Các ưu điểm nổi bật và hạn chế của phương pháp đo lưu lượng với nguyên tắc tần số dòng xoáy

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật cảm biến (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

3. 1.5.1 Ngõ ra dạng transitor NPN và transitor PNP

4.3.2. Các ưu điểm nổi bật và hạn chế của phương pháp đo lưu lượng với nguyên tắc tần số dòng xoáy

điều mà trước đây không thể thực hiện được. Trong những báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy các nhà sản xuất đã đạt được những tiến bộ đáng kể cho mục tiêu cơ bản: Đo tần số dòng xoáy. Vấn đề chính luôn là xác định tín hiệu từ dòng xoáy, đặc biệt là khi tần số của dòng xoáy ở mức thấp. Với tín hiệu dòng xoáy tần số thấp, sẽ có sự chia sẽ dải tần với những rung động hạ tần khác trong công nghiệp. Các nhà sản xuất sử dụng các bộ lọc để tăng tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm. Tuy nhiên khi tần số của dòng xoáy thay đổi, thiết bị phải tự động điều chỉnh lại dải thông của bộ lọc. Tình trạng trên được so sánh với một chiếc radio, khi người sử dụng dò các tần số của các đài phát thanh, khi tìm thấy thì giữ cố định. Vấn đề tần số của dòng xoáy thì khó khăn hơn, có nhiều tín hiệu khác nhau trong dải tần mà thiết bị tìm kiếm. Thậm chí khi đã tìm được đúng tần số rồi, thì nó vẫn có thể thay đổi trong chốc lát.

4.3.2. Các ưu điểm nổi bật và hạn chế của phương pháp đo lưu lượng với nguyên tắc tần số dòng xoáy nguyên tắc tần số dòng xoáy

*Các ưu điểm

Rất kinh tế và có độ tin cậy cao.

Tần số dòng xoáy không bị ảnh hưởng bởi sự dơ bẩn hay hư hỏng nhẹ của vật cản. Đường biểu diễn của nó tuyến tính và không thay đổi theo thời gian sử dụng.

Sai số phép đo rất bé.

Khoảng đo lưu lượng tính bằng thể tích từ 3% đến 100% thang đo.

Phép đo bằng dòng xoáy là độc lập với các tính chất vật lý của môi trường dòng chảy. Sau một lần chuẩn định, không cần chuẩn định lại với từng loại lưu chất.

Các máy đo lưu lượng bằng dòng xoáy không có bộ phận cơ học chuyển động và sự đòi hỏi về cấu trúc khá đơn giản.

Lưu chất không cần có tính chất dẫn điện như trong phép đo lưu lượng bằng cảm ứng điện từ.

Không gây cản trở dòng chảy nhiều

*Các hạn chế

Với tốc độ dòng chảy quá thấp, dòng xoáy có thể không được tạo ra và như vậy lưu lương kế sẽ chỉ ở mức 0.

Các rung động có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.

Việc lắp đặt nếu tạo ra nếu tạo ra các điểm nhô ra (như các vị trí hàn…) có thể ảnh hưởng tới dạng của dòng xoáy, ảnh hưởng tới độ chính xác.

Tốc độ lớn nhất cho phép của dòng chảy theo chỉ dẫn thường ở mức 80 đến 100 m/s. Nếu lưu chất đo ở dạng khí hoặc hơi mà vận tốc lớn hơn sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt là với các chất khí ẩm ướt và bẩn.

Đòi hỏi phải có một đoạn ống thẳng, dài ở trước vị trí đo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật cảm biến (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)