Cung cấp nguồnnhân lực cho các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.. Về chương trình, giáo trìnhvà tài liệu giảng dạyNhìn chung, các trường Đại học-cao đẳng đang đào tạo
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cho đến nay có thể nói Việt Namcòn lưu giữ được một kho tàng nhạc cụ truyền thống hết sức phong phúvà đa dạng Có những nhạc cụ do chính những người dân bản địa sángtạo ra, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều nước khác nhau và đãđược Việt hóa cho phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc của người Việt Nam.Trong kho tàng nhạc cụ truyền thống đó có cây Sáo trúc
Từ rất lâu, người Việt đã sử dụng Sáo trúc trong các hình thức sinhhoạt âm nhạc.Là một loại nhạc cụ đơn giản về chế tác, hấp dẫn, dễ dàngtrong trình diễn cho nên được mọi tầng lớp nhân dân yêu thích Âm sắccủa Sáo trong trẻo, tươi sáng, mang tính chất đồng quê Sáo thường đượcsử dụng để độc tấu, hòa tấu trong dàn nhạc Chèo, nhạc thính phòng Huếvà hòa tấu dàn nhạc truyền thống kết hợp với dàn nhạc đương đại Sáocũng chính là nhạc cụ dân gian được sử dụng rất rộng rãi trong mọi sinhhoạt của cộng đồng xã hội
Đất nước ta đang trên đà phát triển về kinh tế – xã hội và hội nhậpsâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều đó đồng nghĩavới việc các nền văn hóa của các nước cũng tác động mạnh đến nền vănhóa truyền thống của dân tộc ta Trong những năm gần đây, các dòng âmnhạc như: Pop, Rook, Jazz… cũng như các nhạc cụ điện tử được giới trẻđón nhận nồng nhiệt, thì việc tìm các giải pháp phát triển nền âm nhạctruyền thống rất cần được quan tâm một cách đúng mức và khoa học Sựphát triển của các dòng nhạc nêu trên cũng khiến cho học sinh, sinh viên,các nghệ sỹ nhạc cụ truyền thống nói chung và Sáo trúc nói riêng cũngphải đương đầu với hàng loạt những thách thức
Xác định được tầm quan trọng của công tác giáo dục đào tạo,trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và đầu tưcho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó có hệ thốngđào tạo âm nhạc chuyên nghiệp
Trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc, ngày 21/7/2014, Chính phủ đã ban hànhQuyết định số41/2014/QĐ-TTg về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viêncác ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường Văn hóa –Nghệ thuật Theo đó, học sinh, sinh viên theo học ngành biểu diễn nhạc cụtruyền thống (trong đó có chuyên ngành sáo trúc) tại các cơ sở đào tạo
Trang 2Văn hóa- Nghệ thuật công lập được giảm 70% học phí Điều đó đã thểhiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đến công tác đào tạobiểu diễn nghệ thuật truyền thống nói chung và biểu diễn sáo trúc nóiriêng.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, công tác đào tạo nhạc cụtruyền thống nói chung và chuyên ngành sáo trúc nói riêng tại khoa Nghệthuật – trường Đại học Hạ Long mặc dù đã thu được một số kết quả đángkhích lệ nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.Tình trạng một số học sinh khi ra trường chưa đáp ứng được với yêu cầucủa xã hội, chưa đủ khả năng để tham gia thi tuyển ở bậc đại học Một vấnđề nữa cũng cần được quan tâm đó là chương trình và giáo trình giảngdạy còn nhiều bất cập Có thể nói là, cho đến nay khoa Nghệ thuật cũngnhư bộ môn nhạc cụ truyền thống vẫn chưa có một cuốn giáo trình đượcnhà trường ban hành chính thức Đó thực sự là một khó khăn về nguồn tàiliệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên vàhọc sinh trong nhà trường Ngoài ra, phương pháp giảng dạy cũng còn tồntại những mặt hạn chế, chưa gây được sự hứng thú cũng như chưa khơidậy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh Điều đó ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng đào tạo bộ môn sáo trúc
Vì thế, nâng cao chất lượng đào tạo âm nhạc, đổi mới về nội dung,chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy luôn là những yêu cầu
cấp thiết Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sáo trúc cho học sinh hệ trung cấp 6 năm tại khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long”làm nội dung
nghiên cứu của luận văn
2 Lịch sử đề tài
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo những tài liệu,công trình nghiên cứu, luận văn và các giáo trình giảng dạy bộ môn Sáotrúc
Qua nghiên cứu các tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các giáo trìnhgiảng dạy, các luận văn được nêu ở trên cũng đã nghiên cứu một cách cóhệ thống và khoa học, thống kê, phân tích khá chi tiết nhằm tìm ra nhữnggiải pháp hiệu quả cho đối tượng nghiên cứu của từng đề tài Tuy nhiên,chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào đề cập tới công tác giảngdạy bộ môn Sáo trúc cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng caochất lượng giảng dạy chuyên ngành sáo trúc tại trường Đại học Hạ Long
Trang 3Do vậy có thể nói rằng, đề tài nghiên cứu của luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sáo trúc hệ trung cấp 6 năm tại khoa Nghệ thuật – trường Đại học Hạ Long” này không bị trùng lặp với bất cứ
công trình nào đã công bố
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: : Đối tượng nghiên cứu
của đề tài là những vấn đề liên quan đến việc dạy và học sáo trúc tạitrường Đại học Hạ Long như: Nội dung và chương trình đào tạo, phươngpháp dạy và học, năng lực của thầy và khả năng của trò, các giáo trình vàtài liệu học tập có liên quan
4 Mục đíchvà mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định những giải pháp cụ thểnhằm đạt được mục đích là nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sáo trúchệ trung cấp 6 năm tại khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp lý thuyết: bao gồm các công việc cụ thể như sau: thu thập,
sưu tầm luận văn, sưu tầm tài liệu, giáo trình giảng dạy của một số cơ sởđào tạo nhạc cụ truyền thống, đặc biệt là chuyên ngành Sáo trúc Kết quảhọc tập của học sinh, các phương thức kiểm tra đánh giá quá trình dạyhọc
- Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở giáo án mẫu, chúng tôi tiến hành
biên soạn và dạy thực nghiệm tại khoa Nghệ thuật, tiến hành kiểm tra,đánh giá kết quả thực nghiệm nhằm kiểm chứng và đánh giá những giảipháp mà luận văn đã đề xuất
- Phương pháp phi thực nghiệm: Để kiểm chứng các giải pháp đã đề ra,
chúng tôi đã tiến hành trao đổi với các giáo viên trong tổ bộ môn nhạc cụtruyền thống – trường Đại học Hạ Long để có nhữngđánh giá khách quanvề kết quả thực nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảngdạy môn sáo trúc mà luận văn đã đề ra
6 Đóng góp của luận văn
Trang 4Từ những giải pháp cụ thể mà chúng tôi đã đưa ra trong luận văn như:Điều chỉnh lại mục tiêu đào tạo, đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy,chỉnh sửa, sắp xếp, bổ sung, hệ thống bài bản, đổi mới phương phápgiảng dạy, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ, tổ chức dạy thực nghiệm vàđánh giá kết quả…Chúng tôi hy vọng, với những giải pháp đó sẽ cung cấpđược lượng kiến thức cần thiết để học sinh tiếp tục tham gia học tập ở cấphọc cao hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và tình thực tiễn tại địaphương,góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn sáo trúc tại khoaNghệ thuật – trường Đại học Hạ Long.
Ngoài ra luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bạnđồng nghiệp trong tổ bộ môn nhạc cụ truyền thống và học sinh chuyênngành sáo trúc trong quá trình giảng dạy và học tập
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung của luậnvăn gồm hai chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng giảng dạy
Chương 2: Các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY
1 Cơ sở lý luận
1.1.1.Giới thiệu về cây sáo trúc
Cây Sáo trúc có từ bao giờ?Ai là người chế tạo ra nó là một câu hỏi cho
đến nay vẫn chưa có lời giải đáp Trong cuốn “Lịch sử âm nhạc dân gian
cổ truyền”của Nguyễn Viêm cũng có thông tin về nguồn gốc của cây Sáo:
“Trong các di vật khảo cổ khai quật được thuộc thời kỳ Hùng Vương, tacũng đã nhìn thấy được hình bóng của những nhạc cụ hơi làm bằng trenứa như: khèn, sáo.” [19;74]… “Người ta đã thấy ống tiêu khắc trên bệ đáchân cột ở chùa Phật tích trong dàn nhạc tám cây.Tiêu đã tham
gia Đường thượng chi nhạc và nhóm Nhạc huyền ở các triều hậu Lê và
Nguyễn”.[19;75]
Trang 5Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 - 55 cm,đường kính 1,5 - 2 cm Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm Phía saucuối ống sáo có một lỗ không bấm là lỗ định âm.
Khoảng cuối năm 1970 nghệ sỹ Đinh Thìn và Ngô Nam đã cải tiến cây sáo
6 lỗ thành sáo 10 lỗ để mở rộng âm thanh, cho các nghệ sỹ chơi nhữngtác phẩm tương đối dễ dàng hơn So với các nhạc cụ truyền thống khácthì sáo trúc có các kỹ thuật đặc trưng và được xem như thế mạnh vượt trộimà các nhạc cụ dân tộc khác không thể thực hiện được
Trong kỹ thuật vuốt ngón: Sáo trúc có thể vuốt ngón trong 2 quảng 8 màthế tay không phải thay đổi Đó là những kỹ thuật mang tính thế mạnh củasáo trúc giúp người chơi sáo dễ ràng thực hiện được các thao tác kỹ thuậtvà ứng dụng linh hoạt vào từng bài bản cụ thể
Khát quát về một số kỹ thuật cơ bản của sáo trúc.
* Kỹ thuật hơi:
-Lấy hơi và đẩy hơi; Kỹ thuật nhấn hơi; Kỹ thuật rung hơi
* Kỹ thuật đánh lưỡi:
- Đánh lưỡi đơn; Đánh lưỡi kép; Rung lưỡi (hay còn gọi là Phi
lưỡi)
* Kỹ thuật ngón:
- Ngón vuốt; Vuốt lên; Vuốt xuống;
* Ngón láy gồm có láy rền và láy dài:
- Ngón vỗ
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thời kỳ “ đổi mới, mở cửa” đem đến cho
Việt Nam diện mạo mới, đất nước ta có những chuyển biến, phát triểntheo hướng tích cực ở nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa.Khoảng 10 năm trở lại đây, các nhóm nhạc dân tộc với phong cách trìnhdiễn kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại, với cách lỗi diễn năngđộng thì vai trò của cây sáo trúc là một trong những nhạc cụ chính của các
nhóm nhạc Những nhóm nhạcnhư : Mặt trời đỏ, Mặt trời mới, Cỏ lạ…gồm
những cô gái trẻ trung, xinh đẹp, xuất phát từ các trường đào tạo âm nhạc
Trang 6chuyên nghiệp nên họ có thể vừa hát vừa đàn kết hợp với vũ đạo trẻtrung, nhiệt huyết Đây là nét mới trong phong cách trình diễn trên sânkhấu ca nhạc phục vụ nhu cầu “ nghe – nhìn” hiện nay Là một vùng đất
du lịch, hàng năm tỉnh Quảng Ninh đón hơn 7,7 triệu lượt khách đến thamquan Ngoài nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp về thiên nhiên, về văn hóa ẩmthực, du khách còn có nhu cầu rất lớn về thưởng thức các loại hình nghệthuật biểu diễn, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc.Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngoài những dàn nhạc dân tộchoạt động chuyên nghiệp, đóng góp rất lớn vào việc bảo tồn và phát triểnnghệ thuật biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong đó không thể thiếu vai tròcủa cây sáo trúc
1.2 Thực trạng công tác giảng dạy
1.2.1 Vài nét khái quát vềtrường
* Vài nét về trường:
Trường Đại học Hạ Long được thành lập vào tháng 10 năm 2014 theoquyết định số 1869/ QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủtrên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Caođẳng Văn hóa nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long
Trường Đại học Hạ Long là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cungcấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dụcvà xã hội nhân văn, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khuvực đồng bằng Bắc bộ
Qua các thời kỳ phát triển từ trường Trung cấp, Cao đẳng và nay sápnhập thành một khoa của trường Đại học, khoa Nghệ thuật luôn giữ vữngdanh hiệu là cơ sở đào tạo nghệ thuật uy tín và chất lượng của tỉnh QuảngNinh Hiện nay khoa Nghệ thuật - trường Đại học Hạ Long có 40 giảngviên Trong đó, thạc sỹ là 24 người, 10 người đang theo học Cao học cònlại là trình độ Đại học
Cơ cấu tổ chức của khoa gồm có: 1 trưởng khoa và 2 phó khoa
Các tổ chuyên môn gồm: Tổ Múa, tổ Thanh nhạc, tổ Mỹ thuật, tổ lý luận, tổnhạc cụ Hiện đại và tổ nhạc cụ Truyền thống
Trang 7 Vài nét về tổ bộ môn nhạc cụ Truyền thống và chuyên ngành sáo trúc.
Tổ bộ môn nhạc cụ Truyền thống gồm có 06 giảng viên, trong đó có 02giảng viên có trình độ thạc sĩ và 04 giảng viên đang theo học Cao học
Các chuyên ngành đào tạo gồm: Sáo, Nhị, Bầu, Tranh, Tỳ bà, Tam thậplục và đàn Nguyệt
1.2.2.Mục tiêu đào tạo
Hiện nay, khoa Nghệ thuật - trường Đại học Hạ Long đang tiếp tục thựchiện mục tiêu đào tạo các nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ truyền thống có trìnhđộ trung cấp- hệ 6 năm - trong đó có bộ môn sáo trúc Cung cấp nguồnnhân lực cho các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh Trong tình hìnhthực tế hiện nay, tổ bộ môn nhạc cụ truyền thống nói chung và bộ mônsáo trúc nói riêng không phải đối tượng nào tuyển sinh vào trường cũngxác định sau khi học xong trung cấp sẽ tham gia thi tuyển ở cấp học caohơn Theo khảo sát thực tế, những đối tượng chọn việc học để làm nghềtại địa phương chiếm phần lớn Chính vì vậy, để đảm bảo được tính hàihòa thì mục tiêu đào tạo cũng nên được xem xét, điều chỉnh lại cho phùhợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo lượng kiếnthức cần thiết đối với những học sinh sau khi tốt nghiệp có nguyện vọngtham gia học tập ở cấp học cao hơn
1 Về chương trình, giáo trìnhvà tài liệu giảng dạy
Nhìn chung, các trường Đại học-cao đẳng đang đào tạo chuyên ngànhnhạc cụ truyền thống nói chung và đào tạo bộ môn Sáo trúc nói riêng đềutheo chương trình khung của bộ GD&ĐT quy định Tuy nhiên, để phù hợpvới địa phương, nội dung chương trình đào tạo của từng cơ sở cũng đượcchọn lọc khác nhau về số lượng cũng như nội dung các giáo trình, sáchhướng dẫn, sách tự học, tài liệu tham khảo, bài bản… Vì vậy, mà chấtlượng đầu ra của mỗi cở sở đào tạo cũng có sự khác nhau
Nhìn chung, việc sắp xếp các bài tập kỹ thuật tương đối hạn chế, vì lứatuổi của các em khi tuyển sinh không đồng đều, các em có độ tuổi lớn hơncó nhận thức nhanh hơn các em nhỏ Vậy nên, việc bó hẹp các bài tập kỹthuật trong phạm vi đánh lưỡi đơn, tiết tấu nốt tròn, nốt trắng, nốt đenchưa thực sự hợp lý Các làn điệu dân ca cũng chưa được phong phú,thiếu đi phong cách của các vùng miền Đặc biệt trong năm học này thiếu
đi hoàn toàn các bài được chuyển soạn từ các ca khúc thiếu nhi phù hợp
Trang 8với kỹ thuật và độ tuổi của các em, cần phải được nghiên cứu, bổ sungcho phù hợp.
Một vấn đề nữa là, trong chương trình đào tạo hầu như chỉ đưa vào giảngdạy các bài dân ca Việt Nam, thiếu vắng các bài dân ca nước ngoài phùhợp với tính năng của sáo trúc.Ngoài ra, ca khúc Việt Nam mang âmhưởng dân gian phù hợp để đưa vào giảng dạy cũng còn hạn chế Đây làvấn đề mà chúng tôi thấy cần phải quan tâm, cần phải xây dựng mộtchương trình đào tạo hợp lý hơn Đặc biệt là làm sao cho phù hợp với tìnhhình thực tế củađịa phương
Đánh giá chung về giáo trình, tài liệu học tập
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có một số hạn chế, bất cậpvề giáo trình, tài liệu dạy và học bộ môn sáo trúc, hệ trung cấp 6 năm tạitrường Đại học Hạ Long Các giáo trình, tài liệu hiện có cũng chưa có tínhthống nhất trong việc sắp xếp các bài tập kỹ thuật theo từng năm học Cácbài tập kỹ thuật nâng cao và bài tập kỹ thuật bổ trợ cho từng loại kỹ thuậtcòn thiếu, cần phải được nghiên cứu, bổ sung để từng bước nâng cao kỹthuật cho học sinh Các bài dân ca, ca khúc Việt Nam và nước ngoàichuyển soạn cho sáo trúc còn ít, chưa phong phú, gây kho khăn cho việclựa chọn bài đối với từng đối tượng học sinh
Có thể nói, để có được giáo trình và tài liệu giảng dạy bộ môn sáo trúc tạitrường Đại học Hạ Long là hết sức khó khăn Khó khăn về khả năng tưduy, phân tích, tổng hợp của giáo viên trong việc lựa chọn bài bản, khókhăn về sự sắp xếp các bài tập và bài ứng dụng theo tính hệ thống Vìvậy, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học
Trong dạy học, phương pháp giảng dạy đóng một vai trò hết sứcquan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng của từng giờ học và ảnh hưởngđến chất lượng đầu ra của từng học sinh Về phương pháp giảng dạy, tacó thể nhìn thấy được một số bất cập như sau:
-Việc sắp xếp lịch học cho học sinh học 2 tiết / buổi / tuần là chưa hợp lý,điều đó sẽ làm cho học sinh chán nản, mệt mỏi, dẫn đến hiệu quả của tiếthọc không cao
- Trong 2 tiết học đó học sinh chỉ học duy nhất một bài, không có bất cứmột bài tập kỹ thuật ứng dụng nào kèm theo, nên không gây được sự
Trang 9hứng thú cho học sinh trong buổi học cũng như không có sự bổ trợ nào vềkỹ thuật cho bài học thêm hiệu quả.
1.2.5.Về khả năng tiếp thu của học sinh.
Bộ môn sáo trúc đã được trường trung cấp VHNT Quảng Ninh (nay làkhoa Nghệ thuật - trường đại học Hạ Long) đưa vào giảng dạy từ năm
1997 và hiện chỉ có duy nhất 1 giáo viên tham gia giảng dạy Dưới đây làbảng thống kê số học sinh qua từng giai đoạn
Với xu thế chung của xã hội và sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đạithì việc tuyển sinh đầu vào của ngành nhạc cụ truyền thống nói chung vàchuyên ngành Sáo trúc nói riêng đang gặp nhiều khó khăn Những nămgần đây, nhà trường phải mở rộng phạm vi tuyển sinh đến các huyện, các
xã vùng sâu vùng xa để tìm kiếm học sinh Lứa tuổi các em tham gia thituyển cũng không đồng đều, (nhỏ nhất 11 tuổi, lớn nhất 18 tuổi) điều đódẫn đến việc nhận thức của các em cũng có sự khác nhau
Trong quá trình học tập ở trường, vì số lượng tuyển sinh đầu vào hạn hẹp,các em không có một môi trường, không gian học tập sôi nổi, cạnh tranhđể tạo đà phát triển mạnh Một vấn đề nữaảnh hưởng đến chất lượng vàsố lượng tuyển sinh đó là việc làm Trong khoảng 2 năm trở lại đây các emtheo học chuyên ngành nhạc cụ truyền thống nói chung và sáo trúc nóiriêng hầu hết là những em sống ở vùng quê nghèo, xa trung tâm nên trìnhđộ nhận thức nói chung không cao Tuy nhiên các em lại rất chăm chỉ,chịu khó học tập và rèn luyện, đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối vớiđặc thù đào tạo nghệ thuật Điều đó được thể hiện qua những lần kiểm trathường xuyên, thi giữa học kỳ và thi hết học kỳ, các em đều đạt kết quả từđiểm khá trở lên
Trang 10khăn, trình độ và độ tuổi của học sinh không đồng đều, do đó dẫn đến việchiệu quả trong đào tạo còn chưa được như mong muốn Vì vậy, cần phảicó sự đầu tư, nghiên cứu một cách khoa học để tìm ra những giải pháp cụthể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
CHƯƠNG 2
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
2.1 Điều chỉnh mục tiêu đào tạo
2.1.1.Chú trọng mục tiêu đào tạo nhạc công
Từ trước tới những năm gần đây, bộ môn Sáo trúc thường nặngvề đào tạo nghệ sĩ độc tấu, không chú trọng đến giảng dạy hòa tấu, dẫnđến đào tạo dàn trải, áp dụng chung cho tất cả các đối tượng, tính ứngdụng còn hạn chế Trong việc tiến hành điều chỉnh mục tiêu đào tạo, trướchết, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người học lượng kiến thức cótrong chương trình đào tạo hệ trung cấp môn sáo trúc Cho học sinh đượctiếp cận với bộ môn hòa tấu ngay từ năm học thứ 2 Thực tế cho thấy, khi
ra trường ngoài việc độc tấu thì chủ yếu nhạc công là phải hoà tấu dànnhạc, đệm cho hát hoặc dàn nhạc đệm cho nhạc cụ khác độc tấu Chính vìvậy, khoa và tổ bộ môn cần phải xây dựng được một chương trình hòa tấucho từng năm học, như vậy sẽ giúp cho các em vừa có hứng thú học tập,vừa rèn được kỹ năng hòa tấu từ sớm, qua đó sẽ dần nâng cao được chấtlượng giảng dạy
2.1.2.Đào tạo theo nhu cầu thực tế của địa phương
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịchtừ “Nâu” sang “ Xanh” có nghĩa là khai thác tài nguyên khoảng sản sẽgiảm đi và du lich, dịch vụ sẽ phát triển một cách mạnh mẽ Các công tykinh doanh dịch vụ du lịch những năm gần đây rất quan tâm đến việc khaithác và sử dụng các dịch vụ giải trí trong đó có biểu diễn nghệ thuật đặcbiệt là nghệ thuật truyền thống Qua khảo sát thực tế cho thấy, đa sốkhách du lịch khi đến với Hạ Long đặc biệt là khách du lịch nước ngoàiđều đến những địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống đểthưởng thức, qua đó họ sẽ hiểu được thêm về bản sắc văn hoá và conngười Việt Nam, điều đó định hướng cho việc xây dựng chương trình vàsắp xếp bổ sung giáo trình học tâp phải có sự đầu tư, nghiên cứu mộtcách bài bản và khoa học, đảm bảo sau khi ra trường học sinh có thể thíchứng được ngay với môi trường hoạt động nghệ thuật tại địa phương
Trang 112.2 Bổ sung nội dung giáo trình
2.2.1 Tiêu chí bổ sung.
* Tiêu chí chung: Tiêu chí chung để điều chinh, bổ sung các bài tập kĩ
thuật và các tác phẩm vào giáo trình bao gồm:
a/ Đáp ứng đúng mục tiêu đào tạo của chuyên ngành
b/ Phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh đã được nhà trường quyđịnh
c/ Phù hợp với thời gian của chương trình
* Tiêu chí cụ thể:
Trên cơ sở những tiêu chí chung, chúng tôi cũng đã xác định những tiêuchí cụ thể cho từng thể loại như sau:
a/ Đối với bài tập kỹ thuật.
Các bài tập kỹ thuật và bài tập ứng dụng cho từng loại kỹ thuậttrong chương trình phải được sắp xếp hợp lý từ dễ đến khó, đa dạng, phùhợp với khả năng của từng học sinh
b/Đối với các bài dân ca, ca khúc Việt Nam và nước ngoài chuyển soạn
Những bài dân ca, ca khúc đặc sắc, giai điệu dễ nghe, dễ nhớ, cótính phổ biến rộng rãi Các bài dân ca, ca khúc Việt Nam và nước ngoài đóphải phù hợp với kỹ thuật và tính năng của cây sáo trúc
c/ Đối với các ca khúc viết về Quảng Ninh chuyển soạn
Các ca khúc viết về Quảng Ninh, nói lên được vẻ đẹp thiên nhiên và conngười nơi đây Có tính phổ biến rộng rãi
2.2.2 Bổ sung - Sắp xếp lại giáo trình
Những năm gần đây, độ tuổi tuyển sinh của chuyên ngành nhạc cụnói chung và bộ môn sáo trúc nói riêng tại trường Đại học Hạ Long khôngđồng đều về lứa tuổi (nhỏ nhất 12 tuổi, lớn nhất là 18 tuổi, thậm chí mộtsố ít em còn có độ tuổi cao hơn) Nhìn chung các em đều đam mê, có ýthức học tập tốt Vì độ tuổi chênh lệch như vậy nên tư duy của các emcũng có sự khác biệt Vì thế, giải pháp sắp xếp lại chương trình đào tạo