Giáo án chi tiết tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh 1. Về kiến thức Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo. 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Trang 1CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
Thời lượng: 02 tiết
Người dạy: Đinh Thị Oanh
1.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1.1 Về kiến thức:
- Biết được một số kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân, về phong cách viết văn tài hoa, tài tử của ông qua truyện ngắn
- Hiểu được nội dung sâu sắc và nghệ thuật của thiên truyện thông quan việc xây dựng tình huống truyện độc đáo
1.2 Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngắn
- Tóm tắt tác phẩm
- Thảo luận nhóm
- Phân tích nhân vật văn học
1.3 Thái độ
- Yêu thích đọc và tìm hiểu tác phẩm văn học
- Có ý thức tôn trọng cái đẹp, những nhân cách đẹp
2.Phương pháp và phương tiện dạy học
2.1 Phương pháp
+ Thảo luận nhóm
+ Thuyết trình kết hợp với phát vấn
2.2 Phương tiện
+ Giáo án, SGK, phiếu học tập, máy chiếu…
Lời dẫn vào bài
Nhắc đến nhà văn Nguyễn Tuân là chúng ta nhắc đến 1 người nghệ sỹ tài hoa, một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp Ông là người nghệ sĩ coi cái đep như công giáo của mình Suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn NT luôn luôn tìm tòi những cái đẹp trong cuộc sống, đặc biệt là trong nhân cách của con người và trong cảnh sắc của quê hương xứ sở Hôm nay, để tim hiểu rõ văn phong tài hoa, tài tử và uyên bác của nhà văn NT, chúng ta tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù Trong đêm mà Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục đến nay thì không ai biết dòng chữ ấy là gì nhưng mà tài năng, tâm huyết và cái tầm của nhân vật Huấn Cao vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Và bây giờ thì chúng ta sẽ tiếp cận với truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn NT
Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt
I Tìm hiểu chung
- Nếu cho em giới thiệu chỉ 1 điểm về tác
I Tìm hiểu chung
1.Tác giả Nguyễn Tuân (Gạch sgk)
1910-1987
Xuất thân trong gia đình nhà Nho khi
Trang 2giả Nguyễn Tuân thì em sẽ giới thiệu gì
mà em cho là độc đáo nhất?
(Gợi ý: địa vị, phong cách sáng tác,
những tác phẩm tiêu biểu?)
- GV tổng kết cho HS gạch ý trong SGK
- Em có thể nói về xuất xứ của Chữ người
tử tù? Có phải từ đầu nó đã có tên Chữ
người tử tù không
- Kể tên các nhân vật trong tác phẩm?
- HS tóm tắt
- GV lược lại cốt truyện, nhấn chi tiết đắt
giá
Làm việc nhóm: 2 bàn
Câu 1: Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh
sự kiện chính nào? Em hãy miêu tả diện mạo
của tình huống? (Gợi ý: Cuộc gặp gỡ giữa
HC và VQN diễn ra ở đâu? Đó vốn là không
gian như thế nào? thời gian nào? Việc chọn
không gian, thời gian ấy có tác dụng như
thế nào trong việc xây dựng tình huống
truyện?)
Câu 2: Em hãy liệt kê những lời nói của
Viên quản ngục nhận xét về Huấn Cao và
những câu nói của Huấn Cao? Qua đó, em
có nhận xét gì về nhân vật Huấn Cao?
Câu 3: Em hãy liệt kê những lời nói và cử
chỉ, thái độ của Viên quản ngục với Huấn
Cao Qua đó, em thấy Viên quản ngục là
người như thế nào?
Câu 4: Theo em vì sao có cảnh cho chữ? Em
Hán học đã tàn Học hết bậc thành chung sau đó viết văn và làm báo Có
sở trường ở thể loại tùy bút, bút kí
Nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, nhà văn với phong cách tài hoa, uyên bác
Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tùy bút sông Đà
1.2 Tác phẩm Chữ người tử tù
Xuất xứ: In trong tập “Vang bóng
một thời” Dòng chữ cuối cùng Chữ người tử tù
Tóm tắt
II Đọc hiểu văn bản
Trang 3nhận ra điều kì lạ gì trong cảnh cho chữ?
(Gợi ý: Không gian, thời gian, cảnh tượng
về con người) Em có nhận xét gì về cảnh
cho chữ này?
- Mời các nhóm có câu 1 trả lơi và bổ
sung
- GV chốt ý trên slide và giảng giải
- Xét trên bình diện xã hội thì HC và
VQN có mối quan hệ như thế nào? Xét
trên bình diện nghệ thuật, họ có quan hệ
như thế nào?
- Mời các nhóm làm câu 2 trả lời và bổ
sung
- GV chốt ý trên slide và giảng giải
1 Tình huống truyện:
a Xác định tình huống: Cuộc gặp gỡ
tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao- một
tử tù nguy hiểm và thày trò viên quản ngục
b Phân tích tình huống
- Không gian: nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ/ Thời gian:
Những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường HC kịch tính
- HC và VQN đối nghịch trên bình diện xã hội nhưng là tri kỉ trên bình diện nghệ thuật
éo le – HC bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách VQN tự do về nhân thân nhưng đang bị cầm tù về nhân cách Kết thúc: HC
đã giải cứu được VQN Sức mạnh của cái đẹp, cái thiên lương
2.Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
- Là nhân vật đẹp nhất đời văn của Nguyễn Tuân
- Hài hòa giữa tài năng và khí phách
- Nguyên mẫu: Cao Bá Quát
a Con người tài hoa, văn võ song toàn
Có tài viết chữ rất nhanh, đẹp
Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm
Có được chữ ông Huấn Cao mà treo – hơn một vật báu
Có tài bẻ khóa, vượt ngục, là người lãnh đạo
Bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc người tài
Bộc lộ sự trân trọng đối với nghệ thuật cao quí – thư pháp
b Con người có khí phách hiên ngang, bất khuất
Dấy binh chống triều đình
“Chọc trời khuấy nước”
Xuất hiện với hình ảnh chiếc thang gông
Trang 4- HC bị vào tù vì tội danh gì?
- Các nhóm làm câu 3 trình bày và bổ
sung
- GV chốt ý trên slide và giảng giải
Hành động “dỗ gông” +thái độ lạnh lùng
Thản nhiên nhận rượu, thịt; coi là việc trong cái hứng bình sinh
“Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn…”Mệnh lệnh
Trước khi ra pháp trường vẫn tự tại viết chữ
Bày tỏ sự ngưỡng mộ với những người có khát vọng cao đẹp, lí tưởng lớn lao, khí phách
Bộc lộ thầm kín khao khát vê một người lãnh đạo
c Con người có “thiên lương” trong sáng
Chống triều đình vì lí tưởng cao đẹp
Cho chữ Viên quản ngục để đền đáp một tấm lòng
Sau khi cho chữ, nói những lời xuất phát từ sâu thẳm trái tim
Bày tỏ niềm cảm phục sâu sắc trước tấm lòng cao khiết của một con người cao cả
3.Hình tượng nhân vật Viên quản ngục
a Đam mê nghệ thuật thư pháp
- Hết lời khen ngợi chữ Huấn Cao
- Có sở nguyện xin chữ Huấn Cao nên kiêng nể, biệt đãi, cúi đầu
- Băn khoăn, khổ sở vì không biết làm cách nào xin chữ
b Có tâm hồn cao quí
- Hiểu và đam mê nghệ thuật cao quí
- Trong hoàn cảnh xô bồ, sở nguyện vẫn không bị dập tắt
- Tấm lòng như “thanh âm trong trẻo”
- Cúi đầu: tấm lòng cao khiết
Bày tỏ niềm khâm phục đối với những người dù trong chốn tối tăm vẫn giữ được tâm hồn trong sáng
Khẳng định giá trị của nghệ thuật đích thực
4.Cảnh cho chữ và những lời tâm huyết
Trang 5- Các nhóm làm câu 4 trình bày và bổ
sung
- GV chốt ý trên slide và giảng giải
a Cảnh cho chữ
*Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Không gian: buồng tối chật hẹp
ẩm ướt, tường đầy màng nhện,…
- Thời gian: Đêm khuya, đêm cuối cùng của cuộc đời tử tù
- Cảnh tượng đối lập:
nhà tù tăm tối ><ánh sáng
đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa trắng tinh
Người cho chữ ( người tù
cổ đeo gông, chân vướng xiềng ung dung) >< Người xin chữ (viên quản ngục khúm núm, thầy thơ lại run run)
Trật tự xã hội đảo lộn, cái đẹp được thăng hoa
b Những lời tâm huyết
- Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống cùng tội ác
- Con người chỉ xứng đáng thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương\
- Muốn giữ thiên lương phải tránh
xa tội ác
Minh chứng rõ ràng nhất cho tấm lòng của con người dành cho con người
III Tổng kết (SGK/115)
Củng cố: Xem clip
( Nếu còn thời gian HS sẽ Chọn 1 trong 3 nội dung để thực hiện)
Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật HC, VQN, cảnh cho chữ và những lời tâm huyết (nhận 10 bài đầu tiên và mời lên bảng vẽ)