Đề cương của nghiên cứu về quản lý chất thải y tế tại BV.
1 BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG BÀI TẬP HẾT MÔN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2013 Hướng dẫn khoa học: Ths Lê Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 05/2013 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .1 DANH MỤC CÁC BẢNG .1 Chương I. ĐẶT VẤN ĐỀ: .3 Mục tiêu nghiên cứu: . 5 Khung lý thuyết: 6 Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 8 2.1. Đối tượng nghiên cứu 8 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: . 8 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 8 2.4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: . 8 2.5. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu: . 11 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu : …………………………………………………………… 15 Chương III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 17 3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu: . 17 3.2. Kết quả mô tả KAP về quản lý CTYT: 17 3.3. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về công tác quản lý CTYT: 24 Chương IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 30 Chương V: DỰ KIẾN KẾT LUẬN . 30 Chương VI: DỰ KIẾN ĐỀ XUẤT 30 Chương VII: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phát vấn nhân viên y tế 32 Phụ lục 2: Đáp án trả lời của Phụ lục 1(các câu hỏi từ 1 đến 26 của phần II) 41 Phụ lục 3: Thang điểm thái độ: 43 Phụ lục 4: Đáp án trả lời của Phụ lục 1(các câu hỏi từ 31 đến 38 của phần II) . 44 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTYT: Chất thải y tế KAP: Kiến thức, thái độ, thực hành 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Danh sách các biến số Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng được phát vấn Bảng 3.2.1. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về CTYT và Quản lý CTYT Bảng 3.2.2. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cách phân loại CTYT Bảng 3.2.3. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về mã màu sắc của dụng cụ đựng CTYT Bảng 3.2.4. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về thu gom CTYT Bảng 3.2.5. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển CTYT Bảng 3.2.6. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ CTYT Bảng 3.2.7. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về phương pháp xử lý ban đầu CTYT Bảng 3.2.8. Đánh giá chung kiến thức của đối tượng về công tác quản lý CTYT Bảng 3.2.9.Thái độ của đối tượng về công tác quản lý CTYT Bảng 3.2.10.Đánh giá chung về thái độ của đối tượng với công tác quản lý CTYT Bảng 3.2.11. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phân loại CTYT Bảng 3.2.12. Thực hành của đối tượng về thu gom CTYT Bảng 3.2.13. Thực hành của đối tượng về lưu giữ và tiêu huỷ CTYT Bảng 3.2.14. Đánh giá chung về thực hành quản lý CTYT của đối tượng Bảng 3.3.1: Liên quan giữa tuổi và kiến thức Bảng 3.3.2: Liên quan giữa giới và kiến thức Bảng 3.3.3: Liên quan giữa trình độ chuyên môn và kiến thức Bảng 3.3.4: Liên quan giữa thâm niên công tác và kiến thức Bảng 3.3.5: Liên quan giữa công tác tập huấn và kiến thức Bảng 3.3.6: Liên quan giữa tuổi và thái độ Bảng 3.3.7: Liên quan giữa giới và thái độ Bảng 3.3.8: Liên quan giữa trình độ chuyên môn và thái độ Bảng 3.3.9: Liên quan giữa thâm niên công tác và thái độ Bảng 3.3.10: Liên quan giữa công tác tập huấn và thái độ Bảng 3.3.10: Liên quan giữa kiến thức chung về quản lý CTYT và thái độ 3 Bảng 3.3.11: Liên quan giữa tuổi và thực hành Bảng 3.3.12: Liên quan giữa giới và thái độ Bảng 3.3.13: Liên quan giữa trình độ chuyên môn và thựchành Bảng 3.3.14: Liên quan giữa thâm niên công tác và thựchành Bảng 3.3.15: Liên quan giữa công tác tập huấn và thựchành Bảng 3.3.16: Liên quan giữa kiến thức chung về quản lý CTYT và thựchành Bảng 3.3.17: Liên quan giữa thái độ về quản lý CTYT và thựchành Bảng 3.3.18: Liên quan giữa công tác giám sát và thựchành Chương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, vấn đề sức khoẻ con người càng được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành Y tế nước ta đã có những chuyển biến mới mẻ với những máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của con người. Trong quá trình hoạt 4 động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải, trong đó chất thải nguy hại chiếm một tỷ lệ nhất định. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải y tế có khoảng 75–90% là chất thải thông thường, còn lại 10-25% chất thải y tế (CTYT) được coi là nguy hiểm như chất thải nhiễm khuẩn, chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp[8]. Theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trường y tế – Bộ Y tế, năm 2010, mỗi ngày các cơ sở y tế trong cả nước thải ra 380 tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 45 tấn chất thải y tế nguy hại. Hiện tỷ lệ tăng chất thải rắn y tế là 7,6%/năm. Dự tính đến năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng gấp đôi vào khoảng 800 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay vào khoảng 150.000m 3 / ngày đêm, chưa kể lượng chất thải của các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo y dược và sản xuất thuốc. Dự tính tới năm 2015, lượng chất thải này sẽ tăng lên 300.000m 3 / ngày đêm. Trong khi đó vấn đề môi trường y tế chưa được quan tâm đúng mức. Hiện có 95% bệnh viện thực hiện phân loại chất thải, 90,9% bệnh viện thu gom chất thải rắn hàng ngày, có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải rắn có mái che (45,3% trong số đó đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý CTYT theo QĐ số 43/2007/QĐ - BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007)[2, 4]. Đặc biệt, chỉ có khoảng 40% các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn môi trường, 30% sử bệnh viện sử dụng lò thiêu đốt thủ công (thiêu đốt CTYT nguy hại ngoài trời), còn khoảng 30% bệnh viện chôn lấp CTYT nguy hại trong khuôn viên bệnh viện[2]. Tại các cơ sở y tế tuyến trung ương có 94,4% lượng nước thải y tế phát sinh được xử lý; tuyến tỉnh huyện là 66,6%. [3] Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, ngày 22/4/2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 84 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh[6]. 5 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh với quy mô 750 giường bệnh, 760 nhân lực (197 Bác sĩ, 400 Điều dưỡng/Hộ sinh/Kỹ thuật viên, 30 Hộ lý và các cán bộ khác) là bệnh viện tuyến tỉnh hạng II (Bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức), phấn đấu năm 2015, đạt bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, với quy mô 1.000- giường bệnh. Hàng năm, công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện luôn đạt trên 120%[1]. Những năm gần đây, Bệnh viện đã thực hiện khá tốt công tác quản lý và xử lý CTYT. Theo một lãnh đạo của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cho biết về công tác xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh: ”Chất thải rắn y tế được thu gom hàng ngày và xử lý bằng hình thức đốt trong lò Incicon (công suất 70-80 kg rác/giờ đốt, theo công nghệ Anh Quốc). Ngoài rác thải y tế, nguồn rác sinh hoạt trong bệnh viện cũng khá lớn, trung bình 60 m3/tháng được thu gom ra khu vực riêng và thuê Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị vào chuyển ra bãi rác tập trung. Riêng đối với nguồn chất thải lỏng cũng đã được thu gom, chảy về hệ thống xử lý với công suất 450m3/ngày đêm. Hoạt động vệ sinh buồng bệnh, ngoại cảnh được Bệnh viện thuê công ty ITC thực hiện với hơn 40 lao động thường xuyên lau rửa, thu gom và vận chuyển rác thải”. Năm 2012, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã được đưa ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[5]. Mặc dù công tác xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng y tế đã được bệnh viện chú trọng, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào được làm về kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý CTYT tại bệnh viện nên chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: -"Kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ", với mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế. 6 Khung lý thuyết: 7 Một số yếu tố ảnh hưởng tới KAP về quản lý CTYT của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Yếu tố con người • Tuổi • Giới • Trình độ chuyên môn • Thâm niên công tác Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế: + Thực trạng phân loại rác thải tại BV: - Có túi thùng đựng CT riêng biệt - Thể tích túi, thùng phù hợp + Thực trạng thu gom CT tại BV: - Thu gom khi đầy ¾ túi - Có hướng dẫn phân loại thu gom đầy đủ - Đầy đủ thùng thu gom CT - Lưu giữ CT tạm thời + Thực trạng Vận chuyển CT tại BV : - Xe vận chuyển CT riêng - Xe có nắp , đáy kín + Thực trạng Lưu giữ CT tại BV: - Bàn giao đầy đủ - Thời gian lưu giữ CT đảm bảo + Công nghệ xử lý chất thải nguy hại: - Công nghệ xử lý: bằng hình thức đốt trong lò Incicon theo công nghệ Anh quốc; - Tình trạng khí thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường khi hoạt động: không. Rác sau Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng: Nhóm 1: Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật viên y học; Nhóm 2: Hộ lý. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các đối tượng vắng mặt tại thời điểm khảo sát; Các đối tượng có thời gian công tác tại bệnh viện ≤ 1 năm; Các đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 2.2.1. Thời gian: từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Phương pháp: mô tả cắt ngang có phân tích 2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: 8 Yếu tố khác • Đào tạo, tập huấn về quy chế quản lý CTYT, • Hoạt động giám sát Thực trạng xử lý nước thải và chất thải khí: + Hệ thống thu gom và xử lý đồng bộ, công suất 450m 3 /24h ; + Các phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm, khoa gây mê, khoa cấp cứu có hệ thống thông khí; + Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Nhóm 1: Chọn toàn bộ Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật viên y học (những người này có chức năng và nhiệm vụ về quản lý CTYT như nhau) đang làm việc tại các khoa trong bệnh viện sẽ tiến hành điều tra, dự kiến: 400; Nhóm 2: Chọn toàn bộ Hộ lý đang làm việc tại các khoa trong bệnh viện sẽ tiến hành điều tra, dự kiến: 30 Cỡ mẫu dự kiến: n = 430 2.4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: 2.4.1. Kỹ thuật thu thập số liệu: Điều tra viên: là 7 thành viên của nhóm nghiên cứu, được chia thành 3 nhóm và 1 nhóm trưởng: Nhóm trưởng: Giám sát quá trình thu thập số liệu của các nhóm. Nhóm 1,2,3: Chịu trách nhiệm thu thập thông tin qua phát vấn các đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi phát vấn được xây dựng dựa trên Quy chế Quản lý CTYT theo QĐ số 43/2007/QĐ - BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế. Bộ câu hỏi gồm 2 phần (Phụ lục 1): Phần I: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu; Phần II: Các nội dung về kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý CTYT; Điều tra viên (ĐTV): chọn thời điểm thích hợp trong ngày, mời đối tượng nghiên cứu được chọn vào nghiên cứu tham gia trả lời phát vấn tại phòng giao ban của khoa. ĐTV thông báo mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định, phát phiếu để đối tượng nghiên cứu tự điền và nhắc nhở các đối tượng tham gia nghiên cứu không trao đổi thông tin trong khi trả lời các câu hỏi. ĐTV thu phiếu điều tra sau khi đối tượng nghiên cứu điền xong, kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp lại cho giám sát viên (nhóm trưởng). Giám sát viên thực hiện giám sát hỗ trợ các ĐTV trong quá trình khảo sát đồng thời kiểm tra sự phù hợp của của các thông tin trong các phiếu khảo sát từ ĐTV. Khi thấy các thông tin có sự không phù hợp, giám sát viên yêu cầu ĐTV khảo sát bổ sung. 2.4.2. Xử lý số liệu: Số liệu được làm sạch trước, trong khi nhập và trước khi đưa vào phân tích: Nhập liệu bằng phần mềm Epi data 3.1 Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Phần mô tả: thể hiện tần số của các biến trong nghiên cứu: 9 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu về quản lý CTYT. Phần phân tích: kiểm định χ 2 , tỷ suất chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% được sử dụng để tìm hiểu liên quan giữa: Tuổi với kiến thức, thái độ thực hành về quản lý CTYT; Giới với kiến thức, thái độ thực hành về quản lý CTYT; Trình độ chuyên môn với kiến thức, thái độ thực hành về quản lý CTYT; Thâm niên công tác với kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý CTYT; Hiểu biết với thái độ, thực hành về quản lý CTYT; Thái độ với thực hành về quản lý CTYT; Công tác tập huấn về quy chế quản lý CTYT với hiểu biết, thái độ, thực hành về quản lý CTYT; Công tác giám sát với thực hành về quản lý CTYT. 2.4.3. Hạn chế của nghiên cứu, khống chế sai số trong nghiên cứu: Hạn chế của nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá KAP về quản lý CTYT tại thời điểm nghiên cứu so với Quy chế về Quản lý CTYT theo QĐ số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. Sai số: Việc thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn: Tương đối dài và có nhiều câu hỏi về phần kiến thức nên có thể ảnh hưởng đến sự tập chung và thái độ trả lời các câu hỏi. Sai số khi nhập liệu Khống chế sai số: Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm và chỉnh sửa để đảm bảo ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Cán bộ điều tra gồm 7 thành viên trong nhóm nghiên cứu, đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý CTYT. Tập huấn kỹ cho các điều tra viên,thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá, rút kinh nghiệm từ điều tra thử trước khi tiến hành điều tra chính thức. Điều tra viên giải thích mục đích của nghiên cứu, hướng dẫn cách trả lời từng câu hỏi và đề nghị đối tượng nghiên cứu nếu có vấn đề gì chưa rõ thì hỏi lại để được giải thích. Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 để kiểm soát chất lượng trong quá trình nhập liệu, số liệu được nhập 2 lần. Sau đó số liệu giữa 2 lần nhập sẽ được so sánh với nhau, những sai khác giữa 2 lần nhập sẽ được 10 . CTYT nguy hại, Quản lý CTYT và Quyết định về Quy chế Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về CTYT, CTYT nguy hại, Quản lý CTYT và Quyết định về Quy. hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế. 6 Khung lý thuyết: 7 Một số y u tố ảnh hưởng tới KAP về quản lý CTYT của nhân viên y tế tại Bệnh viện