Trong nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay, các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn kinh tế đang diễn ra thực sự gay gắt và quyết liệt. Và một trong những cách thức hiện nay đang được giới kinh doanh đặt lên hàng đầu để có thể chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, đó chính là mua lại và sát nhập với các doanh nghiệp khác (hay còn được gọi là M&A – Merger & Acquisition). Nguyên lý đồng thời là bản chất và mục tiêu của M&A là: “Một cộng một bằng ba” - đây được coi là động lực đặc biệt của các thương vụ mua lại và sát nhập nhằm tạo ra những giá trị mới lớn hơn nhiều lần tổng giá trị của hai công ty, điều mà các nhà kinh tế thường gọi là tính cộng hưởng.Những doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn trong kinh doanh bằng cách mua lại và sát nhập với doanh nghiệp khác thường được chèo lái bởi những người có đầu óc nhìn xa trông rộng, đem đến sự thay đổi cho các lĩnh vực mà doanh nghiệp của họ hoạt động. Nhưng không may, trong lĩnh vực mua bán và sát nhập (M&A), đôi khi kết cục của lối nghĩ lớn này lại là thảm họa. Không ít những thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD được tiến hành dựa trên các mối quan hệ cá nhân và cái tôi của các nhà quản lý, những kế hoạch vĩ đại với hy vọng làm biến đổi bộ mặt của một ngành công nghiệp, và niềm tin cho rằng giá trị của doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều so với tất cả những gì riêng lẻ trước đó cộng lại. Chính vì tính thời sự của mua lại và sát nhập mà em xin tìm hiểu về tình hình sát nhập và mua để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về các giá trị mà việc mua lại và sát nhập có thể đem lại cho một doanh nghiệp và kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam chúng ta trong thời kỳ hội nhập.
Đề án môn học Lời nói đầu Trong nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay, các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn kinh tế đang diễn ra thực sự gay gắt và quyết liệt. Và một trong những cách thức hiện nay đang được giới kinh doanh đặt lên hàng đầu để có thể chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, đó chính là mua lại và sát nhập với các doanh nghiệp khác (hay còn được gọi là M&A – Merger & Acquisition). Nguyên lý đồng thời là bản chất và mục tiêu của M&A là: “Một cộng một bằng ba” - đây được coi là động lực đặc biệt của các thương vụ mua lại và sát nhập nhằm tạo ra những giá trị mới lớn hơn nhiều lần tổng giá trị của hai công ty, điều mà các nhà kinh tế thường gọi là tính cộng hưởng.Những doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn trong kinh doanh bằng cách mua lại và sát nhập với doanh nghiệp khác thường được chèo lái bởi những người có đầu óc nhìn xa trông rộng, đem đến sự thay đổi cho các lĩnh vực mà doanh nghiệp của họ hoạt động. Nhưng không may, trong lĩnh vực mua bán và sát nhập (M&A), đôi khi kết cục của lối nghĩ lớn này lại là thảm họa. Không ít những thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD được tiến hành dựa trên các mối quan hệ cá nhân và cái tôi của các nhà quản lý, những kế hoạch vĩ đại với hy vọng làm biến đổi bộ mặt của một ngành công nghiệp, và niềm tin cho rằng giá trị của doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều so với tất cả những gì riêng lẻ trước đó cộng lại. Chính vì tính thời sự của mua lại và sát nhập mà em xin tìm hiểu về tình hình sát nhập và mua để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về các giá trị mà việc mua lại và sát nhập có thể đem lại cho một doanh nghiệp và kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam chúng ta trong thời kỳ hội nhập. Lê Ngọc Quỳnh 1 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học I. Một số vấn đề cơ bản về mua lại và sát nhập doanh nghiệp 1. Khái niệm Mua lại và sát nhập (Mergers & Acquisitions – M&A) là một hoạt động kinh doanh diễn ra khi các nhà lãnh đạo của công ty và các đối tác kinh doanh nhận thấy khó có thể cung cấp đủ cho công ty của mình với các nguồn lực và cơ sở vật chất có giới hạn. Sát nhập là hoạt động hai hay nhiều công ty kết hợp lại với nhau để tạo thành một thực thể kinh doanh, một công ty mới với một tên gọi mới. Mua lại là sự kết hợp mà ở đó một công ty đề nghị mua và thu nhận bộ phận hay toàn bộ hoạt động của một công ty khác. Sau khi thực hiện hoạt động mua lại và sát nhập thì mối quan hệ giữa chủ sở hữu sẽ trở nên lâu dài hơn và các thành viên trong tổng thể thống nhất này sẽ đoàn kết và hoạt động sáng tạo hơn *Sự khác nhau giữa Mua lại và Sáp nhập : Mặc dù mua lại và sát nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua lại và sát nhập vẫn có sự khác biệt về bản chất. Sự khác biệt giữa mua lại và sát nhập liên quan nhiều đến mối quan hệ của chủ sở hữu, quản lý và sắp xếp tài chính hơn là liên quan đến chiến lược về lợi thế cạnh tranh. Nguồn lực, năng lực và khả năng mà công ty mới có được sau khi kết hợp là kết quả của sát nhập hoặc mua lại. Khi một công ty mua lại (tiếp quản) một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán ( mua lại ). Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Theo nghĩa đen thì sát nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sát nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của Lê Ngọc Quỳnh 2 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về sáp nhập: hai hãng Sáp nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler. Tuy nhiên trên thực tế hình thức sát nhập ngang bằng không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sát nhập. Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là sát nhập ngang bằng cho dù về bản chất là hoạt động mua bán. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sát nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích cho cả hai công ty. Nhưng khi bên bị mua không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sát nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau. 2. Nội dung và đặc diểm của hình thức mua lại và sát nhập: * Đặc điểm : -Mua lại và sáp nhập công ty đang trở thành một hình thức đầu tư ngày càng phổ biển của các doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, khả năng ảnh hưởng trên thị trường thông qua sự gia tăng thị phần và tăng vốn một cách nhanh nhất. -M&A là một hoạt động đã và đang diễn ra sôi động trên thế giới không chỉ giữa những công ty vừa và nhỏ mà cả giữa những tập đoàn kinh tế lớn với nhiều dạng khác nhau, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. M&A còn là loại hình rất quan trọng của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trong những năm gần đây, lượng FDI được thực hiện dưới hình thức M&A chiếm tỉ trọng từ 57% - 80% tổng FDI thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của những công ty tài chính quốc tế uy tín thì những vụ sáp Lê Ngọc Quỳnh 3 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học nhập giữa các tập đoàn kinh tế “có tiếng tăm” giá trị đã lên tới trên 2.700 tỉ USD trong năm 2005 và trên 3.000 tỷ USD trong năm 2006. -Việc mua lại và sáp nhập công ty cũng diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng. Một công ty có thể mua trọn vẹn một công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới hoặc có thể mua số lượng lớn cổ phần để trở thành cổ đông chi phối hay mua lượng cổ phần nào đó để chia sẻ lợi nhuận, cũng có thể chỉ đơn thuần là mua lại tài sản của công ty khác. Ngoài ra, còn nhiều dạng thức khác như nhượng quyền thương mại hay có những công ty được lập ra chỉ để được đem bán kiếm lời. - M&A được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau : Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua bán và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được. Nguyên tắc về mặt giá trị: của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ. Nguyên tắc về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn. Nguyên tắc đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận. Vụ M&A của Microsoft và Yahoo! đã không thành công do nguyên nhân không có đủ sự đồng thuận cần thiết * Nội dung của hoạt động M&A Tên gọi: sau phi vụ M&A, hai công ty nếu có cùng quy mô, sẽ thường cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ theo nguyên bản sẽ không còn tồn tại).Tuy nhiên, một số trường hợp như Ebay mua lại Paypal, Skype . vẫn để công ty đó tồn tại độc lập với tên cũ. Tương tự, khi Unilever mua BestFood cũng như vậy. Trong một số trường hợp khác, sau M&A công ty bị mua lại sẽ Lê Ngọc Quỳnh 4 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học ngừng hoạt động, công ty đã tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia. Một thương vụ mua lại thường được bắt đầu bằng đề xuất của Ban giám đốc với Hội đồng quản trị về việc này. Nếu thuận, hai ban giám đốc sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để M&A mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính “hữu hảo” không tồn tại - khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ mua lại. Như vậy, để “điểm mặt chỉ tên” một thương vụ là chính xác là sát nhập hay mua lại, cần phải xem đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nói cách khác, nó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ 3. Mục tiêu chiến lược của việc mua lại và sát nhập ( M&A) Các tập đoàn công ty sát nhập và mua lại để có thể hướng tới hiện thực hóa sáu mục tiêu chiến lược sau: • Sử dụng hiệu quả nguồn lực khi sát nhập mua lại Các công ty kết hợp với nhau có thể giảm chi phí cho hệ thống cung cấp bằng cách mua lượng hàng nhiều hơn từ phía các nhà cung cấp quen thuộc và từ những sự cộng tác với các đối tác cung cấp trước đây. Tương tự như vậy, việc tiết kiệm chi phí trong các hoạt động quản lý cũng khả thi bằng cách kết hợp và giảm bớt các hoạt động quản lý như tài chính và kế toán, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Trường hợp sát nhập của DaimlerChrysler là một ví dụ điển hình. Nền công nghiệp xe hơi có năng lực sản xuất toàn cầu lớn hơn mức cần thiết, những người đứng đầu của Daimler-Benz và Chrysler đều tin rằng cả hai công ty đều có thể tăng hiệu quả bằng cách cắt giảm các kế hoạch và giảm nhân công, sắp xếp lại kế hoạch nào sẽ đưa ra các mẫu xe nào, và tăng cường hiệu quả bằng cách kết hợp các hệ thống cung cấp, thiết kế sản phẩm và quản trị. Rất nhiều các Lê Ngọc Quỳnh 5 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học trường hợp mua lại được tiến hành với mục tiêu chuyển đổi hai hay nhiều công ty có chi phí cao thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm với mức chi phí thấp hơn trung bình. • Mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh. Một trong những con đường tốt nhất và nhanh nhất để mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh là đưa ra lời đề nghị kinh doanh với các đối thủ cạnh tranh trên khu vực mong muốn. Và nếu có sự trùng lặp về địa lý, một phần chi phí có thể bị giảm bằng việc loại bỏ những cơ sở vật chất giống nhau. Các ngân hàng như Well Fargo, ngân hàng Mỹ, Wachovia và Suntrust đã theo đuổi đến cùng để thực hiện chiến lược mở rộng thị trường bằng cách liên tục mua lại các ngân hàng khác trong suốt các năm qua, đã giúp họ thiết lập được thị trường lớn chưa từng có trải rộng các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều công ty tập đoàn thực hiện mua lại các công ty khác để phát triển ra thế giới; ví dụ như các Tập đoàn sản xuất đồ ăn như Nestle, Kraft, Unilever và Procter & Gamble - tất cả đều “chạy đua” để giữ ngôi vị số 1 – đều đã thực hiện toàn bộ chiến lược mua lại để có thể mở rộng thị trường. • Mở rộng kinh doanh với nhiều chủng loại sản phẩm Một công ty có thể có rất nhiều “ lỗ hổng thị trường” cần được đáp ứng. Mua lại có thể là con đường nhanh hơn và hiệu quả hơn để mở rộng dòng sản phẩm của công ty hơn là nghiên cứu để đưa ra một sản phẩm chính hãng để bù đắp vào “ lỗ hổng thị trường”. PepsiCo đã đề nghị Quaker Oats bán lại Gatorade vào danh mục đồ uống của Tập đoàn Pepsi. Trong khi Coca-Cola tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm đồ uống ( như Powerade và Dasani), tập đoàn này cũng tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm bằng cách đề nghị mua lại Fanta ( nước ngọt có ga), Minute Maid ( nước hoa quả), Odwalla ( nước trái cây), và Hi-C ( đồ uống hoa quả chế biến sẵn). • Tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới, các nguồn tài nguyên khác : Lê Ngọc Quỳnh 6 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học Quyết định mua lại nhằm củng cố cho bí quyết công nghệ hoặc giải quyết tình trạng thiếu tài nguyên là lựa chọn hàng đầu của các công ty khi chạy đua để khẳng định chỗ đứng cũng như các chủng loại sản phẩm trên thị trường. Quyết định mua lại nhằm mục tiêu “bù đắp những lỗ hổng thị trường” trong ứng dụng công nghệ cho phép các công ty tiết kiệm thời gian nghiên cứu cũng như những nỗ lực có thể không mang lại thành công của bộ phận R&D. Cisco Systems đã mua lại hơn 75 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ để tiếp cận thêm với những công nghệ mới và mở rộng các dòng sản phẩm, chính vì vậy đã củng cố chỗ đứng của Cisco Systems như một nhà cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho mạng Internet lớn nhất thế giới. Tập đoàn Intel đã thực hiện hơn 300 các vụ mua bán sát nhập trong 5, 6 năm gần đây để mở rộng hơn nữa nền tảng công nghệ, duy trì được nguồn tài nguyên để sản xuất hàng loạt các sản phẩm liên quan đến Internet và đồ điện tử và ràng buộc hơn trong việc cung cấp bộ vi xử lý cho PC. • Nỗ lực tạo ra một ngành công nghiệp mới và dẫn dắt tập hợp các ngành công nghiệp mà ranh giới giữa chúng đang dần bị xóa nhòa bởi những thay đổi về công nghệ và cơ hội thị trường mới. Những vụ mua bán sát nhập này là kết quả của việc các nhà quản lý tin tưởng chắc chắn rằng hai hay nhiều ngành công nghiệp riêng biệt khi được kết nối thành một sẽ quyết định tạo dựng một chỗ đứng thành công trên thị trường bằng cách cùng nhau khai thác nguồn lực và buôn bán sản phẩm của một số công ty khác nhau. Ví dụ như sự sát nhập của AOL và người khổng lồ trong lĩnh vực điện ảnh là Time Warner- sự chuyển giao được tin chắc rằng nền giải trí cơ bản sẽ thống nhất thành một nền công nghiệp duy nhất (rất nhiều trong số đó được phát trên Internet) và vụ mua lại một công ty vệ tinh TV của News Coporation để nắm giữ cổ phần trong lĩnh vực phát sóng truyền hình (như mạng Fox và các trạm thu phát sóng TV tại các quốc gia khác nhau); truyền hình cáp ( Fox News, Fox Sports, và FX); phim giải trí Lê Ngọc Quỳnh 7 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học ( Twentieth Century Fox và Fox Studios); và sách báo, tạp chí và xuất bản sách. • Ngoài ra , đối với các doanh nghiệp :Thực hiện hoạt động mua lại và sát nhập có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh qua các lợi ích như sau: - Cải thiện tình hình tài chính (tăng vốn sử dụng, tiếp cận thêm nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch…). - Củng cố vị thế thị trường (tăng thị phần, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ, tận dụng kiến thức sản phẩm để tạo ra cơ hội kinh doanh mới…). - Giảm thiểu chi phí ngắn hạn (giảm thiểu trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động, chi phí quản lý và hành chính,….). - Tận dụng quy mô dài hạn (tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ, tận dụng kinh nghiệm thành công của các bên, giảm chi phí khi mua số lượng lớn,…). 4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mua lại và sát nhập ( M&A) • Tỷ suất lợi nhuận hoạt động : Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng hay giảm cho thấy mỗi đồng doanh thu tạo ra số lợi nhuận lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi sát nhập của công ty. Vì vậy,chỉ tiêu này là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động M & A • Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA): là chỉ số cho thấy cho thấy việc phân phối và quản lý các nguồn lực của tập đoàn hiệu quả hay không sau khi sát nhập. Đây là 1 trong các chỉ tiêu đánh gái việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.Có thể tính được chỉ tiêu này băng công thức : ROA = EBIT Tổng tài sản bình quân Hoặc: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Lê Ngọc Quỳnh 8 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): là chỉ số đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu tập đoàn, nó cho biết với mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì họ thu về được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu ROE được sử dụng khá nhất quán trong phân tích khi sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân • Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS): EPS là chỉ số đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lợi từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại Lợi nhuận sau thuế của cty - phần chi trả cổ tức cho cp ưu đãi) EPS = ----------------------------------------------------------------------- khối lượng cp đang lưu hành. • Giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E): P/E lâu nay được sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán (TTCK), và chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh giữa các công ty với nhau.P/ E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty Hiện tại, cách tính P/E trên thị trường như sau: P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (P) Lãi trên cổ phiếu (EPS) Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của P/E là phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành, nếu chỉ số P/E của một công ty nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ phát triển trong thời gian tới. Một công ty có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của công ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu tư. Còn ngược lại khi họ ít hoặc không kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của công ty thì mức giá họ sẵn sàng bỏ ra Lê Ngọc Quỳnh 9 Thương mại Quốc tế 47 Đề án môn học khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến chỉ số P/E thấp, biểu hiện giá cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm.Vì ý nghĩa trên của chỉ tiêu P/E mà sau khi thực hiện hoạt động mua lại và sát nhập, các doanh nghiệp và các cổ đông sẽ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện M & A. II. Thực trạng vấn đề mua lại và sát nhập ở việt nam 1. Sự phát triển của hoạt động mua lại và sát nhập Việc sáp nhập công ty ở Việt Nam đã được thực hiện từ rất lâu với việc ồ ạt thành lập các liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp rồi các loại tổng công ty . Tuy nhiên, việc sáp nhập ấy hầu hết mang tính hành chính, cơ học, theo sự chỉ đạo của cấp trên. Còn M&A thực sự đúng nghĩa thị trường mới xuất hiện khoảng năm 2000 và phát triển mạnh trong 2 năm gần đây, thể hiện rất rõ qua các giao dịch mua cổ phần các công ty trong nước từ các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài. 5 năm trở lại đây hình thức này càng trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu của Hãng Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), năm 2005, nước ta có 18 vụ sáp nhập với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. Các vụ sát nhập và mua lại công ty tại Việt Nam trong năm 2007 tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với 113 vụ sát nhập, tổng giá trị là 1,753 tỉ đô la Mĩ Năm 2007 là một năm mà thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh trong đó hoạt động mua bán và sáp nhập là một trong những hoạt động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với nhiều hình thức đa dạng. Hoạt động M&A thế giới trong năm 2007 đã chứng kiến những kỷ lục mới. Tổng trị giá của các vụ mua bán sáp nhập đạt 4.400 tỷ, tăng 21% so với mức 3.600 tỷ USD vào năm ngoái. Mặc dù cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến cỗ máy M&A quay chậm lại trong nửa cuối của năm, tuy nhiên, nhìn trên tổng thể năm 2007, hoạt động M&A đã gặt hái được nhiều thành công. Tại Lê Ngọc Quỳnh 10 Thương mại Quốc tế 47