Tôi đã thực hiện đề án “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2022” Để hoàn thành đề tài này, Em xin chân thành cảm ơn cá
Trang 1PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018
Trang 2ĐỀ ÁN
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẠNG SƠN
Trang 3Được sự phân công của lớp Cao cấp lý luận chính trị B10 – 17, khóa2017- 2018, và được sự đồng ý của TS Lô Quốc Toản – Nguyên Trưởng khoaChủ nghĩa Xã hội Khoa học.
Tôi đã thực hiện đề án “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2022”
Để hoàn thành đề tài này, Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rènluyện ở lớp Cao cấp lý luận chính trị,
Em xin Chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn ….đã tận tình, chu đáohướng dẫn Em thực hiện đề án này
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện Đề án,nhưng do điều kiện nghiên cứu và sự hiểu biết còn hạn chế, Đề án khó tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô vàđồng nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2018
Học viên thực hiện
Trang 4
A MỞ ĐẦU 1
1.Lý do xây dựng đề án 1
2 Mục tiêu của Đề án 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Giới hạn của đề án 3
B NỘI DUNG 4
1 Cơ sở xây dựng đề án 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 10
1.3 Cơ sở thực tiễn 12
2 Nội dung thực hiện đề án 15
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 15
2.2 Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay 18
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 27
2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 28
3 Tổ chức thực hiện đề án 51
3.1 Phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện đề án 51
3.2 Tiến độ thực hiện đề án 52
3.3 Kinh phí thực hiện của đề án 53
4 Dự kiến hiệu quả của đề án 54
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 54
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 54 C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 57
1 Kiến nghị 57
2 Kết luận 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
GD – ĐT Giáo dục - Đào tạo
HS,SV Học sinh, Sinh viên
Trang 6A MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định vị trí quốc sách hàngđầu của giáo dục - đào tạo (GD – ĐT) đối với công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước Bởi giáo dục - đào tạo góp phần quan trọng nhất vào phát triểnnguồn nhân lực, phát triển con người
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), Việt Nam rất coitrọng yếu tố con người, nguồn nhân lực, coi con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự phát triển
Bước sang đầu thế kỷ XXI , cuộc cách mạng khoa học công nghệ đãđưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Điều đó đặt
ra cho giáo dục và đào tạo những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức to lớn Để đitắt đón đầu, tiếp thu kiến thức mới, hiện đại vận dụng vào thực tiễn của ViệtNam cần phải có những kỹ sư, kỹ thuật viên, những người thợ thế hệ mới Họphải là những người có phẩm chất đạo đức, chuyên môn tay nghề vững vàng,sáng tạo và say mê công việc để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xãhội Muốn vậy, đào tạo nghề cần phải không ngừng thay đổi cho phù hợp vớihiện tại và tương lai
Các trường đào tạo nghề cũng phải luôn thay đổi theo hướng hiện đại
về trang thiết bị giảng dạy, đa dạng hoá các loại hình đào tạo Do vậy cấn phải
có một đội ngũ giáo viên (ĐNGV) đủ mạnh, làm chủ được khoa học côngnghệ mới, biết tìm con đường ngắn nhất để dẫn dắt người học đến với tri thức,hình thành cho họ kỹ năng nghề nghiệp, thái độ và tác phong làm việc
Tuy nhiên, trình độ tay nghề của người lao động hiện nay còn thấpchưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động Chấtlượng của giáo dục và đào tạo tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng chưa đápứng được yêu cầu Nguyên nhân có nhiều, trong đó vai trò của người giáo
Trang 7viên là rất quan trọng Năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng đào tạo Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của ngườidạy là rất cần thiết ở mọi quốc gia Mặt khác, do chương trình, nội dung đàotạo thay đổi, phương pháp học cũng thay đổi cho phù hợp, bản thân người dạycũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và truyền đạt những kiến thức mới.Nhiều năm qua cơ quan quản lý về Dạy nghề đã đề ra nhiều giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.Nhiều đề tài cũng đã nghiên cứu cũng đã đề cập đến nhưng các giải pháp đưa
ra ứng dụng trong một thời gian ngắn nhất định, độ bền vững chưa cao
Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn có nhiệm vụ: đào tạo nghề trình độCao đẳng, trung cấp; sơ cấp; dạy nghề thường xuyên và dạy nghề theo nhucầu của xã hội
Định hướng của nhà trường đến năm 2025 trở thành trường Cao đẳngnghề cấp khu vực ASEAN Theo Quyết định số 854/QĐ-LĐTBXH, ngày 06tháng 06 năm 2013 của Bộ Trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(BLĐTBXH) Phê duyệt nghề trọng điểm và trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnđược lựa chọn 5 nghề trọng điểm trong đó có 03 nghề trọng điểm Quốc gia, 02nghề trọng điểm khu vực ASEAN
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động và đáp ứng yêu cầu của xã hội thì việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là hết sức
cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo Vì vậy em chọn đề tài "Phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022" làm đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận
Trang 8năng lực chuyên môn, có trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
về công tác đào tạo của trường, góp phần nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực cótay nghề cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung
2.2 Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2022:
- 100% Giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đượcquy hoạch vị trí việc làm để sắp xếp, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng tay nghề, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy
- 100% Giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đượcđánh giá hằng năm, thông qua các tiêu chuẩn về giáo viên dạy nghề (GVDN)theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghềLạng Sơn được quản lý thông qua đổi mới quy trình quản lý việc giảng dạy
3 Giới hạn của đề án
dạy nghề
3.2 Không gian thực hiện đề án : Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn.
3.3 Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2018 -2022.
Trang 9- Dưới góc độ triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát
triển xã hội: “Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội Vì vậy năng lực của con người không những do hoạt động bộ não của nó quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được” (M.M Rozental – Từ điển triết học, 1986, tr397)
- Dưới góc độ Tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy Các nhà nghiên cứuTâm lý học khẳng định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt độngcủa chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nộidung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn Vì vậy, khi nói đếnnăng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng trigiác, khả năng ghi nhớ, ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhânđáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quảmong muốn
- Theo từ điển Giáo dục học: năng lực, khả năng, được hình thành hoặcphát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thểlực, trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hànhmột hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ
Trang 10Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ýniệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuấtphát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:
Các định nghĩa mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một
số quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độhay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công.Bên cạnh đó, những yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sựphân biệt giữa người có năng lực và người không có năng lực Năng lực thểhiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trìhọc tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm Về bản chất năng lực là tổ hợpcủa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợpvới yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.Khi năng lực phát triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hoà quyện,đan xen vào nhau
Năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cánhân và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công Năng lựcđược hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩmchất cá nhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốnthực hiện…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thànhnhững sản phẩm đầu ra
* Năng lực nghề nghiêp:
Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, muốn đánh giá một chủ thể có nănglực nghề nghiệp thì cần đánh giá trong việc hoàn thành một nhiệm vụ, mộttình huống nghề nghiệp thông qua những kỹ năng, thao tác mà chủ thể đóthực hiện trên thực tế
Một số khái niệm về năng lực nghề nghiệp của các tác giả trên thế giới:G.Debling nêu định nghĩa năng lực nghề nghiệp là khả năng chủ thể thực
Trang 11hiện các hoạt động trong phạm vi nghề nghiệp đạt tới các trình độ, mức độthực hiện mong đợi cần thiết Đó là một quan niệm rộng bao gồm cả khả năngtruyền tải kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các tình huống mới trong phạm vinghề đó, bao gồm cả sự tổ chức, kế hoạch làm việc, cả hoạt động mới nảysinh có liên quan đến chất lượng công việc và các cá nhân làm việc có hiệuquả với đồng nghiệp, với cán bộ lãnh đạo, quản lý, Một cá nhân biết thànhthạo giỏi nghề là người biết thực hiện được một nhiệm vụ cụ thể hay mộtchức trách cụ thể trong một khoảng thời gian xác định, có khả năng xử lý mộtcách hiệu quả các sự cố bất thường trong các môi trường hay điều kiện khác Theo B.Mansfield thì năng lực nghề nghiệp của cá nhân được hiểu là khảnăng chủ thể biết thực hiện được toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi côngviệc Tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng, biết thực hiệntrọn vẹn vai trò lao động hay phạm vi công việc chứ không phải từng kỹ năng,từng công việc riêng rẽ, theo các tiêu chuẩn mong đợi của công việc đó chứkhông phải là các tiêu chuẩn về đào tạo hay các tiêu chuẩn tách rời thực tế côngviệc, trong các môi trường làm việc thực, điều kiện thực tế để đạt hiệu quảcông việc
Các định nghĩa về năng lực nghề nghiệp gắn với sự thực hiện thành côngcác công việc cụ thể của một nghề theo các chuẩn được quy định Do vậy,năng nghề nghiệp có thể đánh giá và lượng hóa được
Chúng tôi quan niệm năng lực nghề nghiệp là tổ hợp của các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đảm bảo cho chủ thể thực hành tốt công việc theo chuẩn đầu ra quy định trong những tình huống hoặc nhiệm vụ nghề nghiệp nhất định Trong đó, thành tố kỹ năng là yếu tố quan trọng của năng lực nghề nghiệp.
Người có năng lực lĩnh vực nào đó, tất nhiên có kỹ năng thực hiện tốt cáchoạt động Tuy nhiên, người có kỹ năng chưa chắc hẳn là có năng lực Khác với
Trang 12kỹ năng là chú ý đến yếu tố “làm”, “thao tác” thì năng lực thể hiện sự bền vững
hơn về khả năng thực hiện hành động và ít bị chi phối bởi yếu tố khách quan
- Năng lực nghề nghiệp của cá nhân có thể nhận biết được thông qua cácđặc trưng sau:
+ Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các nguyên tắc cần thiết của người lao động
để thực hiện toàn bộ một hoặc một số nội dung lao động nghề nghiệp cụ thể.+ Thể hiện thông qua việc đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩnđầu ra đó là sản phẩm lao động mà người lao động tạo nên
+ Sự thực hiện phải đánh giá và xác định được
- Các mức độ của năng lực nghề nghiệp:
Theo Var gas Zuñi ga, F có 5 mức nang lực thực hiện như sau:
+ Mức 1: Thực hiện tốt các hoạt động thông thường, quen thuộc
+ Mức 2: Thực hiện tốt các hoạt động quan trọng trong những hoàn cảnhkhác nhau Có thể tự mình thực hiện một số hoạt động tương đối phức tạp hoặccác công việc ít gặp Có khả năng làm việc hợp tác, tham gia nhóm làm việc.+ Mức 3: Thực hiện các hoạt động phức tạp, ít gặp, trong nhiều hoàn cảnhkhác nhau Có khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng kiểm soát vàhướng dẫn người khác
+ Mức 4: Có khả năng thực hiện một cách chắc chắn và độc lập các hoạtđộng chuyên môn phức tạp trong những tình huống khó Có khả năng tổ chức
và quản lý công việc của nhóm và điều phối các nguồn tài nguyên
+ Mức 5: Ứng dụng các nguyên tắc trọng yếu và kỹ thuật phức tạp trongnhiều tình huống nghề nghiệp khác nhau Đảm đương những công việc thườngxuyên đòi hỏi tính tự chủ cao, điều hành công việc của những người khác vàkiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng Ngoài ra cũng có khả năng chuẩnđoán, thiết kế, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và đánh giá công việc
Năng lực nghề nghiệp được coi là sự tích hợp giữa ba thành tố kiến thức,
kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành được những công việc và nhiệm vụ
Trang 13trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp
* Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề là sự tổ hợp giữa kiến thức
và kĩ năng về chuyên môn mà giáo viên đảm nhận nhằm giúp cho giáo viên cóthể tổ chức thành công, hiệu quả các hoạt động dạy học, hoạt động thực hànhnghề cho sinh viên, học sinh
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề được tạo bởi từ các thành
tố sau: Kiến thức về nghề, hệ thống kĩ năng về nghề Kiến thức về nghề lại bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức công cụ, kiến thức nghiệp vụ sư phạm và kiến thức về xã hội và những thông tin về nghề Kĩ năng về nghề bao hàm kĩ năng giảng dạy và kĩ năng huấn luyện tay nghề, kĩ năng giáo dục, kĩ năng hoạt động xã hội và nhiều kĩ năng bổ trợ khác.
* Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên bao hàm phát triển nănglực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) chogiáo viên Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởinăng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghềnghiệp của mình Bản thân các vai trò của giáo viên (gắn liền với chức năngcủa họ) cũng không phải là bất biến
Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáoviên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới Vài tròngười hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý mà người giáo viên trong nhàtrường hiện đại phải đảm nhận là một minh họa
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên phụ trách đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỹ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Trang 141.1.2 Nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề
Căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và
08/2017/TT-Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Nhà giáo dạy trình độ
Cao đẳng được nêu trong các tiêu chuẩn từ Điều 32 đến Điều 46 trong Thông
tư, Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề đượcđánh giá qua:
1.1.2.1 Phát triển năng lực chính trị:
Giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng những tri thức về chính trịbởi nhà trường phục vụ mục đích chính trị, nhà trường không đứng ngoài chínhtrị, thầy giáo, cô giáo phải là người có bản lĩnh và năng lực chính trị để giảngdạy và giáo dục người học về năng lực chính trị và phát huy vai trò của nhàtrường đối với việc duy trì và bảo vệ hệ thống chính trị của quốc gia, dân tộc
1.1.2.2 Phát triển năng lực chuyên môn:
Năng lực chuyên môn là năng lực cốt lõi của giáo viên, người giáo viênphải không ngừng được học tập, bồi dưỡng trao dồi về chuyên môn và luônlàm giàu vốn tri thức của mình bởi xã hội tri thức luôn luôn biến đổi, lượng trithức khoa học ngày càng gia tăng đồng thời tri thức nghề nghiệp ngày càng bịlão hóa, do đó, giáo viên phải không ngừng học tập để đáp ứng với yêu cầu vềnghề nghiệp
1.1.2.3 Phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm:
Kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm luôn luôn biến đổi theohướng tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa người dạy với người học, giữangười học với người học, trong khi đó môi trường tri thức khoa học lại rộng
mở, nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng tác động đến người học, đòi hỏigiáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng với nhu cầu của
Trang 15người học và yêu cầu của nghề nghiệp Năng lực nghiệp vụ sư phạm đòi hỏigiáo viên phải là người hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho người học để thực hiện cóhiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đào tạo đặt ra.
1.1.2.4 Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng:
Tự học, tự bồi dưỡng đòi hỏi phải có kỹ năng, kỹ năng đó được hìnhthành và phát triển trong quá trình trải nghiệm thực tế, do đó giáo viên cầnđược phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
1.1.2.5 Phát triển năng lực xã hội:
Phát triển năng lực xã hội cho giáo viên dạy nghề là một trong nhiệm
vụ quan trọng, bởi chính năng lực xã hội của giáo viên hỗ trợ cho năng lựcchuyên môn của giáo viên phát triển, từ năng lực xã hội phát triển, giáo viên
có năng lực làm việc trong môi trường luôn luôn biến đổi, nắm bắt được cácvấn đề xã hội, các mối quan hệ trong phát triển nghề nghiệp, biết thiết lập mốiquan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp đồng thời có kỹ năng khám phátthị trường lao động
1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề
- Nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển năng lực nghềnghiệp giáo viên dạy nghề
- Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triểncủa trường
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có và tuyển giáo viên mới
- Xây dựng đội ngũ GV hạt nhân
- Chính sách khuyến khích GV phát triển năng lực nghề nghiệ.p
- Khả năng phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cườngđào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên dạy nghề
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trungương Đảng, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
Trang 16bộ quản lý giáo dục “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triẻn đúng định hướng và
có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI (Hội nghị lần thứ tám) về đổi mới căn bản toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế:“Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (2016) xác định
những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD - ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người họ; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD - ĐT; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD – ĐT”.
Căn cứ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2015-2020 Trong đó chỉ rõ mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8000người, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt trên 65% trong độtuổi lao động; trong đó lao động qua đào tạo nghề là 55%
Trang 171.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (2005)
- Luật Giáo dục nghề nghiệp nước CHXHCN Việt Nam (2014)
- Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chínhphủ Mục tiêu đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản vàtoàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện
- Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 -2020 của Thủ tướngChính phủ.Mục tiêu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thịtrường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo;
- Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường Cao đẳng
- Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn,nghiệp vụ của nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp
- Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 03 năm 2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồidưỡng đối với nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp
1.3 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương,chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề Do đó đội ngũGVDN tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên về chuẩntrình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm
Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, công tác phát triển vàđổi mới cơ chế chính sách đối với đội ngũ GVDN còn nhiều bất cập kéo dài,rất chậm được khắc phục
Trang 18Mặc dù số lượng GVDN những năm qua tăng đáng kể nhưng so vớiyêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, số lượng GVDN vẫn còn thiếu trầmtrọng Hiện nay, tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên mới đạt 26 học sinh,sinh viên/giáo viên, trong khi đó, mục tiêu đặt ra là 20 học sinh, sinhviên/giáo viên vào năm 2010 Với mục tiêu này, số GVDN cần đến năm 2015
có khoảng 51.000 người và năm 2020 là 77.000 người
Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVDN chưa hợp lý, một số nghề chưa cógiáo viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạytích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo Trình độ ngoạingữ, tin học của GVDN còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới,ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại Khả năng phát triểnchương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVDN còn hạn chế.Các trường đại học sư phạm kỹ thuật mới chỉ đào tạo sư phạm kỹ thuật, bồidưỡng kỹ năng nghề được khoảng 30 trong tổng số hơn 400 nghề, chiếm7,5% tổng số danh mục nghề đào tạo, điều này tạo sự dư thừa nguồn GVDNđối với các nghề này trong khi các nghề khác còn thiếu hụt rất lớn
Chính sách đối với GVDN vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích,thu hút những người có năng lực vào làm GVDN, chưa tạo ra sự gắn bó, tâmhuyết với nghề nghiệp
Về chế độ tiền lương, hoạt động của GVDN mang tính đặc thù, mộtmặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một “kỹ thuật viên”, chính sáchtiền lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó GVDN chưa cóngạch lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trung học(theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12-2004) Giáo viên dạy trình
độ cao đẳng nghề (CĐN) chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viêncủa các trường cao đẳng khác Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đếntình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, cókinh nghiệm trong sản xuất chuyển về làm GVDN Ngược lại, nhiều GVDN
Trang 19có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra sản xuất tại các doanh nghiệp để
có thu nhập cao hơn Ngoài ra, chưa có những chính sách khuyến khích độngviên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ; chưa có cơ chế, chínhsách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tạo điều kiện cho GVDN được đithực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm
Nhận thức về yêu cầu học tập nâng cao trình độ của ĐNGV đã đượcnâng lên một bước đáng kể trước yêu cầu nhiệm vụ mới của trường Cao đẳngnghề Lạng Sơn
Hàng năm, trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đều có xây dựng và tổchức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công tác
và nhận xét đánh giá về năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề, nhằmnâng cao hiệu quả công tác cho ĐNGV nhằm bảo đảm thực hiện công tác đàotạo của nhà trường
Một số chế độ, chính sách khuyến khích động viên tuy chưa nhiều,nhưng cũng đã tạo các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho ĐNGV tham gia cáckhóa đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng theo yêucầu chuẩn hóa về đội ngũ
Hàng năm nhà trường đào tạo khoảng trên 1.000 học sinh, sinh viên
(HS,SV) trình độ Cao đẳng và Trung cấp, ngoài ra nhà trường còn đào tạotrình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng Với số lượng giáo viên dạynghề là 55 giáo viên trong đó có 40 giáo viên cơ hữu, số còn lại giáo viên mờigiảng, thỉnh giảng
Việc thiếu giáo viên cơ hữu ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kếhoạch đào tạo của nhà trường Trước đây có những nghề nhu cầu của ngườihọc tăng cao, nhà trường chủ động tuyển thêm giáo viên, nhưng khoảng 5năm trở lại đây nhu cầu của xã hội không còn thì thại dôi dư giáo viên (Nhưnghề: Công nghệ thông tin; nghề Lâm sinh ), các nghề khác hiện nay nhucầu xã hội lại cần nhiều (Như nghề: Cơ khí; Điện – Điện tử ), do vậy dẫn
Trang 20đến việc thiếu giáo viên, nhà trường phải mời giảng và thỉnh giảng Việc kiểmtra, đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên hợp đồng, mời giảng, thỉnhgiảng cũng gặp khó khăn, vì vậy chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cònnhiều hạn chế như sau:
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáoviên dạy nghề hàng năm có xây dựng nhưng thực hiện không đến nơi đếnchốn, nội dung thiếu tính khả thi, đề ra nhiều nhưng kết quả không đạt đượctheo yêu cầu kế hoạch
- Công tác xây dựng và phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên dạynghề của nhà trường tuy có sự quan tâm của các cơ quan quản lý, của các banngành và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn, song vẫn còn lúng túngtrong chỉ đạo thực hiện, hiệu quả đạt được chưa cao
- Một bộ phận Giáo viên (GV) còn thụ động, thiếu tích cực học tập, bồidưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương phápdạy học
- Công tác nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện đều khắp trongđội ngũ GV, chất lượng chưa thực sự đi vào chiều sâu, kết quả các đề tàinghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều
Từ căn cứ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề án: "Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022" nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong
công tác phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy nghề
2 Nội dung thực hiện đề án
Trang 21tộc Nùng chiếm 42,95%, dân tộc Tày chiếm 35,88%, dân tộc Kinh chiếm16,52%, dân tộc Dao 3,47%, còn lại là các dân tộc Hoa, Hmông, Sán chay chiếm tỷ lệ rất nhỏ, sinh sống xen kẽ với cộng đồng các dân tộc khác.
Lạng Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninhquốc phòng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phòng, có trên 220 km đường biên giới Quốc gia với nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa Dọc tuyến biên giới có 20 xã và một thị trấn của 5huyện biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợbiên giới Đề án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đangđược đẩy nhanh thực hiện, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Lạng Sơn trở thànhtrung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kết nối, giao thương giữa ViệtNam với Trung Quốc và các nước trên thế giới
Hình 2.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Với vị trí địa lý thuận lợi và tốc độ đầu tư nhanh đã tạo cho Lạng Sơn
có một vị thế mới trong hợp tác đầu tư và hội nhập, tạo tiền đề choLạng Sơn phát triển trên con đường thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH
CHINA
Trang 22Từ sự phát triển đó, nhu cầu về nguồn nhân lực (NNL) có kỹ thuật cao,nhằm đáp ứng và góp phần tạo sự phát triển bền vững đã trở thành vấn đề bứcxúc cho hiện tại và cho tương lai của Lạng Sơn Để thực hiện các chủ trươngcủa Đảng và nhà nước về phát triển NNL, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề,tại Quyết định số 69/QĐ- UBND ngày 19/12/2001 tỉnh Lạng Sơn đã quyếtđịnh thành lập trường Dạy nghề Lạng Sơn Năm 2006, trường Dạy nghề LạngSơn được chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn theoquyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn.Đến tháng 12 năm 2014 trường Trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn đượcnâng cấp trở thành trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay.
Được sự chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và
sự quan tâm của UBND tỉnh Lạng Sơn, chỉ trong vòng thời gian ngắn trường
đã hoạt động ổn định, phát triển vững chắc, hình thành môi trường sư phạmchuyên nghiệp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch đẹp
Tính đến năm 2017 Trường đã tuyển sinh và đào tạo khóa 2 hệ Cao đẳngnghề (CĐN) và khóa 16 hệ Trung cấp nghề (TCN), mỗi năm tuyển sinh mới trên
150 sinh viên hệ CĐN, trên 250 học sinh hệ TCN, đào tạo sơ cấp nghề (SCN) vàđào tạo nghề cho lao động nông thôn trên 800 học sinh Nhà trường đã chú trọngđến kỹ năng tay nghề trong đào tạo CĐN và TCN, rèn luyện đạo đức, tác phongcông nghiệp và kỷ luật lao động nên hầu hết học sinh, sinh viên ra trường đềutìm được việc làm và có thu nhập ổn định Trong đó, có nhiều học sinh đượctuyển chọn đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số phục vụ xuấtkhẩu lao động
Đến nay, có trên 90% giáo viên (GV) có trình độ đại học và sau đại học,95% đạt chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, trường đã xây dựng đồng bộ
cơ sở vật chất, trường được hỗ trợ nguồn vốn ODA của Chính phủ Cộng hòaLiên bang Đức để đầu tư thiết bị cho nhóm nghề Cơ khí và nghề Điện - Điện tửvới các trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ
Trang 23cao Hiện tại, trường đang tiếp tục triển khai dự án đầu tư và phát triển, mởrộng quy mô.
2.2 Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn hiện nay
2.2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
2.2.1.1 Về số lượng, cơ cấu GV của trường
Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức – Hành chính (TC-HC) năm
2018, tổng số GV của trường là: 40 người, trong đó số GV nữ là: 16 ngườichiếm 40%, số lượng HS, SV của trường hiện nay là 1100 trong đó: Hệ caođẳng là 150, hệ trung cấp nghề là: 950 Tỷ lệ GV/ HS,SV là 1/27,5 Nếu so tỉ
lệ GV/ HS,SV tính chung trên cả nước là 1/20 thì hiện nay trường Cao đẳngnghề Lạng Sơn có tỷ lệ cao
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên và học sinh trường Cao đẳng nghề Lạng
- Về tuổi đời: Số GV có tuổi đời dưới 30 là 13 người, chiếm 32,5%, số
GV có tuổi đời từ 30 - 40 là 17 người chiếm 42,5%, số GV tuổi từ 40 - 50 có
2 người, chiếm 5 %, số GV trên 50 và dưới 60 tuổi có 8 người chiếm 20 %
Có thể nói, trong những năm gần đây số lượng GV trẻ tại trườngđang gia tăng rất nhanh Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạotrường trong xây dựng ĐNGV nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy trongthời gian tới
- Về thâm niên giảng dạy: Theo số liệu từ Phòng TC - HC, số GVtại trường có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm là 7 người, chiếm khoảng
Trang 2417,5% Nhìn chung, đây là số GV cần được chú trọng hơn trong công tácbồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sư phạm và kỹ năng tay nghề.
2.2.1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu của trường
* Nhiệm vụ của trường
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ởtrình độ CĐN, TCN, SCN nhằm trang bị cho người học năng lực thực hànhnghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ýthức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năngtìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứngyêu cầu thị trường lao động
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình,học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề;
- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng BLĐTBXH;
- Tuyển dụng, quản lý ĐNGV, cán bộ, nhân viên của trường đủ về sốlượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giaocông nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theoquy định của pháp luật;
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người họcnghề trong hoạt động dạy nghề;
- Tổ chức cho GV, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia cáchoạt động xã hội;
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụdạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề vàhoạt động tài chính;
Trang 25- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định.
* Mục tiêu của trường
- Mục tiêu chung: phát triển trường Cao đửng nghề Lạng Sơn đến năm
2025 đạt trường chuẩn cấp khu vực ASEAN
- Mục tiêu cụ thể:
+ Quy mô đào tạo vào năm 2019 đạt 1.500 học sinh và 2.200 học sinh,sinh viên vào năm 2022
+ Là trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu lao động
kỹ thuật cao của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩulao động có trình độ cao Tập trung phát triển 5 nghề trọng điểm (Theo Quyếtđịnh 854/QĐ-LĐTBXH, ngày 06 tháng 06 năm 2013 của Bộ Trưởng bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa
chọn nghề trọng điểm Đến năm 2020) đó là:
*Định hướng phát triển nhà trường
Trong đề án phát triển trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn giai đoạn 2015 –
2020, hướng tới 2030 Nhà trường chuẩn bị tất cả các nguồn lực để đến năm
2020 bắt dầu đào tạo các nghề trọng điểm theo chương trình tiêu chuẩnASEAN Đến năm 2025 trường đủ điều kiện đạt trường chuẩn khu vực ASEAN
Nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEN : 02 nghề
1, Nghề Cắt gọt kim loại:
2, Nghề Điện công nghiệp:
Nghề trọng điểm cấp độ Quốc Gia : 03 nghề
1, Nghề Cơ điện nông thôn
2, Nghề Hàn
3, Nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Là nơi đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ GVDN của tỉnh,+ Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ tronglĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp
Trang 26+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số TTg "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"
1956/QĐ-2.2.1.3 Ngành, nghề đào tạo
* Các nghề đào tạo trình độ Trung cấp:
+ Cắt gọt kim loại
+ Điện công nghiệp
+ Cơ điện nông thôn
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm
* Các nghề đào tạo trình độ Cao đẳng:
+ Cơ điện nông thôn
Và một số nghề khác theo nhu cầu xã hội và nhu cầu đặt hàng của cácdoanh nghiệp
2.2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBNDtỉnh Lạng Sơn và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội Cơ cấu tổ chức của trường gồm có:
Trang 27Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phụ trách công tác HSSV
Các Hội đồng
tư vấn
Phòng TCHC
Trung tâm Ứng dụng &
Chuyển giao công nghệ
Phòng Tài vụ Phòng
Khoa Nông lâm nghiệp
Khoa khoa học cơ bản
Khoa May
&
dịch vụ
Khoa công nghệ thông tin
Trang 282.2.2 Năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn năm 2018 )
Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ GV tại trường có trình độ thạc sỹ và đạihọc là tương đối cao so với mặt bằng chung của các trường dạy nghề trongtỉnh Tuy nhiên số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ đa số là vừa tốt nghiệpnăm 2016, nên sự cống hiến về chuyên môn chưa được nhiều Bên cạnh đó tỷ
lệ công nhân thợ tay nghề bậc cao cũng còn ít do đó sẽ hạn chế trong việcluyện tay nghề cho sinh viên, học sinh Theo định hướng phát triển của trườngtrong những năm tới sẽ phát triển thành trường trọng điểm Quốc gia và năm
2025 trường đạt chuẩn trình độ khu vực, thì ĐNGV có trình độ cao, chuyênmôn giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu,nhiệm vụ của mình
Trang 29phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, thì rất khó bố trínhững GV này giảng dạy, dẫn đến một số nghề thiếu GV nên làm ảnh hưởngđến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Kết quả tổng hợp trình độ NVSP của ĐNGV nhà trường trong năm học
2017 - 2018 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV trường CĐ
Sư phạm bậc 1, bậc 2
(Nguồn Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn năm 2018 )
2.2.2.3 Khả năng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn tuy mới được nâng cấp lên trườngTrung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn, nhưng được sự quan tâm đầu tư củaTổng cục Giáo dục nghề nghiệp và UBND tỉnh, đầu tư thiết bị hiện đại Điềunày đã tạo điều kiện tốt cho khả năng khai thác và sử dụng thiết bị, phươngtiện dạy học trong giảng dạy của ĐNGV tại trường Theo số liệu thống kê củanhà trường, khoảng trên 80% số thiết bị và phương tiện được khai thác choquá trình giảng dạy có hiệu quả, còn khoảng 20% được khai thác nhưng hiệuquả chưa cao Theo số liệu khảo sát trực tiếp thì có 70% số GV được hỏithường xuyên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học trong quá trìnhgiảng dạy Tuy nhiên, còn một số thiết bị, công nghệ hiện đại thì số GV nắmbắt và làm chủ, khai thác còn nhiều hạn chế Điều này đặt ra vấn đề là trongthời gian tới nhà trường phải có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV
về thiết bị và cập nhật công nghệ mới
Trang 302.2.2.4 Trình độ tin học, ngoại ngữ
- Trình độ ngoại ngữ: chủ yếu là tiếng Anh trình độ B
- Trình độ tin học: 100% GV có khả năng sử dụng máy vi tính và khaithác tốt các phần mềm ứng dụng cho giảng dạy cũng như khai thác trên mạngInternet Một số GV sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành
Bảng 2.4: Trình độ tin học, ngoại ngữ của GV trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn
(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn năm 2018 )
Từ số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy trình độ ngoại ngữ của GVchủ yếu là trình độ B, sẽ hạn chế khả năng giao tiếp khi làm việc với cácchuyên gia nước ngoài Vận hành và khai thác, sử dụng các trang thiết bị mớiđược đầu tư cũng kém hiệu quả
2.2.3 Đánh giá chung
2.2.3.1 Ưu điểm
Xuất phát từ quan điểm: Trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạođức lối sống của người GV có tác động rất lớn đến việc bồi dưỡng tri thức, kỹnăng nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên; để xây dựngđược ĐNGV của nhà trường đủ về số lượng, vững vàng về chuyên mônnghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại và nhiệm vụ lâu dài, trong thờigian qua Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đã luôn quan tâm đến công tácquản lý phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề Các biệnpháp tổ chức chỉ đạo phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đã đượctiến hành tuy nhiên chưa được thường xuyên và đồng bộ, còn phát triển theonguyện vọng đi học nâng cao của cá nhân, chưa có tính định hướng tập trungcủa Nhà trường
Trang 31Số lượng GV (đặc biệt là GV có khả năng dạy tích hợp) còn thiếu vàchưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Tỷ lệ ĐNGV có trình độ cao còn ít, chưa đạt mức chuẩn theo quy định
Cơ cấu về độ tuổi, chưa hợp lý, đặc biệt là GV có kinh nghiệm giảngdạy còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là GV trẻ dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao Điềunày có liên quan đến kinh nghiệm giảng dạy và cuộc sống hạn chế, dẫn đếnchất lượng giảng dạy phần nào cũng bị hạn chế
Việc nghiên cứu khoa học của GV còn quá ít, việc ứng dụng khoa họctiên tiến, công nghệ dạy học mới còn hạn chế, một số GV chưa đem hết nhiệttình, khả năng phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của trường
Ý thức học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm, ngoại ngữ, tin học và sử dụng công nghệ mới vào giảng dạy của một
số GV chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phươngpháp giảng dạy nói riêng và hội nhập nói chung
Chưa thường xuyên làm tốt việc kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐNGV,phân loại GV hàng năm Công tác quản lý ĐNGV của các khoa, tổ chưa tốt, ítkiểm tra đôn đốc và thực hiện sự quan tâm tới việc kèm cặp bồi dưỡng GV trẻmới vào nghề
2.2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
Trang 32Trường vừa được nâng cấp lên từ trường Trung cấp nghề Quy mô đào tạotăng nhanh nên việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa đáp ứng kịp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch trong việc xây dựng ĐNGV chưa đượcquan tâm đúng mức
Cơ chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nângcao trình độ cho ĐNGV chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điềukiện cho ĐNGV tận tâm cống hiến vì sự nghiệp Chưa có được cơ chế, chínhsách thực sự là động lực khuyến khích ĐNGV đi học nâng cao trình độ thuhút đối với những người tài trong điều kiện kinh tế còn khó khăn
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa theo kịp với yêu cầu phát triển.Công tác bồi dưỡng chỉ mới dừng lại ở mức độ tập huấn ngắn ngày chưa được tổchức thường xuyên, chưa gắn với yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại đội ngũ
Nguồn lực dành cho đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa đáp ứng yêu cầu Một bộ phận GV chưa tích cực, chủ động trong việc học tập, bồidưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự tích cực phấnđấu vươn lên
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc phát triển năng lực nghềnghiệp giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn còn gặp rấtnhiều khó khăn
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển nănglực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy nghề
- Quy hoạch đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của trường
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có và tuyển giáo viên mới
- Xây dựng đội ngũ giáo viên hạt nhân
- Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích giáo viên phát triểnnăng lực nghề nghiệp