Vì "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một côn
Trang 1MỤC LỤC
Trang
2.1.1 Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng
2.1.2 Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại 3
2.1.4 Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ
PHẦN PHỤ LỤC MINH HỌA
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung
và trong nhà trường THPT nói riêng còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng
"chất của loại" trong thể Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà
trường phổ thông hiện nay Vì "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một công đôi việc, là mũi trrn đạt được hai đích, là cần thiết với nhà nghiên cứu, đồng thời cần thiết với người giảng dạy"[7] Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần
thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung
và nghệ thuật Đến với một tác phẩm văn học không thể từ một cái nhìn phiếm diện mà đưa ra được cái nhìn chính xác về giá trị của tác phẩm
Căn cứ trên các yếu tố cụ thể của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để đánh giá giá trị của tác phẩm văn học là một việc làm bắt buộc mang tính khoa học
Loại thể của tác phẩm văn chương là một căn cứ rất quan trọng để từ đó xem xét, bình giá tác phẩm văn chương Dạy học tác phẩm văn chương cần khai thác triệt để đặc điểm của loại thể Bám vào loại thể của tác phẩm văn chương
sẽ thấy được một cách rõ ràng về giá trị của tác phẩm và từ đó, có hướng triển khai dạy học về tác phẩm chính xác, khoa học
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời
Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua mỗi tác phẩm thật không
dễ dàng chút nào Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên
sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam Đây
là một hiện tượng vừa độc đáo vừa tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc và
đã được nghiên cứu như một thể loại văn học bắt đầu từ những năm bảy mươi của thế kỉ trước Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá cách) Nhưng để dạy tốt những tác phẩm thuộc thể loại này giúp học sinh thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ Nôm Đường luật là điều không dễ Người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc trưng của thể thơ này Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm Đường luật vẫn chưa thực sự được coi trọng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông
Trang 3Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa vào giảng dạy cho học sinh đều là những tác phẩm có giá trị và chiếm vị trí quan trọng giúp các em học sinh hiểu hơn về tiến trình văn học Việt Nam cũng như xã hội và con người Việt Nam thời trung đại
Người có công đầu tiên trong việc phát triển thơ Nôm Đường luật là
Nguyễn Trãi với tập thơ Quốc âm thi tập Ông đã giải tỏa những gò bó của
Đường luật, xây dựng lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với thơ Đường luật và thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong các sáng tác
Đường luật Nôm Xu hướng này trở thành phổ biến trong Quốc âm thi tập và kéo dài tới Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân am thi tập, tạo thành phong
cách thời đại của thơ Nôm Đường luật
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra thể thơ mới đồng thời
khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách như một thể loại văn học dân tộc. Bài thơ “Cảnh ngày hè”- chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 10
là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Trãi ở thể loại thơ Nôm Đường luật
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể thơ góp phần làm nên diện mạo thơ ca dân tộc, là tấc lòng chan chứa của cha ông, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua
thực nghiệm năm học 2017 - 2018: "Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại"- Tiết 37 - lớp 10A2,
trường THPT Tĩnh Gia 1
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, trước hết là để trang bị cho bản thân một hệ thống kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để giảng dạy tốt hơn môn Ngữ văn
- Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về loại thể, đề tài đề xuất biện pháp dạy học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; nâng cao chất lượng giờ dạy học, đồng thời tiếp tục rèn luyện cho học sinh
kĩ năng đọc- hiểu các văn bản văn học, nhất là các văn bản thơ Nôm Đường luật
để từ đó nhân rộng ra là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, chất lượng giáo dục trong trường THPT nói chung
- Đề tài này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” theo đặc trưng thể loại
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thu thập thông tin và xử
lí thông tin; phương pháp thực nghiệm; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Trao đổi cùng với tổ chuyên môn, lấy ý kiến góp ý, bổ sung từ các đồng nghiệp để có thể thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này
Trang 42 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường
2.1.1.1 Quan niệm chung về thể loại văn học
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể Loại và thể phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: Loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch Mỗi loại gồm một số thể nhỏ
Việc xác định thể loại có tính chất tương đối Song vẫn cần thống nhất rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm Thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung, một dạng thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống
2.1.1.2 Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương Không xác định đúng “chất của loại” trong thể khi dạy các thể loại khác nhau giáo viên sẽ không tránh khỏi bệnh công thức cứng nhắc, rập khuôn máy móc
Mỗi thể loại có một cách dạy học riêng Vì vậy khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần xuất phát từ đặc trưng thể loại Đặc trưng thể loại là điều kiện quyết định hiệu quả tiếp nhận của học sinh
Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt động của học sinh khác nhau Tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà giáo viên tiến hành soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập khuôn máy móc dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở học sinh Xác định đúng thể loại, giáo viên sẽ chọn được cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt được chiều sâu của tác phẩm
2.1.2 Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
Dạy học thơ Nôm theo đặc trưng thể loại là đề tài thuộc chuyên ngành phương pháp giảng dạy văn
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất cần thiết vì chính đặc trưng của thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách dạy và học cho giáo viên và học sinh Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại để có thể khai thác hết giá trị thẩm mĩ của các bài thơ Bám sát đặc trưng thể loại cũng có nghĩa là ta phải chỉ ra được cái tiếp thu cũng như cái sáng tạo của tác giả Từ đó chỉ ra đặc điểm phong cách tác giả Đồng thời để tiếp cận tác phẩm, ta có thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực xã hội và đặt tác phẩm trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong và sau đó Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, không có phương pháp nào chung cho mọi thể loại Chính vì vậy, người dạy cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và đặc điểm của các bài thơ Nôm Đường luật cụ thể để từ đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của thể thơ này
2.1.3 Những năng lực tiếp nhận văn học
Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, cố GS Phan Trọng Luận đã
Trang 5rất quan tâm đến việc triển khai quan niệm về năng lực trong dạy học văn chương Tác giả cho rằng: có 3 loại năng lực văn chương: năng lực sáng tạo, năng lực phê bình và năng lực tiếp nhận, trong đó năng lực tiếp nhận là năng lực cần hình thành cho học sinh [8]
Theo tác giả, những năng lực tiếp nhận bao gồm:
(1) Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
(2) Năng lực tái hiện hình tượng
(3) Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học
(4) Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật (5) Năng lực nhận biết loại thể định hướng tiếp nhận
(6) Năng lực cảm xúc thẩm mĩ
(7) Năng lực tự nhận thức
(8) Năng lực tự đánh giá
(9) Năng lực sáng tạo ngôn từ (đối với học sinh năng khiếu)
Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể
sẽ dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của mỗi loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng Chẳng hạn như đối với thơ trữ tình mà lại loay hoay phân tích cốt truyện, nhân vật, biến thơ thành tác phẩm văn xuôi Đến với thơ trữ tình mà coi nhẹ, bỏ qua hình tượng cảm xúc, nhân vật trữ tình thì nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà thơ
Do đó, nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc trưng của nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương
2.1.4 Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ thông
Trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học Điều này không chỉ định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học sinh đối với tác phẩm văn học
Với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, cần chú ý tiếp nhận tác phẩm không đơn thuần như một bài thơ trữ tình mà tác phẩm còn mang những nét đặc trưng riêng biệt của thể thơ Nôm Đường luật Vì vậy, để dạy học bài thơ
“Cảnh ngày hè” một cách hiệu quả cần đặt tác phẩm vào đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật để tìm hiểu
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1 Thực trạng chung
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi THPT Quốc gia nhưng đại đa số học sinh vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa học tự nhiên Đặc biệt là học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1, với tỉ lệ học sinh khá giỏi tương đối cao nhưng chủ yếu các em đăng kí học và thi theo nguyện vọng các môn khối tổ hợp khoa học tự nhiên có nhiều hạn chế trong học
Trang 6tập môn Ngữ Văn Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra vẫn còn gặp phải tâm thế thờ ơ đón nhận của học sinh và đó là nỗi niềm trăn trở rất lớn của người dạy
2.2.2 Thực trạng đối với giáo viên
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú trọng dạy theo thể loại Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm Dạy tác phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc Dạy tác phẩm kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật
Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được làm theo thể thơ Nôm Đường luật (phá cách) thì giáo viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc đổi mới phương pháp, tổ chức giờ dạy để học sinh có thể phát huy hết tính tích cực chủ động của mình khi tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức bài học (Đa số mới chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm đến phương diện thể loại Do đó, bản thân tôi nghĩ rằng việc dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” cần được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại
2.2.3 Thực trạng đối với học sinh
Khi học đến "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi, học sinh còn lúng túng và ngại học bài này vì đây lầ phần văn khô và khó, đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ với một số từ cổ, ngôn ngữ hàm súc, ý tứ sâu xa và việc đưa vào bài các tư liệu Hán học- điển tích điển cố cũng gây khó khăn cho các em trong việc tiếp nhận, khó lĩnh hội đầy đủ được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm qua đó
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận Vì vậy trong tiết dạy, tôi
đã làm nổi bật lên cảm xúc tinh tế của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống (khác với các tác phẩm thơ trung đại thường thể hiện quan niệm
“Thi dĩ ngôn chí”- thiên về giáo huấn, khuyên răn) qua hình thức nghệ thuật thơ Nôm độc đáo của tác giả: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào thơ thất ngôn
2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Giải pháp
2.3.1.1 Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật
Theo PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, khái niệm thơ Nôm Đường luật là những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ Đường luật phá cách có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.[7]
Ngoài những đặc điểm chung của Văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật” Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật Mỗi một yếu tố
có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại Tuy
Trang 7nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố đồng thời thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị chung của bài thơ
Về phương diện nội dung: Bản chất thơ Nôm Đường luật thể hiện rất rõ thông qua hệ thống đề tài, chủ đề Đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, của đất nước cũng như khía cạnh tinh tế, phức tạp trong đời sống tinh thần của mỗi con người Đặc biệt thơ Nôm Đường luật hướng nhiều về những đề tài, chủ đề chứa đựng yếu tố dân chủ như nhu cầu giải phóng tình cảm, quyền sống hạnh phúc, lễ giáo phong kiến…
Nếu các yếu tố Đường luật mang đến phong vị cổ thi cho thơ Nôm Đường luật thì yếu tố Nôm lại khiến thể loại này thấm đượm hồn dân tộc và khu biệt với thơ Đường luật chữ Hán Yếu tố Nôm trong hệ thống đề tài, chủ đề thể hiện chỗ thơ Nôm Đường luật hướng tới những đề tài mang tính chất dân tộc, dân dã, đời thường Đó là những bức tranh thiên nhiên dân dã, mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam Đó là bài học đạo đức nhân sinh mang tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân: coi trọng tình nghĩa, thương yêu đoàn kết, cần cù, giản dị, chân thành… ngay cả khi viết về các phạm trù đạo đức Nho gia như “ái ưu”, “trung hiếu”, các tác giả thơ Nôm Đường luật cũng thổi vào đó linh hồn dân tộc và hơi thở thời đại, khiến các khái niệm này trở nên gần gũi hơn với tâm thức dân tộc, nhân dân
Về phương diện nghệ thuật: Khi xem xét các yếu tố hình thức biểu hiện của thơ Nôm Đường luật bao gồm hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và kết cấu, chúng ta cũng nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong chỉnh thể bài thơ Hệ thống hình tượng của thơ Nôm Đường luật bao gồm hai bộ phận nhỏ: những hình tượng ước lệ nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống dân tộc, dân dã và là sản phẩm sáng tạo mới mẻ của các thi nhân
Như vậy qua khảo sát sơ bộ hai phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật ta có thể khẳng định bản chất của thể loại này là sự thống nhất biện chứng sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật” Có thể nói, với xu hướng dân tộc hóa, các nhà thơ trung đại đã có sự sáng tạo, cách tân
từ việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện tính cách người Việt Nam, để khu biệt giữa thơ Đường luật Nôm và Đường luật Hán Và một trong những sáng tạo của các nhà thơ Dường luật Nôm là sử dụng một cách hiệu quả lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vào trong thơ Cũng từ đó, thơ Nôm Đường luật dần dần phá vỡ
tính quy phạm của văn học Trung đại bằng việc “Tăng cường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, bằng việc phát triển ý thức phản ánh cuộc sống”. (Theo
SGK Văn học lớp 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X – hết TK XIX).
2.3.1.2 Đọc kĩ bài thơ, phần chú giải và cắt nghĩa từ khó
Đọc văn là một hoạt động có tính chất đặc thù của quá trình thâm nhập và tiếp nhận một tác phẩm văn học Với tác phẩm thơ Nôm Đường luật, việc đọc càng giữ một vai trò quan trọng Trong quá trình đọc thơ Nôm Đường luật,
Trang 8người đọc phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngon ngữ, giọng điệu, nhạc điệu… để có cách đọc cho phù hợp Giọng đọc và cách đọc phù hợp với văn bản sẽ tạo không khí cho giờ học, gợi cảm hứng cho học sinh
Mặt khác, đọc thơ Nôm Đường luật trong nhà trường là một công việc tương đối khó khăn đòi hỏi sự khổ luyện của giáo viên và học sinh Vì muốn đọc cho “vang nhạc, sáng hình” đòi hỏi phải có những kĩ năng cơ bản
Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh có kĩ năng đọc chính xác Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm
Qua việc đọc, học sinh sẽ nắm bắt được cảm xúc chủ đạo của tác phẩm và có những cảm nhận đầu tiên về nhan vật trữ tình trong bài Việc đọc này diễn ra trong suốt giờ học, đọc nhiều lần, đọc đi đọc lại, bám sát từng từ từng chữ, đọc đón đầu và dự đoán để tái hiện phạm vi đời sống khung cảnh, con người, sự kiện nối tiếp thế giới nghệ thuật của tác phẩm
Hoạt động chú giải, cắt nghĩa từ khó là vô cùng cần thiết với việc dạy văn học Trung dại nói chung và dạy học thơ Nôm Đường luật nói riêng Bởi lẽ, ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô đọng, hàm súc Hình thức chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối với học sinh, lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho bài thơ càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận Chú giải sâu là biện pháp rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả
Cách thức cụ thể của chú giải: chú giải từ; chú giải điển cố
Bên cạnh đó, hoạt động cắt nghĩa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình ảnh và mối quan hệ của chúng trong văn bản Từ đó tiếp cận được nội dung và ý
đồ nghệ thuật của tác giả trong bài Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa của từ, của ngữ, câu và hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu
Giúp học sinh hiểu tác phẩm ở lớp nghĩa từ vựng sẽ tạo cơ sở cho việc nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm Và phần tiếp theo của bài học là phải làm cho học sinh sống trong bầu không khí nghệ thuật lắng đọng, biết rung cảm, biết thổn thức với nỗi niềm tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ thì thông điệp thẩm mĩ sẽ được truyền đi một cách hiệu quả
2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm thơ Nôm Đường luật bằng hệ thống câu hỏi hợp lí
Nêu câu hỏi là cách tốt nhất để hiểu biết những điều đã biết và cả những điều chưa biết ở học sinh và về học sinh Đây là một trong những phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Nhận thức rõ tầm quan trọng của câu hỏi trong dạy học văn chương, chúng ta cần đặc biệt lưu
ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài:
- Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp Tránh những câu hỏi đánh đố học sinh Câu hỏi không được rối rắm, tối nghĩa và có cấu trúc phức tạp dễ làm học sinh nhàm lẫn
- Các câu hỏi có chất lượng ngoài tính chất xác định rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho học sinh
Trang 9- Câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và khơi gợi khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp
- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại cau hỏi tổng hợp gợi vấn đề Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối quy nạp nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc
Khi đặt câu hỏi, giáo viên có thể thực hiện một số giải pháp:
- Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy
- Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Xây dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn
- Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi cùng một nội dung
- Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp
2.3.1.4 Sử dụng phương pháp bình giảng để nâng cao nhận thức thẩm
mĩ cho học sinh
Bình giảng tác phẩm văn chương là một khoa học quan trọng của khoa học văn học Trong tiếp nhận văn học, bình giá là hoạt động hoàn tất quá trình lĩnh hội tác phẩm
Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc- hiểu văn bản
là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chương Khi bình các thủ pháp nghệ thuật cũng phải chú ý lựa chọn Tuy nhiên dù cách nào cũng vậy, lời bình phải phù hợp với lời giảng trước hoặc sau đó, giảng có sâu sắc thì bình mới tâm đắc
Và qua lời bình ấy, học sinh mới cảm nhận được cái hay của tác phẩm, nâng cao hiệu quả của giờ học văn
Bình có rất nhiều cách khác nhau và giáo viên phải hướng dãn học sinh biết kết hợp giảng và bình để tạo sự lôi cuốn trong giờ học Điều quan trọng nhất với người giáo viên là sử dụng linh hoạt, khoa học biện pháp bình giảng trong giờ dạy- học tác phẩm thơ Nôm Đường luật để đem đến cho giờ dạy sự hấp dẫn, phát huy được ca tính sáng tạo của người học
2.3.1.5.Tổ chức hoạt động thảo luận về cái tôi trữ tình qua đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật
Ở phần văn bản thơ, sau khi học sinh tìm ra bố cục của bài thơ, tìm hiểu
và rút ra cái hay, cái đẹp bức tranh ngày hè, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi:
- Từ những điều đã phân tích, em có hình dung như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình?
- Hai câu thơ cuối bài cho chúng ta thấy nét đẹp nữa trong tâm hồn nhà thơ là gì?
Với những câu hỏi thảo luận nêu vấn đề, học sinh sẽ tham gia vào quá trình khám phá tâm tư, tình cảm nhân vật trữ tình thông qua cấu trúc thể loại thơ Nôm Đường luật một cách cụ thể và sâu sắc hơn Hơn nữa các em cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đồng sáng tạo tác phẩm văn học
Trang 102.3.1.6 Liên hệ, so sánh về ý nghĩa của cái tôi trữ tình trong xã hội hiện đại
Cùng với việc khám phá văn bản thơ, giáo viên có thể thông qua bài học
để giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách sống cho học sinh Chẳng hạn, có thể đưa ra những vấn đề thảo luận như sau:
- Em có suy nghĩ gì về những rung cảm tinh tế của tác giả Nguyễn Trãi trước khung cảnh thiên nhiên cũng như nỗi niềm chân thành, tình yêu tha thiết của nhà thơ với nhân dân, đất nước với tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước, con người của các bạn trẻ thời nay?
- Muốn có được những tình cảm chân thành như Nguyễn Trãi, tuổi trẻ ngày nay cần có ý thức và hành động ra sao?
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh cũng rất hứng thú với phần liên hệ, so sánh với thực tiễn như vậy Bài học cũng vì thế mà hứng thú, bổ ích hơn
2.3.2 Tổ chức thực hiện
2.3.2.1 Bước 1: Tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh
Nhằm tạo tâm thế nhập cuộc và không khí cho lớp học, giáo viên cần thực hiện tốt ngay từ khâu hỏi bài cũ và lời giới thiệu vào bài mới
- Hoạt động Hỏi bài cũ không đơn thuần là việc ôn luyện bài cũ, không chỉ là “thiết chế” buộc học sinh phải thuộc bài… mà Hỏi bài cũ còn nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế, gây hứng thú cho học sinh bước vào bài mới Vì vậy, hoạt động hỏi bài cũ được thiết kế dạy học với ý tưởng: Vừa ôn luyện kiến thức liên quan đến phần khái quát Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Văn
học Trung đại) vừa gây hứng thú, vừa chuẩn bị tâm thế để HS có ý thức liên hệ
với bài mới Để tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành theo nhiều cách và một trong những cách đó là cho học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ vừa kiểm tra kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học Bên cạnh đó còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm
lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra
Ở bài dạy “Cảnh ngày hè”, tôi đã thiết kế ô chữ dưới dạng giải những ô chữ hàng ngang, có được các chữ cái nằm trong ô chữ bí mật Sau khi giáo viên phổ biến luật chơi cho các em rõ, giáo viên lần lượt đọc các câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ Học sinh nào trả lời đúng thì ô chữ đó sẽ được lật
mở còn nếu trả lời sai thì nhường cơ hội cho bạn khác Ai tìm ra ô chữ bí mật chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng
Để tìm ô chữ này, trước hết chúng ta trả lời các câu hỏi gợi ý ở hàng ngang (8 gợi ý hàng ngang nhưng nếu em nào có đáp án ô chữ bí mật trước đều
có thể đưa ra đáp án, nếu đúng sẽ là người chiến thắng, nếu sai sẽ phải dừng cuộc chơi) Cụ thể:
(1) Thuật ngữ dùng để gọi nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX?
(2) Cảm hứng thế sự là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng văn học … sau này