1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trần anh khoa cơ sở hạ tầng giao thông với phát triển kinh tế tây nguyên k35 qlk dn

18 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 687,99 KB

Nội dung

Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an

Trang 1

- 

 -TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Tiểu luận

CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÂY NGUYÊN

GVHD : PGS.TS BÙI QUANG BÌNH SVTH : TRẦN ANH KHOA

LỚP : K35.QLK.ĐN

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG: 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm cơ bản về hạ tầng giao thông 4

1.1.1 Khái niệm về cơ sở hạ tầng và hạ tầng giao thông 4

1.1.2 Vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế 5

1.2 Một số nét cơ bản về Tây Nguyên 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 7

2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên 7

2.2 Tình hình kinh tế Tây Nguyên 11

CHƯƠNG III MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TÂY NGUYÊN 12

C KẾT LUẬN 16

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu hướng phát triển chung và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đã đạt được nhưng thành tựu hết sức quan trọng Đó là tiền đề để chúng ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam mà cụ thể

là kinh tế vùng Tây Nguyên vẫn còn những bất cập, trong đó sự yếu kém của cơ

sở hạ tầng giao thông đã và đang là rào cản lớn cho phát triển kinh tế

Theo nguyên tắc của sự phát triển: muốn cho kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông phải đi trước một bước và phát triển với nhịp độ cao hơn nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế Do đó yêu cầu cấp bách đặt ra là phải đầu tư và tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng giao thông phát triển

Nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này, chính phủ Việt Nam tập trung ưu tiên nhiều mặt về cơ chế chính sách, nguồn lực… để phát triển nhanh hạ tầng giao thông vận tải Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa hạ tầng giao thông với phát

triển kinh tế tại một vùng mà cụ thể là Tây Nguyên em xin chọn đề tài “Cơ sở hạ tầng giao thông với sự phát triển kinh tế Tây Nguyên” để nghiên cứu cho môn

học Kinh tế phát triển của mình

Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài được trình bày trong ba chương, nhằm tập trung khai thác kiến thức ở những khía cạnh cụ thể sau:

Chương I: Cơ sở lý luận chung

Chương II: Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông và tình hình kinh tế tại khu vực Tây Nguyên hiện nay

Chương III: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng giao thông với sự phát triển kinh tế của Tây Nguyên

Phương pháp nghiên cứu là phân tích, tổng hợp, mô tả và so sánh các số liệu thông tin kết hợp dữ liệu lấy từ một số trang bài báo, trang web… từ đó nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận

Trang 4

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành, tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Qúy thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

B NỘI DUNG:

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm cơ bản về hạ tầng giao thông

1.1.1 Khái niệm về cơ sở hạ tầng và hạ tầng giao thông, vai trò của cơ

sở hạ tầng nói chung đến phát triển kinh tế

Cơ sở hạ tầng (kết cấu hạ tầng) là tên gọi những tài sản vật chất và các hoạt động có liên quan dùng để phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội của một quốc gia

Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội

Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng,

ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác Ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi thông dụng là cơ sở hạ tầng hoặc tên gọi dân dã là điện, đường, trường, trạm Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công

Cơ sở hạ tầng giao thông có thể là các công trình sau:

- Đường bộ

- Đường sắt

- Vận tải công cộng

- Đường hàng không

- Đường thủy

- ……

Ví dụ: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm các phần xây dựng cố định

bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, kênh mương và đường ống và các địa điểm đầu cuối như sân bay, nhà ga, bến xe, nhà kho, điểm dừng tái nạp nhiên liệu (bao gồm cầu cảng tiếp nhiên liệu và các trạm nhiên liệu)

và cảng biển

Trang 6

1.1.2 Vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế

Cơ sở hạ tầng chi phối tất cả các giai đoạn phát triển, làm cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Vai trò của nó được thể hiện qua các mặt sau:

- Quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ

- Kết cấu hạ tầng cung cấp dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các yếu tố đầu vào và đầu ra, đảm bảo cho quy trình sản xuất của đất nước được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng mở rộng Trên cơ sở

đó làm tăng ngân sách và đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, bế tắc đi đến tăng trưởng và phát triển

- Tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu của nền kinh tế

- Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước

- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Tạo điều kiện để giải quyêt việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ

đó làm tăng tích lũy cho nền kinh tế

Tây Nguyên là một trong 6 vùng kinh tế lớn của nước ta, là khu vực gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên

là 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước; là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia) Nằm ở vị trí trung tâm khu vực Nam Đông Dương, Tây Nguyên có

vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, kinh tế-xã hội của khu vực Tam giác phát triển của 3 nước Đông Dương Trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo mối liên kết quốc tế, quốc gia và nội vùng

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Lâu nay, hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên không có giao thông đường thủy và đường sắt, chỉ trông chờ vào hệ thống giao thông đường bộ và hàng không Vì thế, ưu tiên đầu tư cho giao thông Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều tuyến giao thông huyết mạch đã và đang xuống cấp trầm trọng

là rất cần thiết

Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn

Từ năm 2010-2015, Nhà nước đã đầu tư trên 62.637 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đường bộ khu vực Tây Nguyên, trong đó các tuyến quốc lộ như đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, quốc lộ 20, 19, 26, 14C, 24, 25, 28, quốc lộ 27… với tổng chiều dài 1.109 km, được đầu tư 43.915 tỷ đồng; và vốn cho giao thông địa phương khoảng 18.722 tỷ đồng

Đến nay mạng lưới giao thông khu vực Tây Nguyên có tổng chiều dài gần 40.000 km , chiếm trên 7,33% hệ thống giao thông của cả nước, với tỷ lệ cứng hóa đạt gần 48%; trong đó, quốc lộ dài 2.517 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 88,28%, đường tỉnh dài gần 2.035 km, cứng hóa đạt 85,3%, đường giao thông nông thôn dài 35.347 km, cứng hóa đạt 42,76% phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Lắk và Bình Phước (Quốc lộ 14 cũ) có tổng chiều dài 663 km từ Đắk Zôn (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước) được Bộ Giao thông vận tải cùng các tỉnh Tây Nguyên tổ chức khánh thành từ tháng 11/2015 Quy mô đầu tư toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, một số đoạn qua đô thị được mở rộng 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ Sau 1,5 năm triển

Trang 8

khai xây dựng, toàn tuyến đã hoàn thành, về đích trước tiến độ 1 năm so với dự kiến, tiết kiệm được hơn 2.000 tỷ đồng, rút ngắn 1/3 thời gian chạy xe

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo tiếp tục triển khai tám dự án đường bộ với tổng nguồn vốn đầu tư 15.692 tỷ đồng và tổng chiều dài quốc lộ được nâng cấp, cải tạo là khoảng 681 km bằng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn xã hội hóa

Cũng từ nguồn vốn trên, các tỉnh Tây Nguyên hiện có 3.620 km đường huyện được cứng hoá (đạt gần 71%), đường xã được cứng hoá khoảng 4.224 km (đạt trên 51%), đường thôn, xóm, buôn làng được cứng hoá 4.657 km… Nhờ vậy,

hệ thống giao thông nông thôn ở vùng Tây Nguyên có bước phát triển mạnh mẽ

và đã kết nối tốt hơn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Trung ương với hệ thống hạ tầng giao thông địa phương

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đầu tư nâng cấp, mở rộng ba cảng hàng không, gồm các sân bay Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Liên Khương (Lâm Đồng) để đáp ứng cho các loại máy bay A320, A321 cất hạ cánh Nhờ vậy, đã tăng công suất khai thác của ba cảng hàng không từ 1,9 triệu hành khách vào năm 2010 lên 3,3 triệu hành khách/năm…

Năm 2018, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục đầu tư, nâng cấp, xây dựng các quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt các trục dọc, trục ngang nối các tỉnh trong vùng và nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như nối tới các cửa khẩu quan trọng Cùng với đó là triển khai đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, phát triển hợp lý hệ thống kết cấu

hạ tầng giao thông đô thị, xây dựng các tuyến đường tránh đô thị Gia Nghĩa (Đắk Nông), Pleiku (Gia Lai), Buôn Hồ (Đắk Lắk) và Bảo Lộc (Lâm Đồng) Đồng thời, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ ở từng địa phương có tính chất kết nối vùng và các đường tỉnh khác, cũng như phát triển mạnh hệ thống giao thông nông thôn của các địa phương (đường huyện, đường đến trung tâm xã, đường trục chính của xã, các tuyến đường khác)

Trang 9

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang tiếp tục thực hiện tốt “Đề án xây dựng cầu dân sinh, bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên” với số lượng làm mới và nâng cấp 468 cầu, gồm 398 cầu cứng và

70 cầu treo, thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các cảng hàng không, sân bay để bảo đảm khai thác đồng bộ các kết cấu hạ tầng hàng không trong khu vực Tây Nguyên; trong đó có 4 dự án trọng điểm xây dựng, sửa chữa mặt đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ cảng hàng không tại sân bay Buôn Ma Thuột và Liên Khương; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng hàng không Pleiku và đầu tư xây dựng mới sân bay Kon Tum và nghiên cứu kết nối vận tải hàng không quốc tế

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, kết cấu hạ tầng vùng nói chung, giao thông nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện vẫn là điểm “nghẽn” của quá trình phát triển, vẫn chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như mục tiêu, yêu cầu phát triển, thiếu tính đa dạng; các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài như ODA, FDI chưa nhiều Trong các năm tới (giai đoạn đến năm 2020), Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên và các Bộ, ngành liên quan triển khai rà soát, với quan điểm ưu đầu tư phát triển đồng bộ, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch có tính đột phá, có vai trò động lực tránh dàn trải, cục bộ địa phương

Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, sẽ tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư đồng bộ các đoạn tuyến còn lại theo thứ tự ưu tiên QL14C, 19, 27, 25, 24,

26, 28, 29, 55, 28B, 40, 40B và tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với chiều dài 1.380 km, tổng số nhu cầu vốn khoảng 65 nghìn tỷ đồng

Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn cũng sẽ phấn đấu 100% đường huyện, 70% đường xã được cứng hóa mặt đường bằng nhựa hoặc bê tông

xi măng; đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI; 50% đường thôn xóm được cứng hóa mặt đường, đạt loại A trở lên; tối thiểu

Trang 10

50% trục chính đường nội đồng được cứng hóa mặt đường.

Đối với đường sắt, định hướng đến năm 2030, nghiên cứu, xây dựng đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên phục vụ khai thác, sản xuất alumin - nhôm và kết nối với các cảng biển, dài khoảng 907 km gồm đoạn Đắk Nông - Chơn Thành (kết nối với đường sắt xuống cảng Thị Vải, phục vụ khai thác bôxít) dài 67 km; Đoạn Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột dài 169 km; Đoạn Đắk Nông - Bình Thuận 121 km và

Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Bình Phước dài 550 km Cùng đó sẽ nghiên cứu khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84 km

Đối với đường thủy, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu khai thác giao thông đường thủy nội địa các sông Sê San, Sêrêpốk và các hồ nước do các đập thủy điện tạo ra phục vụ vận tải và du lịch

Về hàng không, theo quy hoạch, đến năm 2025, ba cảng hàng không: Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột sẽ đạt công suất 4 triệu hành khách/năm, tổng diện tích khoảng 1.100 ha, đảm bảo khai thác các loại tàu bay A320/321 Riêng cảng hàng không Pleiku đang được nâng cấp để khai thác tàu bay A320/321 Nghiên cứu phát triển Cảng hàng không sân bay Liên Khương thành Cảng hàng không quốc tế vào thời điểm thích hợp khi có nhu cầu

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị cũng sẽ được phát triển hợp lý, nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến tránh đô thị Pleiku, Buôn Hồ, Bảo Lộc, Kon Tum, tổ chức tốt vận tải hành khách công cộng, đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị, giảm thiểu ùn tắc và TNGT

2.2 Tình hình kinh tế Tây Nguyên hiện nay

Năm 2017 mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên tiếp tục đạt được những kết quả tích cực Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn đạt gần 165.500 tỷ đồng, tăng hơn 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,6 triệu đồng, tăng hơn 5% so với năm 2016 Sản xuất nông nghiệp tiếp tục

ổn định và phát triển, đã tập trung đầu tư phát triển theo hướng thị trường; ở một

số địa phương bước đầu phát triển theo chiều sâu Tốc độ tăng trưởng ngành công

Trang 11

nghiệp đạt hơn 5,35% Xuất khẩu từng bước phục hồi và có nhiều khởi sắc, với kim ngạch đạt 2,662 tỷ USD, tăng gần 23%

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa thực sự bền vững, vẫn còn thấp so với tiềm năng lợi thế của vùng; chất lượng nền kinh tế chưa cao, thiếu ổn định Sản xuất nông nghiệp chưa tạo được sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, giữa sản xuất với chế biến, giá cả một số mặt hàng chủ lực không ổn định

Ðể tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên, thời gian tới cần các cơ chế đặc thù để huy động các nguồn lực phục vụ kết nối hạ tầng giao thông trên địa bàn Tây Nguyên và vùng phụ cận, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Trang 12

CHƯƠNG III MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TÂY NGUYÊN

Nhờ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm qua mà năng lực và chất lượng hạ tầng giao thông Việt Nam đã tăng 29 bậc so với năm

2010 (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện hai năm một lần, năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam năm 2010 đứng ở vị trí 103, năm 2012 đứng vị trí thứ 90, năm 2014 đứng vị trí thứ 74) Đây cũng là một yếu tố cơ bản giúp tăng sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế

Nhìn rộng ra vùng Tây Nguyên, hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, kết nối thị trường vùng và liên vùng với thị trường quốc gia và quốc tế, khai thác cũng như hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên; nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh… Liên kết vùng là bản chất tự thân của nền kinh tế thị trường, bao gồm sự liên kết đa dạng dưới nhiều hình thức, cấp độ, quy mô giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng với nhau và với các vùng khác, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn cho từng chủ thể, cho cả vùng, cũng như cho cả nước Cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo thì liên kết vùng mới được phát triển Vì thế, phát triển hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cấp thiết được đặt ra với các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cả nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước nói riêng Đây là tuyến đường xương sống quan trọng nhất nối Tây Nguyên với hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, vừa góp phần bảo đảm

an toàn giao thông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh Tây Nguyên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong khu vực

Việc phát triển giao thông đường bộ kéo theo đó mạng lưới phát triển về

Ngày đăng: 04/09/2018, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w