1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát các bệnh về da do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM

40 3,2K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, học viên nghiên cứu và tham khảo làm đề tài tốt nghiệp, báo cáo và khóa luận tốt nghiệp hoặc tham khảo làm luận văn tại các trường trung cấp cao đẳng, đại học trên cả nước

Trang 1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Từ xa xưa, chó là loài động vật rất gần gũi vá thân thiết đối với con người Từmột loài động vật hoang dã, được thuần hóa để giúp ích cho con người như săn bắt thúhoang dã, giữ nhà Ngày nay, nhờ vào tính trung thành mà nó đã trở thành bạn thânthiết đối với con người Chính vì vậy, chúng đã được thuần hóa, nhân giống tạo ranhiều chủng loại giống đa dạng Càng ngày giống chó được yêu thương và chiềuchuộng hơn Chính vì lẽ đó mà việc chăm sóc chó trở nên quan trọng Muốn có mộtchú chó cưng xinh đẹp, khỏe mạnh, ngoài việc tuyển chọn giống, còn đòi hỏi ngườichủ phải chăm sóc, vệ sinh kĩ lưỡng, không bị ghẻ, chốc lở… làm mất đi vẻ đẹp vốn

có của nó

Để góp phần chăm sóc vẻ đẹp và sức khỏe cho chó, được sự đồng ý của khoaChăn nuôi-Thú y trường đại học nông lâm Tp-HCM và dưới sự hướng dẫn của Th.SNguyễn Phước Ninh, Th.S Nguyễn Thị Thu Năm cùng các giáo viên Bệnh viện thú y,chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh về da do kí sinh trùng và nấm gây bệnhtrên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện thú y trường Đại học Nông Lâm,Tp-HCM”

-Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh do các loại kí sinh trùng, nấm trên da chó

-Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh về da trên chó tại bệnh viện thú

y trường Đại học Nông Lâm, Tp.HCM

Trang 2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

2.1 CẤU TẠO VÀ SINH LÝ DA CHÓ

2.1.1 Cấu tạo da chó

2.1.1.1 Biểu bì

Là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp Tầng tế bào biểu bìngoài cùng là những tế bào chết đã hoá sừng Tầng tế bào biểu bì trong cùng là những

tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng không ngừng Trong lớp tế bào biểu

bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạchbên dưới

Lớp này có tác dụng

Hình 2.1 Cấu trúc của da

2.1.1.2 Chân bì

Trang 3

Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch máu

và thần kinh, kết cấu gồm (98%) sợi keo và (1,5%) sợi đàn hồi Lớp này quyếtđịnhtính bền và tính đàn hồi của da Chân bì gồm 3 lớp: Lớp nhú, lớp hình diện, lớp dạnggân

Trang 4

Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với từng loài,

2.1.4 Chức năng sinh lý của da

2.1.4.1 Chức năng bài tiết

Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt

Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn

2.1.4.2 Chức năng bảo vệ

-Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: những vachạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của tia tửngoại và hóa chất……

-Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể

-Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc

-Da tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và cáctuyến nằm ở da

Thiếu acid béo

-Thường gặp trên thú chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản kém hayquá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hư vitamin D, E, biotin

-Thiếu acid béo sẽ làm lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ Lâu ngày da tiếtnhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da

Trang 5

Thiếu đạm

Việc mọc lông bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần 25-30% lượng đạmcung cấp hằng ngày Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương trên da nhất là đốivới thú đang lớn

Thiếu vitamin A

Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến hậu quả như nhau trên lâmsàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mô, tăng chất sừng ở các tuyến bã làm tắc đườngdẫn và ngưng bài tiết Ta có thể thấy có nhiều nốt mẫn đỏ, lông bạc màu, rụng lôngtừng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm

Thiếu vitamin E

Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý ở da

Thiếu vitamin nhóm B

- Thường thì hiếm khi gặp Chủ yếu là thiếu biotin, B2, Niacin

-Biotin có thể bị vô hoạt trong khẩu phần có quá nhiều trứng sống vì có chứaavidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng Điều trị bằng kháng sinh cho uốngkéo dài cũng làm thiếu biotine Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lông vòng tròn quanhmặt và mắt Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào đi đôi với việc ngủ lịm, tiêuchảy, gầy

-Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng Thườnghiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung cấp đủ nhu cầu.-Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì Lúa mì chứa íttryptophan, tiền chất của niacine Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy, viêm da, ngứachi sau và bụng

Trang 6

-Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt, tai,

âm hộ, bìu dái, bao qui đầu, hậu môn Da tiết nhiều bã nhờn, tăng sừng hóa và có thểnứt sâu ở những điểm chịu áp lực như gan bàn chân

2.2.3 Rối loạn hormon

Sự rối loạn hormon (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn đến tình trạngrụng lông, viêm da trên chó, lớp da ngoài dày lên, màu da khác thường, da tróc vảy cóthể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng Những vùng thường bị là ngực, cổ, hông,đùi

2.3 Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó

2.3.1 Sự tróc vảy ở da

Da chó xuất hiện nhiều vảy khô như gàu ở trên người Biểu hiện ở hai dạng:

-Viêm da do tăng tiết bã nhờn Vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm

-Da sừng hóa Thường là những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác như rụnglông do rối loạn hocmone, viêm da mãn tính

2.3.2 Bì chí lậu

Là một bệnh do mỡ và mồ hôi thoát ra ngoài da quá nhiều làm tróc da, bệnh xảy rachủ yếu ở giống chó nhiều lông, lông xù

2.3.3 Ngứa da nhiều nguyên nhân

Thường xảy ra trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất thường cơthể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến tình trạng mãn tính về ngứa

Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng: có thể do chó mẫn cảm cao với các hóa chất,môi trường, thức ăn, độc tố ngoại kí sinh……

2.4 Giới thiệu về kí sinh trùng và nấm gây bệnh về da trên chó

Trang 7

Loài: Demodex canis (chó)

2.4.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Là loại mò nhỏ, dài 0,1-0,39mm, không có lông, kí sinh ở tuyến nhờn bao lông Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng

đốt cuối có 4-5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng(hypostome)

thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng

Trứng Demodex có hình bầu dục, có kích thước 0,07-0,09mm

2.4.1.3 Vòng đời

Vòng đời của Demodex xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo dàikhoảng 20-35 ngày

Trứng – Larva – Protonymph – Nymph – Trưởng thành

Hình 2.2 Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex

2.3.1.4 Cách sinh bệnh

Demodex sống và phát triển trong bao nang lông và tuyến nhờn, ngoài ra còn ởtrong tuyến mồ hôi, tuyến mỡ và các hạch dưới da Từ nhỏ chó có thể mang Demodex

Trang 8

nhưng chưa phát bệnh Khi nào sức đề kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho Demodex pháttriển và gây bệnh

Demodex vào bao nang lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính làm da ửng đỏ, cónhững nốt sừng và rụng lông Khi vi khuẩn xâm nhập vào gây thành mụn mủ hoặc ổ

mủ, kí chủ có thể nhiễm độc máu, suy kiệt và chết

2.3.1.5 Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng

Chó nhiễm Demodex thường thấy những đám loang lổ không có lông ở chuangquanh mắt hay toàn bộ cơ thể Bệnh thường có hai dạng:

- Dạng cục bộ: có những tổn thương phân bố từng vùng trên mặt, chân trước hoặc

cả hai mắt (mắt đeo kiếng)

- Dạng toàn thân: tiên lượng ít thuận lợi Có sự rụng lông không đều, hình ovale,tràn lan

Thường thì chó bệnh không ngứa, tuy nhiên cũng có thể gặp những trường hợpngứa hoặc rất ngứa

Bệnh tích

Tại vị trí Demodex kí sinh xuất hiện những ban đỏ và vảy, có thể có dịch rỉ viêm.Nếu không điều trị hoặc điều trị muộn sẽ có mủ, máu

2.3.1.6 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

Dùng dao cạo da vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi rướmmáu Lấy mẫu da cho vào 1-2 giọt lactophenol và xem sự hiện diện của trứng, hayDemodex trưởng thành với vật kính 10 (100 lần)

2.3.1.7 Điều trị

Demodex được điều trị theo liệu trình sau:

- Cắt lông những vùng viêm nhiễm và rửa vết thương bằng oxy già kết hợp vớiPovidine mỗi ngày 1 lần Trước khi điều trị bằng thuốc, chó bệnh phải được cắt lông,tắm sạch sẽ và lau khô rồi tiến hành điều trị thì mới cho kết quả cao

- Taktic 1ml pha với 250 ml nước, thoa toàn thân chó mỗi tuần thoa một lần

- Ivermectin 1%, 1ml/15kg chích dưới da mỗi tuần 1 lần Chú ý taktic vàivermectin không nên cấp cùng lúc, mà cách nhau ít nhất 3 ngày

Trang 9

Trường hợp có viêm nhiễm chảy dịch có thể cấp them penicillin , streptomycin,kanamycin…

2.3.2 Sarcoptes scabiei var canis

Loài: Sarcoptes scabiei var canis

2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Cơ thể hình tròn hay hình bầu dục, kích thước khoảng 0,2-0,5mm Trên mình phủnhiều lông tơ Capitulum (đầu giả) có hình nón, chiều ngang lớn gấp hai lần chiều dọc.Mặt lưng có nhiều đường vân song song Có bốn đôi chân ngắn nhú ra như măng mọc,đôi chân thứ ba và 4 hướng về phía sau Mỗi chân có 5 đốt, cuối bàn chân có giác trònvới ống cán dài và có nhiều lông tơ

III

Trứng hình bầu dục, màu trắng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15×0,1mmViệc định loài ghẻ Sarcoptes dựa theo vật chủ đặc hiệu nhưng vật chủ đặc hiệunày không hoàn toàn và ghẻ có thể lây nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác N Đây

là một điểm quan trọng khiđiều trị và phòng ngừa phải lưu ý

Trang 10

Hinh2.3, 2.4 Vòng đời của sarcoptes

Trang 11

-Tạo vảy: chỗ bị ngứa tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6tháng da hòan toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bốc mùi hôi thối.

2.3.2.5 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

Cạo da xem dưới kính hiển vi như chẩn đoán Demodex

2.3.2.6 Điều trị

- Cắt lông, sát trùng những vùng viêm nhiễm

- Ivermectin 1%, 1ml/15kg chích dưới da mỗi tuần 1 lần

- Trường hợp tổn thương nặng dùng Shotapen, Septotryl… trị nhiễm trùng phụnhiễm

-Chống viêm: Corticosteroid, Ketofen

-Ve mềm thường kí sinh trên chó là giống Otobius

2.3.3.1 Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Cấu hình chung

Cơ thể hình tròn, hình bầu dục hay hình nhện Cơ thể phân đốt nhưng không rõ.Cấu tạo chung gồm có 3 phần:

Phần đầu, ngực

Hai phần này dính liền với nhau gọi là đầu giả capitulum Capitulum gồm:

da gia súc Ngoài được bao bọc bởi bao kìm

những lông tơ

Phần thân ( hay còn gọi là phần bụng)

Trang 12

Không phân đốt, có mang 4 đôi chân Trên thân có phủ nhiều lông tơ, có mangmắt đơn, có mang rãnh sinh dục (genital groove), lỗ sinh dục (gemital aperture), lỗ hậumôn (anus) Rãnh hậu môn (anal groove), có mai lưng (scutum) tấm cạnh hậu môn(anal plate) Sau đôi chân thứ 3 hoặc thứ 4 có hai tấm thở, trong có lỗ thở

Phần chân

Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân thường có 6 đốt Giai đoạn trưởng thành và nhộngthì có 4 đôi chân nhưng giai đoạn larva chỉ có 3 đôi chân

Cấu tạo họ ve cánh cứng (Ixodidae)

Capitulum nhô ra khỏi phần thân, nhìn mặt lưng vẫn có thẻ thấy được, có mailưng (scutum), có mắt đơn, tấm thở (stigmate) thường hình tròn, bầu dục hay dấu phẩy

Cấu tạo họ ve mềm (argasidae)

Capitulum không nhô ra khỏi phần thân mà nằm khuất dưới mặt bụng nên khinhìn mặt lưng không thấy

Giai đoạn lavra, capitulum nhô ra khỏi phần thân Ve không có scutum, stigmate(tấm thở) hình lưỡi liềm Không có festoon ở cuối thân

2.3.3.2 Vòng đời

Đều phải trải qua các giai đoạn biến thái và lột xác

Trứng – Lavra – Lymph - Trưởng thành

Hầu hết các sinh vật lớp Arachnida (trừ họ ve cứng Ixodae) đều có quá trình lộtxác trên một vật chủ Khi trưởng thành hoặc giai đoạn ấu trùng có thể lây nhiễm và

Trang 13

Rận ăn lông

Trang 14

Đầu thường tròn hoặc có hình tam giác, hoặc có hình thang Antenne gồm có 4-5đốt

Ngực và mắt kém phát triển, có màu vàng Chân phát triển mạnh Rận kí sinh ởtất cả gia súc, gia cầm

2.3.6.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo

Dài khoảng 1,5-4mm, có khi 0,8mm Mắt kép lớn có khi có mắt đơn hoặc không

có mắt Đầu nhỏ tròn hay gãy góc Có hai Antenne, mỗi Antenne có 3 đốt Ngực gồm

3 đốt mang 3 đôi chân, đôi chân thứ 3 phát triển rất to, khỏe Chân có nhiều lượchướng về phía sau Thân dài khỏe có lược phụ

2.3.6.2 Vòng đời

Trứng – Larva – Nymph - Trưởng thành

Bọ chét cái hút máu no đẻ trứng dưới đất hay góc nhà khoảng 400-800 trứng.Vòng đời bọ chét khoảng 25 ngày Bọ chét trưởng thành hút máu sống được 1 tháng

Trang 15

2.3.7 Tác hại ve, rận, bọ chét

-Phá hoại tổ chức da, gây ngứa

-Hút máu gây thiếu máu

Ivermectin phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh do tăng phóng thíchGABA làm tê liệt ngoại kí sinh trùng, liều 5mg/kg, tiêm dưới da

2.3.9 Nấm da

Nấm da gây bệnh cho chó thường thuộc 2 giống: Microsporum và TricophytonNấm da chó thường gồm 4 loài sau: Microporum canis, Microsporum gypseum,Trichophyton erinacei, Trychophyton mentagrophytes Trong đó loài T erinacei phân

Trang 16

Loài nấm này thường kí sinh vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, thường sinhbào tử lớn, ít hoặc có bào tử nhỏ, nếu có bào tử nhỏ nằm đơn lẻ về hai phía sợi nấm.Bào tử lớn có dạng chiếc xuồng, bên trong chia ra 6-8 vách ngăn Kích thước 8-15×40-150µm

2.3.9.2 Micosporum canis

Là nấm da thường gặp ở chó mèo, loài nấm này thường kí sinh trên lông ở vùngđầu, chân, đuôi và một vài nơi khác của cơ thể Bề mặt bệnh tích không có lông đượcbao trùm bởi những vảy xám Trường hợp nặng vùng da bệnh trở nên đỏ, chảy mủSợi nấm sinh trưởng nhanh Bề mặt khuẩn lạc trắng tới vàng sẫm Mặt sau màuvàng sáng hoặc màu vàng cam Bào tử đính lớn dạng hình thoi và bào tử trưởng thànhgiới hạn trong những chỗ phình riêng Khoảng 6-15ô, kích thước 8-20µm×40-150µ

Phát triển khá nhanh Khuẩn lạc dẹp, dạng bột, với một viền tua xung quanh Mặttrước màu vàng da bò tới màu nâu quế và vùng mặt lưng có màu vàng đến nâu nhạt.Bào tử đính lớn dạng thuyền với đường viền tròn, thành dày và xù xì, có 4-6 ô, kích cỡ8-12µm ×30-50µm

Trang 17

Hình 2.9 bào tử nấm Microsporum gypseum

2.3.9.4 Trichophyton mentagrophytes

Thường gây bệnh ở loài gặm nhắm, chó, ngựa, thỉnh thoảng còn gặp trên nhữngthú khác và người

Có hai dạng khuẩn lạc: dạng có hạt và dạng có lông tơ

Dạng hạt mịn hoặc dạng hạt thô, mặt trên màu kem đến màu da bò sáng Mặtdưới thay đổi từ màu rám da bò đến nâu tối

Dạng có lông tơ, khuẩn lạc nuôi cấy lâu ngày có dạng kem Mặt dưới biến đổi từmàu trắng sang vàng đến nâu đỏ Bào tử có hình điếu thuốc, thành mỏng, có 3-7 ô vàkích thước 4-8µm×20-50µm

Trang 18

Hình 2.10 bào tử nấm Trichophiton mentagrophites

Nguồn: http://www.doctorfungus.org/imageban/images/Kaminski003/284.jpg

2.3.9.5 Trichophyton rubrum

Loài nấm này thường gây bệnh trên chó, trong giai đoạn này vùng bệnh tích dạngban đỏ Trên đỉnh đầu, mũi, xung quanh mắt bị rụng lông, chân và tay có những đốmtròn không đều

Khuẩn lạc bắt đầu mọc sau 5-6 ngày nuôi cấy, mặt trên màu trắng như bông, mặtdưới khuẩn lạc màu đỏ tía Nấm sinh bào tử lớn hình chùy

Hình 2.11 bào tử nấm trichophyton rubrum

Nguồnhttp://pathology.ucsf.edu/education/residency/fung_morph/fungal_site/dermatpage.html

Trang 19

2.3.9.6 Triệu chứng và bệnh tích

Nấm da thủy phân keratin, có thể gây tổn thương lớp biểu bì và nang lông

M canis thường gây ra những tổn thương ở bất kì khi nào trên cơ thể (từ gan, bàn

chân, gương mũi) Bề mặt bệnh tích không có lông đựoc bao trùm bởi những vảy xám.Trường hợp bệnh nặng da có thể trở nên đỏ, chảy dịch, lông bị nhiễm M thường gâynhững tổn thương ở vùng mõm, trên mũi Vùng da bệnh hình tròn, canis sẽ phát hùynhquang

M gypseum không có lông với bề mặt phủ lớp vảy có màu xám

T mentagrophytes thường gây những tổn thương ở vùng mõm, mặt và 4 chân.

Trong giai đoạn đầu, bệnh tích là những nốt sần sùi, mụn nước, mụn mủ, sau đó pháttriển thành vảy cứng màu vàng, trường hợp nặng vết thương đỏ, sưng tấy

T rubrum thường gây tổn thương mũi, đỉnh đầu, xung quanh mắt, chân tay có

những đốm tròn không đều, khi bệnh kéo dài vùng da bệnh bị nhiễm nấm phủ một lớpvảy xám

2.3.9.7 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

Định danh nấm bằng cách dùng nhíp nhổ lông vùng tiếp giáp giữa da lành và dabệnh cấy vào môi trường Sabouraud Sau 7-12 ngày nuôi cấy, quan sát hình dạng vàmàu sắc cụm nấm, đồng thời lấy mẩu cụm nấm nhỏ 1-2 giọt Lactophenol quan sát hìnhdạng và bào tử nấm

Trang 20

CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

-Hoá chất: Dung dịch Lactophenol, KOH 10% hoặc NaOH 10%

3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Tất cả những chó được đem đến điều trị tại Bệnh viện Thú y trường Đại HọcNông Lâm Tp HCM trong thời gian thực hiện khóa luận

3.5.2 Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da

Để khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da, chúng tôi dựa vào chẩn đoán lâm sàng vàphòng thí nghiệm

3.5.2.1 Chẩn đoán lâm sàng

-Dùng tay vuốt lông toàn thân, kiểm tra tai, và kẽ ngón chân để tìm ve, rận, bọchét kí sinh và những bệnh tích trên da

-Kiểm tra bệnh tích và sự rụng lông trên da

-Căn cứ vào các triệu chứng và bệnh tích thu thập được: ngứa hay không ngứa,rụng lông nhiều hay ít, mụn đỏ, lở loét, sưng mọng, đặc quánh… để chẩn đoán hoặcđưa ra cách chẩn đoán

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (1998). Vi sinh đại cương. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Khác
2. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997). Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc tập II. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Khác
3. Lâm Thị Thu Hương (1996). Mô học thú y. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Khác
4. Nguyễn Văn Bương (2001). Khảo sát bệnh về da trên chó do Demodex, sarcoptes, Nấm và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh Xá Thú y. Luận văn tốt nghiệp.Tủ sách Khoa Chăn Nuoi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Khác
5. Nguyễn Lê Thùy Dung (2007). Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex, Sarcoptes, Nấm trên da chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y Tp.HCM. Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Khác
6. Nguyễn Ngọc Đoan (2005). Khảo sát tỉ lệ bệnh do Nấm da, Demodex, Sarcoptes trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị tại Bệnh Xá Thú Y. Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lam Tp.HCM Khác
7. Đồng Minh Hiển (2001). Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex và sarcoptes trên chó và ghi nhận kết quả điều trị bằng Ivermectin và Amitraz. Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lam Tp.HCM Khác
8. Phạm Ngọc Mỹ Thể (2000). Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex và Sarcoptes trên chó và ghi nhận kết quả điều trị bằng Ivermectin và Amitraz. Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lam Tp.HCM Khác
9. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan (2000). Khảo sát bệnh do Demodex, Sarcoptes và Nấm ngoài da trên chó điều trị tại Bệnh xá Thú Y. . Luận văn tốt nghiệp. Tủ sách khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lam Tp.HCMB. Phần tiếng nước ngoài Khác
2. http//www.manchester…/viewtopic.php?t=5213. http//www.exopol.com/…/circulare/141.html Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Cấu trúc của da - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.1 Cấu trúc của da (Trang 2)
Hình 2.2 Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.2 Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex (Trang 7)
Hình 2.5 Vòng đời cuả ve - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.5 Vòng đời cuả ve (Trang 13)
Hình 2.7 vòng đời của rận - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.7 vòng đời của rận (Trang 14)
Hình 2.8 Bào tử nấm Microsporum canis - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.8 Bào tử nấm Microsporum canis (Trang 16)
Hình 2.9 bào tử nấm Microsporum gypseum - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.9 bào tử nấm Microsporum gypseum (Trang 17)
Hình 2.10  bào tử nấm Trichophiton mentagrophites - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.10 bào tử nấm Trichophiton mentagrophites (Trang 18)
Hình 2.11  bào tử nấm trichophyton rubrum - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 2.11 bào tử nấm trichophyton rubrum (Trang 18)
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh về da theo giống - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh về da theo giống (Trang 24)
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh về da theo tuổi - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh về da theo tuổi (Trang 25)
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da (Trang 26)
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo giống chó - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo giống chó (Trang 28)
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, ve, rận, bọ chét và nấm theo tuổi chó - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, ve, rận, bọ chét và nấm theo tuổi chó (Trang 30)
Bảng 4.10 Ghi nhận một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh về da - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4.10 Ghi nhận một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh về da (Trang 32)
Bảng 4. Khảo sát kết quả điều trị bệnh về da tại bệnh viện thú y - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Bảng 4. Khảo sát kết quả điều trị bệnh về da tại bệnh viện thú y (Trang 34)
Hình 4.11chó nhiễm demodex trước lúc điều  trị - Khảo sát các bệnh về da  do kí sinh trùng và nấm gây bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh viện thú y trường đại học nông lâm, tp HCM
Hình 4.11ch ó nhiễm demodex trước lúc điều trị (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w