TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== LÊ THỊ LANH HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
LÊ THỊ LANH
HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ
SO SÁNH TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Trang 2Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Kính mong nhận được sự dóng góp ý kiến của thấy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 10, tháng 5, năm
2016
Sinh viên
Lê Thị Lanh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng mình dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Hòa Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày 10, tháng 5, năm
2016
Sinh viên
Lê Thị Lanh
Trang 4
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ 5
1.1.2 Cơ sở tâm lí 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh được dạy trong chương trình mẫu giáo 16
1.2.2 Thực tế việc cho trẻ làm quen với các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh trong chương trình mẫu giáo 18
Chương 2: Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ thuộc chương trình mầm non lứa tuổi mẫu giáo 20
2.1 Thống kê các hình ảnh so sánh trong các bài thơ được dạy trong chương trình mẫu giáo 20
2.1.1 Số lượng các hình ảnh so sánh 20
2.1.2 Phân loại kết quả thống kê 31
Trang 52.2 Phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh 35
2.2.1 Dạng so sánh 1: So sánh ngang bằng 35
2.2.2 Dạng so sánh 2: So sánh không ngang bằng 47
2.2.3 Dạng so sánh 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối) 48
KẾT LUẬN 50
Tài liệu tham khảo 51
Trang 6So sánh giúp ta nhận thức được sâu sắc hơn đặc điểm nào đó của sự vật hiện tượng Bên cạnh đó, so sánh tu từ là phương tiện giúp ta bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình: lòng yêu ghét, ý khen chê, thái độ khẳng hoặc phủ định đối với sự vật hiện tượng Giá trị biểu cảm của so sánh thể hiện ở việc
tăng sức bình giá, phát huy thêm sức biểu hiện của các phương tiện ngôn ngữ
Trong chương trình giáo dục mầm non, các bài thơ đã được các tác giả
sử dụng khá nhiều hình ảnh so sánh Qua các bài thơ, hình ảnh so sánh giúp các cảm nhận của vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh từ đó hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, hiểu sâu sắc các sự vật hiện tượng So sánh tu từ góp phần bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học, biết rung cảm với niềm vui và nỗi buồn của con người, niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam Từ đó hình thành và phát triển những nhận thức tình cảm, thái độ đúng đắn trong cuộc sống Các em biết phân biệt cái đẹp, cái
Trang 7xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai dần dần hướng các em tới cái Chân, Thiện, Mĩ
Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh
mẽ Mặt khác, so sánh giúp ta bày tỏ tình cảm thái độ của mình một cách kín đáo tế nhị đối với sự vật hiện tượng Trong các bài thơ nhờ các hình ảnh bóng bẩy ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia giúp các em từ đó mà hình dung, tưởng tượng bồi dưỡng tâm hồn thêm phong phú Tuổi thơ các em sẽ được chắp cánh cùng lời ca, tiếng nhạc qua hình ảnh so sánh xa xôi mà gần gũi, bay bổng mà chân thực ở mỗi bài thơ
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hiệu quả của
biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ thuộc chương trình mầm non” làm
đối tượng tìm hiểu cho mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về so sánh tu từ không phải là một vấn đề mới vì so sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến và được nhiều người tìm hiểu Liên
quan đến vấn đề nghiên cứu “Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các
bài thơ thuộc chương trình mầm non” chúng tôi thấy có các công trình thuộc
2 nhóm:
2.1 Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về phong cách học:
- Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa, phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1993, 1995
- Cù Đình Tú, phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
2.2 Các khóa luận tốt nghiệp
- Tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ ở các bài văn miêu tả trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học – Hoàng Thị Đặng, K27 Giáo dục Tiểu học
Trang 8- Bước đầu nghiên cứu về hiệu quả của so sánh tu từ trong các tác phẩm thơ trong sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 sau năm 2000 và lớp 3 thử nghiệm, Dương Nguyệt Hằng, k26 Giáo dục Tiểu học
Về cơ bản, các giáo trình và các đề tài nghiên cứu trên đều có nghiên cứu
về so sánh tu từ Nhưng nghiên cứu về hiệu quả của phép tu từ so sánh trong các bài thơ viết cho trẻ mẫu giáo là một đề tài khá mới mẻ Chúng tôi dựa vào các kiến thức lí thuyết trong giáo trình phong cách học và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để triển khai các nhiệm vụ trong đề tài
3 Mục đích nghiên cứu
Giúp trẻ mẫu giáo thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương thông qua giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ thuộc chương trình mầm non
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ được dạy trong chương trình mẫu giáo
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Thống kê các hình ảnh so sánh trong các bài thơ viết cho trẻ mẫu giáo
- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ viết cho trẻ mẫu giáo
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Được chúng tôi dùng để nhận diện và tập hợp những trường hợp sử dụng so sánh tu từ trong các bài thơ viết cho trẻ mẫu giáo
Trang 9- Phương pháp phân loại: Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để phân tích ngữ liệu thống kê về so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã xác định
- Phương pháp miêu tả: Được chúng tôi sử dụng khi cần tái hiện những ví dụ tiêu biểu có so sánh tu từ
- Phương pháp phân tích phong cách học: Là một trong những phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng để phân tích hiệu quả tác động của so sánh tu
từ đến nhận thức, tình cảm và thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo
7 Bố cục khóa luận
Ngoài các phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận được tổ chức thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài thơ thuộc chương trình mầm non lứa tuổi mẫu giáo
Trang 10NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ
a Khái niệm so sánh tu từ
Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đã phát biểu như sau:
“So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối
chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng một hình ảnh, một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [4, tr.154]
Sau này, ở giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” tác giả Đing Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa cũng đưa ra định nghĩa về so sánh:
“So sánh tu từ là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó,
để gơi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [5, tr.189]
Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” cũng đưa ra định nghĩa về so sánh Theo ông:
“So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có
một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [7, tr.272]
Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung
“Trong so sánh tu từ các đối tượng đưa ra so sánh là đối tượng khác
loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”
Trang 11Trong sách Ngữ văn 6 tập 2 các tác giả sách khoa đã định nghĩa so sánh
tu tư so sánh: “So sánh là sự đối chiếu nhân vật, sự việc này với sự vật, sự
việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” [6, tr.24]
Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của Cù Đình Tú (1983) đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của các tác giả để đưa ra cách hiểu về so sánh tu từ:
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tượng đó
b Phân loại tu từ so sánh
* Hình thức của phép tu từ so sánh
Theo giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” của các tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa thì hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố như sau:
1 Cái so sánh 2 Cơ sở so sánh 3 Từ so sánh 4 Cái được so sánh
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương tiện so sánh
- Yếu tố (3) là từ so sánh, mức độ so sánh được đưa ra ở mức độ ngang bằng như nhau Ngoài từ như còn có từ tựa, tựa như, giống như…
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh
* Các dạng của phép tu từ so sánh
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó
Trang 12Dựa vào mặt cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
VD: Mình đỏ như lửa
Bụng chứa đầy nước
[Xe chữa cháy - Phạm Hổ, 1, tr.176]
- Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2)
So sánh vắng yếu tố (2) còn gọi là so sánh chìm tức là so sánh không có
cơ sở so sánh Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu
tả ở cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn Ngoài ra, nó còn tạo được sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sức sáng tạo của người đọc, người nghe hơn Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả
VD: Nắng như sợi mềm
Xâu từng chuỗi ngọc
[Buổi sáng - Lam Giang, 2, tr.229]
- Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Trang 13Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi
VD: Bay thấp rồi bay cao
Sân bay: một lá lúa
Không bao giờ chớp mi
[Trăng ơi…từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa, 1, tr.187]
Trang 14Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh
Có thể so sánh bậc cao nhất được thể hiện bằng câu hỏi tu từ
VD: Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh?
[Thư trung thu- Hồ Chí Minh, 2, tr.227]
Cũng có thể dùng cặp từ bao nhiêu – bấy nhiêu để so sánh
Dựa vào cấu trúc chung của so sánh thì cấu trúc so sánh được phát triển như sau:
Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình phát triển của tư duy và quá trình hoàn thiện các phong cách chức năng trong Tiếng Việt Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh
Thứ nhất về mặt hình thức, trong thời kì hiện đại phép tu từ so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
Trang 15VD2: A x B x C
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
[Bé không khóc nữa – Vũ Thị Minh Tâm, 1, tr.117]
Trang 16A – B: Cụ thể - trừu tượng
VD: trừu tượng – cụ thể
Vầng trăng như lưỡi liềm
Ai bỏ quên giữa ruộng
[Trăng lưỡi liềm – Nguyễn Hưng Hải, 2, tr.232]
VD: Trừu tượng – trừu tượng
Như là sao sa…
[Ông cháu nhà vịt – Trần Minh, 3, tr.172]
Từ những ví dụ trên chúng ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy
c Tác dụng và chức năng của tu từ so sánh trong thơ
So sánh vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc Nêu lên một cách tri giác mới mẻ về đối tượng
Trang 17So sánh tu từ còn có chức năng:
- Chức năng nhận thức:
Vì so sánh là dựa trên những nét nghĩa tương đồng giữa các đối tượng cho nên so sánh tu từ là sự phát hiện, đối chiếu những nét tương đồng ấy Muốn được như thế thì người sử dụng phải có sự nhạy bén trong các giác quan, sự tế nhị trong tâm hồn Từ đó phát hiện ra những điều mà người khác không để ý đến vì vậy chức năng nhận thức giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ cặn cẽ những hàm ý ẩn chứa bên trong câu thơ
- Chức năng biểu cảm:
Qua các hình ảnh so sánh tu từ, người nói thể hiện ít nhiều tình cảm: yêu, gét, buồn, vui, khen, chê, khinh, trọng…đối với đối tượng và qua đó tác động đến người đọc, người nghe Chính vì thế so sánh tu từ còn có chức năng biểu cảm Muốn thấy rõ được chức năng biểu cảm thì chúng ta phải khai thác những hàm ẩn chứ không chỉ là những liên tưởng đến những nét chung nhất Đây là chức năng quan trọng Hiển nhiên, một phép so sánh nào cũng chứa đựng một lượng thông tin, từ lượng thông tin ta có thể nhận ra một ý nghĩa nào đó
So sánh tu từ có chức năng vừa là công cụ nhận thức vừa là phương tiện giúp chúng ta bày tỏ tình cảm, thái độ trước những sự vật, hiện tượng xung quanh
1.1.2 Cơ sở tâm lí
Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố nhỏ ở các giai đoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đợn một lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lí của con người nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển Trẻ mẫu giáo là trẻ từ 3 đến 6 tuổi
- Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
Trang 18Tri giác:
Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của trẻ ngày càng chính xác và đầy đủ Một số quan hệ không gian và thời gian được trẻ trẻ tri giác hơn trong tầm nhìn, nghe của trẻ
Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng đồ vật mà
cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc
Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng cách hành động thao tác lắp ráp, vặn mở phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ mó phát triển ở độ tinh nhạy
Việc tổ chức tri giác, hướng dẫn quan sát, nhận xét của cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển tính mục đích, kế hoạch
Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh
Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình ở trẻ
Tư duy:
Trang 19Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng khác với trẻ 3 - 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy
Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế
Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng
Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau Một số đặc điểm trong tư duy ở trẻ 4 - 5 tuổi:
Mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm dần từ 4 đến 5 tuổi trong hoạt động
tư duy của trẻ
Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm (liên tưởng) của trẻ tăng lên
từ 4 - 5 tuổi
Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 - 5 tuổi, nhường chỗ cho các chi tiết đặc thù của các sự vật hiện tượng
Cô giáo cần tổ chức các tiết học vui chơi kích thích sự phát triển tư duy
ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu giống nhau, khác nhau, so sánh các đồ vật, tranh ảnh, hoa quả, đồ chơi
Tưởng tượng:
Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này
Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển
- Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo:
Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn so với mẫu giáo bé
Trang 20Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình
Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ
Tình cảm thẩm mỹ: Tổng hợp nhiều xúc cảm cùng loại khi rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo:
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ
Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một "văn cảnh"
Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản
Đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục và các nhiệm vụ do người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ một cách đơn giản, trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 211.2.1 Các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh được dạy trong chương trình mẫu giáo
- Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 3-4 tuổi
Dấu hỏi - Sưu tầm
Bé vẽ - Sưu tầm
Bàn tay cô giáo - Định Hải
Bé không khóc nữa - Vũ Thị Minh Tâm
Cô giáo của con - Hà Quang
Chơi bán hàng - Nguyễn Văn Thắng
Mẹ và cô - Trần Quốc Toàn
Gió từ tay mẹ - Vương Trọng
Trong đầm gì đẹp bằng sen - Sưu tầm
Quả - Giáo viên mầm non (Phòng Giáo dục – Đào tạo Gia Lai)
Cà rốt và củ cải - Sưu tầm
Vườn cải - Trần Đăng Khoa
Rong và cá - Phạm Hổ
Con chuồn chuồn ớt - Xuân Nùng
Chim én - Nhược Thủy
Em làm thợ xây - Hoàng Dân
Xe chữa cháy - Phạm Hổ
Thư trung thu - Hồ Chí Minh
Trăng ơi… từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa
Ngôi nhà - Tô Hà
Vườn em - Trần Đăng Khoa
Đàn tơ- rưng - Sưu tầm
Mưa và bé - Mai Ngọc Uyển
- Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 4-5 tuổi
Trang 22Bé tới trường - Nguyễn Thanh Sáu
Bập bênh - Lê Ngân
Lời chào - Phạm Cúc
Cô giáo của em - Chu Huy
Tùng dinh, tùng dinh - Sinh Thảo sưu tầm
Em yêu nhà em - Đàm Thị Lam Luyến
Mẹ và con - Nguyễn Bá Đan
Cây cau - Đồng dao
Cây bang - Xuân Quỳnh
Cây xấu hổ - Thái Thăng Long
Cây thược dược - Ngô Quân Miện
Đoàn tàu lăn bánh - Tạ Hữu Yên
Con rắn thép - Nguyễn Quỳnh Thi
Trên chin tầng mây - Cao Xuân Sơn
Thư trung thu - Hồ Chí Minh
Hoa quanh lăng Bác - Nguyễn Bao Buổi sáng - Lam Giang
Buổi sáng ở quê nội - Nguyễn Lãm Thắng Mưa - Nguyễn Diệu
Trưa hè - Dạ Thảo
Trăng lưỡi liềm - Nguyễn Hưng Hải Sao Hôm, sao Mai - Đặng Vương Hưng
Trang 23Cầu vồng - Phạm Hổ
Nước - Vương Trọng
Mùa hè của em - Tuyết Hoa
Mùa đông - Trần Quốc Toàn
- Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi
Bập bênh - Giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
Lời bé - Nguyễn Văn Bình
Những con mắt - Trường mầm non tuổi thơ (Hải Hậu- Đà Nẵng)
Xòe tay - Phong Thu
Ông cháu nhà vịt - Trần Minh
Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa
Chú bộ đội hành quân trong mưa - Vũ Thùy Dương
Hoa kết trái - Thu Hà
Gà nở - Phạm Hổ
Đom đóm - Hoàng Hương
Đàn kiến nó đi - Phạm Hổ
Mẹ đố bé - Phạm Hổ
Em không như chú mèo con - Phạm Thị Hường
Nắng bốn mùa - Mai Anh Đức
Trưa hè- Trần Đăng Khoa
Mưa - Trần Đăng Khoa
Gió - Xuân Quỳnh
1.2.2 Thực tế việc cho trẻ làm quen với các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh trong chương trình mẫu giáo
Trong sự nghiệp trồng người các cấp học, bậc học luôn tìm tòi, đổi mới
về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học đề nâng cao chất lượng dạy
và học tốt hơn Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sức quan
Trang 24trọng trong sự nghiệp trồng người Đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ nhỏ, nhạy cảm với các tác động bên ngoài đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm cao cả đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non
Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ cả
về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ nó ảnh hưởng trực tâm hồn trẻ thơ Làm quen với các bài thơ có hình ảnh so sánh là trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên đầy bí ẩn diệu kì, trẻ được làm quen với các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, đem lại hiểu biết về cuộc sống xung quanh, quê hương, đất nước con người từ đó giáo dục trẻ, biết yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước, biết khen, chê biết đúng, sai, thiện, ác để tích lũy kinh nghiệm sống cho mình Thực tế các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh đã được đưa vào trong chương trình giáo dục mầm non ở các độ tuổi khác nhau Và việc cho trẻ làm quen với các bài thơ có sử dụng hình ảnh so sánh là nhiệm vụ của giáo viên mầm non Giáo viên mầm non đã khai thác, lấy ví dụ, sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thật, video, kết hợp giải thích , giảng giải, phân tích, tích hợp dạy học các môn học giúp trẻ dễ dàng liên tưởng, nhận biết được các hình ảnh so sánh trong các bài thơ
Tuy nhiên, người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít Người giáo viên còn chú trọng, quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học nên chưa khai thác triệt để các hình ảnh có sử dụng so sánh tu từ
Do khả năng tri giác, tư duy, liên tưởng, tưởng tượng của trẻ còn dừng lại ở mức độ đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật so sánh tu từ
Trang 25còn hạn chế Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn vì vậy đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo được hứng thú cho trẻ Người giáo viên phải gợi ý, hướng dẫn giúp trẻ liên tưởng, tưởng tượng được các hình ảnh so sánh nhằm nâng cao hứng thú
và kết quả học tập Qua đó giúp trẻ mở rộng hiểu biết, giáo dục tình cảm và thẩm mĩ
Tiểu kết: Như vậy ở chương 1, khi xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực
tiễn cho đề tài khóa luận, chúng tôi đã dựa vào những kiến thức về biện pháp
tu từ so sánh trong các giáo trình phong cách học và những hiểu biết về đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo Những kiến thức lí thuyết này cùng với cơ sở thực tiễn việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với các bài thơ có hình ảnh so sánh trong các trường mầm non hiện nay chính là cơ sở vững chắc để chúng tôi
thực hiện các nhiệm vụ của đề tài
Chương 2: Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài
thơ thuộc chương trình mầm non lứa tuổi mẫu giáo
2.1 Thống kê các hình ảnh so sánh trong các bài thơ được dạy trong chương trình mẫu giáo
2.1.1 Số lượng các hình ảnh so sánh
STT Các hình ảnh so sánh Tên bài thơ Trang
1 Ơ cái dấu hỏi
Trang 26Cô giáo của con 1, tr.117
6 Thảo cười như nắc nẻ
Mẹ đưa con bay
Êm vào giấc ngủ
Gió từ tay mẹ 1, tr.136
9 Trong đầm gì đẹp bằng sen Trong đầm gì đẹp 1, tr.142
Trang 27Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng bằng sen
10 - Tròn như trái banh
12 Gió lên vườn cải tốt tươi
Lá xanh như mảnh mây trời lao xao
Vườn cải 1, tr.145
13 - Có cô rong xanh
Đẹp như tơ lụa
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn
- Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Rong và cá 1, tr.158
14 Con chuồn chuồn ớt
Suốt ngày rong chơi
Mình mang màu lửa
Đỏ như than vùi
Con chuồn chuồn
Trang 28Như bác thợ nề
17 - Mình đỏ như lửa
Bụng chứa đầy nước
- Tôi chạy như bay
Thư trung thu 1, tr.186
19 - Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà
- Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
- Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Trăng ơi…từ đâu đến?