1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện

69 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 847,5 KB

Nội dung

Kết luận và các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện ...59 3.1.1.. Các kiế

Trang 1

Trờng đại học kinh tế quốc dân

toán việt thực hiện

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thu Hiền

Lớp chuyên ngành : Kiểm toán 49A MSSV : CQ493417

Chuyên ngành : Kiểm toán

Giáo viên hớng dẫn : TS Tô Văn Nhật

Hà Nội 5- 2011

Phan Thị Thu Hiền Lớp : Kiểm toỏn 49A

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU……… ……….

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .7

1.1 Khái quát về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt 7

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Bằng chứng kiểm toán 7

1.1.2 Khái quát kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt 14

1.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt 19

1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 19

1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 21

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 23

2.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán 23

2.1.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng ABC 23

2.1.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng XYZ 27

2.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán 31

2.2.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán tại khách hàng ABC 31

2.2.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn 41

Trang 3

Thực hiện kiểm toán tại khách hàng XYZ 41

2.3 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán 57

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 59

3.1 Kết luận và các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện 59

3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 59

3.1.2 Những vấn đề tồn tại 59

3.2 Các kiến nghị mang tính giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện 62

3.2.1 Hoàn thiện Thủ tục phân tích 62

3.2.2 Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ 63

3.2.3 Về việc áp dụng phương pháp chọn mẫu 63

3.2.4 Xây dựng cơ sở pháp lý, chế độ kế toán phù hợp 63

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán công ty ABC 21

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thông tin thu thập được từ Phỏng vấn KH 24

Bảng 2.3 Bảng thu thập thông tin cơ sở khách hàng XYZ 25

Bảng 2.4:Phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ 26

Bảng 2.5: Biên bản kiểm kê vật tư tại Công ty 30

Bảng2.6 : Thông tin thu thập được qua quá trình Phỏng vấn 32

Mẫu 1: Mẫu thư xác nhận số dư các khoản phải thu 33

Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc KTV - Tính toán tiền 35

Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên với khoản mục Doanh thu 36

Bảng 2.9 : Bảng kiểm soát thư xác nhận Tiền gửi ngân hàng 31/12/2009 38

Bảng 2.10: Biên bản kiểm kê Quỹ tiền mặt tại công ty XYZ 41

Bảng 2.11 : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty XYZ 43

Bảng2.12: Bảng Tổng hợp kết quả xác nhận TK 131 45

Bảng 2.13: Thông tin thu thập được qua quan sát Công ty XYZ 46

Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV 48

Bảng 2.15: Phân tích các đối ứng bất thường 50

Bảng 2.16: Trích giấy tờ làm việc KTV kiểm tra chi tiết đối ứng bất thường 52

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ Viết Tắt Ký Hiệu Viết Tắt

3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

10 IAG Văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế

15 VIETCPA Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Việt

LỜI MỞ ĐẦU

Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong những nămvừa qua đã mở ra những cơ hội mới, và cả những thách thức, yêu cầu khắt khe của tiến

Trang 6

trình hội nhập; mà sự lớn mạnh và phát triển tương xứng của dịch vụ kiểm toán là mộttrong những yêu cầu đó Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa đòi hỏi hoạt động kinh doanh

và quản lý của các doanh nghiệp phải có hiệu quả, đồng thời các công ty kiểm toán cần

có bước tiến nhảy vọt và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để thực hiện tốtchức năng tư vấn và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của doanh nghiệp, gópphần làm minh bạch thông tin tài chính, tạo niềm tin cho nguời sử dụng thông tin trongviệc đưa ra các quyết định kinh tế cũng như các quyết định quản lý

Như chúng ta đã biết Bằng chứng kiểm toán đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính, nó không những là cơ sở hình thành

ý kiến của kiểm toán viên mà còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt độngcủa kiểm toán viên trong quá trình tiến hành kiểm toán Vì lẽ đó, việc hoàn thiện các

kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết đối vớicác công ty và tổ chức kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tối thiểu hóa chiphí và cung cấp những thông tin với mức đảm bảo cao nhất cho người sử dụng Nhận

thức được vấn đề này, Em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật

thu thập Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện”

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của việc vậndụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, chuyên đề phát hiện ra những hạnchế còn tồn tại trong vấn đề này đồng thời đưa ra những kiến nghị mang tính giải phápnhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói riêng

và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nói chung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Chuyên đề nghiên cứu về việc vận dụng kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công tyTrách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Việt

Phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề nêu lên thực trạng việc vận dụng kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán tại hai khách hàng điển hình của Công ty Trách nhiệm hữuhạn Kiểm toán Việt

Nội dung chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Chuyên đề gồm 3 chương sau:

Trang 7

Chương I: Đặc điểm và vai trò của việc vận dụng kỹ thuật thu thập Bằng chứngkiểm toán trong Kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương II: Thực trạng vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trongkiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện

Chương III: Kết luận và các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thuthập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểmtoán Việt thực hiện

Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề của Em được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở áp dụng phươngpháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp kỹ thuật như phươngpháp toán học, tư duy lôgic, diễn giải, phân tích, phương pháp sơ đồ, bảng biểu…kếthợp với việc nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán của các năm trước và những kiến thức thuđược trong quá trình tham gia trực tiếp các cuộc kiểm toán tại khách hàng

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi, học hỏi nhưng do trình độ bảnthân còn có nhiều hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế còn rất ít ỏi nên không tránhkhỏi những nhầm lẫn, sai sót, những cái nhìn chưa được toàn diện và sâu sắc Em rấtmong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo để Chuyên đề thực tậpcủa Em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo hết sức tận tình của thầy giáo

TS Tô Văn Nhật trong suốt quá trình thực hiện Chuyên đề này Đồng thời Em cũngxin cảm ơn Ban Giám đốc cũng như các anh chị nhân viên Phòng Kiểm toán tài chính1- Công ty TNHH Kiểm toán Việt đã tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ Em trong quátrình thực tập vừa qua

Sinh viên

Phan Thị Thu Hiền

Trang 8

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt

Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứađựng đầy đủ sắc thái “kiểm toán” ngay từ khi ra đời vào những năm đầu thập niên 90cũng như trong quá trình phát triển Khác với kiểm toán hoạt động, kiểm toán tài chínhhướng tới việc xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính Bởi vậy, việc thuthập Bằng chứng kiểm toán (BCKT) là mục đích trực tiếp của kiểm toán tài chính.Kiểm toán viên (KTV) cần tiến hành vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT để thuđược những BCKT thích hợp và đầy đủ làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán Để

có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT, thì việc cónhững hiểu biết rõ ràng về BCKT là vô cùng cần thiết

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Bằng chứng kiểm toán

1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của Bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 (VSA 500),đoạn 05 được định nghĩa như sau: "Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thôngtin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên cácthông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toánbao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từnhững nguồn khác"

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 500 (ISA 500): Bằng chứng kiểm toánchỉ tất cả các thông tin mà chuyên gia kiểm toán thu được để đưa ra các kết luận, dựatrên đó hình thành nên ý kiến của mình Các thông tin này bao gồm các tài liệu chứng

từ và các tài liệu kế toán hỗ trợ cho báo cáo tài chính; các thông tin này xác minh chonhững thông tin có từ các nguồn khác

Như vậy, BCKT bao gồm cả thông tin nhân chứng và thông tin vật chứng màkiểm toán viên thu thập làm cơ sở cho ý kiến của mình về Báo cáo tài chính được kiểmtoán BCKT có tính đa dạng, các loại BCKT khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đếnviệc hình thành ý kiến kết luận kiểm toán Do đó, KTV cần có nhận thức cụ thể về cácloại bằng chứng một cách hữu hiệu khi thực hành kiểm toán

Trang 9

BCKT có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành ý kiến kết luận kiểm toán.

Từ đó, sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập

và sau đó là đánh giá BCKT của KTV Việc kiểm toán gồm có hai chức năng và cả haiđều liên quan đến bằng chứng giúp chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc thuthập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng thích hợp để KTV có thể đưa ra kết luậnxác đáng về đối tượng được kiểm toán

1.1.1.2 Phân loại Bằng chứng kiểm toán

Phân loại theo nguồn gốc

Phân loại BCKT theo nguồn gốc là căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu

có liên quan đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trìnhkiểm toán

Theo cách phân loại này, BCKT được chia thành:

BCKT do kiểm toán viên tự khai thác và đánh giá thông qua kiểm kê, quan sát

Quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ: là những thông tin, tài liệu

do kiểm toán viên ghi chép lại thông qua việc quan sát hệ thống kiểm soát nội bộdoanh nghiệp, có dẫn chứng theo thời gian khảo sát…

BCKT do doanh nghiệp cung cấp

Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và chuyển đến các đơn vị khác sau

đó quay trở lại đơn vị như: các uỷ nhiệm chi…

Chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển trong nội bộ doanhnghiệp, như các phiếu chi, phiếu xuất vật tư, hoá đơn bán hàng

Các sổ kế toán, báo cáo kế toán của doanh nghiệp lập

Những thông tin (lời nói, ghi chép ) của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ hoặcnhững giải trình của những người có liên quan trong đơn vị cho kiểm toán viên…

BCKT do bên thứ 3 độc lập cung cấp

Các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trực tiếp cho kiểmtoán viên, như: các bảng xác nhận nợ phải trả của các chủ nợ ; Bảng xác nhận các

Trang 10

khoản phải thu của các khác nợ; hoặc số dư tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xácnhận….

Các bằng chứng được lập do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đếnbáo cáo tài chính của doanh nghiệp, như hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp, số phụngân hàng…

Các ghi chép độc lập hoặc các báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành cóliên quan đến doanh nghiệp…

Phân loại BCKT theo hình thức biểu hiện

Căn cứ vào hình thức biểu hiện của BCKT thì BCKT được chia thành các loạisau:

Các bằng chứng vật chất là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được

trong quá trình thanh tra hoặc quá trình kiểm kê các tài sản hữu hình như: hàng tồnkho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt, các loại chứng khoán…

Thuộc loại này gồm có các biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kêquỹ tiền mặt, các chứng khoán, biên bản kiểm kê TSCĐ hữu hình…

Các bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao nhất, bởi vì bằng chứng vật chất đượcđưa ra từ việc kiểm tra trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không

Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được

qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toánviên Ví dụ như: các ghi chép kế toán và ghi chép nghiệp vụ của doanh nghiệp, các báocáo kế toán, các bản giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp…;Các chứng từ, tàiliệu do các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp như: các văn bản các giấy xácnhận, các báo cáo của bên thứ 3 có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệpđược kiểm toán như cơ quan thuế, hải quan, bên bán, bên mua…; Các tài liệu tính toánlại của kiểm toán viên: thông qua việc xác minh, phân tích số liệu, tài liệu, kiểm toánviên tính toán lại số liệu của doanh nghiệp được kiểm toán để đưa ra những bằngchứng cho những ý kiến có lý của mình như: tính toán lại giá các hoá đơn, việc tínhtrích khấu hao TSCĐ, tính giá thành, phân bổ chi phí, khoá sổ kế toán, quá trình lấy sốliệu để lập báo cáo kế toán

Các bằng chứng tài liệu này củng cố tính thuyết phục, nhưng độ tin cậy khôngcao bằng những bằng chứng vật chất

Các bằng chứng kiểm toán bằng miệng như bằng chứng thu thập từ giải thích

của Ban Giám đốc hoặc nhân viên là loại bằng chứng có độ tin cậy thấp nhất

Trang 11

Các Bằng chứng kiểm toán đặc biệt

Ngoài các BCKT cơ bản được thu thập thông qua các kỹ thuật trên, trong một sốtrường hợp đặc biệt, phải thu thập thêm các BCKT Bằng chứng thường gặp thuộc loạinày là ý kiến chuyên gia, giải trình của Ban giám đốc hay sử dụng tài liệu của kiểmtoán viên nội bộ, kiểm toán viên khác hay bằng chứng về các bên hữu quan

Ý kiến của chuyên gia: Do kiểm toán viên không thể am hiểu tất cả mọi lĩnh vực

của xã hội, vì vậy các chuẩn mực kiểm toán cho phép họ được sử dụng ý kiến củanhững chuyên gia có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vựcchuyên môn nào đó, ngoại trừ lĩnh vực kế toán và kiểm toán Ví dụ như đánh giá giá trịcủa tài sản quý hiếm, công trình nghệ thuật

Giải trình của Ban giám đốc: kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng về

việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập vàtrình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính Vì thế, “kiểm toán viên phải thu thậpđược các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán ” (VSA

580 - Giải trình giám đốc)

Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức là để

phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của đơn vị, tuy nhiên kết quả kiểm toán của bộ phậnnày có thể vẫn hữu ích cho kiểm toán viên độc lập cần quan tâm đến kết quả kiểm toánnội bộ khi chúng có liên quan đến công việc của mình

Tư liệu của các kiểm toán viên khác: Vấn đề này phát sinh khi kiểm toán báo

cáo tài chính của một đơn vị có nhiều bộ phận (chi nhánh, công ty con, công ty liêndoanh hay công ty thành viên của tập đoàn…) đã được kiểm toán bởi các kiểm toánviên khác Trong trường hợp này, kiểm toán viên kiểm toán cho đơn vị đó (gọi là kiểmtoán viên chính) phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình đối với báo cáo tài chính củatoàn đơn vị Thay vì phải thực hiện lại công việc kiểm toán tại các bộ phận, kiểm toánviên chính có thể sử dụng công việc của các kiểm toán viên khác Để sử dụng tư liệucủa kiểm toán viên khác, kiểm toán viên chính phải xác định ảnh hưởng của công việc

do kiểm toán viên khác thực thi đến cuộc kiểm toán của mình

Tư liệu của các bên hữu quan: Bên liên quan và những mối quan hệ với các bên

liên quan có ảnh hưởng lớn đến nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính Thôngtin về các bên này cần phải được công bố những vấn đề cần thiết để giúp người sử

Trang 12

dụng hiểu được về bản chất của các mối liên hệ và những nhiệm vụ phát sinh giữa cácbên liên quan.

1.1.2.3 Các quyết định về Bằng chứng kiểm toán

Với đối tượng trực tiếp và thường xuyên là các bảng khai tài chính mà bộ phậnquan trọng là Báo cáo tài chính – bao gồm các thông tin tổng hợp liên quan đến toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh trong một năm tài chính được kiểm toán, kiểm toán tàichính không thể tiến hành kiểm tra và đánh giá tất cả các bằng chứng do sự hạn chế vềmặt thời gian, chi phí cũng như nguồn nhân lực Do đó, KTV phải xác định số lượngbằng chứng thích hợp cần thu thập để có thể đánh giá một cách toàn diện về đối tượng cầnkiểm toán Và để làm được điều đó, KTV cần đưa ra bốn loại quyết định sau:

- Những thể thức kiểm toán cần áp dụng

Thể thức kiểm toán là hướng dẩn chi tiết về quá trình thu thập một bằng chứngkiểm toán cá biệt phải thu thập ở một thời điểm nào đó trong một cuộc kiểm toán Khithiết kế các thể thức kiểm toán, thường phải sắp xếp chúng theo thứ tự trong nhưngphương thức cụ thể để giúp cho việc sử dụng chúng như hướng dẩn trong suốt cuộckiểm toán

- Quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định

Theo VSA số 530: Lấy mẫu kiểm toán: là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số

phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, saocho mọi phần tử đều có hội để chọn Lấy mẫu sẽ giúp cho KTV thu thập và đánh giá bằngchứng kiểm toán về đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cốkết luận về tổng thể Như vậy quy mô mẫu có thể là một vài phần tử hay tất cả các phần tửtrong tổng thể

- Những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể.

Xác định xong quy mô mẫu chọn cho từng thể thức kiểm toán, KTV cần phảixác định các khoản mục cá biệt để kiểm tra

- Xác định thời gian hoàn thành các thể thức

Việc xác định thời gian của thể thức kiểm toán có thể ngay từ kỳ kế toán màBCTC phản ánh chưa kết thúc; hoặc có thể rất lâu sau khi kỳ kế toán đó kết thúc.Trong cuộc kiểm toán các BCTC, khách hàng thường muốn cuộc kiểm toán hoàn thànhtrong vòng từ một đến 3 tháng sau khi kết thúc năm tài chính

Trang 13

1.1.2.4 Các tính chất của Bằng chứng kiểm toán

Để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình đòi hỏi KTV phải thu thập nhữngbằng chứng có tính thuyết phục, tính thuyết phục được thể hiện bởi hai tính chất quantrọng là tính hiệu lực và tính đầy đủ

Tính hiệu lực của bằng chứng

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 500 (ISA500) và Các văn bản chỉ đạo kiểmtoán quốc tế số 8 (IAG8) đề cập đến hai khía cạnh về tính hiệu lực của bằng chứngkiểm toán là sự xác đáng (Relevence) và độ tin cậy (Validity) của bằng chứng

Sự xác đáng của bằng chứng (Relevence) có thể hiểu là sự phù hợp của bằngchứng tương ứng với mỗi cơ sở dẫn liệu Sự xác đáng chỉ có thể nghiên cứu trong cácđiều kiện của mục tiêu kiểm toán đặc thù hay là chỉ có thể nghiên cứu đối với từng cơ

sở dẫn liệu đặc thù BCKT có thể xác đáng đối với cơ sở dẫn liệu này nhưng lại khôngxác đáng đối với cơ sở dẫn liệu khác Theo VSA500, đoạn 15: “Bằng chứng kiểm toánphải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính Bằng chứng liên quanđến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việcthiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị hàng tồn kho đó)” Mỗibằng chứng có thể thoả mãn nhiều cơ sở dẫn liệu cùng lúc nhưng không phải là tất cả.Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáotài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghingờ đó

Các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của bằng chứng:

- Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng Bằng chứng vật chất và hiểubiết của KTV về các lĩnh vực kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứngbằng lời Ví dụ như

- Thứ hai là Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị: bằng chứng thu được trongđiều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt thì có độ tin cậy cao hơn so vớiBCKT thu được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả

- Thứ ba là Nguồn gốc thu thập BCKT: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lậpvới đối tượng kiểm toán thì càng có hiệu lực (độ tin cậy cao) Ví dụ, bằng chứng thuđược từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng in sao kê ngân hàng, giấy báo số dưkhách hàng do ngân hàng gửi đến, xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi và cáckhoản công nợ, hoá đơn bán hàng ) có độ tin cậy cao hơn BCKT có được nhờ khách

Trang 14

hàng cung cấp (ví dụ như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầu liên quan đến hoạtđộng được kiểm toán).

- Thứ tư là Sự kết hợp của các bằng chứng: theo VSA500 đoạn 17 (IAG8-đoạn8): “Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi nó được thông tin từ nhiềunguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận Trường hợp này kiểm toán viên có thể

có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin

có được từ những bằng chứng riêng rẽ”

Tính đầy đủ của bằng chứng

Tính đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay qui mô cần thiết của bằng chứngkiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Quá trình xác định tính đầy đủcủa bằng chứng kiểm toán không hề có tiêu chuẩn chính thức mà chỉ phụ thuộc vào sựđánh giá chủ quan của kiểm toán viên Trong thực tế, quyết định của kiểm toán viênphải dựa trên số lượng bằng chứng đủ để thuyết phục những đối tượng quan tâm Sựthử nghiệm đối với tính đầy đủ của bằng chứng thể hiện ở chỗ liệu kiểm toán viên cóthể thuyết phục người khác rằng cơ sở của bằng chứng mà anh ta thu thập được đảmbảo cho kết luận cuối cùng mà anh ta đưa ra

Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

- Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp thì càng

cần thu thập nhiều hơn

- Tính trọng yếu xét trong mối tương quan với tổng thể các thông tin tài chính:

Đối với các khoản mục nghiệp vụ đơn vị đánh giá là trọng yếu thì số lượng bằng chứngkiểm toán viên phải thu thập càng nhiều

- Mức độ rủi ro của sai sót: Đối với những bộ phận, khoản mục nghiệp vụ được

đánh giá là có rủi ro lớn thì số lượng bằng chứng phải thu thập càng nhiều và ngượclại Các rủi ro này có thể bị ảnh hưởng của bản chất nội dung của chỉ tiêu và hiệu lựccủa kiểm soát nội bộ

- Chi phí cho kiểm toán: Trong quá trình ra quyết định về bằng chứng, chi phí

kiểm toán và tính thích hợp của bằng chứng đều phải được xem xét nhằm thu thập đủ

số lượng bằng chứng đáng tin cậy với tổng chi phí thấp nhất Thực tế thì mức độ khóthu thập cũng như chi phí thu thập đối với những bằng chứng quan trọng không thể là

lí do chấp nhận được khi viện dẫn lí do đó cho sự bỏ qua không thu thập các bằngchứng này

Trang 15

1.1.2 Khái quát kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán, chúng tanhận thấy được sự ảnh hưởng trực tiếp của bằng chứng kiểm toán đến việc đưa ra ýkiến của KTV, nên việc thu thập được những bằng chứng kiểm toán thuyết phục là mộtvấn đề vô cùng quan trọng Vận dụng, kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhưthế nào để thu được những bằng chứng đầy đủ và thích hợp nhất, nâng cao chất lượng,hiệu quả của cuộc kiểm toán luôn là vấn đề trăn trở từng ngày của các công ty kiểmtoán nói chung và VIETCPA nói riêng Tuy mới thành lập nhưng VIETCPA đã nhanhchóng hòa nhập chung vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực Với mục tiêu đạt chuẩnquốc tế, VIETCPA đang tích cực hoàn thiện mình và với chiến lược quốc tế hóa độingũ nhân viên, VIETCPA thường xuyên hợp tác và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệpvới bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước, không ngừng phấn đấu, học hỏi, rút ranhững bài học kinh nghiệm từ các công ty kiểm toán đi trước và áp dụng những tiến bộ

về khoa học công nghệ để hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, nângcao chất lượng cuộc kiểm toán Hiện nay, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

đã được cải thiện một cách đáng kể Các nhân viên của Công ty đã được đào tạo mộtcách bài bản không chỉ trên lý thuyết mà còn được đào tạo ngay chính trong mỗi cuộckiểm toán Các KTV được đào tạo cả về mặt kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt việcthu thập bằng chứng kiểm toán Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lý luận chung về các kỹthuật thu thập BCKT cũng như việc vận dụng nó vào thực tiễn tại VIETCPA:

vị khách hàng

Bên cạnh đó, phương pháp này khá tốn kém về mặt chi phí, thời gian, hơn thế nữa, kếtquả kiểm tra vật chất chỉ cho biết về sự sở hữu của tài sản trong doanh nghiệp chứkhông cho thấy được quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với tài sản đó(trường hợp hàng hóa nhận giữ hộ, lấy tiền vay từ các cá nhân để bù đắp thiếu hụt

Trang 16

trong két tiền mặt )

Kỹ thuật kiểm kê là một kỹ thuật cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao tuynhiên trên thực tế VietCPA vẫn chưa áp dụng triệt để việc vận dụng kỹ thuật này do sựhạn chế về mặt chi phí, thời gian cũng như do những điều kiện khách quan từ phíakhách hàng Thông thường, để khắc phục nhược điểm của kỹ thuật này các KTVthường tiến hành kết hợp kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu nhằm đưa ra sựkhẳng định về quyền sở hữu cũng như tình trạng của tài sản

Có hai loại xác nhận là xác nhận khẳng định và xác nhận phủ định, xác nhậnkhẳng định là loại xác nhận đòi hỏi sự phúc đáp của người nhận trong mọi trường hợp,xác nhận phủ định là loại xác nhận chỉ cần phúc đáp trong trường hợp số liệu xác nhận

bị chênh lệch Xác nhận khẳng định tốn kém chi phí hơn so với xác nhận phủ định

Lấy xác nhận là một trong các biện pháp hiệu quả mà KTV sử dụng trong thuthập BCKT cung cấp các bằng chứng về sự tồn tại và quyền sở hữu tài sản và đôi khi làcác bằng chứng về sự tính giá và tính đúng kì Độ tin cậy của bằng chứng loại này caonhưng tính chính xác của thông tin cần xác nhận dễ bị vô hiệu hoá nếu bên thứ bakhông độc lập, không nhận được thư phản hồi do khách hàng từ chối xác nhận, thư gửinhầm địa chỉ, thậm chí là gửi tới khách hàng không có thật,… Khi đó, KTV cần phảiyêu cầu các nhà quản lý giải trình và nếu cần thiết thì phải áp dụng thủ tục thay thế

Phương pháp lấy xác nhận được vận dụng tương đối bài bản và theo đúng quytrình tại VietCPA, việc lựa chọn giữa các loại thư xác nhận khẳng định hay phủ địnhđược thực hiện khá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, từng trường hợp cụthể dựa trên sự hợp lý về chi phí xác nhận

Trang 17

1.1.2.3 Xác minh tài liệu

Đây là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, chứng từ sổ sách cóliên quan sẵn có trong đơn vị được kiểm toán

Đối với các tài liệu do bên thứ ba độc lập tạo ra: đây là loại bằng chứng kết hợpbên trong và bên ngoài, được chuẩn bị bởi bên thứ ba và gửi tới bên khách hàng Bằngchứng loại này có nguồn thu thập đáng tin cậy hơn so với các loại tài liệu thông thườngđược chuẩn bị bởi bên ngoài Đối với các tài liệu do khách hàng tạo ra và luân chuyểnnội bộ: đây là loại bằng chứng bên trong, không chính thức và ít tin cậy Độ tin cậy củaloại bằng chứng này phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơnvị

Việc xác minh tài liệu này có thể tiến hành theo hai hướng:

- Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán: khi muốn chứng minhrằng nghiệp vụ phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ

- Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc: khi muốn thu thập bằngchứng về tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh

Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thu thập thấp hơn so với các phươngpháp khác Tuy nhiên độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào nguồn gốc tài liệu cungcấp do tài liệu có thể bị sửa chữa hoặc giả mạo

Xác minh tài liệu được thực hiện khi số dư của khoản mục là không thể ướcđoán được hoặc khi khách hàng yêu cầu Kiểm tra tài liệu mất nhiều thời gian hơn vàthiên về kiểm tra theo hướng khai khống Đây là công việc không thể thiếu và khôngthể thay thế trong cuộc kiểm toán

1.1.2.4 Quan sát

Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động củađơn vị được kiểm toán Có thể là quan sát kiểm kê, quan sát các hoạt động của đơn vị,quan sát việc xử lý các hóa đơn chứng từ… Thủ tục quan sát rất hữu ích trong nhiềuphần hành của cuộc kiểm toán đặc biệt là trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộcủa khách hàng

Kỹ thuật quan sát chủ yếu được dùng kết hợp với kỹ thuật khác làm tăng độ tincậy cho bằng chứng kiểm toán, vì bản thân nó không thu thập những bằng chứng có thểdùng để đưa ra những kết luận cụ thể và chính xác Mặt khác, quan sát chỉ cung cấpđược bằng chứng ngay tại thời điểm quan sát, không bảo đảm được rằng hoạt độngđược duy trì liên tục Thực hiện quan sát là một công việc tốn khá nhiều thời gian

Trang 18

Tại VietCPA, KTV thường sử dụng kỹ thuật quan sát nhằm củng cố thêm độ tincậy cho các bằng chứng thu thập từ kỹ thuật kiểm kê hay phỏng vấn KTV có thể tiếnhành quan sát vào bất kỳ thời điểm nào nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin thuđược.

1.1.2.5 Phỏng vấn

Phỏng vấn là quá trình KTV thu thập những thông tin bằng văn bản hay bằng lờinói thông qua việc đặt ra những câu hỏi cho những người có hiểu biết về vấn đề màKTV quan tâm như: các chính sách kiểm soát nội bộ hay sự hoạt động của các quy chếnày

Một cuộc phỏng vấn thông thường được chia thành ba bước:

Chuẩn bị phỏng vấn: KTV xác định mục đích, đối tượng và nội dung cần thiết để

đưa ra trọng điểm cần phỏng vấn, thời gian phỏng vấn… để thu được câu trả lời mongmuốn, tránh những nội dung lan man và tiết kiệm được thời gian kiểm toán

Thực hiện phỏng vấn: KTV có thể đặt câu hỏi ở dạng “đóng” hoặc dạng “mở” tùy

theo mục đích phỏng vấn Khi đặt câu hỏi, KTV phải nêu rõ ý muốn hỏi, không nên mang ýchung chung hay sử dụng các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu Sau khi đặt câu hỏi, KTVcần chủ động lắng nghe và đánh giá câu trả lời từ phía khách hàng Nếu cảm thấy nội dungcâu trả lời chưa giải thích được thắc mắc, KTV có thể đặt thêm các câu hỏi hoặc giải thích rõnghĩa của câu hỏi để có được thông tin cần thiết từ phía khách hàng

Kết thúc phỏng vấn: Sau khi thực hiện phỏng vấn, KTV cần tóm tắt những điểm

chính của các câu trả lời, nắm bắt những nội dung trọng tâm và ghi chép vào tài liệu làmviệc để làm bằng chứng kiểm toán

Phỏng vấn giúp KTV thu thập thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của KTV,thu thập được những thông tin chưa có nhưng do những hạn chế cố hữu của nó nhưthiếu tính khách quan, chất lượng của bằng chứng phụ thuộc vào trình độ hiểu biết củangười được hỏi nên tại VIETCPA kỹ thuật này chủ yếu là để củng cố cho các bằngchứng được thu thập từ các phương pháp khác Trên thực tế, việc đưa ra những câu hỏi,lắng nghe và đánh giá câu trả lời là những công việc đòi hỏi KTV phải có am hiểu vềđơn vị khách hàng, có kiến thức chuyên ngành vững chắc để có thể thu thập nhữngthông tin giá trị nhất nên chủ yếu do các trưởng nhóm thực hiện, các trợ lý kiểm toánhầu như không thực hiện công việc này

Trang 19

1.1.2.6 Tính toán

Tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác về mặt số học

trong việc tính toán và ghi sổ

Đây là phương pháp đơn giản, được sử dụng nhiều nhất khi kiểm tra chi tiết cáckhoản mục bao gồm các công việc như: cộng dồn các số dư, số phát sinh tăng, giảmtheo tháng, quý của từng tài khoản theo đối ứng nợ, có Sau đó, tiến hành đối chiếukết quả do KTV thực hiện so với kết quả do kế toán của khách hàng thực hiện để pháthiện chênh lệch và đưa ra các bút toán điều chỉnh cần thiết

Kỹ thuật này cho bằng chứng có độ tin cậy cao về mặt số học nhưng chỉ thuầntúy số học, không quan tâm đến sự phù hợp của tính giá; việc thực hiện có phần phứctạp và mất nhiều thời gian đặc biệt đối với các công ty lớn Do đó, KTV cần kết hợpvới nhiều loại bằng chứng khác để xác minh tính chính xác của các con số

dự kiến của kiểm toán viên Sau khi tiến hành so sánh, nếu phát hiện ra các chênh lệch,KTV sẽ điều tra để tìm ra các nguyên nhân chênh lệch nhằm phát hiện những sai sóthay những biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

 Phân tích xu hướng (Phân tích ngang)

Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ.Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ nàyvới thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh thông tin giữa các tháng trong kỳ hoặc sosánh số dư của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện những biến độngbất thường để KTV phát hiện những khoản biến động bất thường để qua đó tiến hànhkiểm tra chi tiết

Trang 20

 Phân tích tỷ suất (Phân tích dọc) : là cách thức so sánh các số dư tàikhoản hoặc các loại hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý vềtình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác cùng tập đoàn hay trongcùng ngành đó.

Trong ba loại hình phân tích trên, kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ liệu hoạtđộng, dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệunày Do đó mức độ chính xác hay độ tin cậy của bằng chứng thu được khi kiểm tra tínhhợp lý được xem là cao nhất Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa các báocáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấpthông tin có giá trị Phân tích xu hướng được xem là phân tích có độ tin cậy thấp nhất

vì kỹ thuật này dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước

Thủ tục phân tích được đánh giá là phương pháp kiểm toán tốn ít thời gian vàchi phí Chỉ cần phân tích ban đầu qua giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đã có thểxác định đâu là khoản mục không trọng yếu và bỏ qua, đi sâu vào những khoản mụctrọng yếu Qua đó, kiểm toán viên có được cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Bằng chứng kiểm toán thu được có độ tin cậy cao vì sửdụng các nguồn dữ liệu độc lập với số liệu kế toán

1.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Việt

Việc vận dụng linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tàichính tại công ty TNHH Kiểm toán Việt thể hiện rõ nét qua từng giai đoạn của cuộckiểm toán:

1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, công ty sẽ cử cán bộ là người thuộcban lãnh đạo công ty hoặc kiểm toán viên đến gặp trực tiếp khách hàng vận dụng các

kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như quan sát, phỏng vấn để tìm hiểu sơ bộ vềkhách hàng như: ngành nghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán cácnăm trước (nếu có)

Trong giai đoạn này, KTV thường áp dụng thủ tục phỏng vấn nhằm thu thậpnhững hiểu biết chung về khách hàng, phỏng vấn nhân viên của công ty khách hàng vềngành nghề kinh doanh, chính sách kế toán, HT-KSNB để đưa ra những đánh giá banđầu về tính hiệu quả của HTKSNB …phỏng vấn chuyên gia, người có hiểu biết, kinh

Trang 21

nghiệm về ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động, phòng vấn trực tiếp nhữngKTV tiền nhiệm đối với những khách hàng lâu năm Kỹ thuật quan sát cũng được ápdụng khá triệt để trong giai đoạn này như quan sát hoạt động của các bộ phận, việc chấphành giờ giấc, kỷ luật lao động, thái độ của Ban Giám đốc trong điều hành với mục đíchđánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ , tính chính trực của Ban Giám đốc KTVcòn tiến hành kiểm tra tài liệu liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như Giấyphép thành lập, Điều lệ công ty; Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của các nămhiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản họp Hội đồng quản trị, họp cổ đông,BGĐ; Các hợp đồng và cam kết quan trọng khách hàng đã ký nhằm thu thập nhữnghiểu biết chung nhất về công ty khách hàng Thông qua đó, KTV sẽ tiến hành những thủtục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của công ty để nhận diện những vấn đề bấtthường, xác định được những khu vực có tính rủi ro cao để có kế hoạch kiểm toán hợp lý

và tiết kiệm chi phí Tại VIETCPA, thủ tục phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng các số

dư trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công tykhách hàng và phân tích các tỷ suất như tỷ suất về khả năng thanh toán, phân tích khảnăng sinh lời nhằm tìm ra những biến động bất thường của công ty khách hàng Đối vớicác rủi ro phát hiện tại giai đoạn lập kế hoạch cần xác định rõ TK ảnh hưởng, thủ tụckiểm toán cơ bản cho rủi ro đó Các thủ tục kiểm tra cơ bản này cần được bổ sung vàochương trình kiểm tra cơ bản đối với các TK tương ứng

Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạtđộng của DN Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phầnkhác của hệ thống KSNB Việc tận dụng tốt, linh hoạt và triệt để những ưu điểm củacác kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu để có những hiểu biết tốt về hệthống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệthống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng

Có thể thấy rằng việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tronggiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là vô cùng quan trọng Với những bằng chứng thu đượcnhư thế sẽ đưa ra được những định hướng rõ ràng cho cuộc kiểm toán chỉ cho các thànhviên trong nhóm kiểm toán biết những việc phải làm, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng,

ăn khớp giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán để có thể tiến hành cuộc kiểm toántheo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý

Trang 22

1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Sau khi đã lập được kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTV bắt đầu tiến hành thu thậpcác bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tàichính Trong giai đoạn này tất cả các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đều được

sử dụng một cách linh hoạt và triệt để:

Thu thập thông tin từ bên thứ ba độc lập về số dư các khoản tiền gửi ngân hàng,

cổ phiếu, trái phiếu, các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng ký gửi, khoản kýcược, kỹ quỹ nhằm giải thích cho những nghi ngờ của KTV Tại VIETCPA

Phỏng vấn

- Phỏng vấn kế toán của công ty khách hàng khi có những vần đề thắc mắcnhư phỏng vấn về nguyên nhân những khoản chênh lệch, giải thích nội dung củanghiệp vụ…

- Phỏng vấn những nhân viên khác trong công ty như nhân viên phòng nhân

sự về chính sách lương, nhân viên phòng bán hàng về chính sách giảm giá, chiếtkhấu , thủ kho về việc ghi chép quá trình nhập xuất kho

- Phỏng vấn nhân viên của công ty khách hàng để kiểm tra tính hiệu quả củaviệc thiết kế và thực hiện một thủ tục kiểm soát như phỏng vấn nhân viên của kháchhàng về quy chế tạm ứng

Quan sát

Quan sát tình trạng hoạt động của tài sản, tình trạng bảo quản, điều kiện anninh HTK, các thủ tục nhập xuất HTK, thái độ làm việc của nhân viên khi KTVphỏng vấn, hay quan sát hoạt động thường ngày tại các bộ phận

Tính toán

Tính toán lại các khoản lãi, khấu hao TSCĐ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,thuế, phân bổ lại các khoản chi phí, tính lại giá vốn HTK nhằm kiểm tra tính đúngđắn của các số liệu trên sổ sách kế toán

Thủ tục phân tích

KTV dựa trên những phân tích tỷ suất: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán &phân tích xu hướng: phân tích xu hướng của các khoản phải thu, phải trả, khoản đầu tư,

Trang 23

chi phí hoạt động, giá vốn, doanh thu để xem xét tính hợp lý, nhận diện những biếnđộng bất thường trên từng khoản mục.

Kiểm tra chi tiết

Xác minh tài liệu để kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu haychi phí, kiểm tra tính có thực của các khoản đầu tư ngắn hạn, chi phí trả trước haymột nghiệp vụ phát sinh ,kiểm tra việc tính lương, kiểm tra tính tuân thủ của khoảntạm ứng

Sau khi tiến hành các thủ tục, KTV sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về các saisót, chênh lệch phát hiện được kết hợp với việc xem xét về tính trọng yếu của các sai sótđấy để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

Thủ tục phân tích được sử dụng một lần nữa để xem xét tính hợp lý chung củabáo cáo tài chính đã được kiểm toán Tuy nhiên việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằngchứng kiểm toán này tại VIETCPA chưa được chú trọng, việc xem xét lại tính hợp lýchung còn tương đối sơ sài

Trên đây là những trình bày mang tính khái quát nhất về các kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán cũng như cách vận dụng nó trong các cuộc kiểm toán Báo cáotài chính được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán Việt (VIETCPA) Để hiểu rõhơn về việc vận dụng linh hoạt các kỹ thuật này trong từng cuộc kiểm toán cụ thểchúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cụ thể trong chương tiếp theo

Trang 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN

Công ty TNHH kiểm toán Việt có hệ thống khách hàng rất đa dạng và phongphú, chia thành hai loại là khách hàng truyền thống và khách hàng mới, bao gồm rấtnhiều loại hình doanh nghiệp, từ đầy đủ các thành phần kinh tế, bao phủ khắp mọi lĩnhvực như lĩnh vực sản xuất; dịch vụ; xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, các khách hàngtrong lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực dầu khí, đóng tàu Trong phạm vi chuyên đề nàychúng ta sẽ chỉ nghiên cứu tại hai khách hàng điển hình của VIETCPA là công ty ABC

và công ty XYZ

Chúng ta có thể thấy rằng việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toántrong kiểm toán Báo cáo tài chính đối với mỗi khách hàng là không giống nhau, tùythuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình doanh nghiệp mà KTV và công

ty kiểm toán sẽ áp dụng những kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.Trong phạm vi chuyên đề này, em lựa chọn hai khách hàng ABC và XYZ, hai kháchhàng mà việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được thể hiện khá

rõ nét và đầy đủ Hơn thế nữa, việc lựa chọn và xác định mức độ áp dụng các kỹ thuậtđối với khách hàng thường niên và khách hàng mới có sự khác biệt tương đối nên việclựa chọn hai khách hàng ABC (khách hàng thường niên) và XYZ (khách hàng mới) làthật sự cần thiết Hy vọng rằng việc nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ đối với hai kháchhàng điển hình này sẽ giúp người đọc hình dung một cách rõ nét nhất về thực trạng vậndụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do công ty TNHH Kiểm toán Việtthực hiện Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thậpBằng chứng kiểm toán trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán

2.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán

2.1.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng ABC

Vào cuối quý IV của năm tài chính, VietCPA tiến hành đánh giá khả năng duygiữ khách hàng trước khi gửi thư chào hàng đối với các khách hàng hiện tại ABC làkhách hàng được VietCPA kiểm toán 2 năm gần đây Sau khi xem xét về khả năng tiếptục hoạt động của khách hàng, giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừtrên BCTC năm nay, vấn đề đảm bảo các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ khách

Trang 25

hàng VietCPA gửi thư chào hàng và nhận được sự chấp thuận của khách hàng Trên

cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng để phục vụ trong tương lai, VietCPA tiếnhành các công việc cần thiết để lập kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với công ty ABC

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Công ty ABC là khách hàng thường niên của Công ty TNHH Kiểm toán Việt.Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH hai Thành viên trở lên Các thôngtin về Công ty ABC được KTV thu thập từ File kiểm toán của năm trước, hoạt động

theo Giấy Chứng nhận Đầu tư Số 0302002158 được chứng nhận lần đầu vào ngày

26/02/2007 và thay đổi lần đầu vào ngày 10 tháng 5 năm 2008 Công ty có Trụ sở chínhtại Km 24, QL-5A, Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng và một văn phòng đại diện tại 107 Đội Cấn,

Hà Nội

Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất các sản phẩm may mặc thời trang trẻ dànhcho cả nam và nữ, sản xuất các loại quần Casual, các sản phẩm dệt len cho thị trườngtrong nước và xuất khẩu

Qua việc kiểm toán những năm trước KTV nhận thấy rằng hệ thống kiểm soátnội bộ của công ty ABC được hoạt động khá tốt, Ban Giám đốc công ty đảm bảo tínhliêm chính, cung cấp thông tin có độ tin cậy khá cao Bởi vậy, KTV tiến hành sử dụng

kỹ thuật phỏng vấn Ban giám đốc và Kế toán trưởng về những thay đổi trong chínhsách và hoạt động cũng như những thay đổi về ngành nghề kinh doanh của công ty,phỏng vấn phải được thực hiện bởi người có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, biết cách đặt ra những câu hỏi mang lại thông tin cógiá trị, đồng thời cũng phải biết lắng nghe, có tư duy phân tích, logic nhằm phát hiện ranhững điểm không chính xác, mâu thuẫn trong câu trả lời của khách hàng nhằm thuthập được những bằng chứng có giá trị với chi phí tiết kiệm nhất Thông thường KTVcấp cao của cuộc kiểm toán sẽ trực tiếp thực hiện phỏng vấn khách hàng Tại công tyABC, KTV cấp cao chủ yếu thu thập bằng chứng qua các câu hỏi mở và kết luận rằngtình hình hoạt động kinh doanh của công ty ABC tương đối ổn định, không có nhữngbiến động lớn có thể gây ra ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính năm nay

Sau khi tiến hành thu thập những thông tin bổ sung về ngành nghề hoạt độngkinh doanh, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc,KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Trang 26

KTV chỉ tiến hành phân tích xu hướng (phân tích ngang) so sánh thông tin tàichính kỳ trước với thông tin tài chính kỳ này đối với số dư các tài khoản, nghiệp vụtrên BCĐKT và BCKQHĐKD nhằm phát hiện ra những chênh lệch lớn, xác định được

tỷ lệ tăng giảm để qua đó xác định được những vấn đề nghi vấn và khoanh vùng kiểmtoán Kỹ thuật phân tích này giúp giảm số lượng công việc kiểm tra chi tiết cần thựchiện, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán KTV xây dựng thủ tụcphân tích với những bước đặc thù như xác định mục tiêu, thiết kế cuộc khảo sát, tiến

hành khảo sát, phân tích kết quả và đưa ra kết luận Bảng 1 cho ta thấy công việc thực

hiện, những đánh giá và thông tin thu thập được sau khi thực hiện thủ tục phân tích sơ

bộ tại công ty ABC

Bảng 2.1 : Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán công ty ABC

Bảng cân đối kế toán 31/12/2010 31/12/2009

Chênh lệch (%)

Chêch lệch (số tiền)

Ghi chú Tài sản

127,467,829,27

5 101,549,287,320 25.5% 25,918,541,955 Nguồn vốn

Trang 27

Vốn chủ sở hữu -55,000,000,000 -55,000,000,000 - - Lợi nhuận chưa phân

phối -10,618,882,357 -9,982,317,235 6.4% (636,565,122)

Tổng vốn CSH -65,618,882,357 -15,482,317,235 4.1% (636,565,122)

Tổng cộng NV

127,467,829,27

-5 -101,-549,287,320 2-5.-5%

(25,918,541,95

5) Ghi chú:

{a} Chủ yếu là tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tiền mặt tồn ở văn phòng KTV thu thập đối chiếu xác nhận ngân hàng, sổ phụ ngân hàng đối chiếu với số ghi nhận trên sổ kế toán

{c} Tài sản ngắn hạn khác chủ yếu bao gồm:

{b} Hàng tồn kho ở Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu thô, KTV cần thu thập báo cáo kiểm

kê, kiểm tra việc trích lập dự phòng đối với hàng hóa kém phẩm chất tại Công ty

{d} Chi phí trả trước dài hạn của công ty chủ yếu là giá trị công cụ dụng cụ phân bổ

{e} Công nợ phải trả tại Công ty chủ yếu là công nợ phải trả Công ty Xi măng Hoàng Thạch _số tiền mua xi măng với số tiền hơn 16,4 tỷ, đã có xác nhân khoản phải trả này

(Trích : Phòng Kiểm toán tài chính 1 VIETCPA; File kiểm toán của công ty ABC)

Qua thực trạng việc vận dụng kỹ thuật phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểmtoán tại khách hàng ABC, ta có thể thấy rằng kỹ thuật phân tích được áp dụng còn kháđơn điệu chưa cung cấp được những thông tin thật sự có ý nghĩa Chúng ta chưa thểthấy được mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính, chưa thểthấy được sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân củangành, giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch đó chính là những vấn đề hạn chế rấtlớn mà VietCPA cần khắc phục Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn trong phần tiếp theo

2.1.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng XYZ

Công ty XYZ là khách hàng mới trong năm tài chính này của VietCPA bởi vậynên giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc kiểm

Trang 28

toán, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt là phỏng vấn, quan sát, thủtục phân tích phát huy tác dụng triệt để trong giai đoạn này

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Kỹ thuật phỏng vấn được thực hiện bởi KTV cấp cao của nhóm kiểm toán chính

là công cụ đắc lực nhất trong giai đoạn này, KTV cấp cao thu thập thông tin bằng việcphỏng vấn KTV tiền nhiệm, Ban Giám đốc, nhân viên kế toán, nhân viên sản xuất củacông ty Thông qua thủ tục phỏng vấn kết hợp với kinh nghiệm, kiến thức của KTVcấp cao sẽ mang lại những thông tin vô cùng hữu ích trong việc đánh giá khả năngchấp nhận kiểm toán cũng như việc nhận diện về lý do kiểm toán của công ty kháchhàng KTV cấp cao tiến hành liên lạc với KTV tiền nhiệm – nguồn thông tin đầu tiên

để đánh giá khách hàng, phỏng vấn KTV tiền nhiệm về tính liêm chính của Ban Giámđốc, những bất đồng đã xảy ra giữa Ban Giám đốc với KTV tiền nhiệm, lý do kháchhàng thay đổi công ty kiểm toán KTV phỏng vấn Ban Giám đốc yêu cầu giải thích lý

do thay đối công ty kiểm toán, tìm hiểu mục tiêu doanh nghiệp cần có BCTC và cácbên liên quan sử dụng nó Đối với các nhân viên của công ty KTV tiến hành đặt ranhững câu hỏi để xem xét việc chấp hành giờ giấc, quy định an toàn lao động để cóđược những nhận định ban đầu về hệ thống KSNB của khách hàng Song song với kỹthuật phỏng vấn , KTV tiến hành kết hợp kỹ thuật quan sát thái độ làm việc, cách cư xửcủa Ban Giám đốc, việc tuân thủ quy định của công nhân viên nhằm củng cố độ tincậy đối với những thông tin đã thu thập được qua phỏng vấn Tương tự như tại công tyABC, các kỹ thuật sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu do KTV cấp cao thực hiện Sản

phẩm của giai đoạn này được thể hiện ở Bảng 2.2.

Trang 29

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thông tin thu thập được từ Phỏng vấn KH

(Trích : Phòng Kiểm toán tài chính 1 VIETCPA; File kiểm toán của công ty XYZ)

Qua những thông tin thu thập được kết hợp với khả năng cung cấp dịch vụ chokhách hàng, VietCPA tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán, ký kết hợp đồngkiểm toán và thực hiện bước thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thu thập thông tin cơ sở

Trong giai đoạn này, bằng việc tiếp tục sử dụng kỹ thuật phỏng vấn Ban Giámđốc, Kế toán trưởng của công ty kết hợp với nghiên cứu sách báo tạp chí chuyênngành, thu thập thông tin từ Niên giám thống kê do Tổng cục thống kê phát hành hàng

năm và đưa ra được Bảng 2.3- Bảng thu thập thông tin cơ sở về khách hàng XYZ.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT (VIETCPA)

Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu :

Kỳ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Người lập:NTT Ngày: 13/2/2011

Bước công việc: Phỏng vấn KH Người soát xét: NML

- Phỏng vấn KTV tiền nhiệm

+ Không xảy ra bất đồng giữa KTV và Ban Giám đốc công ty XYZ

+ Ban Giám đốc công ty đảm bảo tính liêm chính

+ Lý do thay đổi công ty kiểm toán do mức phí chào hàng mà AASC đưa ra trong năm tài chính này không được chấp nhận Hai bên không đi được đến sự đồng thuận về mức phí

- Phỏng vấn Ban Giám đốc

+ Lý do thay đổi công ty kiểm toán do AASC đưa ra mức phí không hợp lý đối với các dịch vụ gia tăng

+ Mục tiêu kiểm toán BCTC của công ty XYZ

Một là, mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Tìm ra nhữngđiểm yếu trong hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và đưa ra những biện pháp khắc phục các điểmyếu này Thông qua cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, xu thế,chiến lược hoạt động trong tương lai, khách hàng mong muốn KTV đưa ra được những ýkiến tư vấn về chính sách tài chính trong thời gian tới

Hai là, cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bên liên quan Thời gian tớicông ty dự định mở rộng mạng lưới khách hàng, phát triển sản phẩm mới thông qua việcliên doanh với doanh nghiệp khác bằng cách góp vốn và hợp tác sản xuất

Kết luận : Không có ảnh hưởng lớn đến việc chấp nhận khách hàng mới

Trang 30

Bảng 2.3 Bảng thu thập thông tin cơ sở khách hàng XYZ

(Trích : Phòng Kiểm toán tài chính 1 VIETCPA; File kiểm toán của công ty XYZ)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT (VIETCPA)

Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu :

Kỳ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Người lập:NTT Ngày: 13/2/2011Bước công việc: Thu thập thông tin cơ sở Người soát xét: NML

Công ty TNHH XYZ hoạt động theo Giấy Chứng nhận Đầu tư Số 0302000130 được chứng

nhận lần đầu vào ngày 12/02/2007 và thay đổi lần đầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2008 Công ty có Trụ

sở chính tại Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội và một văn phòng đại diện tại 157 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Hoạt động kinh doanh chính là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; xây lắp đường dây và trạm điện có điện áp đến 35 KV; mua bán vật liệu xây dựng; sản xuất bê tông thương phẩm; đầu tư xây dựng công nghiệp; sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn

Các điểm quan trọng trong chính sách kế toán của Công ty ABC:

Cơ sở lập BCTC: BCTC được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND) theo nguyên tắc giá gốc và

phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

BCTC năm được bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.

Hình thức kế toán: Nhật ký chung Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần

có thể thực hiện được, được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá xuất kho là bình quân theo từng lần nhập-xuất.

Tài sản cố định và khấu hao: TSCĐ được trình bày theo nguyên giá và khấu hao lũy kế Khấu

hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản Mức khấu hao TSCĐ cụ thể như sau:

(năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 25-50

Công cụ, dụng cụ quản lý và TS khác

03-08

Phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận trên

cơ sở hàng đã giao, dịch vụ đã hoàn thành, hóa đơn đã phát hành và người mua chấp thuận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Thuế: Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT đầu ra

là 10%

Nguồn vốn, quỹ

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm: do các thành viên góp.

Nguồn vốn được bổ sung hằng năm bằng lợi nhuận giữ lại.

Trang 31

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Công việc này được thực hiện trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc công

ty khách hàng, KTV sử dụng kỹ thuật kiểm tra các tài liệu về Giấy phép thành lập vàĐiều lệ công ty, các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiệnhành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị vàBan Giám đốc; Các hợp đồng, cam kết quan trọng giúp KTV nắm bắt được quy trìnhmang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của công ty

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Tại Công ty XYZ, VietCPA tiếp tục thực hiện phân tích BCĐKT & BCKQKD tương

tự với Công ty ABC để đánh giá chung về tình hình tài chính của đơn vị khách hàng.

Qua phân tích BCĐKT & BCKQHĐKD của Công ty XYZ, KTV nhận thấy tìnhhình tài chính của khách hàng nhìn chung không có biến động bất thường, tuy nhiên, làkhách hàng năm đầu tiên, để đánh giá khái quát hơn tình hình tài chính, hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty XYZ, KTV tiếp tục thực hiện thủ tục phân tích tỷ suất

Bảng 2.4:Phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời 61.3% 52,6%

(Trích : Phòng Kiểm toán tài chính 1 VIETCPA; File kiểm toán của công ty XYZ)

Thông qua việc phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty XYZ, KTVxác định rủi ro trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán như sau:

Trang 32

STT Rủi ro chi tiết được xác định Các khoản mục bị ảnh hưởng

1 Doanh thu, các khoản phải thu Doanh thu, các khoản phải thu có

thể chưa thực hiện được

2 Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán bị ghi tăng

5 Phải trả khác, chi phí quản lý Chi phí phải trả có thể bị ghi tăng

6 Giá vốn và chi phí TSCĐ bị tính sai khấu hao

Việc áp dụng thủ tục phân tích cũng như đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giaiđoạn Chuẩn bị kiểm toán đóng vai trò vô cùng quan trọng Giúp KTV xác định đượcnhững khu vực cần tập trung, khoanh vùng rủi ro nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí,tăng hiệu quả cho cuộc kiểm toán Trong những năm trước đây, khi mà những thôngtin phi tài chính chưa được xem xét đến, doanh nghiệp có một sự độc lập tương đối đốivới những doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh thì việc áp dụng thủ tục phântích là khá hạn chế nhưng kể từ những năm gần đây, kiểm toán hiện đại với phươngpháp tiếp cận theo mô hình rủi ro kinh doanh nhấn mạnh vai trò của môi trường kinhdoanh, yếu tố phi tài chính tác động đến doanh nghiệp cũng kéo theo sự mở rộng cácthủ tục phân tích mà điển hình là kiểm tra tính hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu mối quan

hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, so sánh giữa chỉ tiêu đơn vị và chỉtiêu bình quân ngành nhanh chóng phát hiện ra những bất hợp lý mà phương pháptiếp cận truyền thống trước đây khó có thể phát hiện được Chính vì sự phát triển, sựthay đổi trong cách tiếp cận như trên đòi hỏi các công ty kiểm toán nói chung vàVietCPA nói riêng phải có những cập nhật, nâng cao chất lượng dịch vụ để theo kịpnhững đòi hỏi của thị trường

2.2 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán

2.2.1 Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán tại khách hàng ABC

Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán số dư đầu năm tài chính

Như chúng ta đã biết trong các báo cáo tài chính luôn có sự hiện diện của số dưđầu năm, số dư đầu năm là cơ sở để người sử dụng so sánh và đánh giá tình hình biến

Trang 33

động trong một năm của doanh nghiệp, số dư đầu năm được lập trên cơ sở số dư cuốinăm trước chuyển sang, nó chịu ảnh hưởng của các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trongnăm trước và chế độ kế toán đã áp dụng trong các năm trước Bởi vậy số dư đầu nămđóng vai trò rất quan trọng trong các báo cáo tài chính của các công ty Cũng chính vì

lẽ đó KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo rằng

số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính nămnay, số dư cuối năm tài chính được kết chuyển chính xác, được phân loại một cách phùhợp cũng như chế độ kế toán được áp dụng nhất quán

Đối với công ty ABC là khách hàng 2 năm gần đây của VIETCPA nên BCTCnăm trước của ABC đã được KTV của công ty kiểm toán, vì vậy số dư đầu năm tàichính của công ty được đánh giá là đáng tin cậy Nếu có những vấn đề thắc mắc thìviệc tiến hành liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm cũng sẽ nhanh chóng và thuậntiện Việc thu thập bằng chứng kiểm toán đối với số dư đầu năm tài chính tại các kháchhàng thường niên được xem là đơn giản hơn rất nhiều so với khách hàng mới mà cụ thểchúng ta sẽ được xem xét cụ thể tại khách hàng XYZ ở phần sau

Kiểm tra vật chất

Kiểm tra vật chất (Kiểm kê) là một kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toáncung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao với ưu điểm xác minh được sự hiện hữu của tàisản, mang tính khách quan, với cách thức thực hiện đơn giản, phù hợp với chức năngxác minh của kiểm toán Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu việc vận dụng kỹ thuậtnày tại hai khách hàng ABC:

Công ty ABC là khách hàng thường niên của VIETCPA, hơn nữa công ty có sốlượng, giá trị tài sản lớn ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính nên nhóm kiểmtoán đã bố trí nhân lực để cùng tham gia vào công tác kiểm kê Như đã nói ở trên tạiVIETCPA KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê mà chỉ quan sát việc tiến hành kiểm

kê của khách hàng Nội dung các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm kê được

cụ thể qua mỗi giai đoạn, KTV không chỉ đơn thuần sử dụng kỹ thuật kiểm kê mà cònkết hợp với các kỹ thuật khác như phỏng vấn, quan sát nhằm khắc phục những nhượcđiểm vốn có của kiểm kê, giảm bớt thời gian, chi phí cho quá trình kiểm kê, nâng caochất lượng kiểm toán

Trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm kê KTV tiến hành phỏng vấn khách hàng và tìm

hiểu được rằng khách hàng có hai kho tại nhà máy I và nhà máy II và sẽ tiến hành kiểm

kê tại cả hai nhà máy, đơn vị không có hàng Theo như quan sát thì điều kiện bảo quản

Trang 34

HTK là khá tốt, HTK được sắp xếp theo thứ tự nên thuận tiện cho quá trình kiểm kê.Công ty bố trí tại mỗi nhà máy một nhóm kiểm tra, mỗi nhóm gồm 4 người chia thànhhai nhóm nhỏ: một nhóm thực hiện kiểm kê và một nhóm kiểm tra lại Mỗi nhóm nhỏbao gồm 2 người có sự phân chia công việc rõ ràng một người kiểm kê và một ngườighi chép kết quả Máy móc, thiết bị, phục vụ cho việc kiểm kê đảm bảo độ chính xáccao; không có hoạt động nhập, xuất trong quá trình kiểm kê.

Sau khi những điều kiện về vật chất, nhân lực đã đảm bảo cho quá trình kiểm kê,

KTV trực tiếp quan sát quá trình Thực hiện kiểm kê Ngay khi hoàn tất thủ tục này

KTV tiến hành lập Biên bản kiểm kê HTK với các nội dung: số lượng HTK thực tế tạithời điểm kiểm kê, số theo sổ sách, thực tế, chênh lệch, lý do chênh lệch, kết luận &Báo cáo kiểm kê

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w