Lời nói đầu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh. Song, việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.Vì vậy, Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề đang được Chính phủ, Ngân hàng và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Trước đây, trong cơ chế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn không được các doanh nghiệp quan tâm thích đáng .Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với những biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Xuất phát từ vai trò của Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, qua quá trình nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In bưu điện, và được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phạm Văn Vận . Em quyết định lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dịch vụ Viễn thông và In bưu điện " Nội dung chuyên đề được trình bày theo 3 Chương : Chương I : Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Chương II : Thực trạng sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện Chương III : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
Trang 1Lời nói đầu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cómột lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng Vốn chính là tiền đề của sản xuấtkinh doanh Song, việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tốquyết định đến sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.Vì vậy, Tạo vốn và sử dụng vốncó hiệu quả là những vấn đề đang được Chính phủ, Ngân hàng và các doanh nghiệpđặc biệt quan tâm
Trước đây, trong cơ chế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nướccấp phát vốn, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũngnhư hiệu quả sử dụng vốn không được các doanh nghiệp quan tâm thích đáng Ngàynay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt vớinhững biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệptrong và ngoài nước Muốn có được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý Đây làviệc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng nhưđối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Xuất phát từ vai trò của Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốnđối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, qua quá trình nghiêncứu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In bưu điện, và được sự hướng dẫnnhiệt tình của PGS.TS Phạm Văn Vận Em quyết định lựa chọn đề tài chuyên đề thực
tập của mình là "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công tyCổ phần dịch vụ Viễn thông và In bưu điện "
Nội dung chuyên đề được trình bày theo 3 Chương :
Chương I : Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả sử dụngvốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và In bưu điện” làcông trình nghiên cứu riêng của tôi
Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong chuyên đề này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đãtruyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường
Tôi xin chân thành cám ơn Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và In bưu điệnđã tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thu thập số liệu trong thời gian làm chuyên đề thựctập tốt nghiệp ở đây
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Phạm Văn Vận đã tận tình hướng dẫn tôihoàn thành tốt chuyên đề thực tập này
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2010Tác giả Chuyên đề : Đoàn Thị Hà
Trang 3CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
I Khái niệm về vốn và phân loại vốn sản xuất kinh doanh 1 Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh
Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểmđều có cách tiếp cận riêng Nhưng có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằngtiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Trong nền kinh tế thị trường,vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuấttiếp theo của doanh nghiệp Như vậy vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinhdoanh
Vốn có các đặc trưng cơ bản là: thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sảnnhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hìnhcủa doanh nghiệp Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định,có như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh Thứ tư,vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không aiquản lý Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bánquyền sử dụng vốn trên thị trường
Mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế quốc dân với nhiệmvụ chủ yếu là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩmhàng hoá,dịch vụ cung cấp cho xã hội Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù làdoanh nghiệp chỉ thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình sản xuấtkinh doanh, đều cần phải có một lượng vốn nhất định
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có cách tiếpcận riêng; và qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, khái niệm về vốn sản xuấtkinh doanh dần được hoàn thiện.
Theo K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào củaquá trình sản xuất Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chếbởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vựcsản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Cùng với sự phát triển của
Trang 4quan điểm của Marx các yếu tố mới cũng được coi là vốn.Tiêu biểu làPaul.A.Samuelson - Nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã kế thừa cácquan niệm của trường phái “cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầuvào của quá trình sản xuất thành 3 bộ phận là đất đai, lao động và vốn Theo ông, vốnlà hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới Sau đó, địnhnghĩa về vốn của Samuelson đã được bổ sung bởi nhà kinh tế học
David Begg.Theo ông vốn bao gồm có vốn hiện vật (các hàng hoá dự trữ, để sảnxuất ra hàng hoá khác) và vốn tài chính (tiền, các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp).Nhìn chung, Samuelson và Begg đều có một quan điểm cơ bản thống nhất là các vốnlà một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, quan điểm này cho thấyvốn vẫn bị đồng nhất với tài sản của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Kinh tế học hiện đại, vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích sinh lời
2 Phân loại vốn sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn sản xuấtkinh doanh hiệu quả là nội dung quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến mức độtăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải phải phân loại và nghiên cứu sựvận động của từng loại vốn Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu,ta có thể phân loại vốnsản xuất kinh doanh dựa trên các tiêu thức khác nhau
2.1 Phân loại vốn theo góc độ pháp luật
- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luậtquy định, đảm bảo năng lực kinh doanh đối với từng ngành nghề và từng loại hình sởhữu của doanh nghiệp Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lậpdoanh nghiệp.
- Vốn điều lệ: là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ củaDoanh nghiệp Vốn điều lệ được quy định tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, theotừng ngành nghề và không được thấp hơn vốn pháp định khối lượng vốn sẽ quyết địnhphần lớn đến qui mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 52.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này, vốn được chia thành các loại sau:
- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp, tức là sốvốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của nhà nước giao.
- Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết kiên doanh với nhauđể thực hiện hoạt động thương mại hoặc dịch vụ
- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà nước bổ sungbằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn do sự đóng góp của các thành viên,hoặc do bán trái phiếu
- Vốn đi vay: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanhnghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như ngân hàng, cáctổ chức kinh tế, phải trả nhà nước, phải trả cho người bán Ngoài ra, còn có khoảnvốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.
2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động vốn.
Theo cách phân loại này, vốn được chia thành hai loại là vốn thường xuyên vàvốn tạm thời.
- Vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanhnghiệp Đây là nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mang tính dàihạn của doanh nghiệp.
- Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinhtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển:
Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, vốn sản xuất kinh doanh vận động mộtcách liên tục và biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau, từ tiền mặt đến tưliệu lao động, hàng hoá dự trữ Sự khác nhau về mặt vật chất này tạo ra đặc điểm chuchuyển vốn, theo đó người ta phân chia vốn thành hai loại là vốn cố định và vốn lưuđộng.
- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay nói cách khác: Vốncố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất biểu hiện dưới giá trị ban
Trang 6đầu để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động được kinh doanh,mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm quanhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thờigian sử dụng Bộ phận vốn cố định trở về tay chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới hìnhthái tiền tệ sau khi tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ hàng hoá của mình.
- Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng số tiền ứngtrước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệpđược tiến hành một cách thường xuyên liên tục, nó được chuyển toàn bộ một lần vàogiá trị sản phẩm cà được thu hồi sau khi thu được tiền bán sản phẩm.
Mỗi một phương pháp phân loại vốn sản xuất kinh doanh lại có những ưu điểmvà nhược điểm khác nhau, vì vậy doanh nghiệp phải có những đánh giá tổng hợp để cóthể đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý nhất
3 Các bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.1 Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định; hay nói cách khác là số vốn đầutư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định vô hình và hữu hìnhnhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn này nếu đượcsử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lại sau khi tiêu thụcác sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình
Để làm rõ hơn khái niệm vốn cố định của doanh nghiệp,chúng ta sẽ đi vào phân tíchnhững đặc điểm của Tài sản cố định.
Tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động chủ yếu quan trọng nhất của doanhnghiệp,bao gồm: máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển Khi tham giavào sản xuất, chúng không bị thay đổi về hình thái ban đầu, giá trị của chúng đượcchuyển dần vào giá trị của sản phẩm Sau một hay nhiều chu kỳ sản xuất giá trị của tàisản cố định sẽ được chuyển hết vào giá trị của sản phẩm, khi đó tài sản cố định đã hếtthời hạn sử dụng.
Như vậy,vốn cố định của doanh nghiệp có 2 đặc điểm cơ bản :
-Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dotài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Trang 7-Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cốđịnh đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần.một bộ phận vốn cố định tươngứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanhhay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắpvà tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ Bộ phận còn lại của vốn cốđịnh nằm ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của của tài sản cố định.
3.2 Vốn lưu động
Dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ các tài khoản lưu động.Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳsản xuất kinh doanh; chuyển hoá qua nhiều hình thái vật chất khác nhau, phần lớn vàogiá trị của sản phẩm, phần còn lại trong quá trình lưu thông Quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục,chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì yêu cầu đặt ra đối với doanhnghiệp là phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tư liệu lao động tồn tại một cáchhợp lý, đồng bộ với nhau trong một cơ cấu.
II Tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các xí nghiệp quốc doanh đều được ngân sáchnhà nước tài trợ vốn, nếu thiếu vốn sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi.Do đó,vấn đề khai thác, thu hút vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khôngđược đặt ra như một nhu cầu cấp bách Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kémphát triển của thị trường vốn trong thời kỳ bao cấp.Chuyển sang nền kinh tế thịtrường, vốn sản xuất kinh doanh mới bộc lộ đầy đủ bản chất, vai trò và tầm quantrọng của nó.
Trước hết, vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp Về phía nhà nước,
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùng hồ sơ xin đăngký kinh doanh Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơquan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tại trong tương laiđược không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
Trang 8doanh Về phía doanh nghiệp, điểm xuất phát để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh là có một số vốn đầu tư ban đầu nhất định Nếu không có vốn sẽ không có bấtkỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cả, vốn kinh doanh là cơ sở để doanhnghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh Về mặt pháp lý,tất cả các doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tế nào, để được thành lập và đi vào hoạtđộng thì nhất thiết cần phải có lượng vốn cần thiết tối thiểu theo quy định của nhànước hay còn gọi là vốn pháp định Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào loạihình doanh nghiệp của doanh nghiệp đó.
Thứ hai, Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách liên tục và hiệu quả Nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽdẫn tới việc sản xuất đình trệ, không đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết vớikhách hàng, không đủ tiền để thanh toán với nhà cung ứng, ; thậm chí dẫn đến doanhnghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản.
Thứ ba, Vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để phân loại doanh nghiệp
theo quy mô.Việc doanh nghiệp được xếp vào loại lớn,trung bình,hay doanh nghiệpnhỏ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.
Thứ tư, Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên vị thế của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh.Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thịtrường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sảnphẩm, hạ giá thành Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhiều vốn.
Thứ năm, Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và kiểm tra hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp Việc xác định các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sựdụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phânphối sử dụng vốn…giúp nhà quản lý nhận biết được trạng thái vốn trong các khâu củaquá trình sản xuất kinh doanh, qua đó có thể phát hiện ra các khuyết tật và nguyênnhân của nó để có sự điều chỉnh phù hợp.
Qua việc phân tích 5 vai trò cơ bản trên, ta có thể thấy được vấn đề sử dụng vốnsản xuất kinh doanh như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp
Trang 9Do đó việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng nhữngyêu cầu sau :
- Bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích ,đúng kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp.
- Chấp hành đúng các quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của nhànước.
- Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp.
III Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêukhác nhau và tuỳ thuộc vào tùng giai đoạn phát triển hay điều kiện cụ thể mà có nhữngmục tiêu được ưu tiên thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đahoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồntại và phát triển được Doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phảihoạt động kinh doanh có hiệu quả Trong khi đó yếu tố tác động có tính quyết định đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do vậydoanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặcbiệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độkhai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn, làm cho đồng vốn sinh lời tối đa, nhằm mụctiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu,hay nói cách khác là tối đahóa lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua các chỉ tiêu về hiệusuất, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, mức sinh lời và tốc độ chu chuyểncủa vốn lưu động Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sảnxuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ, hay cụ thể là mối quan hệ tương quangiữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ rathì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kệnquả trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được thể hiện cụ thể qua một số điểm sau :
Trang 10- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về mặt tàichính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có đủ vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, khắcphục cũng như giảm bớt những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, đadang hoá mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp phải có vốn Trong điều kiện vốn củadoanh nghiệp có hạn việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêutăng giá tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác như nâng cao uy tín sản phẩmtrên thị trường, nâng cao chất lượng môi trường làm việc, Khi hoạt động sản xuấtkinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạothêm công ăn việc làm và mức sống cho người lao động cũng ngày càng được cảithiện.Điều này đi đôi với việc năng suất lao động tăng lên,tạo đà cho doanh nghiệptiếp tục phát triển Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp của doanh nghiệpcho ngân sách nhà nước.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và nó có ýnghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với toàn bộ nềnkinh tế quốc dân nói chung, đặc biệt ở giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới.
2 Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong thực tế, các doanh nghiệp không thể chỉ thựchiện môth biện pháp mà đều phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau tùy theo ngànhnghề,loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô vốn và uy tín của doanh nghiệp Các biệnpháp này dù khác nhau nhưng đều tuân theo nguyên tắc nhất định, đó là nguyên tắcbảo toàn và phát triển vốn.
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của doanh nghiệp phải vậnđộng không ngừng và kết thúc mỗi vòng chu chuyển, vốn phải được giữ nguyên giátrị Bảo toàn vốn là điều kiện trước tiên để doanh nghiệp tồn tại Thực chất của việcbảo toàn vốn là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn (thể hiện bằng tiền), giữđược khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại một thời điểm nhất định Nói
Trang 11cách khác, bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn khác Việc đánhgiá khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp được xác định bằng cách tính tương quangiữa số vốn hiện có của doanh nghiệp với số vốn của doanh nghiệp phải bảo tồn theoký kết giao nhận vốn hoặc theo kỳ trước.
tồn tại thờiđiểmxác định
Số vốn doanhnghiệp phải bảo
toàn khi giaonhận hoặc kỳ
Nếu hệ số bằng 1, tức là doanh nghiệp bảo toàn được vốn, lớn hơn 1 tức là doanhnghiệp không những bảo toàn mà cón phát triển được vốn.
Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp không bảo toàn đượcvốn Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lấy thu nhập để bù Vì vậy, cần tínhthêm hệ số khả năng an toàn:
Một đặc trưng cơ bản của vốn là tính giá trị về mặt thời gian Điều có nghĩa là vốn ứngra để đầu tư không những phải thu hồi được đủ giá trị ban đầu mà còn phải lớn giá trịban đầu mới đảm baỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả năngsinh lời Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, chỉ có sản xuất và táisản xuất liên tục thì doanh nghiệp mới có thể giữ vững vị trí của mình trên thị trường
Hệ số khả năng
Số vốn hiện có của DN + Thu nhập
Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn
Trang 12Yều cầu phát triển vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Thực chất của việc phát triển vốn là không ngừng làm tăng tiềm lựctài chính cho chủ sở hữu doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu phải được gia tăng cả về giátrị tuyệt đối lẫn tương đối
Để đảm bảo nguyên tắc Bảo toàn và phát triển vốn,từ đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải:
-Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, theo quy định của nhà nhànước và theo thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999.
-Thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanhnghiệp Việc mua bảo hiểm được hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh.
-Hạch toán các khoản dự phòng sau vào Chi phí kinh doanh và chi phí hoạt độngkhác để đề phòng rủi ro :
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn khodự kiến sẽ xẩy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
+Dự phòng các khoản nợ phải thu hồi khó đòi : Là các khoản phải dự kiếnkhông được trong kỳ kinh doanh tới do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán + Dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính Việc lậpvà sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành
+ Dự phòng các khoản giảm giá giữa đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ khác + Dùng lãi năm sau để bù lỗ cho các năm trước
+ Ngoài ra ,doanh nghiệp được hạch toán một số thiệt hại vào chi phí hoặc kếtquả kinh doanh theo chế độ nhà nước quy định
3 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thuđược với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Hiệu quả sử dụng vốn của một doanhnghiệp được xác định thông qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó theo haigóc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
* Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
nhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trìnhsản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách tính tương quan giữakết quả đầu ra và chi phí đầu vào.
Trang 13Hiệu qủa kinh tế tăng lên trong các trường hợp sau:+ Kết quả đầu ra tăng lên và chi phí đầu vào không đổi.+ Kết quả đầu ra không đổi và chi phí đầu vào giảm xuống.
+ Kết quả đầu ra và chi phí đầu vào đều tăng nhưng tốc độ tăng của kết quả đầura lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.
Kết quả đầu ra được xác định dựa trên 3 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêu chất lượngthể hiện rõ nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phảnánh một phần các chỉ tiêu khác như doanh thu và thu nhập Thông thường khi chỉ tiêunày tăng lên thì các chỉ tiêu khác cũng được thực hiện tương đối tốt.
+ Chỉ tiêu doanh thu: là chỉ tiêu khối lượng, phản ánh quy mô hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để có được đánh giá về chỉ tiêu doanhthu là tích cực hay hạn chế, doanh nghiệp luôn phải có sự so sánh với các chỉ tiêukhác, đặc biệt là với chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu thu nhập: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập mà doanh nghiệp đạtđược.
Doanh thu thực hiện lớn chưa phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh cũng nhưhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó chỉ phản ánh quy mô hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường Vì vậy, ta phải căn cứ vào lợi nhuậnròng và thu nhập của doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với khoản chi phí đầu vào đểđánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng
Chỉ tiêu chi phí đầu vào được xác định dựa trên: giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Hiệu quả xã hội: là những tác động tới thực tiễn đời sống xã hội khi doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào,dù là quốc gia có nền kinh tế đã phát triển,đang phát triển, hay kém phát triển đều cần phải có đánh giá tổng hợp giữa 2 chỉ tiêuHiệu quả kinh tế và Hiệu quả xã hội.Trong một số trường hợp thì hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu raChi phí đầu vào
Trang 14tăng trưởng sẽ kéo theo tăng trưởng hiệu quả xã hội Tuy nhiên, điều này không phảiluôn luôn đúng vì nền kinh tế thị trường luôn kèm theo những khuyết tật nhất định.Với quan điểm đó, mỗi doanh nghiệp cần phải đạt được hiệu quả kinh tế trên cơ sởhiệu quả xã hội, từ đó có tác động qua lại, kích thích làm tăng hiệu quả kinh tế.
4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
4.1 Các chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người tathường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, doanh lợivốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu Trong đó:
-Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn :
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng vốnđem lại bao nhiêu đồng doanh thu, vì vậy nó càng lớn càng tốt
-Doanh lợi vốn :
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nó phản ánh khả năng sinh lợicủa một đồng vốn đầu tư Nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu : Hiệu quả sử dụng
toàn bộ vốn
Doanh thu
Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận
Tổng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ của chủ sở hữu
=
Trang 15Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn củangười quản trị doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Tuy nhiên chỉ tiêu này cóhạn chế là nó phản ánh một cách phiến diện Do mẫu số chỉ đề cập đến vốn chủ sởhữu bình quân trong kỳ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp nguồn vốn huy động từbên ngoài chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn Do đó nếu chỉ nhìn vàochỉ tiêu này nhiều khi đánh giá thiếu chính xác
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu :
- Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Bốn chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như tỷ suấtthanh toán ngắn hạn, số vòng quay các khoản phải thu… Tuy nhiên như ta đãbiết nguồn vốn của doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn cố định(VCĐ)và vốn lưu động (VLĐ) Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đolường hiệu quả sử dụng vốn của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sửdụng của từng bộ phận cấu thành nguốn vốn của doanh nghiệp đó là VCĐ và VLĐ.
4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hay nói cách khác, chỉ
Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ=
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu =
Trang 16tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
- Thời gian một vòng luân chuyển:
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để vốn lưu động thực hiện được mộtlần luân chuyển Ngược lại với số vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu này càng nhỏ thểhiện vốn lưu động được luân chuyển nhanh, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao.
- Hàm lượng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì số vốn lưu độngmà doanh nghiệp phải bỏ ra là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
-Tỷ lệ sinh lời của VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốnlưu động càng có hiệu quả Do đó, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
-Hệ số đảm nhiệm của VLĐ :
Thời gian một vòng luân chuyển
Thời gian của một kỳ phân tích
Số vòng quay vốn=
Hàm lượng vốn lưu động
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Doanh thu thuần=
Tỷ lệ sinh lời của VLĐ
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm
1
Sức sản xuất của VLĐ =
Trang 17Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cầnphải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.
4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đầu tư vào việc mua sắm và sửdụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.- Hàm lượng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần trong kỳ thìdoanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này ngược lại với chỉtiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Vì vậy, chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trìnhđộ quản lý và sử dụng tài sản cố định càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:Hiệu suất sử dụng vốn
cố định
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ=
Hàm lượng vốn cố định
Trang 18Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định đầu tư ho việc mua sắm và sửdụng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp rất tốt.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định có thể tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng mà mọidoanh nghiệp đều xét đến Do đó, chỉ tiêu này càng cao bao nhiêu thì chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn cố định càng có hiệu quả bấy nhiêu.
IV Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp1 Những nhân tố khách quan
1.1 Trạng thái phát triển kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđông sản xuất kinh doanh, tới doanh thu, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh ngiệp Khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanhnghiệp nhiều cơ hội trong sản xuất kinh doanh như: việc huy động vốn, đầu tư vào cácdự án lớn dễ dàng hơn, doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn bạn hàng phù hợphơn Ngược lại, khi nền kinh tế có những biến động có khả năng gây ra những rủi rotrong kinh doanh, hay khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp sẽ khó có điều kiệnphát triển sản xuất kinh doanh,thậm chí có thể bị thua lỗ và phá sản nếu không có biệnpháp thích ứng với bối cảnh chung của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng theo Bởi vì cùng với sựphát triển của khoa học công nghệ ,cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày một gaygắt Nếu như doanh nghiệp để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn sẽkhông tồn tại được Vì vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào côngnghệ Máy móc hiện đại gắn liền với nền sản xuất hàng loạt với khối lượng sản phẩm
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Lãi thuần trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ=
Trang 19lớn và giá thành thấp, thoả mãn được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó khuyến khíchdoanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính và vị thế củadoanh nghiệp cũng vững mạnh hơn
1.2 Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước.
Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thểphủ nhận Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trương thuận lợi cho doanh nghiệpphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và hướng các hoạt động đó theochính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý vàchính sách của nhà nước cũng có những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt độngsản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp.Để thấy rõ hơn tác động của các chính sách kinh tế của nhà nước đến hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp,ta phân tích một số chính sách cơ bản sau:
-Chính sách lãi suất : Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lượng cung cầutiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấuvốn hợp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn,đặc biệt là phần vốn vay sẽ bị giảm sút Ở nước ta , Nhà nước ổn định mức lãi cơ bảnvà đưa ra biên độ giao động đối với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Theo đó, nếulãi suất tiền gửi cao chứa đựng yếu tố tích cực là giúp cho việc phân phối lại thu nhậptrong quảng đại quần chúng nhưng lại là việc khó khăn cho việc huy động vốn đầu tưsản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Chính sách tỷ giá : Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ,vừa biểu hiện cung cầu về ngoại tệ.Qua đó, điều tiết nền sản xuất qua việc thúc đẩyhoặc hạn chế sản xuất hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu Mặt khác, tỷ giá hối đoáicũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá của đồng nộitệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh và ngược lại Do đó, khi tỷ giá thay đổi, nhiều doanh nghiệp thu lãi nhưngcũng có không ít doanh nghiệp phải bù lỗ
- Chính sách thuế : Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinhtế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Chính sách
Trang 20thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đóảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tóm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước đã gâyrất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả cao trong doanhnghiệp Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và kịp thờithích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,pháttriển và mở rộng quy mô, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình.
1.3 Sức mua của thị trường
Nếu sức mua của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp lớn thì đó là mộtthuận lợi lớn đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất,tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Ngược lại,nếu sức mua của thị trường giảm thì sẽ làm cho doanh nghiệp phải bán sản phẩm vớigiá rẻ, làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận,thậm chí doanh nghiệp có thể bị thua lỗ
1.4.Thị trường tài chính
Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nếu thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn thì thị trường tàichính quyết định tới việc huy động vốn của doanh nghiệp
Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triểnđầy đủ, đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn với chi phíthấp, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng hoá các hình thức đầu tư và có được cơcấu vốn hợp lý.Qua đó ,doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuấtkinh doanh của mình.
1.5 Mức độ lạm phát
Lạm phát cao là nguyên nhân trực tiếp làm tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công, chi phí thuê mua kho bãi, chi phí vận tải và nhiều loại chi phí khác phục vụcho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng giá sản phẩm đầu ra đểbù đắp những thay đổi về chi phí đầu vào là tất yếu, tuy nhiên không phải lúc nào cũngthuận lợi Do đó, tỉ lệ lạm phát cao có thể làm giảm doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thuhẹp thị trường tiêu thụ , làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của
Trang 21doanh nghiệp Sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý để có thể đối phó với mức lạmphát cao liên tục, đặc biệt với trường hợp lạm phát phi mã và siêu lạm phát luôn là vấnđề lớn được các doanh nghiệp đặt ra khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
1.6.Rủi ro bất thường trong kinh doanh
Rủi ro luôn là một yêu tố tồn tại song song với các cơ hội trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khácnhau như : Rủi ro tài chính (rủi ro do sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụngtài sản, vận chuyển hàng hoá (mất mát, thiếu hụt ,hỏng hóc ),rủi ro về thị trường tiêuthụ, rủi ro lien quan đến nguồn cung ứng đầu vào, … Ngoài ra còn có các rủi ro mànguyên nhân xuất phát từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núilửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên, Mặc dù việc dự đoán, dự báocác rủi ro này là khó, tuy nhiên đó đều là các hiện tượng thiên nhiên hoạt động theoquy luật nhất định , do đó, các doanh nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặclựa chọn giải pháp thích hợp.
Những rủi ro này điều dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị mất vốn , mất uy tín và mấtbạn hàng trong sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinhdoanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2 Những nhân tố chủ quan
2.1 Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh
Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khíchDoanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tang và tìm các biện pháp cải tiến hoạtđộng sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; gây nên tình trạng ứđọng vật tư hàng hóa; vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiếtlàm tăng giá thành sản phẩm
Ngược lại, nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây nhiều khókhăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thiếu vốn sẽkhông đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không cókhả năng thanh toán cho nhà cung ứng ,không có khả năng chi trả lương cho người laođộng và không đủ chi phí để vận hành bộ máy sản xuất cũng như thực hiện các hợpđồng đã ký kết với khách hàng.Nhiều doanh nghiệp khi lầm vào tình trạng thiếu vốn
Trang 22đã chọn giải pháp đi vay vốn ngoài kế hoạch với lãi suất cao làm giảm lợi nhuận vàtăng yếu tố rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Do vậy, việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh sẽ giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tránh sử dụng vốn một cách không hợp lý, qua đóđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và hiệuquả
2.2 Yếu tố chi phí
Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn Khi chi phí đầuvào tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá cả hàng hóa dịch vụ đầu ra, dẫn đếnkhối lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ giảm xuống, từ đó làm giảm doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp Do vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranhngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách giảm chi phi, hạ giá thành sảnphẩm so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình;hàng hoá được tiêu thụ nhanh sẽ làm tăng vòng quay sử dụng vốn, đem lại hiệu quả sửdụng vốn tốt hơn cho doanh nghiệp
2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Các ngành sản xuất kinh doanh khácnhau có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: tính chất ngành nghề,tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề tới hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quymô, cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnhhưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chitrả do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn và khả năngđảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu độnggiữa các quỹ trong năm thường có sự biến động lớn, doanh thu bán hàng thường khôngđều, tình hình thanh toán chi trả cũng phức tạp hơn, ảnh hưởng lớn đến kỳ thu tiềnbình quân, tới hệ số quay vòng của đồng tiền Do đó, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử
Trang 23dụng vốn Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, doanh nghiệp sẽ có khả năng thu hồivốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại nếu chu kỳ sản xuấtkinh doanh lâu dài, doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là sự đọng vốn lâu ở khâu sảnxuất kinh doanh và lãi ở các khoản vay, khoản phải trả.
Bên cạnh đó, các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất cũng tác động liên tục tới mộtsố chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máymóc, thiết bị,… Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp có điều kiện sử dụngmáy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và nhu cầucủa khách hàng về chất lượng sản phẩm Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng lợi nhuậndựa vốn cố định nhưng lại khó giữ được sự tăng chỉ tiêu này trong khoảng thời giandài Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp sẽ cóđược vị thế lớn trước đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên,điều này đòi hỏi tay nghề côngnhân phải đạt một mức nhất định, chất lượng nguyên liệu đầu vào phải cao, 2 yêu cầunày các doanh nghiệp không dễ dàng đáp ứng được
2.4 Lựa chọn phương án đầu tư
Với chính sách mở của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tưhơn Vấn đề là doanh nghiệp phải xem xét nên lựa chọn phương án đầu tư nào, bởi vìquyết định đầu tư của doanh nghiệp có tính chiến lược, nó quyết định tương lai và hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc ra quyết định đầu tư cần dựa trên cơsở xem xét các chính sách và định hướng kinh tế của nhà nước, thị trường và sự cạnhtranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, độvững chắc và tin cậy của đầu tư và khả năng tài chính của doanh nghiệp Bên cạnhviệc lựa chọn phương đầu tư phù hợp, hiệu quả của vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vàoviệc dự toán đúng Bởi vì, nếu đầu tư vốn quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫnđến tình trạng lãng phí vốn của doanh nghiệp.Nếu đầu tư quá ít sẽ khiến doanh nghiệpkhông đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng, từ đó có thể mất thị trương do không đủsản phẩm bán ra Đặc biệt, nếu doanh nghiệp không có quyết định đầu tư đổi mới trangthiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với đối thủ cạnhtranh,đánh mất thị phần,dẫn tới thua lỗ phá sản
Trang 242.5 Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt : năng lực quản lý tài chính vànăng lực quản lý sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý doanhnghiệp không có những phương án sản xuất phù hợp, không bố trí hợp lý các khâu, cáctrình độ lao động, các giai đoạn sản xuất sẽ gây lãng phí nguồn lực, vốn, vật liệu Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém và sẽ ảnh hưởng đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Trongquản lý tài chính, nhà quản trị tài chính phải xác định được nhu cầu vốn kinh doanh,phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn chosản xuất Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn các tài sản không sử dụng hoặcít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất,làm giảm khả năng luân chuyển vốn Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý hành chínhyếu kém và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Nói tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh cũng nhưmôi trường hoạt động của doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng tác động của chúngtới doanh nghiệp có thể giống hoặc khác nhau Do đó, việc nhận thức đầy đủ các yếutố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp kipthời, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh,giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thịtrường.
Trang 25Chương II Thực trạng sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Côngty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện
I Khái quát chung về Công ty
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu điện có tiền khởi là nhà in Chính Nghĩacủa tư nhân thời kỳ Pháp thuộc, được ngành Bưu điện mua lại Đây là Xưởng in trựcthuộc phòng cung ứng vật tư Tổng cục Bưu điện, có nhiệm vụ đảm nhiệm in ấn toànbộ ấn phẩm khai thác cho khu, sở, ty Bưu điện và giấy tờ, sách báo lưu hành nội bộ,tập san chuyên ngành cho các sở, ty dưới sự lãnh đạo của Tổng Cục Bưu điện.
Ngày 18 tháng 9 năm 1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ký Quyết định số512/QĐ/TCCB-LĐ chuyển xưởng in Bưu điện thành Xí nghiệp in Bưu điện thuộcTổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam, địa chỉ tại 564 đường Nguyễn Văn Cừ,Long Biên, Hà Nội
Do sự phát triển nhanh chóng của xí nghiệp In Bưu điện, ngày 24 tháng 12 năm 2002,Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra Quyết định số 527/QĐ/TCCB-LĐ đổi tênXí nghiệp In Bưu điện thành Công ty In Bưu điện Với những kết quả đạt được, ngày28 tháng 11 năm 2004, Công ty in Bưu điện đã thực hiện cổ phần hóa theo Quyết địnhsố 36/2004/QĐ -BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông với số vốn Điều lệ ban đầu là25 tỷ đồng và mang tên Công ty Cổ phần In Bưu Điện Ngay sau khi cổ phần hóa,Công ty đã mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, thiết bị đảm bảo đủ điều kiệnlàm việc cho các phân xưởng, nhà máy và các đơn vị trong Công ty như
Cũng trong năm 2005, Công ty đã thành lập thêm Phân xưởng in tại TP Hồ Chí Minh,03 trung tâm kinh doanh và chi nhánh để phân chia địa bàn kinh doanh, tổ chức khảosát thị trường và chăm sóc khách hàng trên khắp cả nước Sản phẩm của Công ty đã cómặt trên 64 Bưu điện tỉnh, thành phố và các đơn vị khác trong và ngoài ngành Để tăngcường năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất, Công ty đã huy động bổ sung 26 tỷđồng Vốn Điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng và lên 68 tỷ đồng thông qua hình thứcphát hành cổ phiếu Sản xuất của Công ty đã đi sâu vào phát triển về chất, năng lựcquản lý doanh nghiệp và quản lý chi phí được nâng cao Năm 2006, doanh thu bán
Trang 26hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 139 tỷ đồng năm 2005 lên 176 tỷ đồng tương ứng lợinhuận tăng từ 5,6 tỷ đồng năm 2005 lên 11.5 tỷ đồng Những kết quả đã đạt được tạotiền đề quan trọng cho sự phát triển vững mạnh sau này của Công ty Bên cạnh đó,Công ty chủ trương mở rộng thêm cơ cấu ngành nghề, phát triển thêm những lĩnh vựcmới như: sản xuất các sản phẩm in mã vạch, sản xuất thẻ viễn thông bằng công nghệcao.
Đánh giá tình hình hoạt động SXKD chủ yếu của Công ty diễn ra trong suốt năm 2008,Công ty đã gặp nhiều khó khăn và đối diện với nhiều nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro vừa mangtính chủ quan và khách quan Xong kết quả kinh doanh cả năm đạt con số lợi nhuậnròng 16 tỷ đồng, bảo toàn nguồn vốn kinh doanh và đời sống, việc làm của trên 300lao động.
Năm 2009,cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước nói riêng và nền kinh tếthế giới nói chung sau khủng hoảng , Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và In bưuđiện đã có những thành quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,đạt tăng trưởng 15% so với năm 2008 Những con số phản ảnh hiệu qủa sản xuất kinhdoanh của công ty dự báo sẽ tiếp tục tăng và tăng nhanh hơn trong thời gian tới.
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và inbưu điện
Là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(51% vốn đầu tư của nhà nước ) , vì vậy mọi hoạt động của công ty đều chịu sự quảntrị, điều hành, kiểm tra, giám sát của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều phải phù hợp với mục tiêu và lợi ích chungcủa toàn hệ thống Bưu chính viễn thông Việt Nam; Các sản phẩm in, thương mại, dịchvụ của Công ty sản xuất ra trước hết phải nhằm đáp ứng đủ, tốt nhu cầu của ngànhBưu chính viễn thông trong nước Công ty có các mối quan hệ kinh tế với các đơn vịkhác thuộc nội bộ ngành Bưu chính viễn thông, các mối quan hệ đó phải dựa trên cơsở hợp đồng kinh tế, theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi Tuynhiên Công ty cũng là một đơn vị kinh tế tự chủ về kinh doanh và tài chính hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất thương mại và dịch vụ Vì vậy bên cạnh các mối quan hệ kinhtế với các đơn vị trong ngành, Công ty còn mở rộng phạm vi kinh doanh, có những đốitác, bạn hàng bên ngoài ngành trong và ngoài nước.
Trang 27Doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Sản phẩm của công ty được chia thành 4 nhóm cơ bản :
- Nhóm 1 : Các sản phẩm in ấn : Danh bạ điện thoại và các trang vàng ,sách báo,tạpchí ,tài liệu quảng cáo,poster ,tài liệu nghiên cứu khoa học , thông báo cước, hóa đơnđặc thù ngành ,tem chống giả ,…
- Nhóm 2 : Thẻ viễn thông : Thẻ cào viễn thông trả tiền trước (Vinacard , Mobicard,Internet- phone card ,thẻ gọi 1717, Cityphone ,…) ; Thẻ phonecard (Điện thoại thẻViệt Nam) ;…
- Nhóm 3: Thẻ SIM dùng cho công nghệ Điện thoại di động GSM, thẻ RUIM dùngcho công nghệ CDMA,…
- Nhóm 4: Thẻ thông minh gắn chip vi xử lý và thẻ thông minh không tiếp xúc: Ứngdụng cho các loại thẻ :Thẻ tín dụng ngân hàng,Thẻ rút tiền tự động ATM,Thẻ kháchhàng thân thiết,thẻ ra vào,thẻ nhận dạng,thẻ hội viên ,…
Ngoài ra ,công ty còn cung cấp một số dịch vụ khác như : -Cho thuê văn phòng
-Lữ hành nội địa,lữ hành quốc tế - Vận tải hàng hóa
- Xây dựng dân dụng ,công nghiệp , giao thông ,thủy lợi ,hạ tầng cơ sỏ ,khu đô thị ,nhàở ; khu công nghiệp
- Kinh doanh khách sạn,nhà hàng,kinh doanh dịch vụ ăn uống - Kinh doanh Bất động sản
Bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ khá đa dạng , Công ty còn tham giavào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư đặc thù, đòi hỏi phải có một lượng vốnkinh doanh khá lớn
Với đặc trưng kinh doanh , các mối quan hệ kinh tế phức tạp như đã nêu trên, đểduy trì hoạt động và phát triển Công ty đòi hỏi phải có một nguồn tài chính vữngmạnh Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là đặc biệtquan trọng và cần thiết trong quản trị kinh doanh và quản trị tài chính tại Công ty Cổphần dịch vụ viễn thông và In bưu điện.
Trang 283 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Là Một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam,Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện hoạt động chủ yếu trong lịch vựcin ấn và viễn thông phục vụ mạng lưới Bưu chính viễn thông Việt Nam,hiện đã vàđang trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất thẻ viễn thôngvà thẻ thông minh Công ty là một doanh nghiệp Cổ phần hạch toán kinh tế độc lập, tựchủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và tài chính của mình, chịu sựràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tập Đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.Công ty phải tự bù đắp chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi trên cơ sở tuân theonhững nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế.
Chức năng của công ty được thể hiện ngay ở tên giao dịch chính thức : Công tycổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện.Cụ thể,công ty có 3 chức năngc ơ bản :Chức năng thương mại, chức năng sản xuất và chức năng dịch vụ Các chức năng nàyđược biểu hiện rõ qua các ngành nghề kinh doanh của Công ty :
- In các loại ấn phẩm, sách, báo, tạp chí, tem nh ãn, bao bì, danh bạ điện thoại,danh bạ bưu cục thuộc ngành bưu chính viễn thông và các ngành khác theo quyđịnh của pháp luật.
- Tạo mẫu, chế bản và tách mẫu điện tử thuộc ngành in.
- Sản xuất các loại thẻ viễn thông, thẻ thông minh, sản xuất các loại vật liệu, bao b ìphục vụ.
- khai thác bưu chính, viễn thông và các đối tượng khác theo quy định của phápluật.
- Đầu tư trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và các lĩnh vực khác theo quydịnh của pháp luật.
- Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễnthông, điện tử, tin học, thiết bị ngành in.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở, khu đô thị,nhà ở, khu công nghiệp.
- Sản xuất cáp đồng, cáp quang, dây thu ê bao (điện thoại, internet và các loại dâythuê bao khác), các thiết bị bưu chính, viễn thông.
Trang 29- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập với nhiều chức năng trên các lĩnh vực thươngmại, du lịch, dịch vụ, xây dựng hơn nữa lại tiến hành SXKD trong nền kinh tế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, Công ty Cổ phầnDịch vụ viễn thông và In bưu điện đã và đang có những bước thay đổi đáng kể trongviệc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành, sắp xếp lại lao động Cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Trang 304.1 Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông và In bưu điện là một doanh nghiệp cổ phầnvới vốn điều lệ là 68 tỷ đồng,trong đó Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, người laođộng nắm giữ 10,8%, cổ đông bên ngoài nắm giữ 38,2% cổ phần Kể từ khi bắt đầutiến hành Cổ phần hóa vào năm 2004, công ty đã hoạt động được 6 năm, khâu tổ chứcđã dần được ổn định, mạng lưới và mặt hàng kinh doanh đang ngày càng phát triển đadạng và phong phú, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của ngành Bưu chính – viễnthông trong nước và một số nước lân cận.
4.1.1 Tình hình phát triển nguồn nguyên liệu
Trong ngành in, giá vật tư nguyên liệu đầu vào chiếm 60 – 70% doanh thu,chính vì vậy sự ổn định thị trường đầu vào là rất quan trọng Những năm vừa qua, sựthay đổi thường xuyên của chính sách thuế đã gây nên sự không ổn định về giá nguyênvật liệu đầu vào, hầu hết các doanh nghiệp liên quan đến ngành In đều bị ảnh hưởng ítnhiều tới doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệu của công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông vàin bưu điện chủ yếu được lấy từ hai nhà cung cấp giấy lớn trong nước là Giấy Bãibằng, giấy Tân mai nên nguồn cung nguyên vật liệu của công ty khá ổn định, tạo điềukiện cho công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên liêntục.
Ngoài ra đối với sản phẩm in hóa đơn trong ngành,công ty cũng nhập khẩu mộtsố loại giấy từ các nhà cung ứng đáng tin cậy từ Nhật, Malayxial, Inđônêxia; đối vớisản phẩm in danh bạ chủ yếu nhập giấy từ Nhật hoặc Canađa.
4.1.2.Tình hình phát triển các lĩnh vực sản xuất của công ty
* Lĩnh vực sản xuất thẻ viễn thông
Đây là lĩnh vực sản xuất đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao Hiện nay Công ty đ ãquy hoạch khu sản xuất thẻ viễn thông với tổng số vốn đầu tư lên tới 60-70 tỷđồng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến của Châu Âuvà thế giới Là Công ty đứng đầu trong nước về sản xuất các loại thẻ viễn thông từthẻ c ào tới thẻ công nghệ cao như thẻ điện thoại và thẻ sim, năng lực sản xuất hàngnăm của Công ty lên tới 50 triệu thẻ, đáp ứng 80% thị trường trong nước.
* Lĩnh vực in giấy vi tính liên tục
Trang 31Là lĩnh vực được dành riêng cho các sản phẩm được sử dụng trên máy in liêntục như giấy vi tính và hóa đơn dùng trong ngành Bưu chính vi ễn thông Hiện nayCông ty chịu trách nhiệm in toàn bộ hóa đơn cho toàn ngành Ngoài ra, với dây chuyềngồm 6 máy, Công ty đang từng bước hướng ra thị trường bên ngoài
*Lĩnh vực in công nghệ cao
Với dây chuyền công nghệ hiện có, Công ty đ ã sản xuất được các sản phẩm inđòi hỏi công nghệ cao, có bảo hiểm như in phun và in mã vạch Đây là một trongnhững thế mạnh để Công ty từng bước đầu tư phát triển và chiếm lĩnh thị trường.
* Lĩnh vực in danh bạ
Loại hình sản phẩm này có khối lượng bản in rất lớn, thường từ 50.000 –100.000 sản phẩm cho một lần xuất bản Vì vậy, để phục vụ cho thị trường in danh bạcủa ngành, Công ty đã đầu tư một dây chuyền in cuộn với tốc độ cao, năng lực in l êntới 1 tỷ trang in một năm Đây là bước đầu tư chiến lược của Công ty để chiếm lĩnh thịtrường trong ngành Bưu điện.
* Lĩnh vực in các sản phẩm cho ngành Bưu điện
Các sản phẩm phục vụ cho hoạt động của ng ành Bưu điện bao gồm hơn 200mẫu mã được sử dụng trong cả nước Để đáp ứng nhu cầu này, Công ty đã trang bịhệ thống máy in phẳng với năng lực 2 tỷ trang in một năm Đây là sản phẩm chủ lựccủa Công ty hiện nay.
* Lĩnh vực in sách báo, tạp chí
Do các sản phẩm này thường đòi hỏi in mầu với trình độ cao, Công ty đã đầu tư2 máy in 4 màu và 5 màu Hiện nay các sản phẩm in mầu trong ngành đều được in tạiCông ty.
4.1.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Công ty cổ phần In Bưu điện là 1 trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tưcông nghệ sản xuất thẻ Viễn thông ,thẻ gắn chip,… với công nghệ hiện đại kỹ thuật sốmới nhất của các nước như CHLB Đức,Mỹ ,Nhật Bản,Đài Loan,… đảm bảo cho việccung ứng các sản phâm thẻ thông minh ,thẻ phủ cào ở cả trong và ngoài nước với chấtlượng và độ bảo mật đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trang 32- Các sản phẩm in ấn : Danh bạn điện thoại và các trang vàng,sach sbáo ,tạp chí , tài liệu quảng cáo, poster, tài liệu nghiên cứu khoa học, thông báo cước , hóa đơn đặc thù ngành , tem chống giả ,…
- Thẻ viễn thông : Thẻ cào viễn thông trả tiền trước ( Vinacard, Mobicard, Internet card, Internet – phone card , thẻ gọi 1717, Cityphone,… ); Thẻ phonecard (Điện thoại thẻ Việt Nam) ;…
- Thẻ SIM dùng cho công nghệ điện thoại di động GSM, Thẻ RUIM dùng cho công nghệ CDMA;…
- Thẻ thông minh gắn chip vi xử lý và thẻ thông minh không tiếp xúc : Ứng dụng cho các loại thẻ : Thẻ tín dụng ngân hàng , Thẻ rút tiề tự động ATM, Thẻ khách hàng thân thiết, Thẻ ra vào,Thẻ nhận dạng,Thẻ hội viên ;…
Hiện tại Công ty tập trung phát triển khả in phun trên nền công nghệ in tiên tiếnđể phục vụ in biến đổi trong và ngoài ngành, bên cạnh đó công ty tập trung pháttriển công nghệ phát triển in sản phẩm thẻ viễn thông.
4.1.4.Tình hình phát triển thị trường
Công ty hiện đang chiếm 95% thị phần trong nước về cung cấp sản phẩm thẻviễn thông đối với các nhà cung cấp GPC,VMS,FPT,VDC,…Với sản lượng hàng nămlên đến trên 50 triệu thẻ.Theo đánh giá của các nhà cung cấp sản phẩm thẻ thông mìnhvà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thì hiện tại Công ty Cổ phần viễn thông và inbưu điện là đơn vị hàng đầu Việt Nam về cung cấp sản phẩm thẻ viễn thông,thẻ thôngminh đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm ,thời hạn giao hàng đúng hạn ,côngtác bảo mật được thực hiện nghiêm ngặt tuyệt đối.
Được sự tín nhiệm của các bạn hàng, Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và Inbưu điện ngày càng phát triể- mở rộng quy mô sản xuất và được nhiều bạn hàng mớitin tưởng và thiết lập quan hệ khách hàng.Công ty không ngừng nghiên cứu đầu tư cảitiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữ phục vụ tốt cho yêu cầu mớicủa các khách hàng.
Hiện nay ,các sản phẩm của công ty đã phục vụ cho hầu hết các công ty cung cấp dịchvụ viễn thông trong nước bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ chính như Công ty Dịchvụ viễn thông (GPC), Công ty Thông tin di động (VMS), Công ty FPT,Công ty Điệntoán và truyền số liệu VDC, … và một số khách hàng như Công ty Phần mềm và
Trang 33Bảo hiểm Nhân thọ ,Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,… Trong đó, đặc biệtcác công ty GPC,VMS,FPT,VDC là các khách hàng trọng điểm ,có mối quan hệ bạnhành lâu dài với Công ty.
4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gầnđây
4.2.1.Kết quả kinh doanh
Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và In Bưu điện chính thức đi vào hoạt độngdưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 Trong năm đầu tiênhoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Công ty gặp phải không ít khó khăn do sựcạnh tranh khốc liệt trong ng ành Bưu chính viễn thông Tuy nhiên dưới mô hình hoạtđộng mới, Ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng phát huy tính sáng tạo, nâng caonăng lực quản lý, sản xuất, cắt giảm chi phí, đưa hoạt động kinh doanh của Công ty đivào chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao.
Doanh thu và lợi nhuận Công ty chủ yếu từ họat động SXKD Doanh thu lợi nhuậntừ dịch vụ cho thuê nhà, trung bình hàng năm chỉ chiếm từ 5 – 7% trong tổng doanhthu và chiếm 8 – 10% lợi nhuận.
Sau đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2009 :
Bảng 1: Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần dịchvụ viễn thông và In bưu điện từ 2006 -2009
Đơn vị : Đồng
Tổng giá trị tài sản 166.185.719.046 288.894.248.414 286.085.435.634 311.276.572.260Doanh thu thuần 176.686.743.078 189.828.474.616 231.965.621.447 292.368.592.475Lợi nhuận từ
( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán 2006-2008 và Báo cáo quyết toán2009 của Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện.)
Trang 34Doanh thu năm 2006 tăng nhanh so với năm 2005 (tăng 27,7%), lợi nhuận trướcthuế của Công ty tăng 105.26%; lợi nhuận sau thuế tăng 105.26% (năm 2006Công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp); Công ty đã trích 56.75% lợinhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông với mức 15%/năm.
Năm 2008, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, do đó lợinhuận từ hoạt động kinh doanh giảm Yếu tố lãi suất tiền vay tại Ngân hàng tăng caotừ 9% lên 23% năm vô hình chung làm giảm lợi nhuận của Công ty xuống 6 tỷ so vớicác năm trước đây, còn lại các yếu tố SXKD khác đều ổn định
Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, sang năm 2009, doanh thu của công tyđạt hơn 292 tỷ đồng, tăng 26,87% so với năm 2008 Lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh tăng lên gần gấp đôi (89,46 %).
Những con số tăng trưởng nêu trên công ty đạt được dựa trên nhiều yếu tố,trong đó có2 yếu tố không thể không kể đến, đó là Kinh nghiệm mà công ty tích tũy được trongsuốt quá trình hình thành phát triển, và yếu tố con người - Đội ngũ cán bộ quản lý,cánbộ kỹ thuật trẻ ,trí tuệ, sang tạo và có năng lực,cùng đội ngũ công nhân viên lành nghềluôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà ban lãnh đạo công ty đề ra.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác hơn, ta cần phân tíchchỉ tiêu lợi nhuận và chi phí theo Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh:
Bảng 2 : Bảng Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ Viễn thôngvà In Bưu điện 2007-2009
Tổng vốn SXKDsử dụng
34.355.684.523 45.217.951.540 48.754.387.153Hệ số doanh lợi
Trang 35Năm 2008 ,hệ số này giảm xuống còn 0,301 chứng tỏ sự sụt giảm mạnh thểhiện khó khăn của công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Sang năm 2009, hệ sốdoanh lợi vốn kinh doanh đã tăng trở lại,mặc dù chưa đạt đến mức hiệu quả như năm2007,nhưng cũng thể hiện được Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng tiếtkiệm chi phí.
Mặt khác xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu của công ty :
Bảng 3: Bảng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Cổ phần dịch vụ viễnthông và In bưu điện 2007-2009
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu 2007
26.204.743.131 = 0,138189.828.747.616
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu 2008
16.860.041.756 231.965.621.447Tỷ suất lợi nhuận/
Doanh thu 2009
33.643.040.452 278.967.523.158
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu năm 2008 là: 0,073, nghĩa là cứmột đồng doanh thu thu về Công ty thu được 0,073 đồng lợi nhuận; Còn năm 2009một đồng doanh thu thu về mang lại 0,121 đồng lợi nhuận,mặc dù vẫn thấp hơn so vớigiá trị 0,138 của năm 2007 ,nhưng cao hơn năm 2008 là: 0,048 đồng.
Mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2008 và 2009 đạt165,75% là khá cao
Kết quả này chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2009 tốthơn năm 2008
Xét tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong hai năm qua ta thấy Côngty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước, thuế nộp cho ngân sáchNhà nước tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể là năm 2009 đã tăng thêm gần 1,8 tỷđồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng 57,1 %
Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, năm 2009 tăng 810.000 đồng so vớinăm 2008 với tỷ lệ tăng tương ứng là: 33,75% Điều này cho thấy cùng với sự pháttriển của Công ty đời sống của cán bộ công nhân viên đang ngày được cải thiện vànâng cao.
=
Trang 36Qua những phân tích trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm2007 – 2009 cho thấy nhìn chung hoạt động SXKD của Công ty là có hiệu quả, tươngđối tốt Tuy nhiên Công ty cần phải tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ,đặcbiệt là thị trường nước ngoài để có thể tăng doanh thu đem lại hiệu quả cao hơn nữatrong thời gian tới.
4.2.2 Vị thế của Công ty trong ngành
-Vị thế của công ty trong ngành : Là 1 trong 2 công ty in phục vụ ngành bưu điện nênít chịu sự cạnh tranh từ các đơn vị ngoài ,công ty Cổ phần In bưu điện chiếm 70% sảnlượng cung cấp cho toàn ngành về ấn phẩm phong bì, hóa đơn.Hệ thống khách hàngcủa công ty bao gồm Công ty Dịch vụ viễn thông (GPC), Công ty Thông tin di động(VMS), Công ty FPT,Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, … và một số kháchhàng như Công ty Phần mềm và truyền thông VASC,công ty Netnam,Trung tâm Viẽnthông Thế hệ mới ,các công ty Bảo hiểm Nhân thọ ,Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam,… Trong đó, đặc biệt các công ty GPC,VMS,FPT,VDC là các khách
-Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành,chính sách của nhà nước và xu thế chung của thế giới : Xu thế hội nhập hóa,xã hội hóasẽ gây khó khăn cho công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường trong ngành do tư nhânsẽ có vai trò ngày càng đáng kể trong nền sản xuất ,sẽ tham gia xã hội hóa sảnxuất.Trước thách thức đó, công ty đã ,đang và sẽ không ngừng đầu tư phát triển côngnghệ, kỹ thuật để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh ,từ đó có thể giữvững vị thế của mình trên thị trường.
5 Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của tổng công ty Cổ phần dịch vụviễn thông và in bưu điện những năm gần đây
Từ những kết quả đạt được của Công ty từ năm 2007 - 2009 và những phân tíchở trên ta thấy: Nhìn chung, lợi nhuận hàng năm của Công ty ngày một tăng lên, mặc dùcó sự sụt giảm năm 2008 so với 2007, nhưng sự sụt giảm này phần nhiều do tác độngcủa nhân tố khách quan,cụ thể là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới trongnăm này Tuy nhiên , tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008 – 2009đã có dấu hiệu khả quan Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2009 là: 28,6 tỷ đồng,tăng gấp đôi so với năm 2008 ( 13,6 tỷ ), báo hiệu 1 giai đoạn phát triển mạnh mẽ củacông ty trong thời gian tới.
Trang 37Từ việc hoạt động kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả Lợi nhuận nămsau cao hơn năm trước, dẫn đến việc thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công tycũng tăng dần lên
Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trên là do một số nguyên nhân sau: - Công ty đã tổ chức lại bộ máy ngày càng phù hợp hơn đối với đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của công ty
- Tập trung đầu tư hợp lý cho từng mặt hàng, kết hợp tập trung lớn, vừa và nhỏnên đa dạng hoá nguồn hàng
- Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo thế mạnh cạnhtranh cho công ty như: bao tiêu phần lớn sản phẩm cho các nhà sản xuất, mua với sốlượng lớn, đặt hàng theo yêu cầu
- Củng cố và mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm các khách hàng mới, đồng thời giữvững mối quan hệ với các khách hàng lâu dài.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, chống tham nhũng, công tác thanh tra,bảo vệ, công tác thi đua, hoạt động của các tổ chức quần chúng, hoạt động xã hội đượcCông ty thực hiện tốt
- Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩmđạt tiêu chuẩn quốc tế
Ngoài những nguyên nhân đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty thì trongnhững năm vừa qua Công ty còn có một số hạn chế đó là:
- Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường một cách toàn diện, chưa khai tháchết được các đối tác tiềm năng trong nước.
- Một vài mặt hàng hơn đầu tư chưa thích hợp, còn chia cắt hiệu quả, chưa tương xứngvới quy mô đầu tư, thị trường không tập trung, thiếu sự liết kết.
- Thị trường xuất nhập khẩu trực tiếp còn yếu, bị hạn chế cả về cán bộ chuyên sâuxuất nhập khẩu và kinh nghiệm Quan hệ với đối tác bị lệ thuộc, chưa có mặt hàng xuất nhậpkhẩu ổn định và có chiều hướng phát triển vững chắc.
II Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổphần dịch vụ viễn thông và in bưu điện
Trang 381 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in
bưu điện
1.1 Cơ cấu tài sản của công ty
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận là vốn cốđịnh và vốn lưu động Việc xác định cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng, nó thể hiện trìnhđộ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Để xác định được cơ cấu vốn cố định vàvốn lưu động được dựa trên sự xác định cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 4: Bảng tài sản của công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện cácnăm 2007, 2008, 2009
Đơn vị : Đồng
Trang 39TÀI SẢN 2007 2008 2009A TÀI SẢN NGÁN HẠN 110.945.888.000 132.994.993.126 140.331.593.899I.Tiền và các khoản tương
đương tiền
40.605.422.104 44.763.794.300 11.164.205.016II.Các khoản đầu tư tài
IV.Các khoản đầu tư tàichính dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác 4.729.689.937 4.731.185.565 9.914.539.858TỔNG CỘNG TÀI SẢN 166.185.719.046 286.085.435.634 311.276.572.260
(Nguồn : Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và In bưu điệnnăm 2007,2008,2009)
Dựa vào kết quả ở bảng 4 ta thấy, năm 2007 , TSLĐ chiếm tỉ lệ cao, gần 70% vào năm2007, 62% năm 2008 và năm 2009 chiếm 59% tổng giá trị tài sản của công ty Tỉ lệTSLĐ trong tổng giá trị tài sản của công ty từ 2007- 2009 giảm do sự tăng lên củaTSCĐ - Công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việcphát triển sản phẩm mới.
Từ 2007 – 2009, Tài sản cố định của công ty đã tăng lên từ 30% tổng giá trị tài sảncủa công ty năm 2007, đến 38% vào năm 2008 và 41% vào năm 2009
Nhìn chung, tổng tài sản của công ty từ năm 2007-2009 có chiều hướng tăng lên cùngvới xu hướng tăng của tài sản lưu động Năm 2007, tổng tài sản của công ty là trên 166
Trang 40tỷ đồng; năm 2008 là trên 286 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng hay là tăng 72,3% so với năm2007 Năm 2009 là trên 311 tỷ đồng, tăng lên 25 tỷ đồng so với năm 2008 hay là tănglên 8,74%
* Đối với tài sản lưu động: Năm 2007 là 115.675.577.900 đồng chiếm 70% tổng giá
trị tài sản; năm 2008 là 171.943.678.700 đồng chiếm 62%, tăng 56.286.100.800 đồng,tức là tăng 48,6% so với năm 2007; năm 2009 là 186.253.633.700 đồng chiếm 59%,tức là tăng 8,3% so với năm 2008 Như vậy, từ năm 2007-2009 tài sản lưu động củacông ty tăng dần lên về giá trị tuyệt đối,nhưng giảm về giá trị tương đối Trong đó:
-Lượng tiền của công ty từ năm 2007-2009 tăng giảm thất thường Năm 2007 là
40.605.422.104 đồng, chiếm 24,5% tổng giá trị tài sản Năm 2008 là 44.763.794.300đồng, chiếm 15,73% tổng giá trị tài sản, tăng 4.158.372.200 đồng hay tăng 10.34% sovới năm 2007 Song đến năm 2009 lượng tiền giảm xuống còn là 11.164.205.016đồng, chiếm 3,54% tổng giá trị tài sản, tức là giảm đi 33.599.589.209 nghìn đồng, haylà giảm 75% so với năm 2008 Như vậy, từ năm 2007-2009, lượng tiền của công tygiảm từ 40.605.422.104 đồng xuống 11.164.205.016 đồng Điều này cho thấy lượngtiền của công ty giảm đáng kể, số tiền hiện có của công ty là rất thấp.
-Các khoản phải thu của Công ty từ năm 2007-2009 chiếm một lượng đáng kể trong
tổng tài sản Năm 2007 là 12.571.351 nghìn đồng, chiếm 33,0% tổng tài sản, đến năm2008 là 12.041.109 nghìn đồng, chiếm 26,5% tổng tài sản, giảm 530.242 nghìn đồng,tức là giảm 4,2% so với năm 2007 Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào việcthu hồi vốn từ khách hàng Nhưng đến năm 2009, khoản phải thu của Công ty là17.155.838 nghìn đồng, chiếm 37,6% tổng tài sản, tăng lên 5.114.729 nghìn đồng haytăng 42,5% so với năm 2000.Qua đó ta thấy, trong hai năm 2008 và năm 2009, Côngty đã không chú trọng vào công tác thu hồi tiền từ khách hàng.
-Hàng tồn kho : Năm 2007, hàng tồn kho là 19.634.469.597 đồng, chiếm 11,81% tổngtài sản Năm 2008 là 25.109.969.067 đồng, chiếm 8,74% tổng tài sản, tăng lên 5,47 tỷđồng hay là tăng lên 27,86% so với năm 2007 Năm 2009, hàng tồn kho là27.362.845.487 đồng, chiếm 8,65%, tăng thêm 2,25 tỷ đồng, hay tăng 8,96% so vớinăm 2008 Như vậy, ta thấy hàng tồn kho của Công ty từ năm 2007-2009 tăng liên tụcvà có xu hướng tăng chậm lại qua các năm.