu động của lưu chất. Đây là 1 tính chất quan trọng của lưu chất vì nó là nguyên nhân cơ bản gây ra sự tổn thất năng lượng khi lưu chất chuyển động. Khi lưu chất chuyển động, giữa chúng có sự chuyển động tương đối, nảy sinh ma sát tạo nên sự biến đổi 1 phần cơ năng thành nhiệt năng và mất đi. Tính nhớt được đặc trưng bởi hệ số nhớt động lực, hệ số này phụ thuộc vào loại lưu chất.

Có nhiều cách để đo độ nhớt, cách thức đơn giản thường được các phòng thí nghiệm ở các trường đại học sử dụng để chứng minh sự tồn tại độ nhớt và xác định giá trị là: Cho 1 quả cầu rơi trong chất lỏng dưới tác dụng của trọng lực. Đo khoảng cách (d) và thời gian (t) quả cầu rơi, tính vận tốc u.

Hệ số nhớt động lực sẽ được tính theo phương trình sau:

u r g . 9 . . . 2 2 : Hệ số nhớt động lực (Pa s)

: Sự khác nhau giữa khối lượng riêng quả cầu và chất lỏng (kg/m3). g: Gia tốc trọng trường 9,81 m/s2.

r: Bán kính quả cầu (m).

u: Vận tốc rơi của quả cầu u= d/t (m/s) Đơn vị của hệ số nhớt động lực:

Pa s= Ns/m2= 103cP (centiPoise) = 10 P (Poise)

Hình 3.2: Hệ số nhớt động lực của nước và hơi nước ở trạng thái bảo hòa với các điều kiện nhiệt độ khác nhau

Để nhấn mạnh mối quan hệ giữa tính nhớt và khối lượng riêng của lưu chất người ta đưa ra hệ số nhớt động học. v = .103 v: hệ số nhớt động học, đơn vị centistokes (cSt) : Hệ số nhớt động lực.

: Khối lượng riêng của lưu chất (kg/m3).

Đơn vị hệ số nhớt động học là cSt (centistokes), St (stokes), m2/s 1St = 100 cSt = 1 cm2/s = 10-4 m2/s

Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ nhớt của chất lỏng tăng khi nhiệt giảm và khi áp suất tăng, đối với chất khí thì ngược lại.

*Trị số Reynold (Re)

Tất cả các yếu tố đã kể trên đều có ảnh hưởng tới dòng chảy của lưu chất trong ống dẫn, người ta kết hợp chúng với nhau tạo ra 1 đại lượng duy nhất thể hiện đặc trưng của lưu chất: Trị số Reynold:

uD uD Re . . : Khối lượng riêng của lưu chất (kg/m3) D: Đường kính trong của ống dẫn lưu chất (m) u: Vận tốc của lưu chất (m/s)

4.1.1.3.Hiệu chuẩn khối lượng riêng

Khối lượng riêng của chất lỏng, chất khí trong môi trường đo ảnh hưởng đến phép đo lưu lượng. Thực chất khối lượng riêng thường không là một hằng số.

+ Khối lượng riêng của chất lỏng tùy thuộc vào nhiệt độ. Trường hợp này để hiệu chuẩn khối lượng riêng ta chỉ cần đo nhiệt độ.

+ Khí thường là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần. Khối lượng riêng của nó lệ thuộc vào áp suất và nhiệt độ. Để hiệu chỉnh sai số cần đo cả hai đại lượng này (lấy chuẩn là khối lượng riêng ở điều kiện 00C, áp suất khí quyển).

4.1.1.4.Trạng thái dòng chảy

Nếu bỏ đi ảnh hưởng của độ nhớt và sự ma sát với thành ống dẫn thì vận tốc dòng chảy sẽ như nhau ở mọi vị trí trên mặt cắt ngang của ống dẫn (xem hình 3.3).

Hình 3.3: Vận tốc dòng chảy (trường hợp lý tưởng)

Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp lý tưởng, trong thực tế độ nhớt ảnh hưởng đến tốc độ của dòng chảy, cùng với sự ma sát của ống dẫn làm giảm vận tốc của lưu chất ở vị

trí gần thành ống (hình 3.4). Hình 3.4: Vận tốc dòng chảy với ảnh hưởng của tính

nhớt và lực ma sát

Với trị số Reynold nhỏ (Re2300), chất chuyển động thành “lớp” (chảy tầng).Tất cả các chuyển động xuất hiện theo dọc trục của ống dẫn. Dưới ảnh hưởng của tính nhớt và lực ma sát với thành ống dẫn, tốc độ lưu chất lớn nhất ở vị trí trung tâm ống dẫn (hình 3.5).

Khi tốc độ tăng và trị số Re vượt quá 2300, dòng chảy tăng dần hỗn loạn với càng lúc càng nhiều các dòng xoáy (trạng thái quá độ). Với Re từ 10.000 trở lên, dòng chảy hoàn toàn hỗn loạn (trạng thái

chảy rối). Hình 3.6

Các khí (ở trạng thái bão hòa) và hầu hết các chất lỏng thường được vận chuyển bằng ống dẫn ở trạng thái dòng chảy rối.

Hình 3.7: Trị số Reynold

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CẢM BIẾN (NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ - CAO ĐẲNG): PHẦN 2 - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 -38 )

×