1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

65 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  • Lời mở đầu

  • - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.

  • - Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

  • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • 4. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

  • NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

      • 1.1.1 Lịch sử hình và phát triển của ngân hàng thương mại

      • 1.2.3 Chức năng của ngân hàng thương mại

      • 1.1.4 Hoạt động cơ bản của ngân hàng

        • 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

  • a, Các thành phần của vốn

    • 1.1.4.2 Hoạt động khai thác và sử dụng vốn

    • 1.1.4.3 Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính

    • 1.2 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

      • 1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

      • 1.2.2 Vai trò của huy động vốn trong hoạt động ngân hàng thương mại

      • 1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

        • 1.2.3.1 Qui mô và cơ cấu nguồn vốn huy động

        • 1.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

        • 1.2.3.3 Chi phí huy động vốn

        • 1.2.3.4 Sự phù hợp về kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn

      • 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn

        • 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

  • NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

    • 2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.

      • 2.1.4 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

    • 2.2 Kết quả hoạt động kinh ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 2.2.1 Các hoạt động chính của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

        • 2.2.1.1 Hoạt động tín dụng

      • 2.2.3 Doanh thu và chi phí hoạt động ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2007-2009

    • 2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 2.3.1 Qui mô nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn

      • 2.3.3 Chi phí nguồn vốn

      • 2.3.4 Mối quan hệ giữa kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn

    • 2.4 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 2.4.1 Kết quả đạt được

      • 2.4.2 Hạn chế còn tồn tại

      • 2.4.3: Nguyên nhân

  • CHƯƠNG 3

  • GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN

  • HUY ĐỘNG TẠI NHTMCP NHÀ HÀ NỘI

    • 3.1. Phương hướng nhệm vụ chính và chỉ tiêu tài chính trong năm 2010

      • 3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ chính năm 2010

  • Trên cơ sở dự báo và đánh giá về môi trường kinh tế trong nước và nước ngoài, năm 2010 Habubank tiếp tục duy trì chính sách quản trị rủi ro theo quan điểm thận trọng, các tỉ lệ an toàn đền cao hơn so với yêu cầu NHNN và các tiêu chuẩn quốc tế. Hội đồng Quản trị và Ban điều hành đã nhận định năm 2010 là năm đầu tiên trong giai đoạn chiến lược 5 năm 2010-2014 khi NH phải nâng cao được rõ rệt năng lực và vị thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu dài hạn đó, năm 2010 Habubank tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • 1.Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc NH nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho NH trong đó nhiệm vụt trọng tâm là thực hiện phương án chuyển đổi mô hình tổ chức công ty chứng khoán HBBS theo hướng đa sở hữu nhằm tạo điều kiện cho công ty Chứng khoán thu hút các nguồn lực tốt hơn để phát triển.

  • 2. Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính cho NH bằng việc tăng vốn chủ sở hữu của NH năm 2010 lên tối thiểu 4.200 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi.

  • 3. Lựa chọn thời điểm thích hợp nhất năm 2010 để niêm yết cổ phiếu Habubank trên thị trường chứng khoán nhằm mở rộng kênh huy động vốn, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu Habubank, tăng tính minh bạch trong hoạt động quản trị, điều hành và kinh doanh của NH, nâng cao uy tín của Habubank trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

  • 4. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành của NH, bổ sung và làm mới bộ máy quản trị điều hành đảm bảo đủ khả năng lãnh đạo và dẫn dắt NH tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, bênh cạnh việc không ngừng nâng cao năng lực quản lý các cấp và kỹ năng nhân viên, đi kèm với các chính sách đãi ngộ ngày càng cạnh tranh và thưởng phạt phù hợp với hiệu quả công việc.

  • 5. Nâng cao năng lực hạ tầng thông tin đảm bảo mở rộng và phát triển mới hiệu quả các kênh cung ứng dịch vụ mới từ xa cũng như đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của công tác quản trị điều hành, hỗ trợ hiệu quả quản trị rủi ro thống nhất và xuyên suốt toàn khối

    • 3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch chính năm 2010:

  • Chỉ tiêu

  • Giá trị đến ngày 31/12/2010

  • Tăng trưởng (%)

  • 1. Tổng tài sản

  • 35.000-39.000 tỷ VNĐ

  • 19-33%

  • 2. Vốn chủ sở hữu

  • 4.200-4.500 tỷ VNĐ

  • 31-40%

  • 3. Tổng huy động

  • 30.000-34.000 Tỷ VNĐ

  • 17-33%

  • Trong đó: Huy động tại thị trường 1

  • 19.000-21.000 tỷ VNĐ

  • 24-38%

  • 4.Tổng dư nợ

  • 16.000-17.000 tỷ VNĐ

  • 19-27%

  • 5.Thu phí và dịch vụ

  • ( %/tổng doanh thu)

  • 18 – 22 %

  • 6.Lợi nhuận trước thuế

  • 650-690 tỷ VNĐ

  • 30- 40 %

  • 7. ROAE trước thuế

  • 20 %

  • 8. ROAA trước thuế

  • 2%

  • 9. Tỷ lệ nợ quá hạn

  • < 3 %

  • 10. Cổ tức dự kiến

  • 12 – 15%

  • 11. Mạng lưới

  • 63 – 68 điểm giao dịch

  • 12. Xếp hạng ngân hàng

  • Loại A

    • 3.1.3 : Định hướng của ngân hàng về hoạt động huy động vốn

    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

      • 3.2.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động

      • 3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

      • 3.2.3. Phát triển các dịch vụ có liên quan đến hoạt động huy động vốn

      • 3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng

      • 3.2.5 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng

      • 3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng

      • 3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ

    • 3.3 Một số kiến nghị

      • 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

      • 3.3.2 Kiến nghị với NHNN

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nội dung

1.Tình cấp thiết của đề tài Vốn là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại, hoạt động và phát triển của mọi tổ chức trong nền kinh tế. Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Với chức năng trung gian tài chính, ngay từ khi hình thành, ngân hàng đã có vai trò quan trọng trong việc chu chuyển nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân có vốn rảnh rỗi tới các đơn vị có nhu cầu sử dụng vốn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, thì không những dựa vào vốn sở hữu mà ngân hàng còn phải huy động thêm vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các ngân hàng thương mại rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Có thể nói huy động vốn là hoạt động cơ bản mang tính chất quyết định tới qui mô hoạt động kinh doanh , tới uy tín thương hiệu và chiến lược phát triển mọi ngân hàng Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, nền kinh tế thêm một bước chuyển mình mới, kinh tế nước nhà ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Đứng trước sức ép về qui định tăng vốn điều lệ, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài, hoạt động huy động vốn ngày càng sôi động và đầy khó khăn hơn. Mặt khác trong một nền kinh tế hội nhập, ngân hàng nào có nhiều vốn, ngân hàng đó sẽ chiếm lĩnh thị trường tạo ra nhiều lợi nhuận. Do vậy huy động vốn là vấn đề trọng tâm của các ngân hàng thương mại. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn đang là một bài toán đặt ra đối với các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội là một trong các ngân hàng thương mại thành lập đầu tiên tại Việt Nam, trải qua 20 năm hoạt động, ngân hàng đã đạt một số thành tựu đáng kể. Trong chiến lược phát triển của mình, huy động vốn luôn là hoạt động ưu tiên hàng đầu. Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã có những tác động sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, lạm phát gia tăng, gửi tiền vào ngân hàng không còn là một biện pháp an toàn và sinh lời mà người dân lựa chọn. Mặt khác, cạnh tranh để huy động tiền gửi ngày càng gay gắt diễn ra ra giữa tổ chức ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng. Điều này đòi hỏi ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội phải có một chiến lược huy động vốn hiệu quả, đúng đắn. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội em đã có cơ hội học hỏi và tìm hiểu nhiều kiến thức thực tiễn về hoạt động của ngân hàng. Nhận thức thấy vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” và chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Đoàn Phương Thảo- Giáo viên hướng dẫn thực tập cùng các anh chị phòng Kế toàn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nộiđã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề này. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Đưa ra các giải pháp tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động huy động vốn, cải thiện cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Thương Mại cổ phần Nhà Hà Nội. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh… 4. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung chủ yếu về nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội giai đoạn 2007-2009. 5.Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính : Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn huy động tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

Ngày đăng: 10/09/2018, 06:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w