1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Quản trị học viết về Ngân hàng Vietcombank

23 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 113,17 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Quản trị học Đề tài: Tìm hiểu và phân tích về Ngân hàng Vietcombank 1.1. Giới thiệu về công ty: Tên đầy đủ của công ty: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Tên viết tắt: VCB Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp : Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 0262008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánhPhòng Giao dịchVăn phòng đại diệnĐơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ

1.1 Giới thiệu về công ty:

Tên đầy đủ của công ty: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank)

Tên viết tắt: VCB

Lĩnh vực/ ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp :

- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm

cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổphần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việcphát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trởthành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch

vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhưkinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiệnđại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứngdụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Không gian giao dịch công nghệ

số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, PhoneBanking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng,

an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong nhữngngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chinhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ

sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tạiViệt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank cònphát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhậnThẻ trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàngđại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinhdoanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạtđộng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốtnhất Việt Nam” Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặttrong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Bankercông bố Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ

Trang 2

luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm

2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàngtài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất

Mô tả sơ bộ về sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu :

Đối tượng khách hàng: các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củapháp luật Việt Nam

Hoạt động chính là dịch vụ tài chính, trọng tâm là các hoạt động ngân hàng thương mạivới lĩnh vực truyền thông là ngân hàng bán buôn ( kinh doanh phục vụ khách hàng doanhnghiệp)

- Hoạt động ngân hàng bán lẻ :

Hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm

cố, cho vay mua nhà,….,kinh doanh dịch vụ tài chính, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh đầu tưchứng khoán, hoạt động quản lý tài sản/ quỹ đầu tư, dịch vụ tư vấn mua,bán, sáp nhập công ty,

…và các dịch vụ tài chính khác

Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh :

Huy động vốn: nhận tiền gửi; phát hành giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tíndụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nướcdưới hình thức tái cấp vốn;

Hoạt động tín dụng: cho vay; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảolãnh; cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tạicác tổ chức tín dụng khác; mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước; cung ứng cácphương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; thực hiện cácdịch vụ thu hộ và chi hộ; thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh; thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; tổ chức thanh toán nội bộ và thamgia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc

tế phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép

Các hoạt động và dịch vụ khác theo quy định tại Giấy phép thành lập & hoạt động vàquy định của pháp luật

1.2 Quan hệ giữa các chức năng trong quản trị tổ chức:

- Chức năng hoạch định:

Là tất cả các công việc nhằm phác họa phương hướng hoạt động và chuẩn bị cho tươnglại của một ngân hàng trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và sẽ có trong môitrường được dự đoán nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Ấn định những mục tiêu, xây dựng

và chọn lựa những biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó Tất cả các

Trang 3

nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định, không những vạch ra conđường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra những giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trongquá trình hoạt động.

Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai vàquyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đó Hoạch định gồm ba giai đoạn nhưthiết lập các mục tiêu cho tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu ; sắpxếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chứcnhư:

+ Ra quyết định là quá trình lựa chọn một phương án hành động hợp lý nhất để đạt mụctiêu đã đề ra (lựa chọn một phương án đưa ra xem xét)

+ Ra quyết định đúng trong điều kiện môi trường biến động Đó là một thách thức đối vớicác nhà quản trị

- Tổ chức:

Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức.Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm, người nào phải làm, phối hợp hoạtđộng ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và

hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môitrường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại, dùhoạch định tốt

Đây là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên Thông qua đó cho phép

họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức

+ Tiến trình tổ chức bao gồm việc: Thiết lập các bộ phận, phòng ban và xây dựng bảng

mô tả công việc tổ chức bao gồm cả chức năng nhân sự: tuyển mộ, tuyển chọn, huấn luyện vàphát triển nguồn nhân lực, do đó, mọi người đều có thể đóng góp nỗ lực vào thành công của tổchức

+ Truyền đạt thông tin, tri thức, kỹ thuật, chỉ thị, mệnh lệnh, thông tin cần thiết để thựchiện công việc, đồng thời nhận thông tin phản hồi

Ở ngân hàng, tổ chức phân chia thành các phòng ban chức năng riêng như marketing, sảnxuất, kế tóa, nhân sự …đem lại lợi ích cho phép tập trung vào khách hang và sản phẩm, đồngthời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng

- Lãnh đạo:

Đây là chức năng thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn

Bằng chỉ thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần Các nhà quản trị thựchiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra

Trang 4

Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàncảnh riêng và vị trí khác nhau Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi củanhững người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọnlọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường củangười lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của cácthành viên trước những thay đổi Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công

dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém

- Kiểm tra:

Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ chức, so sánh với tiêu chuẩn

đề ra và điều chỉnh khi cần thiết Quá trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liên tục vàthường diễn ra theo chu kỳ

Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực hiện theo mộttrình tự nhất định Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các chức năng nói trên, nếu khôngquá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn

Sau khi đã đề ra những mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu,tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thể thất bại nếukhông kiểm tra Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thành quả, so sánh thành quả thực tếvới thành quả đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảođảm tổ chức đang trên đường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu

Những chức năng trên đây là phổ biến đối với mọi nhà quản trị, dù cho đó là tổng giámđốc một công ty lớn, hiệu trưởng một trường học, trưởng phòng trong cơ quan, hay chỉ là tổtrưởng một tổ công nhân trong xí nghiệp

Dĩ nhiên, phổ biến không có nghĩa là đồng nhất Vì mỗi tổ chức đều có những đặc điểm

về môi trường, xã hội, ngành nghề, quy trình công nghệ riêng v.v nên các hoạt động quản trịcũng có những hoạt động khác nhau Nhưng những cái khác nhau đó chỉ là khác nhau về mức

độ phức tạp, phương pháp thực hiện, chứ không khác nhau về bản chất Sự khác biệt này sẽđược chỉ ra ở phần sau, khi chúng ta xem xét các cấp bậc quản trị

1.3 Các kỹ năng quản trị và ý nghĩa với mỗi cấp quản trị:

- Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn/nghiệp vụ:

Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nối cách khác là trình độchuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị Ví dụ việc thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợpđồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí v.v… Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ

sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp

Tại ngân hàng, cần kỹ năng Logic: đưa ra giả thuyết, sử dụng số liệu, kiểm toán, suy luận,phân tích, phân loại, sắp xếp thứ tự, hệ thống hóa…

- Kỹ năng nhân sự (human skills):

Trang 5

Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân

sự Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những ngườikhác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung Một vài kỹ năng nhân

sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâmtích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động vàhướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc Kỹ năng nhân sự đối với mọicấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanhhoặc phi kinh doanh

Kỹ năng này thể hiện thông qua hành vi truyền đạt, họ có thể tạo cho người khác chấpnhận những quan điểm, nhận thức và hiểu được cái mà nhân viên mong muốn

- Kỹ năng nhận thức/ tư duy (conceptual skills):

Là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đốivới các nhà quản trị cao cấp Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chínhsách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức.Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệgiữa các bộ phận, các vấn đề … Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức

độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức

Khả năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ cá thể doanh nghiệpvới tất cả ngành công nghiệp,với cả cộng đồng, vì thế sự thành công của bất cứ quyết định nàođều phụ thuộc vào khả năng tư duy của người đưa ra quyết định và những người chuyển quyếtđịnh thành hành động

Các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng trên nhưng tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào cáccấp quản trị khác nhau trong tổ chức Ở những cấp quản trị càng cao như nắm các chức vụtrong Hội đồng quản trị,giám đốc điều hành, thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy

Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp, thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹthuật Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng Mặc dùvậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể có sự khác nhau tùytheo loại cán bộ quản trị, nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vaitrò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năngkhác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức

Khả năng quản trị càng lấn dần kiến thức chuyên môn ở người quản trị khi tiến lên nhữngcấp bậc cao trong tổ chức Vì thế, những nhà quản trị ở cấp cao dễ dàng thuyên chuyển qua các

tổ chức khác nhau, vì công việc quản trị của họ giống nhau mặc dù mục tiêu của các tổ chức

mà họ hoạt động hoàn toàn khác nhau Trái lại, những nhà quản trị cấp thấp thì gắn liền vớinhững chuyên môn nghiệp vụ của mình vì thế khả năng thuyên chuyển thấp hơn Do vậy quảntrị là chuyên môn hoá nhưng chỉ có các cấp quản trị nhất định thì tính phổ cập mới thể hiện rõ.Các nhà quản trị ở các cấp khác nhau thì mức độ đòi hỏi những kĩ năng này có sự khácnhau, và điều này được mô tả ở trong hình dưới đây:

Trang 6

- Ví dụ thực tiễn :

Tại ngân hàng Vietcombank , mô hình quản lí của doanh nghiệp này đã trở thành hìnhmẫu được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác “noi gương, học tập” Trong thời gian qua, việchoạch định chiến lược và quản trị điều hành theo các mục tiêu chiến lược đã đượcVietcombank hết sức chú trọng

Vietcombank đã có những chuyển đổi đúng hướng và mạnh mẽ trong hoạt động kinhdoanh và quản trị điều hành Hoạt động kinh doanh của Vietcombank những năm gần đây đãghi nhận những kết quả hết sức ấn tượng, được thị trường đánh giá cao Công tác quản trị điềuhành có nhiều đổi mới, hàng loạt các dự án chuyển đổi nhằm nâng cao năng lực quản trị vàtừng bước áp dụng các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất đã và đang được triển khai Nhữngchuyển dịch đó cho thấy tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược mà Vietcombank đã đặt ra làđúng hướng và có tính khả thi Vietcombank đang từng bước vững chắc trở thành ngân hàng số

1 tại Việt Nam và có vị thế đáng kể trong khu vực và trên thế giới

- Dồn nhân sự giỏi nhất cho những dự án quan trọng nhất

- Cá nhân phải chịu trách nhiệm trực tiếp

- Cẩn trọng tới từng chi tiết nhỏ, trọng tâm là các lĩnh vực: công nghệ, vận hành, nhânsự để sẵn sàng và chủ động đón bắt các xu hướng mới trong hoạt động ngân hàng, đa dạnghoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt khách hàng làm trung tâm của ngân hàng, phấnđấu đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam về chất lượng và hiệu quả hoạtđộng, về mức độ hài lòng của khách hàng, về chất lượng nguồn nhân lực và về quản trị rủi ro

Trang 7

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH 2.1 Phân tích bối cảnh:

2.1.1 Tác nhân từ phía các đối thủ tiềm ẩn:

Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ tùy thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập ngành.Theo đó nếu các ngân hàng mới dễ gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúccàng tăng

Nguy cơ từ các ngân hàng ngoại: Theo cam kết mở của ngành ngân hàng thì khi Việt

Nam gia nhập WTO thì ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tàichính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện củacác ngân hàng có vốn 100% nước ngoài (vd: Ngân hàng ANZ, HSBC,…)

Nguy cơ từ các ngân hàng nội: Các NHTM mới tham gia thị trường sẽ có những lợi

thế quan trọng như: Mở ra những tiềm năng mới bằng cách đem vào ngành những năng lựcsản xuất mới; Có động cơ và tham vọng giành được thị phần; Đã tham khảo kinh nghiệm từcác NHTM đã và đang hoạt động; Có những thống kê đầy đủ về dự báo thị trường… Ngượclại các NHTM hiện tại chưa có thể có được thông tin cụ thể, chính xác về chính sách và sứcmạnh của ngân hàng mới, cũng như khó có chiến lược hiệu quả…

2.1.2 Tác nhân từ các đối thủ cạnh tranh:

Có thể nói đây là mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh khi mà hànhđộng của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn “chiếc bánh thị trường” thì sẽ nhận được sựđáp trả của các đối thủ khác để giành lai thị trường bị mất Tuy nhiên nếu cạnh tranh giữa cácđối thủ trong ngành quá mãnh liệt sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh về giá xảy ra, thị trường thuhẹp, lợi nhuận giảm sút Do đó xu hướng trong tương lai là giành lấy cơ hội chứ không phảigiành thị phần

=> Sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của NHTMtrong tương lai nhưng là động lực thúc đẩy ngân hàng phải quan tâm thường xuyên đến đổimới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất

đẻ chiến thắng trong cạnh tranh

2.1.3 Tác nhân từ phía khách hàng:

Khả năng thương lượng của người đi vay: Mối đe dọa cạnh tranh của ngân hàng sẽ

lớn hơn nếu người mua ở vị thế yêu cầu giá thấp hoặc cần cung cấp những dịch vụ tốt hơn

Khả năng thương lượng của người gửi tiền: Những người bán được xem là mối đe

dọa khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợicủa công ty Quyền lực của người gửi tiền sẽ lớn khi sản phẩm của nhà cung cấp sẽ ít khảnăng thay thế và quan trọng đối với ngân hàng, ngân hàng không phải là một khách hàngquan trọng của nhà cug cấp, chi phí chuyển đổi cao, đe dọa hội nhập gia tăng áp lực cạnh

Trang 8

tranh xuôi chiều về phía ngành và trực tiếp đối với ngân hàng, các ngân hàng khó có thể đedọa lại nhà cung cấp để đáp ứng đầu vào.

2.1.4 Quyền lực của các nhà cung cấp:

Quyền lực NHNN Việt Nam: Hệ thống NHTM nói chung và hệ thống ngân hàng

Vietcombank nói riêng phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách NHNN thông qua tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách tỷ giá, lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ…

Quyền lực đại cổ đông: Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của các

ngân hàng khác Do đó quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ cổ phần vàviệc sap nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra Vietcombank có sự liên doanh liên kếtvới nhiều ngân hàng khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển nhưng do VCB là ngân hàng đầu tạiViệt Nam nên quyền lực thương lượng vẫn nghiêng về VCB

Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu

tư thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng

2.1.5 Nguy cơ bị thay thế:

Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các NHTM khicung cấp các dịch vụ tài chính cũng như dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảmnhiệm Các trung gian này cung cấp ra thị trường những sản phẩm mang tính khác biệt, và tạođiều kiện cho người mua có cơ hội lựa chọn đa dạng hơn Điều này tất yếu sẽ làm giảm tốc độphát triển, giảm thị phần của các NHTM, hạn chế khả năng sinh lời

2.2 Mục tiêu chiến lược:

Trong quá trình thực thi chiến lược, VCB luôn thống nhất các chiến lược, mục tiêungắn cũng như các chính sách với tầm nhìn, sứ mạng mục tiêu chiến lược là trở thành tậpđoàn tài chính đa năng toàn cầu, trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, nằm trong 300 tậpđoàn tài chính lớn nhất toàn cầu và được quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế mới nhất Cácmục tiêu thường niên là nền tảng, là các bước để đi đến mục tiêu cuối cùng

2.3 Phân tích SWOT:

2.3.1 Điểm mạnh (Strengths):

1 Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao:

Vietcombank là ngân hàng có thương hiệu mạnh nhất trong thị trường tài chínhViệt Nam, thông qua nhiều cuộc khảo sát từ người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức trong và ngoàinước trong năm 2017 Nếu xét điểm tín nhiệm là thước đo đặc biệt quan trọng thì VCB hiện

là ngân hàng xếp cao nhất trong các khối NHTM trong nước

Trang 9

Bảng 1: Bảng xếp hạng tín nhiệm 2016 Xếp hạng tín nhiệm cơ sở

2 Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường:

Chủ tịch HĐQT VCB Ông Nghiêm Xuân Thành (đại diện 40% vốn Nhà nước)-Tiến sỹ Kinh tế - Họcviện Ngân hàng; Tổng giám đốc - Ông Phạm Quang Dũng (đại diện30% vốn Nhà nước) - Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng - Đại học Tổng hợp Birmingham (AnhQuốc); Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đều là những người có nhiều năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực ngân hàng, có nhiều mối quan hệ tốt

3 Đội ngũ công nhân viên giỏi:

VCB được đánh giá là 1 trong những ngân hàng có đội ngũ nhân viên hùng hậu, cótrình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành, ham học hỏi,tận tụy cà có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức kỹ thuật hiện đại,

4 Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt của NHNN trong các dự án của Chính phủ:

Nhờ vào những lợi thế sẵn có: như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý,nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dạng, ít chịu ảnh hưởng bởi cáckhoản nợ tồn đọng từ các khoản cho vay theo các chỉ định và kế hoạch nên VCB luôn là đốitác ưu tiên cho hầu hết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn có tỷ suất sinh lời cao như các dự

án điện, giaothoong của Chính phủ…

5 Sản phẩm dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam, mạng lưới rộng:

Sản phẩm thẻ của VCB rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của kháchhàng, luôn có các chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ của VCB như thẻ tín dụngquốc tế mang thương hiệu như Visa, MasterCart, Vietcombank Vietnamairlines AmericanExpress, mang lại cho khách hàng lợi ích sử dụng hạn mức tín dụng để chi tiêu tại các đơn

vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới

Trang 10

2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses):

1 Vấn đề bảo mật và an toàn tài khoản thông tin cho khách hàng cá nhân: Năm 2016nhiều sự việc khách hàng mất tiền trong tài khoản mở tại Vietcombank khiến nhiều người lolắng đã cho thấy lỗ hổng ở thẻ bảo mật của VCB Bên cạnh đó, VCB cung cấp sản phẩm dịc

vụ InternetBanking nhưng lại ít khuyến cáo, bảo mật cho người dùng

2 Nguồn lực Công nghệ thông tin của ngân hàng thiếu cả nhân lực và máy móc thiết

bị Đội ngũ cán bộ cao cấp chuyên gia phân tích chính sách còn thiếu Tình trạng hệ thốngATM thường xuyên bị lỗi gây phiền toái cho khách hàng

3 Bộ máy quản lý cồng kềnh, chưa đạt hiệu quả tối đa, thiếu sự liên kết giữa cácNHTM với nhau

4 Sản phẩm dịch vụ đơn điệu, dù có nhiều sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng kháchhàng khác nhau nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng

2.3.3 Cơ hội (Opportunities):

1 Chính phủ tạo điều kiện phát triển hệ thống NHTM thông qua đó định hướng cácchính sách và chủ trương cho nền kinh tế

2 Sự hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho VCB và các NHTM Việt Nam vươntầm ra thế giới/

3 Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế thanh toán tiền mặt thúc đẩy nhu cầu vàthói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân

4 Hội nhập kinh tế giúp VCB học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nước ngoài và thu hútthêm nguồn vốn và nâng cao nguồn lực có chất lượng

3 Cạnh tranh về vốn, sản phẩm và huy động tiền gửi ngày càng tăng

4 Sự bùng nổ từ các thị trường khác, các kênh đầu tư khác dẫn đến những thay đổi lớntrong thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển luồng vốn ra khỏi ngân hàng

2.4 Phương án thực hiện chiến lược:

Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn:

- Tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống

Trang 11

- Tăng cường công tác thu hồi nợ và quản trị rủi ro

Thiết lập xu hướng trong tương lai là giành lấy cơ hội chứ không phải giành thị phần.Ngân hàng phải quan tâm thường xuyên đến đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch

vụ đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất đẻ chiến thắng trong cạnh tranh

Tạo sự thân thiết với khách hàng, tích cực nâng cao hình ảnh, uy tín của Vietcombank, tạonên sự hợp tác, gắn kết lâu dài của khách hàng và giữ ấn tượng tốt đẹp đối với xã hội

Tăng trưởng về quy mô hoạt động và lợi nhuận, hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợxấu, minh bạch đưa nợ xấu về một sổ và chính thức kiểm soát, quản trị chất lượng tín dụng mộtcách thực chất

Ngày đăng: 11/09/2018, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w