1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHỦ ĐIỂM HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM NHÁNH 3 2017

15 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 47,56 KB

Nội dung

- Cô cùng trẻ trò chuyện với trẻ về các mùa trong năm và dán tranh ảnh về chủ điểm.. - Góc thư viện:Xem tranh ảnh về các mùa trong năm.. -Trẻ biết lật từng trang sách để xem Tranh về các

Trang 1

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TUẦN

NHÁNH 3: Các mùa trong năm.

Thực hiện từ ngày 16/4 đến ngày 20/4/2018.

Đón trẻ,

chơi, thể

dục sáng

* Đón trẻ :Cô đến sớm mở lớp thông thoáng và vệ sinh trường lớp sạch sẻ

- Cô đón trẻ nhẹ nhàng,ân cần,niềm nở chào hỏi trẻ,phụ huynh,hướng dẩn trẻ cất

đồ dùng cá nhân vào nơi quy định

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về tình hình sức khỏe và chế độ ăn uống của trẻ trong ngày

- Cô cùng trẻ trò chuyện với trẻ về các mùa trong năm và dán tranh ảnh về chủ điểm Cô cho trẻ chơi ở các góc cô bao quát trẻ chơi

*Thể dục sáng :

*khởi động:Cô cho trẻ đi các kiểu chân:đi bằng gót chân-đi bằng mũi bàn chân-đi nghiêng bàn chân-đi bình thường sau cho trẻ giản thành 2 hàng

*Trọng động:bài tập phát triển chung

-Hô hấp:Thổi nơ bay

-Tay:Hai tay đưa ngang,gập bàn tay sau gáy

-Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục

-Bụng: Đứng ngiêng ng ười sang 2 bên

-Bật:Bật tách chân và khép chân

Mổi động tác tập 2lần 4 nhịp

*Hồi tĩnh:Cho trẻ đi vòng tròn làm động tác “Ngửi hoa” <Làm chim bay >

Hoạt động

học

PTNT

Thứ tự các mùa trong năm

PTTC

Nhảy bật liên tục vào các ô

PTTM

Vẽ ông mặt trời và những đám mây

PTNN Thơ: Mùa hạ

tuyệt vời

PTTM

Dạy hát :Mùa hè đến Nghe hát :Cháu vẽ ông mặt trời

Trò chơi :Đồ rê mí

Chơi ngoài

trời

- Quan sát tranh trời nắng trời mưa

- Nghe hát bài: Nắng sớm

- Quan sát tranh mùa đông và mùa hè

- Vẽ tự do trên sân

- Quan sát thời tiết hôm nay

* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng,thỏ tìm chuồng,kéo co,rồng rắn lên mây

* Chơi theo ý thích:

- Chơi với hột hạt, phấn, giấy, chong chóng, thả thuyền

Chơi hoạt

động góc

- Góc xây dựng: Xây bể bơi

- Góc thư viện:Xem tranh ảnh về các mùa trong năm

- Góc khám phá: Pha màu nước

- Góc nghệ thuật: Vẻ trang phục mà cháu yêu thích.Hát múa về chủ đề

- Góc phân vai: Bán hàng

Chơi hđ

theo ý thích

- Làm quen với trò chơi mới:Đoán mùa

- Làm quen với bài thơ:Mùa hạ tuyệt vời

- Ôn tập: Đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng

- Chơi ở các góc buổi sáng

- Đóng chủ điểm “Hiện tượng thiên nhiên” mở chủ điểm “Các mùa trong năm”

Trang 2

Trẻ chuẩn

bị ra về và

trả trẻ

- Cô vệ sinh đầu tóc quần sao gọn gàng cho trẻ, lau mặt mũi chân tay sạch sẽ cho trẻ

- Giaó dục trẻ biết chào hỏi ông bà bố mẹ và người thân khi về nhà và khen ngợi động viên những việc trẻ làm tốt ở lớp

- Cô giáo trả trẻ tận tay cho phụ huynh với thái độ niềm nở và trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC

Phân vai. -Nấu ăn-Bán hàng Trẻ biết về nhómchơi , nhận vai

chơi ,nắm được một số công việc của vai chơi :biết chế các món ăn,biết chào mời khách khi bán hàng

Đồ chơi nấu ăn

Đồ chơi bán hàng,

-Cô hướng dẩn trẻ về các góc chơi,lấy đồ chơi

-Cô bao quát ,quan sát trẻ chơi -Hướng dẩn giúp đỡ,nhập vai chơi cùng trẻ

-Đặt một số câu hỏi để hỏi trẻ trong quá trình chơi

-Cô nấu món ăn gì vậy?

-Món ăn nấu từ quả gì?

-Món ăn có tác dụng gì?

-Sau khi chơi cô đến các góc nhận xét

Xây dựng

- Xây bể bơi

Trẻ biết sắp xếp

bố cục công trình hợp lý

- Vật liệu để xây dựng , gạch

và một số cây xanh bao quanh khu vườn nhà

- Cô gợi ý trẻ về góc chơi ,lấy

đồ chơi

-Cô bao quát ,quan sát trẻ chơi -Hướng dẩn giúp đở ,nhập vai chơi cùng trẻ

-Đặt một số câu hỏi trẻ trong quá trình chơi

-Các bác đang xây công trình

gì vây?-xây công trình đó để làm gì

-Sau khi chơi cô đi từng góc nhận xét

Thư viện

-Xem tranh

về các mùa trong năm

- Xem báo họa mi

-Trẻ biết lật từng trang sách để xem Tranh về các mùa trong năm

-Biết được đặc trương các mùa trong năm

Tranh ảnh về các mùa trong năm

Báo họa mi

- Cô gợi ý trẻ về góc chơi ,lấy

đồ chơi

-Cô bao quát ,quan sát trẻ chơi -Hướng dẩn giúp đở ,nhập vai chơi cùng trẻ

-Đặt một số câu hỏi trẻ trong quá trình chơi

-Các con đang xem gì vậy?-Trong tranh có những gì? -Sau khi chơi cô đi từng góc nhận xét

Trang 3

Âm nhạc

- Hát, múa biểu diễn văn nghệ

Trẻ biết chọn những tiết mục hay, phù hợp với chủ đề

Dụng cụ âm nhạc ,các tiết mục múa hát

- Cô gợi ý trẻ về góc chơi ,lấy

đồ chơi

-Cô bao quát ,quan sát trẻ chơi -Hướng dẩn giúp đở ,nhập vai chơi cùng trẻ

-Đặt một số câu hỏi trẻ trong quá trình chơi

-Các con đang múa hát bài gì vây?-

-Sau cô nhận xét

Tạo hình

-Vẻ trang phục mà trẻ yêu thích

Trẻ biết tạo ra các sản phẩm đẹp và

có ý nghĩ

Giấy ,bút màu,

-Cô gợi ý để trẻ vẻ trang phục

mà trẻ yêu thích nhất,qua các trang phục đó trẻ biết được trang phục mặc vào mùa nào là hợp lý và đặc trương của các mùa để chọn quần ao

- Cô đặt một số câu hỏi :Con

vẻ gì vậy?

- Con vẻ quần ao mặc vào mùa nào?

-Cô đi nhận xét góc chơi

KPKH

-Chăm sóc cây

-Pha màu nước

Trẻ biết cách chăm sóc cây và pha màu nước

-Đồ dùng tưới

và đồ dùng pha màu nước cho trẻ

-Cô hướng dẩn trẻ về các góc chơi,lấy đồ chơi

-Cô bao quát ,quan sát trẻ chơi -Hướng dẩn giúp đỡ,nhập vai chơi cùng trẻ

-Đặt một số câu hỏi để hỏi trẻ trong quá trình chơi

-Các cô các bác đang làm gì vậy? Muốn có cây xanh tươi tốt các bác các cô làm thế nào

-Sau khi chơi cô đến các góc nhận xét

Trang 4

Thứ 2 ngày 16 tháng 4 năm 2018

Trò chuyện mở chủ điểm

- Cô và trẻ hát ‘‘Mây và gió¨ ngồi đội hình tự do cô trò chuyện với trẻ

- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?

- Trời nắng thì các con thây như thế nào? Trời nắng lâu thì ta cần gì?

- Gió từ đâu đến? Ngoài nắng ra thì còn có thời tiết như thế nào nưa?

- Hai mùa có thời tiết khắc nghiệt nhất là mùa

- Ngoài hai mùa đó ra còn có mùa nào nữa? Các mùa có những đặc điểm như thế nào?

- Cô cho trẻ treo tranh các mùa cho trẻ xem?

HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức KPKH: Thứ tự các mùa trong năm

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ biết trình tự các mùa trong năm

- Trẻ biết một số đặc điểm thời tiết, cảnh vật và sinh hoạt của con người trong mùa hè

- Trẻ biết chọn trang phục phù hợp với mùa hè

- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết, ăn uống và vệ sinh cá nhân thường xuyên để phòng tránh bệnh tật

2 Chuẩn bị

- Tranh vẽ cảnh vật mùa hè và mùa đông

- Ba rổ đựng các lô tô về các đồ dùng, quần áo của trẻ về các mùa: Áo mưa, mũ len, mũa vải,

ô, váy, khăn len, áo ấm

3 Tiến hành

* Trẻ vào ngồi quanh cô cùng trò chuyện cô đọc câu đố và đố trẻ về các mùa:

Mùa gì nóng nực

Trời nắng chang chang

Đi học đi làm

Phải đội mũ nón"

(Mùa hè)

Mùa gì ấm áp

Mưa phùn nhẹ bay

Khắp chốn cỏ cây

Đâm chồi nảy lộc.

( Mùa xuân)

Mùa gì dịu nắng

Mây nhẹ nhàng bay

Gió khẽ rung cây

Lá vàng rơi rụng.

( Mùa Thu)

Mùa gì rét buốt

Gió bấc thổi tràn

Đi học đi làm

Phải lo mặc ấm.

(Mùa đông)

- Cô giáo dục và hỏi trẻ:

+ Trong một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?

+ Nếu tính từ mùa xuân thì tiếp đến sẽ những mùa nào?

Trang 5

+ Bạn nào có thể kể những đặc trưng của các mùa (xuân, hạ, thu, đông) về thời tiết, cảnh vật + Con thích mùa nào trong năm? Vì sao con thích mùa đó?

- Cô nhấn mạnh: Một năm có 4 mùa: Mùa Xuân, mùa Hạ (mùa Hè), mùa Thu, mùa Đông Mùa xuân thời tiết ấm áp cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân có ngày tết cổ truyền của dân tộc; Mùa hè nóng bức, có hoa phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran, mùa hè các con được nghỉ học Mùa thu thời tiết mát mẻ là mùa bắt đầu năm học mới Mùa đông giá lạnh nhất trong năm chúng mình phải mặc áo ấm để khỏi bị cảm lạnh

* Nhận biết mùa hè.

- Cô cho trẻ xem băng hình về cảnh vật, thời tiết mùa hè, đàm thoại với trẻ:

+ Những loại cây nào nở hoa cho mùa hè thêm rực rỡ?

+ Âm thanh nào đặc trưng cho mùa hè?

+ Thời tiết mùa hè như thế nào?

+ Mùa hè nóng bức khi đi học, đi chơi các con phải chú ý điều gì?

+ Mùa hè nóng bức thường có những loại dịch bệnh gì?

+ Muốn phòng tránh những loại dịch bệnh đó các con phải làm gì?

- Giáo dục trẻ: giữ gìn vệ sinh thân thể, tắm rửa thay quần áo thường xuyên, giữ cơ thể luôn sạch sẽ Đi ra ngoài trời phải đội mũ mặc áo nắng để tránh nắng

* Trò chơi luyện tập:Tìm đồ dùng phù hợp với mùa trong năm

- Cô chia lớp thành 4 tổ mỗi tổ một rổ đồ chơi với một bộ lô tô các đồ dùng của trẻ phù hợp với các mùa

- Cách chơi: Cô quy định mỗi tổ sẽ lựa chọn trang phục đồ dùng cho một mùa Tổ nào chọn đúng tổ đó sẽ thắng cuộc

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi

- Nhận xét kết quả chơi

* Kết thúc:

- Củng cố bài học

- Nhận xét tuyên dương

Chơi ngoài trời.

* Hoạt động có chủ đích: Quan sát: trang phục mùa hè

* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây

* Chơi tự do:Chơi với đồ chơi mang theo

1.Kết quả mong đợi

- Trẻ biết mùa hè phải ăn mặc thoáng mát

- Gíao dục trẻ ặc mùa cho phù hợp

- Cô bao quát trẻ chơi

2.Chuẩn bị

- Một số trang phục mà hè của bạn nam và nữ

- Bóng,Hột hạt,phấn vẻ

3.Tiến hành

- Cô lắc xắc xô ,trẻ vây quanh cô cùng quan sát trang phục mùa hè

- Đố các con đây là trang phục mặc vào mùa nào?

- Vậy còn đây là quần áo của bạn nam hay nữ?

- Vì sao con biết đây là của bạn nữ?

- Bạn nữ thường mặc gì về mùa hè?

- Còn đây là trang phục của bạn nào?

- Vì sao con biết?

- Vậy về mùa hè con thường mặc những đồng phục nào?

Trang 6

- Cô bao quát và hỏi một số trẻ.

- Sau mổi lần hỏi cô tuyên dương trẻ

- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với mùa

*Trò chơi vận động:Rồng rắn lên mây

- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi

- Cô bao quát và chơi cùng với trẻ -Tuyên dương khuyến khích trẻ sau mổi lần chơi

*Chơi tự do:Chơi với đồ chơi mang theo

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn

Chơi hoạt động ở các góc

* Góc chính: - Góc xây dựng: Xây bể bơi

* Góc kết hợp:- Góc thư viện:Xem tranh ảnh về các mùa trong năm

- Góc khám phá: Pha màu nước

- Góc tạo hình: Vẻ trang phục mà cháu yêu thích

- Góc phân vai: Bán hàng

Chơi hoạt động theo thích

* Hướng dẩn trò chơi mới: Đoán mùa

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ phân biệt được các mùa trong năm

- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của bốn mùa

2 Chuẩn bị

- Hình ảnh đặc trưng cho các mùa trong năm:Mùa xuân,mùa hè,mùa thu,mùa đông.

3 Tiến hành

- Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô ,cùng trò chuyện về các mùa trong năm

- Sau cô cho từng trẻ lên chơi: Trẻ nhìn hình ảnh và đoán xem đó là mùa gì và nói lên trang phục mạc vào mùa đó

- Cô tuyên dương trẻ sau mổi lần chơi

- Cô cho trẻ kiểm tra lẩn nhau

- Sau cô đọc câu đố trẻ đoán mùa và nói lên đặc trưng của mùa đó

- Sau mổi lần cô tuyên dương trẻ và giáo dục trẻ

*Trẻ chơi tự do:

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn

Trẻ chuẩn bị ra về, trả trẻ

- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ

- Cho trẻ đi vệ sinh

* Nêu gương cuối ngày

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh

-Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận

Đánh giá cuối ngày

………

………

………… ………

Trang 7

Thứ 3 ngày 17 tháng 4 năm 2018

HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thể chất

Đề tài: Nhảy bật liên tục vào các vòng

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ biết nhảy bật liên tục vào các vòng

- Trẻ biết phối hợp các cơ tay nhịp nhàng để tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay

2 Chuẩn bị

-phấn vẻ.

3 Tiến hành

* Khởi động:Cho trẻ đi nhẹ nhàng thành vòng tròn ra sân kết hợp đi các kiểu chân : Đi bình

thường-đi bằng mủi bàn chân-đi bằng bình thường –đi bằng bằng gót chân sau giản đội hình thành 2 hàng dọc

* Trọng động:Bài tập phát triển chung.Tập với vòng

- Tay: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy

- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.

- Bụng: Đứng nghiêng ng ười sang 2 bên

- Bật: Bật tách chân và khép chân

Mổi động tác tập 2 lần 4 nhịp

- Riêng động tác tay ,chân tập 3 lần

- Cô tập cùng với trẻ và bao quát trẻ thực hiện

* Vận động cơ bản:Nhảy bật liên tục vào các vòng

- Cô thực hiện lần 1:Trẻ chú ý cô thực hiện

- Cô thực hiện lần 2:Phân tích nội dung bài học

- Khi nghe hiệu lệnh :

- Cô cầm bóng bằng 2 tay tung bóng lên cao “Khoảng 40-50cm” Mắt nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống

- Cô nhắc trẻ tung bóng thẳng lên cao ,không tung ra phía trước hoặc phía sau

- Cô thực hiện lần 2:Cô cho trẻ cùng quan sát Sau cô cho 2 trẻ lên thực hiện lại bài học của mình,cô chú ý sửa sai và bao quát trẻ thực hiện

- Sau lần lượt trẻ lên thực hiện bài học của mình.lớp-tổ-nhóm-cá nhân

* Trò chơi: Kéo co

- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi sau cô cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô động viên khuyến khích trẻ Cô bao quát trẻ chơi an toàn

* Hồi tỉnh: Trẻ làm động “chim bay” 2 vòng và nhẹ nhàng vào lớp

Chơi ngoài trời

* Hoạt động có chủ đích :Nghe hát bài : Cháu vẽ ông mặt trời.

* Trò chơi vận động :Kéo co

* Chơi tự do :Chơi với đồ chơi mang theo

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ lắng nghe cô hát và nhớ tên bài hát và tên tác giả

- Trẻ thể hiện bài hát cùng cô một cách vui tươi

- Cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý ông mặt trời

2 Chuẩn bị

- Đồ dùng đồ chơi cho trẻ

3 Tiến hành

Trang 8

* Cô lắc xắc xô trẻ vây quanh cô cùng trò chuyện về các mùa trong năm.

- Một năm có mấy mùa? Mùa nào nóng nhất trong năm ?

- Vậy mùa hè có cái gì chiếu xuống nóng bức ?

- Cô hát 2 lần :Hỏi trẻ tên bài tên tác giả

- Sau cô cho trẻ thể hiện cùng cô 2 lần

- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ

- Cô giáo dục trẻ

* Trò chơi vận động :Kéo co

- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi sau cô cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô bao quát và tuyên dương trẻ

* Chơi tự do :Chơi với đồ chơi mang theo

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn

Chơi hoạt động ở các góc

* Góc chính: - Góc phân vai: Bán hàng

* Góc kết hợp:- Góc thư viện:Xem tranh ảnh về các mùa trong năm

- Góc khám phá:Chăm sóc cây

- Góc tạo hình:Vẻ trang phục mà cháu yêu thích

- Góc xây dựng: Xây bể bơi

Chơi hoạt động theo ý thích Làm quen với bài thơ :Mùa hạ tuyệt vời

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả

- Trẻ nhớ nội dung bài thơ và đọc đúng lời thơ

- Qua bài thơ trẻ biết mùa hạ là mùa hè trẻ được vui chơi và được đi thăm quan cùng bố mẹ

- Qua bài thơ cô giáo dục trẻ

2 Chuẩn bị

- Tranh thơ minh họa

- Tranh thơ chữ to Que chỉ

3 Tiến hành

- Cô cùng trẻ hát bài « Cháu vẻ ông mặt trời »cùng đàm thợi về các mùa trong năm

- Cô đọc thơ 2 lần :Hỏi trẻ tên bài tên tác giả Sau cô cùng trẻ thể hiện 2-3 lần

- Cô đàm thoại nội dung và bao quát cho trẻ

- Sau cô cho trẻ thể hiện cá nhân Cô tuyên dương trẻ

- Giaó dục trẻ về các mùa

* Trẻ chơi tự do

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn

Trẻ chuẩn bị ra về, trả trẻ

- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ

- Cho trẻ đi vệ sinh

* Nêu gương cuối ngày

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh

- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận

Đánh giá cuối ngày

………

………

………… ………

Trang 9

Thứ 4 ngày 18 tháng 4 năm 2018

HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mỹ

Đề tài: Vẽ ông mặt trời và những đám mây

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ biết vẻ ông mặt trời hình tròn và vẻ các tia nắng chiếu xuống

- Trẻ sáng tạo thêm những chi tiết mây

- Gíao dục trẻ ích lợi của mặt trời

2 Chuẩn bị

-Một số tranh cho trẻ quan sát bằng tranh màn hình ba boi

3 Tiến hành

* Cô cùng trẻ ở ngoài đi vào cùng ngồi quanh cô nhìn lên màn hình xem tranh.

- Bức tranh vẻ gì ? Bạn nhỏ vẻ bức tranh ông mặt trời ra sao?

- Ngoài ông mặt trời bạn nhỏ còn vẻ thêm các chi tiết gì nữa?

- Con có nhận xét gì về bức tranh của bạn?

- Cô hỏi một số cháu Còn con ,con vẻ ông mặt trời ra sao?

- Cô bao quát trẻ và động viên trẻ trả lời

* Trẻ thực hiện :

- Trẻ hát bài « Cháu vẻ ông mặt trời »về chổ ngồi

- Cô hỏi trẻ cách ngồi ngay ngắn và cách cầm bút bằng tay nào?

- Cách tô màu ra sao?

- Trẻ thực hiện bài học của mình

- Cô hướng đi từng bàn hướng dẩn và động viên trẻ thực hiện

- Con vẻ gì vậy ? Vẻ ông mặt trời con vẻ thế nào?

- Ngoài ông mặt trời con vẻ gì nữa?

- Cô gợi ý để trẻ sáng tạo thêm các chi tiết như cây ,tia nắng

- Cô bao quát và động viên trẻ thực hiện

* Trưng bay sản phẩm :

- Trẻ lên treo tranh và nhận xét lẩn nhau

- Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích bức tranh đó ?

- Cô hỏi 2-3 trẻ Sau cô nhận xét chung

- Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng ra sân

Chơi ngoài trời

* Hoạt động có chủ đích :Quan sát tranh mùa đông và tranh mùa hè

* Trò chơi vận động :Thỏ tìm chuồng

* Chơi tự do :Chơi với đồ chơi mang theo

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ biết được mùa đông và mùa hè khác biệt ở chổ nào

- Trẻ biết mùa hè cần mặc gì và mùa đông cần mặc gì ?

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

2 Chuẩn bị

- Tranh mùa đông và mùa hè

- Đồ dùng đồ chơi cho trẻ

3 Tiến hành

* Cô lắc xắc xô !Trẻ vây quanh cô.

- Đố các con cô có bức tranh gì đây ?

- Vậy mùa hè bầu trời thế nào ?

Trang 10

- Các bạn đi học ăn mặc ra sao ?

- Con các con thì đi học phải như thế nào ?

- Cô giáo dục trẻ

- Còn bức tranh này nói đến mùa gì ? - Khi đi học các bạn phải mặc như thế nào ? - Cô hỏi trẻ điểm khác biệt của hai mùa - Cô giáo dục trẻ

* Trò chơi vận động :Thỏ tìm chuồng - Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi sau cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát và tuyên dương trẻ * Chơi tự do :Chơi với đồ chơi mang theo - Cô bao quát trẻ chơi an toàn Chơi hoạt động ở các góc * Góc chính: - Góc tạo hình: Vẻ trang phục các mùa mà cháu yêu thích * Góc kết hợp:- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các mùa trong năm - Góc âm nhạc :Múa hát các bài trong chủ đề - Góc phân vai:Nấu ăn - Góc xây dựng: Xây bể bơi Chơi hoạt động theo ý thích *Ôn tập: Đếm đến 4 ,nhận biết nhóm có 4 đối tượng * Tiến hành: - Cô cho trẻ đi thăm quan mô hình và đếm số lượng trong phạm vi 4 - Sau cô cho trẻ chơi trò chơi trong phạm vi 4 - Cô cho trẻ lấy đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 4 - Cô bao quát và cho trẻ kiểm tra lẩn nhau - Sau mổi lần cô tuyên dương trẻ chơi *Trẻ chơi tự do : - Cô bao quát trẻ chơi an toàn Trẻ chuẩn bị ra về, trả trẻ - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh * Nêu gương cuối ngày - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh - Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận Đánh giá cuối ngày ………

………

………… ………

Thứ 5 ngày 19 tháng 4 năm 2018

HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển ngôn ngữ

Đề tài: Thơ ‘Mùa hạ tuyệt vời’

1 Kết quả mong đợi

- Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả

- Trẻ nhớ nội dung bài thơ và đọc đúng lời thơ

Ngày đăng: 08/09/2018, 00:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w