1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non

86 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Những kết quả nghiên cứu của tác giả đã nêu tên trên đây rất bổ ích đối với việc dạy và học phong cách học, đồng thời còn cung cấp những lí thuyết cơ bản để người nghiên cứu học phong cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HOÀNG KIM DUNG

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS PHẠM THỊ HÒA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này, tôi không thể tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của

TS Phạm Thị Hòa, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với

đề tài: “Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ thuộc

chương trình giáo dục mầm non”

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Hòa và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Hoàng Kim Dung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Hòa Các căn cứ có trong khóa luận là trung thực Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Hoàng Kim Dung

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc của đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Cơ sở tâm lý 6

1.2 Cơ sở ngôn ngữ 7

1.2.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa tu từ 7

1.2.2 Tiêu chí phân loại nhân hóa 9

1.2.3 Mục đích của nhân hóa 11

1.2.4 Cơ sở phát hiện và đánh giá nhân hóa 11

CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG THƠ GIÁO DỤC MẦM NON 14

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 14

2.1.1 Thống kê theo bài thơ 14

2.1.2 Thống kê theo tần suất xuất hiện của đối tượng nhân hóa 14

2.2 Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê 52

2.3 Phân tích kết quả thống kê 52

2.3.1 Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người cho đối tượng không phải là người 52

Trang 5

2.3.2 Dùng đại từ nhân xưng, cách xưng hô của con người cho đối tượng không phải là con người 66 2.3.3 Coi đối tượng vô tri vô giác như con người để tâm tình trò chuyện với chúng 73

KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi măng non với tâm hồn trong sáng, chưa chút gợn bụi Trẻ em ở lứa tuổi này rất thông minh, sáng tạo đầy dí dỏm Lúc nào các em cũng muốn tìm tòi, khám phá, phát hiện ở thế giới những điều mới lạ Trong lòng các em luôn dâng trào ý muốn ham hiểu biết về những sự vật hiện tượng xung quanh mình Các em luôn coi mọi vật xung quanh mình như những người bạn để tâm sự, chơi đùa… từ đó dần hình thành trong các

em những nhân cách tốt đẹp, tư duy phong phú và trí tưởng tượng bay bổng

Nhân hóa là một biện pháp tu từ quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ mầm non tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh Bởi lẽ, nhờ nhân hóa các con vật, đồ vật, cây cối… trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em Nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong văn thơ thiếu nhi Mỗi bài thơ đều có sức lôi cuốn kì diệu, và tác động tích cực vào làm phong phú tâm hồn của các em và góp phần đắc lực vào việc rèn luyện nhân cách con người

Tìm hiểu các biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ nhân hóa nói riêng sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc giảng dạy các tác phẩm thơ cho trẻ mầm non một cách hiệu quả nhất, đem lại cho các em sự hứng thú, gần gũi, muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả biện pháp tu

từ nhân hóa trong các bài thơ ở chương trình giáo dục mầm non”

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Việc nghiên cứu nhân hóa trong các giáo trình phong cách học

Nhiều nhà Phong cách học đã nghiên cứu nhân hóa trong những giáo trình do họ biên soạn như:

Trang 7

- Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD

- Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD

- Cù Đình Tú (1983), phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb ĐH và Trung học chuyên nghiệp

- Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb GD

Trong những công trình trên nhân hóa được nghiên cứu ở các nội dung

cơ bản sau:

+ Khái niệm về nhân hóa

+ Cách thức sử dụng ngôn từ để tạo ra nhân hóa

+ Sơ lược chức năng hoặc tác dụng của nhân hóa

Ở các nội dung trên các nhà khoa học nhìn chung có sự nhất quán về quan niệm

Những kết quả nghiên cứu của tác giả đã nêu tên trên đây rất bổ ích đối với việc dạy và học phong cách học, đồng thời còn cung cấp những lí thuyết

cơ bản để người nghiên cứu học phong cách học có thể dựa vào đó khảo sát

có hiệu quả nhân hóa trong văn bản nghệ thuật

2.2 Các khóa luận nghiên cứu về biện pháp nhân hóa

Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học

đã thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận có liên quan đến biện pháp nhân hóa Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về nhân hóa tu từ của những sinh viên này được thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ lựa chọn, tiêu biểu là:

- Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Thị Thu (2004) khoa Giáo dục Tiểu học

Trang 8

- Tìm hiểu biện pháp nhân hóa và viết một số đoạn văn cảm thụ qua các bài thơ ở Tiểu học, Bùi Thị Thu Hiền (2007) khoa Giaos dục Tiểu học

- Tác dụng của nhân cách hóa đối với việc giáo dục nhận thưc, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học Dương Thị Kim Dung (2009) khoa Giáo dục Tiểu học

- Nghệ thuật nhân hóa trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của

Trần Đăng Khoa Nguyễn Thị Thu Thủy (2007) khoa Giáo dục Tiểu học

- Tìm hiểu giá trị biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ SGK Tiểu học Dương Thị Thư (2012) khoa Giáo dục Tiểu học

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nhân hóa trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo Nông Thị Huyền (2012) khoa Giáo Dục Tiểu học

Trong các đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn, nhân hóa chưa được nghiên cứu riêng biệt mà được các tác giả khóa luận tìm hiểu qua việc nghiên cứu biện pháp tu từ ẩn dụ Ví dụ như:

- Tìm hiểu hiệu quả tu từ của các ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu Ngô Thu Hương (2003) khoa Ngữ Văn

- Ẩn dụ và các giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hệ thống bài ca trữ tình và tình yêu đôi lứa Chu Thị Hiền (2007) khoa Ngữ văn

- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính Bùi Thị Hiền Lương (2008) khoa Ngữ Văn

Nhân hóa là một biện pháp nghệ thuật rất hay và phù hợp với lứa tuổi trẻ Mầm non, được nhiều sinh viên quan tâm nghiên cứu Tuy vậy chưa có khóa luận nào nghiên cứu về hiệu quả biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non

3 Mục đích nghiên cứu

- Giúp trẻ mầm non thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương thông qua giá tri nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa

Trang 9

- Phục vụ cho việ học tập và giảng dạy trong tương lai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ được dạy thuộc chương trình mẫu giáo

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

- Khảo sát thống kê, phân loại các biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ ở mầm non

- Phân tích từ góc độ tu từ để nhận thấy hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ ở mầm non và rút ra kết luận

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại

Đây là những phương pháp, thủ pháp được dùng để nghiên cứu những tài liệu tham khảo thống kê những trường hợp sử dụng trong các bài thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non và phân loại các ẩn dụ đó

6.2 Phương pháp phân tích

Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích Phong cách học và phương pháp phân tích văn bản nhằm xác định hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong các bài thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non

Trang 10

6.3 Phương pháp tổng hợp

Phương pháp này được chúng tôi vận dụng sau khi phân tích các trường hợp sử dụng nhân hóa trong văn bản để rút ra những nhân xét, những kết luận cần thiết

6.4 Phương pháp hệ thống

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả

tu từ của biện pháp nhân hóa trong văn bản thơ Đây là cách đặt nhân hóa trong ngữ cảnh để xem xét nhằm xác định chính xác hiệu lực của các biện pháp nhân hóa trong ngôn ngữ thơ thuộc chương trình giáo dục mầm non

7 Cấu trúc của đề tài

Khóa luận gồm các phần sau:

- Mở đầu

- Nội dung + Chương 1: Cơ sở lí luận + Chương 2: Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong thơ giáo dục mầm non

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

Trang 11

xã hội Việc nuôi nấng, dạy dỗ nó phải khác với con vật Để nó tiếp thu được nền văn hóa của xã hội loài người, đòi hỏi phải nuôi dạy nó theo kiểu người (trẻ nhỏ phải được bú sữa mẹ, được ăn chín, ủ ấm, nhất là cần được âu yếm yêu thương…) Ngay từ khi ra đời đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trưng của con người – nhu cầu giao tiếp với người lớn Và để giao tiếp được thì trẻ em cần tới việc học và như vậy giáo dục lại có vai trò quan trọng trong vệc dạy trẻ giao tiếp, chính xác hơn là dạy trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ Do vậy giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí của trẻ em Giáo dục và dạy học

là con đường đặc biệt để truyền đạt những phương tiện hoạt động của con người (công cụ, kí hiệu) Tuy nhiên con người cũng chịu tác động của môi

Trang 12

trường Do vậy các tác động bên ngoài quyết định tâm lí của con người một cách gián tiếp thông qua quá trình tác động qua lại của con người với môi trường, thông qua hoạt động của con người trong môi trường đó Chính vì vậy nhà trường là một môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ chúng ta hãy tạo cho trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường tạo điều kiện cho trẻ học tập tốt nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi măng non với tâm hồn trong sáng, chưa chút gợn bụi Trẻ em ở lứa tuổi này rất thông minh, sáng tạo đầy dí dỏm Lúc nào các em cũng muốn tìm tòi, khám phá, phát hiện ở thế giới những điều mới lạ Trong lòng các em luôn dâng trào ý muốn ham hiểu biết về những sự vật hiện tượng xung quanh mình Các em luôn coi mọi vật xung quanh mình như những người bạn để tâm sự, chơi đùa… từ đó dần hình thành trong các

em những nhân cách tốt đẹp, tư duy phong phú và trí tưởng tượng bay bổng

Nhân hóa là một biện pháp tu từ quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ mầm non tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh Bởi lẽ, nhờ nhân hóa các con vật, đồ vật, cây cối… trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em Nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong văn thơ thiếu nhi Mỗi bài thơ đều có sức lôi cuốn kì diệu, và tác động tích cực vào làm phong phú tâm hồn của các em và góp phần đắc lực vào việc rèn luyện nhân cách con người

1.2 Cơ sở ngôn ngữ

1.2.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa tu từ

a Khái niệm biện pháp nhân hóa

- Theo tác giả Lại Nguyên Ân: “Nhân cách hóa” còn gọi là nhân hóa

là một dạng đặc biệt của ẩn dụ chuyển những đặc điểm của con người (và rộng ra là những sinh thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải là

Trang 13

người (hoặc không có đặc tính của những cơ thể sống) Dựa vào chứa năng của biện pháp nhân hóa cách trong ngôn từ nghệ thuật và sáng tác văn học, có thể phân cấp các loại nhân hóa như sau:

+ Nhân hóa như một kiểu tu từ gắn với khả năng nhân cách hóa như là một bẩm sinh vốn có ở mọi ngôn ngữ sống Đồng thời cũng gắn liền với truyền thống của lời văn diễn thuyết, ở cấp độ này nhân hóa vốn có ở trong mọi lời biểu cảm

Ví dụ: “Gió gào thét”

“Sông buồn bã trôi”

+ Ở thơ ca dân gian vầ thơ ca trữ tìncủa văn hóa thành văn nhân cách hóa là loại ẩn dụ gắn với lối tạo ra sự song hành, đối sách Xét về tâm lí sự sống ở thế giới tự nhiên xung quanh bị lôi cuốn vào và trở nên đồng cảm với nhân vật, được gán cho những dấu hiệu giống như con người

+ Nhân cách hóa với tư cách là tượng trưng gắn trực tiếp với tư tưởng chính của tác phẩm và được tạo nên từ hệ thống những nhân cách hóa cục bộ

Tóm lại nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ mà việc sử dụng những từ ngữ, dấu hiệu của con người để gán cho đối tượng không phải là người làm trọng tâm Nhân hóa giúp cho sự vật, hiện tượng trở nrrn gần gũi, thân thiết với con người, giúp bày tỏ tâm tư tình cảm một cách kín đáo

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt” (Nxb GG,1999) định nghĩa về nhân hóa: “Nhân hóa là một dạng

ẩn dụ, dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính của con người cho đối tượng không phải là người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời giúp cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc

Trang 14

b Cấu tạo, chức năng và tác dụng của nhân hóa tu từ

- Hình thức + Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người

+ Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện

- Nội dung:

Dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải là người và là người

- Chức năng Nhân hóa có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm Nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong các phong cách: khẩu ngữ, chính luận, văn chương

- Tác dụng của nhân hóa:

Mỗi nhân hóa khi sử dụng sẽ đạt một mục đích riêng, một hiệu quả riêng và nhằm một tác dụng riêng

+ Nhân hóa giúp người ta thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế + Nhân hóa làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên, từ

đó trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh

+ Nhân hóa có tác dụng giáo dục rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ

1.2.2 Tiêu chí phân loại nhân hóa

a Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu

từ Tiếng Việt” (NXB GD, 1999) đã tóm gọn trong hai hình thức cấu tạo

- Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động cho đối tượng không phải là người

Ví dụ:

Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay vì gió, hoa sầu vì mưa

Trang 15

b Trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (NXB GD Hà Nội, 1982)

Các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiển, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa thì lại cho rằng nhân hóa có thể được tổ chức bằng hai cách

- Dùng các tính từ miêu tả, các động từ hành vi của con người khoác lên các đối tượng không phải là người:

(Gửi lời chào lớp Một - Tiếng Việt tập 1, Tập 2)

c Tác giả Phan Thị Thạch “Giáo trình phong cách học Tiếng Việt”

(Nxb Hà Nội, 1992) thì xét các kiểu nhân hóa của Tiếng Việt được chia thành

3 kiểu như sau:

Trang 16

- Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, hoạt động của con người để gắn cho đối tượng không phải là con người: chạy, nhảy, khóc, vui, cười…

- Dùng những từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia đình để gọi các đối tượng không phải là người: ông, bà, chú, bác…

- Coi các sự vật không phải là người như là con người để tâm tình trò chuyện với chúng

Có nhiều cách phân loại nhân hóa của các tác giả khác nhau nhưng trong khôn khổ khóa luận này chúng tôi lựa chọn cách phân loại của tác giả Phan Thị Thạch (Giáo trình phong cách Tiếng Việt, ĐHSP Hà Nội 2,1992) làm cơ sở để phân loại nhân hóa

1.2.3 Mục đích của nhân hóa

Mỗi nhân hóa khi sử dụng sẽ đạt một mục đích riêng, hiệu quả riêng và nhằm một dụng ý riêng:

- Nhân hóa giúp người ta thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế

- Nhân hóa làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên từ

đó dùng nó trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh

- Nhân hóa có tác dụng giáo dục rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ

Để phân tích khám phá nhân hoa và cũng là mục đích chính của đề tài, chúng tôi dựa vào hiệu quả nghệ thuật của nhân hóa khi sử dụng biện pháp này trong từ , câu, hoặc toàn văn bản

1.2.4 Cơ sở phát hiện và đánh giá nhân hóa

Nhân hóa là cách dùng các từ ngữ chỉ về người hoặc biểu thị về các hoat động, tính chất của con người để biểu thị các sự vật hoặc các hoạt động tính chất của sự vật không phải là người, qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người nói đối với đối tượng được miêu tả Để phát hiện và đánh giá nhân hóa, chúng tôi dựa vào những cơ sở sau:

Trang 17

a Dựa vào ngữ cảnh

Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính của đối tượng không phải là con người Nhân hóa chỉ có thể được hiện thực hóa trong ngữ cảnh nhất định Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt nó sẽ không còn giá trị Vì vậy khi thống kê và phân tích hóa trong các bài thơ, chúng tôi luôn xem xét trong mối quan hệ với những yếu tố ngữ cảnh

b Dựa vào tính có lý và logic

Các tác giả nghiên cứu về phong cách học cho rằng; Nhân hóa là một loại biến thể của ẩn dụ Về hình thức cấu tạo nhân hóa cũng giống như ẩn dụ

vì chỉ có một vế B được phô bày, nó không gọi thẳng tên đối tượng mà để người ta tự tìm đến đối tượng đó trong ngữ cảnh theo quy luật hợp logic Quá trình liên tưởng đến đối tượng đó là phân tích logic để xác lập đối tượng được miêu tả

Macxim Gorki đã có lần tự chỉ trích về cách nhân hóa “Biển cười” của mình Ông tự nhận xét: Biển cười thì không thể nào chấp nhận được tuy rằng lối nhân hóa này có gây lên một sự tưởng tượng bất ngờ…

Vậy nên khi thống kê, phân tích các nhân hóa trong các bài thơ thiếu nhi chúng tôi dựa vào tính có lý và hợp logic để tìm hiểu, bình giá giá trị biểu đạt của nó

c Dựa vào mặt nội dung

Cơ sở để tạo nên nhân hóa là sự liên tưởng, nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người Ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phải là của con người

Trang 18

Như vậy sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét cá biệt giống nhau và những nét khác biệt, tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hóa là căn cứ bình giá nó

d Dựa vào nguyên tắc bình giá giá trị nghệ thuật của nhân hóa

Muốn bình giá giá trị nghệ thuật của nhân hóa phải đi từ nguyên tắc: Nhân hóa chính là sự chuyển trường nghĩa của các từ, các từ vốn mang nghĩa của một trường nghĩa nhất định, nay được chuyển sang một trường nghĩa khác, tạo nên một sự đối lập mới Chính sự đối lập này tạo ra sự bất ngờ trong khi diễn tả các sự vật hiện tượng

Ví dụ: Gắn đặc tính của con người: siêng năng, cần cù, chịu khó, đùm bọc lẫn nhau cho cây tre Từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới

mẻ, lí thú Khi đó có sự chuyển trường nghĩa: từ trường nghĩa sự vật hiện tượng vô tri vô giác sang trường nghĩa con người

Trang 19

CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

TRONG THƠ GIÁO DỤC MẦM NON

2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

2.1.1 Thống kê theo bài thơ

Chúng tôi khảo sát 321 bài thơ, trong đó có 186 bài xuất hiện nhân hóa Có tới 54 bài sử dụng nhân hóa cho toàn bài

2.1.2 Thống kê theo tần suất xuất hiện của đối tượng nhân hóa

Dựa vào các đối tượng nhân hóa ta có những loại nhỏ sau:

STT Hình ảnh nhân hóa Tên bài thơ Số trang

1 Ơ cái dấu hỏi

Trông ngộ nghĩnh ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe

Dấu hỏi Tr.115

2 Nắng nghe bé hát

Nắng bảo :”Bé ngoan”

Bé đến lớp Tr.116

3 Ông Mặt Trời cười

Thêm chú Mèo lười

Ngoài sân sưởi nắng Bên thềm sân vắng Chú cún giữ nhà

4 Mèo con buồn bực

Mai phải đến trường Bèn kiếm cớ luôn :

- Cái đuôi tôi ốm

Cừu mới be toáng

Mèo con đi học

(Theo rôn-cô)

P.Vô-Tr.116

Trang 20

-Tôi sẽ chữa lành Nhưng muốn cho nhanh Cắt đuôi khỏi hết

Cắt đuôi : Ấy chết Tôi đi học thôi !

Tr.119

7 Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Tr.120

8 Kẹo ơi kẹo có biết chăng ?

Ăn xong đi ngủ sún răng mất

rồi ! Kẹo cười tại bạn đấy thôi Chứ không phải lỗi tôi ngọt

ngào

Hỏi cái kẹo Tr.120

9 -Mèo ơi rửa mặt

Sao chỉ dùng tay -Sao mèo không lấy?

Bé và Mèo (Nguyễn Bá Đan)

Tr.121

Trang 21

Mèo quên rồi đấy

10 Dế con đi học ven đồng

Tối về gặp cảnh mưa giông gió lùa

Đom đóm chẳng quản gió mưa Mang đèn,mang áo đi đưa Dế

về

Đón bạn (Nguyễn Quốc Khánh)

Tr.121

11 Bạn thìa,bạn bát

Nho nhỏ , tròn tròn Vào trường mầm non

Bé học, bé chơi Bát, Thìa nằm đợi Bữa ăn đến rồi

Cả hai cùng vội

Cơm, canh gọi Bát

Bạn của bé (Vương Trọng)

Tr 121

12 Mèo con nhặt được

Năm mảnh gỗ rơi Sắp xếp một hồi, Thành ngôi nhà nhỏ Trồng hoa, trồng cỏ Xanh, đỏ quanh nhà Ôi! Cô Mèo ta Thèm vào ở quá!

Năm mảnh gỗ (Phạm Hổ)

Tr 122

13 Tôi là cái lưỡi

Giúp bạn hàng ngày Nếm vị thức ăn Nào chua nào ngọt

Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương)

Tr 129

Trang 22

Những gì nóng quá Bạn chớ vội ăn Hãy chờ một tí -Không thì đau tôi

Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi “Vì sao?”

Cây trả lời:

Cây dây leo Tr 143

Trang 23

“Ra ngoài trời Cho dễ thở, Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp”

19 Cây chuối mẹ chưa già

Cây chuối non đã lớn Chẳng sinh từ hạt quả Cây mọc từ gốc ra

Cây chuối Tr 143

20 Cây liễu đứng bên hồ

Chải làn tóc xanh biếc Tóc liễu dài tha thướt

Ai thấy cũng khen xinh

Cây liễu Tr 143

21 Cà rốt và củ cải

Anh em cùng một nhà

Cà rốt và củ cải

Hoa hương dương

Trang 24

Khen chú tài Chú thíc lắm Chú lại gắng Gáy thật to Õ…ó…o Mặt trời mọc

26 Những chú chẫu chuộc

Ngồi trên lá sen Những cô ếch xanh

Cả dàn nhạc trống Khua gõ tưng bừng Săn sắt diễu hành Khoe cờ ngũ sắc

Cá rô, cá diếc Khiêu vũ lao xao Tít tận trời cao Trăng sao ngó xuống Ngó xuống chẫu chuộc Trên tàu lá sen…

Ao làng Tr 155

27 Chú chim xinh xinh

Ngó vào cửa sổ

Chim đánh thức

Tr 156

28 Phải sống một mình

Cách xa bố mẹ

Con chim khướu

Tr 156

28 Con bướm trắng

Lượn vườn hồng Gặp con ong Đang bay vội

Ong và bướm Tr 156

Trang 25

Bướm liền gọi

Rủ đi chơi Ong trả lời -Tôi còn bận,

Mẹ tôi dặn:

“Việc chưa xong,

Đi chơi rong,

Mẹ không thích”

29 Hai gấu con xinh xắn

Bước xuống hai đầu cầu, Chú nào cũng muốn mau Vượt cầu sang kia trước

Không ai chịu nhường bước, Cãi nhau mãi không thôi Chú nhái bén đang bơi Ngẩng đầu lên và bảo:

-Cái cầu thì bé tẹo

Ai cũng muốn sang mau, Nếu cứ cố chen nhau, Thí có anh ngã chết

Bây giờ phải đoàn kết, Cõng nhau quay một vòng, Đổi chỗ thế là xong

Cả hai cùng qua được

Gấu qua cầu Tr 157

30 Bác gấu đen

Đi chơi rừng Gặp mưa dông

Bác Gấu đen

và hai chú thỏ

Tr 157

Trang 26

Bị ướt cả Bác gõ cửa Nhà thỏ nâu Thỏ càu nhàu Không cho trú Bác buồn quá Lại ra đi, Mưa dầm dề Càng ướt sũng Nhà thỏ trắng Bác dừng chân Thỏ ân cần Mời bác sưởi

Đêm mưa càng dữ dội Thỏ nâu bị đổ nhà Chạy đến, miệng kêu ca

“Bác ơi, cứu cháu với”

Bác nhẹ nhầng thăm hỏi:

“Thỏ nâu cứ yên lòng, Mai, bác làm nhà mới Chỉ một loáng là xong”

Em yêu bạn thỏ trắng,

Em quý bác gấu đen Bác Gấu thật tốt bụng Thỏ trắng thật đáng khen

31 Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ

Đàn gà con Tr 157

Trang 27

Mười chú gà con Hôm nay ra đủ

32 Có cô rong xanh

Đẹp như tơ nhuộm

Rong và cá Tr 158

33 Hay nói ầm í

Là chú vịt bầu Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện Hay chăng dây điện

35 Con chuồn chuồn ớt

Suốt ngày rong chơi Mình mang màu lửa

Đỏ như than vùi Chuông chuồn ớt ơi Đừng bay lên đồi Chẳng may bén lửa Cháy rừng mất vui

Con chuồn chuồn ớt

Tr 159

36 Làm bao nhiêu vụ

Lúa đồng vàng ươm

Con trâu Tr 159

Trang 28

Phần người hạt thóc Mình chỉ nhai rơm Suốt đời im lặng Chẳng nói gì hơn Chỉ cần hai tiếng

“Nghé ọ!” gọi con

37 Con chim chích chòe

Đậu ở vồng khoai Bảo mày học bài Mày kêu nhức óc Bảo mày xay thóc Mày la mỏi tay Bỏa mày đi cày Mày van thiếu ách Bảo mày đọc sách Mày bảo mắt mờ Bảo mày làm thơ Rằng không có hứng Bảo đi mua trứng

Vỡ bảy còn ba Bỏa đi hái hoa Mày sợ gai sắc Lười làm, nhác học Dốt đặc cán mai Chỉ thuộc mỗi bài Chích chòe, chích chòe!

Con chim chích chòe

Tr 159

Trang 29

Chăm chú mà đi Gặp bạn trở về Ghé đầu: chào bạn!

40 Gặp mồi, dùng răng mà tha

Mồi to, kiến nhỏ, hai ta…cùng

về Kiến kiếm mồi suốt mùa hè Mùa đông rét mướt, ở nhà…vẫn no

Con kiến Tr 160

41 Cục…cục…Gà mẹ đếm

Một, hai, ba…và nhiều Đàn gà con vừa nở Chẳng biết là bao nhiêu

Gà mẹ sợ con lạc Cục…cục…đuổi theo sau Phải bắt đầu đếm lại Một, hai, ba…và nhiều

Gà mẹ đếm con

Tr 160

42 Mình đỏ như lửa

Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay

Ai gọi chữa cháy

Trang 30

Chân đi học Chân đi chơi Đường ngang dọc Dẫn tới nơi

Chân nhớ đường Cất bước đi Đường yêu chân

-Bác xe đi đổ Rác bẩn gọn nơi -Sạch lối em chơi

Tr 187

Trang 31

Ở đâu cũng đến

50 -Tung tăng như bé được ngày

đi chơi -Ríu ran như bé hát lời ca vang

Mưa và bé Tr 193

51 -Chi đi vắng

Cây buồn thôi -Nghe mưa gọi Nắng ấm về Hoa nở xòe Chim ríu rít…

Nắng ấm Tr 193

52 -Ông trăng ơi

Đừng lặn nhé -Hát cùng trăng

Bé yêu trăng Tr 193

53 Thỏ chạy, trăng chạy

Thỏ đứng trăng dừng Thỏ con ngẩng mặt Nhìn Trăng lạ lùng

“Trăng ơi có phải Trăng cũng có chân?”

Thỏ con và mặt trăng

Tr 194

54 -Mẹ cho rau uống nước

-Trời cho lúa uống nước

Trang 32

55 -Nước nằm im: ao, hồ Nước Tr 194

56 Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à Lúc nào cũng huýt sáo Lúc nào cũng hát ca…

Gió thíc chơi chong chóng Cùng bé chơi thả diều Lại lật tung nón bè Gió bông đùa chọc trêu

“Thỏ ơi! dùng chung nhé”

Lại đến giờ học vẽ Thỏ vẽ đẹp cô khen Thỏ cảm động đứng lên:

Dế học chữ Tr 152

Trang 33

Để nghe bài Đáng chê ai Hay nói chuyện Chú vẫn luyện Bao điều hay Đang vỗ tay Nhịp bài hát Chiều tan lớp

Mẹ đón về Chú lên xe Tay vẫy vẫy Ngồi rất nghiêm Ngước mắt lên Nhìn cô giáo Đang dạy bảo Chú khoe đấy Buổi học vui

Chú thỏ bông Tr 152

Trang 34

Chú là người Thuộc bài nhất

60 Ông mặt trời rực rỡ

Chiếu ngàn tia nắng vàng Bác gà trống gáy sáng Đánh thức bạn bình minh

Ô kìa! Bé Hồng Nhung!

Vẫn khóc nhè cơ đấy ! Bởi chị sương long lanh Còn đọng trên mắt bé

Bình minh trong vườn

Tr 153

61 -Rồi cô kể chuyện Thỏ

Chuyện bác Gấu, chuyện Voi

Cô giáo của em Tr 153

62 Vịt con đang hí hoáy

Ngồi vẽ ông mặt trời Bạn Heo gọi ới ời Vịt giật mình hoảng hốt

Ôi thôi lọ màu đổ Bắn tung tóe khắp nơi Dây bẩn lên tấm áo Vịt giận rồi Heo ơi!

Tr.163

Trang 35

Ông ra bờ sông Vịt màu nâu sồng:

- Cháu chào ông ạ!

Ông đến núi đá Mấy chú Bạc Má Cất lời ngoan quá:

- Cháu xin chào ông ! Ông ra cánh đồng Gặp em Bồ Nông:

- Cháu chào ông ạ ! Ông đi gánh rạ Gặp anh cu Quạ Cất lời ngoan lạ:

- Cahus kính chào ông ! Ông đi hái rong

Cũng tiếng: “Chào ông !”

Giữa bờ mương trong Của chị Sáo Đá

- Các cháu ngoan quá ! Ông có lời khen

Biết chào người trên

Sẽ nên người tốt

64 Tôi là chiếc mũi xinh

Giúp bạn biết bao điều Ngửi hương thơm của lúa Hương ngào ngạt của hoa

Tâm sự của chiếc mũi

(Lê Thu Hương- sưu tầm)

Tr.164

Trang 36

Như vậy đã hết đâu Giúp bạn thở nữa đấy Chúng ta cùng giữ sạch

Để chiếc mũi thêm xinh

65 Ả Vịt Bầu

Dưới ao sâu Kêu “cạc cạc”

Chú Vịt Tôn Đứng bên đường Đòi “ rác rác”

……

Chú Vịt Tôn (Vương Trọng)

Tr.165

67 - Ông mặt trời óng ánh

Tỏa nắng hai mẹ con

- Ông nhíu mắt nhìn em -Ông ở trên trời nhé -Hai ông cháu cùng cười

Ông mặt trời (Ngô Thị Bích Hiền)

68 Mười ngón tay

Ngón đi cày Ngón tát nước Ngón cầm lược Ngón chải đầu Ngón đi trâu Ngón đi cấy

Mười ngón tay Tr.166

Trang 37

Ngón cầm bay Ngón đánh cờ Ngón chèo đò Ngón giữ biển…

67 Tay cầm tay, võ vỗ tay

Tay làm nhiều việc rất hay Mặc quần áo, cài nơ, cài cúc Tay cũng biết xúc cơm ăn

Đôi bàn tay nhỏ xinh

Tr.166

68 Mưa ơi đừng rơi nữa

Mẹ vẫn chưa về đâu

Mưa ( Phạm phương Lan)

Em yêu nhà em (Đoàn Thị Lam Luyến)

Tr.170

70 -Cây ngô là mẹ

Bắp ngô là con Thân mẹ gầy còm Thân con béo chắc -Mẹ đâu có tiếc Tất cả vì con Con ơi có biết

Mẹ và con (Nguyễn Bá Đan)

Tr.170

71 -Ơi chích chòe ơi

Chim đừng hót nữa -Ngấn nắng thiu thiu

Quạt cho bà ngủ (Thạch Qùy)

Tr.171

Trang 38

Đậu trên tường trắng

-Cốc chén nằm im -Hoa cam hoa khế Chín lặng trong vườn

72 Lá thì dài rộng thảnh thơi

Thân thì mạnh mẽ một nơi vững vàng

Trải bao hạ lại thu sang

Mà cau vẫn đứng nghênh ngang giữa trời…

Cây cau Tr.179

73 Cháu bảo : “Cây ông cụ”

Trông cây già lụ khụ Buông chòm râu xuống chân

Từ cành ngang râu mọc Sợi râu dài bằng thân…

Cây si

Thiện)

Tr.179

74 Hỏi cây bao nhiêu tuổi

Cây không nhớ tháng năm Cây chỉ dang tay lá

Che tròn một báng râm

Để mát người đi lại Cây đứng chẳng mỏi chân

Cây (Trần Hồng Thắng)

Tr.179

75 -Lá cành trụi tro

Chắc là nó rét!

Cây bàng (Xuân Quỳnh)

Tr.179

76 Mắt trong kẽ lá

Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ

Cây xấu hổ (Thái Thăng Long)

Tr.180

Trang 39

Cây hãy làm quen

77 -Chắc mấy hôm trời mưa

Dừa đã lo hứng được ! -Chắc dừa đi xin đường

Bỏ vào bụng từ trước

-

Dừa (Phạm Hổ)

Tr.180

78 -Cây đửng run bên đường

-Hoa bảo : “Đông đã hết Tết đã sắp tới rồi”

Hoa đào (Mai Văn Hải)

Ai lấy mào của tôi Cắm lên cây này thế ?

Hoa mào gà ( Thanh Hòa)

Tr.180

80 -Mùa đông , sen ngủ say

Mùa hè , sen thức dậy

Hoa sen (Nguyễn Hoàng Sơn)

Tr.181

81 -Cây đổ rạp

“Có đau lắm Tôi đỡ nào ! Kẻo cúi lâu

Cây thược dược Tr.181

Trang 40

Tr.181

83 Na mở mắt

Múi mở to

Na bỏ vò Đua nhau chín Môi chúm chín

Na (Phạm Hổ)

Tr.183

84 Ngồi chơi trên đất

Là củ su hào Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu Lợn thích củ hành Chó đòi riềng , sả

Đồng dao về củ (Vương Trọng)

Tr.183

85 Củ khoai nghệ

Mập mập ghê

Củ khoai nghệ (Trần Nguyên Đào)

Tr.183

86 Cô lang, cô muống

Rủ nhau cùng bò Xem ai tới trước

(Phạm Hổ)

Tr.184

Ngày đăng: 13/03/2017, 21:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1983
2. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
3. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt,Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1999
4. Lê Thu Hương (chủ biên), (2014) Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 3-4 tuổi, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 3-4 tuổi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
5. Lê Thu Hương (chủ biên), (2014) Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 4-5 tuổi, NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 4-5 tuổi
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
6. Lê Thu Hương (chủ biên), (2014) Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi, NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
7. Phan Thị Thạch (1992), Giáo trình phong cách Tiếng Việt, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phong cách Tiếng Việt
Tác giả: Phan Thị Thạch
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1992
8. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1982

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w