1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán quốc tế IAFC thực hiện

67 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 699,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kiểm toán như là một hoạt động tất yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường nên phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là kiểm toán độc lập. Mặt khác với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì sự kết nối các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Mặc dù kiểm toán là một ngành tương đối mới ở nước ta nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty vẫn rất gay gắt, vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là mục tiêu hàng đầu của các công ty kiểm toán qua đó để khẳng định vị thế của mình trên thương trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng. Các công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính để đưa ra các kết luận về tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính. Để làm được điều đó thì các kiểm toán viên phải thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán và hình thành kết luận kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của cuộc kiểm toán, do đó muốn nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán thì trước hết phải nâng cao chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên cũng cần phải tính đến hiệu quả kinh tế, nếu chi phí để nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán quá lớn thì hiệu quả mang lại cho công ty kiểm toán lại không được đảm bảo, phải làm sao để vừa có được hiệu quả kinh tế, vừa tiết kiệm được chi phí. Sau một thời gian tìm hiểu thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Quốc tế IAFC em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán quốc tế IAFC thực hiện” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Quốc tế IAFC thực hiện. Qua đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Nội dung đề tài gồm 2 chương : Chương 1 : Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán IAFC thực hiện. Chương 2 : Nhận xét và một số đề xuất hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán IAFC thực hiện. Để hoàn thành được đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo T.S Phan Trung Kiên và các anh chị trong công ty kiểm toán IAFC. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo và các anh chị trong công ty. Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ, đề tài của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty để đề tài được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kiểm toán như là một hoạt động tất yếu đểđáp ứng nhu cầu của thị trường nên phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là kiểm toánđộc lập Mặt khác với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì sự kết nối các nềnkinh tế trong khu vực và quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khókhăn cho các doanh nghiệp Mặc dù kiểm toán là một ngành tương đối mới ở nước

ta nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty vẫn rất gay gắt, vì vậy việc nâng cao chấtlượng cuộc kiểm toán là mục tiêu hàng đầu của các công ty kiểm toán qua đó đểkhẳng định vị thế của mình trên thương trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng

Các công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ chủ yếu là kiểm toán báo cáotài chính để đưa ra các kết luận về tính trung thực, hợp lý của các thông tin đượctrình bày trên báo cáo tài chính Để làm được điều đó thì các kiểm toán viên phảithu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán và hình thành kết luận kiểm toán.Bằng chứng kiểm toán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của cuộckiểm toán, do đó muốn nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán thì trước hết phải nângcao chất lượng của bằng chứng kiểm toán Tuy nhiên cũng cần phải tính đến hiệuquả kinh tế, nếu chi phí để nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán quá lớn thìhiệu quả mang lại cho công ty kiểm toán lại không được đảm bảo, phải làm sao đểvừa có được hiệu quả kinh tế, vừa tiết kiệm được chi phí Sau một thời gian tìm hiểuthực tiễn hoạt động tại công ty TNHH Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Quốc

tế IAFC em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán quốc tế IAFC thực hiện”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vận dụng kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Quốc tế IAFC thực hiện Qua đó đưa ramột số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứngkiểm toán

Trang 2

Nội dung đề tài gồm 2 chương :

Chương 1 : Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán IAFC thực hiện.

Chương 2 : Nhận xét và một số đề xuất hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán IAFC thực hiện.

Để hoàn thành được đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình củathầy giáo T.S Phan Trung Kiên và các anh chị trong công ty kiểm toán IAFC Emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo và các anh chị trong công ty

Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ, đề tài của em không thể tránhkhỏi thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anhchị trong Công ty để đề tài được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO

CÔNG TY KIỂM TOÁN IAFC THỰC HIỆN

1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHINH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN IAFC THỰC HIỆN

Trước khi thực hiện bất cứ một cuộc kiểm toán nào thì cũng cần tổ chức nhân sựtham gia kiểm toán Để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán công ty IAFC luôn chú

ý đến việc lựa chọn kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán Tùy thuộc vào đặcđiểm kinh doanh của khách hàng để phân công những KTV hiểu rõ về khách hàngtham gia kiểm toán Mặt khác công ty thường không thay đổi kiểm toán viên trongcác cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm Việc tham gia kiểm toáncho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho kiểm toán viên tích lũy đượchiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng Không phải lúc nàonguồn nhân lực cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy việc tổ chức sử dụng hợp lýnguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty Tùy vào quy mô cuộc kiểmtoán mà tổ chức đoàn kiểm toán cho phù hợp, nhưng một đoàn kiểm toán bao giờcũng gồm : một thành viên ban giám đốc, trưởng/phó phòng phụ trách soát xét chấtlượng, một trưởng nhóm và các trợ lý kiểm toán trực tiếp thực hiện công việc tạicông ty khách hàng

1.1.1 Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán IAFC thực hiện

Quy trình kiểm toán tại IAFC được xây dựng dựa trên phối hợp chặt chẽ giữaChuẩn mực kiểm toán quốc tế, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và những quy địnhpháp luật khác có liên quan Đồng thời, căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt vềquy mô, ngành nghề của công ty khách hàng mà công ty có thể xây dựng mộtchương trình kiểm toán mang những đặc điểm riêng phù hợp với từng đối tượngđược kiểm toán

Công ty hiện tại đang áp dụng phương pháp kiểm toán chuẩn IAM (Ifc AuditMethodology) được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vàQuốc tế, bên cạnh đó công ty còn tham khảo công nghệ của những hãng kiểm toán

Trang 4

lớn mà nhân viên của công ty đã từng làm việc IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc

về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi

ro Với những những công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được cácrủi ro tiềm ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàngtrong suốt quá trình kiểm toán

1.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn này bao gồm các bước đó là khảo sát, đánh giá khách hàng, thu thậpthông tin và lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi có quyết định kiểm toán, Ban giám đốc sẽ chỉ đạo KTV sắp xếp gặp

gỡ khách hàng bàn về các mục tiêu kiểm toán, tiến hành đánh giá sơ bộ về tình hìnhchung, lĩnh vực hoạt động và đặc điểm của khách hàng

Sau đó KTV tiến hành thu thập thông tin trong các báo cáo tài chính, các tàiliệu cần thiết cho cuộc kiểm toán, có thể trao đổi với nhân viên khách hàng để thuthập thông tin

Tiếp đó cần phải xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể, phân công công việccho các KTV Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽgiúp cho các giai đoạn sau thực hiện có kết quả tốt

1.1.1.2 Giai đoạn triển khai kiểm toán

Giai đoạn này là giai đoạn tiến hành các các trắc nghiệm chủ yếu là trắcnghiệm cơ bản để xác minh các thông tin phản anh trên báo cáo tài chính Các thủtục :

 Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng với các vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của khách hàng hiện hành;

 Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của khách hàng;

 Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính;

 Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh toán;

 Soát xét kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới và thanh toáncho các khoản đầu tư dở dang

 Phân tích tình hình biến động về vốn của khách hàng trong kỳ;

Trang 5

 Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phả trả

 Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Khách hàng và kiểmtra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán

 Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiếm soát nội bộ của Khách hàng trongviệc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngàykết thúc kỳ kế toán

 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng

 Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiếttrong từng trường hợp cụ thể

1.1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, các KTV hay các trợ lý kiểmtoán dựa trên kết quả của các trắc nghiệm để đưa ra kết luận và làm báo cáo nộp cáocho trưởng nhóm kiểm toán hay trưởng hoặc phó phòng phụ trách để tiến hành soátxét ở cấp phòng Sau đó báo cáo sẽ được gửi lên cấp quản lý cao hơn để soát xét cấpcông ty Các báo cáo sẽ được gửi bản thảo cho công ty khách hàng và có thể sẽ cócuộc thảo luận kết quả kiểm toán với công ty khách hàng, sau đó hoàn thiện báo cáo

và phát hành chính thức báo cáo kiểm toán, thư quản lý

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán tài chính của IAFC

1.2 VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1 Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán tổng quát tại công ty kiểm toán IAFC

Khi thực hiện một cuộc kiểm toán thì bất cứ công ty nào cũng mong muốnmang lại hiệu quả cao cho đơn vị được kiểm toán, hay nói cách khác là quan tâm tớihiệu quả của cuộc kiểm toán Để cuộc kiểm toán thành công, tránh sai sót thì nhấtthiết cần phải có kế hoạch kiểm toán cụ thể Trong kiểm toán báo cáo tài chính cũngvậy, lập kế hoạch kiểm toán là một yêu cầu, một nguyên tắc mà các kiểm toán viênphải tuân thủ Lập kế hoạch kiểm toán gồm sáu bước được thể hiện qua sơ đồ sau:

Lập kế hoạch kiểm toán

Tiến hành kiểm toán

Rà soát kết quả kiểm toán Tìm hiểu, khảo sát về khách thể kiểm toán, tiến hành thu thập thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Lập báo cáo kiểm toán

Trang 7

Sơ đồ 1.2 Các bước lập kế hoạch kiểm toán

1.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Công ty gửi thư mời đến các công ty khách hàng, các khách hàng tiềm năng sẽđược quan tâm Nếu các công ty có yêu cầu được kiểm toán thì phải xem xét khảnăng chập nhận kiểm toán, mục đích của cuộc kiểm toán để có kế hoạch cụ thể.Nếu Báo cáo tài chính được dùng rộng rãi thì mức độ trung thực hợp lý của thôngtin trên BCTC phải càng cao vì vậy nên số lượng và chất lượng bằng chứng phảiđược tăng lên Sau khi đã xác định được mục tiêu kiểm toán thì công ty kiểm toán

có kế hoạch, ước lượng quy mô và bố trí nhân sự cho hợp lý Cuối cùng là cử nhânviên công ty đến trao đổi với BGĐ công ty khách hàng nhằm trao đổi các điều kiệnkiểm toán như phí kiểm toán, thời gian hoàn thành Nếu công ty khách hàng đồng

ý thì sẽ kí hợp đồng kiểm toán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro kiểm toán Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và tiến hành thủ

Trang 8

1.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở

Kiểm toán viên cần tìm hiểu, nhận biết đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực hoạtđộng và quá trình phát triển kinh doanh của khách hàng Điều này là cần thiết khikiểm toán viên thực hiện kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức Đặcbiết cần phải quan tâm tới những thay đổi về quy mô của công ty khách hàng, tìmhiểu bên thứ ba có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng Kiểm toánviên có thể thu thập thông tin cơ sở từ nhiều nguồn khác nhau như: Trao đổi vớikiểm toán viên tiền nhiệm, thu thập từ hồ sơ kiểm toán thường trực, trực tiếp traođổi với Ban Giám đốc và V.v

1.2.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở giúp cho kiểm toán viên hiểu được các mặt hoạt độngkinh doanh của công ty khách hàng thì việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lýcủa công ty khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mangtính chất pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh

Những thông tin này có thể được thu thập trong quá trình tiếp xúc, trao đổi vớiBan Giám đốc Công ty khách hàng bao gồm các loại sau:

 Giấy phép thành lập và Điều lệ của Công ty

 Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc

 Các hợp đồng và các cam kết quan trọng

 Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán của năm hiện hành hay trong vài nămtrước

 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên có kếhoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể là nếu kiểm toán viên ướclượng mức trọng yếu càng cao, nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên Báo cáotài chính càng thấp, số lượng bằng chứng phải thu thập không cần nhiều lắm vàngược lại

Sau khi kiểm toán viên đã ước lượng được về tính trọng yếu cho toàn bộ Báocáo tài chính, kiểm toán viên thực hiện phân bổ mức ước lượng cho từng khoản mụctrên BCTC Việc phân bổ là để giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng

Trang 9

kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất

mà vẫn có thể đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vượt quámức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Căn cứ xác định mức trọng yếu của các sai phạm do công ty xây dựng:

Bảng 1.1: Căn cứ xác định mức độ trọng yếu của các sai phạm do công ty xây dựng

( Nguồn : tài liệu tại công ty IAFC )

Kiểm toán viên cần phải thực hiện đánh giá rủi ro trên toàn bộ Báo cáo tàichính và theo từng khoản mục Trên cơ sở các mức rủi ro, kiểm toán viên sẽ tính raquy mô và các loại bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập đối với từng mục tiêukiểm toán

1.2.1.4 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Kiểm toán viên cần phải có một số thông tin và hiểu biết về hệ thống kế toán vàkiểm soát nội bộ của công ty khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và có cách tiếpcận kiểm toán có hiệu quả Kiểm toán viên tiến hành đánh giá hiệu lực hiệu quả của

hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán, kiểm tra xem các thủ tục kiểm soát

có được áp dụng theo những nguyên tắc cơ bản không Các nguyên tắc đó là:Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm và nguyên tắc ủyquyền phê chuẩn

Các bằng chứng kiểm toán cho sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ củacông ty khách hàng bao gồm các thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế

Trang 10

toán và các thủ tục kiểm soát Để thu thập được các bằng chứng này kiểm toán viênthường vận dụng các phương pháp như :

 Xem xét quy định, chế độ và điều lệ hoạt động của công ty khách hàng

 Phỏng vấn BGĐ của công ty khách hàng

1.2.1.5 Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp

Xác định các vấn đề về thời gian của cuộc kiểm toán, chương trình kiểm toánriêng cho từng khoản mục riêng biệt

1.2.2 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán IAFC

Trong giai đoạn này KTV thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm mục đíchđưa ra các quyết định về kiểm toán chứ không phải là thu thập bằng chứng cho kếtluận kiểm toán Do đó việc thu thập bằng chứng kiểm toán ở giai đoạn này cần đượcthực hiện đúng với phạm vi và mục tiêu kiểm toán Việc thu thập bằng chứng kiểmtoán ở giai đoạn này cần chú ý sử dụng nguồn tài liệu đã có, kết hợp với quan sát,điều tra Ở công ty kiểm toán IAFC thì trong giai đoạn này thường sử dụng kỹ thuậtquan sát, phỏng vấn, các thủ tục phân tích và tính toán lại

1.2.2.1 Kỹ thuật quan sát

Là việc theo dõi một sự hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do ngườikhác thực hiện Việc quan sát được thực hiện bởi các giác quan của kiểm toánviên nhằm đánh giá một phạm vi lớn các sự việc Kiểm toán viên thường xuyênghi chép, đánh giá thông tin thu thập được thông qua quá trình quan sát các hoạtđộng của các phòng ban, quan sát hoạt động ở các phân xưởng sản xuất, hệ thống kếtoán Kỹ thuật này dễ sử dụng, thường được KTV dùng để đánh giá sơ bộ về công

ty khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (kiểm soát chất lượng kiểm toán)

”KTV và công ty kiểm toán phải thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chấtlượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty được kiểm toán và đối vớitừng cuộc kiểm toán ”

Trang 11

Qua tiếp xúc và quan sát công việc của nhân viên trong công ty khách hàng để

từ đó đưa ra các chính sách và thủ tục cần được thiết lập để quyết định nên haykhông nên tiếp tục kiểm toán Thu thập những thông tin về hoạt động của hệ thốngkiểm soát chất lượng để bảo đảm khả năng chấp nhận một khách hàng có ban quản

lý thiếu liêm chính là nhỏ nhất

1.2.2.2 Kỹ thuật phỏng vấn

Tại công ty kiểm toán IAFC thì công việc phỏng vấn thường được chia làm bagiai đoạn :Giai đoạn lập kế hoạch,thực hiện phỏng vấn và kết thúc phỏng vấn

 Giai đoạn lập kế hoạch phỏng vấn

Kiểm toán viên phải xác định mục đích, nội dung, đối tượng phỏng vấn, thờigian địa điểm phỏng vấn Kiểm toán viên chuẩn bị câu hỏi cho quá trình phỏng vấn

để phù hợp với mục tiêu kiểm toán nhằm thu được bằng chứng kiểm toán có chấtlượng cao nhất, tránh sự lãng phí thời gian cho việc phỏng vấn

Việc phỏng vấn được giao cho người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu tronglĩnh vực kiểm toán và đó thường là các trưởng nhóm kiểm toán Đối tượng phỏng vấnthường là thành viên trong Ban Giám Đốc của công ty khách hàng

 Giai đoạn thực hiện phỏng vấn

Thực chất quá trình phỏng vấn là một cuộc nói chuyện giữa kiểm toán viên vàBan Giám Đốc, kiểm toán viên vừa thu thập thông tin làm bằng chứng kiểm toán vừalàm quen với BGĐ công ty khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểmtoán Kiểm toán viên luôn cố gắng tạo không khí thân mật, cởi mở và chú trọng vàonhững vấn đề cần thiết để tránh làm mất thời gian của người được phỏng vấn, các dạngcâu hỏi được sử dụng bao gồm cả câu hỏi ” mở ” và câu hỏi ” đóng” Kiểm toán viên sẽchú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận các câu trả lời vào giấy làm việc làm bằng chứngkiểm toán và giúp cho việc phân tích, tổng hợp thông tin Trong một số trường hợp câutrả lời của các thành viên trong BGĐ không nhất quán thì kiểm toán viên có thể đặtthêm câu hỏi phụ để tìm được thông tin cần thiết Kiểm toán viên đề nghị BGĐ cungcấp các thông tin về quá trình thành lập và phát triển của công ty, các thông tin thu thậpđược sẽ được lưu vào hố sơ kiểm toán

 Kết thúc phỏng vấn

Kiểm toán viên rút ra những kết luận đúng đắn dựa trên những thông tin từ cuộc

Trang 12

phỏng vấn để phục vụ cho cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì phỏng vấn giúp cho kiểm toán viên thuthập những thông tin về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán

Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng

Đây thực ra là việc xác định người sử dụng Báo cáo Tài chính, KTV có thểtrực tiếp trao đổi phỏng vấn Ban Giám Đốc công ty khách hàng Nếu BCTC được

sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực hợp lý phải cao do đó số lượng bằng chứngcần thu thập càng nhiều

Tính liêm chính của BGĐ công ty khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ ) thì hoạt động của Hội đồng quản trị và BGĐ là các nhân tố cấu thành môitrường kiểm soát Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả củacác thủ tục kiểm soát, do đó nếu ban quản trị thiếu liêm chính cố tình tạo ra các gianlận thì ảnh hưởng của nó có thể dẫn tới việc KTV đưa ra ý kiến ” từ chối đưa ra ýkiến về BCTC của đơn vị ”

Kết hợp với các kỹ thuật khác KTV có thể đưa ra các nhận xét về thái độ làmviệc, cách xử lý các tình huống KTV đưa ra, qua đó có thể đánh giá về tính liêmchính của BGĐ công ty khách hàng

Giấy phép kinh doanh và điều lệ công ty

Thu thập những thông tin này giúp KTV hiểu được về quá trình hình thành

và phát triển, mục tiêu hoạt động, lĩnh vực kinh doanh theo đăng kí của công tykhách hàng KTV sẽ tiến hành phỏng vấn BGĐ công ty để thu thập giấy phép kinhdoanh của công ty, điều lệ công ty

Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 (Hiểu biết về tình hình kinh doanh)thì để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cầnthiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện,nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viênthì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toánviên hoặc đến báo cáo kiểm toán Ví dụ: Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu biết về

Trang 13

tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định nộidung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

Tham quan nhà xưởng

Trong quá trình tham quan nhà xưởng, quan sát cơ sở vật chất trang thiết bịcủa công ty khách hàng, KTV có thể phỏng vấn các nhân viên tại xưởng để hiểu rõhơn về hoạt động sản xuất tại công ty khách hàng, qua đó có thể thu thập đượcnhiều thông tin hữu ích cho cuộc kiểm toán

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ): Kiểm toán viên phải có đầy đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soátnội bộ của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểmtoán hiệu quả

1.2.2.3 Kỹ thuật phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 (Quy trình phân tích): Kiểmtoán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạnsoát xét tổng thể về cuộc kiểm toán Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập

kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính(Ví dụ: Mối quan hệ giữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩmsản xuất với công suất máy móc, thiết bị )

Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:

 So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;

 So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kếhoạch bán hàng );

 So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấuhao ước tính );

 So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy

mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷsuất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp )

Trang 14

1.2.2.4 Kỹ thuật tính toán

 Đánh giá trọng yếu

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (Tính trọng yếu trong kiểmtoán): Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu cóthể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặtđịnh lượng Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, kiểm toánviên còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót Ví dụ: Việckhông chấp hành chế độ kế toán hiện hành có thể đợc coi là sai sót trọng yếu nếudẫn đến việc trình bày sai các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm cho người sử dụngthông tin tài chính hiểu sai bản chất của vấn đề; hoặc trong báo cáo tài chính khôngthuyết minh những vấn đề có liên quan đến hoạt động không liên tục của doanhnghiệp

 Đánh giá rủi ro

Rủi ro kiểm toán là những mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ranhững nhận xét không chính xác về các thông tin tài chính và đó là sai sót nghiêmtrọng Có ba loại rủi ro kiểm toán:

Rủi ro cố hữu : là các rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công

ty khách hàng, đó là sự nghi ngờ về số dư tài khoản nào đó trong một nghiệp vụ

Rủi ro kiểm soát : là rủi ro liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của công

ty khách hàng HTKSNB hoạt động không hiệu quả dẫn đến xảy ra các sai phạmtrọng yếu mà không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm

Rủi ro phát hiện : là khả năng xảy ra các sai sót, gian lận mà không đượcngăn chặn, phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và các kiểm toán viên cũngkhông phát hiện được

 Đánh giá mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (Tính trọng yếu trong kiểmtoán): Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố cóthể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Đánh giá củakiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giaodịch chủ yếu sẽ giúp kiểm toán viên xác định được các khoản mục cần được kiểm

Trang 15

tra và quyết định nên áp dụng thủ tục chọn mẫu hay thủ tục phân tích Việc đánh giámức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịch chủ yếu sẽgiúp kiểm toán viên lựa chọn đợc những thủ tục kiểm toán thích hợp và việc kết hợpcác thủ tục kiểm toán thích hợp đó với nhau sẽ làm giảm được rủi ro kiểm toán tớimức độ có thể chấp nhận được.

Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan

hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp vàngược lại Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nộidung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, nhiều khilập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấpnhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Trường hợp này kiểm toán viên

có thể:

a) Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặcthực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểmsoát; hoặc

b) Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vicủa những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến

1.2.3 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

1.2.3.1 Kỹ thuật quan sát

Khi KTV chưa hiểu biết rõ ràng về hoạt động của công ty khách hàng đối vớikhoản mục cần được kiểm toán thì KTV sử dụng kỹ thuật quan sát KTV có thể thuthập được thông tin cơ bản về khoản mục kiểm toán, cách thiết kế công việc, cách

xử lý tình huống liên quan đến khoản mục kiểm toán cụ thể Sau quá trình quan sát,KTV ghi chép những thông tin thu thập được và những nhận xét của mình vào giấy

tờ làm việc

1.2.3.2 Kỹ thuật phỏng vấn

KTV thiết kế hệ thống các câu hỏi cụ thể để tiến hành phỏng vấn và thu thậpthông tin về HTKSNB của công ty khách hàng về từng khoản mục cụ thể Xem xétHTKSNB của công ty khách hàng hoạt động có hữu hiệu hay không, qua đó phối

Trang 16

hợp để đưa ra nhận định về mức độ rủi ro của từng khoản mục cụ thể và KTV tiếnhành các thử nghiệm kiểm soát.

Theo chuẩn mực kiểm toán số Việt Nam số 500: “Thử nghiệm kiểm soát là việckiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và vận hành hữuhiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.” Cụ thể bằng chứng kiểmtoán phải chứng minh được:

+ Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích hợp đểngăn ngừa phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu

+ Hoạt động kiểm soát được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế trên thực

tế, bằng chứng về sự vận hành hữu hiệu này liên quan đến cách thức áp dụng cáchoạt động kiểm soát về tính nhất quán trong quá trình áp dụng và đối tượng áp dụnghoạt động đó

1.2.3.3 Thủ tục phân tích

+ Xem xét tính độc lập, tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ : Tính độc lập

và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới tínhchính xác của các dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thủ tụcphân tích

+ Ước tính giá trị và giá trị ghi sổ

+ Phân tích nguyên nhân chênh lệch nếu có sự chênh lệch giữa giá trị ước tínhcủa kiểm toán viên và giá trị ghi sổ nếu có

Tiếp theo đó kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục

cụ thể bằng cách vận dụng các kỹ thuật sau :

1.2.3.4 Kỹ thuật tính toán

Kiểm toán viên tiến hành cộng dồn số liệu trong tài liệu chi tiết và đối chiếu với

số liệu tổng hợp, xem xét chính xác về mặt số học của các khoản mục hay không

 Xác nhận: Thực hiện kỹ thuật gửi thư xác nhận về số dư tài khoản, về cácnghiệp vụ xảy ra, về những nghi vấn của kiểm toán viên cho bên thứ ba, cóthể là ngân hàng, các đối tác của công ty

 Kiểm tra vật chất: Là kỹ thuật kiểm kê đối với các tài sản hữu hình, công cụdụng cụ, hàng tồn kho, tiền tại quỹ…tiến hành kiểm kê vật chất giúp cho

Trang 17

kiểm toán viên thấy được sự hiện hữu về mặt số lượng tại thời điểm tiếnhành kiểm tra.

1.2.4 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

KTV có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ xảy ra sau ngày lập báo cáo đểxác định liệu có gì xảy ra mà có thể ảnh hưởng đến cách đánh giá hay công khai báocáo đang được kiểm toán hay không? Các công việc được tiến hành thường baogồm:

 Phỏng vấn: Ban Giám Đốc về sự hiện diện của các khoản nợ ngoài ý muốntiềm ẩn hay các cam kết hay các thay đổi đáng kể về tài sản, kết cấu vốn củacông ty

 Kiểm tra tài liệu: Kiểm toán viên sẽ xem xét lại các báo cáo nội bộ được lậpsau ngày lập bảng cân đối kế toán, tập trung vào các biến trong kinh doanhhay môi trường doanh nghiệp đang hoạt động Kiểm toán viên kiểm tra cácgiải trình của Ban Giám Đốc về nguyên nhân các nghiệp vụ phát sinh thêm,xem xét trách nhiệm của ban giám đốc với các nghiệp vụ này

 Lấy xác nhận: Khi thu thập xác nhận về các khoản nợ ngoài ý muốn, đểkiểm soát các sự kiện tiếp theo sau cho đến ngày viết báo cáo kiểm toán,KTV yêu cầu ghi ngày và gửi thư xác nhận vào ngày dự kiến hoàn thànhcông việc

 Kỹ thuật phân tích: Vào giai đoạn hoàn thành hầu hết các thủ tục kiểm toánđặc thù cho các lĩnh vực được kiểm toán, điều cần làm là tổng hợp tất cảcác kết quả để đưa ra một kết luận chung.Cuối cùng kiểm toán viên phảiquyết định liệu đã tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận của báo cáo tài chínhđược trình bày phù hợp với nguyên tắc kế toán được thừa nhận, áp dụngnhất quán với các báo cáo của năm trước hay chưa.Ở giai đoạn này côngviệc thường do trưởng nhóm kiểm toán tiến hành Trưởng nhóm kiểm toán

sẽ tập hợp các vấn đề phát sinh từ các KTV khác và tiến hành phân tíchcuối cùng đối với các khoản mục

KTV thường áp dụng thủ tục phân tích soát xét để đánh giá tính đồng bộ vàxác thực của thông tin tài chính thu thập được Tất cả diễn biến bất thường củacác thông tin này so với số liệu của đơn vị, số liệu năm trước, số bình quân

Trang 18

ngành, các thông tin tài chính khác và các thông tin không có tính chất tài chínhđều phải được giải thích thấu đáo Thủ tục này giúp kiểm toán viên xác địnhnhững bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng để làm vững chắc ý kiến củakiểm toán viên

 Kỹ thuật chung để đưa ra báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên lập bút toán điều chỉnh gửi cho khách hàng và tiến hành traođổi với khách hàng để có những thỏa thuận thống nhất về bút toán điều chỉnh.Cuối cùng kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán

Nhằm mục đích giúp đơn vị khách hàng chấn chỉnh công tác quản lý tàichính kế toán và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phát hànhthư quản lý và báo cáo kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700thì thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể gồm: hiện trạng thực tế, khả năngrủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó

1.3 THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY IAFC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG

1.3.1 Thực hiện các kỹ thuật kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán tại công ty khách hàng ABC và XYZ

Trong giai đoạn này kiểm toán viên quan tâm, tìm hiểu tới hoạt động kinhdoanh, tổ chức kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng Qua

đó kiểm toán viên phân tích sơ bộ, dự kiến thời gian, nội dung, mức độ của các thủtục kiểm toán, xác định các khoản mục các khoản mực cần chú ý, xác minh Để thuthập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn này kiểm toán viên của công ty kiểmtoán IAFC thường sử dụng các phương pháp : quan sát, phỏng vấn,phân tích và tínhtoán

1.3.1.1 Kỹ thuật quan sát

 Với công ty ABC

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Trang 19

Sau khi thực hiện quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh và thái độ làm việc,cách thức xử lý công việc của BGĐ tại công ty ABC kiểm toán viên nhận thấy cóthể chấp nhận kiểm toán công ty ABC sau đó kiến nghị lên ban lãnh đạo công tykiểm toán IAFC và được đồng ý

Bảng 1.2 Quyết định phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán mới

Trong đó:

DNNN: Doanh nghiệp có vốn Nhà nước

ĐTNN: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

D/A: Các dự án của tổ chức quốc tế tài trợ

Qua quá trình tham quan nhà xưởng, các phòng ban trong công ty ABC kiểm toánviên thu được một số thông tin như sau :

Bảng 1.3: Tổng hợp từ quan sát

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN QUỐC TẾ IAFC

BẢN PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN MỚI

Khách hàng: Công ty ABC

Kỳ kiểm toán: 31/12/2009

Nguồn giới thiệu : thư mời kiểm toán

Thông tin về khách hàng:

Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất kinh doanh giấy, đũa tre…

Yêu cầu cung cấp dịch vụ : Kiểm toán BCTC

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Trang 20

 Với công ty XYZ

Do công ty XYZ là khách hàng lâu năm của công ty kiểm toán IAFC nênviệc chấp nhận kiểm toán là rất nhanh chóng Ban lãnh đạo công ty đưa ra quyếtđịnh tiếp tục thực hiện kiểm toán

Bảng 1.4 : Quyết định tiếp tục kiểm toán tại công ty XYZ

Khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2009

Thông tin thu thập qua quan sát Ngày thực hiện : 16/3/2010

- Ban Giám Đốc công ty làm việc hiệu quả, quản lý tốt các nhân viên, luôn quantâm tới tình hình công ty, nắm bắt được những thay đổi…

- Các nhân viên trong công ty làm việc chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy trongcông ty, ít vi phạm, sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc đúng thờihạn…

- Nhân viên phòng kế toán có năng lực, hiểu biết, nhiệt tình giúp đỡ kiểm toánviên Kế toán trưởng giỏi chuyên môn, phân công công việc cho các kế toán viênhợp lý

- Các phòng ban có sự liên kết với nhau nhưng còn chưa được hiệu quả lắm, việcđối chiếu giữa kế toán và thủ kho không được thực hiện thường xuyên

- Các bộ phận trong công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện đúng chức năngnhiệm vụ

- Hàng hóa, vật tư được bảo quản tốt, sắp xếp gọn gàng

- Công tác kế toán tại thực hiện đầy đủ, theo quy định

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

IAFCBẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC THỰC HIỆN KIỂM TOÁNKhách hàng: Công ty XYZ

Kỳ kiểm toán: 31/12/2009

Năm bắt đầu kiểm toán: 2007

Nội dung hoạt động kinh doanh: sản xuất kinh doanh các loại ống nhựa PP, PVC…PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Trang 21

Trong đó:

DNNN: Doanh nghiệp có vốn Nhà nước

ĐTNN: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

D/A: Các dự án của tổ chức quốc tế tài trợ

Vì công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của công ty nên việc thực hiện một sốthủ tục quan sát để đánh giá về hoạt động tại công ty XYZ kiểm toán viên có thể bỏqua

1.3.1.2 Kỹ thuật phỏng vấn

Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết bên tronghoặc ở bên ngoài đơn vị, phỏng vấn được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản sẽcung cấp những thông tin chưa có hoặc những thông tin bổ sung để cũng cố nhữngbằng chứng đã có

Trình tự các bước để thực hiện một cuộc phỏng vấn của công ty kiểm toán IAFCđược thực hiện theo sơ đồ :

Lập kế hoạch cho cuộc phỏng vấn

Tóm tắt điểm chính và ghi chép vào giấy làm việc

Hỏi thêm câu hỏi Đánh giá câu trả lời Lắng nghe câu trả lời Đặt câu hỏi

Trang 22

Sơ đồ 1.3 Trình tự các bước thực hiện phỏng vấn của công ty kiểm toán IAFC

 Thông tin thu thập được từ công ty ABC

Qua trao đổi với BGĐ công ty Kiểm toán viên được biết BCTC sẽ được sử dụngrộng rãi do đó cần phải có quy mô mẫu chọn lớn hơn, các bằng chứng thu thậpcàng phải nhiều hơn

 Đặc điểm của Công ty ABC

Công ty ABC là doanh nghiệp cổ phần, được thành lập và hoạt động theo giấyphép kinh doanh số 12834 ngày 24 tháng 5 năm 2007 do Ủy Ban Nhân Dân tỉnhHải Phòng cấp

Chức năng hoạt động: Sản xuất Giấy đế dập nhũ xuất khẩu, giấy tiêu dùngtrong nước, đũa tre, ván ép, đồ trang trí nội thất, bao bì nhựa, giấy carton, vải da,cácloại khung cửa nhôm, sắt, kính trắng, kính màu V.v Sản phẩm chính của Công ty

là giấy đế xuất khẩu 100%, sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số đối tượng

là thương nhân của Hàn Quốc

Trong thời gian này, Công ty ABC đang muốn huy động thêm vốn để mở rộngsản xuất, xây dựng thêm nhà máy nên thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng

 Thị trường hoạt động : Công ty hoạt động ở thị trong và ngoài nước

 Các chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được

Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được ố chỉ tiêu chủ yếu đạt được t s ch tiêu ch y u ỉ tiêu chủ yếu đạt được ủ yếu đạt được ếu đạt được đạt được được t c

Trang 23

Năm Doanh thu thuần(đ) Lợi nhuận thuần(đ) Tỷ suất LN thuần/DT thuần

 Hội đồng Quản trị và ban quản lý

- Hội đồng quản trị gồm: 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 4 Uỷ viên

- Ban Giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc

là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán, duyệt các chứng từ kế toán saukhi có kiểm soát của kế toán trưởng

- 01 Kế toán trưởng

 Cơ cấu tổ chức

- Các phòng ban chức năng: Ban kiểm soát, ,phòng hành chính, phòng kếhoạch vật tư, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng kinhdoanh thị trường chứng khoán, các phân xưởng

- Trung bình số nhân viên làm việc : khoảng 700 người

- Các đơn vị thành viên: Văn phòng đại diện tại Thành phố Đài Loan, Chi nhánh Công ty tại Hải Dương, Lào Cai, Lạng Sơn

KHOHSIUNG- Trụ sở chính

12 A Đường K- Tp Hải Phòng

Điện thoại: 031.642.144 ; Fax 031.642.185

 Ngân hàng giao dịch

- Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Phòng

- Ngân hàng Công Thương Hải Phòng

- Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng

Trang 24

Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng công ty ABC để tìm hiểu

tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại công ty Thông tin thu thập được ghi chépvào giấy làm việc và minh hoạ qua Bảng 1.6 như sau:

Bảng 1 6 : Bằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng

Bảng 1.6: Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng ( tiếp )

Bảng 1.5 Bằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn BGĐ

Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2009

Phỏng vấn kế toán trưởng Ngày thực hiện : 16/3/2010

a Tổ chức công tác kế toán và nhân sự của phòng kế toán

1 Kế toán trưởng : Phan Văn Hồng

2 Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh : kế toán lương, bảo hiểm xã hội, tiền mặt

3 Bà Lê Thị Giang : Công nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng

4 Bà Trần Thu Trang : Kế toán tổng hợp, công nợ phải thu

5 Bà Phạm Ngọc Diệp : Thủ quỹ

b Các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Không có

c Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

d Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ

e Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác

- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để lập Báo cáo tài chính là Việt Nam Đồng (VND)

- Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang ViệtNam Đồng theo tỉ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

f Trong năm Công ty có các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng

tồn kho, công nợ phải thu khó đòi V.v

g Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định

- Giá trị tài sản cố định xác định bằng nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế

- Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng

- Tỷ lệ khấu hao cho các nhóm tài sản như sau:

Nhóm tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao

Nhà cửa, vật kiến trúc 3-9%

Máy móc thiết bị động lực 7-12%

Phương tiện vận tải truyền dẫn 8%

Máy móc thiết bị văn phòng 9%

h Hàng tồn kho

- Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo giá bình quân gia quyền tháng

- Công ty đã kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm 30/12 hàng năm

i Doanh thu được ghi nhận khi hàng đã xuất bán, dịch vụ đã cung cấp, có biên bảnthanh lý hợp đồng hoặc giấy nhận nợ của khách hàng và phát hành hoá đơn giá trịgia tăng cho khách hàng

k Chính sách tiền lương: Tiền lương của nhân viên quản lý theo hợp đồng đã kí,tiền lương của công nhân trực tiếp theo đơn giá tiền lương cụ thể

Trang 25

Bảng 1.7: B ng ch ng ki m toán thu th p qua ph ng v n k toán tr ằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng ứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng ểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng ập qua phỏng vấn kế toán trưởng ỏng vấn kế toán trưởng ấn kế toán trưởng ếu đạt được ưởng ng

Bộ phận kế toán của Công ty có được phân công

phân nhiệm vụ một cách rõ rang hay không?

Trang 26

Các văn bản của Bộ tài chính liên quan đến công

tác kế toán tại công ty có được cập nhật thường

xuyên và phổ biến cho các kế toán viên không?

Trình độ, năng lực của các kế toán viên có phù hợp

với công việc được giao không?

Công ty có áp dụng phần mềm kế toán không? 0

Ghi chú : : Thể hiện câu trả lời có

0: Thể hiện câu trả lời không

Mặt khác kiểm toán viên cũng sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn Ban Giám Đốc

và kế toán trưởng :

Bảng 1.8: Bằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn BGĐ

Ban lãnh đạo có thường xuyên gặp gỡ, động viên các

nhân viên trong công ty không?

Công ty có chia thành các phòng ban riêng không? 

Trang 27

Mỗi phòng ban đảm nhiệm một công việc, chức năng

riêng phải không ?

Trình độ, năng lực của các nhân viên trong công ty có

phù hợp với công việc được giao không ?

Các nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn, phân công phân

nhiệm, bất kiêm nhiệm có được thực hiện đầy đủ

không ?

Ghi chú : : Thể hiện câu trả lời có

0: Thể hiện câu trả lời không

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng ABC kiểm toánviên IAFC tiến hành phỏng vấn BGĐ và các nhân viên kế toán thông qua các câuhỏi dạng đóng, trả lời “có” hoặc “không” Thông qua các câu trả lời của người đượcphỏng vấn kiểm toán viên sẽ đánh giá được những nhược điểm của hệ thống kiểmsoát nội bộ công ty ABC

Bảng 1.9 Trích hệ thống câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Công ty có thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ riêng

Trang 28

Có thường xuyên cập nhật chế độ mới không? 

Các nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn, phân công phân

nhiệm, bất kiêm nhiệm có được thực hiện đầy đủ

không ?

Ghi chú : : Thể hiện câu trả lời có

0: Thể hiện câu trả lời không

Kết luận : Hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty ABC khá tốt, làm việc có hiệu quả

Thông tin thu thập được từ công ty XYZ

Công ty XYZ là khách hàng lâu năm của công ty kiểm toán IAFC nên trong kì kiểmtoán này kiểm toán viên không tiến hành phỏng vấn để tìm hiểu thông tin về ngànhnghề sản xuất kinh doanh, hay các thông tin khác đã biết Kiểm toán viên tiến hànhphỏng vấn BGĐ công ty XYZ xem có thay đổi gì quan trọng trong hoạt động củacông ty hay không? Phỏng vấn kế toán trưởng xem có thay đổi gì trong cách hạchtoán, tính giá không ? Nói tóm lại KTV có thể bỏ qua việc phỏng vấn để tìm hiểucác thông tin cơ sở mà chỉ chú trọng quan tâm đến các thông tin cần thiết liên quanđến các khoản mục kiểm toán

1.3.1.3 Kỹ thuật phân tích

Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ranhững xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thôngtin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến Kỹ thuậtphân tích gồm ba nội dung : Đánh giá tính hợp lý, phân tích xu hướng , phân tích tỷsuất

Trong giai đoạn này thủ tục phân tích được áp dụng để thu thập các thông tin

về nội dung BCTC, đánh giá tính hợp lý của BCTC, qua đó xác định những vấn đềcần quan tâm kiểm toán Kỹ thuật này góp phần tiết kiệm thời gian cho kiểm toántrong việc kiểm tra chi tiết, mang lại hiệu quả cao.Trong giai đoạn lập kế hoạchCông ty kiểm toán IAFC thường đánh giá tính hợp lý chung của Báo cáo kết quả

Trang 29

kinh doanh Kiểm toán viên lập bảng phân tích và đối chiếu, so sánh để xác địnhchênh lệch năm nay và năm trước, tăng giảm như thế nào… Qua đó phát hiệnnhững biến động bất thường và sẽ kiểm tra trong giai đoạn sau.

Trang 30

Năm 2009 có chi phí tài chính tăng đột biến, bằng 439,68 % so với năm 2008,

vì vậy kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết khoản mục này và yêu cầucông ty ABC cung cấp tài lieu liên quan Các chỉ tiêu được đánh giá là có mức rủi

ro cao gồm : Tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,chi phí tài chính Các chỉ tiêu được đánh giá là có mức rủi ro trung bình như: lợinhuận khác, tổng lợi nhuận trước thuế

Bảng 1.11: Phân tích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2009 c a công ty ABC ủ yếu đạt được

-Các khoản phải thu 8.791.028.973 24,60 28.497.524.523 44,93 19.706.494.551

Phải thu của khách hàng 5.366.800.867 15,01 10.776.579.267 16,98 5.409.778.401Trả trước cho người bán 128.269.851 0,359 8.524.106.655 13,45 8.395.836.804Thuế GTGT được khấu trừ 1.155.437.406 3,22 1.519.815.770 2,41 364.378.365

Vốn KD ở các ĐV trực

Phải thu khác 2.137.023.576 5,99 7.677.021.834 12,11 5.539.998.257

Hàng tồn kho 10.123.594.549 28,31 6.664.195.018 10,51 -3.459.399.531Nguyên vật liệu tồn kho 6.584.307.983 18,43 3.769.385.144 5,93 -2.814.922.836

Công cụ, dụng cụ 70.625.575 0,21 85.342.016 0,129 14.716.442Chi phí SXKD dở dang 1.248.507.339 3,48 1.723.256.326 2,71 474.748.988Thành phẩm tồn kho 1.575.611.785 4,42 111.030.813 0,181 -1.464.580.973

Trang 31

Tài sản cố định 14.175.676.276 39,66 8.060.802.016 12,70 -5.435.434.934

Tài sản cố định hữu hình 14.175.676.276 39,66 8.060.802.016 12,70 -5.435.434.934

Nguyên giá 17.545.566.560 49,09 11.766.432.885 18,550 -5.779.133.678Hao mòn luỹ kế -3.369.900.286 -9,42 -3.705.630.878 -5,85 -335.730.595

Các khoản đầu tư dài

nộp 379.923.293 1,060 -911.785.719 -1,440 -1.291.709.011Phải trả CNV 257.646.601 0,720 298.925.655 0,470 41.279.055Phải trả phải nộp khác 2.236.078.480 6,250 3.865.717.148 6,08 1.629.638.680

Chi phí phải trả 151.910.695 0,43 620.108.176 0,980 468.197.484 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ

HỮU 22.047.647.667 61,68 51.034.382.856 80,450 28.986.735.190 Nguồn vốn-Quỹ 21.730.913.434 60,80 50.977.315.045 80,37 29.246.401.612 Nguồn vốn kinh doanh 16.371.290.829 45,80 25.371.290.829 39,99 9.000.000.001

Chênh lệch tỷ giá -40.675.855 -0,110 42.061.681 0,070 82.737.534Quỹ đầu tư phát triển 1.989.465.236 5,57 4.254.146.209 6,70 2.264.680.970Quỹ dự phòng tài chính 399.778.645 1,120 564.672.590 0,90 164.893.947Lãi chưa phân phối 3.011.054.576 8,43 953.846.736 1,500 -2.057.207.841

Nguồn kinh phí, quỹ

Trang 32

thành TSCĐ

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 35.749.752.326 100,000 63.440.089.145 100,00 27.690.336.773

Qua bảng phân tích Bảng cân đối kế toán nêu trên, các chỉ tiêu được đánh giá

là có mức rủi ro cao như: trả trước cho người bán, phải thu của khách hàng phải thukhác, nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho, nguyên giá tài sản cố định,nguồn vốn kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cổ phiếu ngân quỹ,thặng dư vốn góp các khoản được đánh giá là có mức rủi ro trung bình như: Tiềngửi ngân hàng, góp vốn liên doanh, hàng gửi bán

Các khoản mục được đánh giá là có mức rủi ro cao, biến động lớn thì sẽ đượckhoanh vùng, chú ý kiểm tra và việc kiểm tra chi tiết sẽ được thực hiện ở bước sau

0.127 0.704

2 Tỷ suất lợi nhuận

* Tỷ suất LNST/ Doanh thu

* Tỷ suất LN / Vốn chủ sở hữu

0.102 0.350

0.088 0.155

3 Tình hình tài chính

* Nợ phải trả / Tổng tài sản 0.383 0.196

Trang 33

* TSLĐ / Nợ ngắn hạn

* Khả năng thanh toán nhanh : Tiền / Nợ ngắn

hạn

1.870 0.010

3.789 0.684

Nhận xét :

Từ bảng phân tích cho thấy có sự biến động trong cơ cấu vốn của công ty ABC,

tỷ trọng TSCĐ lại giảm đi rất nhiều trong tổng tài sản Cần phải xem xét lại tổng sốtài sản cố định và các giấy tờ liên quan để chứng minh được sự thay đổi trên

Năm 2009 việc kinh doanh không được hiệu quả bằng năm 2008, các tỷ suất lợinhuận đều nhỏ hơn so với năm 2008

1.3.1.4 Kỹ thuật tính toán

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Căn cứ vào bảng xác định mức trọng yếuđối với các khoản mục mà công ty kiểm toán IAFC đã xác định từ trước kiểm toánviên lập bảng xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục như sau :

Bảng 1.13 : Tổng hợp từ tính toán

Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2009

Ngày đăng: 02/09/2018, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w