ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070708-tran-ngoc-lieu.htm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TP HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: TRẦN NGỌC LIỄU
Niên khóa: 2005 – 2009
Trang 2Giáo viên hướng dẫn: Ks Nguyễn Huy Vũ
Tháng 07 năm 2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ks Nguyễn Huy Vũ,
người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ
Chí Minh và toàn thể thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường ĐH Nông Lâm
đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và sinh hoạt tại trường trong suốt
4 năm học vừa qua
Xin cảm ơn sự chấp thuận của Ban Giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định và
sự giúp đỡ của các Bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tại các khoa phòng Đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Hành chính quản trị, khoa Vi sinh và
khoa Chống nhiễm khuẩn cùng các cô chú, anh chị tại các khoa phòng đã cung cấp các
số liệu, các thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến lớp DH05QM cùng tất cả bạn bè, thân hữu đã giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tại trường
Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã là nguồn động viên và là điểm tựa vững
chắc để hỗ trợ và tạo nghị lực cho con trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Ngọc Liễu
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh” được tiến hành tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, thời gian từ 1/4/2009 đến ngày 20/6/2009
Khóa luận được thực hiện với những nội dung chính như sau:
Chương 1 Nêu lên những vấn đề cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài cùng
với mục tiêu, giới hạn và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
Chương 2 Nêu lên những vấn đề tổng quan về chất thải y tế, những ảnh hưởng
của chất thải y tế đối với sức khỏe của con người và môi trường, thực trạng ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân là do chất thải y tế được thải ra từ các cơ sở y tế đồng thời liệt kê những văn bản pháp lệnh có liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế
Chương 3 Tổng quan về bệnh viện nhân dân Gia Định cũng như nêu lên thực
trạng môi trường tại bệnh viện nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh
Chương 4 Các đặc điểm của chất thải y tế tại bệnh viện nhân dân Gia Định và
những nhận định, đánh giá về hiện trạng quản lý chất thải y tế tại đây
Chương 5 Đề xuất những giải pháp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân
dân Gia Định bao gồm quản lý về mặt hành chính và quản lý về mặt kỹ thuật
Chương 6 Kết luận và kiến nghị
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các hình viii
Danh sách các bảng viii
Chương 1 – MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 U Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 4
2.1 CHẤT THẢI Y TẾ 4
2.1.1 Định nghĩa và phân loại CTYT 5
2.1.2 Thành phần và tính chất của CTYT 7
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CTYT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 9
2.2.1 Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường 9
2.2.2 Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng 10
2.3 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM DO CTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN 11
2.4 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 12
Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 14
Trang 63.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của bệnh viện 16
3.1.3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Nhân dân Gia Định 16
3.1.4 Quy mô khám chữa bệnh của bệnh viện 18
3.1.5 Giới thiệu về các khoa/ phòng có liên quan đến công tác quản lý môi trường 18
3.1.6 Điều kiện tự nhiên của bệnh viện Nhân dân Gia Định 19
3.1.7 Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực 19
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 20
3.2.1 Vấn đề sử dụng tài nguyên và nguyên vật liệu trong bệnh viện 20
3.2.2 Hiện trạng môi trường tại bệnh viện 22
Chương 4 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 29
4.1 ĐẶC ĐIỂM CTYT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 29
4.1.1 Nguồn thải chính 29
4.1.2 Thành phần chất thải 30
4.1.3 Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn 30
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTYT TẠI BVNDGĐ 30
4.2.1 Hệ thống quản lý hành chính 30
4.2.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật 36
Chương 5 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 46
5.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 46
5.1.1 Trách nhiệm của Ban Giám đốc 46
5.1.2 Trách nhiệm của Ban chỉ đạo quản lý CTYT của bệnh viện 47
5.1.3 Trách nhiệm của Khoa Chống nhiễm khuẩn 47
5.1.4 Trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng tại các khoa, phòng 48
5.1.5 Trách nhiệm của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, khách những người xung quanh 48
5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT 48
5.2.1 Phân loại chất thải rắn 49
5.2.2 Thu gom chất thải 50
5.2.3 Vận chuyển chất thải 51
Trang 75.2.4 Lưu giữ chất thải 52
5.2.5 Xử lý chất thải 53
5.3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 53
Chương 6 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
6.1 KẾT LUẬN 55
6.2 KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi trường
BVNDGĐ Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 15
SƠ ĐỒ 3.2: BAN CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ CTYT TẠI BVNDGĐ 19
SƠ ĐỒ 3.3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTYT CỦA BVNDGĐ 25
SƠ ĐỒ 3.4: NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 30
SƠ ĐỒ 4.1: QUY TẮC VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN 38
DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1: KẾT QUẢN PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN TP HCM 11
BẢNG 2.2: THÀNH PHẦN HÓA LÝ CỦA CTYT 13
BẢNG 2.3: KHỐI LƯỢNG CTYT PHÁT SINH THEO TUYẾN BỆNH VIỆN 15
BẢNG 3.1: LƯỢNG NGƯỜI KHÁM CHỮA BỆNH TRONG 1 NGÀY 19
BẢNG 3.2: DANH MỤC HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHỤC VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BVNDGĐ 22
BẢNG 3.3: DANH MỤC HỆ THỐNG MÁY MÓC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM 22
BẢNG 3.4: SỐ LƯỢNG CTYT PHÁT SINH HÀNG NGÀY TẠI BVNDGĐ 26
BẢNG 3.5: NỒNG ĐỘ NƯỚC THẢI Y TẾ CỦA BVNDGĐ 28
BẢNG 3.6: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC MẪU KHÍ TẠI CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TẠI BVNDGĐ 28
Trang 10ra môi trường từ tất cả các ngành nghề và do sinh hoạt của người dân tại Tp HCM vào khoảng 8,5 tấn/ ngày, trong đó có hơn 1,5 – 1,7 tấn chất thải có tính chất nguy hại Lượng rác này ngoài tính chất có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường còn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn cao đối với sức khỏe con người nếu chúng được thải
từ quá trình khám chữa bệnh cho con người
Trong bối cảnh đó, để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, Tp HCM đã đặt công tác quản lý môi trường trong sự phát triển kinh tế định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xem đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển đất nước như hiện nay
Bệnh viện nhân dân Gia Định là một bệnh viện đa khoa có quy mô lớn, chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tuyến có nhu cầu chăm sóc sức khỏe Với sự phát triển và hiện đại cả trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thì lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện ngày càng tăng và đã thực sự nhận được sự quan tâm sâu sắc của tất cả mọi người từ phía ban lãnh đạo cho đến tất cả nhân viên bệnh viện
Trang 11Sức khỏe là tài sản quí nhất của con người, môi trường lại là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt là môi trường trong bệnh viện Từ vấn đề đó cùng với mục đích tìm hiểu hiện trạng môi trường và từng bước cải thiện tình trạng cũng như công tác quản lý môi trường tại các bệnh viện, tôi đã thực hiện đề
tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh”
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
− Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định dựa theo quy chế quản lý chất thải y tế của BYT
− Nhận định những điểm phù hợp và không phù hợp của bệnh viện khi thực hiện quy chế
− Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế
tại Bệnh viện nhân dân Gia Định
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
− Đề tài này chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTYT từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt tại bệnh viện nhân dân Gia Định
− Vấn đề nước thải và khí thải không được đề cập đến
− Do vấn đề nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ mang tính
chất định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo về xử lý môi trường cụ thể
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Làm rõ một số khái niệm về CTYT: khái niệm CTYT, phân loại chất thải, chất thải y tế nguy hại, quản lý chất thải y tế, giảm thiểu chất thải y tế, tái sử dụng, tái chế, thu gom chất thải, vận chuyển chất thải, xử lý ban đầu, xử lý và tiêu hủy chất thải,…
− Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường bệnh viện nhân dân Gia Định:
Trang 12+ Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải y tế tại bệnh viện
+ Hiện trạng quản lý CTYT tại BVNDGĐ
+ Cơ sở hạ tầng được sử dụng trong công tác quản lý CTYT
Æ Từ đó, tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải y tế tại bệnh viện nhân dân Gia Định dựa trên quyết định số 43/2007/QĐ – BYT về Quy chế quản
lý CTYT của Bộ Y tế
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu dự kiến được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận bao gồm: tổng hợp tài liệu, phỏng vấn điều tra, xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo:
− Tham khảo, thu thập các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, các số liệu về các vấn đề có liên quan đến môi trường bệnh viện, tài liệu từ các trang web, tài liệu
từ luận văn và giáo trình,…
− Khảo sát thực tế tại bệnh viện
− Phỏng vấn trực tiếp cán bộ – nhân viên trong bệnh viện và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Phân tích các dữ liệu nhằm đưa ra các thông tin chính xác và có ý nghĩa cho việc giải quyết các vấn đề,…
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
2.1 CHẤT THẢI Y TẾ
Để đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của con người và sinh vật khỏi những nguy hiểm do việc quản lý không tốt các loại chất thải từ khi phát sinh đến khâu xử lý, tiêu hủy cuối cùng, từ năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại Trên cơ sở Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng ban hành, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế Đây được xem là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất nhằm cụ thể hóa công tác quản lý CTYT tại các cơ sở y tế từ việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYT Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc trong việc quản lý chất thải y tế nguy hại từ khâu phát sinh cho đến khâu xử lý cuối cùng Thời gian vừa qua Lực lượng liên ngành, cục Cảnh sát môi trường thuộc Bộ công an, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã kiểm tra, phát hiện một số cơ sở y tế, bệnh viện đã bán rác thải y tế
có tính chất lây nhiễm, nguy hại ra bên ngoài để tái chế thành các mặt hàng gia dụng Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đề ra Quy chế quản lý CTYT với Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007, Quyết định này thay cho quyết định
số 2575/1999/QĐ – BYT, quy định cụ thể hơn nữa công tác quản lý CTYT tại các cơ
sở y tế cũng như quy định các loại CTYT sạch, không dính các thành phần lây nhiễm, nguy hại được phép tái chế và bán cho các đơn vị chức năng có quyền hạn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 14Chất thải thông thường hay rác sinh hoạt là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ hay có khả năng gây độc mà không cần phải lưu trữ, xử lý đặc biệt Chất thải này phát sinh từ tất cả các khu vực khác nhau trong bệnh viện
2.1.1.2 Phân loại
Theo điều 5 và điều 6 Quy chế quản lý chất thải y tế (Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT), căn cứ vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
− Chất thải lây nhiễm
− Chất thải hóa học nguy hại
− Chất thải phóng xạ
− Bình chứa áp suất
− Chất thải thông thường
Các loại chất thải y tế được phân loại cụ thể như sau:
a Chất thải lây nhiễm:
− Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế
− Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng cách ly
− Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm
Trang 15− Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm
b Chất thải hóa học nguy hại:
− Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
− Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
− Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
− Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân, cadimi (Cd), chì
e Chất thải thông thường:
− Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh
(Nguồn: Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT)
Trang 16Độ ẩm thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm Chất thải y tế tùy loại có độ
ẩm từ 37% - 42% (Nguồn: Quản lý chất thải rắn, 2001, Bộ Xây dựng)
Tỷ trọng: tỷ trọng của chất thải được xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ của nó Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của chất thải Trong công tác quản lý CTYT, tỷ trọng là thông số quan trọng trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý vì qua đó ta có thể tính được nhu cầu của trang thiết bị, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô lò đốt Do CTYT có thành phần hữu cơ cao nên tỷ trọng chất thải thấp và có tỷ trọng trung bình của CTYT là 150 kg/m3 (Nguồn: Quản lý chất thải rắn, 2001, Bộ Xây dựng)
Trang 17Đặc tính hóa học và giá trị nhiệt lượng: Đặc tính hóa học và giá trị nhiệt lượng được xem xét khi lựa chọn phương án xử lý chất thải, thời gian thu gom, vận chuyển chất thải…Thông thường chất thải có giá trị nhiệt lượng cao sẽ xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Chất thải có thành phần hữu cơ cao dễ phân hủy, thu gom trong ngày
sẽ được ưu tiên xử lý theo phương pháp sinh học
− Đặc tính hóa học:
+ Thành phần hữu cơ được xác định là phần vật chất có thể bay hơi hay còn gọi là tổn thất khi nung ở nhiệt độ 9500C
+ Thành phần vô cơ là phần còn lại sau khi nung chất thải ở 9500C
+ Thành phần phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N, S, nước,…được xác định để tính giá trị nhiệt lượng của chất thải
− Giá trị nhiệt lượng:
+ Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTYT Giá trị này được xác định theo công thức Dulong
+ Đơn vị nhiệt lượng (KJ/Kg) = 2,326 {145,4C + 620 (H1/80) + 41S}
+ Trong đó: C lượng Cacbon tính theo phần %
H: tính theo % O: tính theo % S: tính theo %
Bảng 2.2: Thành phần hóa lý của CTYT Thành phần Phần trăm trọng lượng (%)
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998)
Trang 18Dựa vào bảng 2.2 ta tính được giá trị nhiệt lượng của CTYT tại TP HCM là 17.493 kg/KJ Giá trị nhiệt lượng cao đồng nghĩa với việc lựa chọn phương pháp thiêu đốt là mang lại hiệu quả cao
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CTYT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
2.2.1 Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường
Theo thống kê của Bộ Y tế (2005) cả nước có hơn 1087 bệnh viện với tổng số hơn 140.000 giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế xã, trên 30.000 cơ sở phòng khám
tư nhân…Tổng lượng CTYT phát sinh hơn 300 tấn/ ngày, trong đó có khoảng 40 – 50 tấn là chất thải nguy hại cần phải xử lý Ước tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ ngày, trong đó có khoảng 60 – 70 tấn/ ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý Qua số liệu thống kê, có tới 60% bệnh viện còn xử lý chất thải rắn bằng lò đốt thủ công, đốt ngoài trời hoặc chôn lấp, đa số các bệnh viện sử dụng phương pháp chuyển giao CTYT cho các công ty có khả năng xử lý CTYT nguy hại được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, các công ty này sẽ ký hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với các bệnh viện để thu gom rác tại bệnh viện để chuyển
về xử lý tại hệ thống xử lý tập trung của công ty Tuy nhiên, đa phần CTYT nguy hại được đốt ngoài trời, như vậy trong quá trình thiêu đốt sẽ làm phát sinh đáng kể một lượng tro và khí thải chưa qua bất kỳ một khâu xử lý nào phát tán vào môi trường mang theo vô số mầm bệnh, khí độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Bên cạnh đó các bãi rác sinh hoạt có lẫn CTYT nguy hại như bông, băng dính máu mủ, kim tiêm, hóa chất…tạo thành dịch bệnh, phát mùi hôi thối và dẫn đến mất
mỹ quan môi trường
Vào tháng 2/ 2009 vừa qua, trên các phương tiện báo đài có đề cập đến sự việc CTYT “ bốc hơi” tại Công ty môi trường đô thị Tp Hồ Chí Minh Điều này cho thấy tình trạng quá tải của hệ thống xử lý tại Công ty MTĐT không đủ công suất để có thể
xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh tại các bệnh viện khu vực TP HCM Câu hỏi đặt
ra là lượng CTYT “bốc hơi” này sẽ đi đâu? Và nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường khi thành phần của nó chứa vô số chất có khả năng gây hại đối với môi trường và sức khỏe con người
Trang 192.2.2 Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng
Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao phát sinh hàng ngày tại các đô thị có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khoẻ con người nếu không được thu gom và quản lý tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và làm mất vẽ mỹ quan của môi trường Các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn có đặc tính phân huỷ sinh học nhanh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, sản sinh ra mùi hôi thối khó chịu và trở nên cực kỳ hấp dẫn với chuột, ruồi, bọ và các loại côn trùng khác Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao….tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác, riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày Những loại ký sinh trùng này tồn tại và phát triển
nhanh chóng gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ cộng đồng
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây bệnh tật hoặc tổn thương, trong chất thải y tế có chứa các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn…
Ước tính cứ 4 kg rác thải y tế lại có 1 kg đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm
(Nguồn:http://www.vietnamreview.com, 2007) Do đó, rác thải y tế có thể trực tiếp ảnh
hưởng tức khắc lên sức khỏe của con người và gây ra bệnh dịch
Các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTYT nguy hại là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm những người làm việc trong và ngoài các cơ sở y tế, những người làm nhiệm vụ vận chuyển các CTYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý
− Nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao gồm:
+ Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các lò đốt rác,…) và những người bới rác, thu gom rác
+ Bác sĩ, y tá, hộ lý
+ Những nhân viên phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị
+ Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú
− Nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh thấp gồm:
+ Các nhân viên làm việc trong khuôn viên bệnh viện
Trang 20+ Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân
+ Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn CTYT quy mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh từ những tủ thuốc gia đình hoặc do những cá nhân tiêm chích ma túy vứt ra
2.3 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM DO CTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm hàng đầu về dịch vụ y tế chất lượng cao của Việt Nam Theo thống kê năm 2007 thì thành phố có 103 bệnh viện, 24 trung tâm y tế, 317 trạm y tế xã, phường và 10.000 phòng mạch tư nhân với
số lượng cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước Ngành y tế vẫn đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
y tế để tăng cường năng lực khám chữa bệnh của thành phố, tăng 770 giường bệnh nội trú cho các cơ sở khám chữa bệnh, nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao được đưa vào điều trị, thực hiện các ca mổ ghép tạng, phát triển chương trình chuẩn đoán điều trị từ xa với các tỉnh bạn, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng được thực hiện nhiều hơn, công tác phòng ngừa dịch bệnh được triển khai mạnh mẽ
Bên cạnh những thế mạnh trong công tác khám và chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thì hiện nay một vấn đề nhức nhối tại các bệnh viện là tình trạng chất thải y tế thải ra với khối lượng ngày càng lớn Theo thống kê của Công ty môi trường đô thị TP HCM, tính đến tháng 3/2009 đã có 129 cơ sở ngoài công lập, 54 bệnh viện công lập, 24 bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TP HCM đã đăng ký thu gom RTYT Tuy nhiên, hầu hết chất thải từ các cơ sở y tế này chưa được quản lý,
xử lý một cách chặt chẽ hoặc nếu có xử lý thì chỉ theo cách đối phó hoặc chưa đúng quy định
Bảng 2.3: Khối lượng chất thải y tế phát sinh theo tuyến bệnh viện
Tuyến bệnh viện (kg/ giường bệnh/ ngày) Tổng lượng chất thải (kg/ giường bệnh/ ngày) Chất thải y tế nguy hại
Trang 21Nhận xét:
Nhìn chung, công tác phân loại chất thải tại các bệnh viện vẫn được tiến hành một cách phiến diện và chưa hiệu quả Việc phân loại chưa theo chuẩn qui định như: chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn nhiều chất thải y tế vào chất thải sinh hoạt và ngược lại Hệ thống kí hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa thống nhất…
Việc vận chuyển chất thải ra khỏi bệnh viện và xử lý chất thải đều do nhân viên Công ty môi trường đô thị thực hiện, nhân viên đa phần đều chưa được hướng dẫn, đào tạo đầy đủ về an toàn trong việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình xử lý chất thải bệnh viện, chưa nghiên cứu sản xuất được phương tiện chứa đựng và vận chuyển chất thải thích hợp và thống nhất
Công tác xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập, đa số chất thải từ bệnh viện có tính chất lây nhiễm đều được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý các loại chất thải từ bệnh viện vẫn còn nhiều thiếu sót như: chất thải chưa được tiêu hủy hoàn toàn, chất thải có tính chất lây nhiễm còn để lẫn lộn vào chất thải thông thường, điều này đã gây nên những rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển, người thu nhặt phế thải và cộng đồng
Hiện trạng xử lý chất thải tại các bệnh viện được trình bày cụ thể tại Phụ lục 9
2.4 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Chỉ thị số 09/2003/CT – UB ngày 12 tháng 05 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường Quản lý chất thải y tế
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 39)
Quyết định số 33/2006/QĐ – BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dùng trong chuẩn đoán và điều trị
Quyết định số 4973/2006/QĐ – BYT ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về chương trình quản lý và xử lý chất thải bệnh viện
Trang 22Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế
Trang 23Chương 3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
3.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện
3.1.1.1 Giới thiệu về bệnh viện nhân dân Gia Định
Tên bệnh viện: Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ: số 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Q Bình Thạnh, Tp HCM
Điện thoại: (08) 8 412 693
Fax: (08) 8 412 700
Email: bvndgiadinh@mail.viettel.vn
Giám đốc bệnh viện: BS Đỗ Hoàng Giao
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh
Tổng diện tích của toàn Bệnh viện là 30.678 m2
Hoạt động, dịch vụ của bệnh viện: khám chữa bệnh
Văn hóa bệnh viện: bệnh viện phục vụ bệnh nhân theo phương châm:
“ Bệnh nhân đến, tiếp đón niềm nở,
Bệnh nhân ở, chăm sóc tận tình,
Bệnh nhân về, dặn dò chu đáo.”
Phạm vi khám chữa bệnh:
− Trong tuyến do Sở y tế giao: Q Bình Thạnh, Q Gò Vấp, Q Phú Nhuận
− Ngoài tuyến: từ mọi nơi, tùy sự tin tưởng của bệnh nhân và sự thuận lợi về địa lý ( quận Thủ Đức, quận 1, quận 2…)
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hôpital de Gia Định
Trang 24Năm 1945, Hôpital de Gia Định được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học Đến năm 1968 bệnh viện được phá đi và xây dựng mới với mô hình 4 tầng để tiếp nhận điều trị khoảng 450 đến 500 bệnh nhân nội trú và đổi tên thành Trung tâm thực tập y khoa Gia Định
Từ sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành bệnh viện Nhân dân Gia Định
Đến năm 1996, bệnh viện được phân hạng là bệnh viện loại I (quyết định số 4630/QĐ – UB – NC) với nhiệm vụ khám chữa bệnh và là cơ sở thực hành của trường Đại học Y – Dược TP HCM
Từ bệnh viện ban đầu được xây dựng với quy mô cho 450 đến 500 bệnh nhân nội trú và khoảng 1.000 lượt người đến khám chữa bệnh ngoại trú, hiện nay số lượng người đến khám chữa bệnh ngoại trú trung bình 3.000 lượt/ ngày và bệnh nhân điều trị nội trú trên 1.000 bệnh nhân/ ngày Trước tình hình quá tải trầm trọng cả khu vực nội trú và ngoại trú, bệnh viện đã được xây dựng mới khu khám bệnh – cấp cứu 4 tầng với tổng diện tích 10.100 m2, đã đưa vào sử dụng vào tháng 7/2007
Hiện tại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện đa khoa loại I trực thuộc
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh với quy mô 1.200 giường, khám chữa bệnh cho nhân dân sinh sống trên địa bàn TP HCM Ngoài ra bệnh viện còn tiếp nhận bệnh nhân đến từ các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung Bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn với nhiều phân khoa sâu, bệnh viện được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân
Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của 2 trường Đại học Y Dược Tp HCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng
1500 học viên đến thực tập thuộc hệ trung học, hệ đại học và sau đại học
Trang 253.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của bệnh viện
Nghiên cứu khoa học để tìm các phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến
Đào tào, huấn luyện, nâng cao tay nghề chuyên môn cho tất cả cán bộ nhân viên bệnh viện
Quản lý kinh tế y tế; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện
Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực y tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản, vốn; ngân quỹ của Bệnh viện theo đúng quy định của Nhà nước
3.1.2.3 Mục tiêu
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân
Đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, an toàn và thân thiện
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý
Chăm lo đời sống cán bộ nhân viên Bệnh viện
3.1.3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Nhân dân Gia Định
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được phân bổ theo sơ đồ sau:
Trang 26GIÁM ĐỐC
CÁC KHOA CẬN LS
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
Khối tiếp nhận Khối LS lưu trú
Khoa
khám
bệnh
Khoa cấp cứu
CÁC KHOA LS
1 Kế hoạch tổng hợp
2 Tổ chức cán bộ
3 Hành chính quản trị
4 Chỉ đạo tuyến
5 Tài chính kế toán
6 Vật tư thiết bị y
tế
7 Điều dưỡng
1 Sinh hóa huyết học
2 Vi sinh
3 Giải phẫu bệnh
4 Chẩn đoán hình ảnh
5 Thăm dò chức năng
6 Chống nhiễm khuẩn
− Nội tim mạch
− Nội tiêu hóa
− Nội thần kinh huyết học
− Nội tiết – Thận Niệu
− Nội hô hấp – Cơ xương khớp
− Lão học
3 NGOẠI:
− Phẩu thuật - gây mê hồi sức
− Ngoại lồng ngực - mạch máu
− Ngoại tiết niệu
− Ngoại tiêu hóa
− Ngoại thần kinh sọ não
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của bệnh
viện Nhân dân Gia Định
17
Trang 273.1.4 Quy mô khám chữa bệnh của bệnh viện
Số lượng người khám chữa bệnh tại bệnh viện cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Lượng người khám chữa bệnh trong 1 ngày
Số giường bệnh Số lượng bệnh lưu Lượng bệnh
khám
Số lượng cán
bộ, nhân viên
1200 1.000 – 1.400 2500 - 3000 1400
(Nguồn: Bệnh viện Nhân dân Gia Định)
3.1.5 Giới thiệu về các khoa/ phòng có liên quan đến công tác quản lý môi trường
Việc quản lý CTYT của bệnh viện được sự phối hợp của nhiều khoa, phòng nhằm đạt được kết quả tốt nhất
TRƯỞNG BAN (Phó giám đốc)
PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC
(Trưởng khoa Chống Nhiễm khuẩn)
Thành viên
(Trưởng phòng
KHTH)
Thành viên (Trưởng phòng HCQT)
Thành viên (Trưởng phòng Điều
Thành viên (Các trưởng khoa khác)dưỡng)
Sơ đồ 3.2: Ban chỉ đạo quản lý CTYT tại bệnh viện Nhân dân Gia Định
Hoạt động của các thành viên:
− Khoa Chống nhiễm khuẩn và phòng Hành chính quản trị phụ trách lập kế hoạch trình trưởng ban
− Phòng Kế hoạch Tổng hợp và phòng Điều dưỡng phụ trách lên kế hoạch huấn luyện
− Phòng Hành chính quản trị thực hiện xử lý chất thải, ghi bảng bàn giao theo quy định, điền các số liệu vào bảng báo cáo quản lý chất thải gửi về Ban chỉ đạo Sở
Y tế hàng quý
Trang 28− Các khoa liên hệ tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng và báo cáo kết quả theo mẫu cho Ban chỉ đạo
− Phòng Điều dưỡng và khoa CNK tổ chức kiểm tra định kỳ hàng quý
3.1.6 Điều kiện tự nhiên của bệnh viện Nhân dân Gia Định
3.1.6.1 Vị trí địa lý
Bệnh viện nằm ngay giao lộ giữa đường Nơ Trang Long và đường Phan Đăng Lưu và giáp với Bệnh viện Ung bướu Tp HCM, thuận tiện cho việc đi lại và cấp cứu bệnh nhân
3.1.6.2 Điều kiện tự nhiên
Bệnh viện có chung khí hậu với Tp HCM là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Trong năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
3.1.6.4 Giao thông – thông tin liên lạc
Bệnh viện nằm ở trung tâm thành phố nên thuận lợi trong việc khám chữa bệnh
vì bệnh viện giáp các khu dân cư, giao thông rất thuận lợi cho việc lưu thông với các quận, huyện khác của thành phố
Hệ thống thông tin liên lạc dễ dàng, thuận tiện, có cả hữu tuyến và vô tuyến
3.1.7 Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực
Trong những tháng đầu năm 2009, tình hình kinh tế - xã hội thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta và thành phố Hồ Chí Minh Sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn tăng chậm so với cùng kỳ nhiều năm trước Xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ướt tính đạt 5, 92 tỷ USD, giảm
19
Trang 2913,9 % so với cùng kỳ Do thực hiện chính sách miễm, giảm, giãn nộp thuế nên tình hình thu ngân sách đạt thấp và sẽ ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách, nhất là về chi cho đầu tư phát triển trong giai đoạn sắp tới
Trong tình hình khó khăn trên, TP vẫn đảm bảo an sinh xã hội, kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có tiến bộ, nhất là công tác chăm lo cho diện chính sách, người nghèo, người lao động nghèo; tiếp tục đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội
Trước tình hình kinh tế dự báo sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, UBND TP yêu cầu các ngành, các cấp tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì và khôi phục đà tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 3.2.1 Vấn đề sử dụng tài nguyên và nguyên vật liệu trong bệnh viện
3.2.1.1 Nhu cầu sử dụng điện
Mỗi ngày bệnh viện sử dụng khoảng 14.000 Kw/ ngày Nguồn điện cấp cho hoạt động của bệnh viện được lấy từ mạng lưới điện quốc gia
Bệnh viện sử dụng lượng dầu DO làm nhiên liệu cho máy phát điện khi bị mất điện Lượng dầu này được tiêu thụ trung bình mỗi tháng khoảng 10 lít
3.2.1.2 Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước sử dụng của bệnh viện được lấy từ nguồn nước của thành phố, mỗi ngày bệnh viện sử dụng khoảng 540m3 nước Nguồn nước chủ yếu dùng vào việc khám chữa bệnh, sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện
Trang 303.2.1.3 Nhu cầu sử dụng hóa chất
Bảng 3.2: Danh mục hóa chất sử dụng phục vụ cho Khám chữa bệnh
STT Tên sinh phẩm Đơn vị
tính
1 Viêm gan siêu vi B Lọ
(Nguồn: Bệnh viện nhân dân Gia Định)
3.2.1.4 Máy móc thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh
Các máy móc thiết bị sử dụng chính trong quá trình hoạt động của bệnh viện
bao gồm: máy phát điện dự phòng công suất 1.500 KVA, hệ thống máy bơm nước, hệ
thống điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống máy móc chẩn
đoán, xét nghiệm, y cụ của bệnh viện, hệ thống xử lý nước thải,…
Bảng 3.3: Danh mục hệ thống máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm
STT Máy móc, thiết bị sử dụng Đơn vị tính
4 Hệ thống lọc nước vô trùng Cái
7 Giường sinh đa năng Cái
9 Máy phân tích SH nước tiểu Bộ
11 Tủ đông Cái
12 Tủ an toàn sinh học Cái
21
Trang 31Bảng 3.3 (tiếp theo): Danh mục hệ thống máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm
STT Máy móc, thiết bị sử dụng Đơn vị tính
18 Máy phát điện (dự phòng)… Cái
(Nguồn: Bệnh viện nhân dân Gia Định)
3.2.2 Hiện trạng môi trường tại bệnh viện
3.2.2.1 Chất thải rắn
Hiện tại bệnh viện đang tiến hành phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT về Quy chế quản lý chất thải
y tế của Bộ Y tế từ năm 2007 đến nay
Việc quản lý CTR tại bệnh viện được thực hiện như sau:
− Bệnh viện hợp đồng với Công ty vệ sinh công nghiệp để thực hiện tất cả các công đoạn từ phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTR tại nhà rác bệnh viện (gồm 2 nhân viên thu gom, vận chuyển và 2 nhân viên tiến hành phân loại và lưu giữ CTR tại nhà rác) Riêng tại các khoa cận lâm sàng, rác thải có tính chất nguy hại trước khi được vận chuyển xuống nhà chứa rác của bệnh viện đều được xử lý ban đầu bằng phương pháp hấp ướt (autoclave) ở nhiệt độ 1210C, trong thời gian 30 phút Công đoạn này do hộ lý tại mỗi khoa thực hiện
− Bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Tp Hồ Chí Minh để lấy rác
Trang 32Túi màu trắng Chất thải tái chế
Vận chuyển
Nơi tập trung
Túi, thùng màu xanh Vận chuyển
Trả lại nhà sản xuất
Bình chứa áp suất
Túi, thùng màu xanh
Chất thải thông thườn
Vận chuyển
g
Khoa/ phòng Phân loại
Chất thải y tế lây nhiễm
Túi, thùng màu vàng Túi, thùng màu đen
Vận chuyển
Nhà rác Sinh hoạt
Công ty môi trường đô thị
Nhà rác
Y tế
Sơ đồ 3.3: Quy trình vận hành hệ thống quản lý
CTYT của bệnh viện Nhân dân Gia Định
Trang 33Các túi đựng rác y tế có khả năng nguy hại sau khi được vận chuyển về nhà rác
sẽ được nhân viên vệ sinh cho vào các thùng rác lớn 240L chuyên dùng để lưu giữ rác
y tế và được đưa vào lưu trữ trong nhà rác y tế Số thùng rác này do Công ty môi trường đô thị cung cấp, trang bị cho bệnh viện để lưu giữ rác
Lượng rác sinh hoạt sau khi được vận chuyển về nhà rác sẽ được nhân viên vệ sinh tiến hành phân loại một lần nữa để đảm bảo tách riêng biệt rác có khả năng tái chế (chai nhựa, giấy, bìa cac – tông,…) ra khỏi rác thực phẩm Công đoạn này sẽ giúp cho việc xử lý chất thải hiệu quả hơn và giúp bệnh viện thu lại một nguồn kinh phí không nhỏ từ việc bán rác có thể tái chế cho Xí nghiệp dịch vụ môi trường
Thời gian lưu trữ chất thải theo đúng quy định Quy chế quản lý chất thải y tế của BYT Bệnh viện lưu trữ không quá 24 giờ
Đối với rác sinh hoạt và rác y tế nguy hại được Công ty môi trường đô thị vận chuyển đem đi xử lý trong ngày Rác có khả năng tái chế thì bệnh viện lưu giữ cho đến khi nhiều rồi liên lạc với đơn vị tái chế lại vận chuyển
Đối với rác có khả năng tái chế, bệnh viện sẽ tiến hành lưu giữ riêng, cách xa nhà chứa rác Toàn bộ lượng rác này sẽ chuyển đến Xí nghiệp dịch vụ môi trường thuộc Công ty môi trường đô thị Tp HCM để tiến hành tái chế
Bảng 3.4: Số lượng CTYT phát sinh hàng ngày tại BVNDGĐ
STT Khối lượng rác phát sinh (kg/ ngày)
Hệ số phát sinh chất thải
1 Rác thải y tế 400 – 500 0,33 – 0,42
2 Rác thải nguy hại 29,3 – 29,5 0,02
3 Rác sinh hoạt thông thường 1300 - 1405 1,08 – 1,17
Tổng cộng 1730 – 1930 1,44 – 1,61
(Nguồn: Bệnh viện Nhân dân Gia Định)
Điều kiện lưu giữ rác tại bệnh viện:
− Nhà chứa rác của bệnh viện cách xa nơi chế biến thức ăn, nhà ăn, căn tin, cách nơi điều trị và nghĩ dưỡng của bệnh nhân
Trang 34− Hiện lối đi từ khu điều trị của bệnh viện đến nhà rác dùng chung với lối đi ra nhà xe dành cho nhân viên, lối đi này không cho bệnh nhân và người ngoài không có phận sự đi theo hành lang này
− Có 2 nhà chứa rác thải, rác thải y tế và rác thải sinh hoạt được lưu chứa riêng biệt, nhà chứa chất thải y tế được trang bị máy lạnh, có mái che, có cửa và khóa đảm bảo các loại côn trùng không vào được
− Nhà rác được thường xuyên vệ sinh, tẩy uế, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường xung quanh
− Có nơi rửa tay cho nhân viên, có phương tiện bảo hộ, có dụng cụ, hóa chất làm
3.2.2.2 Nước thải
Hiện tại bệnh viện sử dụng nguồn nước được cấp từ nguồn nước của thành phố, nước cấp được chứa trong 3 bồn chứa lớn (10.000 lít/ bồn) để cấp cho các hoạt động của bệnh viện
Tổng lượng nước sử dụng cho cả sinh hoạt và phục vụ công tác khám chữa bệnh là khoảng 400m3/ ngày
Công nghệ xử lý hiện nay được bệnh viện áp dụng là công nghệ sinh học với công suất 250m3/ ngày
Nước thải sau khi được xử lý xong được thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
25
Trang 35Bảng 3.5: Nồng độ nước thải y tế của bệnh viện nhân dân Gia Định
STT Thông số Đơn vị Kết quả
phân tích
TCVN 5945: 2005 ( loại B)
Khí thải trong bệnh viện phát sinh chủ yếu từ phòng pha chế, pha dung môi, tẩy
rửa và khử trùng dụng cụ y tế và khu vực thu gom và lưu giữ chất thải rắn, hệ thống xử
lý nước thải,…; ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm tiếng ồn từ các máy móc thiết bị trong thời
Trang 36Ghi chú:
+ VT-1: Khu vực gần cổng bảo vệ
+ VT-2: Khu vực khám bệnh
+ VT-3: Khu vực chứa chất thải
TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh (trung bình 1 giờ);
TCVS 3733/2002/QĐ – BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y Tế tại Quyết
định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế
3.2.2.4 Tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ quá trình vận hành máy móc, thiết bị phục vụ cho
việc khám chữa bệnh, máy phát điện trong lúc mất điện và hoạt động của các phương
tiện giao thông trên các con đường lớn xung quanh bệnh viện Tuy nhiên, máy móc,
thiết bị của bệnh viện đa phần là các máy mới, hiện đại với chức năng xét nghiệm,
chuẩn đoán điều trị, phẫu thuật nên hầu như không làm phát sinh tiếng ồn
3.2.2.5 Tia bức xạ
Các tia bức xạ phát sinh từ các loại máy móc trong quá trình khám chữa bệnh
như: máy siêu âm, máy chụp X quang, máy CT,…chủ yếu phát sinh từ khoa chẩn đoán
hình ảnh của bệnh viện
3.2.2.6 Tình trạng nhiễm khuẩn tại bệnh viện
Bệnh viện là nơi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn cao do vi khuẩn, khuẩn lạc gây nên,
đặc biệt là trong thời điểm tập trung đông bệnh nhân, bùng phát dịch bệnh, nhiệt độ
thay đổi đột ngột,… Hiện bệnh viện vẫn đang tiến hành định kỳ và đột xuất tình trạng
nhiễm khuẩn tại bệnh viện đặc biệt tại những khu vực nhạy cảm: buồng bệnh nhân,
khu vực thanh trùng, khoa vi sinh,…để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe
Trang 37Nhận xét:
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện Vì vậy, kiểm soát NKBV là vấn đề hết sức cần thiết trong công tác khám và chữa bệnh ở mọi cơ sở y tế Bên cạnh việc nâng cao các
kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh, mọi cơ sở y tế còn phải nâng cao các biện pháp phòng bệnh cho bệnh nhân nằm điều trị tại cơ sở mình Thực tế cho thấy bệnh nhân có thể được điều trị khỏi căn bệnh làm bệnh nhân phải nhập viện, nhưng thời gian nằm viện kéo dài hơn dự kiến, chi phí điều trị bị phát sinh, hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong, do những nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện gây ra Điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng chăm sóc và điều trị cũng như uy tín của bệnh viện Hiệu quả kinh tế của công tác kiểm soát NKBV cũng là một vấn đề có thể xem xét, nhất là khi bệnh viện áp dụng các chính sách giá điều trị trọn gói NKBV sẽ làm chi phí vượt quá chi phí điều trị chuẩn, và như thế rất cần cân nhắc phải thực hiện những chương trình kiểm soát NKBV để mang lại hiệu quả kinh tế cho bệnh viện
Trang 38Chương 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
4.1 ĐẶC ĐIỂM CTYT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
− Từ phòng mổ: các cơ quan bộ phận cơ thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, của động vật sau khi làm thí nghiệm, bột bó có dính máu bệnh nhân
− Từ các khoa lâm sàng: băng gạc hay bất cứ dụng cụ nào có dính máu, đờm, nước bọt của bệnh nhân
Chất thải lâm
sàng
Chất thải sắc nhọn
− Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy, vỡ có dính máu trong khi mổ, các vật liệu sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh
− Ống đựng mẫu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Chất thải đặc
biệt
− Chất thải phóng xạ, hóa học (chủ yếu tại các khoa cận lâm sàng: khoa vi sinh, sinh hóa huyết học, chẩn đoán hình ảnh,…)
29
Trang 394.1.2 Thành phần chất thải
Chất thải thông thường: lá cây, rác từ các khu vực ngoại cảnh, thức ăn thừa, giấy, báo, bao bì các loại, chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh,…
Chất thải lây nhiễm:
− Các bộ phận cơ thể, cơ quan nội tạng
− Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy có dính máu, bơm kim tiêm, lam kính, ống nghiệm
− Bông, băng, gạc, bột bó thấm máu, thấm dịch của BN
− Túi đựng máu, nước tiểu
Bình chứa áp suất: bình O2, CO2, bình gas
4.1.3 Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn
Toàn bộ chi phí cho việc quản lý và xử lý CTYT nguy hại tại bệnh viện hiện nay đều do Nhà nước chi trả;
Riêng đối với chất thải sinh hoạt thông thường thì bệnh viện tự chi trả
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTYT TẠI BVNDGĐ
4.2.1 Hệ thống quản lý hành chính
Trước đây, việc quản lý chất thải tại bệnh viện được Ban Giám đốc bệnh viện giao cho khoa Chống nhiễm khuẩn, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Hành chính quản trị và phòng Điều dưỡng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra rồi từ đó giao nhiệm vụ về các khoa, phòng Tại các khoa phòng đều có trách nhiệm tự quản lý phần chất thải sinh ra và hầu như không ai quan tâm đến lượng chất thải đó sẽ được xử lý ra sao Điều này cho thấy, trách nhiệm quản lý CTYT chỉ dừng lại tại các khoa phòng
Trang 40Vào cuối năm 2007, Bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo quản lý chất thải của bệnh viện chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối những việc có liên quan đến thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải tại bệnh viện
Trong đó trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với việc quản lý chất thải bệnh viện được quy định cụ thể như sau:
4.2.1.1 Trách nhiệm của Ban Giám đốc bệnh viện
Thành lập Ban chỉ đạo quản lý chất thải của bệnh viện
Bổ nhiệm cán bộ đã được đào tạo chuyên môn về công tác quản lý và xử lý chất thải để giám sát và điều phối các kế hoạch xử lý chất thải tại bệnh viện
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các dự án quản lý, xử lý và tiêu hủy CTYT theo các quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Báo cáo định kỳ hàng năm hiện trạng môi trường và tình hình xử lý chất thải tại bệnh viện đồng thời đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường tại bệnh viện trình Sở Y tế và Sở Tài nguyên Môi trường Tp Hồ Chí Minh xem xét và phê duyệt
4.2.1.2 Trách nhiệm của Ban chỉ đạo quản lý chất thải của bệnh viện
Lập kế hoạch xử lý chất thải và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hệ thống quản lý CTYT, đề ra quy chế quản lý CTYT riêng tại Bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế, trình lên Ban giám đốc bệnh viện phê duyệt và xem xét
Mua và cung cấp đầy đủ các phương tiện chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
Phối hợp với khoa Chống nhiễm khuẩn và phòng Điều dưỡng tiến hành kiểm tra, giám sát và điều hành các hoạt động của hệ thống xử lý chất thải hàng ngày
Đảm bảo cho khu vực lưu trữ, tập trung chất thải của bệnh viện được sử dụng theo đúng quy định về lưu trữ CTR trong cơ sở y tế của Quy chế quản lý CTYT của
Bộ Y tế
Phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương
để xử lý và tiêu hủy CTYT theo đúng quy định của Bộ Y tế
Hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân thực hiện việc vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTYT (theo Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT về Hướng
31