Giải pháp cho vấn đề mua lại và sát nhập ở Việt Nam: * Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề mua lại và sát nhập doanh nghiệp ở Việt nam 24 (Trang 30 - 36)

III Giải pháp cho vấn đề mua lại và sát nhập doanh nghiệp ở Việt nam 1 Một số bài học kinh nghiệm :

2. Giải pháp cho vấn đề mua lại và sát nhập ở Việt Nam: * Đối với nhà nước

* Đối với nhà nước

- Tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu và dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Doanh nghiệp nào tốt sẽ tồn tại, phát triển, doanh nghiệp nào chưa tốt sẽ bị phá sản, thôn tính...Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Đây chính là nền tảng để thị trường M&A phát triển.

- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về M&A. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các Khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong và sau quá trình M&A. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.

- Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A. Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Thông tin không được kiểm soát và không minh bạch có thể gây thiệt hại cho cả bên mua, bên bán và làm giảm năng lực thị trường. Thị trường M&A, cũng như các thị trường khác, hoạt động có tính dây chuyền. Nếu một vụ M&A lớn diễn ra

không thành công hoặc có yếu tố lừa dối, hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì nó có thể ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.

- Phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A: nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều người có thể thực hiện tốt các thương vụ. Do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Những điều kiện trên chính là những điều kiện tiên quyết để thị trường M&A Việt Nam có thể hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

* Đối với các doanh nghiệp:

-Kinh nghiệm thực tế cho thấy M&A đem lại hiệu quả tốt nhất khi ít nhất một lĩnh vực của doanh nghiệp vẫn kinh doanh thường xuyên và ổn định. Những thỏa thuận tốt nhất M&A thường là những thỏa thuận thúc đẩy những lĩnh vực kinh doanh đã có hoặc mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới tại các thị trường lân cận.

-Trong một số trường hợp, các yếu tố phi tài chính lại là yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm giá trị của một vụ M&A như văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, chiến lược, thị phần, tỷ lệ vốn có thể chiếm hữu, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết… Ngoài ra, các yếu tố khác như: sự kiên trì trong thương lượng giữa các bên, sự quan tâm của các cổ đông chính, cam kết của ban điều hành doanh nghiệp, sự tôn trọng lẫn nhau, tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấn, luật sư… cũng thúc đẩy việc thống nhất giá trị của một vụ M&A.

Các giao dịch M&A không chỉ là phép cộng đơn thuần các doanh nghiệp vào với nhau, mà một giao dịch M&A kéo theo hàng loạt các vấn đề

về tư cách pháp nhân, vấn đề tài chính, thương hiệu, thị phần, thị trường, kiểm soát tập trung kinh tế, kiểm soát giao dịch cổ phiếu… Do đó, khi doanh nghiệp có ý định giao dịch M&A cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, xác định chính xác loại giao dịch M&A doanh nghiệp dự định tiến hành là loại giao dịch nào, có thể là:

•Sáp nhập, mua lại chủ yếu theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

•Sáp nhập, mua lại như một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu theo quy định của pháp luật về đầu tư

•Sáp nhập, mua lại như một hình thức tập trung kinh tế chủ yếu chịu sự điều chỉnh chủ yếu của pháp luật cạnh tranh

•Mua cổ phần chủ yếu theo các quy định của pháp luật chứng khoán

•Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển thương hiệu chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ…Việc xác định loại giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên xác định, nhận thức cụ thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên…

Thứ hai, thẩm định pháp lý (legal due diligence) và thẩm định tài chính (finance due diligence) của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại là các công việc quan trọng. Thẩm định pháp lý của doanh nghiệp giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng đối với người lao động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư… để trên cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý đưa ra quyết định mua doanh nghiệp. Thẩm định pháp lý thường do các luật sư thực hiện thay mặt cho bên mua. Vì vậy, luật sư tư vấn M&A đóng vai trò rất quan trọng và kết luận về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bị mua, bị sáp nhập là cơ sở để các bên đưa ra quyết định mua bán, sáp nhập hay từ chối

mua bán, sáp nhập. Sau thẩm định pháp lý, doanh nghiệp bị mua, bị sáp nhập cũng có thể tiến hành các thủ tục nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của bên mua. Thẩm định tài chính thường do các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập thực hiện. Về nguyên lý thì các bên trong giao dịch M&A thường có mục đích kinh tế trái chiều nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến việc nâng và hạ giá doanh nghiệp. Bên mua muốn mua với giá rẻ, bên bán muốn bán với giá đắt và có thể che giấu những vấn đề hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy trong một thương vụ M&A, vai trò kiểm toán viên cũng rất quan trọng để thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế doanh nghiệp (cả hữu hình và vô hình) và giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất (ngoại trừ một số thương vụ M&A theo quy định của pháp luật chứng khoán).

Trước hết, cần kiểm tra việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phòng, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân… Bên cạnh đó, cần đánh giá tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ. “Tài sản bao gồm tài sản cố định (kể cả tài sản đi thuê), hàng hóa tồn kho, các khoản phải thu, các loại tài sản khác… Công nợ ở đây gồm có dự phòng trợ cấp mất việc, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên”, ông Lâm nói.

Ngoài ra, cũng lưu ý việc kiểm tra doanh thu (kể cả thu nhập và chi phí bất thường khác), lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế của công ty mục tiêu trong thương vụ M&A. Một số yếu tố khác trong quá trình kinh doanh, cũng cần được phân tích cặn kẽ như ảnh hưởng do tình trạng gián đoạn hoạt động, giao dịch nội bộ, các quy định đặc thù trong kinh doanh và ngành, hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin. Nhất là cần theo dõi quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động tại doanh nghiệp, bởi sau một thương vụ M&A, các bên có thể đạt được cơ hội cải tiến hoặc xảy ra tình trạng mất người hàng loạt.

Về việc thẩm định thuế, cần có đánh giá hợp lý về nghĩa vụ thuế trực thu và gián thu của doanh nghiệp. Các rủi ro về thuế có thể được nhận diện thông qua việc rà soát lại các kết quả thanh tra, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.Cũng có thể kiểm tra việc tuân tủ nghiêm túc chính sách thuế của doanh nghiệp bằng cách xem xét các quyết định truy thu thuế, thông báo thuế, thông báo nhắc nợ thuế và các công văn trao đổi qua lại với cơ quan thuế,

Thứ ba, doanh nghiệp bị mua, bị sáp nhập là một thực thể pháp lý “sống” với đầy đủ các nhân tố riêng như chế độ quản trị, nguồn nhân lực, văn hoá doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, bạn hàng…. Các doanh nghiệp trong mỗi thương vụ M&A đều có những nét khác biệt đặc biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy không thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch M&A. Ngoài việc các bên phải quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A thì cần lưu ý đưa vào hợp đồng đầy đủ các đặc điểm yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp. Nếu hợp đồng M&A chỉ dừng lại ở các nội dung cơ bản, không bao quát hết sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc. Điều đó rất bất lợi cho doanh nghiệp mua, sáp nhập sau này. Ngoài ra, các bên cần lưu tâm đến vấn đề “hậu” M&A, bởi vì không giống như việc mua bán hàng hoá thông dụng khác, doanh nghiệp bị sáp nhập, bị mua sẽ chuyển giao toàn bộ các giá trị, các hoạt động vào doanh nghiệp mua, sáp nhập

Kết luận

Việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng. Một công ty có thể mua trọn vẹn một công ty khác và trở thành

chủ sở hữu mới hoặc có thể mua số lượng lớn cổ phần để trở thành cổ đông chi phối hay mua lượng cổ phần nào đó để chia sẻ lợi nhuận, cũng có thể chỉ đơn thuần là mua lại tài sản của công ty khác. Khi các công ty gặp phải thời kỳ khó khăn, M&A trở nên hiệu quả bằng cách tận dụng cơ hội mở rộng thị phần,cải thiện hiệu quả kinh doanh cho cả hai thay vì tồn tại một cách khó khăn trên thương trường hoặc bị phá sản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về tình hình của mình trước khi ra quyết định sát nhập hay mua lại tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi không đạt được hiệu quả mong muốn. M&A chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất khi đó là một phần của một quy trình kinh doanh thường xuyên và ổn định, các nhà lãnh đạo thỏa thuận sát nhập không vì mục đích lợi nhuận hay gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh mới

Trên đây là bài đề án của em, trong quá trình thực hiện còn nhiều sai sót, kính mong sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề mua lại và sát nhập doanh nghiệp ở Việt nam 24 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w