MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây ấn tượng rất sâu sắc với công chúng. Nó làm cho những con số khô khan trở nên sống động, những mối liên hệ trở nên rõ ràng và các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể. Trong làng báo thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều quan niệm về phóng sự. Mỗi một nhà báo chí học khi xem xét và nghiên cứu thể loại này đều xuất phát từ những góc độ khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau về thể loại. Tuy nhiên, không vì thế mà nó ngăn cản được thể loại này ngày càng trở thành một thể loại quan trọng, thu hút được sự quan tâm của độc giả. Phóng sự xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX. Do đặc điểm tình hình xã hội và tình hình báo chí lúc bấy giờ, phóng sự ở nước ta chia thành những khuynh hướng khác nhau. Có khuynh hướng ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, có khuynh hướng đi sâu vào đời sống thực tế của nhân dân lao động, viết về cuộc sống của những người khốn khổ... Từ sau năm 1945, gắn liền với sức sống của báo chí cách mạng Việt Nam, phóng sự vẫn tiếp tục phát triển và chứng tỏ ra là một thể loại xung kích trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc và đấu tranh xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, phóng sự vẫn đang ổn định với những ưu thế của riêng mình. Các bài phóng sự trên báo thường có xu thể trở thành những bài đinh. Các nhà báo thành công với thể loại phóng sự luôn được đánh giá là những cây viết sắc sảo và nhạy bén. Phóng sự đã thực sự góp phần làm sống dậy một không khí dân chủ trong văn học và báo chí Việt Nam. Thật khó có thể hình dung được diện mạo của nền văn học và báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu đi sự góp mặt đầy ấn tượng của hàng trăm tác phẩm phóng sự đề cập mọi khía cạnh của cuộc sống. Hiện nay phóng sự đã trở thành món ăn không thể thiếu được đối với công chúng và báo chí. Vì vậy tờ báo nào cũng dành một diện tích mặt báo thích hợp để đăng tải các bài báo phóng sự của báo mình. Có rất nhiều tờ báo đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có các trang phóng sự như: Lao động, Tuổi trẻ TP. HCM, Thanh niên, Tiền phong, Hà Nội mới... và hàng loạt tên tuổi nhà báo đã được công chúng biết đến thông qua thể loại phóng sự. Từ thế hệ của nhà báo Xuân Ba, Mạnh Việt (báo Tiền Phong) nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Vinh Quyền (báo Lao Động); đến những nhà báo trẻ hiện nay luôn lăn xả vào những hiện thực cuộc sống để tìm kiếm và phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Phóng sự ngắn là một dạng của phóng sự, mang đầy đủ đặc điểm của phóng sự nhưng được trình bày ngắn ngọn, cô đọng, xúc tích. Phóng sự ngắn ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều trên trên các báo, trở thành “món ăn” không thể thiếu, thậm chí còn là linh hồn, là chất liệu làm nên sức sống của một số báo. Phóng sự ngắn phản ánh nhanh cuộc sống đời thường, là dịp để phóng viên đưa tới độc giả một cái nhìn nhanh chóng nhưng toàn diện, sâu sắc, giúp cho họ chứng kiến sự kiện, tự đánh giá sự kiện. Phóng sự ngắn tuy là thể loại mũi nhọn và đã được sử dụng khá phổ biến trong xu thế báo in hiện nay, tuy nhiên nhiều phóng viên vẫn còn khá lúng túng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vận dụng thực hiện phóng sự ngắn. Sự phát triển của xã hội, đặc biệt là việc ứng dụng thành công những thành tựu khoa học, công nghệ thông tin làm thay đổi thói quen và thị hiếu đọc của người dân. Cuộc sống hiện đại không cho phép họ dành nhiều thời gian cho việc đọc những bài dài…Điều độc giả cần ở một bài báo là lượng thông tin, tính chính xác và cung cấp cái nhìn toàn diện, chuyên sâu. Phóng sự ngắn đáp ứng được yêu cầu đó. Trong các thể loại báo chí, tin ngắn được sử dụng rất nhiều. Thể loại bình luận mười năm qua cũng có nhiều thay đổi cả về hình thức và nội dung, đặc biệt về hình thức. Bình luận trên các báo hiện nay chỉ có độ dài bằng một nửa so với 20 năm trước. Còn phóng sự ngắn, tới nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào cho biết nó ra đời từ bao giờ, ai viết nó nhiều, những tác giả nào thành công nhất, nhưng hiện nay đã xuất hiện khá thường xuyên trên các báo. Trong các tài liệu nước ngoài và các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, tài liệu về các thể loại phóng sự ngắn báo in còn rất ít. Điều này xuất phát từ nguyên nhân, sự xuất hiện của phóng sự ngắn trên báo in chưa lâu, lý luận về loại hình báo chí này chưa phát triển. Mặt khác, mặc dù phóng sự ngắn được sử dụng nhiều song chưa được nghiên cứu nhiều, trong khi đó ngay cả tên gọi “phóng sự ngắn” vẫn còn là vấn đề tranh luận bởi trên thế giới không có khái niệm phóng sự ngắn, có News, News story, hoặc News pakage. Cụm từ “Phóng sự ngắn” để chỉ các phóng sự dài từ 300 700 từ, được sử dụng tại Việt Nam mới chỉ mang ý nghĩa phân biệt với phóng sự chuyên đề, phóng sự dài kỳ vài nghìn từ… Có thể nói, phóng sự qua các chặng đường phát triển đã có rất nhiều thay đổi, lý luận văn học và lý luận báo chí cũng có nhiều thể loại công trình nghiên cứu về thể loại báo chí này. Tuy nhiên, cho đến nay, tài liệu đề cập đến đặc điểm của phóng sự trên báo in không nhiều, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển của báo chí nước nhà như hiện nay. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Nhận diện đặc điểm phóng sự ngắn báo in hiện đại” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc làm rõ những nội dung và hình thức của phóng sự ngắn trên báo in trong đời sống báo chí hiện đại. Qua đó tác giả hy vọng góp một tiếng nói trong việc làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại phóng sự nói chung, phóng sự ngắn nói riêng, đồng thời đưa ra một số xu hướng vận động và phát triển của bản thân thể loại phóng sự cũng như những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng phóng sự ngắn hiện nay. Tác giả cũng mong muốn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí và tiếp nhận của độc giả. Những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí, hoặc cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà báo đang trực tiếp sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn báo chí hiện nay. Qua trình thực hiện đề tài này, người viết có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời là quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận về thể loại báo chí, tạo cơ sở cho việc sáng tạo thể loại báo chí.
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .1 1.Lý chọn đề tài 2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .4 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.3 Phạm vi thời gian, không gian Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận .9 5.2.Phương pháp nghiên cứu 10 5.2.1 Phương pháp luận 10 5.2.2 Phương pháp nghiên cứu 10 Cấu trúc luận văn 11 CHƯƠNG 12 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 12 THỂ LOẠI PHÓNG SỰ NGẮN .12 1.1 Những vấn đề lý luận thể loại phóng phóng ngắn báo chí 12 1.2 Tình hình phóng ngắn báo Tiền Phong, Thanh Niên Hà Nội 36 CHƯƠNG 47 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ NGẮN TRÊN CÁC BÁO TIỀN PHONG, THANH NIÊN VÀ HÀ NỘI MỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2013, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2009-2013) .47 2.1 Những đặc điểm nội dung phản ánh 47 2.2 Những đặc điểm hình thức 72 CHƯƠNG 91 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG .91 PHÓNG SỰ NGẮN BÁO IN HIỆN NAY 91 3.1 Những xu hướng tích cực 92 3.2 Những xu hướng tiêu cực 108 3.3 Những điều kiện yếu tố để phóng sìm lối mới, khơng giẫm đạp lên dấu chân mình, khơng rơi vào sáo mòn, đơn điệu Trong hồn cảnh nào, phóng ln “miền đất hứa” cho nhà báo khám phá, thể tài lĩnh cá nhân Bản thân người viết luận văn nhận thức rằng: Quá trình nghiên cứu đòi hỏi phải có nhiều thời gian, cơng sức hiểu biết Tác giả hy vọng, luận văn mang đến tư liệu để người 125 tham khảo Người viết mong muốn nhận ý kiến đóng góp, bảo từ phía thầy giáo, nhà báo quan tâm đến vấn đề TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu nước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 22 - CT/TƯ ngày 17 - 10 - 1997 tiếp tục đổi tăng cường lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững thời gian tới, NXB Lý luận Chính trị Báo cáo trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngơn ngữ báo chí, NXB Lao động, Hà Nội Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề cơng tác lý luận, tư tưởng văn hóa, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội TS Hồng Đình Cúc, TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề báo chí đại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội TS Đức Dũng (2006), Viết báo th ế nào, (Tái lần thứ tư), NXB Văn hóa Thông tin, Hà N ội PGS TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Truyền thông- Lý thuyết kỹ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội 126 PGS TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001), Báo chí điểm nhìn từ thực tiễn (tập 2), NXB Văn hóa - Thơng tin Hà Nội 10 PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 11 PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí Truyền thơng đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội 12 PGS.TS Nguyễn Văn Dững - chủ biên (2012), Truyền thông - Lý thuyết kỹ bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13 GS Hà Minh Đức chủ biên (1994), Báo chí vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Giáo Dục, Hà Nội 14 Hà Minh Đức (1997), Báo chí với nghiệp đổi mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 15 Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Vũ Quang Hào (2012), Ngơn ngữ báo chí, NXB Thơng tấn, Hà Nội 17 Ninh Thị Thu Hằng (2011), Đặc điểm phóng báo in nay, LVTS, Hà Nội 18 TS Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên Tòa soạn, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội 19 TS Nguyễn Quang Hòa (2009), Nâng cao chất lượng hoạt động Ban TKTS quan báo chí, LV TS, Hà Nội 20 TS Nguyễn Quang Hòa (2012), Nghề báo, học nhớ đời, NXB Thông tin truyền thơng, Hà Nội 21 Vũ Đình Hòe chủ biên (2000), Truyền thông đại chúng công tác lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22 Đỗ Quang Hưng chủ biên (2000), Lịch sử Báo chí Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội 23 Đinh Trọng Lạc, Về phong cách báo, Tạp chí Ngơn ngữ, số 4-1995 127 24 PGS.TS Tạ Ngọc Tấn - chủ biên (1995), Tác phẩm báo chí tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 25 PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999) Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 26 PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị Quốc Gia, HN - 2001 27 Hữu Thọ (1998), Công việc người viết báo, NXB Giáo dục, Hà Nội 28 Phân viện Báo chí tun truyền (2005), Phóng báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội 29 Học viện Báo chí Tuyên truyền - Khoa Báo chí (2000), Báo chí Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hố Thơng tin, Hà Nội 30 Học viện Báo chí Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí tập 1, NXB Lý luận trị, Hà Nội 31 Học viện Báo chí Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí tập 2, NXB Lý luận trị, Hà Nội 32 Cẩm nang phóng viên, Ban quản lý dự án “Đào tạo nâng cao báo chí VN”- FOJO (viện đào tạo nâng cao báo chí Fojokalmar, Thụy Điển), 2010 33 Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp công việc nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội II Tài liệu dịch 34 Giles Vic (1996), Creative newspaper design - NXB Boston Oxford 35 Loic Hervuer (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội 36 G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo Nhà báo, NXB Thông 37 Leonard Ray Teel, Ron Taylor (2003), Bước vào nghề báo, NXB Trẻ, Hà Nội 38 Micheal Schudson (2003), Sức mạnh tin tức truyền thông (Thế Hùng, Trà 128 My dịch, Minh Long: hiệu đính), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 39 G.V Ladutina (2004), Những vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo (Hồng Anh dịch), NXB Lý luận trị 40 A.A.Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thơng Tấn 41 V.V.Vơrơsilốp (2004), Nghiệp vụ báo chí, lý luận thực tiễn, NXB Thông 42 The Missouri Group (2009), Nhà báo đại, NXB Trẻ, Hà Nội 129 ... viết báo, NXB Giáo dục, Hà Nội 28 Phân viện Báo chí tuyên truyền (2005), Phóng báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội 29 Học viện Báo chí Tuyên truyền - Khoa Báo chí (2000), Báo chí Những điểm. .. tiễn, NXB Văn hố Thơng tin, Hà Nội 30 Học viện Báo chí Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí tập 1, NXB Lý luận trị, Hà Nội 31 Học viện Báo chí Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí tập 2, NXB Lý luận trị,... (tập 2), NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội 10 PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 11 PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí Truyền thơng đại (từ hàn