g, Các nhân tố về công cụ lao động ảnh hưởng đến NSLĐ của nhân viên bán hàng.
4.2. Các đề xuất giải pháp nâng cao NSLĐ của nhân viên bán hàng tại công ty cổ phần thế giới Số Trần Anh
phần thế giới Số Trần Anh
- Nâng cao trình độ cho nhân viên bán hàng
Yếu tố con người trong doanh nghiệp quyết định đến tình hình SXKD của doanh nghiệp đó mà tư tưởng con người lại quyết định hành động của họ như vậy muốn họ có hành động nhằm thúc đẩy công việc kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt trước tiên phải tác động đến tư tưởng của họ. Nhân viên bán hàng trong công ty cũng là yếu tố con người, cũng có tư tưởng do vậy muốn thúc đẩy hành động của họ trước hết phải nâng cao trình độ hiểu biết nói chung như sau:
Tăng cường hiểu biết về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, tình hình kinh tế xã hội cho nhân viên bán hàng. Đưa ra những chuẩn mực về thái độ lao động, về đạo đức kinh doanh đưa vào ứng dụng và thực hiện trong công ty. Giúp họ biết tầm quan trọng của mình đối với doanh nghiệp, đối với bản thân, gia đình và xã hội qua đó thúc đẩy họ làm việc tạo sự đoàn kết gắn bó với cộng đồng xung quanh cũng như sự gắn bó với doanh nghiệp luôn coi doanh nghiệp là căn nhà thứ hai của mình. Đây là tiền đề giúp nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng.
- Xác định rõ nhu cầu về đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty.
- Đổi mới công tác tuyển dụng nhân viên để có đội ngũ nhân viên bán hàng phù hợp với những nhu cầu đặt ra.
- Mở các lớp đào tạo và đào tạo lại nhân viên bán hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết đối với nhân viên bán hàng.
pháp đào tạo, các hình thức đào tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng nhân viên trong công ty, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành tránh đào tạo suông. Kết hợp giữa đào tạo, đào tạo lại, nâng cao khả năng tự bồi dưỡng mình.
- Sử dụng đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy nhân viên bán hàng trong công việc
Doanh nghiệp cần phải tạo những chương trình khuyến khích cho nhân viên có động lực trong công việc.
- Động lực tài chính: Dĩ nhiên, nếu công ty trả lương cao, nhân viên sẽ làm việc tốt.Khi công ty thưởng thêm cho nhân viên vì thành quả đã đạt được, họ sẽ rất vui (trừ khi họ mong nhận được số tiền thưởng lớn hơn). Nói chung, nhân viên sẽ làm với năng suất cao hơn khi được công ty tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, nhiều kết quả khảo sát cho thấy sự hài lòng này không kéo dài. Trong vòng sáu tháng, các cá nhân sẽ quen với số tiền được thưởng thêm và nó không còn tạo ra tác động như trong tuần hay tháng đầu tiên họ được nhận. Lý do là vì tiền không thể liên tục thúc đẩy con người.
- Mối quan hệ với đồng nghiệp: Khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày, thì người ta thường đòi hỏi những nhu cầu tinh thần khác, đó là được giao tiếp thân thiện với đồng nghiệp. Có không ít nhân viên "gạo cội" của các công ty lớn sau một thời gian "lăn lộn" ở những công ty lớn - nơi mà đồng nghiệp ít có thời gian quan tâm đến nhau vì quá đông - nay lại thích về làm việc tại những công ty nhỏ - nơi mà mọi người có thể chia sẻ với nhau những nỗi vui, buồn trong hoặc ngoài công việc. Nếu nhà quản lý chủ động hoặc khuyến khích cho nhân viên tạo được bầu không khí làm việc thân thiện trong công ty, chẳng hạn có món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật nhân viên, thỉnh thoảng tổ chức đi chơi dã ngoại... thì đây cũng là giải pháp đem lại hiệu quả không ngờ.
- Sự công nhận của cấp trên: Tâm lý con người thường thích "cho và nhận", từ trẻ nhỏ đến người già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích được
"sếp" khen trước tập thể về thành tích công việc của mình! Bạn thử tưởng tượng, nhân viên làm tốt thì bạn chẳng núi gỡ, làm sai thì từ trên xuống dưới ai nấy đều biết, vậy thử hỏi ai còn hứng thú để cống hiến làm việc hết mình vì bạn nữa chứ? Nói thế không có nghĩa khen nhân viên là xong, bạn nên thể hiện sự công nhận đó bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo mong muốn của nhân viên: có nhân viờn thỡ thớch được sếp tăng lương, nhưng có người lại thích được giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn, v.v...
- Cơ hội thăng tiến: Một nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mỡnh, vỡ họ quan niệm rằng: "không tiến ắt lùi". Nắm bắt nhu cầu này, bạn nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm.
- Xây dựng môi trường làm việc và hệ thống hỗ trợ tốt cho công tác bán hàng từ đó nâng cao năng suất lao động cho nhân viên
a, Tạo môi trường làm việc thoải mái
Môi trường làm việc là một yếu tố quyết định không nhỏ đến việc cộng tác lâu dài hay ra đi tìm môi trường mới của nhân viên trong một Công ty. Người Việt thường cú cõu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, áp dụng vào công ty quả không sai. Xuất thân từ rất nhiều thành phần khác nhau, quy tụ lại dưới một mái nhà chung, lại coi nhau như là anh em không đơn giản chút nào. Công sở sẽ phải là không gian để cho những nhân viên sáng tạo, cống hiến, hoàn thành những khát vọng sự nghiệp của họ.
Những nhà quản trị là những người trực tiếp tạo ra môi trường làm việc cho nhân viên vì vậy nhà quản trị trong doanh nghiệp cần chú ý trong việc xây dựng một môi trường làm việc thật thoải mái cho nhân viên, qua đó mà nhân viên sẽ có thể làm việc với hiệu suất cao, nâng cao được năng suất lao động.
- Hợp tác và chia sẻ: Đừng bao giờ đưa ra những chỉ thị như kiểu ra lệnh. Cần ý thức nhân viên là người cộng sự của bạn.Với những thông tin không thuộc hàng tối mật, hãy chân thành chia sẻ với nhân viên.Được trao đổi thông tin một cách cởi mở, nhân
khúc mắc thì cần hỏi ai. Việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo những kế hoạch khoa học sẽ tăng hiệu quả công việc và tránh được những rủi ro không đáng có.
Trong một môi trường làm việc linh hoạt việc quan tâm đúng mức đến cuộc sống của những nhân viên cũng được coi là một phương pháp để gắn kết hơn nữa các mối quan hệ văn phòng, tạo niềm tin của nhân viên đối với công ty.
- Mỉm cười: Mỉm cười là động tác thể dục giúp cho khuôn mặt mỗi người bừng sỏng. Hóy tưởng tượng đến niềm hứng khởi của các nhân viên trong công ty khi bắt đầu mỗi ngày làm việc lại được nhìn thấy cấp trên vui vẻ khích lệ mình hoàn thành công việc.
Đừng bao giờ để quyền lực đánh mất những niềm vui thường nhật của bạn cũng như tranh thủ tìm thấy những niềm vui trong công sở. Nụ cười trờn mụi cũng là dấu hiệu chứng minh bạn luôn làm chủ được tình hình, dù trong cuộc sống hay trong công việc
- Hiểu tâm lý người khác: Không quá khi nói rằng tâm lý học là một phần quan trọng của khoa học quản lý. Bạn luôn cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét những vấn đề của cấp dưới. Cũng cần chấp nhận việc nhân viên này không hợp tính với nhân viên kia. Trước khi làm cho mọi chuyện rõ ràng để có những điều chỉnh hợp lý, lãnh đạo không nên cố xếp những nhân viên có cá tính trái ngược nhau vào cùng một nhóm. Công tác nhân sự không thể tùy tiện “tự nhiên chủ nghĩa” vỡ nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
Mặt khác, khi bạn đã đưa ra việc hỏi ý kiến nhân viên thỡ hóy chuẩn bị tinh thần với những ý kiến không giống như mình mong muốn. Những ý kiến phản biện mới là cơ sở để để người lãnh đạo nhận ra những sai sót trong cơ chế quản lý cũng như mỗi dự án, từ đó đề ra phương án khắc phục hợp lý.
- Không để tâm đến việc nhỏ: Việc quan tâm đến đội ngũ nhân viên chỉ nên dừng lại ở việc biết sinh nhật, điều kiện sức khỏe, còn lại những mối quan hệ riêng tư hay thói quen tiến hành công việc cụ thể, người lãnh đạo không cần quá quan tâm. Chỉ cần cho
nhân viên thấy rõ bạn đánh giá cao hiệu quả công việc và có những khen thưởng công bằng là được.
- Có nguyên tắc nhưng không cố chấp: Mỗi văn phòng cần có những quy định riêng dựa trên đặc thù công việc, sếp đặt ra và cũng thực hiện làm gương cho nhân viên làm theo. Đảm bảo sự đúng giờ, không làm việc riêng, ai cũng có thể đưa ra ý kiến trong những thời hạn nhất định, có thưởng có phạt...Trong công ty ai cũng có quyền phát ngôn nhưng phát ngôn một cách chính thức và chịu trách nhiệm về những lời nói của mình.
- Xây dựng niềm tự hào cho nhân viên về công ty: hãy cho nhân viên thấy cảm giác tự hào về công ty và đề cao những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, chú trọng tới các buổi lễ kỷ niệm trong công ty, những món quà nhỏ có thể là động lực lớn cho nhân viên trong công việc.
- Tổ chức các buổi họp mặt, dã ngoại để các nhân viên trong công ty có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện và giúp đỡ nhau trong công việc.
b, Xây dựng hệ thống hỗ trợ tốt cho công tác bán hàng
Hệ thống hỗ trợ bán hàng tốt giúp hàng hóa lưu thông một cách liên tục khụng gõy gián đoạn trong công tác bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng của nhân viên bán hàng qua đó nâng cao năng suất lao động cho nhân viên bán hàng. - Nghiên cứu thị trường: Qua nghiên cứu thị trường xác định được khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp qua đó ấn định kỳ vọng lờn cỏc nhân viên bán hàng một cách hợp lý nhất để đạt hiệu quả cao.
- Hoàn thiện chính sách sản phẩm: xem xét sản phẩm công ty có những ưu điểm, nhược điểm nào gây khó khăn trong tiêu thụ của doanh nghiệp từ đó có chính sách nghiên cứu và thay đổi cho phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng của nhân viên bán hàng.
- Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt có thể thích nghi tốt với điều kiện thay đổi của cạnh tranh trên thị trường cho phép nhân viên bán hàng linh hoạt hơn trong công tác bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm: đảm bảo hệ thống luôn được thông suốt giúp nhân viên bán hàng nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất tăng khả năng ra quyết định bán chính xác từ đó gia tăng doanh thu của từng nhân viên bán hàng giúp tăng doanh thu cho toàn doanh nghiệp.
- Đưa ra nhiều chính sách khuyếch trương hiệu quả: Công ty còn dành quỏ ớt cho phí cho hoạt động quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm, cần nhận thấy đây là những biện pháp hữu hiệu cho công tác bán hàng của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất cho đội ngũ nhân viên bán hàng.