1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y TÍN THƠ

63 851 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tủy xương: là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong các hốc của mô xương xốp, chứa nhiều chất béo 2.1.4 Cấu trúc của một xương dài Cấu tạo của xương dài gồm các phần: đầu xư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI

PHÒNG KHÁM THÚ Y TÍN - THƠ

Sinh viên thực hiện :HUỲNH PHI VŨ Lớp : DH07DY

Ngành : Dược y Niên khóa : 2007 – 2012

THÁNG 8/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y

Giáo viên hướng dẫn

TS LÊ QUANG THÔNG

THÁNG 8/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

 

Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn:

TS LÊ QUANG THÔNG

Đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn Cô Đỗ Thị Mộng Thơ, Anh Trần Duy Lộc và các anh chị khác ở Phòng mạch thú y Tín-Thơ đã giúp đỡ, chỉ dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian khảo sát tại phòng mạch

Cảm ơn quí thầy, cô trong Khoa Chăn nuôi Thú Y, Ban Giám Hiệu nhà trường đã truyền đạt những kiến thức quí báu, tạo cơ hội cho tôi học tập và hoàn thành bài luận văn này

Trang 4

TÓM TẮT

Để tài nghiên cứu "Khảo sát một số trường hợp gãy xương trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại phòng khám thú y Tín – Thơ" được thực hiện tại phòng khám thú y Tín – Thơ, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương từ tháng 02/2012 đến tháng 6/2012

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tỷ lệ và phân loại các trường hợp bị tổn thương xương - khớp và hiệu quả điều trị của các chó đến khám tại phòng khám thú

y Tín – Thơ, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Sau thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được các kết quả như sau: Trong tổng số 315 chó đến điều trị tại phòng mạch trong suốt thời gian thực hiện đề tài, có 17 ca bị gãy xương được điều trị bằng phương pháp băng bột và phẫu thuật Đa số chó bị chấn thương ở nhóm tuổi từ 3 đến 5 năm tuổi, có lẽ do chó đã trải qua thời kỳ sinh sản cao điểm nên xương dễ bị tổn thương Ở phương pháp phẫu thuật chúng tôi sử dụng phương pháp cố định xương bằng đinh xuyên tủy và phương pháp cố định bằng nẹp vít

Phương pháp đinh xuyên tủy có thời gian phẫu thuật và thời gian lành da nhanh hơn so với phương pháp nẹp vít nhưng thời gian thú đi lại được của phương pháp nẹp vít lại nhanh hơn so với phương pháp đinh xuyên tủy Chi phí để thực hiện

ca phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít cũng cao hơn so với phương pháp đinh xuyên tủy

Nhìn chung thì phương pháp nẹp vít tuy chi phí phẫu thuật cao hơn, thời gian phẫu thuật và thời gian lành da chậm hơn so với phương pháp đinh xuyên tủy nhưng giúp ổn định xương gãy tốt hơn, thú có thể sớm đi lại và hồi phục nhanh hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG v

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

TÓM TẮT 2

1 MỞ ĐÀU 3

1.1 Đặt vấn đề ….3

1.2 Mục tiêu 3

1.3 Yêu cầu 3

2 TỔNG QUAN 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ XƯƠNG CHÓ 4

2.1.1 Chức năng của xương 4

2.1.2 Phân loại xương 5

2.1.3 Cấu tạo của xương 5

2.1.4 Cấu trúc của một xương dài 6

2.1.5 Sự phát triển của xương 6

2.1.6 Máu cung cấp cho xương 7

2.2 NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG, SỰ TRẬT KHỚP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 8

2.2.1 Nguyên nhân gãy xương 8

2.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương 9

2.2.3 Sự trật khớp 10

2.3 PHÂN LỌAI GÃY XƯƠNG VÀ TRẬT KHỚP 11

2.3.1 Vị trí cơ thể học, hình thái gãy xương 12

2.3.2 Phân loại tổn thương bên ngoài 15

2.3.3 Xếp loại trật xương bánh chè 17

Trang 6

2.4 CHUẨN ĐOÁN DẤU HIỆU LÂM SÀNG 18

2.4.1 Chuẩn đoán 18

2.4.2 Dấu hiệu lâm sàng 18

2.4.3 Chuẩn đoán phi lâm sàng 19

2.5 ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG VÀ TRẬT KHỚP 19

2.5.1 Điều trị không phẫu thuật 19

2.5.2 Điều trị bằng phẫu thuật 21

2.5.2.1 Trên chó gãy xương 21

2.5.2.2 Trên chó bị khớp 23

2.6 CÁC LOẠI DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU ĐỂ CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY VÀ TRẬT KHỚP 26

2.6.1 Băng và nẹp 26

2.6.2 Các loại vít cố định xương gãy 26

2.6.3 Nẹp xương 27

2.6.4 Đinh bắt xương gãy 28

2.7 QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG GÃY 28

2.7.1 Giai đoạn viêm 29

2.7.2 Giai đoạn sửa chữa 30

2.7.3 Giai đoạn tái tạo và trưởng thành 31

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33

3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát 33

3.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát 33

3.1.2 Đối tượng khảo sát 33

3.2 Vật liệu khảo sát 33

3.2.1 Thuốc thú y 33

3.2.2 Vật liệu 34

3.2.3 Dụng cụ 34

3.3 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 35

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 35

Trang 7

3.3.2 Chỉ tiêu theo dõi 35

3.3.3 Phương pháp tiến hành 36

3.3.3.1 Đối với thú không phẫu thuật 36

3.3.3.2 Đối với thú phẫu thuật 37

4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 41

4.1 Nội dung 41

4.1.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp trên tổng số chó đến khám 41

4.1.2 Tỷ lệ theo giới tính, lứa tuổi và nhóm giống 41

4.1.3 Tỷ lệ các trường hợp tổn thương 41

4.1.4 Tỷ lệ các trường hợp tổn thương xương – khớp ở chi trước, chi sau 42

4.1.5 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở 42

4.1.6 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương ở đầu xương, cổ xương và thân xương 42

4.1.7 Tỷ lệ các trường hợp gãy ngang, gãy xéo, gãy xoắn ốc, vỡ vụn và nhiều mảnh 43

4.2 Nội dung 2 44

4.2.1 Tỷ lệ điều trị bằng thuốc, băng và phẫu thuật 44

4.2.2 Thời gian băng và phẫu thuật 44

4.2.3 Thời gian thú lành da 46

4.2.4 Thời gian thú đi lại được sau phẫu thuật 47

4.2.5 Tỷ lệ tai biến trong và sau khi phẫu thuật 48

4.2.6 Chi phí điều trị 49

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 54

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại gãy xương hở 16

Bảng 4.1 Tỷ lệ theo giới tính, lứa tuổi và nhóm giống 41

Bảng 4.2 Tỷ lệ các trường hợp tổn thương xương – khớp ở chi trước, chi sau 42

Bảng 4.3 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở 42

Bảng 4.4 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương ở đầu xương, cổ xương và thân xương 43

Bảng 4.5 Tỷ lệ các trường hợp gãy ngang, gãy xéo, gãy xoắn ốc, vỡ vụn và nhiều đoạn 43

Bảng 4.6 Tỷ lệ điều trị bằng thuốc, băng và phẫu thuật 44

Bảng 4.7 Thời gian hai phương pháp phẫu thuật 45

Bảng 4.8 Thời gian lành da của hai phương pháp phẫu thuật 46

Bảng 4.9 Thời gian đi lại của hai phương pháp phẫu thuật 47

Bảng 4.10 Biến chứng sau phẫu thuật 48

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cấu tạo cơ thể học của chó 4

Hình 2.2 Phân loại gãy xương 12

Hình 2.3 Phân loại gãy xương dạng Salter-Harris 13

Hình 2.4 Phân loại xương dài 14

HÌnh 2.5 Các dạng gãy của xương dài 15

Hình 2.6 Dạng gãy kín (a) và dạng gãy hở (b) 16

Hình 2.7 Hình sai khớp xương bánh chè 18

Hình 2.8 Kỹ thuật băng Robert-Jones 20

Hình 2.9 Điều trị trật khớp háng 21

Hình 2.10 Kỹ thuật cố định ngoài 23

Hình 2.11 Tạo mặt rãnh ròng rọc xương đùi 25

Hình 2.12 Hình điều trị trật xương bánh chè 25

Hình 2.13 Các dạng vít 27

Hình 2.14 Nẹp cắt VCP 27

Hình 2.15 Nẹp nén 28

Hình 2.16 Quá trình lành xương 29

Hình 3.1 Các bước thực hiện phương pháp băng thạch cao 37

Hình 3.2 Các bước thực hiện cố định xương bằng phương pháp nẹp vít 40

Hình 4.1 Gãy đầu xương (a) và thân xương (b) 43

Hình 4.2 Gãy ngang (a) và gãy xéo (b) 44

Hình 4.3 Thú sau phẫu thuật bằng phương pháp đinh xuyên tủy (a) và nẹp vít (b) 47

Trang 10

là thiết yếu với y, bác sĩ điều trị

Việc nghiên cứu về chấn thương, chỉnh hình trên thú nhỏ là ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng nhu cầu điều trị các vấn đề về này trong xã hội lại ngày càng tăng Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của chủ thú nuôi và với sự hướng dẫn của

Tiến sĩ Lê Quang Thông, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát một số trường hợp gãy xương trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại phòng khám thú y Tín Thơ”

1.2 Mục tiêu

Đánh giá tỷ lệ và phân loại các trường hợp bị tổn thương xương - khớp và hiệu quả điều trị của các chó đến khám tại phòng khám thú y Tín – Thơ, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

1.3 Yêu cầu

- Theo dõi và ghi nhận về :

+ Tỷ lệ các trường hợp chó bị gãy xương trên tổng số chó đến khám

+ Tỷ lệ các trường hợp tổn thương xương – khớp theo vị trí cơ thể học

+ Tỷ lệ các trường hợp gãy xương theo hình thái học

+ Tỷ lệ các trường hợp gãy xương dựa trên tổn thương bên ngoài da

+ Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các trường hợp đã ghi nhận

Trang 11

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ XƯƠNG CHÓ (Phan Quang Bá, 2009)

Bộ xương của thú là khung sườn cấu tạo từ kết hợp các xương riêng lẻ, giúp cho thú có hình dạng, kích thước khác biệt Sự hiện diện của bộ xương là đặc điểm chính thể hiện cho loài động vật xương sống

Hình 2.1 Cấu tạo cơ thể học của chó (nguồn Edward, 2010)

2.1.1 Chức năng của xương

Các xương trong cơ thể có chức nhiệm vụ sau đây:

- Tạo thành bộ khung và các xoang che chở cho các cơ quan quan trọng cho sự sống, cũng như các cơ quan dễ bị tổn thương là não, tủy sống, cơ quan bộ máy tuần hoàn và bộ máy hô hấp

Sọ Đốt sống cổ

Đốt sống ngực

Đốt sống thắt lưng

X.chậu Chi X.cùng Đốt sống đuôi

X.chày X.ống chân

X cổ chân

X bàn chân Đốt ngón chân

X.đùi X.bánh chè

X.bả vai X.cánh tay

X.quay X.cổ tay X.trụ

Trang 12

- Nhờ vào vai trò các phần tử rắn chắc của xương, với sự hỗ trợ của các tác động theo nguyên lý đòn bẩy, giúp cho thú có khả năng vận động và gia tăng kích thước cơ thể Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ khoáng chất, can-

xi, phospho cho cơ thể Tủy xương thì tham gia vào việc tạo huyết

2.1.2 Phân loại xương

Cấu tạo cơ thể của bộ xương của thú bao gồm các loại xương là xương dài (long bones), xương ngắn (short bones), xương hạt vừng ( sesamoid bones), xương dẹp (flat bones) và xương đa dạng (irregular bones) Xương dài, xương ngắn và xương hạt vừng thường ở các chi của thú giúp thú chuyển động thuận lợi, còn lại là các xương dẹp giữ tạo hình dạng cho thú và bảo vệ các cơ quan

2.1.3 Cấu tạo của xương

Nếu tạo cắt dọc hay cắt ngang của một xương nói chung gồm các thành phần sau đây:

Ngoài cùng là màng bao mỏng gọi là ngoại cốt mạc (periostreum) Kế tiếp là

mô xương, có 2 loại là mô xương đặc (compact bone) và mô xương xốp (sponggy bone) Trong cùng là xoang tủy (medullary cavity) chỉ hiện diện trên xương dài

Mô xương đặc: là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp thành từng lớp mỏng gọi là phiến xương (lamelles osseuses) Các phiến xương này bao quanh các hệ thống ống rất nhỏ, chạy theo chiều dài xương gọi là ống Harves Trong ống chứa các mạch máu và thần kinh rất nhỏ Có các ống ngang nối các ống Harves với nhau gọi là ống Volkmann Mô xương đặc hiện diện ở bên ngoài của tất

cả các xương

Mô xương xốp: gồm các ống Harves và ống Volkmann không chạy dọc, chạy ngang nữa mà chúng kết hợp với nhau và tăng sinh số lượng rất nhiều, làm cho xương có nhiều hốc nhỏ, do đó xương có độ xốp Mô xương xốp hiện diện ở lớp bên dưới của đầu tận cùng xương dài, và toàn bộ bên trong hầu hết các xương khác ngoại trừ xương sọ và đai chậu

Mô xương đặc hay xương xốp thì thực ra cũng chỉ là có cấu trúc sắp xếp chất xương khác nhau, nhưng về thành phần cấu tạo là một

Trang 13

Tủy xương: là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong các hốc của mô xương xốp, chứa nhiều chất béo

2.1.4 Cấu trúc của một xương dài

Cấu tạo của xương dài gồm các phần: đầu xương tăng trưởng (epiphysis), đĩa sụn (epiphyseal cartilage hoặc plate), hành xương (metaphysis) và thân xương (diaphysis)

Sụn tăng trưởng ở đầu xương giúp cho xương tăng trưởng trong giai đọan phát triển

và tăng đường kính của xương dài Khi giai đọan trưởng thành không phát triển mà thực hiện sửa chữa xương

Xương dài tạo thành gồm có hành xương và xương sụn được ngăn cách bởi

mô sụn dày gọi là đĩa sinh trưởng Nơi mà mạch máu thâm nhập vào cung cấp dinh dưỡng theo dạng ma trận Vỏ xương và thớ xương được tạo thành dạng lá mỏng và được bao bọc bởi các sợi collagen và khoáng

Thân xương tồn tại gồm 2 thành phần chính là vỏ xương và thớ xương, các thớ xương nhiều hơn vỏ xương, nhiều ở đoạn cuối của xương Các thớ xương bao quanh tạo thành xoang tủy chứa tủy để tạo máu, chứa các sợi lưới của xương

Nếu chúng ta khảo sát trên một xương dài từ ngoài vào trong được phân bố như sau:

- Ngoài cùng là ngoại cốt mạc, nhưng lớp màng này không hiện diện ở các đầu khớp

- Kế tiếp là lớp mô xương đặc rất dày ở thân, mỏng dần ở 2 đầu xương Riêng

ở 2 đầu xương, mô xương đặc biến mất, chỉ còn hiện diện của mô xương xốp Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương

- Sụn khớp bao bọc cuối của xương dài, giữa hai khớp chứa dịch khớp được bao bọc bởi lớp màng gọi là dịch khớp Chất dịch được tiết ra bởi tế bào trên sụn khớp

Trên xương ngắn, xương dẹp và xương đa dạng: bên ngoài là lớp ngoại cốt mạc ngoại trừ các đầu khớp, kế tiếp là một mô xương đặc rất mỏng Phần lớn bên trong của xương là mô xương xốp

Trang 14

2.1.5 Sự phát triển của xương

Phần lớn xương được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: đầu tiên hình thành màng rồi chuyển thành sụn, cuối cùng thành xương Bộ xương phát triển từ trung mô

Trong giai đọan đầu, bộ xương của phôi gồm 1 dây sống Ở một số động vật

có xương cấp thấp, dây sống tồn tại suốt đời, sau đó xung quanh dây sống xuất hiện nhu mô và về sau biến thành cột sống Cũng cùng thời điểm này, chất nhu mô được xuất hiện ở nhiều nơi khác trong phôi để tạo nên một bộ xương nguyên thủy gọi là màng xương Kế tiếp là sụn hóa cốt chuyển thành xương

Quá trình cốt hóa sụn là sụn được hủy hoại và mô xương được thay thế, trong xương nguyên thủy, xuất hiện nhiều điểm cốt hóa Các điểm này lan dần ra và thay thế cho sụn

Trong các xương dài, hai đầu xương còn tồn tại một lớp sụn trong một thời gian khá dài gọi là sụn tiếp hợp đầu xương Các tế bào mô sụn này còn giữ khả năng sinh sản trong một thời gian, sau đó sẽ bị thay thế dần bởi các mô xương, sụn tiếp hợp biến mất hoàn toàn khi thú trường thành, khi đó xương hoàn toàn ngưng phát triển theo chiều dày nhờ lớp ngoại cốt mạc và cũng chấm dứt khi thú trưởng thành

Các xương hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn gọi là sự hình thành xương thứ cấp

2.1.6 Máu cung cấp cho xương

Theo Denny (2000), ở xương dài động vật trưởng thành có 3 hệ thống mạch cung cấp cho xương Hệ thống mạch hướng vào, hướng ra và hệ thống mạch trung tâm giữa xương Hệ thống mạch hướng vào có 3 nguồn chính, đầu tiên là nguồn mạch máu mang dinh dưỡng đi vào vỏ xương phân chia theo hướng đi lên và hướng

đi xuống của tủy xương

Chúng cung cấp máu cho những động mạch nhỏ hơn của màng trong xương của thân xương Thứ hai là nguồn mạch máu từ hành xương tạo thành đám bao quanh ở đoạn cuối hành xương, chúng vào trong nối mạch máu ở tủy xương cung

Trang 15

cấp máu Bình thường thì mạch máu màng xương không cung cấp, nhưng trong tình huống tủy xương bị tổn thương thì mạch máu xương cung cấp cho vỏ xương

Hệ mạch máu màng xương cung cấp từ 1/3 đến 1/4 cho vỏ xương, những nơi không có mô mềm gắn với vỏ xương, màng xương trở nên mỏng, khi tủy xương bị tổn thương không cung cấp máu cho vỏ xương thì hệ máu hành xương sẽ cung cấp

Hệ thống mạch hướng ra là tĩnh mạch, là nơi mang chất thải của máu từ xương và các nguồn của hệ mạch hành xương và tủy xương Hệ thống mạch trung tâm sẽ liên kết mạch hướng vào và hướng ra, ở xương xốp thì có hệ mạch nằm giữa các dải bao quanh vỏ xương

Đối với động vật chưa trưởng thành hệ máu khác biệt là hệ mạch không đi qua đoạn sinh trưởng của xương, đầu xương, hành xương mà nhận máu cung cấp riêng lẻ, bề mặt của khớp bao bọc các mao mạch

2.2 NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG, SỰ TRẬT KHỚP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

2.2.1 Nguyên nhân gãy xương

Nguyên nhân bên ngoài

Chấn thương do lực trực tiếp tác động lên thú nhỏ thường rất phổ biến, thường do tai nạn xe tông, rơi từ trên cao, súng bắn Theo thống kê thì 75-80% những trường hợp gãy xương là do tai nạn xe hơi hoặc các phương tiện giao thông khác Số lượng và hướng lực tác động thường khác nhau đối với mỗi trường hợp tai nạn

Nguyên nhân bên trong

Gãy xương do yếu tố bên trong do lực căng quá mức của cơ bắp thường gãy xương dạng này thường phổ biến ở động vật trưởng thành dễ bị gãy ở đầu xương sụn Ngoài ra do yếu tố teo cơ khi bao bọc xương, đối với những thú già làm sức chịu đựng xương thấp, dễ gãy

Bệnh xương: một số bệnh trên xương như u xương, rối loạn dinh dưỡng gây

ra phá hủy hoặc làm yếu cấu trúc xương, đến khi có một chấn thương sẽ gây ra gãy xương

Trang 16

Tác động stress lặp lại nhiều lần: những vết rạn, hoặc gãy trên thú nhỏ thường gặp ở bàn chân trước và bàn chân sau như khối xương bên tay và bàn chân của chó Greyhound

2.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng kém làm cho tăng nguy cơ gãy xương ở thú, đặc biệt là mất cân bằng can-xi, phospho, vitamin D và các khoáng vi lượng trong đó khoáng chất chiếm 15-20% trọng lượng cơ thể của xương Khi cơ thể thiếu can-xi làm cho thú bị loãng xương, thân xương bị mỏng Nhưng đối với những thú có khẩu phần ăn hàng ngày được cân bằng đầy đủ dinh dưỡng giúp cho thú phát triển khỏe mạnh, xương chắc chắn Nhưng khi khẩu phần dư thừa chất đạm và chất béo làm thú mập, béo phì làm tăng trọng lượng nên xương dễ bị gãy (Kronfeld, 1985)

Can-xi và phospho là hai khoáng chất rất cần thiết cho chó và mèo.Đối với chó nhỏ trọng lượng phát triển toàn diện từ 9-10 tháng, nhưng phát triển nhanh vào tháng thứ 6 Khi mất cân đối can-xi và phospho làm cho thân xương mỏng, xương phát triển xiêu vẹo, biến dạng dễ gãy, thiếu vitamin D làm giảm hấp thụ can-xi Theo khuyến cáo của Charles (1985), khầu phần của chó hàng ngày có 1,1% can-xi, 0,9 % phospho và 500 IU/kg vitamin D cần thiết phát triển cho thú

Tuổi của thú và giống

Đối với thú non, khi thú leo trèo dễ dẫn đến gãy xương do xương thú chưa

đủ chắc, sự phát triển chưa hoàn thiện Nhưng đối với thú già yếu, bộ xương giai đoạn lão hóa không phát triển bằng như giai đoạn trường thành, xương mỏng, dễ bị loãng xương Sự hấp thu các chất khoáng và phát triển của xương bị giảm làm xương giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu can-

xi nên dễ gãy Quá trình tạo xương và hủy xương song song như nhau nhưng thú già thì quá trình hủy xương nhiều hơn so với tạo xương nên cấu trúc xương bị yếu, dễ gãy Theo Dejardin (2005) cấu trúc xương giống chó nhỏ lúc 5 tháng tuổi trưởng thành so với giống chó lớn là 18 tháng mới phát triển thành thuần thục xương có cấu trúc chịu lực Sự phát triển cấu trúc của xương ở cùng một thời gian thì giống

Trang 17

chó nhỏ vóc có sức chịu lực và độ cứng lớn hơn giống chó lớn vóc, nên chó càng to con càng dễ bị gãy xương hơn trong giai đoạn phát triển

Chế độ chăm sóc và cách nuôi dưỡng

Đối với những thú thường được nuôi nhốt cố định trong chuồng ít thường xuyên vận động, khi chúng được di chuyển chạy nhảy nhanh, dễ bị trật khớp hay gãy chân do ít vận động Đối với thú được thả rong tự do đi lại thường có nguy cơ

bị gãy xương do tai nạn xe Ngoài ra đối với thú nuôi dùng mục đích đi săn, chó nghiệp vụ và chó đua với sự vận động thường xuyên và với cường độ cao cũng gián tiếp làm thú dễ bị tổn thương nặng

2.2.3 Sự trật khớp

Sự trật khớp là một chứng bệnh về khớp trong đó nguồn gốc thường là do chấn thương Nó được xác định khi mà sự di chuyển trên bề mặt của khớp không còn ở trạng thái cơ thể học bình thường

Những triệu chứng thấy được chủ yếu trên chức năng tại những chỗ khớp có liên quan

Sự lệch xương bánh chè

Sự di lệch trên xương bánh chè được xem là thứ phát khi sự duỗi thẳng của khớp gối bị sai lệch Điều này là hậu quả của sự dị tật trên xương đùi hoặc phần đầu trên của xương ống quyển Trong trường hợp có sự biến dạng của xương đùi dạng vẹo vào trong , xương bánh chè được kéo ra phía ngoài do sự co thắt của cơ tứ đầu đùi Vì vậy trật khớp xương bánh chè không phải là một trường hợp bất thường về

cơ thể học của riêng phần khớp gối mà là sự dị tật của toàn bộ chân Sự di lệch có rất nhiều nguồn gốc:

1 Di lệch do bẩm sinh

2 Biến dạng của đầu gối dạng vẹo vào trong

3 Biến dạng của đầu gối dạng vẹo ra ngoài

4 Sự kết dính không tốt của xương đùi bị gãy trước đó

5 Giãn dây chằng

Đứt dây chằng chéo trước trên chó

Trang 18

Trên chó trung niên vóc lớn, nguyên nhân hoàn toàn do chấn thương có thể đưa đến bị đứt dây chằng chéo một phần hoặc hoàn toàn sau những lần dùng lực quá mức Nguồn gốc là thoái hóa thường gặp trên những chó già có tầm vóc trung bình và nhỏ, quá trọng lượng và ít vận động Việc đứt dây chằng chéo do dùng lực

ít gặp hơn trên nhóm chó này so với chó lớn vóc Ngoài ra còn có các nguyên nhân miễn dịch hoặc do những bất thường về cơ thể học làm dây chằng chéo trở nên dễ đứt và kém bền hơn

Dây chằng chéo bị đứt sẽ làm cho thú đi khập khiễng rõ ràng (đau một chân bên), dáng đi bất thường Khi đứt dây chằng chéo xảy ra ở cả hai chân có thể làm cho việc chẩn đoán bị sai khi quan sát (nhầm lẫn với các bệnh về thần kinh hoặc những chấn thương khác…) Việc điều trị đứt dây chằng chéo đa số là sử dụng phương pháp phẫu thuật

Trật khớp háng

Sự di lệch khớp háng hoặc khớp chậu đùi thường gặp khi đầu xương đùi bị dịch chuyển hướng lên trên và ra phía trước (mặt lưng phía trước), sự trật khớp cũng có thể di lệch hướng bụng hoặc phía sau

Về lâm sàng, khi thú di chuyển có biểu hiện đau và bị trật khớp chậu đùi thì

sẽ bị khập khiễng ở chân sau Thú di chuyển trong tình trạng chân duỗi ra, thòng xuống

2.3 PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG VÀ TRẬT KHỚP

Một đường gãy hoặc gãy không hoàn toàn là thể hiện tính liên tục của xương

và sụn Một khi xương gãy xảy ra nhiều cấp độ khác nhau, tổn thương khác nhau, xung quanh mô mềm bao gồm máu cung cấp, tổn thương chức năng của hệ vận động Người khám lâm sàng phải khám tại vị trí gãy và toàn thân (Hình 2.2)

Việc phân loại đường gãy xương sẽ giúp cho việc mô tả đường gãy tốt hơn bao gồm nhiều yếu tố như yếu tố tự nhiên, nhiễm trùng vết thương bên ngoài, vị trí, hình thái học, mức độ gãy

Trang 19

a) Gãy ở đầu xương tăng trưởng

Từ năm 1960 Salter-Harris đã phân loại gãy xương tăng trưởng ở động vật trong giai đoạn phát triển theo đường gãy và mảnh vỡ (Hình 2.3)

Loại I : Đầu to của xương sụn bị gãy chia cắt hoàn toàn từ đầu cuối của xương, gọi đây là tổn thương loại một, trong trường hợp gãy loại này phần tế bào tăng trưởng mô xương sụn còn nguyên vẹn, quá trình phát triển của đầu xương khi lành sẽ hồi phục bình thường

Loại II: Gãy xương loại này hầu hết đầu xương bị gãy rời ra, đầu thân xương

bị xé lớn Đường cắt gãy xương chạy dài dọc thân xương tạo khoảng cách lớn kết thúc hành xương

Loại III: Gãy đầu xương chia cắt giữa xương sụn, đường gãy dọc từ điểm bề mặt đến đầu sụn của vùng thân xương

a) Gãy hoàn toàn, b) c) Gãy không hoàn toàn

Trang 20

Loại IV: Gãy xương loại này thường chạy dọc qua đầu xương và ngang qua xương tăng trưởng đến vùng hành xương

Loại V: Gãy xương loại này thường không phổ biến, đầu xương và thân xương gối lên nhau, gãy xương loại này phá hủy tế bào tăng trưởng đầu xương Loại VI: Gãy xương loại này do Peterson phân loại, hiếm khi xảy ra, thường xảy ra vùng ngoại biên và gãy dạng này khó chẩn đoán

Tiên lượng

Hầu hết gãy xương loại I, II, III nếu điều trị nhanh và đúng sẽ có tiên lượng tốt, các đoạn gãy có máu cung cấp bình thường Gãy từ loại IV đến loại VI tiên lượng xấu

Trang 21

- Gãy xoắn ốc là đường gãy xoắn quanh thân xương (Hình 2.5c)

- Gãy mảnh vụn là đường gãy có nhiều miếng xương, đường gãy tiếp nối nhau (Hình 2.5d)

- Gãy đoạn là đường gãy chia làm ba đoạn hay nhiều hơn và gãy ngang gối lên nhau (Hình 2.5e) và (Hình 2.5f)

Vỏ xương

Xương

xốp

Trang 22

HÌnh 2.5 Các dạng gãy của xương dài (Nguồn Denny, 2000)

2.3.2 Phân loại tổn thương bên ngoài

Gãy kín là đường gãy của xương còn nằm trong da bao bọc Gãy xương hở là

vị trí gãy xương đâm ra ngoài da và gây tổn thương, hư hại mô mềm da

Gãy hở được phân loại theo nơi gãy và tổn hại mô mềm, mục đích để giúp cho bác sỹ phẫu thuật nhận định được sự phức tạp và vấn đề tổn hại mô mềm để từ

đó có hướng điều trị thích hợp

Hình 2.6 Dạng gãy kín (a) và dạng gãy hở (b) (Nguồn Denny, 2000)

Trang 23

Bảng 2.1 Phân loại gãy xương hở

Phân loại gãy xương

hở

Mô tả

Loại I Gãy hở, đường rách nhỏ hơn 1 cm

Loại II Gãy hở, đường rách lớn hơn 1 cm, tổn thương mô

mềm, không mất da, mô

Loại III Gãy hở, tồn thương mô rộng lớn, mất da và mô nhiều,

mô mềm bị tổn hại gây khó khăn cho quá trình lành vết thương

Loại III (a) Gãy hở, mô mềm tổn thương mất mô trầm trọng, làm lộ

xương gãy ra ngoài Màng xương bị tổn thương

Loại III (b) Gãy hở, mạch máu cung cấp bị tổn hại

2.3.3 Xếp loại trật xương bánh chè

- Độ 1: Khớp gối bình thường, xương bánh chè chỉ có thể bị trật khi khớp gối dang rộng và khi có một áp lực ngón chân tác động lên mặt ngoài của xương bánh chè theo hướng vào trong Trong trường hợp này thú ít đi khập khiễng

- Độ 2: Xương bánh chè bị trật khi duỗi và có thể bị trật khi co bình thường Tình trạng trật vẫn còn tồn tại khi co

Thú thường đau đớn, xương bánh chè có thể trở về vị trí bình thường tùy theo vị trí xương ống quyển Chó có thể đưa xương bánh chè trở về vị trí bình thường Mặt khớp tiếp xúc với chùy xương đùi có thể bị thoái hóa sụn

Trang 24

(chondromalacia) hoặc bị gai xương (osteophyte) Sự thoái hóa sụn là kết quả của việc sụn bị xói mòn, hậu quả của những trường hợp dùng lực đè lên bất thường Sự can thiệp điều chỉnh bằng phẫu thuật nên được thực hiện trước khi xuất hiện những bệnh thoái hóa khớp

- Độ 3: Tình trạng trật xảy ra hầu hết mọi lúc Khi khớp gối co duỗi, xương bánh chè có thể được nắn lại bằng tay, nhưng nó sẽ bị trật trở lại khi co Những con chó bị trật độ 3 nên được thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa trước khi xuất hiện viêm khớp gối Việc trật xương bánh chè thường xuyên sẽ mở đường cho việc đứt dây chằng chéo trước

- Độ 4: Dạng này ít khi xảy ra Trật xương bánh chè thường xuyên và không thể nắn lại bằng tay mà phải phẫu thuật Thường xương ống quyển sẽ xoay vào trong 1 góc 900, tương tự đối với đầu xương trâm cài mục đích là để chống vào chùy xương đùi khi đầu gối duỗi

Hình 2.7 Hình sai khớp xương bánh chè (Nguồn ACVS) 2.4 CHẨN ĐOÁN DẤU HIỆU LÂM SÀNG

2.4.1 Chẩn đoán

Qua hỏi thăm bệnh và khám lâm sàng sẽ giúp xác định được vết gãy Tuy nhiên, cần phải sử dụng X- quang để giúp xác định chính xác hơn Điều đầu tiên là phải cẩn thận chăm sóc để đảm bào tính mạng của thú, sau đó là điều trị và phục hồi

Hông

Xương đùi

Cơ tứ đầu X.Bánh chè

Gân bánh chè Rãnh X.đùi

Mào X.chày

Trang 25

chức năng của các mô Điều trị chống sốc, xuất huyết và những vết thương mô mềm (nếu có) ngay lập tức

Theo Piermattei (2006) khi thực hiện khám lâm sàng cho thú bị gãy xương hoặc nghi ngờ bị gãy xương nên làm theo trình tự như sau:

1/ Đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của thú

2/ Xác định có hay không các mô hoặc các cơ quan gần nơi bị gãy hoặc các bộ phận khác của cơ thể bị tổn thương, nếu có thì quy mô đến đâu

3/ Kiểm tra xem các phần khác của cơ thể thú có bị gãy xương, hoặc dây chằng không ổn định hoặc bị trật khớp hay không

4/ Đánh giá chính xác tình trạng một hay nhiều xương bị gãy

2.4.2 Dấu hiệu lâm sàng

Có rất nhiều dấu hiệu tại vị trí gãy như đau, nhạy cảm đau khi khám thú, biến dạng hoặc thay đổi tạo thành góc Thú cử động bất thường, sưng cục bộ, mất chức năng của các cơ quan và sờ nắn nghe tiếng kêu răng rắc

2.4.3 Chẩn đoán phi lâm sàng

Chụp X-quang ở hai mặt trực diện và mặt bên, tâm của phim là ở vị trí gãy Ngoài ra, phải thấy rõ cả khớp ở 2 đầu xương bị gãy là cần thiết xác định mặt gãy

và tình trạng gãy một cách chính xác Việc xác định chính xác sẽ giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp Trong chẩn đoán còn có thể áp dụng siêu âm (echography), chụp cắt lớp (computed tomography: CT), và chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI) giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn

2.5 ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG VÀ TRẬT KHỚP

2.5.1 Điều trị không phẫu thuật

Điều trị gãy xương không phẫu thuật là dùng các phương pháp băng như phương pháp băng Robert Jones, bó bột thạch cao và có thể kết hợp với nẹp Điều trị gãy xương không phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp xương gãy không hoàn toàn, xương gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển, gãy một xương trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương Điều trị

Trang 26

không phẫu thuật không thể thực hiện được ở những trường hợp gãy thành nhiều mảnh hoặc gãy trên xương đùi và xương cánh tay

a) Phương pháp Robert Jones

Phương pháp Robert Jones được sử dụng với mục đích cố định vết nứt xương hay gãy xương trước và sau khi phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dầy sẽ giúp

ổn định vết gãy mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp mạch máu, ngoài

ra phương pháp Robert Jones còn giúp hạn chế tổn thương các mô mềm do đầu xương gãy và loại trừ các khoảng trống chết sau phẫu thuật (Fossum, 2002)

Đầu tiên thực hiện việc nắn 2 đầu xương bị gãy, sau đó dùng gạc băng một lớp từ ngón chân (vẫn thấy ngón chân số III và số IV) cho đến giữa xương cánh tay

và xương đùi Tiếp đến băng nhiều lớp bông gòn trên bề mặt (dầy từ 2-4cm) theo kiểu gối đầu 50% tiếp theo là dùng băng thun để cố định lớp gòn và ngoài cùng là 1 lớp băng dính hoặc băng thun dính Ngoài ra có thể sử dụng nẹp giữa lớp băng thun

và băng dính trong trường hợp cần thiết

Hình 2.8 Kỹ thuật băng Robert-Jones (Nguồn Piermattei, 2006)

b) Sử dụng băng thạch cao

Trang 27

Chó nên được gây mê khi bó bột, chân thú được cố định trong tư thế bình thường

Băng một lớp gạc mỏng từ ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và số 4) Tiếp theo băng lớp gòn không thấm nước lót đệm (lưu ý băng dầy ở các khớp xương) Nhúng cuộn băng thạch cao vào nước từ 1-2 phút, sau đó băng các lớp thạch cao nhẹ nhàng khi chân thú ở tư thế bình thường Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân Nhưng tránh siết chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú và gây chèn ép hệ thống mạch máu, teo cơ một thời gian sau

Sau từ 3 - 10 phút, thạch cao sẽ khô chắc, có thể dùng thêm miếng băng dính bên ngoài để giữ chắc chắn

c) Trên chó bị trật khớp háng

Gây mê toàn thân, cố định thú nằm duỗi trên bàn Cầm các chân thú ở phần

cổ chân và giữ đầu gối vuông góc với thân bằng tay còn lại, xoay ra phía ngoài 1 góc 900 Sau đó kéo mạnh một đoạn về phía dưới, giữ lực kéo và xoay xương đùi vào phía trong, vừa xoay vừa ấn trên phần u xương đùi để cuối cùng đặt đầu xương đùi vào trong hõm khớp chén của nó

Khi đầu xương đùi đã được đặt trở lại vị trí bình thường, chúng ta phải thực hiện thao tác trên háng để đẩy những màng fibrin bao khớp, sau đó kiểm tra lại sự

ổn định Có thể dùng một băng Ehmer để băng chéo qua vùng xương chậu

Hình 2.9 Điều trị trật khớp háng (Nguồn Degner, 2004)

Trang 28

2.5.2 Điều trị bằng phẫu thuật

2.5.2.1 Trên chó gãy xương

a) Kỹ thuật đinh xuyên tủy

Bắt đinh xuyên tủy là dùng những cây đinh bắt vào tủy của thân xương, đinh

có thể bắt vào những mô xương xốp hay vỏ xương ở thú non Vật liệu đinh bao gồm đinh Steinmann, Kunstcher, Rush và Kirschner

Những cây đinh này được làm bằng vật liệu inox hoặc titan Được chỉ định trong những trường hợp gãy ngang, gãy xéo, vỡ những mảnh lớn Các đường gãy ở xương đùi, xương ống quyển, xương cánh tay và xương trụ

Khi tiến hành thú phải được sát trùng sạch nơi phẫu thuật, gây mê toàn thân

và cố định thú

Tiến hành mổ qua da vị trí gãy từ 10 – 15 cm, tách các mô liên kết giữa các

bó cơ, làm lộ xương tại vị trí gãy Dùng khoan gắn đinh xuyên tủy vào, đưa từ đầu trên của xương xoay ½ vòng từ trái sang phải và ngược lại, đưa đinh từ đầu xương đến đầu gãy khoảng 1 cm, sau đó dùng kềm kẹp xương chỉnh đầu xương cho thằng, đưa đinh qua đầu gãy thứ hai đến gần cuối đầu xương, chỉ kim loại sẽ cột vòng buộc gần hai đầu xương gãy cách 1 -2 cm giúp hai đầu xương không xoay Dùng kềm cắt đinh cắt sát mép đinh còn lại lồi ra ngoài

Ngoài ra còn dùng phương pháp đưa đinh xuyên qua một đầu xương gãy đến hết chiều dài đinh, sau đó dùng dụng cụ gắn vào đầu đinh ở phía đầu xương và khoan ngược lại vào xương gãy còn lại

b) Kỹ thuật cố định nẹp và vít

Đây là phương pháp phẫu thuật cố định bằng nẹp và vít trong những trường hợp xương bị gãy Các vít được bắt gần hai đầu của xương gãy với nẹp Là phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay trong những trường hợp bị gãy xương ở chó Đầu tiên khi xác định được vị trí gãy qua phim X-quang như gãy ngang, gãy nhiều mảnh

vở lớn hoặc gãy xéo dài, ta tiến hành phẫu thuật tại vị trí gãy Mổ qua da tới mô liên kết, tách lớp mô liên kết giữa các bó cơ làm lộ xương ra, dùng kiềm kẹp thân xương

cố định và thực hiện nắn cho thẳng trục Dùng dụng cụ khoan một lỗ qua thân

Trang 29

xương cách đầu gãy từ 1-2 cm, tiếp theo dùng dụng cụ tạo ren cho vít bắt qua xương Sau đó dùng thước đo đưa qua lỗ vừa khoan và tạo ren để đi độ sâu Đối với thân xương phải chọn vít có chiều dài dài hơn 2 mm so với độ sâu của lỗ khoan Đặt nẹp áp vào xương, dùng vít siết đều tay và có độ chặt vừa phải Kế tiếp ta tiến hành khoan lỗ thứ hai nằm bờ bên kia của đường gãy xương, phương pháp thực hiện tương tự như vít đầu tiên Khi các vít được siết chặt thì nẹp sẽ nén hai đầu xương khít lại với nhau Sau khi thực hiện bắt hai vít ở hai đầu của xương gãy, các vít còn lại được thực hiện luân phiên giữa hai đầu vết gãy giúp cố định chắc chắn thẳng trục hai bờ gãy

c) Kỹ thuật cố định ngoài

Cố định ngoài cần vết thương kín để giữ cục huyết khối tại vùng xương gãy

và các mô mềm Khi cần thiết có thể thực hiện phẫu thuật nhỏ để sắp lại xương gãy

Đầu tiên dùng dụng cụ khoan một lỗ làm đường dẫn vuông góc với thân xương, đưa đinh cố định xuyên qua phía trên hành tủy của chân thú Phía dưới hành xương cũng được đinh xuyên qua như phía trên Hai đinh cố định nên được đặt song song nhau Lỗ khoan nhỏ hơn đường kính của đinh 0,1 mm

Thực hiện nắn xương cho thẳng trục, gắn đinh vào các thanh nối Bắt vít nối thanh và đinh lại với nhau cho chắc chắn, các đinh vuông góc với thanh nối Phía bên kia, thực hiện tương tự Đưa đinh kế tiếp xuyên qua thân xương vào gần hai đầu

ổ gãy bắt vít lại, kiểm tra các vít bắt cho chắc chắn Ngoài ra còn thực hiện bắt vít

và một thanh nối, thao tác thực hiện giống như mô tả ở trên

Trang 30

Hình 2.10 Kỹ thuật cố định ngoài (Nguồn Johnson, 2005)

2.5.2.2 Trên chó bị bệnh lý ở khớp

a) Trật xương bánh chè

+ Xếp gối đầu cân mạc:

Cân mạc ngoài (retinaculum) được xác định và bóc tách bằng một đường cắt khoảng 5 mm ở phần bên ngoài của xương bánh chè Rạch mở rộng về phía dưới trong lớp cân căng đùi (fasia lata) và về phía trên song song với dây chằng bánh chè ống quyển

Xoang khớp được cắt ra và khoang khớp gối được kiểm tra Sau khi may xoang khớp lại, ba đến bốn đường may gối chồng được thực hiện tại cân mạc ngoài, sau đó may mô liên kết và da lại

Lỗ khuyết sụn sẽ được bù đắp sau đó bằng sự sinh sợi

Trang 31

+ Tạo hình mặt rãnh ròng rọc xương đùi:

Kỹ thuật này chỉ có thể được thực hiện ở chó dưới 3 tháng tuổi, những phần sụn khớp bị biến dạng sẽ được bóc tách ra khỏi xương xốp bên dưới bằng dụng cụ tách màng xương Sau khi lấy mảnh sụn ra, xương xốp bên dưới sẽ được đào sâu bằng một cây đục Mảnh sụn sẽ được may vào chỗ lõm

Hình 2.11 Tạo mặt rãnh ròng rọc xương đùi (Nguồn Viguier, 2010)

+ Dịch chuyển mào xương ống quyển

Kỹ thuật này dùng trong trường hợp trật xương bánh chè vào bên trong Mào xương ống quyển được dịch chuyển ra bên ngoài sau khi cắt xương Mào xương ống quyển được cố định vào ở phía ngoài phần đầu xương phía trên, sau khi đã tách phần cơ bám phía trên của mặt trước của xương ống quyển Thủ thuật được thực hiện nhờ vào 2 đinh Kirschner rất nhỏ (0,8-2,0 mm) Cơ trước xương ống quyển được cố định trở lại

Ngày đăng: 27/03/2018, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý thú y. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý thú y
2. Phan Quang Bá, 2009. Giáo trình cơ thể học gia súc. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ thể học gia súc
3. Nguyễn Ngọc Thanh Thái, 2011: Ứng dụng hai phương pháp cố định gãy xương đùi bằng kỹ thuật đinh xuyên tủy và bằng nẹp vít trên chó, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng hai phương pháp cố định gãy xương đùi bằng kỹ thuật đinh xuyên tủy và bằng nẹp vít trên chó
4. Lê Văn Thọ, 2009. Bài giảng ngoại khoa thú y. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng ngoại khoa thú y
3. Denny H.R, 2000. A Guide To Canine and Feline Orthopaedic Surgey.4 th edition. Wiley-Blackwell, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Guide To Canine and Feline Orthopaedic Surgey
4. Eric Viguier, 2010, Phẫu thuật xương khớp trên thú nhỏ (Lê Quang Thông dịch) , Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam, 37 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẫu thuật xương khớp trên thú nhỏ
5. Fossum W., 2002. Small animal Surgery, 2 rd edition. Mosby, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Small animal Surgery
6. Johnson L, 2005. AO Principles of Fracture Management in the Dog and Cat. AO Plublishing, Switzerland Sách, tạp chí
Tiêu đề: AO Principles of Fracture Management in the Dog and Cat
7. Kronfeld D.S, 1985. Nutrition In Orthopaedics. In Textbook of Small Animal Orthopaedics, 1 st edition. Lippincott Williams & Wilkins, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutrition In Orthopaedics. In Textbook of Small Animal Orthopaedics
8. Nona T, 2009. A role for gamma delta t-cells in a mouse model of Fracture healing. Arthritis Rheum, 60(6): 1694-1703 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arthritis Rheum
9. Phillips I.R., 1979. A survey of bone fractures in the dog and cat. The Journal of small animal pratice Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phillips I.R., 1979. A survey of bone fractures in the dog and cat
10. Piermattei D, Flo G., DeCamp C., 2006. Handbook of Small Animal Orthopedics And Fracture Repaire. 4 th edition. Sauders Company, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Small Animal Orthopedics And Fracture Repaire
11. Salter D., 2003. Textbook of Small Animal Surgery. 3 rd edition. Saunders., US Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Small Animal Surgery
12. Toben D, 1986. Fracture healing is accelerated in the absence of the adaptive immune system. Journal of bone and mineral research the official journal of the American Society for Bone and Mineral Research, 24(2):196-208.Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of bone and mineral research the official journal of the American Society for Bone and Mineral Research
3. Daniel A. Degner, Board-certified Veterinary Surgeon (DACVS), 2004. Hip Luxation, June 27 th , 2012 <http://www.vetsurgerycentral.com/ortho_luxation_hip.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hip Luxation
1. Mitchell A. Robbins, Patellar Luxations, June 27 th , 2012 <http://www.acvs.org/AnimalOwners/HealthConditions/SmallAnimalTopics/MedialPatellarLuxations/&usg=ALkJrhgcrI6P8niFvs58Z4K75GZo78UBBw.&gt Khác
2. David M. NUNAMAKER, Methods of closed fixation, June 27 th , 2012. < http://cal.vet.upenn.edu/projects/saortho/chapter_15/15mast.htm &gt Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w