1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

99 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 416,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và một trong những vấn đề được nêu ra đó là: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Có thể khẳng định: Định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, giữ vai trò chỉ dẫn và chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận và thực tiễn, được toàn Đảng toàn dân hết sức quan tâm. Trong tình hình hiện nay, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước hết sức phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đang đứng trước những thời cơ và vận hội to lớn cũng như những thách thức và nguy cơ không thể xem thường thì vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thực tiễn hôm nay và tương lai mai sau của đất nước. Trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI của Đảng cũng đã xác định nội dung đầu tiên của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường”. Việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới, thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào việc có giữ vững được định hướng đó hay không. Trong Văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VII,VIII cũng đã đề cập đến bốn nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” có thể coi là nguy cơ lớn nhất. Bởi vậy việc nghiên cứu “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vừa cơ bảnvừa cấp thiết.

Trang 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 6

1.1 Bản chất việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam 71.2 Một số nội dung chủ yếu của giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trongphát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 54

2.1 Thực trạng quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam 542.2 Một số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tếthị trường ở Việt Nam hiện nay 71

KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và một trong những

vấn đề được nêu ra đó là: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Đại hội đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội” Có thể khẳng định: Định hướng xã hội chủnghĩa là một chủ đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, giữ vai trò chỉdẫn và chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận và thực tiễn, được toàn Đảngtoàn dân hết sức quan tâm

Trong tình hình hiện nay, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn

ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước hết sức phức tạp, chịu sự tác động củanhiều yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đang đứng trước nhữngthời cơ và vận hội to lớn cũng như những thách thức và nguy cơ không thểxem thường thì vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng giữ vai tròquan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thực tiễn hôm nay và tương lai mai

sau của đất nước Trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI của Đảng cũng đã

xác định nội dung đầu tiên của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa chính là “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa củanền kinh tế thị trường”

Việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một nguyên tắccủa công cuộc đổi mới, thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới ở ViệtNam hiện nay phụ thuộc vào việc có giữ vững được định hướng đó haykhông Trong Văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VII,VIII cũng đã đề cậpđến bốn nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

Trang 3

nước ta, trong đó “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” có thể coi là nguy cơ lớn

nhất Bởi vậy việc nghiên cứu “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

vừa cơ bản-vừa cấp thiết

2.Tình hình nghiên cứu

Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, vai trò của Nhà nướcnói riêng trong thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa được sự quan tâm củanhiều nhà khoa học ở nhiều cấp, nhiều ngành Cho đến nay, đã có nhiều côngtrình nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học cũng như công trình nghiêncứu tập thể các vấn đề nói trên dưới nhiều góc độ khác nhau như:

-Một số chương trình, đề tài thuộc các chương trình khoa học công

nghệ cấp Nhà nước như: Chương trình KX01 “Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” do giáo sư

tiến sĩ Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm Hay một số cuốn sách chuyên khảo:

- Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Một số vấn đề lý luận cấp bách của Trần Xuân Trường

- Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của tác giả

Nguyễn Đức Bách, Nhị Lê, Lê Văn Yên

- Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam của tác giả

Lê Đăng Doanh

- Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI, cơ hội và thách thức của Nguyễn

Minh Tú

- Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta

của các tác giả Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao

Hoặc một số luận án PTS, ThS gần đây cũng đề cập và nghiên cứu đếnvấn đề này như:

Trang 4

- Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện của Nguyễn Văn Oanh.

- Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay của Huỳnh Thanh Minh

Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu được công bố trên nhiều tạpchí, thông tin chuyên đề:

- Hội thảo “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”

Nguyễn Tiến Phồn, Tạp chí Triết học số 3/1995

- Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí triết học số 3/1996.

- Quan hệ sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

của TS Trần Hải Minh đăng trên Tạp chí lý luận truyền thông số tháng10/2013

Mặc dù các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết đã đề cập khá nhiềuđến các khía cạnh khác nhau có liên quan trực tiếp đến chủ đề: định hướng xãhội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, song chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học về việc “Giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệnnay” Luận văn của tôi muốn đi sâu, nghiên cứu và làm rõ hơn vấn đề nàydưới góc độ triết học và chỉ rõ thực trạng và giải pháp của vấn đề

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nền kinh tế thị trường ởViệt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

- Nhiệm vụ:

+ Làm rõ những vấn đề lý luận chung về kinh tế thị trường và giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường

+ Làm rõ thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và đề xuất một

số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận Luận văn còn dựatrên cơ sở lý luận là các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kết quảcác công trình nghiên cứu có liên quan Luận văn sử dụng chủ yếu cácphương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,đặc biệt là các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương phápthống nhất giữa lôgíc và lịch sử,

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: từ những năm 80 của thế kỷ XX

6 Cái mới của luận văn

- Góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học của định hướng xã hội chủnghĩa trong sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Góp phần nêu ra một số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 6

7 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả đạt được trong luận văn sẽ góp phần nâng cao chấtlượng nghiên cứu và giảng dạy môn triết học Mác - Lênin, có thể dùng làm tàiliệu tham khảo cho môn kinh tế chính trị học và một số môn khác trong phạm

vi liên quan đến đề tài

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 7

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng(tháng 1-2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011- 2020 đượcĐại hội XI thông qua, nhất quán với các kì đại hội trước, tiếp tục khẳng định

mô hình kinh tế nước ta trong thời kì quá độ là nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng xác định đây là giai đoạn đổi mới vàhội nhập sâu sắc, toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Có thểthấy rằng, hai nhiệm vụ xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ khăng khít và làm điềukiện cho nhau Trong đó phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là vấn đề cốt lõi của đường lối cách mạng nước ta, có ý nghĩa quyếtđịnh đến con đường phát triển và tương lai các dân tộc trong thế kỉ mới - mộtthế kỉ dự báo sẽ có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt khoa học côngnghệ, thể chế kinh tế xã hội và mối liên hệ toàn cầu theo hướng vừa hợp tácvừa cạnh tranh quyết liệt Tình hình đó đang đặt dân tộc trước những cơ hội

và thách thức to lớn về hội nhập và phát triển Điều chủ yếu chúng ta phảichuẩn bị là trang bị tốt tiềm lực trí tuệ, chính sách và thể chế, lựa chọn thànhcông một chiến lược rút ngắn và mô hình phát triển phù hợp, vừa năng độngvừa hiệu quả, dựa trên cơ sở phát huy nội lực với thu hút ngoại lực, giữa kếthừa các giá trị dân tộc và tiếp thu tinh hoa thời đại

Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về mô hình kinh tế tổng quát nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn có những điểm chưanhất trí, cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Điều này đôi khi gây ra mơ

Trang 8

hồ về nhận thức, tư tưởng, cũng như thiếu nhất quán trong hành động nhất làtrong việc hoạch định và thực hiện các chủ trương quyết sách kinh tế Thậmchí không hiếm trường hợp thiếu niềm tin vào Đảng cộng sản và con đường đilên chủ nghĩa xã hội, hoặc tin tưởng một cách giáo điều, dẫn tới tình trạng

“trống đánh xuôi kèn thổi ngược” Ví dụ nói phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn có tư tưởng muốn níu giữ bao cấpcho doanh nghiệp nhà nước trong khi lại tìm cách hạn chế sự phát triển củakhu vực tư nhân Thậm chí một số hiện tượng khuyết điểm chủ quan và tệtham nhũng đang có cơ hội bùng phát do buông lỏng kỉ cương và xử lý khôngnghiêm Có lập luận cho rằng kinh tế thị trường không nhất thiết phải đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, rằng kinh

tế thị trường và chủ nghĩa xã hội như nước với lửa, gắn kinh tế thị trường vớichủ nghĩa xã hội là võ đoán, dường như chúng ta muốn đi theo “con đườngriêng” không hội nhập với thế giới

Để góp phần giải quyết những vướng mắc trong lý luận và thực tiễntrên đây cần phải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, tính tất yếu, quy luật vận hành và nội dung của

nó trong điều kiện Việt Nam và bối cảnh thế giới ngày nay

1.1 Bản chất việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường

Lịch sử của xã hội loài người trước hết là lịch sử của sự phát triểnkhông ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thờicũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất Trong đókinh tế thị trường ra đời và tồn tại dựa trên yêu cầu tất yếu của lịch sử Bất kỳ

xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cần phải có một tổ chức kinh tế - xã hội,

đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa

Trang 9

Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người,trong đó sản phẩm được sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của ngườisản xuất trong một đơn vị kinh tế nhất định, người sản xuất quyết định về sốlượng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của mình, gắn với điều kiện tự nhiên

và phong tục tập quán cổ truyền, trình độ phân công lao động, công cụ laođộng, phương thức tổ chức sản xuất còn rất thấp và giản đơn, sản xuất mangtính tự cấp, tự túc, khép kín từng vùng, địa phương, lãnh thổ Nền kinh tế tựnhiên chủ yếu tồn tại trong xã hội như công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến

Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, kế tiếp của kinh tế tự nhiêntrên cơ sở phát triển của phân công lao động xã hội và tách biệt về kinh tế củanhững người sản xuất Kinh tế hàng hóa là hình thức kinh tế trong đó conngười sản xuất sản phẩm không phải là để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp củamình, mà là nhằm trao đổi buôn bán trên thị trường Vì vậy số lượng và chủngloại sản phẩm đều do người mua quyết định, việc phân phối sản phẩm đượcthực hiện thông qua quan hệ trao đổi (mua bán) trên thị trường

Kinh tế hàng hóa ra đời rất sớm vào thời kì tan rã của chế độ công xãnguyên thủy, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất mà hình thức đầu tiêncủa nó là kinh tế hàng hóa giản đơn Đó là kiểu sản xuất do những người nôngdân, thợ thủ công tiến hành trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sứclao động của chính bản thân người sản xuất, họ trực tiếp trao đổi sản phẩmvới nhau trên thị trường Khi quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển mạnh, đặcbiệt là trong thời kỳ tan rã phương thức sản xuất phong kiến và quá độ sangchủ nghĩa tư bản kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa

tư bản chủ nghĩa Kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa là hình thức sản xuấthàng hóa cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử dựa trên sự tách rời tư liệu sảnxuất với sức lao động Đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa là

Trang 10

dựa trên cơ sở chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vàbóc lột lao động làm thuê Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trải qua hai giai đoạn:kinh tế thị trường tự do (cổ điển) và kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại).Như vậy, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho kinh tế hànghóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh

tế thị trường một cách triệt để

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đồng nhất kinh tế thị trường vớichủ nghĩa tư bản Kinh tế thị trường phát triển cao dưới chế độ tư bản chủnghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Nhưng nền kinh tế thị trường trong xã hội

xã hội chủ nghĩa khác hẳn với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tiêu chí nóilên sự khác biệt giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩachủ yếu là mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội Kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa là nền kinh tế thị trường lớn có quan hệ giữa người lao động làm thuê

và người thuê lao động, do đó dẫn đến tình trạng bất công, còn kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế trong đó phải thực hiện và đảm bảođược công bằng xã hội Thực tế hiện nay trên thế giới chưa có nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa một cách hoàn chỉnh do chưa thực hiện được mụctiêu công bằng xã hội

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định:sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu pháttriển của nền văn mình nhân loại, tồn tại khách quan và cần thiết cho côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng.Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy kinh tế thịtrường không phải là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà ngược lại

nó đã có ở nhiều chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử Sự ra đời kinh tế tưbản chủ nghĩa chỉ đẩy kinh tế thị trường lên một giai đoạn phát triển cao hơn

về chất, về cả quy mô, tính chất, mức độ bao quát của nó Tiếp tục xu hướng

Trang 11

tất yếu đó, nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội nói chung và thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội nói riêng là một sự phát triển mang tính phủ định biện chứngđối với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đấy ra đời nền kinh tế thịtrường mới về chất Nếu trong chế độ tư bản, kinh tế thị trường đặt dưới sựquản lý của Nhà nước tư sản độc quyền vì lợi ích của giai cấp tư sản, thì trongchủ nghĩa xã hội nền kinh tế thị trường nằm dưới sự quản lý của nhà nước vôsản nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảiphóng con người, vì con người.

Như vậy, kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao nhất của kinh tếhàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đềuthông qua thị trường Kinh tế thị trường chỉ có thể được xác lập và phát triểntrên cơ sở đảm bảo những điều kiện sau: Thứ nhất, phải tồn tại nền kinh tếhàng hóa Việc đẩy mạnh phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hìnhthức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm được coi là điều kiệntiên quyết để phát triển kinh tế thị trường.Thứ hai, phải dựa trên cơ sở tự dokinh tế, tự do sản xuất, tự do kinh doanh Đây là điều kiện hết sức cần thiếtcho quá trình giải phóng sức lao động và điều hòa lợi ích giữa người mua vàngười bán, đồng thời giúp cho thị trường tuân theo các quy luật kinh tế trongsản xuất và lưu thông hàng hóa.Thứ ba, nền kinh tế phải đạt đến một tình độphát triển nhất định được thể hiện ở sự phát triển các ngành kinh tế thuộc hệthống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cùng với hệ thống tiền tệ, phươngtiện để lưu thông hàng hóa

Trong lịch sử thế giới, kinh tế thị trường xuất hiện như một tất yếu gắnvới sự tồn tại của mọi quốc gia, là con đường dẫn đến giàu có, văn minh.Thực tế, nền kinh tế thị trường trên thế giới cho chúng ta thấy, các nước khácnhau có trình độ kinh tế, kết cấu xã hội, phong tục tập quán và truyền thốngkhông giống nhau nên cùng một mô hình kinh tế thị trường nhưng các thể chế

Trang 12

kinh tế sẽ khác nhau Chẳng hạn: ở Mỹ là kinh tế thị trường tự do, Công hòaLiên bang Đức là kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường kiểu Thụy Điển,

ở Nhật kinh tế thị trường cộng đồng, kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội mangmàu sắc Trung Quốc, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam Như vậy, không có một nền kinh tế thị trường nào là bản sao của nềnkinh tế thị trường khác, mỗi nước cần phải tìm ra cho mình một thể chế kinh

tế thị trường thích hợp, một cách thức riêng để can thiệp vào thị trường, địnhhướng nền kinh tế đến mục tiêu mong muốn, trên cơ sở tôn trọng các quy luậtkhách quan của kinh tế thị trường

Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia phát triển đất nước theo conđường xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam nhưng mỗi nước lại lựa chọn cho mình một thể chế kinh tế không hoàn toàngiống nhau Chẳng hạn Trung Quốc đang xây dựng kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm “Bản chất xã hội chủ nghĩa là giảiphóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ phân hóahai cực, cuối cùng đạt đến sự giàu có” [40,32] Việt Nam định hướng về mụctiêu xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường là “độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[12,85-86] Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhànước xã hội chủ nghĩa - nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam xác định khuôn khổ của sự vận hành thị trườngmột cách có tổ chức, có định hướng nhằm thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa

xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Có thể nói cho đến nay lýluận kinh tế học vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa có thể hiểu một cách chung nhất đó là một kiểu tổ chức kinh tếvừa dựa trên những nguyên tắc quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên

Trang 13

sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, lànền kinh tế chưa phải nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng cũngkhông còn hoàn toàn là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Điều này chothấy: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về bản chất

đó là nền kinh tế hỗn hợp mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mangtính kế thừa những thành tựu của loài người vừa gắn liền với đặc điểm và mụctiêu chính trị, là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Muốngiữ vững định hướng chính trị, nhà nước bằng hệ thống chính sách, công cụ

để quản lý, điều hành nền kinh tế, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cựccủa thị trường nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dânđược cải thiện

Tóm lại: kinh tế thị trường được coi là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất gắn chặt với thị trường, quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm đều biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm với nhau Ở nước ta

trong những năm qua nhờ chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa nền kinh tế đã có những thay đổi căn bản và có những bước khởisắc rõ rệt Điều đó khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng vừa phù hợp với xu thế phát triển củathế giới vừa phù hợp với mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn

1.1.2 Quan niệm về định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

1.1.2.1 Quan niệm về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển lâu dài của đất nước doĐảng Cộng sản Việt Nam nêu ra trong cương lĩnh 1991 đã được thực tiễncông cuộc đổi mới trong những năm qua kiểm nghiệm là đúng đắn Tuy nhiên

Trang 14

đó mới là những định hướng chung, cơ bản, mang tính chiến lược lâu dài.Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng càng xuất hiện nhiều vấn đề cụthể không dễ trả lời chỉ với định hướng chung hoặc chỉ dựa vào kinh nghiệm,

do đó cần thiết phải cụ thể hóa và khẳng định định hướng xã hội chủ nghĩacho từng lĩnh vực Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng đã khẳng định phảigiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chống nguy cơ chệch hướng Vấn đềđặt ra là cần phải hiểu định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩanhư thế nào cho đúng theo quan điểm đường lối đổi mới của Đảng ta

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét và khái quát dựa trên cả haiphương diện lý luận và thực tiễn những nguyên lý cơ bản.Với việc vận dụngphép biện chứng vào phân tích sự phát triển của xã hội loài người, C.Mác vàPh.Ăngghen không những đã vạch ra luận chứng kinh tế về tính chất quá độlịch sử của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng chủ nghĩa cộng sản mộtcách tất yếu mà còn khái quát về mặt lý luận những đặc trưng chung nhất của

xã hội tương lai Đó là: nền kinh tế dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất pháttriển cao, xác lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thủ tiêu chế độngười bóc lột người; sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên trong

xã hội; nền sản xuất được tiến hành theo kế hoạch thống nhất trên phạm vitoàn xã hội: mọi người có quyền bình đẳng trong lao động và phân phối sảnphẩm tiêu dùng; xóa bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao độngtrí óc và chân tay, xóa bỏ giai cấp [6,306-330]

Trong tác phầm “Phê phán cương lĩnh Gota” (1875) C.Mác đã nêu lênluận điểm quan trọng về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản và nguyên tắcphân phối trong mỗi giai đoạn Ông nhấn mạnh rằng cần phân biệt rõ “xã hộicộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó” (tức giai đoạn cao)với “một xã hội chủ nghĩa cộng sản vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa”

Trang 15

(tức giai đoạn đầu - giai đoạn này Lênin gọi là chủ nghĩa xã hội) Mỗi giaiđoạn có đặc điểm riêng Trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa(chủ nghĩa xã hội) lúc nó vừa lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa, “sau nhữngcơn đau đẻ dài” là một xã hội còn mang những dấu vết của xã hội cũ Về kinh

tế trong giai đoạn này việc phân phối phải được thực hiện theo nguyên tắctrong trao đổi hàng hóa - vật ngang giá, tức là thực hiện phân phối sản phẩmtiêu dùng theo số lượng và chất lượng lao động [28,35-36]

Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen tuy mới là dự báo khoa học vềmột xã hội tương lai, nhưng nó mang ý nghĩa phương pháp luận có tính địnhhướng về nguyên tắc trong việc vận dụng giải quyết những vấn đề kinh tế cụthể ở mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội Như Lênin đã chỉ rõ

“chúng ta không hy vọng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác hiểu biếtmột cách cụ thể con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta chỉ biếtphương hướng của con đường đó, những lực lượng, giai cấp nào tiến đến conđường đó còn về cụ thể trên thực tế con đường đó ra sao thì kinh nghiệm củahàng triệu con người sẽ chỉ rõ khi họ bắt tay vào hoạt động” [22,152-153].Chính Lênin là người kế tục trực tiếp và phát triển đầy sáng tạo chủ nghĩaMác trong thời đại mới Ông còn là người trực tiếp lãnh đạo công cuộc khaiphá con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên biến tư tưởng vĩ đại củaC.Mác thành hiện thực trên nước Nga Xô viết Qua đó, Lênin làm sáng tỏ tínhkhách quan, đặc điểm và những nhiệm vụ cơ bản thời kì quá độ từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời vạch rõ nội dung xây dựng chủ nghĩa

xã hội bao gồm tổng thể các nguyên lý, biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa

-xã hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa -xã hội ở một nước mà những tiền

đề của xã hội xã hội chủ nghĩa còn kém phát triển Đặc biệt là kế hoạch xâydựng chủ nghĩa xã hội theo chính sách kinh tế mới

“Chính sách kinh tế mới” được Lênin vạch ra vào mùa xuân năm 1921trên cơ sở khẳng định lại đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ ở nước Nga lúc

Trang 16

đó là còn sự tồn tại đan xen những thành phần, những bộ phận, những “mảnh”của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Tính đa thành phần kinh tế củanền kinh tế vừa là biểu hiện, vừa là hệ quả của nền sản xuất xã hội hóa ở trình

độ thấp Bởi vậy, Lênin cho rằng chưa nên xây dựng trực tiếp chủ nghĩa xãhội và việc “lùi về” chủ nghĩa tư bản, kể cả tư bản nước ngoài là cần thiết và

có ích cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên chính sách kinh

tế mới không chỉ có sử dụng thị trường và chủ nghĩa tư bản, đó là một tổngthể các yếu tố, các khâu liên hoàn có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, tạo nênmột cơ chế kinh tế mới năng động - cơ chế kinh tế năng động của thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội với những nội dung và biện pháp chủ yếu bao gồm:đầy mạnh vai trò trao đổi hàng hóa trên cơ sở nhà nước nắm các đòn bẩy chỉhuy; sử dụng và cải tạo dần cơ cấu kinh tế cũ, làm cho nó thích ứng dần vớichủ nghĩa xã hội; phát triển và sử dụng đến mức nhất định chủ nghĩa tư bảntrong và ngoài nước hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước; xâydựng ngày càng vững mạnh các cơ sở kinh tế quốc doanh, cùng với việc từngbước hợp tác hóa nền tiểu sản xuất nhằm tạo lập nền tảng vững chắc cho nềnkinh tế quốc dân; sử dụng nhiều hình thức phân phối khác nhau; đẩy mạnhcông nghiệp hóa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Có thể nhận thấy “chính sách kinh tế mới” là mẫu hình con đường pháttriển kinh tế theo định hướng những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra Bởi vậy nó có ý nghĩa cảmặt lý luận và thực tiễn đối với các nước kém phát triển lựa chọn con đườngquá độ lên chủ nghĩa xã hội Tiếc rằng sau khi Lênin mất, mô hình kinh tếtheo chính sách kinh tế mới không được tiếp tục quán triệt và phát triển, thaythế vào đó là mô hình kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu baocấp Đã có nhiều ý kiến bàn luận đề cập đến nguồn gốc, đặc trưng, những ưuthế, tính tích cực cùng những hạn chế, tiêu cực của mô hình kinh tế tập trung

Trang 17

quan liêu bao cấp Song cần phải nói đến những sai lầm mang tính giáo điều ởđây trong suốt thời gian dài (kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II) người ta đã

áp đặt mô hình kinh tế này lên toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa như một “tínđiều” Việc đó khiến cho nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa và trongtoàn hệ thống trước đây, sau những cú bứt phá ban đầu đã rơi vào tình trạngphát triển không bình thường, trì trệ và lâm vào khủng hoảng Nhiều nhà kinh

tế học, nhiều nước xã hội chủ nghĩa ngày càng nhận ra những khiếm khuyết,sai lầm của mô hình kinh tế này, do đó xuất hiện những ý tưởng “cải cách”,

“cải tổ” với những hình thức biện pháp khác nhau Tuy nhiên kết cục đãkhông được như mong muốn Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông

Âu và Liên Xô trong quá trình thể nghiệm “cải cách”, “cải tổ” đã không địnhhình được một mô hình kinh tế thích hợp khả dĩ đưa nền kinh tế thoát khỏikhủng hoảng và vẫn giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa Mặt khác tính khôngtriệt để, thiếu đồng bộ và nhất quán trong “cải tổ” “cải cách” cùng với nhiềunguyên nhân khác đã dẫn tới sự sụp đổ về kinh tế kéo theo sự sụp đổ về chínhtrị ở các nước này vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX

Trung thành với đường lối cách mạng Việt Nam được vạch ra từ Cươnglĩnh đầu tiên (1930) của Đảng, dựa trên những phác thảo kinh tế kinh điển môhình xã hội xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác-Lênin, tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ III (1960) và lần thứ IV (1976) Đảng ta đã lần lượt đề rađường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trên cả nước Sau hơn haithập kỷ xây dựng và phát triển trên đất nước ta, chủ nghĩa xã hội đã phát huycao độ bản chất tốt đẹp - bản chất dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa Tuyvậy bên cạnh những thành tựu to lớn mà chế độ non trẻ này đã giành được thì

mô hình kinh tế kiểu cũ ngày càng bộc lộ những hạn chế và cả những sai lầmdẫn đến việc thực hiện không trọn vẹn nhiều mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra

Đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước lâm vào tình trạngkhủng hoảng trầm trọng vào giữa những thập niên 80 thế kỷ XX

Trang 18

Cuộc sống đòi hỏi bức bách phải đổi mới, đổi mới để tồn tại và pháttriển Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu, con đường xã hội chủnghĩa mà là nhận thức lại và quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội,vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội một cách rõ ràng chính xác, phùhợp điều kiện mới của đất nước và bối cảnh quốc tế Đó là cơ sở trực tiếpcủa đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ 1986trở lại đây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng: “Cách mạng xã hội chủnghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và lâu dài nhất, chúng ta phải xâydựng một xã hội hoàn toàn mới, xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta.Chúng ta phải thay đổi triệt để những nề nếp thói quen, ý nghĩ và thành kiến

có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm, chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ,xóa bỏ giai cấp bóc lột, áp bức Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta

từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, chúng ta phảidần dần tập thể hóa nông nghiệp, chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủnghĩa đối với công nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp” [29,784] Mụcđích “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọingười có công ăn việc làm, có cuộc sống ấm no và sống một đời hạnh phúc”.Một quá trình “biến đổi” và “xây dựng” rộng khắp đầy ắp nội dung kinh tế vàmang tính giai cấp sâu sắc như vậy hoàn toàn không thể là một việc giản đơn.Nếu không xác định rõ mục tiêu, phương hướng, bước đi và giải pháp thíchhợp sẽ không có cơ sở làm chủ được sự thay đổi của đất nước, của nền kinh

tế, dẫn đến chệch hướng Với những kinh nghiệm của nhiều thập kỉ xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta, những thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hộithế giới, bước vào thời kì đổi mới, công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phảixác định được mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta tiến tới, làm chuẩn mốc đểkhông bị chệch hướng Đáp ứng yêu cầu đó Đại hội toàn quốc lần thứ VII của

Trang 19

Đảng đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội” trong đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta xây dựng và phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình đó.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khái quát: “Nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” Đây là một hình thái kinh tế thị

trường vừa tuân theo những quy luật kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở vàđược dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Ở góc độ lý luận cơ bản, định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vựckinh tế là xây dựng và bảo vệ những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội baogồm cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của xã hội xã hội chủ nghĩa (tức

là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa xã hội), rằng “kinh

tế xã hội chủ nghĩa phải là sự thống nhất của cả hai yếu tố cấu thành phươngthức sản xuất xã hội chủ nghĩa, cả hai yếu tố đó phải hình thành và phát triểnlớn mạnh dần trong thời kì quá độ, trong mối quan hệ tương tác biện chứnglẫn nhau” Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải xây dựng chế độ

sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, coi đó như là một trong những mục tiêu

cơ bản để có chủ nghĩa xã hội [43,136-142] Trên cơ sở học thuyết về hìnhthái kinh tế xã hội của C.Mác, ý kiến trên góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt

lý luận đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khái quát

Quan niệm trên đây nhấn mạnh khía cạnh chính trị - xã hội của nềnkinh tế Tập trung vào các khía cạnh của quan hệ sản xuất, gắn chính sáchkinh tế với chính sách xã hội, hạn chế sự ảnh hưởng không thuận chiều củachính sách kinh tế với việc thực hiện các mục tiêu xã hội trong phát triển Vềmặt kinh tế xã hội quan niệm này nói lên được tính ưu việt hơn hẳn của nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa so với kinh tế tư bản chủ nghĩa

Trang 20

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là

mô hình kinh tế đang được tích cực xây dựng và hoàn thiện Riêng đối vớivấn đề kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thịtrường, tuy là vấn đề còn mới mẻ và phức tạp nhưng các nhà kinh tế ViệtNam đã đi được một đoạn đường dài Mặc dù còn nhiều tranh luận chưa ngãngũ nhưng đa số họ đã thống nhất rằng kinh tế thị trường không đối lập vớichủ nghĩa xã hội và có thể phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là một kiểu tổ chứcnền kinh tế vừa phát huy các nhân tố động lực thúc đẩy sản xuất xã hội, vừaphát huy nhân tố mở đường, hướng dẫn và chế định sự vận động của nền kinh

tế theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã chọn [34,28] Đồng thời định hướng xãhội chủ nghĩa sẽ khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường,làm cho nó phát triển hài hòa hơn trong chủ nghĩa xã hội Về mặt chính trịkinh tế thị trường tuy là một quá trình phức tạp nhưng là quá trình tất yếu vànhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ là “bà đỡ” cho kinh tế thị trường ra đời [3,10]

Đó là quan niệm biện chứng và có tính thuyết phục về kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Khái quát những ý kiến trên đây, quan niệm định hướng xã hội chủnghĩa trong phát triển kinh tế ở Việt Nam được hiểu như sau: Thứ nhất: mụctiêu chiến lược là xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với tư cách làphương thức sản xuất có trình độ cao hơn, tiến bộ hơn chủ nghĩa tư bản, dựatrên lực lượng sản xuất hiện địa và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủyếu trong mối quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau.Thứ hai: đẩy mạnh pháttriển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước Bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững, đồng thờitạo ra bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế sang các quan hệ xã hội hóa

Trang 21

cao hơn, hạn chế xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa Thứ ba: kết hợp hài hòacác mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, sự phát triển kinh tế phải hướng tớiviệc tạo ra các giá trị xã hội cao: công bằng, văn minh, đời sống nhân dân laođộng ngày càng nâng cao Đó chính là phát triển vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng và văn minh Thứ tư: xây dựng nền kinh tế mở rộng

cả trong lẫn ngoài trên cơ sở giữ vững độc lập và bản sắc dân tộc, chủ độnghợp tác, hội nhập, tham gia phân công lao động trên phạm vi khu vực và quốc

tế Thứ năm: nhà nước nắm giữ vai trò quản lý định hướng sự phát triển củanền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Qua những luận điểm trên đây cho thấy: định hướng xã hội chủ nghĩatrong phát triển kinh tế chỉ sự phát triển khách quan của nền kinh tế ViệtNam, là mục tiêu mà nền kinh tế sẽ phải đạt tới, là cái đích của công cuộc đổimới nền kinh tế, của các lực lượng kinh tế trong xã hội sẽ hướng vào và làtrạng thái vận động của nền kinh tế trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, bắt đầu từkhi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến khi những cơ sởkinh tế của chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong, dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản Với ý nghĩa đó, định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tếchính là yêu cầu trong quá trình quá độ kinh tế - nội dung kinh tế của thời kỳquá độ

1.1.2.2 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Xây dựng nền kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta làmột quá trình lâu dài, diễn ra từng bước với những chương trình, kế hoạch,biện pháp cụ thể Đương nhiên trong quá trình đó, tiềm tàng thường xuyênnguy cơ chuyển sang con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, trong cuộc đấutranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Do đó đấutranh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định trực tiếp

Trang 22

quá trình xây dựng và đổi mới nền kinh tế đất nước Đại hội lần thứ VII củaĐảng ta đã khẳng định, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trìnhđổi mới là yêu cầu và bài học kinh nghiệm trước tiên ở giai đoạn đầu củacông cuộc đổi mới Điều đó cũng được Đại hội lần thứ VIII khẳng định chochặng đường tiếp theo [11,70]

Như vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa nói chung có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, vừa quy địnhnhau, vừa làm tiền đề của nhau như là sự biểu hiện sinh động của quy luật xâydựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

ở nước ta Định hướng xã hội chủ nghĩa là nhận thức trí tuệ tập thể của Đảng

về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường để thực hiện mô hình đó trên cơ sởnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàthực tiễn sinh động của đất nước Trong đó bao hàm sự khẳng định khoa học

về tính tất yếu của sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, cũng như bảnchất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xãhội mà chúng ta đang xây dựng Đó là những nguyên tắc mà chúng ta cầnđược giữ vững trong đổi mới đất nước Còn giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa chính là sự đảm bảo công cuộc đổi mới đi đúng phương hướng đã xácđịnh - tức là đưa tư tưởng định hướng xã hội chủ nghĩa vào cuộc sống, đượcthực hiện trong cuộc sống và thông qua thực tiễn cuộc sống tiếp tục bổ sunghoàn chỉnh cũng như hiện thực hóa một cách sinh động các mục tiêu của địnhhướng xã hội chủ nghĩa Không có hoặc coi nhẹ nhận thức hoạt động quản lý

và bảo vệ quá trình xây dựng, để quá trình đó tự phát “khắc đi khắc đến” sẽdẫn đến nguy cơ chệch hướng Định hướng xã hội chủ nghĩa lúc đó chỉ còn lànội dung không hiện thực Bởi vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa lànguyên tắc của đổi mới, thực chất là kiên trì sự lựa chọn con đường phát triển

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 23

Với ý nghĩa đó, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là quan niệm

có tính lịch sử nói đến trạng thái hoạt động chủ quan, nhấn mạnh khía cạnhđấu tranh phòng ngừa các nguy cơ chệch hướng và bảo vệ những nhận thứckhoa học về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và nhữngthành quả xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, là quá trình tích cực chủ độngkết hợp sự kiên định về nguyên tắc chiến lược cách mạng với sự linh hoạttrong sách lược nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bắt đầu từ khi tiến hành công cuộcxây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, cho đếnkhi những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa một cách cănbản và sinh động

Mục đích giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh

tế là thực hiện cùng lúc hai mặt của phát triển kinh tế, đó là vừa tăng trưởngnhanh, bền vững vừa giữ vững mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa Điều đóđặt ra yêu cầu lựa chọn một mô hình kinh tế kết hợp được cả hai nội dung đó

Mô hình kinh tế cũ vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong mộtthời gian dài thể nghiệm đã tỏ ra bất lực trước yêu cầu này và trên thực tế nó

đã sụp đổ Mô hình kinh tế mới với sự đa dạng về hình thức sở hữu và kết hợphài hòa hai yếu tố căn bản: kế hoạch và thị trường thay thế mô hình cũ đã pháthuy tác dụng tích cực ngay ở giai đoạn đầu của đổi mới Như vậy, giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế diễn ra trong điều kiệnđang chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới cho nên nó bao hàm cả sựđoạn tuyệt dứt khoát mô hình kinh tế cũ, những “mảnh” tàn dư còn sót lại ởmặt này, mặt kia, đồng thời khẳng định mô hình kinh tế mới- kinh tế nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 24

Mục tiêu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là lấy thực tiễn cuộc sốngcủa con người làm điểm xuất phát và hướng tới hạnh phúc của con người, sựphát triển hài hòa của cá nhân và cả cộng đồng xã hội theo tiêu chí công bằng

xã hội Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở phương diện kinh tế xã hộichính là việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội, thực hiện công bằng, văn minh Tuy nhiên việc thực hiện mốiquan hệ đó như thế nào là căn cứ vào yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển cụthể, vừa giải quyết được những yêu cầu xã hội hiện tại, vừa tạo điều kiện chođất nước tiếp tục phát triển bền vững, có triển vọng tích cực

Như vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế

là sự cụ thể hóa các mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế, đó

là sự triển khai về mặt lý luận và thực hành trong thực tiễn lý luận đó, làm chochủ nghĩa xã hội từng bước được hiện thực hóa thông qua cách thức, biệnpháp tổ chức xây dựng một cách tự giác sáng tạo của nhân dân ta dưới sự lãnhđạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Trong bối cảnh hiện nay đấu tranhgiai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức Kinhnghiệm của những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh về mặt thực tiễn rằnggiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ở Việt Nam thực chấtmang ý nghĩa giai cấp và dân tộc sâu sắc nhằm giữ vững mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội cho sự phát triển kinh tế

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, các vấn đề kinh tế,chính trị, giai cấp có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời và suy đếncùng kinh tế là yếu tố quyết định Xuất phát từ địa vị kinh tế khác nhau giữacác tập đoàn người trong một hệ thống sản xuất nhất định, được phân địnhtrước hết bởi quan hệ của họ với tư liệu sản xuất và vai trò của họ trong tổchức xã hội về lao động và phân phối sản phẩm mà hình thành các giai cấpkhác nhau [25, 17-18] Mỗi giai cấp có lợi ích kinh tế riêng, khác biệt hoặc

Trang 25

đối lập với lợi ích kinh tế của giai cấp khác Việc giải quyết mối quan hệ giữacác lợi ích kinh tế đó là nguồn gốc, động cơ, nội dung của đấu tranh giai cấp.Nói cách khác đấu tranh giai cấp thực chất là đấu tranh vì lợi ích kinh tế.Ăngghen đã khẳng định điều này trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáochung của triết học cổ điển Đức” rằng “bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nàocũng đều là đấu tranh chính trị - xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề giảiphóng về kinh tế” [1,441] Theo đó trong một xã hội còn phân định các giaicấp khác nhau thì bất cứ một vấn đề kinh tế nào cũng in đậm dấu ấn giai cấp-kinh tế có thuộc tính giai cấp: kinh tế là của giai cấp này hoặc của giai cấpkhác, sự thống nhất chỉ là tương đối và vì lợi ích tuyệt đối của giai cấp

Lênin cho rằng “Chừng nào mà người ta chưa biết phân biệt lợi íchkinh tế của giai cấp này hay giai cấp khác thì trước sau người ta vẫn là kẻngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị” [24,57].Người ta không thể tách kinh tế ra khỏi giai cấp mà ngược lại nó luôn đượcxem xét và giải quyết theo quan điểm chính trị của giai cấp Thực tiễn lịch sử

đã cho thấy, bất cứ giai cấp nào cầm quyền cũng đều hướng kinh tế phát triểntheo lập trường chính trị của giai cấp đó theo con đường, mục tiêu kinh tế xãhội mà giai cấp đó đề ra Vì vậy nếu không có một thế giới quan, một lậptrường chính trị rõ ràng, một giai cấp nhất định không thể giữ vững được sựthống trị của mình và do đó không thể giải quyết được nhiệm vụ kinh tế theocon đường và mục tiêu đã đặt ra[25,350]

Trên ý nghĩa đó, giai cấp công nhân sau khi giành chính quyền thìnhiệm vụ chính trị tiếp theo là định hướng nền kinh tế phát triển theo conđường và mục tiêu của giai cấp, đó là con đường và mục tiêu xã hội chủnghĩa Và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là tiếp tục cuộc đấu tranh

“đoạt lấy những lực lượng sản xuất và thiết lập một chế độ đem lại cho mỗithành viên của xã hội khả năng tham gia không những vào sản xuất mà cả vào

Trang 26

việc phân phối và quản lý những của cải xã hội” [28,167], tạo lập cơ sở kinh

tế của một xã hội không chỉ giàu có về của cải vật chất mà còn thực sự côngbằng, dân chủ, văn minh

Xét về bước đi giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trong suốtthời kỳ quá độ, thời kỳ mà về kinh tế là sự tồn tại và đan xen nhau giữa chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cùng với một cơ cấu xã hội giai cấp phức tạp

và luôn biến động Do đó dù có bị ngăn cản hay che đậy một cách cố ý thì đấutranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tưsản và các thế lực hậu thuẫn cho nó giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bảnvẫn mặc nhiên tồn tại Đương nhiên so với giai đoạn trước đây nó diễn ra ởtrình độ cao hơn, với những nội dung và hình thức mới phù hợp với quy luậtvận động khách quan của xã hội đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội Như vậygiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế trước hết phảnánh tính chất, nội dung cơ bản cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhândân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại những nguy cơlàm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa haicon đường, hai định hướng phát triển kinh tế Giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa tức là phủ định định hướng tư bản chủ nghĩa Cuộc đấu tranh loạitrừ nhau này vừa là một thực tế khách quan vừa là xu hướng chiến lược lâudài trong xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam suốt cả thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội

Ngày nay khi công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã đi vào chiều sâuthì ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa hai định hướng phát triển có tính chấtđối lập nhau càng trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn Tuy nhiên sẽ là khiêncưỡng và sai lầm như đã từng sai lầm nếu lại đem tuyệt đối hóa mặt đấutranh giai cấp, nhưng coi nhẹ nó hay mưu toan “phi ý thức hệ” trong cácvấn đề kinh tế lại là một bước trượt dài từ giáo điều tả khuynh sang xét lại,

Trang 27

hữu khuynh Thực tế là hiện nay có không ít người khi đề cập đến các vấn

đề kinh tế, khía cạnh giai cấp không được chú ý đúng mức và tự giác.Thậm chí có người cho rằng bảo lưu đấu tranh giai cấp trong tình hình hiệnnay là không phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Rằng trongnền kinh tế nhiều thành phần chỉ nên nhấn mạnh “tính thống nhất” mới tạo

ra được động lực cho sự phát triển kinh tế Nhưng phát triển như thế nào,theo con đường nào thì họ lại lờ đi

Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng bất luận vấn đề nào trong xãhội đều không thể ngoài giai cấp, siêu giai cấp được ngồi giữa hai ghế thìnhất định sẽ ngã, chỉ có thể đứng về một phe thôi Đứng chỗ nào thì phảiđứng cho vững, đứng chông chênh trong khi xã hội có giai cấp đang chuyểnbiến mạnh là bị đè bẹp [39,5] Đó cũng là ý nghĩa cô đọng khía cạnh giai cấpcủa cuộc đấu tranh vì sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinh tế nước ta hiện nay

Xem xét từ góc độ nền kinh tế dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa có ý nghĩa chiến lược trong việc giữ vững mục tiêu độc lập, tự chủ, tăngcường dân tộc trên lĩnh vực phát triển kinh tế Trước hết chủ nghĩa xã hội chỉ

có thể được xây dựng thành công trên mảnh đất dân tộc Lịch sử đã chứngminh tính quy luật của cách mạng Việt Nam là độc lâp dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới thực sự giữ vững đượcđộc lập tự do dân tộc.Vì vậy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là mụctiêu của dân tộc, đấu tranh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấutranh của dân tộc Hai là xu hướng chung của các nước đang phát triển hiệnnay là đang trong quá trình chuyển dịch từ trạng thái nghèo nàn lạc hậu sangtrạng thái phát triển hiện đại Trong quá trình đó mỗi quốc gia có thể vậndụng mô hình kinh tế khác nhau, nhưng con đường phát triển với tư cách làmột phương thức sản xuất thì chỉ có một, hoặc theo định hướng tư bản chủ

Trang 28

nghĩa hoăc theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do vậy định hướng này hayđịnh hướng kia thực chất là con đường phát triển kinh tế riêng của mỗi dântộc, mỗi quốc gia đang phát triển Định hướng xã hội chủ nghĩa là con đườngphát triển kinh tế mà dân tộc Việt Nam đã lựa chọn Ba là thế giới ngày nayđang có những chuyển biến phức tạp mau lẹ, xu thế toàn cầu hóa đang tácđộng mạnh vào mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Mặc dù vậy, trung thành và kiêntrì với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường xã hội chủnghĩa là ý chí, là nguyện vọng, là quyết tâm không gì lay chuyển nổi của toànĐảng, toàn dân và cả dân tộc Trên ý nghĩa đó giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa là cuộc đấu tranh lựa chọn và giữ vững con đường phát triển kinh tếcủa dân tộc Việt Nam

Như vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc của đổi mới nền kinh tế nước ta, thực chất chính là sự lựa chọn con đường phát triển

xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa do đó là cuộc đấu tranh đầy ắp nội dung giai cấp, nội dung dân tộc trên lĩnh vực phát triển kinh tế, đây là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp và diễn ra thường xuyên trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1.1.3 Tính tất yếu của việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triểnkinh tế mà chúng ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới toàn diện đời sống kinh tế-xã hội của đất nước Lựa chọn mô hình này không phải là sự gán ghép chủquan giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, mà là nắm bắt và vận dụng

xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, là sự kếttinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình xây dựng đất nước ĐảngCộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của thời đại và sự

Trang 29

đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, đặc biệt là từthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đưa ra chủ trương pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương xâydựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tưduy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độphát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam.

Kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổi mới và pháttriển kinh tế thị trường không phải là sự áp đặt máy móc chủ quan mà là mộtquá trình tất yếu - khách quan xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự thắng lợi củacông cuộc đổi mới đất nước Tính tất yếu này thể hiện khá rõ:

Thứ nhất: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh

tế tạo điều kiện cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và đổi mới chính trị.Kinh tế là cơ sở của đời sống xã hội, một nền kinh tế phát triển vững chắctheo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở cho định hướng xã hội chủ nghĩatrong các lĩnh vực khác Đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩacủa Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng coi đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trungtâm, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội, trước hết làtrong lĩnh vực chính trị [9, 71]

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh

tế, “chính trị tức là kinh tế cô đọng lại” [29,117], sự thắng lợi của chính trịsuy đến cùng là ở những thành tựu kinh tế Chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủnghĩa tư bản chính là ở chỗ nó đưa ra một hình thức tổ chức đảm bảo chonăng xuất lao động xã hội tăng hơn nhiều Như vậy, kinh tế không chỉ lànguồn gốc mà còn là động cơ, là nội dung của chính trị Đẩy mạnh đổi mới vàphát triển kinh tế, coi đó như một nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội là xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị Do

Trang 30

đó giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế là yêu cầutất yếu về chính trị Chỉ có tập trung trước hết vào phát triển kinh tế, thực hiệnthắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩachúng ta mới có thể giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất; đápứng được những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, về công ăn việclàm và nhu cầu xã hội thiết yếu khác; đẩy mạnh cơ sở vật chất kỹ thuật chochủ nghĩa xã hội và do đó tạo tiền đề - điều kiện cần thiết về vật chất và tinhthần để giữ vững ổn định chính trị và đổi mới chính trị.

Xét trên tổng thể những yếu tố hợp thành hình thái kinh tế xã hội thìcác quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng của xã hội, là cơ sở cho sự phát triển củamột kiến trúc thượng tầng chính trị và tinh thần tương ứng Theo ý nghĩa đókhông có cơ sở hạ tầng xã hội xã hội chủ nghĩa, sẽ không có được kiến trúcthượng tầng chính trị của chủ nghĩa xã hội Do vậy giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trong đổi mới và phát triển kinh tế chính là đảm bảo cơ sở cho

xã hội xã hội chủ nghĩa, cho đổi mới và phát triển kiến trúc thượng tầng nóichung và hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta hiện nay

Thực hiện cải tổ ở Liên Xô trước đây đã cho chúng ta bài học xươngmáu Việc từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa, muốn dựa vào phương Tây đểthực hiện nhanh chóng chuyển sang kinh tế thị trường tự do trên cơ sở tư hữuhóa và giá cả tự do rộng rãi đã đẩy nền kinh tế Liên Xô lún sâu vào tìnhtrạng hỗn loạn Đó là nguyên nhân sâu xa làm cho các loại khủng hoảng xãhội cùng bùng nổ Cuối cùng không chỉ cơ cấu kinh tế không thể vận hànhlinh hoạt mà về chính trị cũng không thể kiểm soát, gây ra sự hỗn loạn và sụp

đổ toàn diện cả về kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng chính trị

Với những ý nghĩa đó giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổimới và phát triển kinh tế là yêu cầu và là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữađổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay

Trang 31

Thứ hai, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế

xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế và phát triển xã hội Đổi mới toàn diệnnhưng không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa là tư tưởng chỉ đạo xuyênsuốt mọi lĩnh vực hoạt động của quá trình đổi mới nói chung và trong lĩnhvực kinh tế - xã hội nói riêng Bởi vậy việc chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh, tất yếu phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa như là định hướngchiến lược về mục tiêu của quá trình đổi mới này

Trước đây trong cơ cấu kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành phần kinh

tế xã hội chủ nghĩa (bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể - theo cáchphân định cũ) chiếm vị trí và tỉ trọng gần như tuyệt đối (nếu không muốn nói

là duy nhất), khi đó chủ nghĩa xã hội là “đương nhiên”, không phải bàn luận.Nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ cấu nhiều thành phần thì vấn đề đã đổikhác, bởi không phải là một mà là với nhiều thành phần kinh tế khác nhau,dựa trên những hình thức sở hữu mang bản chất khác nhau cùng tồn tại - chủnghĩa xã hội được xác định là mục tiêu, là cái đích chung cuối cùng của các

xu hướng vận động đó

Như vậy, việc chúng ta thừa nhận các thành phần kinh tế cùng tồn tại

và phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ cũng giống như cho các cỗ xe kinh

tế khác nhau cùng đồng thời phát động Nếu không có sự tổ chức và giữ vữngđịnh hướng mục tiêu, chắc chắn chúng sẽ vận động đan xen tự phát và hỗnloạn, phá vỡ tính thống nhất và mối liên hệ tự giác của nền kinh tế, làm mất đikhả năng tạo thế và lực cho sự phát triển dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hộichủ nghĩa Tình hình đó đòi hỏi cần thiết phải tổ chức đội hình các cỗ xe kinh

tế thành một đoàn tàu thống nhất - một sự thống nhất trong đa dạng kinh tế,vừa khẳng định cái đích cuối cùng cần hướng tới là chủ nghĩa xã hội, vừa thể

Trang 32

hiện sự lựa chọn những hình thức, bước đi và giải pháp phù hợp với trạng tháinền kinh tế đang vận động chuyển hóa trong thời kỳ quá độ ở nước ta

Cũng như vậy việc chuyển sang nền kinh tế thị trường không tách rờiđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Bởi xét về mặt logic lịch sử, các quan hệ hànghóa - thị trường là hình thức đặc trưng cho những mối liên hệ giữa người vớingười, chỉ ở trong các phương thức sản xuất của cải vật chất thuộc về cáchình thái kinh tế xã hội và bản chất mối quan hệ này phụ thuộc vào hình tháikinh tế xã hội cụ thể mà nó tồn tại Như vậy kinh tế thị trường là thành quảcủa văn minh và sự phát triển xã hội, chứ không phải là sản phẩm riêng củachủ nghĩa tư bản, không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản đãbiết lợi dụng kinh tế thị trường để thúc đẩy sản xuất phát triển vì mục tiêu lợinhuận Chủ nghĩa xã hội cũng có thể và cần thiết phải sử dụng kinh tế thịtrường phục vụ cho sự phát triển của mình Theo đó kinh tế thị trường chỉ là

“phương tiện chuyển tải” chứ không phải là mục đích, tự nó không quy địnhcon đường sẽ đi về đâu Bởi vậy khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trườngtất yếu phải định hướng và giữ vững định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩacho hình thức kinh tế đặc trưng này

Về bản chất kinh tế thị trường có những yếu tố tích cực và tiến bộkhông thể phủ nhận, nó tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩynhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đadạng, phong phú - là điều kiện vật chất để nâng cao đời sống của người laođộng và thực hiện các chính sách xã hội Đây là những ưu thế mà nền kinh tếnước ta có thể phát huy cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên kinh tế thịtrường cũng có những hạn chế, khuyết tật mà bản thân nó không tự khắc phụcđược Một là dưới tác động của quy luật giá trị, tình trạng cạnh tranh diễn ragay gắt dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng Hai là

cơ chế điều tiết tự phát nền kinh tế thị trường đưa đến sự chuyển dịch các

Trang 33

nguồn lực không theo mục đích chung của xã hội, làm tăng nguy cơ khủnghoảng, lạm phát và thất nghiệp Ba là kinh tế thị trường kích thích động cơsăn đuổi lợi nhuận tối đa làm phát sinh khuynh hướng tăng trưởng kinh tếtách rời việc thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, tệ nạn đầu

cơ, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn khác Đây là những yếu tố trái vớibản chất của chủ nghĩa xã hội Vì vậy khi sử dụng kinh tế thị trường vì mụctiêu xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải phát hiện ra những hạn chế, khuyết tật đó

và tìm ra những định chế có khả năng khắc phục xóa bỏ chúng, dần tạo ra nềnkinh tế thị trường có bản chất xã hội chủ nghĩa Nói khác đi giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa tức là hướng kinh tế thị trường phát huy tối đa nhữngmặt tích cực đồng thời hạn chế khắc phục những tiêu cực vốn có của nó,khiến cho quan hệ hàng hóa - thị trường trở nên hài hòa và có hiệu quả hơn vìmục tiêu xã hội chủ nghĩa

Như vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có ý nghĩa cả về lý luận và thựctiễn phản ánh tính tất yếu của tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giảiphóng xã hội, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng,tiến bộ xã hội Trong xã hội xã hội chủ nghĩa con người đồng thời là chủ thểphát triển kinh tế xã hội, vì vậy mọi hoạt động trong xã hội, trước hết là hoạtđộng kinh tế đều hướng tới phục vụ toàn xã hội, phục vụ chính bản thân conngười Với ý nghĩa đó việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển vàtiến bộ xã hội không chỉ là tiêu chí của sự phát triển bền vững mà còn là thuộctính bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa Đó cũng chính là mục tiêu

có tính định hướng mà nền kinh tế nước ta đang vươn tới Sự gắn bó chặt chẽgiữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng xã hội phản ánh tính chất vàtrình độ phát triển của nền kinh tế, cũng như sự hoàn thiện từng bước của chế

Trang 34

độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bởi vậy trong mọi hoạt động kinh tế của đấtnước việc chủ động và duy trì mối liên hệ mật thiết giữa mục tiêu kinh tế vớimục tiêu xã hội có ý nghĩa quyết định tính định hướng phát triển bền vữngtheo con đường xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta Ngược lại nếu đemtách biệt tăng trưởng kinh tế với môi trường chính trị xã hội, hoặc gắn kết mộtcách khiên cưỡng, không có tính liên hệ bễn vững cùng phát triển, nhấn mạnhmặt này, xem nhẹ mặt kia đều đưa đến khả năng chệch hướng.

Với một quan niệm như vậy mục tiêu của đổi mới kinh tế ở nước ta làmột tổng thế thống nhất, bao gồm các mục tiêu kinh tế - xã hội mang tínhnhân bản và chứa đựng nội dung giai cấp sâu sắc Nó đòi hỏi sự đổi mới vàtăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môitrường, thể hiện các mặt tiến bộ về lượng và cả mặt phát triển về chất của nềnkinh tế

Thực tiễn hoạt động đổi mới kinh tế xã hội trong những năm qua, bêncạnh những thành tựu to lớn phản ánh sự phát triển về cơ bản đúng với địnhhướng XHCN của nền kinh tế nước ta, vẫn còn những khuyết điểm, lệch lạckéo dài dẫn đến tình trạng chệch hướng ở nơi này nơi kia, ở lĩnh vực này haylĩnh vực khác với những mức độ khác nhau Nhìn chung nền kinh tế phát triểnchưa thực sự vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, chưa đảm bảo sựtăng trưởng cao và lâu bền

Từ những vẫn đề trên đây đặt ra yêu cầu tất yếu phải bảo đảm giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế

ở nước ta Mọi mưu toan từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời mục tiêu conđường xã hội chủ nghĩa, hy vọng dựa vào chủ nghĩa tư bản hay con đường

“thứ ba” nào đó để hiện đại hóa nền kinh tế, để tăng trưởng nhanh và giảiquyết các vấn đề xã hội đều là ảo tưởng, “tự lừa dối mình và lừa dối người”.Thực chất là xô đẩy nền kinh tế chệch hướng xã hội chủ nghĩa theo “vết xe

Trang 35

đổ” và “kịch bản” của người khác, cuối cùng chắc chắn không tránh khỏi thấtbại như họ Chỉ có giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì định hướng xã hộichủ nghĩa, nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, biếthuy động và khai thác nội lực, kết hợp với sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế, tạonên sức bật về phía trước mới là cơ sở vững chắc để thực hiện từng bước mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cồng bằng, văn minh.

Thứ ba, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế

nhằm xây dựng cơ sở kinh tế của sức mạnh quốc phòng toàn dân Dựng nước

đi đôi với giữ nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa đi đôi với bảo vệ Tổ Quốc làquy luật tồn tại của dân tộc và cách mạng Việt Nam Bởi vậy khi dồn sức chonhiệm vụ đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội chúng ta luôn đặt lên hàng đầucông cuộc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Nền quốc phòng của nước ta là nền quốc phòng toàn dân,nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, do Nhà nước thống nhất quản lý và xây dựng, có mục đíchtrước hết là duy trì cục diện hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc mà không cầnchiến tranh, đồng thời chuẩn bị và tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lànền quốc phòng toàn dân chống thù trong giặc ngoài, chống “diễn biến hòabình” và “bạo loạn lật đổ”, chống các hoạt động xâm lược phi vũ trang (xâmlược kinh tế, chính trị, xã hội) và các loại hình chiến tranh xâm lược bằngquân đội Đó là nền quốc phòng mang bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, nóchỉ có thể được tổ chức và xây dựng và có sức mạnh trên cơ sở nền kinh tế xãhội chủ nghĩa Kinh nghệm lịch sử cho thấy ở đâu, lúc nào định hướng xã hộichủ nghĩa được định hướng đúng, được bảo vệ vững chắc thì ở đó lúc đó có

sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, tiềm lực về vật chất cũng được tăngcường Như vậy giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh

tế không chỉ là sự khẳng định mục tiêu bảo vệ của nền quốc phòng đối với

Trang 36

chế độ kinh tế mà còn là cơ sở để đáp ứng yêu cầu xây dựng tiềm lực kinh tế,tiềm lực khoa học - công nghệ của nền quốc phòng toàn dân xã hội chủ nghĩa,thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Thứ tư, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp xu hướng

hội nhập kinh tế quốc tế và là nhân tố thúc đẩy quá trình đó ở Việt Nam.Trong sự phát triển chung của nhân loại, sự giao thoa về lợi ích kinh tế giữacác quốc gia, dân tộc ngày càng đa dạng và bức xúc, đẩy tới xu hướng hộinhập quốc tế Nói khác đi hội nhập quốc tế mang nội dung chủ đạo là hộinhập quốc tế Nói khác đi hội nhập quốc tế mang nội dung chủ đạo là hộinhập kinh tế, đó là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế dựatrên sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ Điềunày đã được Mác- Ăngghen dự báo hơn 150 năm trước: “đại công nghiệp đãtạo ra thị trường thế giới ” và “thay cho tình trạng cô lập trước kia của cácđịa phương và dân tộc vẫn tự cung cấp, ta thấy sự phát triển những quan hệphổ biến giữa các dân tộc” [27,602]

Ngày nay, hầu hết các nước nhất là các nước đang phát triển trong đó

có Việt Nam đều chủ trương duy trì xu thế hòa bình, ổn định, tăng cường đốithoại, hợp tác cùng phát triển, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, không phânbiệt chế độ chính trị, chế độ kinh tế, miễn là chấp nhận luật chơi chung Nhưvậy định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế không

có sự đối lập, trái lại chúng có cơ sở chung là dựa trên sự phát triển của lựclượng sản xuất và trình độ khoa học công nghệ Do đó giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phù hợp xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tếquốc tế

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế không phải là quá trình suôn sẻ Bên cạnhnhững yếu tố tích cực của quá trình hội nhập vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tiêucực, nguy cơ đưa đến những hậu quả khó lường, nhất là với những còn kém

Trang 37

phát triển, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh còn yếu như nước ta Đó là chưatính đến những toan tính của các thế lực phản động quốc tế, vừa muốn pháhoại xu thế hòa bình hội nhập, nhằm “đục nước béo cò” áp đặt chủ nghĩa báquyền lên các dân tộc và chính xu thế hội nhập Vừa muốn lợi dụng xu thế hộinhập để thực hiện “đồng hóa” các nền kinh tế dân tộc, đi đến nhất thể hóachính trị-nhà nước, kể cả việc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội Trong bối cảnh đó để

có thể hội nhập và phát triển được, các nước đều xây dựng một chiến lược hộinhập riêng và phù hợp với bản chất, mục đích nền kinh tế mỗi nước

Đối với nước ta, định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập, tự chủ

đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại là yêu cầu chính trị cao nhất đảm bảo tiến trình nước ta tham gia cóhiệu quả các định chế khu vực và thế giới Với ý nghĩa đó, giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa chính là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tếcủa nền kinh tế nước ta một cách chủ động, tích cực, có hiệu quả phục vụ chomục tiêu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và giữ vững độclập tự chủ, bản sắc dân tộc

Những phân tích trên đây cho phép khẳng định giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa không phải là ý muốn chủ quan tùy tiện áp đặt cho nền kinh tếnước ta, mà là sự lựa chọn khách quan của lịch sử đất nước, do yêu cầu củanhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, của chính sự đổi mới nền kinh tế và

xu hướng hội nhập quốc tế đặt ra Đó còn là bài học đã được chứng minhtrong đời sống kinh tế hơn mười năm qua của đất nước ta cũng như từ thựctiễn thất bại hay thành công của chủ nghĩa xã hội ở nước này hay nước khác.Tất cả điều đó khẳng định giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là một tấtyếu khách quan trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế nước ta

Trang 38

1.2 Một số nội dung chủ yếu của giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Về cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế là quátrình lâu dài trong suốt cả thời kỳ quá độ Quá trình đó được thể hiện ra ởnhững nội dung cụ thể, mà trước hết là về cơ cấu thành phần kinh tế và hìnhthức sở hữu Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tatồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sởhữu tư nhân Trong đó, từng bước xây dựng và củng cố chế độ công hữu (toàndân và tập thể) phù hợp trình độ lực lượng sản xuất là dấu hiệu hàng đầu củađịnh hướng xã hội chủ nghĩa Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là

cơ sở kinh tế của chế độ ta, là căn cứ để phân biệt với các chế độ kinh tế khác.Điều đó được đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định “chế độ sở hữu côngcộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và chiếm

ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản” [12,87]

Nền kinh tế nước ta hiện nay có đặc trưng cơ bản là nền kinh tế nhiềuthành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nóđòi hỏi vừa phải phát huy ưu thế, hiệu quả của mỗi thành phần, vừa đảm bảođược sự thống nhất bởi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhằm giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Về mặt triết học, để xây dựng và phát triển nềnkinh tế đáp ứng những yêu cầu trên, việc vận dụng sự kết hợp các mặt đối lậpphải được tiến hành ở cả hai cấp độ: cấp độ mỗi thành phần kinh tế và cấp độtoàn bộ nền kinh tế (sự thống nhất giữa các thành phần)

Nền kinh tế thị trường nước ta thừa nhận sự đan xen tồn tại của nhiềuhình thức sở hữu khác nhau Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ĐảngCộng sản Việt Nam chủ trương: “phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các

Trang 39

loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân,tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinhtế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (các thể, tiểu chủ, tư bản

tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tậpthể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế

tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tếquốc dân” [9,83]

Giữa các thành phần kinh tế luôn có sự thống nhất và mâu thuẫn Sựthống nhất giữa các thành phần kinh tế biểu hiện ở chỗ các thành phần kinh tếnày đều phát triển trên một cơ sở vật chật kỹ thuật, trình độ công nghệ hay lựclượng sản xuất chung Hiện nay, các thành phần kinh tế đều lấy tiền đề phâncông lao động xã hội và kinh tế thị trường làm môi giới cho sự phát triển Tuynhiên, giữa các thành phần kinh tế cũng xuất hiện mâu thuẫn, mẫu thuẫn ấyxuất phát từ sự khác biệt về trình độ xã hội hóa đặc trưng cho mỗi thành phần,hơn nữa các thành phần có kết cấu giai cấp, lợi ích khác nhau nên chúng mâuthuẫn với nhau

Mâu thuẫn của nền kinh tế nhiều thành phần chia làm hai nhóm chính:mâu thuẫn bên trong mỗi thành phần kinh tế và mâu thuẫn giữa các thànhphần kinh tế với nhau, cả hai đều tạo nên nguồn gốc, động lực cho sự pháttriển kinh tế nhiều thành phần Vấn đề quan trọng là chúng ta phải phát hiện

và giải quyết các mâu thuẫn đó, phải xác định được đâu là mâu thuẫn giữa lợiích cục bộ với lợi ích tổng thể Bên cạnh đó thấy được giữa các thành phầnkinh tế luôn tác động và thống nhất với nhau, cùng chia sẻ lợi ích trên cơ sởcùng tồn tại và phát triển, bảo đảm cho nền kinh tế nước nhà hùng mạnh

Kinh tế nhà nước lấy sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất làm cơ sởkinh tế Nó bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu

Trang 40

toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu như đất đai, ngân sách, các nguồn dựtrữ quốc gia, phần vốn nhà nước đóng góp vào các doanh nghiệp cổ phần hayliên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong vàngoài nước

Ở nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thực chất là cấu trúc lạitoàn bộ nền kinh tế từ quan hệ sở hữu đến quản lý, phân phối, mà nội dungcốt lõi là chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều loạihình kinh doanh đa dạng Trong cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng ấy,quan điểm của Đảng ta là khẳng định vị trí quan trọng của doanh nghiệp nhànước, coi đó là đội quân chủ lực trên cả mặt trận kinh tế Sai lầm trước đâycủa Đảng ta là tuyệt đối hóa vai trò của doanh nghiệp nhà nước, do đó pháttriển tràn lan, quá cỡ, lại duy trì quá lâu cơ chế bao cấp đã làm cho nền kinh tếrơi vào khủng hoảng

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nền kinh tế phát triểntheo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì thành phần kinh tế này gắn vớihình thức sở hữu cao nhất và chín muồi nhất trong các hình thức sở hữu; hơnnữa lại dựa trên một trình độ lực lượng sản xuất phát triển cao, trình độ quản

lý và phân phối sản phẩm gắn với mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá

độ Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đã được các Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX và lần thứ X khẳng định: kinh tế nhà nước là lực lượng vậtchất quan trọng, là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nềnkinh tế; doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu trong việcứng dụng khoa học, công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quảkinh tế xã hội và chấp hành pháp luật; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thànhphần kinh tế cùng phát triển

Hiện nay hệ thống các doanh nghiệp nhà nước đang từng bước được tổchức và sắp xếp lại, theo xu hướng nắm giữ những lĩnh vực cần thiết để làm

Ngày đăng: 31/08/2018, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w