1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa tiếng việt lớp 3

56 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 624,98 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRẦN THỊ PHƯƠNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI VĂN THƠ VIẾT CHO TRẺ EM Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 3 K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TRẦN THỊ PHƯƠNG

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI VĂN THƠ VIẾT CHO TRẺ EM

Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TH.S LÊ BÁ MIÊN

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Bằng những kiến thức được thầy cô trong nhà trường trang bị trong suốt thời gian học, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Lê Bá Miên, người đã tận tình chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Trần Thị Phương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Trần Thị Phương

Trang 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Lịch sử nghiên cứu 2

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1 Cơ sở lí luận 5

1.1 Những hiểu biết chung về phép tu từ so sánh 5

1.2 Ngôn ngữ văn chương với biện pháp tu từ so sánh 11

2 Cơ sở thực tiễn 13

2.1 Đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học

trong hoạt động giao tiếp 13

2.2 Thống kê các hình ảnh so sánh được sử dụng trong các bài văn thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3 15

CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI VĂN THƠ Ở SGK TIẾNG VIỆT LỚP 3 21

1 Hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh 21

1.1 Hướng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh 21

1.2 Các bước nhận diện biện pháp tu từ so sánh 25

Trang 6

2 Miêu tả hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ

viết cho trẻ ở SGK Tiếng Việt lớp 3 28

2.1 Hiệu quả đối với việc giáo dục nhận thức 30

2.2 Hiệu quả đối với việc giáo dục tình cảm 38

2.3 Hiệu quả đối với việc giáo dục thẩm mỹ 42

PHẦN KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 7

“Mẹ vắng nhà ngày bão” 37 Bảng 4: Khả năng nhận biết và hiệu quả mà biện pháp tu từ so sánh đem lại cho trẻ ở mặt tình cảm trong bài thơ “Quê hương” 40 Bảng 5: Khả năng nhận biết và hiệu quả mà biện pháp tu từ so sánh

đem lại cho trẻ ở mặt thẩm mỹ trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” 45

Trang 8

Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ, ngôn ngữ làm phương tiện thể hiện Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người Trong đó các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này

Ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Cụ thể hơn, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các bài văn thơ, của bài tập thực hành Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần

để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5 So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, từ thực tế dạy và học và là một sinh viên trường

Trang 9

2

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, sau này sẽ đứng trên bục giảng để dạy cho các học sinh của mình về biện pháp tu từ so sánh nên ngay từ bây giờ chúng tôi đã

chọn thực hiện đề tài “Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài

văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 này hướng tới hai mục đích:

- Thứ nhất là xem xét các hiệu quả biện pháp tu từ so sánh mang lại trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3 Hiệu quả này tác động trực tiếp vào việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ cho HS

- Thứ hai là nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh, từ đó góp phần giúp người GV đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho học sinh

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, biện pháp so sánh tu từ đã được miêu tả trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt sau này

Trong các giáo trình phong cách học của nhóm Võ Bình và cộng sự (1982), Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (1993) đều

có chung quan niệm về so sánh tu từ từ tên gọi, khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại nhưng chưa bàn đến hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh

Các công trình nghiên cứu trong nước:

- Lê Thị Hạnh, ĐH Vinh nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học phép

tu từ so sánh ở lớp 3”

- Bùi Trọng Ngoãn, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nghiên cứu đề tài “Bàn thêm về phép tu từ so sánh”

Trang 10

3

Về cơ bản, các giáo trình và các đề tài nghiên cứu kể trên đều có nghiên cứu về biện pháp tu từ so sánh Mặc dù được khảo sát ở các mức độ nông sâu khác nhau nhưng hầu như không hề nhắc đến hiệu quả mà biện pháp tu từ này mang lại Trong thực tế, nhận dạng về biện pháp tu từ so sánh không phải quá khó, nhưng để khám phá giá trị nghệ thuật cũng như hiệu quả của một phép tu

từ so sánh thì không phải là việc dễ Kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước và của một số sinh viên, chúng tôi đã mạnh dạn

đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong

các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3” Đây là một đề tài

có sự kế thừa nhưng không trùng lặp

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ

em ở SGK Tiếng Việt lớp 3

4.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3

5 Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở các bài văn thơ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 sẽ mang lại các kết luận về hiệu quả của biện pháp này trong quá trình giảng dạy

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

4

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp so sánh đối chiếu

Đề tài được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu, tìm hiểu và đọc các tài liệu liên quan đến đề tài

- Bước 2: Khảo sát, thực nghiệm ở trường tiểu học, tiến hành thu thập

và xử lý số liệu, viết đề tài, chỉnh sửa đề tài

- Bước 3: Hoàn chỉnh đề tài, đóng quyển, nộp văn bản

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Miêu tả hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn

thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3

Trang 12

5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Những hiểu biết chung về phép tu từ so sánh

1.1.1 Khái niệm

Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt”, tác giả

Đinh Trọng Lạc đã phát biểu như sau:

“So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [13,tr.154]

Sau này, ở giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng

Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng đưa ra định nghĩa về so sánh:

“So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi

ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [12,tr.190]

Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” cũng đưa ra định nghĩa về so sánh:

“ So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng

có một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [26,tr.272]

Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung:

“Trong so sánh tu từ các đối tượng đưa ra so sánh là đối tượng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”

Trang 13

6

Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của Cù Đình Tú, đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của tác giả để đƣa ra cách hiểu sau về so sánh tu từ:

So sánh tu từ là công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tượng đó

1.1.2 Hình thức và các dạng của phép tu từ so sánh

a Hình thức của phép tu từ so sánh

Theo giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” của các tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa (2002) thì hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố nhƣ sau:

Trong đó:

- Yếu tố (1 ) là cái so sánh, đây là yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh tùy theo

việc so sánh là tích cực hay tiêu cực

gông đeo cổ

(Nguyễn Tuân)

kiềng ba chân

(Tố Hữu)

Trang 14

7

- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay

trạng thái của hành động đƣợc nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu

Trang 15

8

So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có

cơ sở so sánh Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu

tả ở cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả

Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ

(TV3, t.1, tr.106)

“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh

này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau

Chẳng hạn:

Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ

Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)

Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được

so sánh Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang

hoặc là hình thức đối chọi

Trang 16

9

điệu nhịp nhàng Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng

Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ

Ví dụ:

Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây

Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi

Trang 17

10

Hoa đầu cành luôn là hoa luôn tươi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh đẹp, và đáng yêu như bông hoa kia Đây chính là một sự so sánh ngang bằng

“Thần chết chạy nhanh hơn gió” Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị

thần chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế Tuy nhiên, người mẹ vẫn đuổi kịp thần chết, bởi một điều: không có gì chiến thắng được trái tim người

mẹ, không có gì so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con

Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)

Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh

Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc

Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường

Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất

Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc

(Việt Phương) Cũng có thể so sánh bậc cao nhất được thể hiện bằng câu hỏi tu từ:

Ví dụ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò?

Trang 18

11

Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy

1.2 Ngôn ngữ văn chương với biện pháp tu từ so sánh

Ngôn ngữ văn thơ có các chức năng đặc thù sau:

- Chức năng tạo hình - biểu cảm

- Gầy như cò hương

- Vui như hội

hoặc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Trang 19

12

Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc Trong lời nói hàng ngày chúng ta gặp nhiều cách ví von rất hay Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt

hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ

Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng

lồ bằng ngọc thạch” (TV3, t.1, tr 8) Ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần là

thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp

và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả Với chức năng biểu cảm, so sánh là cách nói dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu So sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, chúng tôi cho rằng việc dựa vào những lí luận về chức năng của ngôn ngữ văn, thơ là rất cần thiết

Ngoài những hiểu biết về biện pháp tu từ so sánh, về giao tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là về chức năng ngôn ngữ văn, thơ trong giao tiếp giữa nhà văn, nhà thơ và độc giả, tôi cho rằng chúng ta cần phải có những hiểu biết về đặc điểm tâm lí của người tiếp nhận Ở đây người tiếp nhận chính là những học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh thuộc khối lớp 3

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 Đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao tiếp

Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giai

đoạn phát triển khác, nhưng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát

Trang 20

13

triển tâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian

nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển

Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường- trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo Trẻ

em lứa tuổi tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau:

Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ):

Nhận thức lý tính

Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học

Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc

điểm nổi bật như ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản,

Trang 21

14

chưa bền vững và dễ thay đổi Còn ở cuối tuổi tiểu học thì tưởng tượng tái tạo

đã bắt đầu hoàn thiện: Từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học:

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện

cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư

Có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi, dễ xuất hiện những tình cảm mới Vì vậy việc dùng các tác phẩm văn thơ để tác động đến cảm xúc của học sinh đặc biệt quan trọng, lời nói sinh động, giàu hình ảnh có sức cuốn hút mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn các em, bồi dưỡng tình cảm yêu ghét cho các em

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh tiểu học:

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: nói và viết Cùng diễn đạt một nội dung nào đó bằng phương tiện ngôn ngữ, có thể sử dụng dạng nói hoặc dạng viết tùy theo yêu cầu, mục đích, đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Tiếng Việt là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo cơ hội để có thể tăng cường rèn luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) Mục tiêu đó được đặt lên hàng ưu tiên vì vậy hoạt động giao tiếp và kĩ năng

sử dụng ngôn ngữ chính là mục đích số một và cũng là phương tiện khi dạy

Trang 22

15

học môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và hiểu được cuộc sống xã hội xung quanh; bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm về quê hương, đất nước, gia đình; hình thành ở trong con người các em những phẩm chất tốt đẹp

2.2 Thống kê các hình ảnh so sánh được sử dụng trong các bài văn thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng biện pháp tu từ so sánh là một

trong những biện pháp tu từ dễ nhận biết và đem lại hiệu quả cao trong quá trình cảm thụ cái hay, cái đẹp ở các bài văn thơ sử dụng trong chương trình SGK Tiếng Việt cấp tiểu học nói chung, chương trình SGK Tiếng Việt khối lớp 3 nói riêng Đối với học sinh lớp 3, các em đã được học những bài văn thơ

có nhiều hình ảnh so sánh thân thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh mình, từ đó ngoài việc nhận biết được trong câu thơ, câu văn nào sử dụng hình ảnh so sánh thì các em còn có thể hiểu được những hiệu quả mà biện pháp tu từ này đem lại

Chương trình SGK Tiếng Việt 3 tập 1, tập 2 do NXB Giáo dục phát hành có 85 văn bản nghệ thuật bao gồm thơ, truyện ngắn, truyện cười, truyện ngụ ngôn Trong đó, có 32 văn bản chứa hình ảnh so sánh được phân bố đều

ở mỗi chủ điểm, mỗi tuần học như sau:

Bảng 1 : Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3

1 Hai bàn tay em như hoa đầu cành Hai bàn tay em 7

2 Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn

17

4 Mẹ về như nắng mới Mẹ vắng nhà ngày bão 32

Trang 23

16

Sáng ấm cả gian nhà

5 Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng

sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn

7 - Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

- Lá cờ bay như reo

Ngày khai trường

49

8 - Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở

trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi

mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

- Mấy người học trò bỡ ngỡ như con chim

nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng

còn ngập ngừng e sợ

Nhớ lại buổi đầu đi học

51

10 - Quê hương là chùm khế ngọt

- Quê hương là đường đi học

- Quê hương là con diều biếc

- Quê hương là con đò nhỏ

- Quê hương là cầu tre nhỏ

- Quê hương là đêm trăng tỏ

- Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương

79

11 Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em

ruột thịt của chúng tôi Đất quý, đất yêu

84

Trang 24

17

12 - Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ

một lớp tuyết cực mỏng

- Những hạt sương sớm đọng trên lá long

lanh như những bóng đèn pha lê

- Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló

trong cái áo xôi nếp trắng được đặt vào

những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật

mềm, trông đẹp như những bông hoa

- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả

hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó

Chõ bánh khúc của dì tôi

91

13 Đi giữa rừng hoa như đi trong mơ Nắng phương Nam 94

14 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Cảnh đẹp non sông 97

15 Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như

một chùm hạt ngọc

Người con của Tây Nguyên 103

16 Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh đồng lúa vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày

Vàm Cỏ Đông

106

17 - Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng

đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển

nhuộm màu hồng nhạt

- Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc

lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của

Trang 25

18

- Nhà cao sừng sững như núi

- Đường lên đi vào trong ruột

Quanh co như Páo leo đèo

- Bố ở tầng năm chót vót

Gió như đỉnh núi bản ta

Nhà bố ở

20 - Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa Đôi bạn 130

21 Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm Về quê ngoại 133

22 Anh Đóm quay vòng như sao bừng nở Anh Đom đóm 143

23 Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ

giữa đêm rừng lạnh tối Ở lại với chiến khu

13

24 Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới

đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng Trên đường mòn Hồ Chí Minh

19

25 Những con dơi xoè cánh chao đi chao lại

như chiếc lá bay Ông tổ nghề thêu

23

26

Cái cầu tre như võng trên sông ru người qua lại Cái cầu 34

27 - Cái chân tựa như bằng cột sắt

- Ông nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng

anh ta lên nhẹ nhàng như giơ con ếch có

sợi rơm ngang bụng vậy

Hội vật

59

28

Cả bầy hăng máu phóng như bay Hội đua voi ở Tây Nguyên 60

29 Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích Đi hội chùa Hương

68

30 - Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ

- Cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò

mộng non

Buổi học thể dục

89

Trang 26

Đây là các văn bản được học sinh học trong phân môn Tập đọc Ứng

với các văn bản đó là nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở mỗi tuần Chính vì thế mà HS có thể nhận biết được rõ hơn các hình ảnh so sánh và từ đó ta sẽ thấy được trẻ nắm bắt được những hiệu quả gì mà biện pháp tu từ so sánh mang lại:

Bảng 2: Nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu:

3 Mái ấm Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết

các từ chỉ sự so sánh

24

5 Tới trường So sánh hơn kém, cách thêm các từ so

sánh vào những câu chưa có từ so sánh

43

7 Cộng đồng So sánh sự vật với con người 58

10 Quê hương Làm quen so sánh âm thanh với âm

thanh

79

12 Bắc- Trung-Nam So sánh hoạt động với hoạt động 98

15 Anh em một nhà Đặt câu có hình ảnh so sánh 126

Trang 27

20

Nội dung dạy học phép tu từ so sánh nhằm giúp người học đi từ dễ đến khó, từ các hình ảnh so sánh quen thuộc, gần gũi đến các hình ảnh so sánh trừu tượng cần nhiều sự liên tưởng Tuy nhiên do đặc điểm lứa tuổi các em còn nhỏ nên vẫn có những hạn chế về sự nhanh nhạy trong quá trình nhận biết Các em vẫn gặp phải những khó khăn về việc cảm nhận được hết ý nghĩa

mà hình ảnh so sánh đó đem lại Bên cạnh đó vốn từ của các em còn ít mà khả năng tư duy của các em còn yếu nên việc nhận biết ra hình ảnh so sánh được

sử dụng còn chưa rõ ràng, đôi khi còn nhầm lẫn từ đó dẫn đến việc nắm bắt được hiểu quả của hình ảnh so sánh đó mang lại còn chưa sâu Vì thế giáo viên phải hiểu rõ hơn ai hết hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3 nói riêng và ở các tập SGK Tiếng Việt lớp 1, 2,4, 5 nói chung để từ đó truyền đạt lại kiến thức giúp học sinh nắm được hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh thể hiện trong các mặt nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ

Trang 28

21

CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG

CÁC BÀI VĂN THƠ Ở SGK TIẾNG VIỆT LỚP 3

1 Hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm nhận giá trị của các hình

ảnh so sánh

1.1 Hướng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh

Người giáo viên trong khi giảng dạy cần hướng dẫn học sinh nhận biết

được ở đoạn thơ, câu văn nào có sử dụng biện pháp tu từ so sánh Ví dụ:

Thần Chết chạy nhanh hơn gió

Đèn điện lấp lánh như sao sa

Anh Đóm quay vòng như sao bừng nở

Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa

Khi học sinh đã nhận biết được ở đoạn thơ, câu văn nào có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ; chỉ rõ ra được đâu là cái so sánh (A), đâu là cái được so sánh (B) thì mới đi vào phân tích, tìm hiểu để thấy rõ được giá trị mà phép tu từ so sánh mang lại

Tiến hành thống kê trong SGK Tiếng Việt 3 do NXB Giáo dục phát

hành có 85 văn bản nghệ thuật bao gồm thơ, truyện ngắn, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong đó có 32 văn bản chứa hình ảnh so sánh

Từ 32 văn bản đó, chúng tôi thống kê được 49 trường hợp sử dụng so sánh tu từ Kết quả thống kê cụ thể mà chúng tôi đạt được là:

Ngày đăng: 26/04/2018, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Hoà (2006), Từ điển tu từ- Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tu từ- Phong cách thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
3. Trần Mạnh Hưởng (2002), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
5. Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Lê Phương Nga (2001), Dạy học Tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Tập đọc ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. Đào Ngọc, Vũ Quang Ninh (1993), Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, Xưởng in văn phòng Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
Tác giả: Đào Ngọc, Vũ Quang Ninh
Năm: 1993
8. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1983
9. Nguyễn Minh Thuyết (2004), ``` Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
10. SGK Tiếng Việt lớp 3 (2012), tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 3
Tác giả: SGK Tiếng Việt lớp 3
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
11. SGK Ngữ Văn 11 (1999), tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ Văn 11
Tác giả: SGK Ngữ Văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w