1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE

70 226 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Bảng 2.2: Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục và tử cung chuẩn bị mang thai Âm hộ sưng, cương cứng, thải dịch có lẫn máu và thay đổi theo cá thể Nồng độ estrogen trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ

VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI TẠI

BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN PHƯỚC THỊNH Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Lớp: DH04TY Niên khóa: 2004-2009

Trang 2

KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ

VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI TẠI

Tháng 09 năm 2009

Trang 3

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi Thú Y

Cùng toàn thể quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập

Chân thành biết ơn

PGS-TS Lê Văn Thọ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn tất khóa luận

Thành thật biết ơn

ThS Huỳnh Thị Thanh Ngọc

BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Cùng toàn thể anh chị thuộc Bệnh Viện Thú Y Petcare đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Cám ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi vượt qua những khó khăn, vất vả trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phước Thịnh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát các nguyên nhân đẻ khó trên chó và theo dõi kết quả mổ lấy thai tại bệnh viện thú y Petcare” được tiến hành từ ngày 12 / 01 / 2009 đến ngày 20 / 05 / 2009 Mục tiêu của đề tài là nâng cao sự hiểu biết về những nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán chứng đẻ khó trên chó và ghi nhận kết quả của các biện pháp can thiệp đối với những trường hợp đẻ khó

Kết quả thu được có 27 trường hợp đẻ khó trong tổng số 634 chó cái từ 1 năm tuổi trở lên đến khám và điều trị chiếm tỷ lệ 4,26 % Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm giống chó ngoại 92,59 %, đặc biệt là những chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua (40,74 %), chó Nhật (18,52 %), chó Bulldog và Fox cùng chiếm tỷ lệ 11,11 %, những giống chó còn lại như chó Bắc Kinh, chó Việt Nam, chó Cocker chiếm tỷ lệ thấp và gần tương đương nhau

Chứng đẻ khó xảy ra nhiều ở lứa đẻ đầu tiên, trong độ tuổi ≤ 2 năm tuổi Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong thời gian khảo sát là: hẹp xương chậu (40,74 %), thai chết thối rữa (22,22 %), thai lớn (11,11 %), vỡ tử cung (7,41 %) và các nguyên nhân như tư thế thai bất thường, sảy thai đẻ non, rặn yếu, cổ tử cung không mở, cuống nhau quấn vào nhau cùng chiếm tỷ lệ 3,7 %

Thời gian lành vết thương của những chó mẹ được đeo collar đạt 56 % vào ngày thứ 5 – 7, ngày thứ 8 – 10 và ngày thứ 11 trở lên cùng đạt 16 % Những chó mẹ không đeo collar có thời gian lành vết thương ở ngày thứ 11 trở lên đạt 12 %

Tai biến gặp trong quá trình phẫu thuật là xuất huyết, trục trặc đường hô hấp cùng chiếm tỷ lệ 7,41 % và bàng quang viêm dính với tử cung, chết cùng chiếm tỷ lệ 3,7 % Trong khi tai biến gặp phải sau phẫu thuật là nhiễm trùng vết thương với tỷ lệ

12 % và đứt chỉ đường may da 8 % Những trường hợp này xảy ra là do sự chăm sóc hậu phẫu cho chó không được chu đáo theo đúng lời khuyên của bác sỹ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các bảng viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các biểu đồ x

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH 2

1.3 YÊU CẦU 2

Chương 2 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC TRÊN CHÓ 3

2.1.1 Cơ thể học vùng bụng 3

2.1.2 Cơ quan sinh dục chó cái 3

2.1.2.1 Chức năng 3

2.1.2.2 Cấu tạo 4

2.1.3 Cấu tạo của xương chậu 7

2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA CHÓ CÁI 8

2.3 CHU KỲ ĐỘNG DỤC Ở CHÓ CÁI 9

2.4 SỰ MANG THAI 11

2.5 SỰ SINH ĐẺ 11

2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sinh 11

2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ 11

2.5.2.1 Giai đoạn 1: Mở tử cung 11

Trang 6

2.5.2.2 Giai đoạn 2: Tống thai 12

2.5.2.3 Giai đoạn 3: Tống nhau 12

2.6 SỰ ĐẺ KHÓ 12

2.6.1 Định nghĩa 12

2.6.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó 13

2.6.2.1 Hẹp khung xương chậu 13

2.6.2.2 Do chó con quá lớn 14

2.6.2.3 Do tư thế của chó con trong đường sinh dục 15

2.6.2.4 Do những nguyên nhân khác 15

2.7 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN ĐẺ KHÓ 16

2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng 16

2.7.1.1 Kiểm tra toàn thân 16

2.7.1.2 Kiểm tra cơ quan sinh dục 17

2.7.1.3 Kiểm tra thai 17

2.7.2 Chẩn đoán bằng siêu âm 18

2.7.2.1 Định nghĩa siêu âm 18

2.7.2.2 Nguyên lý cơ bản của siêu âm 18

2.7.2.3 Sử dụng máy siêu âm 18

2.7.2.4 Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm 19

2.7.2.5 Tác dụng sinh học của siêu âm 20

2.7.2.6 Đặc điểm của siêu âm bụng 20

2.7.2.7 Hình ảnh bình thường khi siêu âm tử cung và buồng trứng 21

2.7.2.8 Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai 22

2.8 CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ 22

2.8.1 Can thiệp bằng thuốc 22

2.8.2 Can thiệp bằng tay 23

2.8.3 Can thiệp bằng phẫu thuật 23

2.9 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 23

Chương 3 26

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 26

Trang 7

3.1.1 Thời gian 26

3.1.2 Địa điểm 26

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 26

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

3.2.1 Nội dung 1 26

3.2.2 Nội dung 2 26

3.3 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT 27

3.3.1 Dụng cụ 27

3.3.2 Thuốc thú y 28

3.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 28

3.4.1 Tìm hiểu bệnh sử 28

3.4.2 Kiểm tra lâm sàng 29

3.4.3 Chẩn đoán bằng siêu âm 30

3.5 BIỆN PHÁP CAN THIỆP 30

3.5.1 Can thiệp bằng thuốc 30

3.5.2 Can thiệp bằng tay 31

3.5.3 Can thiệp bằng phẫu thuật 32

3.6 NHỮNG TAI BIẾN TRONG VÀ SAU KHI PHẪU THUẬT 38 T 3.6.1 Tai biến trong phẫu thuật 38

3.6.2 Tai biến sau phẫu thuật 39

3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU 39

Chương 4 40

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Số lượng chó đẻ khó theo từng nhóm giống 41

4.2 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo từng giống chó 42

4.3 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo lứa đẻ và độ tuổi 43

4.3.1 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo lứa đẻ 43

4.3.2 Tỷ lệ xuất hiện chó đẻ khó theo độ tuổi 44

4.4 Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó 44

4.5 Tỷ lệ xuất hiện các nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó 45

4.6 Sự biến đổi thân nhiệt ở chó mẹ trước và sau khi phẫu thuật 47

Trang 8

4.7 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến trong và sau khi phẫu thuật 49

4.7.1 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến trong phẫu thuật 49

4.7.2 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến sau phẫu thuật 51

4.8 Kết quả theo dõi thời gian lành vết thương 52

4.9 Tình trạng chó con sau khi mổ lấy thai trên từng giống 54

Chương 5 55

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1 KẾT LUẬN 55

5.2 ĐỀ NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 59

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Những chỉ tiêu sinh lý sinh sản của chó cái 8

Bảng 2.2: Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục 10

Bảng 4.1: Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó cái từ 1 năm tuổi trở lên 40

Bảng 4.2: Tỷ lệ chó đẻ khó theo nhóm giống 41

Bảng 4.3: Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo từng giống chó 42

Bảng 4.4: Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo lứa đẻ 43

Bảng 4.5: Tỷ lệ xuất hiện chó đẻ khó theo độ tuổi 44

Bảng 4.6: Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó 44

Bảng 4.7: Tỷ lệ xuất hiện các nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó 45

Bảng 4.8: Thân nhiệt chó mẹ trước và sau khi phẫu thuật 47

Bảng 4.9: Tai biến gặp phải trong quá trình phẫu thuật 49

Bảng 4.10: Tai biến gặp phải sau phẫu thuật 51

Bảng 4.11: Thời gian lành vết thương 52

Bảng 4.12: Số chó con sống và chết sau khi mổ lấy thai trên từng giống 54

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái (mang thai 40 ngày tuổi) 6

Hình 2.2: Chó Chihuahua mang thai quá 70 ngày, thai lớn 14

Hình 2.3: Đầu thai vẹo sang một bên và Mông thai ra trước 15

Hình 3.1: Dụng cụ mổ lấy thai 27

Hình 3.2: Thai trên 50 ngày tuổi 30

Hình 3.3: Dùng tay nặn và kéo thai ra 31

Hình 3.4: Cạo lông, sát trùng vùng bụng trước khi mổ 32

Hình 3.5: Đường mổ ổ bụng 33

Hình 3.6: Mở rộng vết mổ dọc theo đường trắng 33

Hình 3.7: Đưa chó con ra ngoài 34

Hình 3.8: Kẹp rốn chó con 34

Hình 3.9: Đưa nhau ra 35

Hình 3.10: Kiểm tra xem trong tử cung còn thai không 35

Hình 3.11: Rắc ampicillin vào tử cung 36

Hình 3.12: May khép tử cung 36

Hình 3.13: Rắc ampicillin vào ổ bụng 36

Hình 3.14: Đường may phúc mạc và cơ thẳng bụng 37

Hình 3.15: Đường may da 37

Hình 3.16: Băng vết thương 37

Hình 3.17: Tử cung vỡ, xuất huyết và thai chết thoát ra ngoài xoang bụng 38

Hình 3.18: Sưởi ấm chó con 38

Hình 4.1: Lồi bọc ối 45

Hình 4.2: Vỡ tử cung 46

Hình 4.3: Sảy thai, đẻ non 46

Hình 4.4: Chó bị hạ canxi huyết 48

Hình 4.5: Xuất huyết do nhau chưa bóc tách với tử cung 50

Hình 4.6: Chó mẹ được đeo collar 53

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Số lượng chó đẻ khó theo nhóm giống 41

Biểu đồ 4.2: Số lượng chó đẻ khó theo lứa đẻ 43

Biểu đồ 4.3: Những tai biến xảy ra trong phẫu thuật 49

Biểu đồ 4.4: Những tai biến xảy ra sau phẫu thuật 51

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong gia đình bạn, thú cưng nào được nuôi dưỡng, yêu thương và giúp ích được nhiều nhất? Xin trả lời đó là Misa, Ana, Ali, Susu, Cún, Đen…vâng đó là những tên gọi thân thương mà chúng ta đặt cho những chú chó dễ thương đó Được thuần hóa lâu đời cùng với những tính năng đặc biệt như: thông minh, trung thành, dễ mến…những chú chó ấy ngày càng được nuôi phổ biến khi chúng giúp ích được nhiều cho cuộc sống của con người như: giữ nhà, làm cảnh, làm bạn thân thiết của cả gia đình Hơn thế nữa, với các giác quan rất nhạy bén chúng đã trở thành phương tiện trợ giúp tích cực trong việc chăn thả gia súc; tìm nạn nhân bị vùi lấp trong các vụ động đất, sập cầu…; trong công tác an ninh quốc phòng như: phát hiện chất ma túy, truy tìm tội phạm…Vì vậy những thú cưng ấy ngày càng trở nên gắn bó với cuộc sống của con người

Ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn, không chỉ ăn no mặc ấm mà phải là ăn ngon mặc đẹp thì nhu cầu được thể hiện mình ở việc nuôi dưỡng, chăm sóc những thú cưng sao cho tốt, đẹp, biết vâng lời…càng được quan tâm hơn Mặc dù được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn nhưng những trục trặc trong quá trình nuôi dưỡng đàn chó vẫn xảy ra, trong đó các trường hợp đẻ khó là điều đáng ghi nhận Khi đẻ khó mà xử lý không đúng, không kịp thời thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho chó mẹ trở nên vô sinh, chậm động dục, thậm chí làm chết

cả mẹ lẫn con, làm giảm số con đẻ ra, gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi Cho nên tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là khâu hết sức quan trọng Do xu thế của quá trình hội nhập, nhiều giống chó mới được nhập vào Việt Nam và sự kém thích nghi là điều khó tránh khỏi Bên cạnh đó hiểu biết của người chăn nuôi về đặc

Trang 13

ta còn thiếu dẫn đến việc chẩn đoán và can thiệp các trường hợp đẻ khó gặp nhiều khó khăn Một câu hỏi được đặt ra: liệu chúng ta có thể khắc phục các trường hợp đẻ khó

để bảo tồn, đa dạng hóa các giống chó đẹp, quý hiếm và để bảo vệ cho chính những thú cưng ấy hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào cách chăm sóc nuôi dưỡng, các biện pháp phòng ngừa kết hợp với những phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng thế hệ mới có tính năng chuyên biệt hơn để giúp cho bác sỹ thú y có những biện pháp can thiệp sớm, chính xác những trường hợp đẻ khó trên chó

Xuất phát từ sự yêu thích động vật cùng với tinh thần ham học hỏi, sưu tầm và đúc kết những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh Được sự đồng ý của bộ môn Cơ Thể Ngoại Khoa – Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS Lê Văn Thọ, ThS Huỳnh Thị Thanh Ngọc và BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, chúng tôi tiến hành đề tài:

“KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE”

1.2 MỤC ĐÍCH

Hiểu thêm về chứng đẻ khó trên chó để có biện pháp can thiệp kịp thời và phòng ngừa hiệu quả qua đó bảo vệ sức khỏe sinh sản của chó cái

1.3 YÊU CẦU

- Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra chứng đẻ khó trên chó

- Theo dõi phương pháp chẩn đoán thai bằng siêu âm

- Theo dõi những triệu chứng lâm sàng trên chó có biểu hiện đẻ khó

- Ghi nhận tỷ lệ phần trăm chó có dấu hiệu đẻ khó được chủ nuôi đưa đến khám

- Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo giống, lứa đẻ, độ tuổi…

- Đánh giá tỷ lệ thành công trên chó đẻ khó phải can thiệp bằng phẫu thuật

- Ghi nhận các tai biến trong và sau khi mổ (nếu có), cách xử lý, thời gian lành vết thương…

Trang 14

Phúc mạc nằm trong cùng

2.1.2 Cơ quan sinh dục chó cái

2.1.2.1 Chức năng

Cơ quan sinh dục cái đảm nhận các chức năng sinh học:

- Sản xuất noãn bào (trứng)

- Vận chuyển noãn bào từ buồng trứng theo đường ống dẫn trứng đến vị trí thụ tinh

- Dự trữ và hoàn thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng

- Định vị và nuôi dưỡng phôi thai

- Sinh con

- Tổng hợp và phân tiết kích thích tố sinh dục cái estrogen và progesterone

Trang 15

2.1.2.2 Cấu tạo

2.1.2.2.1 Âm hộ

Là cửa ngõ của cơ quan sinh dục cái, đây cũng là nơi thoát tiểu, nằm dưới hậu môn, bên ngoài là lớp da chứa sắc tố Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi, một ống niệu và một khe thẹn, khe thẹn phân cách hai môi thành hai mép Mép dưới của âm hộ, có một thể tròn, nằm trong một xoang nhỏ, đó chính là âm vật (clitoris), hay dấu vết của dương vật trên thú đực

2.1.2.2.2 Tiền đình

Là phần kéo dài từ âm đạo đến âm hộ Phía trước tiền đình có một nếp gấp gọi

là màng trinh Sau màng này ở phía dưới có lỗ mở ra của ống thoát tiểu Hai bên ống thoát tiểu có hai thể xốp, chứa nhiều mạch máu và có thể cương cứng lên như dương vật của con đực

2.1.2.2.3 Âm đạo

Nằm giữa cổ tử cung và tiền đình, nó nằm hoàn toàn trong xoang chậu Có chức năng tiếp nhận dương vật chó đực trong quá trình giao phối và là đường tiếp dẫn thú con sinh ra

2.1.2.2.4 Tử cung

Tử cung của chó có dạng chữ Y cấu tạo gồm: hai sừng, thân và cổ tử cung Thân tử cung định vị ở mặt dưới của bàng quang, một phần nằm trong xoang bụng một phần nằm trong xoang chậu Theo Mattoon và Nyland (1995), kích thước của tử cung rất thay đổi, tùy thuộc nhiều vào trọng lượng chó cái, số lần mang thai, tình trạng viêm nhiễm của tử cung và các giai đoạn của sự mang thai Một con chó cái nặng 12,5 kg có chiều dài phần sừng tử cung từ 10 – 15 cm, chiều dài phần thân tử cung từ 1,4 – 3 cm,

Trang 16

- Cổ tử cung: là phần hẹp nhất của thân tử cung nhưng có thành rất dày, phía sau, cổ tử cung nối với âm đạo

™ Chức năng của tử cung:

+ Tiếp nhận tinh trùng của chó đực

Theo Mattoon và Nyland (1995), chó cái có trọng lượng 12,5 kg thì buồng trứng có chiều dài: 1,5 cm, chiều rộng: 0,7 cm và chiều dày: 0,5 cm Kích thước của buồng trứng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể nhưng sự chênh lệch không quá 0,2 cm

và kích thước của buồng trứng chó thay đổi qua từng giai đoạn của chu kỳ động dục

Chức năng của buồng trứng: vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục cái, vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết estrogen, progesterone, androgen và oxytoxin (Charlotte, 2000)

2.1.2.2.7 Ống dẫn trứng

Là phần nối giữa buồng trứng với tử cung, phần nối với buồng trứng loe rộng

có dạng hình phễu được gọi là vòi Fallope, phần nối với tử cung gọi là vòi tử cung

Trang 17

Chức năng vận chuyển noãn bào từ buồng trứng đến vị trí thụ tinh, hỗ trợ cho

sự di chuyển của tinh trùng, cung cấp môi trường cho sự phát triển của hợp tử, giúp vận chuyển hợp tử đến vị trí ở sừng tử cung

Cấu tạo ống dẫn trứng chia làm ba phần: phần phễu, phần rộng, phần eo

- Phần phễu hay vòi Fallope tiếp xúc và bao bọc buồng trứng bằng những tua vòi Vào giai đoạn xuất noãn, phần phễu sẽ bao chặt buồng trứng và di chuyển đến vị trí nang Graaf để hứng các noãn bào rụng

- Phần rộng ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng, nơi đây xảy ra hiện tượng thụ tinh

- Phần eo nối tiếp với sừng tử cung có cấu tạo bởi lớp cơ trơn dày giúp di chuyển trứng đã thụ tinh đi về phía sừng tử cung

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái (mang thai 40 ngày tuổi)

Trang 18

bụng, đỉnh hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú, núm vú là nơi thông ra ngoài của tuyến vú Máu đến vú từ động mạch thẹn, sau đó theo các tĩnh mạch thẹn rồi đổ về tĩnh mạch chủ sau Ngoài ra, tuyến vú còn có sự chi phối của mạch máu vùng ngực và bụng

2.1.3 Cấu tạo của xương chậu

Xương chậu gồm xương hông, xương tọa và xương mu Ba xương này hội tụ tại hõm chén, là chỗ khớp với xương đùi Hai xương chậu khớp nhau ở dưới, ở khớp tọa

mu Phía trên và phía dưới, hai xương chậu khớp với xương thiêng tạo nên miền bồn (pelvis) là nơi chứa các cơ quan trọng yếu của bộ máy niệu dục và tiêu hóa Các biến dạng về khung xương chậu đều ảnh hưởng tới việc sinh đẻ của chó cái

Trang 19

2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA CHÓ CÁI

Bảng 2.1: Những chỉ tiêu sinh lý sinh sản của chó cái

Thời gian cho sữa

Thời gian dứt sữa

Mùa phối giống

Tuổi thọ

Ngày phối giống tốt nhất

Thời gian mang thai

Quang kỳ của mùa sinh sản

Cơ chế xuất noãn

Thời điểm xuất noãn

59 – 66 ngày (1) Tăng và kéo dài (3) Ngẫu nhiên (3) Ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ (3) (1) Theo Spira H.R (1988)

(2) Theo John B Smith and Soesanto Mangkoewidjojo (1987)

(Được trích dẫn bởi Lê Văn Thọ, 2006)

(3) Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006)

Trang 20

Nelson (1998) đã chia thời kỳ động dục gồm 4 giai đoạn thể hiện ở bảng 2.2 (Trích dẫn bởi Đỗ Hiếu Liêm, 2006):

Trang 21

Bảng 2.2: Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục

và tử cung chuẩn bị mang thai

Âm hộ sưng, cương cứng, thải dịch có lẫn máu

và thay đổi theo

cá thể

Nồng độ estrogen trong máu tăng dần và đạt đỉnh vào ngày thứ nhất đến thứ hai của giai đoạn động dục

Trong suốt giai đoạn, chó cái có những biểu hiện cảm ứng với chó đực qua pheromone, quậy phá các chó khác nhưng không cho chó đực phối Chó cái có thể gầm gừ, nhe nanh, cắn lại hoặc cụp đuôi giữa 2 chân che âm

Âm hộ mềm, dịch thải có máu và trong hơn

Nồng độ estrogen giảm, progesterone tăng dần Progesterone vượt quá 1 ng /

ml chỉ định chó cái ở giai đoạn động dục

Đây là pha “động dục đứng ì”, chó cái thường xuyên đứng yên với tư thế phía sau hạ thấp khi chó đực ngửi phần âm môn, đuôi cong lên về một phía để lộ cơ quan sinh dục ra ngoài Chó cái đã sẵn sàng cho phối

Sự sản sinh noãn bào ngừng lại

Âm hộ trở

về trạng thái bình thường và chấm dứt thải dịch

Nồng độ estrogen giảm, progesterone giảm vào giữa giai đoạn

Không có dấu hiệu đặc biệt

Estrogen và progesterone < 1

ng / ml

Hành vi bình thường

Trang 22

Tuy nhiên chó cái còn có những giai đoạn động dục bất thường như giai đoạn trước động dục kéo dài, giai đoạn động kéo dài, hay giai đoạn nghỉ ngơi dai dẳng, làm kéo dài thời gian giữa 2 chu kỳ động dục, hay ngược lại cũng xảy ra hiện tượng rút ngắn thời gian giữa 2 chu kỳ động dục

2.4 SỰ MANG THAI

Rất khó để thấy được sự thay đổi trên chó cái tháng đầu sau khi phối giống, thường gần sinh có bụng to Chó càng ít thai (dưới 4 con với các giống chó to: Berger, Rottweiler, Labrador, Golden… dưới 2 con với Miniature Bull Terrier, Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua…) thì thời gian mang thai càng dài Chó mang thai trung bình 58 –

63 ngày, trong 30 ngày đầu thai chưa rõ, sau 30 ngày ta có thể chẩn đoán bằng siêu

âm, sau 49 ngày có thể kiểm tra bằng siêu âm hoặc X–quang Giai đoạn này có thể cho lời khuyên về chăm sóc và nuôi dưỡng chó có mang đến chủ nhà

Theo Nguyễn Văn Thành (2004), khi chó mang thai 5 – 6 tuần cần thức ăn tăng dần từ 1/3 – 1/2 so với nhu cầu bình thường vì buổi ăn rất cần cho sự phát triển của bào thai, căn bản là phải tăng nguồn protein – vitamin – nơi yên tĩnh cho chó

2.5 SỰ SINH ĐẺ

2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sinh

Theo Feldman (1987), hai hay ba ngày trước ngày dự kiến sinh, ta có thể kiểm tra thân nhiệt mỗi buổi sáng Khoảng 12 – 18 giờ trước khi sinh, thân nhiệt chó mẹ hạ

từ mức bình thường (38,5oC) xuống còn 37,5oC hoặc thấp hơn Tuy nhiên trong một số trường hợp thì thân nhiệt chó vẫn bình thường Từ 12 – 24 giờ trước khi sinh, chó mẹ trở nên bồn chồn, bứt rứt, hay cào cấu, có thể thấy xuất hiện sữa đầu, bỏ ăn, chảy dịch màu hồng nhạt từ âm hộ

2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ

2.5.2.1 Giai đoạn 1: Mở tử cung

Bắt đầu bằng co thắt của tử cung và kết thúc bằng sự mở hoàn toàn của cổ tử cung Chó mẹ có biểu hiện: bồn chồn, lo lắng, bỏ ăn, sợ sệt, thở nhanh, ói, tìm vị trí để làm ổ

Trang 23

Theo Nguyễn Văn Thành (2004), trên một số giống chó thì giai đoạn này không quan trọng, tuy nhiên vài giống chó giai đoạn này kéo dài 3 – 24 giờ, đặc biệt ở những con đẻ lần đầu có thể kéo dài đến 36 giờ (Cathrina Linde Foesberg và Annelie Eneroth, 1994), thai được di chuyển đến xương bồn chậu, màng nhau đến cổ tử cung mới rách

Ở giai đoạn này, thân nhiệt thú thường thấp hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung dãn nở Theo Pamela A.Davol (2000), thân nhiệt thú giảm do sự giảm hàm lượng progesterone trong máu

2.5.2.2 Giai đoạn 2: Tống thai

Cổ tử cung mở hoàn toàn, thai đầu tiên đi qua cổ tử cung, kết thúc bằng thai cuối cùng được sinh ra Thời gian giai đoạn 2 tùy thuộc vào số lượng chó con, thông thường kéo dài 6 – 12 giờ Khi chó con đầu tiên đến vùng xương bồn chậu, thì cơn rặn

đẻ mạnh hơn, bàng quang trống, màng nhau rách tạo sự trơn trượt đường sinh dục Nếu tống thai có cả bọc nhau chó mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và dây rốn Chó con thứ hai được sinh ra sau đó có đôi khi cách nhau đến 2 giờ

Có 3 dấu hiệu để biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của quá trình đẻ:

- Có sự chảy dịch thai ở âm hộ

- Thành bụng co thắt

- Thân nhiệt trở lại bình thường

Cuối giai đoạn này cuống rốn có thể bị ép giữa thai và thành âm đạo nên giảm cung cấp oxy cho thai và có thể gây chết thai trong vài trường hợp

2.5.2.3 Giai đoạn 3: Tống nhau

Nhau thường được tống ra sau mỗi lần tống thai 15 phút, tuy nhiên có thể tống

ra cùng với chó con kế tiếp, đôi khi ra cả bọc nhau chứa chó con bên trong

2.6 SỰ ĐẺ KHÓ

2.6.1 Định nghĩa

Đẻ khó là biểu hiện rối loạn sinh lý sinh sản ở chó cái trong giai đoạn sinh đẻ

mà cơ thể chó mẹ không có khả năng để tự tống thai, nhau ra ngoài

Trang 24

™ Các dấu hiệu của sự đẻ khó:

- Chó mẹ cố gắng rặn để tống thai kéo dài hơn 30 phút nhưng không tống thai được

- Hơn 4 giờ từ giai đoạn 2 mà chưa tống được thai đầu tiên

- Thời gian chờ đẻ giữa 2 thai lâu hơn 4 giờ

- Chó mẹ thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5oC hoặc thấp hơn 37,5oC

- Không sinh được con khi nhiệt độ trực tràng giảm hoặc trong 36 giờ khi serum progesterone < 2 ng / ml

- Chó mẹ rên la và có biểu hiện đau dữ dội

- Ở chó do tử cung co bóp quá mạnh sẽ chèn ép dạ dày gây ói mửa

- Âm đạo chó mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi

đẻ con đầu tiên

- Liếm âm hộ quá mức trong quá trình đẻ con

- Thời gian mang thai kéo dài hơn 70 ngày

Đẻ khó hiếm khi xảy ra ở những chó khỏe mạnh, thể trạng tốt Tuy nhiên nó thường xảy ra ở những chó cái mập, béo phì

2.6.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó

Sự đẻ khó thường xảy ra trên chó cái gầy yếu, béo phì, mang thai lần đầu, bất thường ở cơ quan sinh dục…, những giống chó đầu ngắn như Bulldog, Pug và Boston Terrier có tỷ lệ đẻ khó cao hơn do đầu và vai chó con có kích thước lớn Tuy nhiên có những nguyên nhân chính sau đây:

2.6.2.1 Hẹp khung xương chậu

Không chỉ có giống chó Chihuahua mà phần lớn các giống chó nhỏ thuộc loại

“toydogs” như Fox sóc, Yorkshire Terrier… những giống này có kết cấu xương chậu hẹp, nếu thai to thường khó đẻ, hay phải mổ vì thai không thể lọt qua khung xương chậu ra ngoài được

Chó cái có bộ khung xương chậu hẹp hay nhỏ hơn bình thường do các nguyên nhân sau:

Trang 25

+ Quá sớm: Cơ thể của chó cái tơ chưa phát triển hoàn chỉnh và cho phối giống sớm

+ Quá muộn: Chó trên 4 tuổi mới cho đẻ lần đầu hoặc chó đã già còn cho đẻ, khung xương chậu không còn tổ chức sụn đàn hồi, dãn nở nữa nên khó đẻ

- Xương chậu hẹp do bẩm sinh (yếu tố di truyền) hay còi cọc, suy dinh dưỡng

- Xương chậu hẹp do trước đó bị gãy

- Ít được vận động trong thời kỳ mang thai

- Rối loạn sản xuất và phân tiết hormone relaxin (hormone relaxin có tác động làm dãn nở khớp hàn miền bồn – khớp bán động giữa 2 cánh xương mu)

2.6.2.2 Do chó con quá lớn

Thường thấy ở chó mẹ có ngày mang thai dài hơn bình thường, ở những lứa đẻ đơn thai, con bố có kích cỡ lớn hay là do sự hấp thu chuyển hóa tốt dinh dưỡng của chó con khi mang thai

Hình 2.2: Chó Chihuahua mang thai quá 70 ngày, thai lớn

(Trích dẫn liệu của Sing KY, 2008 www.sinpets.com)

Sự đẻ khó do thai lớn thường kết hợp với đường sinh dục hẹp hoặc chó mẹ đã

có tiền sử bị gãy xương chậu

Trang 26

2.6.2.3 Do tư thế của chó con trong đường sinh dục

Tư thế của thai bình thường được gọi là “thai thuận” Chó con đưa hai chân trước và đầu ra trước hoặc là đưa hai chân sau ra trước

Tư thế của thai bất thường thường là:

- Đầu thai vẹo sang một bên, gập xuống ức hoặc ngửa ra sau

- Vai của thai ra ngoài trước, mông của thai ra trước

- Tứ chi: chi trước hoặc chi sau co quập lại, một chi trước hoặc một chi sau cùng đưa ra ngoài, chân trước của thai đè lên đỉnh đầu

- Hướng thai: thai nằm ngửa hay nghiêng

- Chiều thai: thai đưa lưng ra trước hoặc bụng ra trước

Hình 2.3: Đầu thai vẹo sang một bên và Mông thai ra trước

(Nguồn: Theo Võ Tấn Đại, 2002)

2.6.2.4 Do những nguyên nhân khác

Ngoài những lý do trên ra, cũng có một số trường hợp đẻ khó là do:

- Chó mẹ có dị tật ở đường sinh dục: xương chậu biến dạng, bướu, bất thường ở

Trang 27

- Thai bị phù toàn thân, phù não

- Các giống chó vừa và nhỏ, giống chó lớn với nhiều con trên một lứa

- Do chăm sóc không hợp lý: Cho chó mẹ ăn quá thừa chất khi mang thai lại ít vận động, thai to, chó mẹ ì ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ Khi mang thai tiêm nhiều loại thuốc bổ trợ không cần thiết cũng là một loại stress không tốt cho thai Ít vận động, thiếu ánh sáng khi chó mang thai Do chuyển đổi chủ mới, chỗ ở mới trước khi cho sinh đẻ

- Do tâm lý chó mẹ lúc đẻ: Tâm thần hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước, thai chết ngạt không ra được gây tắc nghẽn cho các thai sau Chủ quá âu yếm, thương xót, vuốt ve nhiều làm “giảm đau đẻ tâm lý” cũng gây đẻ khó hoặc đẻ lâu

- Chó có tiền sử đẻ khó

Các loại hình đẻ khó có thể xảy ra một cách đơn độc và cũng có thể kết hợp lại với nhau Ví dụ trường hợp không những thai đã quá to mà đầu, cổ thai lại quay sang một bên hay úp xuống ngực hoặc trường hợp đầu thai quay sang một bên đồng thời hai chân trước một chân thẳng, một chân bị gấp khúc

Mặt khác trong quá trình tiến hành thủ thuật đỡ đẻ do không nắm vững các thao tác kỹ thuật nên làm cho chó mẹ đẻ càng khó hơn Ví dụ khi tư thế đầu và cổ thai không bình thường mà vẫn kéo chân thai ra làm cho thai càng bị kẹp chặt

2.7 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN ĐẺ KHÓ

Chẩn đoán chính xác và quyết định nhanh chóng là nhiệm vụ của bác sỹ sản khoa nhằm cứu cả mẹ lẫn con, hoặc làm giảm tối đa tổn thương cho mẹ và con

2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng

2.7.1.1 Kiểm tra toàn thân

Kiểm tra tình trạng chung của toàn cơ thể như thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, vận động… kiểm tra bầu vú và các bộ phận sinh dục bên ngoài Kiểm tra các biểu hiện điển hình của cơ thể chó mẹ để biết chó đã hay chưa đến ngày sinh

đẻ Chú ý sự phát triển lớn của vùng bụng trên chó

Trang 28

2.7.1.2 Kiểm tra cơ quan sinh dục

Trước tiên kiểm tra mức độ mở của tử cung xem cổ tử cung đã mở hoàn toàn,

mở chưa hoàn toàn hay vẫn còn đóng kín Kiểm tra màng thai còn nguyên vẹn hay đã rách, đã vỡ ối hay chưa? Sau đó kiểm tra những đặc điểm khác nhau của toàn bộ cơ quan sinh dục Đặc biệt chú ý đến tình trạng dịch tiết của đường sinh dục như số lượng, tính chất, màu sắc, màu dịch tiết của đường sinh dục Nếu cơ quan sinh dục bị sây sát tổn thương thì máu tươi lẫn với niêm dịch được thải ra ngoài Mặt khác căn cứ vào màu sắc, mùi của dịch trong đường sinh dục chúng ta có thể biết được thời gian xuất hiện đẻ khó, thai đã bị phân giải, thối rữa hay chưa?

2.7.1.3 Kiểm tra thai

Cần phải xác định chiều hướng, tư thế của thai, xác định xem bào thai còn sống hay đã chết Trường hợp màng thai chưa rách có thể kiểm tra phần trước của thai qua màng nhau, không nên làm vỡ ối quá sớm Nếu màng thai đã rách thì đưa tay trực tiếp vào để kiểm tra tình trạng của thai Căn cứ vào bộ phận của thai có thể sờ thấy như đầu, cổ, chân… để xác định chiều hướng, tư thế của bào thai và mức độ đẻ khó Cần phải xác định xem bào thai còn sống hay đã chết bằng cách nếu trường hợp sờ được miệng của thai, ta thò ngón tay vào mồm thai xem có phản xạ bú hay không Trường hợp chỉ sờ được mặt thai, dùng ngón trỏ ấn vào nhãn cầu để kiểm tra hoạt động của đầu thai, trường hợp sờ thấy vùng ngực thai thì áp ngón tay vào xem tim còn hoạt động hay không Nếu trường hợp sờ thấy phía sau của thai thì đưa ngón tay vào trực tràng của bào thai xem trực tràng có hay không co bóp Nếu phát hiện được phân ở ngoài trực tràng thì bào thai đã rất yếu hay đã chết Trường hợp sờ được dây rốn thì kiểm tra xác định động mạch rốn có hay không hoạt động

Chú ý khi dùng tay khám qua đường âm hộ, âm đạo phải tuyệt đối giữ vệ sinh,

có thể sử dụng găng tay vô trùng Cho ngón tay trỏ qua âm hộ, âm đạo tay còn lại nâng bụng và xoa bóp để giúp đẩy thai về sau mà ngón tay trỏ có thể chạm được Nhẹ nhàng

và cẩn thận khi kiểm tra vì có thể gây tổn thương âm đạo Kiểm tra qua âm đạo có thể kiểm tra sự đàn hồi, co dãn của âm đạo, sự hiện diện của nhau, thai hay các chất tiết,

sự đóng hay mở của cổ tử cung và túi nước ối vỡ hay chưa

Trang 29

2.7.2 Chẩn đoán bằng siêu âm

(Trích dẫn bởi Huỳnh Thị Bích Ngọc, 2008)

2.7.2.1 Định nghĩa siêu âm

Siêu âm là những chấn động cơ học có cùng bản chất với những âm thanh nghe được nhưng tần số quá cao so với ngưỡng mà tai người có thể cảm thụ được Các tần

số có hiệu lực trong ghi hình siêu âm y học biến thiên từ 1 MHz – 12 MHz Tần số biểu số chu kỳ chuyển động trong một giây (1 MHz = 106 chấn động / 1 giây) Siêu âm lan trong môi trường vật chất bằng cách gây ra tại chỗ những biến đổi áp lực và những dịch chuyển các phần vật chất cực bé xung quanh vị trí cân bằng của chúng

Độ dài bước sóng cũng là đặc tính của bước sóng và của môi trường lan truyền,

đo được từ khoảng không gian chiếm chỗ của 1 chu kỳ chấn động và liên hệ với tần số

f (c/f) Độ dài bước sóng siêu âm trong nước ở tần số 5 MHz là 0,3 mm

2.7.2.2 Nguyên lý cơ bản của siêu âm

Đầu dò được lắp đặt một bộ chuyển đổi siêu âm, do hiệu ứng áp điện sẽ phát ra

một xung động siêu âm đáp ứng một kích thích điện Xung động siêu âm này truyền vào các mô sinh học sẽ lan đi dần dần, sóng âm sẽ gặp các mặt phản hồi trên đường truyền, tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và được thu nhận tại đây

Đầu dò sẽ biến đổi sóng phản hồi thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện Tín hiệu này mang hai thông tin chính:

- Thông tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của môi trường

- Thông tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu

Các thông tin này sau đó được xử lý và thể hiện thành hình ảnh trên màn hình 2.7.2.3 Sử dụng máy siêu âm

Chọn đầu dò có tần số thích hợp

Một gel giúp đầu dò và da có sự truyền sóng siêu âm hoàn hảo

Thao tác kỹ thuật theo hướng dẫn, các dẫn liệu siêu âm đã phân tách được lưu trữ dưới dạng số trong bộ nhớ hình trước khi lên thang màu xám

Phóng to hay thu nhỏ từng vùng khác nhau của hình, làm đậm thêm đường nét bao quanh hình

Trang 30

2.7.2.4 Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm

- Hình bờ: Có thể là liên bờ mặt giới hạn giữa 2 môi trường đặc có cấu trúc âm khác nhau: gan – thận phải, lách – thận trái, khối u đặc – nhu mô bình thường Cũng có thể là giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý: thành bàng quang, túi mật, nang, abcess…

- Hồi âm tăng: Mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường Ví dụ: Xương và các tổ chức

bị khoáng hóa có độ hồi âm rất lớn nên hầu hết sóng siêu âm đều được phản xạ trở lại

Vì vậy, tạo thành hình ảnh có độ hồi âm tăng

- Hồi âm giảm: Khi độ cản âm lớn, năng lượng chùm tia siêu âm giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ nhận được ít hơn dẫn đến hiện tượng giảm âm Nghĩa là mức độ xám của cấu trúc giảm so với hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường Ví dụ: Gan nhiễm mỡ

- Hồi âm trống: Mô tả cấu trúc không nhận được sóng phản hồi So với mức tương ứng trên thang độ xám thì những cấu trúc này có độ xám rất thấp, thậm chí hiển thị màu đen Phần lớn các mô dịch trong cơ thể như máu, nước tiểu, dịch mật… đều có đặc tính này

- Đồng hồi âm: Mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm

- Hồi âm hỗn hợp: Mô tả một vài cấu trúc mô vừa đặc vừa dịch xen kẽ lẫn nhau

- Mật độ của mô: Căn cứ vào độ hồi âm, ta có thể ước lượng các tổn thương ở dạng đặc hay dạng lỏng

- Cấu trúc bên trong: Đồng nhất là sự mô tả đồng đều về mặt hồi âm trên toàn cấu trúc

Không đồng nhất chỉ sự mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau Dịch có thể có hồi âm đồng nhất (nang đơn thuần) hay không đồng nhất (dịch xuất huyết) U có thể có hồi âm đồng nhất (hemangioma) hay không đồng nhất (ung thư gan…)

- Hiện tượng bóng lưng: Do sự phản xạ mạnh, phần phía sau sẽ không nhận được tín hiệu siêu âm tới, vì thế biểu hiện thành một dải xám tối hơn môi trường xung

Trang 31

- Hiện tượng tăng cường âm: Khi qua môi trường có độ cản âm thấp thì phần sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn xung quanh, dẫn đến hiện tượng tăng âm

là một dải xám sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc

- Hiện tượng dội lại: Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần

- Thứ tự hồi âm: Thứ tự hồi âm tăng theo mô và vật chất cơ thể Hồi âm tăng dần theo thứ tự: mật – nước tiểu, vùng tủy thận, cơ, vùng vỏ thận – gan, mỡ dự trữ, lách, tuyến tiền liệt, xoang chậu, cấu trúc mỡ − thành mạch máu, xương – hơi – vùng rìa tổ chức

Máu và dịch chất cho hình ảnh đen trên hình ảnh siêu âm vì có rất ít hồi âm, khi dịch chất bị vẩn đục do protein, tế bào, sợi mô liên kết tăng lên thì nó sẽ có hồi âm tăng

2.7.2.5 Tác dụng sinh học của siêu âm

Siêu âm sử dụng trong chẩn đoán không có hại gì cho thú và người kể cả những

tế bào non, cụ thể là:

- Đối với tế bào non: Khi phát gián đoạn một nguồn siêu âm có cường độ 2 w /

cm2, tần số 2 MHz qua não chó, sau 5 – 9 giờ, qua khảo sát không thấy tổn thương gì

- Đối với cơ quan sinh dục: Phát một nguồn siêu âm có tần số 0,8 MHz chiếu nhiều lần vào bộ phận sinh dục chó trong chu kỳ động dục, sau 15 phút, cũng không gây ra thay đổi gì

- Đối với bào thai: Sử dụng sóng âm cường độ 40 nw / cm2, tần số 2,4 MHz chiếu vào chuột nhiều lần trong quá trình mang thai vẫn không làm thai bị biến dạng

- Đối với máu: Sử dụng nguồn siêu âm liên tục với cường độ 12 mw / cm2 tác động lên hồng cầu có đánh dấu chrom 51 (51Cr) Ta nhận thấy hồng cầu không bị thay đổi gì so với nhóm đối chứng

2.7.2.6 Đặc điểm của siêu âm bụng

- Thuận lợi:

Không gây hại

Không gây chảy máu

Trang 32

Quan sát các cơ quan trong trạng thái động ở thời gian thực

Không cần chuẩn bị đặc biệt

Có thể sử dụng trong lúc mổ

- Không thuận lợi:

Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, hơi trong bụng hay do mỡ quá dày

Có góc chết ở một số vị trí nên không quan sát được những tổn thương

Đôi khi có khó khăn trong việc tiếp xúc da của đầu dò

2.7.2.7 Hình ảnh bình thường khi siêu âm tử cung và buồng trứng

- Tử cung: Kích thước của tử cung rất thay đổi tùy thuộc vào kích thước của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản và thú có thai hay không

Theo Mattoon (1995), trong trường hợp bình thường, tử cung nhỏ, có hồi âm đồng nhất Vách tử cung khó có thể nhìn thấy Dựa vào khu vực trung tâm trống hay hồi âm kém mà xác định có dịch chất hiện diện hay không

Thông thường, khi chó không mang thai thì tử cung có hồi âm đồng nhất Cổ tử cung, thân tử cung, đáy tử cung cách biệt nhau bằng một đường rất mảnh tăng hồi âm nhưng không cân xứng trên các mặt cắt dọc

Thành tử cung có 3 lớp cơ có độ hồi âm khác nhau:

+ Lớp ngoài: độ hồi âm kém

+ Lớp giữa: dày nhất, hồi âm tăng hơn so với lớp ngoài và trong

+ Lớp trong: mỏng nhất, nằm kề sát bao quanh lớp nội mạc tạo vòng giảm hồi

âm quanh nội mạc Nội mạc tử cung có cấu trúc hồi âm và bờ dày thay đổi theo chu kỳ kinh

- Buồng trứng: Qua hình ảnh siêu âm, buồng trứng rất nhỏ, hình oval hoặc hình hạt đậu, luôn thay đổi hình thái trong suốt chu kỳ động dục Bình thường, buồng trứng

có bờ đều, độ hồi âm kém hơn so với tổ chức xung quanh Ở trung tâm là vùng tủy có

độ hồi âm tăng, rìa buồng trứng (vùng ngoại vi) độ hồi âm giảm hơn kèm hiện diện cấu trúc dạng nang bì đều, mỏng, chứa dịch đồng nhất và hồi âm trống

Noãn của buồng trứng có đặc tính biến đổi theo chu kỳ kinh Vào giai đoạn nghỉ ngơi (anoestrus) và trước động dục (proestrus), chúng có bờ không rõ ràng

Nang Graaf: có thể quan sát được ở nửa chu kỳ đầu, vách mỏng, dịch trong

Trang 33

Nang hoàng thể: có thể quan sát được ở nửa sau chu kỳ, vách dày, dịch trong, ở trung tâm buồng trứng

2.7.2.8 Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai

Để chẩn đoán sự mang thai thì cần dò tìm túi thai, xem xét tim thai và sự hoạt động của thai nhằm xác định sự sống của thai Hoạt động tim tăng hoặc giảm biểu thị tình trạng thai Theo phương pháp khám truyền thống, việc phát hiện thai sớm do tử cung dãn nở và sự hiện diện của túi thai trong khoảng từ 21 – 35 ngày sau khi phối Đây là thời điểm phát hiện thai sớm nhất và chính xác nhất Nếu khám sớm hơn thì tử cung chưa mở sẽ khó phát hiện Quá 35 ngày túi thai khó có thể sờ nắn được vì tử cung quá lớn

Trong khi đó X–quang có thể chứng minh sự dãn nở của tử cung đi đôi với sự mang thai nhờ sự cốt hóa của thai từ ngày 45 sau khi lượng LH (Luteinizing hormone) cao nhất và ngày thứ 36 – 45 của túi thai Siêu âm được sử dụng để phát hiện thai sớm

từ sau khi giao phối 10 ngày ở chó Một nghiên cứu gần đây trên 55 chó cái, so sánh giữa siêu âm và X–quang trong chẩn đoán và ước lượng số thai Chẩn đoán thai bằng X–quang chính xác 100 % trong vòng 20 ngày cuối thai kỳ và 93 % trong việc đếm số thai Chẩn đoán bằng siêu âm chính xác 94 % và chẩn đoán bằng phương pháp sờ nắn chỉ chính xác 88 % khi khám thai (Dẫn liệu của Vũ Thị Hồng Ánh, 2007)

Thông thường, siêu âm không thể đếm được chính xác số lượng thai, đặc biệt là

ở giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai Để ước lượng số thai, tốt nhất là vào khoảng ngày thứ 28 – 35 Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ một phần nhỏ của đường sinh dục được nhìn thấy khi siêu âm Vì vậy, những thai có thể được đếm trùng lặp hoặc bị bỏ sót Cho nên, trên thực tế sự ước lượng số con bằng phương pháp siêu âm cũng không hoàn toàn chính xác Có thể sử dụng X–quang (nếu cần) để hỗ trợ cho việc đếm số thai khi thai đã hóa cốt (Dẫn liệu của Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005)

2.8 CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ

2.8.1 Can thiệp bằng thuốc

Dùng thuốc để kích thích tử cung co thắt trong trường hợp tử cung co thắt kém

và thúc đẩy sự hiện của thai kế tiếp tại khu vực xương chậu Nó thúc đẩy sự tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong quá trình đẻ

Trang 34

2.8.2 Can thiệp bằng tay

Nếu sau khi kiểm tra âm đạo thấy sự hiện của thai, lúc đó có thể can thiệp bằng tay Dùng hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa kẹp dưới hàm, tay còn lại xoa bóp và ép thành bụng ngoài của chó mẹ để nặn và kéo thai ra Có thể sử dụng dụng cụ để kéo như móc, forcep,… Nếu thai quá lớn, thai chết kéo không ra thì cần can thiệp bằng cách cắt thai, xoay thai Phương pháp này chỉ được thực hiện khi thai đã vào khu vực xương chậu Nếu âm đạo chó mẹ quá khô thì ta có thể dùng dung dịch bôi trơn để dễ dàng lấy con ra ngoài, tránh làm tổn thương niêm mạc âm đạo chó mẹ

2.8.3 Can thiệp bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp lấy thai ra khỏi tử cung bằng phẫu thuật Nếu không sinh được sau 25 – 30 phút thì nên mổ lấy thai Mổ lấy thai được chỉ định sau khi đã có kết quả chẩn đoán và chó mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Can thiệp bằng tay hay oxytocin không hiệu quả

- Dị tật hoặc có bệnh ở đường sinh dục

- Lực co bóp của tử cung yếu, thiếu dịch nhờn, độ trơn láng kém

- Chó già yếu, chó sinh nhiều con trên lứa nên bị kiệt sức, hoặc đã dùng các biện pháp hỗ trợ nhưng không hiệu quả

- Xương chậu và cổ tử cung không mở hoặc mở ít

- Nhiều thai, thai quá lớn hoặc sai tư thế

- Quái thai, thai chết lưu, thai chết thối rữa

- Chó có tiền sử đẻ khó

2.9 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

- Trần Đăng Khôi (2005) Khảo sát 432 chó có dấu hiệu sắp sinh, trong đó có

254 chó có dấu hiệu đẻ khó chiếm tỷ lệ 58,79 % Số chó có dấu hiệu đẻ khó được ghi nhận ở giống chó Fox, Chihuahua (36,22 %); ở giống chó Nhật, chó Bắc kinh (29,92

%); giống chó ta (22,04 %); các giống chó khác (11,82 %) Hiện tượng đẻ khó được ghi nhận đều ở tất cả các lứa đẻ và xảy ra nhiều trên những chó có phương thức nuôi nhốt Kết quả khảo sát ghi nhận nguyên nhân gây đẻ khó là do cơ tử cung co bóp kém

Trang 35

(33,92 %), xương chậu hẹp (24,1 %), thai lớn (16,51 %), xoắn tử cung (10,26 %), tư thế thai bất thường (11,16 %) và thai chết (4,05 %)

- Vũ Thị Hồng Ánh (2007) Khảo sát 387 chó cái đến khám và điều trị, trong đó

38 trường hợp đẻ khó (chiếm tỷ lệ 9,82 %) Số chó có dấu hiệu đẻ khó thường gặp trên nhóm giống chó ngoại (92,1 %) Những trường hợp này xảy ra cao ở độ tuổi ≤ 3 năm tuổi và ở những lứa đẻ đầu tiên Nguyên nhân gây ra chứng đẻ khó được tác giả ghi nhận trong quá trình khảo sát: xương chậu hẹp, cổ tử cung không mở (26,31 %); thai chết (18,42 %); tử cung trơ, xơ hóa không co bóp (13,16 %); tư thế thai bất thường (13,16 %) và một số nguyên nhân như thai lớn (10,53 %); hai thai ra cùng một lúc (5,26 %) và vỡ tử cung (5,26 %) Kết quả mổ lấy thai được ghi nhận thời gian lành vết thương đạt 57,14 % vào ngày thứ 5 – 6; 25,71 % vào ngày thứ 7 – 8; 5,7 % vào ngày thứ 9 – 10 và 11,14 % vào ngày thứ 11 trở lên

- Huỳnh Thị Bích Ngọc (2008) Khảo sát 493 chó cái đến khám và điều trị, trong đó 34 trường hợp đẻ khó (chiếm tỷ lệ 7,74 %), chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm giống chó ngoại 94,11 % Chứng đẻ khó xảy ra nhiều ở lứa đẻ đầu tiên, trong độ tuổi ≤

2 năm tuổi Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong thời gian khảo sát là: hẹp xương chậu (35,29 %); cổ tử cung không mở, âm hộ không nở (17,65 %); thai lớn (17,65 %); thai chết thối rữa (11,76 %); tư thế bất thường (5,88 %); sảy thai đẻ non (5,88 %); vỡ tử cung và rặn yếu (2,94 %) Thời gian lành vết thương được ghi nhận đạt 50 % vào ngày thứ 5 – 7; đạt 38,24 % vào ngày thứ 8 – 10 và đạt 11,76 % vào ngày thứ 11 trở lên

- Trần Thị Hằng Nga (2008) Khảo sát 105 chó cái đến khám và điều trị, trong

đó 84 trường hợp phẫu thuật lấy thai (chiếm tỷ lệ 80,01 %) Số chó có dấu hiệu đẻ khó được ghi nhận ở giống chó Chihuahua, Fox (52,8 %); ở giống chó Nhật, chó Bắc kinh (41,66 %); giống chó ta (2,77 %); các giống chó khác (2,77 %) Chứng đẻ khó xảy ra nhiều ở lứa đẻ đầu tiên, trong độ tuổi ≤ 2 năm tuổi Kết quả khảo sát ghi nhận nguyên nhân gây đẻ khó là do khung xương chậu hẹp (30,55 %), thai to (25 %), tử cung co bóp kém (19,45 %), thai chết (13,9 %) Thời gian lành vết thương được ghi nhận đạt 59,52 % trong khoảng ngày thứ 7 – 10 và 23,8 % trong khoảng ngày thứ 11 – 14

- Lê Văn Thọ và cộng tác viên (2008) Khảo sát 144 chó cái mang thai có dấu hiệu sắp sinh, trong đó có 71 con đẻ khó (chiếm tỷ lệ 49,31 %) Trong số chó đẻ khó

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Hồng Ánh, 2007. Khảo sát chứng đẻ khó trên chó và can thiệp bằng phẫu . Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y, Đại học inh, Việt Nam.an Quang Bá, 2000. Giáo trình cơ thể học chó mèo. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chứng đẻ khó trên chó và can thiệp bằng phẫu ". Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y, Đại học inh, Việt Nam. an Quang Bá, 2000. "Giáo trình cơ thể học chó mèo
5. rần Đăng Khôi, 2005. Khảo sát chứng đẻ khó và so sánh các biện pháp can thiệp trên chó đến khám tại Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chứng đẻ khó và so sánh các biện pháp can thiệp trên chó đến khám tại Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh
6. ỗ Hiếu Liêm, 2006. Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm tế bào biểu mô vết phết âm đạo để xác định các giai đoạn trong chu kỳ sinh dục, chọn thời điểm phối giống và chẩn đoán viêm đường sinh dục ở chó cái. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm tế bào biểu mô vết phết âm đạo để xác định các giai đoạn trong chu kỳ sinh dục, chọn thời điểm phối giống và chẩn đoán viêm đường sinh dục ở chó cái
7. ần Thị Hằng Nga, 2008. Khảo sát một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó
8. uỳnh Thị Bích Ngọc, 2008. Khảo sát các nguyên nhân đẻ khó trên chó và theo dõi kết quả mổ lấy thai tại bệnh viện thú y Petcare. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các nguyên nhân đẻ khó trên chó và theo dõi kết quả mổ lấy thai tại bệnh viện thú y Petcare
9. guyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994). Bệnh sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh sinh sản gia súc
Tác giả: guyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1994
10. guyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia súc. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản khoa gia súc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w