Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học Phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THÚY HẢI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP STEM
“SẢN XUẤT CHÈ TÂN CƯƠNG”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THÚY HẢI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP STEM
“SẢN XUẤT CHÈ TÂN CƯƠNG”
Ngành: LL&PPDH bộ môn Vật lý
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Biên
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả,
số liệu nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Thị Thúy Hải
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Vật lý trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Thị Thúy Hải
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Giả thuyết khoa học của đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
7 Đóng góp của đề tài 4
8 Cấu trúc luậnvăn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 5
1.1 Tổng quan về STEM 5
1.1.1 Khái niệm STEM 5
1.1.2 Giáo dục STEM 6
1.1.3 Mục tiêu giáo dục STEM 7
1.1.4 Phân loại STEM 8
1.1.5 Chủ đề giáo dục STEM 9
1.2 Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học tại trường phổ thông 10
1.2.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm 10
1.2.2 Nội dung hoạt động trải nghiệm 10
Trang 61.2.3 Một số hình thức hoạt động trải nghiệm điển hình 12
1.2.4 Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm 14
1.2.5 Cấu trúc chung của chủ đề hoat động trải nghiệm 15
1.2.6 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm 16
1.3 Năng lực giải quyết vấn đề 17
1.3.1 Khái niệm về năng lực 17
1.3.2.Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề 17
1.3.4 Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề 17
1.4 Định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm 20
1.5 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 20
1.5.1 Mục đích điều tra 20
1.5.2 Phương pháp điều tra 21
1.5.3 Đối tượng điều tra 21
1.5.4 Kết quả điều tra 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Chương 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP STEM“SẢN XUẤT CHÈ TÂN CƯƠNG” 26
2.1 Mục tiêu hoạt động trải nghiệm về chủ đề “sản xuất chè Tân Cương” 26
2.2 Nội dung trải nghiệm 27
2.3 Công tác chuẩn bị 28
2.4 Kế hoạch tổ chức hoạt động DHTN 29
2.5 Tổ chức hoạt động 30
2.5.1 Hoạt động 1 30
2.5.2 Hoạt động 2 31
2.5.3 Hoạt động 3 32
2.5.4 Hoạt động 4 34
2.5.5 Hoạt động 5 36
Trang 72.5.6 Hoạt động 6 37
2.6 Công cụ đánh giá hoạt động trải nghiệm 38
2.6.1 Thang đo năng lực giải quyết vấn đề 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 48
3.2 Đối tượng thực nghiệm 48
3.3 Phương pháp thực nghiệm 48
3.4 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 49
3.5 Những thuận lời và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 52
3.5.1 Những thuận lợi trong thực nghiệm sư phạm 52
3.5.2 Những khó khăn trong quá trình thực nghiệm 52
3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm 52
3.6.1 Đánh giá định tính kết quả của việc phát huy năng lực GQVĐTT của HS sau khi học chủ đề 53
3.6.2 Đánh giá định lượng kết quả của việc phát huy năng lực GQVĐTT của HS sau khi học chủ đề 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các tiêu chí chất lượng chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ 18
Bảng 1.2 Những phương pháp GV thường dùng trong quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông 21
Bảng 1.3 Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức DHTN cho HS 22
Bảng 1.4 Ý kiến của GV về những khó khăn khi tổ chức các hoạt động DHTN 22
Bảng 1.5 Thái độ của HS đối với các hoạt động DHTN ở THPT 23
Bảng 1.6 Ý kiến của HS về lợi ích của việc tham gia các hoạt động học tập theo phương pháp DHTN 23
Bảng 2.1 Kế hoạch chi tiết 28
Bảng 2.2 Lịch trình tham quan cơ sở sản xuất chè Tân Cương 29
Bảng 2.3 Thang đo năng lực giải quyết vấn đề 38
Bảng 2.4.Tiêu chí đánh giá phiếu học tập 41
Bảng 2.5 Tiêu chí đánh giá bài trình bày bài báo cáo 43
Bảng 2.6 Bảng điểm đánh giá của nhóm 45
Bảng 2.7: Bảng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng 45
Bảng 3.1: Bảng điểm đánh giá của từng nhóm do GV đánh giá 68
Bảng 3.2 Bảng điểm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của nhóm 3 69
Bảng 3.3 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS lớp 11A2 70
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mục tiêu giáo dục STEM 7
Hình 3.1: Phiếu điều tra do nhóm 3 thiết kế 54
Hình 3.2 Học sinh chăm chú nghe hướng dẫn viên giới thiệuvề không gian văn hóa 55
Hình 3.3 Học sinh nghe giới thiệu về điều kiện tự nhiên của Tân Cương phù hợp với việc phát triển cây chè 56
Hình 3.4 Chị Liên giới thiệu cách pha trà và cách mời trà 57
Hình 3.5 Học sinh thực hành pha trà dưới sự hướng dẫn 57
Hình 3.6 Chị Liên trao thưởng cho bạn HS chiến thắng trong thử thách 57
Hình 3.7 HS tiến hành phỏng vấn cô Hảo - Chủ cơ sở sản xuất chè Hảo Đạt 58
Hình 3.8 Cô Hảo giới thiệu về cây chè và hướng dẫn HS hái chè đúng cách 59 Hình 3.9 HS thực thành hái chè 59
Hình 3.10: Bài báo cáo của nhóm 2 60
Hình 3.11: Nhóm 3 giải thích vì sao Tân Cương lại thích hợp cho việc trồng chè 60
Hình 3.12: Phiếu học tập số 1 của nhóm 2 61
Hình 3.13 : Phiếu học tập số 2 của nhóm 4 61
Hình 3.14: HS tiến hành phỏng vấn 62
Hình 3.15 HS quan sát và thực hành công đoạn vò chè 62
Hình 3.16 HS tìm hiểu quá trình sấy chè và lên hương chè 62
Hình 3.17: Nhóm 1 trình bày về quy trình chế biến chè 63
Hình 3.18: Báo cáo của nhóm 4 về cấu tạo và nguyên lí hoạt động củamáy vò chè và máy sấy chè 64
Hình 3.19: Phiếu học tập số 3 của nhóm 1 64
Hình 3.20: Báo cáo của nhóm 1 tình bày về thành phần hóa học và lợi ích của việc sử dụng chè 65
Hình 3.21: Phiếu học tập số 4 của nhóm 3 66
Hình 3.22: Poster giới thiệu về chè Tân Cương 67
Hình 3.23: Giới thiệu cách pha trà 67
Hình 3.24: HS tham gia trả lời câu hỏi 68
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thời
kì bùng nổ của nền tri thức khoa học, kĩ thuật vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải
có dân trí cao để đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng Cho nên giáo dục cũng phải đổi mới để đào tạo những con người có kiến thức, có năng lực, trí tuệ,
và đạo đức nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Đổi mới giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức một cách thụ động mà còn phải bồi dưỡng khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, cung cấp các kiến thức kĩ năng đầy đủ chuẩn bị cho học sinh bước vào thực tế của khoa học kĩ thuật Vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy
là cực kì thiết yếu trong giáo dục
Tháng 7 năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông thổng thể nhằm thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 của Đảng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục Trong đó hoạt động trải nghiệm được đưa vào là hoạt động giáo dục bắt buộc qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác
Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ quan trọng Sự phát triển của Vật lí học gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ Mặt khác môn Vật lí gắn bó chặt chẽ với các môn học khác như Toán học, Công nghệ, Hoá học, Sinh học Trên thực tế thì ở chương trình học THPT thì các môn học còn đang bị rời rạc, không liên kết, cùng một nội dung nhưng lại được dạy ở nhiều các bộ môn khác nhau
Trang 12gây nên trùng lặp nhưng thiếu tính liên kết Môn Vật lí cũng vậy Do vậy, để đem lại sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh chúng ta cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học trong đó cần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Đây là hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng chưa được chú trọng trong trường học Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống, năng lực tự nhận thức và năng lực tự định hướng và chọn nghề nghiệp của bản thân mình
Với điều kiện đặc thù của địa phương, tôi nhận thấy việc tìm hiểu về cây chè và quy trình sản xuất chè ở Thái Nguyên khá hay và chưa có đề tài nào trình bày Mặt khác tôi nhận thấy trong chủ đề này việc dạy học tích hợp giữa các môn khoa học tự nhiên khá rõ ràng và phù hợp với các em học sinh trên địa bàn, do
đó là cây quen thuộc đối với các em từ đó hình thành năng lực sáng tạo của học sinh THPT
Xuất phát từ các lí do trên tôi xin đề xuất đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học phổ thông chủ đề tích hợp STEM“Sản xuất chè Tân Cương”
2 Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh
Trung học phổ thông chủ đề tích hợp STEM“Sản xuất chè Tân Cương”sẽ phát
triển được năng lực giải quyết vấn đề của HS
3 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học phổ thông chủ đề tích hợp STEM “Sản xuất chè Tân Cương”
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các nội dung kiến thức chủ đề “Sản xuất chè”
- Cơ sở lý thuyết về dạy học tích hợp nhằm phát triến năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
Trang 135 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các kiến thức liên quan về “Sản xuất chè”
- Nghiên cứu về Trường học mới Việt Nam, đáp ứng mục tiêu đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực để xây dựng, tổ chức dạy học về: “Sản xuất chè”
- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học trải nghiệm và dạy học theo dự
án
- Xây dựng nội dung gồm:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan cơ sở sản xuất chè, thông tin bổ sung kiến thức cho học sinh
+ Thiết kế các hoạt động tổ chức trải nghiệm cho họcsinh
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá năng lực GQVĐ của HS
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu lý luận về dạy học, các phương pháp dạy học tích cực + Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa về một số môn học phổthông
- Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn
+ Chủ động dự giờ đồng nghiệp
+ Điều tra thực trạng dạy và học theo các phương pháp tích cực
+ Điều tra thực tiễn về quy trình trồng và sản xuất chè ở Thái Nguyên
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+Tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông cơ sở theo quy trình, phương pháp và hình thức tổ chức đã đề xuất
Trang 14+ Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm từ việc so sánh kết quả kiểm tra trước và sau tác động, từ đó rút ra kết luận của
Chương 1 Cơ sở lí luận về việc xây dựng chủ đề hoạt động trải nghiệm
của học sinh trong dạy học vật lý
Chương 2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm chủ đề tích hợp stem “sản xuất
chè tân cương”
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1 Tổng quan về STEM
1.1.1 Khái niệm STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học) [13]
Science (Khoa học): bao gồm các kiến thức Khoa học (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất) của HS, không chỉ giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên mà còn có thể vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày
Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lí, hiểu và đánh giá công nghệ của HS, cung cấp cho HS những cơ hội để hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống hàng ngày của HS và của cộng đồng…
Engineering (Kĩ thuật): phát triển sự hiểu biết ở HS về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, cung cấp cho HS những cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu, gần gũi hơn Kĩ thuật cũng cung cấp cho HS những kĩ năng để
có thể vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất
Mathematics (Toán học): phát triển ở HS khả năng phân tích, biện luận
và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra
Khái niệm STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp [7]
Trang 16Trong ngữ cảnh giáo dục, nói đến STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học
Trong ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học, ví dụ: Nhóm ngành nghề
về CNTT; Y sinh; Kĩ thuật, Điện tử và Truyền thông… [9]
Tùy từng ngữ cảnh khác nhau mà STEM được hiểu như là các môn học hay các lĩnh vực
1.1.2 Giáo dục STEM
Hiện nay, giáo dục STEM được xã hội nói chung cũng như ngành giáo dục nói riêng quan tâm nghiên cứu Có ba cách hiểu chính về giáo dục STEM hiện nay là:
a Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là quan tâm đến các môn Khoa
học, Công nghệ, Kĩ thuật và lToán học: Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học” [11] Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM
b Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp (liên ngành) của 4
lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học [14], [12]:Các kiến thức hàn lâm được gắn với thực tế thông qua việc HS được áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Tin học và Toán học vào các hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo mối liên kết giữa nhà trường, các doanh nghiệp và toàn cộng đồng
c Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp (liên ngành) từ 2 lĩnh
vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên: Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường” [13]
Trang 171.1.3 Mục tiêu giáo dục STEM
Mục tiêu cơ bản cho giáo dục STEM là: trang bị cho tất cả các công dân những kĩ năng về STEM, mở rộng lực lượng lao động trong lĩnh vực STEM bao gồm cả phụ nữ và dân tộc thiểu số nhằm khai thác tối đa tiềm năng con người của đất nước, tăng cường số lượng HS sẽ theo đuổi và nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực STEM, nhằm hướng tới phát triển con người nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa đầy cạnh tranh
Hình 1.1: Mục tiêu giáo dục STEM
- Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS
Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21 Bên cạnh những hiểu biết về
Mục tiêu giáo dục STEM
Phát triển năng lực cốt lõi
Phát triển năng lực
đặc thù STEM
Định hướng nghề nghiệp
Trang 18các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công…
- Định hướng nghề nghiệp cho HS
Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước [6]
1.1.4 Phân loại STEM
STEM là một trong những giải pháp quan trọng của nhiều quốc gia trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển Hiện nay, trên thế giới chưa có công trình nào bàn về phân loại STEM Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy có nhiều loại hình STEM khác nhau Việc phân loại STEM là cần thiết bởi đó là một trong những cơ sở cho việc lựa chọn các hình thức tổ chức giáo dục STEM, phương pháp giáo dục STEM hay xây dựng các chủ đề giáo dục STEM đảm bảo phù hợp với mục tiêu, điều kiện, bối cảnh triển khai STEM khác nhau [6]
a Phân loại dựa trên các lĩnh vực STEM tham gia giải quyết vấn đề
+ STEM đầy đủ: là loại hình STEM mà HS cần vận dụng kiến thức của cả
bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề
+ STEM khuyết: là loại hình STEM HS vận dụng kiến thức ít nhất hai
trong bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề
b Phân loại dựa trên phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM
+ STEM cơ bản: được xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc phạm vi các
môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong chương trình giáo dục phổ thông
+ STEM mở rộng: là loại hình STEM có những kiến thức nằm ngoài
chương trình và sách giáo khoa Những kiến thức đó người học phải tự tìm hiểu
và nghiên cứu Sản phẩm STEM của loại hình này có độ phức tạp cao hơn
c Phân loại dựa vào mục đích dạy học
Trang 19+ STEM dạy kiến thức mới: được xây dựng trên cơ sở kết nối kiến thức
của nhiều môn học khác nhau mà HS chưa được học (hoặc được học một phần)
HS sẽ vừa giải quyết được vấn đề và vừa lĩnh hội được tri thức mới
+ STEM vận dụng: là STEM được xây dựng trên cơ sở những kiến thức
HS đã được học Chủ đề STEM dạng này sẽ bồi dưỡng cho HS năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tế Kiến thức lí thuyết được củng cố và khắc sâu
1.1.5 Chủ đề giáo dục STEM
Các tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM bao gồm: kiến thức thuộc các lĩnh vực STEM, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề thực tiễn và định hướng thực
hành cụ thể như sau [7]:
a Chủ đề STEM hướng tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
Vận dụng các kiến thức STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn chính là mục tiêu dạy học Vì vậy, bài học STEM luôn hướng tới giải quyết các vấn đề, các tình huống thực tế trong xã hội, kinh tế, môi trường trong cộng đồng địa phương cũng như toàn cầu
b Chủ đề STEM phải hướng tới việc HS vận dụng các kiến thức trong
lĩnh vực STEM để giải quyết
Tiêu chí này nhằm đảm bảo đúng tinh thần giáo dục STEM, qua đó phát triển được những năng lực chuyên môn
c Chủ đề STEM định hướng thực hành
Định hướng hành động là tiêu chí quan trọng nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS, giúp học sinh có được kiến thức từ thực hành chứ không phải từ lí thuyết
d Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các học sinh
Làm việc nhóm là hình thức phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn và là một kĩ năng rất quan trọng, bên cạnh đó còn tạo điều kiện phát triển giao tiếp, chia sẻ ý tường và đưa ra các biện pháp thực hiện giữa các thành
Trang 20viên trong nhóm
1.2 Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học tại trường phổ thông
1.2.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm
Tháng 7 năm 2017 Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong đó khái niệm hoạt động trải nghiệm được
định nghĩa như sau: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong
đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm
kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một
số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống” [3]
1.2.2 Nội dung hoạt động trải nghiệm
Nội dung cơ bản của chương trình hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính đó là: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp [3]
a Hoạt động phát triển cá nhân
Để phát triển toàn diện cho bản thân, ngoài việc tham gia học tập văn hóa
HS cần phải tham gia và các hoạt động như nghiên cứu khoa học kĩ thuật, các hoạt động thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ cũng như các hoạt động vui chơi giải trí Cụ thể như:
- Hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học - kĩ thuật giúp HS bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học liên quan đến việc phát triển kỹ thuật, thiết kế sản phẩm có ứng dụng thực tiễn Thông qua hoạt động này HS có thể tìm hiểu được
Trang 21mọi vật, mọi hiện tượng xung quanh bản thân mình
- Hoạt động văn hóa - văn nghệ
Trường học có thể tổ chức cho HS tham gia các hoạt động như:
+ Sinh hoạt, ngoại khóa
+ Tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử
+ Tổ chức các cuộc thi, hội thi trong quy mô trường học
+ Thi tìm hiểu về ngành nghề truyền thống tại địa phương…
- Hoạt động vui chơi - giải trí
Hoạt động vui chơi - giả trí đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của HS, ngoài ra còn truyền tải tới HS những bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn Các hoạt động vui chơi giải trí được tố chức dưới dạng như ca hát, nhảy múa, tiểu phẩm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động…
- Hoạt động thể dục - thể thao
Các hoạt động thể dục - thể thao có thể tổ chức tại trường học như: Thể dục giữa giờ; tổ chức các câu lạc bộ thể thao như CLB bóng rổ, CLB bóng đá…; ngày hội TDTT…
Các hoạt động lao động mà HS có thể tham gia như:
- Vệ sinh lớp học, khu vực trường học
Trang 22- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm
- Trồng cây, trồng hoa và chăm sóc vườn cây… làm đẹp khuôn viên nhà trường cũng như địa phương
- Tham gia các hoạt động công ích khi trường hay địa phương phát động…
c Hoạt động hướng nghiệp
Các nội dung của hoạt động trải nghiệm về hướng nghiệp bao gồm:
- Làm quen với các ngành nghề truyền thống địa phương và những nghề
cơ bản trong xã hội
- Tìm hiểu xu hướng phát triền các ngành nghề
- Tìm hiểu các yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao đông
- Sử dụng các công cụ, dụng cụ lao động hỗ trợ để tìm hiểu tâm sinh lí
1.2.3 Một số hình thức hoạt động trải nghiệm điển hình
Các hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động trải nghiệm được đưa ra nhằm mục đích để nhà trường có thể tổ chức hiệu quả nhất hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục [2]
a Câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt của các nhóm có chung sở thích, nhu cầu, năng khiếu, là nơi học sinh có thể chia sẻ cũng như học hỏi các kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà mình quan tâm và là nơi thực hiện các quyền của trẻ em Qua đó HS được phát triển các kỹ năng như: kỹ năng giao
Trang 23tiếp, kỹ năng viết bài, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm…
b Trò chơi
Trò chơi là một hoạt động giải trí, thư giãn, có thể tổ chức các hoạt động vui chơi ở nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm, hình thành tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập dưới các hình thức: trò chơi học tập; trò chơi vận động; trò chơi khởi động, dẫn vào nội dung học tập; trò chơi mô phỏng
c Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác là một hình thức dựa trên hoạt động diễn kịch, nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về cách xử lí tình huống gặp phải trong cuộc sống Qua đó học sinh được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tích vấn đề,
kỹ năng giải quyết vấn đề…
d Tham quan, dã ngoại
Tham quan dã ngoại là hình thức tổ chức học tập thực tế với mục đích là
để các em học sinh được tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các công trình nghiên cứu, nhà máy, địa danh nổi tiếng của đất nước… giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực một lĩnh vực nào đó đồng thời cũng giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại
e Hội thi/ cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm hay tập thể luôn hoạt động tích cực nhằm thu hút tài năng và phát triển năng khiếu của học sinh, kích thích hứng thú trong quá trình học tập
f Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trang 24Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là những hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với học sinh trong phạm vi các hoạt động giáo dục của nhà trường
1.2.4 Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông [5]
a Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Học sinh được đặt trong tính huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh tìm ra tri thức,
kỹ năng và phương pháp [5]
Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo các bước sau
- Nhận biết vấn đề
- Tìm các phương án giải quyết
- Quyết định phương án giải quyết
b Phương pháp sắm vai
Phương pháp sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành những cách ứng xử trong những tình huống giả định nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xửa cụ thể mà các
em quan sát được
c Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp làm việc nhóm là phương pháp mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm
- Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhận cách cần thiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng hợp tác; có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội…
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn
Trang 25d Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án là một mô hình dạy học trong đó việc học tập của học sinh được thực hiện một cách có hệ thống thông qua một loạt các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá, trình bày kết quả từ đó giúp học sinh phát triển kiến thức, kỹ năng
1.2.5 Cấu trúc chung của chủ đề hoat động trải nghiệm
GV cần thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập, đặc điểm học sinh cũng như các điểu kiện khách quan, chủ quan khác GV cần thiết kế, xây dựng các nội dung hoạt động nhằm lôi cuốn HS, tạo cơ hội để các em trải nghiệm, sáng tạo
Khi thiết kế hoạt động, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu chung, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của hoạt động để thiết kết, lựa chọn phương pháp
tổ chức cũng như các tiến hành hoạt động sao cho phù hợp, linh hoạt, sáng tạo không máy móc, dập khuôn
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm có thể dựa vào cấu trúc chung sau đây:
Tên chủ đề
Mục tiêu của chủ đề
Nội dung chủ đề: Mô tả ngắn gọn tên các nội dung trong hoạt động, nhằm
cho người đọc giáo án có thể hình dung được cấu trúc tổng thể bao gồm các hoạt
động nào
Công tác chuẩn bị
- Lực lượng tham gia: GV, HS và các lực lượng khác
- Chuẩn bị của GV và HS về tài liệu, dụng cụ học tập
- Thời gian, không gian tổ chức các hoạt động
- Tài liệu cần thiết cho các hoạt động
- Phương tiện được sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động
Tổ chức hoạt động
Trang 26Các hoạt động được tổ chức có cấu trúc chung như sau:
Hoạt động n: Tên hoạt động
1.2.6 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
Thiết kế hoạt động trải nghiệm là việc làm quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động và được tiến hành theo 8 bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích tổ chức hoạt động trải nghiệm
Xác định rõ đối tượng thực hiện
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là việc làm cần thiết vì tên của hoạt động nói lên chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên hoạt động cũng góp phần làm cho học sinh lôi cuốn, thu hút tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên cho các hoạt đông
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động
Việc xác định đúng mục tiêu có các tác dụng như:
+ Đinh hướng là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động + Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
+ Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động
Bước 5: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu tức là tìm các nguồn lực, thời gian,
Trang 27không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu
Phải xác định chi phí cho các hoạt động sao cho tìm ra phương án chi phí thấp nhất cho việc thực hiện mỗi mục tiêu
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động
Trong bước này cần xác định:
- Cần phải thực hiện bao nhiêu hoạt động?
- Đó là các hoạt động gì? Nội dung ra sao?
- Tiến trình và thởi gian thực hiện các hoạt động như thế nào?
- Yêu cầu cần đạt được của mỗi hoạt động ra sao?
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
- Kiểm tra lại nội dung và trình tự thực hiện của các hoạt động cũng như xem xét thời gian có hợp lí không và khả năng thực hiện cũng như kết quả đạt được ra sao?
- Nếu có sai sót hay không hợp lí ở bước nào thì cần phải điều chỉnh lại ngay
- Hoàn thiện bản thiết kế
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh [18]
1.3 Năng lực giải quyết vấn đề
1.3.1 Khái niệm về năng lực
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [1]
1.3.2 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng, thái
độ và các thuộc tính cá nhân nhằm thực hiện có hiệu quả những vấn đề nảy sinh hay những tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống
1.3.4 Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
Trang 28Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chủ yếu của con người, được cấu trúc gồm thành tố chính như sau:
- Khám phá và hiểu vấn đề
- Trình bày, phát biểu vấn đề
- Đề xuất và thực hiện giải pháp
- Đánh giá và điều chỉnh giải pháp giải pháp giải quyết vấn đề
Cụ thể hóa chỉ số hành vi của mỗi thành tố được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1.1 Các tiêu chí chất lượng chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ
Khám phá và hiểu vấn đề Khám phá và hiểu vấn đề
Trình bày, phát biểu vấn đề Trình bày, phát biểu vấn đề
Đề xuất và thực hiện giải pháp Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề
Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề Đánh giá và điều chỉnh giải pháp Đánh giá và điều chỉnh giải pháp đã lựa chọn
Các biểu hiện cụ thể của chỉ số hành vi của mỗi thành tố của năng lực giải quyết vấn đề được trình bày dưới bảng sau [4]:
Mức 1: Lựa chọn được câu hỏi trong đoạn thông tin cho trước
Mức 2: Phát biểu được vấn đề trong tình huống xác định nhưng vấn đề chưa được phát biểu rõ ràng
Mức 3: Tự đặt ra vấn đề trong một tình huống mới
Trình bày,
phát biểu
vấn đề
Trình bày, phát biểu vấn đề
Mức 1: Sử dụng được ít nhất một phương thức để diễn đạt lại vấn đề
Mức 2: Sử dụng được ít nhất 2 cách để diễn
Trang 29Thành tố Chỉ số hành vi Biểu hiện cụ thể
đạt lại vấn đề Mức 3: Diễn đạt vấn đề bằng ít nhất 2 cách
Mức 1: Nhận ra được các bước thực hiện giải quyết vấn đề theo văn bản có sẵn
Mức 2: Lặp lại các bước theo một quy trình giải quyết vấn đề đã biết để giải quyết vấn đề tương tự
Mức 3: Đề xuất các bước để giải quyết vấn
đề
Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
Mức 1: Thực hiện được giải pháp để giải quyết vấn đề cụ thể mà chỉ huy động được 1 kiến thức cụ thể
Mức 2: Thực hiện được giải pháp trong đó huy động ít nhất được 2 kiến thức
Mức 3: Thực hiện được nhiều kiến thức để giải quyết một vấn đề
Mức 1: So sánh kết quả cuối cùng với đáp án của GV và rút ra kết luận khi giải quyết những vấn đề cụ thể
Mức 2: Đánh giá được kết quả cuối cùng và chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được
Mức 3: Đánh giá được từng giai đoạn và điều chỉnh được từng giải pháp để có kết quả cuối cùng Vận dụng được vào bối cảnh mới
Trang 301.4 Định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm
Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS thì phải đặt HS vào bối cảnh thực tiễn Cho nên khi GV giao nhiệm vụ cho HS cũng phải là các nhiệm
vụ gắn với thực tiễn Khi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS GV cần thu được các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, phân tích các thông tin đó để tìm ra những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Từ đó kết luận về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề và điều chỉnh cho phù hợp để giúp HS phát triển năng lực ở mức độ cao hơn
Phương pháp đánh giá
Đánh giá theo tiêu chí: người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cáo thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với tiêu chí đề ra
Công cụ thu nhận thông tin
Thu nhận thông tin HS thông qua câu hỏi, phiếu điều tra, phiếu học tập, phỏng vấn, quan sát, nhiệm vụ, hồ sơ lớp học
Công cụ đánh giá phát triển năng lực: bảng đánh giá các tiêu chí chất
lượng của hành vi của năng lực giải quyết vấn đề, phiếu học tập, hồ sơ học tập, ghi chép các quan sát, đánh giá…
1.5 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.5.1 Mục đích điều tra
Như chúng ta đã biết, theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành vào tháng 7 năm 2017, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa hoạt động trải nghiệm trở thành hoạt động Giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong các năm học trước đến nay còn hạn
Trang 31chế Những kết quả tìm hiểu được về tình hình tổ chức hoạt động trải nghiệm từ các trường trên địa bàn là một cơ sở để chúng tôi xây dựng nội dung , phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Sản xuất chè Tân Cương”
1.5.2 Phương pháp điều tra
- Điều tra GV ( thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo
án, dự giờ dạy trên lớp)
- Điều tra HS (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp)
1.5.3 Đối tượng điều tra
GV, HS khối 10 của một số trường trên địa bàn Thái Nguyên: Trường THPT Thái Nguyên, THPT Gang Thép, THPT Trại Cau
1.5.4 Kết quả điều tra
Tổng số phiếu phát
ra
Tổng số phiếu trả lời
Tỉ lệ phần trăm (%)
Phương pháp dạy học giải quyết
Kết quả điều tra cho thấy, trong quá trình tổ chức dạy học Vật lí ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình hỏi đáp chiếm 94.44 %, diễn giảng - minh họa chiếm 88,89 % Các phương pháp dạy học tích cực như dạy học giải quyết vấn đề, DHTN được GV sử dụng
ít hơn
Trang 32Bảng 1.3 Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức DHTN cho HS Tầm quan trọng của việc tổ
chức DHTN cho HS
Tổng số phiếu điều tra
Tổng số phiếu trả lời
Tỉ lệ (%)
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động DHTN, GV còn gặp phải những khó khăn sau:
Bảng 1.4 Ý kiến của GV về những khó khăn khi tổ chức
các hoạt động DHTN
Khó khăn Tổng số phiếu
điều tra
Tổng số phiếu trả lời
Tỉ lệ (%)
Không có đủ thời gian để thiết kế
Khả năng thiết kế các hoạt động
Trang 33Bảng 2.3 cho thấy trong quá trình tổ chức DHTN, đa số GV gặp rất nhiều khó khăn: 88.89 % GV cho rằng việc tổ chức DHTN tốn rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, 77.78 % GV cho rằng khả năng thiết kế các hoạt động DHTN còn hạn chế Chiếm tỉ lệ ít hơn GV gặp khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động DHTN trong vấn đề thời gian chuẩn bị hoạt động dạy học, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng, chưa nắm rõ quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm
- Thực trạng tham gia hoạt động học tập trải nghiệm của HS
Bảng 1.5 Thái độ của HS đối với các hoạt động DHTN ở THPT
Thái độ của HS đối với các
hoạt động dạy DHTN
Tổng số phiếu điều tra
Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
Kích thích hứng thú, sự ham mê, tìm
tòi đối với môn Vật Lí, môn KHTN 180 172 95,96 Phát triển tính tích cực, chủ động,
Tăng cường sự hợp tác, phối hợp của
Trang 34Về phía HS, quá trình điều tra cho thấy: Quá trình học tập trên lớp của HS còn khá nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho HS Nhiều HS còn thụ động trong quá trình học, lười suy nghĩ, lười hoạt động, không tập trung vào bài giảng, không hiểu vấn đề được đưa ra trong bài học Do vậy khi điều tra thái độ của HS đối với các hoạt động DHTN tôi thấy HS có thái độ rất hứng thú và hứng thú với phương pháp dạy học này
Phương pháp DHTN mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình học tập của
HS HS sẽ có sự hứng thú, đam mê trong quá trình học bộ môn Vật lí, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học, hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn, tăng cường sự hợp tác, phối hợp của HS trong quá trình học
* Kết luận rút ra từ thực nghiệm:
- Đa số GV đã có những hiểu biết nhất định về phương pháp, quy trình, hình thức tổ các hoạt động DHTN nhưng còn gặp phải nhiều khó khăn
- Việc tổ chức các hoạt động DHTN còn khá mới mẻ đối với GV nên muốn
áp dụng thành công phương pháp này cần có sự bồi dưỡng cả về lí luận và kĩ năng cho GV
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lí luận dạy học trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, trong chương này tôi đã đề cập tới các quan điểm lí luận sau:
Cơ sở của giáo dục STEM, dạy học trải nghiệm
Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Cụ thể:
Chúng tôi đã trình bày được khái niệm, mục tiêu, nội dung, phân loại của giáo dục STEM và khái niệm, nội dung, phương pháp tổ chức và cấu trúc chung của chủ để HĐTN Trong chương 1 chúng tôi cũng đã đưa ra được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS THPT ở một số trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chúng tôi đã trình bày được định nghĩa, cấu trúc và đề xuất phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá của quan điểm dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh
Các cơ sở lí luận và thực tiễn trên sẽ giúp tôi vận dụng để xây dựng tài liệu và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề tích hợp STEM “ Sản xuất chè Tân Cương” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh THPT
Trang 36Chương 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP STEM“SẢN XUẤT CHÈ TÂN CƯƠNG”
2.1 Mục tiêu hoạt động trải nghiệm về chủ đề “sản xuất chè Tân Cương”
- HS nhận biết được giá trị của chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng trên thị trường
- Học sinh phát hiện được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè
- Thu thập các thông tin liên quan đến lịch sử phát triển cây chè Tân Cương, tổng diện tích trồng chè, điều kiện tự nhiên và quy trình chế biến ảnh hưởng như thế nào đến chất lương chè
- Đề xuất được phương án thiết kế phiếu điều tra, đặt ra được những câu hỏi quan trọng nhất để thu thập được nhiều thông tin nhất
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã biết để giải thích được các vấn đề liên quan đến chế biến chè
- HS trực tiếp tham gia một số công đoạn sản xuất chè dưới sự hướng dẫn của người dân
- Tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để từ đó có ý thức trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương
- Định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi hoàn thành bậc học THPT
- Hình thành một số kỹ năng: nghiên cứu khoa học; thu thập, phân tích số liệu
Vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ cây chè
- Môn Vật lý
+ Vật lý 8: Truyền nhiệt để giải thích quá trình sao, sấy chè bằng nhiệt + Vật lý 10: Chuyển động tròn đề phân tích cầu tạo của máy sấy chè thùng quay và giải thích được vì sao lại sử dụng thùng quay
Độ ẩm không khí; Bay hơi: để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
Trang 37lượng chè, quá trình bốc hơi chè trong khi sao sấy
Biến dạng cơ của vật rắn: giải thích các biến dạng của búp chè dưới tác dụng của các lực cơ học trong quá trình vò chè
Hiện tượng mao dẫn: giải thích quá trình tưới tiêu chè, ảnh hưởng của nước đến cây chè
+ Hóa học 11: Phân bón; Phenol;
- Môn Công nghệ 10: Khảo nghiệm và sản xuất giống cây trồng; Tính chất của đất trồng; Kĩ thuật sử dụng phân bón; Điều kiện phát triển của sâu bệnh và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Doanh nghiệp và sự lựa chọn kinh doanh
2.2 Nội dung trải nghiệm
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xây dựng một số công cụ nghiên cứu
làng nghề truyền thống sản xuất chè Tân Cương
Hoạt động 2: Tham quan khu trưng bày “Không gian văn hóa chè” tại
Tân Cương - Thái Nguyên
Hoạt động 3: Trải nghiệm tham quan đồi chè của cơ sở sản xuất vàtham
gia công đoạn thực hành hái chè
Hoạt động 4: Trải nghiệm tham quan cơ sở chế biến chè và tham gia vào
các công đoạn chế biến chè
Hoạt động 5: Tìm hiểu công cụng của cây chè và các sản phẩm từ chè Hoạt động 6: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm của
Trang 38học sinh thông qua buổi ngoại khóa
2.3 Công tác chuẩn bị
a Lực lượng tham gia: Giáo viên bộ môn Vật lý, Sinh học, Hóa học, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2 Trường THPT Thái Nguyên…
b Địa điểm: Lớp học; xưởng sản xuất chè Tân Cương; sân trường…
c Tài liệu: Tài liệu về làng nghê sản xuất chè Tân Cương
d Phương tiện: Giấy bút ghi chép, máy ảnh, máy quay, phiếu điều tra và các dụng cụ nghiên cứu khác…
e Chuẩn bị của giá viên: Xây dựng kế hoạch tham quan và nghiên cứu quá trình sản xuất chè Tân Cương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh
Bước 1: Huy động lực lượng tham gia bao gồm: Giáo viên bộ môn Vật lý,
Sinh học, Hoá học, phụ huynh học sinh…
Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết
Bảng 2.1 Kế hoạch chi tiết
trách Ghi chú Công việc chung
- Xác định thời gian, không gian
địa điểm tham quan, khó khăn,
thuận lợi, đề xuất hỗ trợ
Giáo viên bộ môn
Công việc cụ thể
3
Liên hệ với các hộ gia đình sản
xuất chè để học sinh đến tham
quan, trải nghiệm
Giáo viên Vật lý, GVCN
4 Chuẩn bị phương tiện đi lại Giáo viên Chủ
nhiệm
5 Mượn địa điểm để trưng bày, giới
thiệu sản phẩm
Giáo viên bộ môn
Trang 39c Thời gian tổ chức: Ngày 25/3/2018
d Đối tượng tham gia: HS lớp 11A2 trường THPT Thái Nguyên -
Thái Nguyên
e Ban tổ chức: GV chủ nhiệm lớp 11A2, GV bộ môn Vật Lí lớp 11A2,
ban cán bộ lớp 11A2
f Lịch trình tham quan:
Bảng 2.2 Lịch trình tham quan cơ sở sản xuất chè Tân Cương
7h Xe đón HS, GV tại cổng trường THPT Thái Nguyên
7h45’ Có mặt tại KHU Không gian văn hóa chè Tân Cương
HS đi tham quan và thu thập thông tin 9h30’
Tham quan đồi chè của cơ sở, nghe người chăm sóc giới thiệu
HS tiến hành phỏng vấn, điều tra Trải nghiệm hái chè cùng nhân công tại đây 11h30’ Nghỉ ngơi, ăn trưa
13h30’
HS tham quan khu chế biến chè và tiến hành phỏng vấn, điều tra những người thợ trong các khâu chế biến chè để điền vào phiếu điều tra
14h30’ HS tham gia thực hiện các khâu chế biến như làm héo, diệt
men, sấy và lên hương chè dưới sự hướng dẫn
16h30
Tập trung HS, kết thúc chuyến tham quan
GV yêu cầu các nhóm về hoàn thiện bài báo cáo và chuẩn bị cho buổi trưng bày sản phẩm
16h45’ Xe đón đoàn di chuyển về trường THPT Thái Nguyên
Trang 402.5 Tổ chức hoạt động
2.5.1 Hoạt động 1
Tên hoạt động: Hướng dẫn học sinh xây dựng một số công cụ nghiên cứu
làng nghề truyền thống sản xuất chè Tân Cương
Nội dung hoạt động: Thiêt kế, sử dụng một số công cụ nhằm điều tra,
nghiên cứu như: phiếu điều tra; câu hỏi phỏng vấn, máy ảnh, máy quay…
+ Phát biểu được các câu hỏi phỏng vấn, điều tra
+ Thu thập được các thông tin có liên quan đền các vấn đề cần phỏng vấn
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ trong học tập và đời sống
Phương pháp, phương tiện DHTN
- Máy tính, máy chiếu
Thời gian tổ chức: 02/03/2018 Tại lớp học 11A2 trường THPT Thái
Nguyên
Nhiệm vụ của học sinh: Mỗi nhóm học sinh tự thiết kế 1 phiếu điều tra
nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến nội dung của chuyến đi trải nghiệm
Cụ thể trong phiếu điều tra cần khảo sát được các nội dung sau: