1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi

97 333 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 473,88 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam hiện nay, sau những năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Chất lượng cuộc sống của người dân từ chỗ “ăn no mặc ấm” bây giờ đã trở thành “ăn ngon mặc đẹp”. Cuộc sống đầy đủ dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng hoàn thiện hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giải trí… ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Tất cả những yếu tố trên là những yếu tố tác động tích cực giúp tuổi thọ trung bình của người dân có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tuổi thọ của dân cư tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng tất yếu về số lượng của một nhóm xã hội, đó là nhóm xã hội người cao tuổi. Già hóa dân số là một trong những khuynh hướng nổi bật của thế kỷ 21. Già hóa dân số tạo ra những thách thức về xã hội, kinh tế và văn hóa nhưng cũng là những cơ hội vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê vào năm 2013, chỉ số già hóa của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây 1. Nếu như năm 1989, chỉ số già hóa là 18,2% thì đến năm 2009, chỉ số này tăng lên gần gấp đôi 35,5%. Đặc biệt trong các năm gần đây (2010 2012), trung bình mỗi năm chỉ số già hóa dân số của Việt Nam tăng thêm 2,4%, nghĩa là bình quân hàng năm số người cao tuổi tăng thêm 222.000 người, trong khi mức tăng trung bình năm của giai đoạn 1989 1999 là 0,61%; của giai đoạn 1999 2009 là 1,12%. Người cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng. Theo kết quả điều tra biến động Dân số Kế hoạch hóa gia, năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi của Việt Nam là 8,65 triệu người, chiếm gần 10% tổng dân số, tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi chiếm 7% dân số. Với số liệu này, năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “Già hóa dân số”. Tuy vậy, Điều tra dân số giữa kỳ năm 2011 của Tổng cục thống kê thậm chí còn cho thấy tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự báo vì tỉ lệ Người cao tuổi đã hơn 10% tổng dân số. Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướng già hóa nhanh đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam trong việc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, năm 2011 tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73 tuổi, là mức khá cao so với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh khá thấp, chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116 so với 177 nước trên thế giới (www.gopfp.gov.vn). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đang có một quá trình biến đổi trong bức tranh dân số Việt Nam. Già hóa dân số là kết quả tất yếu của sự phát triển, con người cũng không thể tách ra khỏi quy luật đó. Nhờ những thành tựu vĩ đại trong lĩnh vực y học mà con người đã phát minh ra, chất lượng dân cư ngày càng được nâng cao, đồng thời tuổi thọ của nhân loại cũng đã tăng lên đáng kể. Tăng tỷ lệ người già là thành tựu to lớn của con người trong việc kiểm soát bệnh tật, hạn chế tử vong và chương trình kế hoạch hóa gia đình, chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chất lượng hoạt động dịch vụ ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên tỷ lệ người già gia tăng cũng đặt ra nhiều thách thức về các vấn đề kinh tế xã hội cần được giải quyết trong chiến lược phát triển quốc gia: làm thế nào để mọi người sống lâu nhưng mạnh khỏe và hạnh phúc ? Làm thế nào để đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi được đảm bảo ? Vấn đề này đồng nghĩa với việc người cao tuổi trở thành một nhóm xã hội đặc thù và cần được xã hội quan tâm nhiều hơn. “Là một nhu cầu căn bản của con người, giao lưu xã hội càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống tuổi già, khi mà với tuổi tác người ta bị cắt đứt hoặc bị trở ngại khá nhiều với các mối liên hệ xã hội đã có (gia đình, họ hàng, bạn bè, nghề nghiệp…). Đã có nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu nhằm xem xét giao lưu xã hội hay hoạt động xã hội của người cao tuổi trên các khía cạnh: tiếp xúc với truyền thông đại chúng, giao tiếp với những người khác (các quan hệ giao tiếp gia đình xem xét trong một phần riêng), tham gia hoạt động xã hội trong cuộc sống thường ngày…” Thực tế cho thấy, hiện nay bản thân người cao tuổi vẫn tham gia tích cực vào các hoạt động trong gia đình và ngoài xã hội. Việc tham gia hoạt động đó không những giải quyết vấn đề về tinh thần, sức khỏe và vật chất cho bản thân và gia đình người cao tuổi mà còn đem lại một cái nhìn tích cực từ phía xã hội đối với nhóm người cao tuổi, bởi đa số họ vẫn mong muốn sống có ích và tiếp tục đóng góp sức mình cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài: Thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 13

1.2 Các lý thuyết tiếp cận 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦANGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG LỘC, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN 29

2.1 Vài nét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

2.2 Thực trạng tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An 29

2.3 Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay 50

CHƯƠNG 3: NHU CẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG LỘC, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN HIỆN NAY 64

3.1 Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi 64

3.2 Các yếu tố tác động đến nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Lý do tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 33Bảng 2: Lý do tham gia hoạt động đi thăm quan du lịch của người cao tuổi (%) 41Bảng 3: Lý do tham gia hoạt động thể dục - thể thao của người cao tuổi (%) 45Bảng 4: Lý do tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 49Bảng 5: Tương quan giữa giới tính và mức độ tham gia hoạt động lễ hội -đình chùa của người cao tuổi (%) 50Bảng 6: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ tham gia hoạt động lễhội - đình chùa của người cao tuổi (%) 53Bảng 7: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ tham gia hoạt độngcông tác xã hội của người cao tuổi (%) 55Bảng 8: Tương quan giữa thu nhập cá nhân và mức độ tham gia hoạt độngcông tác xã hội của người cao tuổi (%) 61Bảng 9: Hình thức mong muốn tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa củangười cao tuổi (%) 65Bảng 10: Đối tượng mà người cao tuổi mong muốn được cùng tham gia hoạtđộng lễ hội - đình chùa (%) 67Bảng 11: Đối tượng mà người cao tuổi mong muốn được cùng tham gia hoạtđộng ca múa nhạc, văn nghệ (%) 69Bảng 12: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động ca múa nhạc, vănnghệ cho tới khi nào của người cao tuổi (%) 70Bảng13: Đối tượng mong muốn cùng tham gia hoạt động đi thăm quan, dulịch của người cao tuổi (%) 73Bảng 14: Mong muốn được tham gia hoạt động đi thăm quan, du lịch cho tớikhi nào của người cao tuổi (%) 75Bảng 15: Hình thức hoạt động thể dục, thể thao mà người cao tuổi mongmuốn được tiếp tục tham gia (%) 77Bảng 16: Đối tượng mà người cao tuổi mong muốn được cùng tham gia hoạtđộng thể dục, thể thao (%) 78Bảng 17: Địa điểm người cao tuổi mong muốn được tham gia hoạt động thểdục, thể thao (%) 79Bảng 18: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động thể dục, thể thao chotới khi nào của người cao tuổi (%) 79Bảng 19: Đối tượng được người cao tuổi mong muốn cùng tham gia hoạtđộng công tác xã hội (%) 81Bảng20: Nguyện vọng sau khi tham gia các hoạt động công tác xã hội củangười cao tuổi (%) 83

Trang 3

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1: Mức độ tham gia các loại hoạt động xã hội của người cao tuổi (%) 29 Biểu 2: Mức độ tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa của người cao tuổi (%) 30 Biểu 3: Đối tượng cùng tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa của người cao tuổi (%) 32 Biểu 4: Hình thức tham gia các hoạt động lễ hội, đình chùa của người cao tuổi (%) 32 Biểu 5: Thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao của người cao tuổi (%) .35 Biểu 6: Đối tượng cùng tham gia hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ của người cao tuổi (số lượng) 36 Biểu 7: Lý do tham gia các hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ của người cao tuổi (số lượng) 37 Biểu 8: Mức độ tham gia hoạt động đi thăm quan du lịch của người cao tuổi (%) .39 Biểu 9: Địa điểm đi thăm quan du lịch của người cao tuổi (%) 40 Biểu 10: Mức độ tham gia hoạt động thể dục - thể thao của người cao tuổi (%) 43 Biểu 11: Đối tượng cùng tham gia các hoạt động thể dục - thể thao cùng với người cao tuổi (%) 44 Biểu 12: Hình thức tham gia hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi (%) 44 Biểu 13: Mức độ tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 46 Biểu 14: Đối tượng tham gia hoạt động công tác xã hội cùng người cao tuổi (%) .46 Biểu 15: Hình thức tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 47 Biểu 16: Tương quan giữa giới tính với việc tham gia hoạt động văn hóa - thể thao của người cao tuổi (số lượng) 51 Biểu 17: Tương quan giữa giới tính và mức độ tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 52 Biểu 18: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ tham gia hoạt động văn hóa - thể thao của người cao tuổi (%) 54 Biểu 19: Tương quan giữa nghề nghiệp trước đây và mức độ tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 56 Biểu 20: Tương quan giữa nghề nghiệp trước đây và mức độ tham gia hoạt động văn hóa - thể thao của người cao tuổi (số lượng) 57 Biểu 21: Tương quan giữa nghề nghiệp trước đây và mức độ tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 58 Biểu 22: Tương quan giữa thu nhập cá nhân và mức độ tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 59 Biểu 23: Tương quan giữa thu nhập cá nhân và mức độ tham gia hoạt động văn hóa

- thể thao của người cao tuổi (số lượng) 60

Trang 4

Biểu 24: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 64 Biểu 25: Mong muốn về mức độ tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 65 Biểu 26: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ của người cao tuổi (%) 68 Biểu 27: Mong muốn về mức độ tham gia hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ của người cao tuổi (%) 69 Biểu 28: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động đi thăm quan, du lịch của người cao tuổi (%) 71 Biểu 29: Mong muốn về mức độ tham gia hoạt động đi thăm quan, du lịch của người cao tuổi (%) 72 Biểu 30: Mong muốn mức độ đóng góp cho hoạt động đi thăm quan, du lịch của người cao tuổi (%) 74 Biểu 31: Mong muốn được tiếp tục tham gia hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi (%) 75 Biểu 32: Mong muốn mức độ tham gia hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi (%) 76 Biểu 33: Nhu cầu tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 80 Biểu 34: Mong muốn mức độ tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi trong thời gian tới (%) 80 Biểu 35: Mong muốn mức độ đóng góp cho các hoạt động công tác xã hội trong thời gian tới của người cao tuổi (%) 82 Biểu 36: Tương quan giữa giới tính và nhu cầu tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%) 84 Biểu 37: Tương quan giữa trình độ học vấn và nhu cầu tham gia hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi (%) 85 Biểu 38: Tương quan giữa nghề nghiệp trước đây và nhu cầu tham gia hoạt động công tác xã hội của người cao tuổi (%) 86

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, sau những năm đổi mới, đất nước ta đã đạt đượcnhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đờisống vật chất và tinh thần của người dân đã từng bước được cải thiện và nângcao rõ rệt Chất lượng cuộc sống của người dân từ chỗ “ăn no mặc ấm” bây giờ

đã trở thành “ăn ngon mặc đẹp” Cuộc sống đầy đủ dẫn đến nhu cầu của conngười ngày càng được đáp ứng hoàn thiện hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,dịch vụ giải trí… ngày càng thêm phong phú và đa dạng Tất cả những yếu tốtrên là những yếu tố tác động tích cực giúp tuổi thọ trung bình của người dân có

xu hướng tăng lên rõ rệt Tuổi thọ của dân cư tăng lên đồng nghĩa với sự giatăng tất yếu về số lượng của một nhóm xã hội, đó là nhóm xã hội người cao tuổi

Già hóa dân số là một trong những khuynh hướng nổi bật của thế kỷ 21.Già hóa dân số tạo ra những thách thức về xã hội, kinh tế và văn hóa nhưngcũng là những cơ hội vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội vàcộng đồng Theo số liệu của Tổng cục thống kê vào năm 2013, chỉ số già hóacủa Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây [1] Nếunhư năm 1989, chỉ số già hóa là 18,2% thì đến năm 2009, chỉ số này tăng lêngần gấp đôi 35,5% Đặc biệt trong các năm gần đây (2010 -2012), trung bìnhmỗi năm chỉ số già hóa dân số của Việt Nam tăng thêm 2,4%, nghĩa là bìnhquân hàng năm số người cao tuổi tăng thêm 222.000 người, trong khi mức tăngtrung bình năm của giai đoạn 1989 - 1999 là 0,61%; của giai đoạn 1999 - 2009

là 1,12% Người cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng.Theo kết quả điều tra biến động Dân số - Kế hoạch hóa gia, năm 2011, tỷ lệngười cao tuổi trên 60 tuổi của Việt Nam là 8,65 triệu người, chiếm gần 10%tổng dân số, tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi chiếm 7% dân số Với số liệu này,năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “Già hóa dân số” Tuy vậy,Điều tra dân số giữa kỳ năm 2011 của Tổng cục thống kê thậm chí còn cho thấytốc độ già hóa dân số ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự báo vì tỉ lệ Người cao

Trang 6

tuổi đã hơn 10% tổng dân số Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướnggià hóa nhanh đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam trongviệc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, năm

2011 tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73 tuổi, là mức khá cao so với điềukiện của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh kháthấp, chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116 so với 177 nước trên thế giới(www.gopfp.gov.vn) Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đang có một quá trìnhbiến đổi trong bức tranh dân số Việt Nam Già hóa dân số là kết quả tất yếu của

sự phát triển, con người cũng không thể tách ra khỏi quy luật đó Nhờ nhữngthành tựu vĩ đại trong lĩnh vực y học mà con người đã phát minh ra, chất lượngdân cư ngày càng được nâng cao, đồng thời tuổi thọ của nhân loại cũng đã tănglên đáng kể Tăng tỷ lệ người già là thành tựu to lớn của con người trong việckiểm soát bệnh tật, hạn chế tử vong và chương trình kế hoạch hóa gia đình, chấtlượng cuộc sống, đặc biệt là chất lượng hoạt động dịch vụ ngày càng hoàn thiện.Tuy nhiên tỷ lệ người già gia tăng cũng đặt ra nhiều thách thức về các vấn đề kinh

tế - xã hội cần được giải quyết trong chiến lược phát triển quốc gia: làm thế nào

để mọi người sống lâu nhưng mạnh khỏe và hạnh phúc ? Làm thế nào để đời sốngvật chất và tinh thần của người cao tuổi được đảm bảo ? Vấn đề này đồng nghĩavới việc người cao tuổi trở thành một nhóm xã hội đặc thù và cần được xã hộiquan tâm nhiều hơn

“Là một nhu cầu căn bản của con người, giao lưu xã hội càng trở nênquan trọng hơn trong đời sống tuổi già, khi mà với tuổi tác người ta bị cắt đứthoặc bị trở ngại khá nhiều với các mối liên hệ xã hội đã có (gia đình, họ hàng,bạn bè, nghề nghiệp…) Đã có nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứunhằm xem xét giao lưu xã hội hay hoạt động xã hội của người cao tuổi trên cáckhía cạnh: tiếp xúc với truyền thông đại chúng, giao tiếp với những người khác(các quan hệ giao tiếp gia đình xem xét trong một phần riêng), tham gia hoạtđộng xã hội trong cuộc sống thường ngày…” Thực tế cho thấy, hiện nay bảnthân người cao tuổi vẫn tham gia tích cực vào các hoạt động trong gia đình và

Trang 7

ngoài xã hội Việc tham gia hoạt động đó không những giải quyết vấn đề về tinhthần, sức khỏe và vật chất cho bản thân và gia đình người cao tuổi mà còn đemlại một cái nhìn tích cực từ phía xã hội đối với nhóm người cao tuổi, bởi đa số

họ vẫn mong muốn sống có ích và tiếp tục đóng góp sức mình cho sự phát triển

của gia đình và xã hội Nhận thức được vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài: Thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Từ đầu những năm 1970 ở Việt Nam đã có những nghiên cứu xã hội cóliên quan đến người cao tuổi, nhưng phải đến đầu những năm 1990 thì cácnghiên cứu về người cao tuổi mới thực sự có những bước tiến lớn về số lượng

và nội dung Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng cho các nghiên cứu

là số liệu và dữ liệu về người cao tuổi thì vẫn còn rất hạn chế Tính đến năm

2011 thì hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng số liệu từ một số điều tra tập trungvào một nhóm dân số cao tuổi nào đó Có nhiều công trình nghiên cứu về ngườicao tuổi đã nêu lên số liệu khái quát về cuộc sống của người cao tuổi như vấn đề

về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động cùng các mối quan hệ

xã hội của người cao tuổi… tuy nhiên những nghiên cứu về nhu cầu tham giahoạt động xã hội của người cao tuổi lại rất ít

Trước hết phải kể đến nghiên cứu của Bùi Thế Cường trong cuộc Khảo sát người cao tuổi đồng bằng sông Hồng tiến hành vào tháng 1 năm 1997 Tài

liệu chủ yếu tập trung nghiên cứu về hôn nhân, học vấn, lịch sử nghề nghiệp, di

cư, con cháu và người thân, nhà ở và tiện nghi, lao động và thu nhập, giao lưu

XH, vị thế của người cao tuổi… ở vùng đồng bằng sông Hồng Bằng phươngpháp nghiên cứu là phỏng vấn sâu kết hợp điều tra bảng hỏi, cuộc nghiên cứuđược xác định như là một khảo sát chéo lĩnh vực về đời sống người già, đại diệncho khu vực Đồng bằng sông Hồng Trong cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu đãxem xét giao lưu xã hội trên các khía cạnh tiếp xúc với truyền thông đại chúng

và giao tiếp với người khác Cụ thể, kết quả khảo sát thu được như sau: cáchoạt động giao tiếp xã hội của người già đã được đo với việc thăm hỏi hàng

Trang 8

xóm, họ hàng và bạn bè đồng nghiệp Các chỉ số chung cho thấy một tần suấtkhá cao Mặt khác, khuôn mẫu tiếp xúc cũng giảm đi từ hàng xóm, qua họ hàngđến bạn bè đồng nghiệp Chỉ có 16,3% trên toàn mẫu nói rằng họ không hoặc rất

ít thăm nom chuyện trò với hàng xóm, 43,2% thăm hỏi ở mức thỉnh thoảng (từ 1

- 2 lần trong tháng đến 1 - 2 lần trong hàng tuần), 40,5% gần như hàng ngày.Mức độ không hoặc rất ít thăm hỏi, giao lưu với hàng xóm của các cụ Hà Nộikhá cao (44,9%) trong khi ở thị xã là 20,8%, còn ở nông thôn tụt xuống 13,4%.Mối quan hệ họ hàng lỏng lẻo đi nhiều ở một bộ phận đáng kể người già đô thịkhi có tới 62,8% ở thị xã và 67,5% ở Hà Nội không hoặc rất ít thăm họ hàng

Tác giả Nguyễn Đức Truyền đã nêu lên khía cạnh của đời sống gia đình

cũng như ngoài xã hội của người cao tuổi tại Hải Hưng trong bài viết “Tâm thức và hoạt động của người già ở Hải Hưng trong cuộc sống gia đình và xã hội” đăng trên tạp chí xã hội học số 4, 1993 Nói về vấn đề hoạt động xã hội, tác

giả có viết: “So với trước đây (khi còn trẻ) các cụ vẫn giữ được truyền thống

tích cực tham gia công tác xã hội, mặc dù tỉ lệ và cường độ có phần giảm bớt.

Tỷ lệ tham gia lúc trẻ là 19,2% tích cực, 30,9% tham gia bình thường, 0,7% ít tham gia và chỉ có 13% không tham gia bao giờ Tỷ lệ tham gia công tác xã hội hiện nay là: Thường xuyên 14,7%, đôi khi 34,5%, không tham gia là 50,8% ”

Trong bài viết, tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu khiến người cao tuổikhông thể tham gia các hoạt động xã hội là không đủ điều kiện sức khỏe, bậncông việc, không có năng lực hay không còn hứng thú với các hoạt động xã hộihiện nay

Bài viết “Vấn đề người cao tuổi: thực trạng và giải pháp” (Lê

Truyền) được đăng trong tuyển tập Người cao tuổi đồng bằng sông Hồng trong

những năm 90: một phân tích sơ bộ cho rằng, đã qua một thời gian khá dài,

công tác nghiên cứu về người cao tuổi ở nước ta còn tản mạn Nhiều khía cạnhmới có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi chưa được nghiêncứu một cách hệ thống để có định hướng cho những giải pháp tích cực Vớinhững dẫn liệu thu được qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn và điều tra mẫu với

303 phiếu hỏi tại Hải Hưng cho thấy:

Trang 9

“Các hình thức lễ, hội truyền thống được các cụ tham gia khá đông đảo Với một số hình thức lễ, hội và hoạt động xã hội được nêu ra hỏi: lễ chùa, hội làng, giỗ tổ họ, tang ma trong thôn, cưới trong họ, chúng tôi có mấy nhận xét sau về sự tham gia của các cụ:

- Hội làng: ít cụ tham gia, có lẽ vì mới khôi phục, tuy nhiên theo chúng

tôi sau này sẽ đông hơn.

- Lễ chùa: các cụ ông ít tham gia song các cụ bà hầu như đều tham gia.

Theo các cụ bà chẳng qua đây là một dịp để đi chơi, vãn cảnh, một hình thức sinh hoạt văn hóa của các cụ, không có tính chất mê tín.

- Các loại hình thức khác hầu như 100% các cụ đều tham gia, chính

trong những dịp đó các cụ có cơ hội khẳng định vai trò của mình.”

Tác giả đã nêu ra khó khăn hiện nay trong tổ chức sinh hoạt văn hóa chocác cụ là thiếu cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến chất lượng tham gia hoạt động xãhội của các cụ hiện nay

Trong bài viết “Giao tiếp xã hội và gia đình ở người cao tuổi” của tác

giả Phùng Tố Hạnh cho rằng: tham gia hoạt động xã hội là một khía cạnh khárộng, tác giả chỉ nêu ra một số khía cạnh cơ bản thể hiện qua các dấu hiệu ngườicao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội (bao gồm giaotiếp trong gia đình, họ hàng và giao tiếp cộng đồng) Tham gia hoạt động xã hộithể hiện bề nổi tích cực của con người Đối với người cao tuổi, đó là việc họtham gia vào các tổ chức đoàn thể quần chúng, tham dự các cuộc họp ở địaphương, tham gia vào các tổ chức dành riêng cho người già mà một trong những

tổ chức hiện tồn tại khá phổ biến ở nước ta là Hội thọ “Cuộc điều tra cho thấy

có 31,3% số người được hỏi là thành viên của một trong các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội hưu trí, hội chữ thập đỏ, hội phụ lão… 14,7% nói rằng họ thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội Tuy nhiên, 50,8% nói rằng họ không tham gia bất kì một tổ chức nào Trong số những người tham gia công tác xã hội cũng chỉ có 27,5% người được hỏi dành hầu hết thời gian rỗi cho các hoạt động đó Mức độ tham gia hoạt động xã hội của họ cơ bản rất khác nhau

về giới tính (35,9% nam và 18,3% nữ)… Nếu so sánh con số 13% người được

Trang 10

hỏi nói rằng họ không tham gia hoạt động xã hội thời trẻ với số người không tham gia hiện nay (50,8%) cũng có thể thấy số người già tham gia vào các tổ chức xã hội là giảm đi ” Kết quả nghiên cứu cho thấy nơi nào có sự hỗ trợ của

chính quyền địa phương thì ở đó số người tham gia vào các tổ chức xã hội sẽ giatăng

Trong cuốn “Điều tra về người cao tuổi Việt Nam năm 2011: Các kết quả chủ yếu” của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã cung cấp những thông tin

chi tiết về cá nhân (như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, công việc…), về đờisống gia đình (sắp xếp cuộc sống, quan hệ trong gia đình, chăm sóc và đượcchăm sóc…) về quan hệ và vai trò cộng đồng, xã hội (như việc tham gia cáchoạt động cộng đồng, tiếp cận các nguồn thông tin chính sách…) của người caotuổi Các kết quả này được chia theo bốn nhóm chủ yếu: (i) các đặc điểm kinh tế

và xã hội; (ii) các đặc điểm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận dịch vụ

y tế; (iii) việc tiếp cận với các quyền lợi và quyền pháp lý dựa theo luật và chínhsách Việt Nam; (iv) vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và xãhội Kết quả nghiên cứu cho thấy:

“có khoảng 36,4% người cao tuổi có tham gia ít nhất một tổ chức chính trị

- xã hội hoặc câu lạc bộ ở địa phương Khoảng 70% người cao tuổi là thành viên của Hội người cao tuổi Việt Nam và 28% phụ nữ cao tuổi là thành viên của Hội phụ nữ Việt Nam Tỉ lệ người cao tuổi tham gia các tổ chức khác như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,… khác nhau Dù vậy, với vai trò là thành viên, người cao tuổi tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức này với tỉ lệ cao Thông qua các tổ chức này, người cao tuổi góp phần xây dựng cộng đồng, xã hội bằng nhiều hình thức như khuyến nông, khuyến học…”

Bài viết “Người cao tuổi ở miền Trung và Nam bộ Việt Nam năm

2000 - Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính” của tác giả Bế Quỳnh Nga năm 2004 khẳng định vấn đề người cao tuổi hiện nay đang trở thành

vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế Bài viết cũng khái

quát lại kết quả nghiên cứu định tính thuộc dự án “Nghiên cứu định tính về

người cao tuổi” cuả UNFPA tài trợ tiến hành từ năm 1999 đến đầu năm 2000 tại

một số điểm miền Trung và miền Nam Việt Nam bao gồm các vấn đề về lao

Trang 11

động, sắp xếp gia đình, tham gia xã hội của người cao tuổi, vấn đề người cao

tuổi và hệ thống an sinh xã hội Nghiên cứu cho thấy: “tại các điểm nghiên cứu

ở cả 3 miền, số lượng người tham gia Hội người cao tuổi tương đối đông Ở miền Bắc và miền Trung số lượng các cụ ông tham gia nhiều hơn các cụ bà… mọi người đều nhận thấy rằng các đoàn thể như Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi hiện nay đã lo lắng chăm sóc cho cuộc sống tinh thần và nhiều khi là

cả vật chất cho các cụ, nhất là ở những gia đình nghèo, điều mà trước đây chưa

hề có và không dễ gì có được… Người nghèo thường thích tham gia Hội người cao tuổi vì Hội quan tâm đến các cụ Tham gia Hội các cụ có dịp được gặp gỡ chia sẻ, được quan tâm, được đi tham quan Thường thì người cao tuổi cũng thích tham gia hội nhưng nhà nghèo thì thích vào hơn Họ cho rằng dù giàu hay nghèo, nếu người già khong vào Hội thì coi như cô đơn Khi đau ốm được thăm hỏi sức khỏe, khi hội họp các cụ được giúp nhau trao đổi tâm tình và điều này

đã động viên các cụ rất nhiều…” Bài viết của tác giả Bế Quỳnh Nga đã cho thấy

thêm một điều, các hoạt động của người cao tuổi khá phong phú, ở tất cả cácđiểm đều diễn ra hoạt động tình nghĩa, hiếu và chúc thọ, hoạt động văn hóa, thểdục thể thao, hoạt động nhân đạo, từ thiện, hòa giải…

Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên về người cao tuổi đã nêu lênnhững số liệu khái quát về cuộc sống của người cao tuổi cũng như các hoạtđộng xã hội và các mối quan hệ xã hội của người cao tuổi Tuy nhiên nhữngnghiên cứu sâu về thực trạng và nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội củangười cao tuổi lại rất ít Vì vậy trong quá trình triển khai nghiên cứu, tác giả sẽ

kế thừa và tiếp thu những kết quả mà những công trình nghiên cứu trước đã đạtđược để từ đó làm tài liệu đối chứng với các kết quả thu thập được Đồng thờicũng mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp chính quyềnđịa phương và cộng đồng có thể hiểu được nhu cầu, mong muốn chính đáng củangười cao tuổi trong việc tham gia hoạt động xã hội và khẳng định vai trò trong

xã hội của mình hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 12

Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người caotuổi xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay Trên cơ sở đó đề xuấtmột số khuyến nghị đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người caotuổi.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thao tác hóa khái niệm liên quan trong đề tài nghiên cứu: Người cao

tuổi, Nhu cầu, Hoạt động, Hoạt động xã hội

- Khảo sát thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người

cao tuổi xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

- Chỉ ra những yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động xã hội của

người cao tuổi

- Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia

hoạt động xã hội của người cao tuổi

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xãHưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

4.2 Khách thể nghiên cứu

Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống tại địa bàn xã HưngLộc, thành phố Vinh, Nghệ An Đề tài nghiên cứu 4 nhóm đối tượng chính:

- Nhóm cán bộ viên chức về hưu.

- Nhóm cựu chiến binh.

- Nhóm người cao tuổi thuần nông.

- Nhóm người cao tuổi phi nông nghiệp, bán nông nghiệp.

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

- Về thời gian: tháng 4/2015 đến tháng 5/2015

5 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

5.1 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 13

Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội

Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người cao tuổi

Đặc điểm gia đình người cao tuổi

Đặc điểm địa bàn cư trú

Thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi

Số lượng hoạt động

Mức độ hoạt động

Loại hoạt động xã hội

Vai trò của người cao tuổi đối với xã hội

Chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi và các tổ chức của người cao tuổi

- Tham gia các hoạt động xã hội là nhu cầu không thể thiếu của người

cao tuổi hiện nay

- Người cao tuổi ở nhóm cán bộ viên chức và cựu chiến binh về hưu

tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn người cao tuổi ở nhóm thuần nông, phi

nông nghiệp, bán nông nghiệp

- Các cụ ông tham gia hoạt động xã hội ít hơn các cụ bà tham gia hoạt

động xã hội

- Người cao tuổi có nguồn thu nhập cá nhân tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn người cao tuổi không có nguồn thu nhập cá nhân.

5.2 Khung lý thuyết

Trang 14

Mô tả khung lý thuyết

+ Thu nhập hiện nay

- Đặc điểm gia đình của người cao tuổi

+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình

+ Thành viên cùng chung sống trong gia đình

- Đặc điểm địa bàn cư trú

+ Cơ sở vật chất, đặc điểm dân cư… tại nơi cư trú

+ Sự quan tâm của địa phương tới việc tham gia hoạt động xã hội củangười cao tuổi

- Mức độ: số lần người cao tuổi tham gia vào các loại hoạt động xã hội

và thời lượng (thời gian tham gia) dành cho mỗi loại hoạt động này

- Loại hoạt động:

+ Hoạt động văn hóa - thể thao

+ Hoạt động công tác xã hội

+ Hoạt động lễ hội, đình chùa, giỗ tổ họ, ma chay, cưới hỏi

Biến can thiệp:

- Môi trường kinh tế - xã hội.

- Các chính sách của Đảng và nhà nước về người cao tuổi và tổ chức của

người cao tuổi

Trang 15

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc và phương phápluận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cụ thể là Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủnghĩa duy vật biện chứng, coi đó là phương pháp chung cơ bản có tính địnhhướng, xuyên suốt toàn bộ đề tài

Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi và tổchức của người cao tuổi trong việc phát huy vai trò của người cao tuổi đối với giađình và xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi

Vận dụng một số lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về tuổi già: Lýthuyết gỡ bỏ, Lý thuyết cấu trúc - chức năng, Lý thuyết hành động xã hội

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp phân tích tài liệu

Thu thập những tài liệu có liên quan và những nghiên cứu về người caotuổi để làm tư liệu bổ sung cho đề tài của mình

Phương pháp Anket

Phỏng vấn bằng bảng hỏi anket để tiến hành thu thập thông tin Phươngpháp anket được coi là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài

Cỡ mẫu nghiên cứu: dung lượng mẫu là 100 phiếu (50 nam, 50 nữ), khảo

sát trên địa bàn xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 16

Cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địaphương có được những chính sách hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò củangười cao tuổi đối với xã hội Đề tài có thể là tài liệu giúp ích cho các nghiêncứu khác tham khảo khi nghiên cứu về người cao tuổi.

8 Kết cấu nội dung khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnđược chia thành 3 chương, 7 mục và 20 tiểu mục

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài

1.1.1 Khái niệm “Người cao tuổi”

Theo từ điển Xã hội học, G.Endrrweit và G.Trommsdorff phần xã hội họcngười cao tuổi/lão khoa (Sociology of Georontology) đề cập đến “Xã hội họcngười cao tuổi - hay còn gọi là lão học xã hội nghiên cứu những người cao tuổitrên 65, nhưng cũng có thể từ 50 - 60 tuổi Nó nghiên cứu ứng xử xã hội, các giátrị, chuẩn mực, nhu cầu, thái độ, cách sống và vấn đề ở nhóm này; môi trường

xã hội, các nhóm xã hội và quan hệ xã hội, các đặc trưng tầng lớp và giới tính”[5,tr729]

Trong cuốn sách mang tên “Người cao tuổi cần biết” của GS.Nguyễn SĩQuốc xuất bản năm 1996 (NXB văn hóa thông tin) có đề cập đến nhiều ý kiếnkhác nhau về người cao tuổi:

Theo định nghĩa của các nhà dân số học, những người trên 60 tuổi, khôngphân biệt nam nữ, là người cao tuổi; trong các cuộc điều tra dân số, người taphân loại dân số theo lứa tuổi; người cao tuổi thuộc lứa tuổi bằng và trên 60tuổi Nói chung thì như vậy nhưng cũng có nước, nhất là những nước phát triển,tuổi thọ trung bình trên dưới 70 thì họ định nghĩa người cao tuổi phải trên 65

Theo điều 1 pháp lệnh người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày28/4/2000), người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam từ 60 tuổi trở lên

Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày28/4/2000) nhận định: “Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáodục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.”

Trong đề tài, tác giả thống nhất khái niệm “Người cao tuổi” dựa theo tiêu

chí của pháp lệnh người cao tuổi tháng 4/2000 quy định: người cao tuổi là côngdân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên

1.1.2 Khái niệm “Hoạt động”, “Hoạt động xã hội” và “Hoạt động công tác xã hội”

Hoạt động

Trang 18

Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2008):

“Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mộtmục đích chung, trong một lĩnh vực nhất định”

Theo từ điển bách khoa Việt Nam:

“Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con ngườiquan hệ với thế giới chung quanh nhằm cải tạo thếgiới theo hướng phục vụ cuộc sống của mình Trongmối quan hệ ấy, chủ thể của hoạt động là con người,khách thể của hoạt động là tất cả những gì mà hoạtđộng tác động vào, qua đó tạo ra được sản phẩm thỏamãn nhu cầu của khách thể Mục đích trên đây thểhiện trên nhiều lĩnh vực và trong nhiều dạng hoạtđộng: kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, tư tưởng, lýluận, văn hóa, tâm lí,… Nhưng hình thức cơ bản, có ýnghĩa quyết định là thực tiễn xã hội, hoạt động thườngđược chia thành hai loại: hoạt động hướng ngoại nhằmcải tạo thiên nhiên và xã hội; hoạt động hướng nộinhằm cải tạo bản thân con người Hai loại hoạt động

ấy gắn liền mật thiết với nhau vì con người chỉ có thểcải tạo mình trong quá trình cải tạo thiên nhiên và xãhội, hoạt động bao giờ cũng mang tính lịch sử qua cácthời đại khác nhau” [9,tr.331]

Hoạt động công tác xã hội

Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo Công tác xã hội

quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về “Công tác xã hội” như sau: Công

tác xã hội là hoạt động tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan

hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người Công tác

xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống

Trang 19

Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệpnhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứngnhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội

về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồnggiải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Hoạt động xã hội

Định nghĩa Hoạt động xã hội trong cuốn Từ điển xã hội học của,

G.Endrrweit và G.Trommsdorff (Nhà xuất bản thế giới) trang 188 định nghĩa

Hoạt động xã hội như sau: “Hoạt động xã hội là một hành vi hướng đích, gắn bó

về nghĩa với hành vi, với các kì vọng được cảm nhận hay được phỏng đoán củađối tác tương tác và được định hướng theo chuẩn giá trị xã hội.”

Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung tìm hiểu các hoạt động xãhội của người cao tuổi bao gồm: hoạt động công tác xã hội, hoạt động văn hóa -thể thao (bao gồm các hoạt động văn nghệ, ca múa nhạc, thể dục thể thao, thamquan du lịch…), hoạt động lễ hội, đình chùa, giỗ tổ họ, ma chay, cưới hỏi (baogồm các hoạt động hội làng, hội nghề, hội đầu xuân, đi lễ ngày rằm, đi thămđền/chùa, giỗ tổ họ, ma chay, cưới hỏi họ hàng, làng xóm…)

1.1.3 Khái niệm “Nhu cầu”

Maslow, nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhucầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thíchnhững nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một

cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai

nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủnhững nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và

Trang 20

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng,

an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v

Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn [3]

Trong đề tài này, khái niệm “Nhu Cầu” được sử dụng mang ý nghĩa là sự

cần thiết, là mong muốn, nguyện vọng của người cao tuổi khi tham gia các hoạtđộng xã hội

1.2 Các lý thuyết tiếp cận

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Đề tài nghiên cứu thực trạng và nhu cầu tham gia hoạt động xã hội củangười cao tuổi dựa trên lý thuyết cấu trúc - chức năng

Các nhà xã hội học đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết cấu trúc - chứcnăng ra đời đầu tiên phải kể đến A.Comte (1798 - 1857), H.Spencer (1820 -1903) đặc biệt là E Durkheim Khi phân tích về phân công lao động, E

Durkheim cho rằng: chức năng là sự thỏa mãn một nhu cầu, tạo một lợi ích,

trong đó nhu cầu là một trạng thái xã hội bình thường được xác định tương ứng với các điều kiện môi trường vật chất đặc biệt là khối lượng và mật độ dân cư

[6,tr58]

Cũng nói về chức năng, A.R.Radcliffe - Brown (1881 - 1955) cho rằng:

Chức năng có nghĩa là đóng góp của một hoạt động để duy trì cấu trúc [6,tr61]

Kế thừa các quan niệm trên, R Merton cho rằng mỗi yếu tố cấu trúc đều

có thể có nhiều hơn một chức năng và một chức năng nhất định thường được thỏa mãn bởi không chỉ một yếu tố cấu trúc nhất định và chức năng xã hội liên quan tới các hệ quả khác quan sát được chứ không phải các tâm trạng chủ quan (mục tiêu, lý do, ý nghĩa) [6,tr.65]

Trang 21

Như vậy, các luận điểm gốc của thuyết chức năng đều nhấn mạnh tínhcân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc Các tác giả của chủthuyết này đều cho rằng xã hội là sự liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thànhnên một chỉnh thể gọi là xã hội mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất địnhhoạt động nhịp nhàng với nhau góp phần đảm bảo sự tồn tại cân bằng của chỉnhthể đó với tư cách là một chỉnh thể tương đối bền vững Như vậy để giải thích

sự tồn tại của một thiết chế xã hội cần tìm hiểu hệ thống như một tổng thể phảithỏa mãn được các nhu cầu của nó nhằm tạo được sự cân bằng tương đối ổnđịnh [10]

Đối với cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng, đề tài được vận dụngnhư sau: là một nhóm xã hội đặc thù, người cao tuổi nằm trong cấu trúc xã hội

và gắn bó chặt chẽ với toàn xã hội Họ là một bộ phận có vai trò đặc biệt quantrọng trong xã hội Tham gia các loại hoạt động xã hội, người cao tuổi đều pháthuy hết khả năng của mình, luôn đóng vai trò trụ cột cho chính quyền địaphương trong việc giáo dục con cháu làm việc tốt, giữ gìn nếp sống văn hóa dântộc, tích cực chống các tệ nạn xã hội, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng chínhquyền Mặt khác, khi tham gia các hoạt động xã hội, các cụ luôn cảm thấy vui

vẻ, thoải mái, không còn cảm giác cô đơn, lạc lõng khi về già… Như vậy, thôngqua chức năng xã hội của mình, người cao tuổi đã tự thỏa mãn được nhu cầu xãhội cơ bản của bản thân khi về già đó là được giao lưu tiếp xúc thường xuyênvới xã hội, góp phần nâng cao về mặt tinh thần, tạo sự thoải mái và vui vẻ chongười cao tuổi

sự chuyển giao có thứ tự địa vị và vai trò khác nhau của người lớn tuổi sang thế

hệ trẻ hơn

Trang 22

Lý thuyết gỡ bỏ cũng cho rằng quá trình này mang lợi cho bản thân ngườilớn tuổi Khi sức khỏe con người giảm sút thì có lẽ họ hoan nghênh việc đượcgiải tỏa áp lực trong cuộc sống Hơn nữa, người lớn tuổi thích có hành vi tự dohơn, họ không nghĩ phải trung thành chặt chẽ theo tiêu chuẩn văn hóa như lúc ở

Vận dụng vào đề tài này, theo lý thuyết gỡ bỏ, nguyên nhân người caotuổi tham gia vào các hoạt động xã hội là do sau khi kết thúc độ tuổi lao động,

họ phải gỡ bỏ vị trí xã hội của mình, thực hiện sự chuyển giao địa vị và vai tròcủa mình cho lớp người trẻ hơn, mặc dù lúc này họ có nhiều thời gian rảnh rỗihơn Để tránh bị cô lập và cô đơn khi về già, họ có thể tham gia vào các hoạtđộng xã hội Họ có thể lựa chọn tham gia những hình thức hoạt động xã hội phùhợp với nhu cầu, sở thích và khả năng của họ, qua đó một mặt có thể đóng gópnhững kinh nghiệm chuyên môn và vốn hiểu biết phong phú của mình cho xãhội, mặt khác có thể duy trì các mối quan hệ xã hội, làm phong phú thêm đờisống tinh thần cũng như nhu cầu trao đổi thông tin và giao tiếp xã hội của mình

1.2.3 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Theo lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, Friedman và Hechter cho rằng tiêuđiểm của sự lựa chọn hợp lý là các actor Các actor được xem là có mục đíchhoặc mục tiêu về cái là hành động mà họ hướng tới Thuyết sự lựa chọn hợp lýquan tâm đến ít nhất là hai sự kìm hãm đối với hành động Đầu tiên là sự hiếmhoi của các tiềm năng Các actor có các tiềm năng khác nhau cũng như có cáchthâm nhập khác nhau vào các tiềm năng Đối với những người có nhiều tiềmnăng, thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ Tuy nhiên, đối với những người

có ít tiềm năng sự đạt được mục đích có thể khó khăn hoặc bất khả thi Liênquan đến sự hiếm hoi của các tiềm năng là cái giá phải trả của cơ hội Họ có thể

Trang 23

bị mất đi một cơ hội khác có cơ may hơn trong hành động kế tiếp của mình Cácactor được xem là luôn cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình trong sự lựa chọn.

Theo Rodney Stark, sự hiếm hoi của các tiềm năng liên quan mật thiếtđến nguồn thông tin mà các actor có thể nhận được và những thứ mà họ có thể

có để lựa chọn Có nghĩa là họ không thể có sự lựa chọn hợp lý để tối đa hóa lợiích của mình nếu họ không biết gì về chúng hoặc có những hiểu biết lệch lạc vềcác lợi ích tương đối của sự lựa chọn và họ cũng không thể lựa chọn những cái

mà họ không thể có

Các thể chế xã hội cũng là một nguồn kìm hãm lên các hành động của cácactor Freidman và Hechter xác định, một cá thể hành động một cách khuôn sáo,tìm ra các hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các nguyên tắcgia đình và trường học; các mệnh lệnh; các chính sách cứng rắn…

Như vậy, các tiếp cận có tầm ảnh hưởng lớn trong lý thuyết xã hội hiệnnay đều có chung một nhận định rằng: khi đứng trước nhiều lựa chọn người tathường cố gắng chọn cái hợp lý nhất hoặc dễ chấp nhận nhất, với suy nghĩ là cánhân sẽ đạt được lợi ích tối đa trong sự lựa chọn ấy của mình Đây chính là mụcđích về sự lựa chọn hợp lý [10]

Khi vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý vào đề tài nghiên cứu, ta có thểgiải thích nguyên nhân người cao tuổi tham gia hoạt động xã hội là một sự lựachọn mang lại lợi ích cao nhất đối với họ bởi trong điều kiện khi họ không còntham gia vào lực lượng sản xuất, rời bỏ những địa vị xã hội gắn với công việctrước đây thì họ có những lựa chọn cho mình, có thể sẽ không làm gì hết hoặctham gia vào một số hoạt động xã hội mà họ yêu thích hoặc cảm thấy phù hợpvới bản thân Việc tham gia các hoạt động xã hội vừa giúp người cao tuổi thỏamãn nhu cầu tinh thần, vừa giúp người cao tuổi tiếp tục được cống hiến cho xãhội

1.2.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi.

1.2.4.1 Quan điểm của Đảng về người cao tuổi.

Sau khi Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bí

thư TW đã ban hành Chỉ thị 59/CT-TW “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy

định: “ Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách

Trang 24

nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội Hội người cao tuổi Việt Nam mớiđược thành lập, cần được nhanh chóng ổn định về tổ chức và mở rộng hoạt động

ở cơ sở Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các ban đảng, các đoàn thể nhân dân cầngiúp đỡ Hội hoạt động có hiệu quả thiết thực, phối hợp với Hội trong việc vậnđộng gia đình và xã hội chăm sóc, bồi dưỡng phát huy người cao tuổi phục vụcông cuộc đổi mới Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các ban của Đảng, các ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Lao động- Thươngbinh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp phối hợp với Hội nghiên cứu, soát xét cácchính sách luật pháp hiện hành, đề xuất những văn bản pháp quy của nhà nước

nhằm bảo vệ, chăm sóc và phát huy người cao tuổi Nhà nước cần dành ngân

sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, nhanh chóng xoá bỏ tình trạng người già lang thang trên đường phố, ngõ xóm Đề nghị Chính phủ hỗ trợ Hội người cao tuổi Việt Nam về kinh phí và điều kiện hoạt động”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các lão thành

cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động

xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên…”.

Thông báo số 12-TB/TW ngày 13 tháng 6 năm 2001 đã khẳng định Hộingười cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có các nhiệm vụ

đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh người cao tuổi; Hội có Ban đại diện ở

cấp tỉnh và cấp huyện; Cấp tỉnh có từ 2 đến 3, cấp huyện có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách đồng thời khẳng định: “ Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí họat

Trang 25

động cho Hội Các cơ quan có chức năng của Nhà nước tạo thuận lợi, bảo đảm cấp kinh phí kịp thời cho Hội”.

Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT(01.10.2002) do TW Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng Bí

thư Nông Đức Mạnh đã nói: “…Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổinước ta

lại đông đảo như hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào về lớp người cao tuổi nước ta Với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống cùng với vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động và nghiệp vụ phong phú, đa dạng của mình, người cao tuổi thực sự là một bộ phận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tộc Chúng ta tôn trọng, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực ấy”…

Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dân

tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa…”.

Như vậy, từ Chỉ thị 59, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo số 12của Ban bí thư TW Đảng đều khẳng định: Người cao tuổi là nền tảng của giađình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội, vì thế,Chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản chất tốt đẹp củachế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

1.2.4.2 Chính sách của Nhà nước về người cao tuổi

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP “Về chăm sóc

người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam” Chỉ thị

khẳng định: “Kính lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng vànhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của

Trang 26

người cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn đảng,toàn dân Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâmđó.

Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sáchcủa đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi, Thủ tướng đã chỉ thị:

a Về chăm sóc người cao tuổi

Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộcquyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi Côngtác này cần được thể hiện trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ngắn hạn

và dài hạn của địa phương Trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựngcuộc sống mới ở khu dân cư: chỉ đạo các cơ quan văn hoá, thông tin, giáo dục

và đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên tryền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ

về ý thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ kính trọng người cao tuổi

Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trong khi hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình quốc gia, cần chú ý bồi dưỡng và phát huy nguồn lực người cao tuổi Hàng năm cần dành một tỷ lệ thích đáng ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ Hội người cao tuổi.

b Đối với Hội người cao tuổi

Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp với Hiến pháp

và pháp luật dưới sự lãnh đạo của đảng và sự hỗ trợ của Chính phủ về kinh

phí và điều kiện hoạt động.

c Đối với các Bộ, ngành

* Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý về mặt nhà nước đối với

Hội người cao tuổi có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động theo đúngđường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước…

Trang 27

* Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về

cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội người cao tuổi ởTrung ương, xã, phường và thị trấn

* Các Bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản pháp luật có liên quan đếnchính sách đối với người cao tuổi cần tham khảo ý kiến của Hội người cao tuổiViệt Nam trước khi trình Chính phủ và Quốc hội

* Chỉ thị cũng đã đề cập đến Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoahọc và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tổng cục thể dục thể thao, Mặt trận tổ quốcViệt Nam… tạo điều kiện và phối hợp…chăm sóc và phát huy vai trò người caotuổi

* Pháp lệnh Người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được banhành năm 2000 Pháp lệnh người cao tuổi ra đời là bước đi thích hợp để chămsóc người cao tuổi

Pháp lệnh người cao tuổi đã dành chương 2: Phụng dưỡng, chăm sócngười cao tuổi (14 Điều) tập trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi trong đóchính sách chăm sóc sức khoẻ được quan tâm khá toàn diện Điều này đựơcminh chứng ở khoản 2 Điều 10; (khoản 2 Điều 12); (Điều 13); (khoản 1, 2 Điều14); (Điều 15); (Điều 16)

* Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi” Điều 9 nêu rõ:

người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻnhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; Người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưutiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT của Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về Điều lệkhám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Người cao tuổi từ 100 tuổi trở lênđược cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế

Trang 28

* Căn cứ Nghị định số 30, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội banhành Thông tư số 16/TT năm 2002 “hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh số 30/CP của Chính phủ”.

* Nghị định số120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghịđịnh số 30/CP năm 2002

* Nghị định của Chính phủ số 121/CP “Về chế độ, chính sách đối với cán

bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn” năm 2003 ghi rõ chế độ đối với Chủ tịchHội người cao tuổi cấp xã

* Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT hướng

dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó quy

định: người cao tuổi được …chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm

đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnhtại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độchăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương Ngành y tế chịu tráchnhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi… Tổchức mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại nhà.Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và thực hiệnchăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương Trường hợpngười cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng khôngđến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tếđến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhândân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh…thực hiệnviệc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (Sau trường hợp cấp cứu), pháttriển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sởđối với người bệnh cao tuổi

Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tếtheo quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/11/2003 của Bộ Lao động – Thư-ơng binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày

Trang 29

20/10/2003 của Chính phủ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước vànước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.

Có thể nói, thông tư 02/2004 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong việcthể chế hoá chính sách y tế cho người cao tuổi Việt Nam, tạo tiền đề quan trọngcho việc xây dựng chính sách y tế mới cho người cao tuổi khi Luật người caotuổi được Quốc hội thông qua

* Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 “Về việc thànhlập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam”

* Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc banhành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi”

* Nghị định 67/CP, năm 2007 của Chính phủ “Về chính sách trợ giúp cácđối tượng bảo trợ xã hội”, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lênkhông có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000 đ/tháng.Bằng thực tiễn hoạt động của người cao tuổi và Hội người cao tuổi, Hội ngườicao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào các nội dung trong các vănbản pháp quy của Đảng và Nhà nước nêu trên Các tổ chức Hội vừa triển khai,vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, Chính quyền, từngbước bổ sung những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đối vớingười cao tuổi Ban Chấp hành TW Hội người cao tuổi Việt Nam cùng với tổchức Hội các cấp đã trực tiếp tham gia bằng nhiều hình thức Góp ý kiến bằngvăn bản vào các báo cáo chính trị tại Đại hội IX, Đại hội X, tham mưu giúp Nhànước những vấn đề cụ thể về người cao tuổi như: Thành lập Uỷ ban Quốc gia vềngười cao tuổi Việt Nam, xây dựng chương trình hành động Quốc gia về ngườicao tuổi giai đoạn 2006 – 2010; Tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh người caotuổi, chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưuhoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, chế độ khám chữa bệnh cho người cao tuổi, chế

độ cho cán bộ Hội các cấp theo công văn 372 của Bộ Nội vụ đầu năm 2008…

Trang 30

Tuy nhiên, các chính sách của các văn bản quy phạm pháp luật về người caotuổi hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về người cao tuổi

và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn công tác người cao tuổi những năm qua,

đó là:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Bộ luật

Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình… có đề cập đến người cao tuổi ở một sốđiều luật Pháp lệnh người cao tuổi và nhiều văn bản quy phạm pháp luật củaChính phủ quy định về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Các quyđịnh của pháp luật hiện hành đó chưa bao quát đầy đủ, toàn diện về quyền vànghĩa vụ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; phụng dưỡng, chăm sóc

và phát huy vai trò người cao tuổi; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối vớicông tác người cao tuổi trong điều kiện đất nước phát triển nền kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế Một số quy định về công tác tổ chức Hộichưa được thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn rất khác nhau

Thứ hai, mặc dù Pháp lệnh người cao tuổi và các quy định pháp luật liên

quan đến hoạt động của người cao tuổi đã được ban hành và tổ chức thực thitrong thực tế nhưng ở mức hạn chế vì các văn bản đó đều là các văn bản dướiluật Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về người cao tuổi còn chưa đầy đủ,thiếu hệ thống đồng bộ; các điều luật nặng về tuyên bố nên gặp rất nhiều khókhăn, hạn chế khi tổ chức thi hành trong thực tiễn Hơn nữa, Pháp lệnh ngườicao tuổi ra đời trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, tỷ lệ người caotuổi mới chiếm khoảng 8% dân số

Vì thế, việc nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật người cao tuổi, trên

cơ sở kế thừa Pháp lệnh người cao tuổi và các văn bản hiện hành sẽ góp phầnthể chế hoá đầy đủ, toàn diện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ViệtNam về người cao tuổi ở nước ta hiện nay, vừa đáp ứng được nhu cầu hội nhậpvừa có tính lâu dài

1.3 Vài nét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trang 31

Xã Hưng Lộc là một xã ngoại thành của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,cách trung tâm thành phố 6km về phía Bắc Phía Đông giáp với xã Nghi Thái -huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp với phường Hà Huy Tập - thành phố Vinh, phíaNam giáp với phường Hưng Dũng - thành phố Vinh, phía Bắc giáp với xã NghiĐức - thành phố Vinh Hưng Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 664,4 ha Xã có

20 xóm và 13 cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn Dân số của xã HưngLộc tính đến ngày 31/12/2014 là 18.056 người, trong đó nam là 8.963 người, nữ

là 9.093 người Lao động trong độ tuổi: 9.874 người Trong đó lao động đang làmviệc trong ngành nông nghiệp là 3876 người, trong ngành dịch vụ là 3.012 người,lao động là cán bộ viên chức là 2.986 người

Có diện tích tự nhiên là 671,62 ha, dân số trên 18.000 nhân khẩu, HưngLộc là xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hạ khí hậu nóng ẩm và chịuảnh hưởng của gió tây khô nóng Mùa đông khô hanh có sương giá, sương muốixen kẽ giữa hai mùa là khí hậu chuyển tiếp: giữa Hạ sang Đông là mùa thu ngắnthường có bão lụt, giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt thường có mưaphùn ẩm ướt

Xã Hưng Lộc thuộc xã nông nghiệp, diện tích chủ yếu là đất màu Diệntích đất sản xuất chủ yếu là trồng 2 vụ lúa còn lại là canh tác một vụ lúa một vụmàu Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và các nghề phụ khác nhưmộc, nề, kinh doanh, dịch vụ… số còn lại là cán bộ công nhân viên về hưu

Hưng Lộc là xã có truyền thống cách mạng, được Đảng, Nhà nướcphong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳchống Mỹ (6/1999) Từ ngày thành lập Hội xã (tháng 5/1996) Hội người caotuổi xã Hưng Lộc có 1.302 hội viên sinh hoạt tại 18/19 chi hội người cao tuổixóm Đến nay có 2.245 hội viên sinh hoạt tại 20/20 chi hội xóm (chiếm 14,7%dân số xã và bằng 97,6% số người cao tuổi xã) Trong đó có trên 600 hội viên

đã từng tham gia các chức danh là Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên Ban chấphành, Ban thường vụ các Hội - đoàn thể từ xã đến xóm; là Bí thư chi bộ, xómtrưởng, xóm phó, Ban công tác mặt trận… đây là nguồn lực rất quan trọng đãđóng góp công sức, trí tuệ, tài năng để cùng Đảng bộ, nhân dân toàn xã lập nên

Trang 32

những thành tích trong nhiều năm Đặc biệt trong 2 năm liền (2013- 2014),Đảng bộ Hưng Lộc được vinh dự công nhận là Đảng bộ vững mạnh, trongsạch; chính quyền xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ngày 15/12/2014 HưngLộc chính thức có quyết định số 7046/QĐ-UBND, UBND tỉnh Nghệ An côngnhận xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới 100% đoàn thể chính trị xãhội; Hội xã hội đều được các cấp Hội công nhận xuất sắc và xuất sắc tiêu biểu.Liên tục 5 năm qua (2010 - 2014) Hội người cao tuổi xã Hưng Lộc được Hộingười cao tuổi thành phố Vinh công nhận là Hội tiêu biểu xuất sắc.

5 năm qua Hội đã kết nạp mới 408 hội viên, đưa từ 1.819 Hội viên (năm2011) lên 2.245 Hội viên (năm 2014) Hàng năm có từ 95 - 98% Hội viên đượcbầu chọn danh hiệu “Tuổi cao - gương sáng”, có 2.116 Hội viên được Hội nghịtoàn thể Hội viên 20 Chi hội bình bầu đạt “Tuổi cao - gương sáng” 5 năm (2010

- 2015) và các Chi hội cũng đã suy tôn 73 người cao tuổi tiêu biểu xuất sắc

“Tuổi cao - gương sáng” 5 năm (2010 - 2015) Trong đó có: 41 cụ ông (56,2%),

32 cụ bà (43,8%), có 29 cụ là Đảng viên (39,7%), tuổi đời 60 - 79 có 66 cụ(90,4%), 80 tuổi trở lên có 7 cụ (9,6%) Nhiều cụ thực sự là tấm gương, là chỗdựa tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, cho dòng tộc vàcon cháu trong mái ấm gia đình, đặc biệt có khá nhiều cụ ở độ tuổi 80 - 90 tuổinhưng vẫn tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, hăng hái, cống hiến tài năng, trítuệ phục vụ phong trào Hội phát triển vững mạnh

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦANGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG LỘC, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN

2.1 Thực trạng tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Biểu 1: Mức độ tham gia các loại hoạt động xã hội của người cao tuổi (%)

Trong tổng số 100 người được hỏi có 35 người cao tuổi tham gia các hoạtđộng lễ hội, đình chùa, 70 người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao,

86 người cao tuổi tham gia các hoạt động công tác xã hội và 11 người cao tuổikhông tham gia bất kì hoạt động xã hội nào Số liệu cho thấy loại hoạt động côngtác xã hội và hoạt động văn hóa thể thao là 2 loại hoạt động được ưa chuộng nhấtcủa người cao tuổi, chỉ 14% người trả lời là không tham gia các hoạt động côngtác xã hội, và 30% người trả lời là không tham gia các hoạt động văn hóa, thểthao Điều này cho thấy, người cao tuổi tham gia khá tích cực vào các hoạt độngvăn hóa, thể thao và hoạt động công tác xã hội

2.1.1 Thực trạng tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa của người cao tuổi

Trang 34

Việt Nam là một đất nước có nhiều lễ hội, hết sức phong phú và đa dạng.

Có nhiều nguyên nhân khiến con người ta tìm đến với lễ hội Trước tiên, lễ hộimang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng Chính lý do này đã làm nền tảng cho lễ hộiduy trì và tồn tại, để các thế hệ hậu sinh tôn vinh, làm cho lễ hội sống mãi trongcộng đồng và tồn tại một cách xứng đáng với tầm vóc vốn có của nó Thứ hai, lễhội thể hiện ý thức đoàn kết trong cộng đồng và xã hội Thứ ba, lễ hội phản ánhbản sắc văn hóa dân tộc ở mỗi địa phương Và cuối cùng, lễ hội có ý nghĩa giáodục sâu sắc, là loại hình văn hóa phi vật thể, là giá trị tinh thần nên nó luôn gắnliền và không thể tách rời giá trị vật chất - văn hóa vật thể

Trong 3 loại hoạt động là hoạt động công tác xã hội, hoạt động lễ hội đình chùa, hoạt động văn hóa - thể thao được đề cập trong nghiên cứu này thìhoạt động lễ hội - đình chùa là dạng hoạt động có mức độ tham gia thấp nhất,chỉ có 35 người trong tổng số 100 người trả lời tham gia

-2.85%

20.00%

77.15%

Hàng tuần Hàng tháng Vài lần một năm

Biểu 2: Mức độ tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa của

người cao tuổi (%)

Mức độ tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa của người cao tuổi phổ biến

nhất là tham gia vài lần một năm (77,15%), tham gia hàng tháng chiếm 20% và

tham gia hàng tuần chỉ chiếm 2,85% Mức độ tham gia này hoàn toàn phù hợpvới hình thức tham gia là đi lễ, đi đền, đi chùa ngày đầu năm, đầu tháng, cuốinăm của người trả lời

Trang 35

Người cao tuổi do nhiều yếu tố tác động như đã nghỉ hưu, không còntham gia lao động, do sức khỏe chi phối nên thường tham gia các hoạt động lễ

hội, đình chùa với con cháu là chủ yếu (chiếm 60%), chiếm tỉ lệ cao thứ 2 là tham gia cùng hàng xóm láng giềng (37,1%), tham gia một mình chiếm 22,8%,

cùng bạn bè/người quen chiếm 20%, cùng họ hàng, người thân chiếm 17,1% vàchiếm tỉ lệ thấp nhất trong số những người trả lời tham gia hoạt động lễ hội,

đình chùa là tham gia cùng với đồng nghiệp cũ (5,7%) (Số liệu Biểu 3) Điều

này cho thấy, khi tham gia các hoạt động lễ hội, đình chùa mang yếu tố thỏamãn tâm linh, tình cảm hay do sở thích cá nhân, người cao tuổi thường chọntham gia cùng con cháu trong gia đình hoặc hàng xóm, láng giềng hơn cả bởitheo họ những hoạt động mang tính chất tâm linh, tín ngưỡng như vậy phải cùngtham gia với bạn bè hoặc những người cùng lứa tuổi như mình thì mới có ngườibầu bạn, cùng nói chuyện tâm sự với nhau Lý giải cho điều này, người trả lời

cho rằng: “ Bà tham gia đi chùa, đi đền cùng với con cháu là chủ yếu vì bà chỉ

đi lễ vào dịp đầu năm, đầu tháng, bà không có đủ sức khỏe để tự đi, bạn bè, người quen hay hàng xóm láng giềng cũng không thể sắp xếp đi cùng mình được, đều là người có tuổi cả rồi mà, đi với con cháu trong nhà thì chúng nó nhanh nhẹn, hiểu biết giúp đỡ được mình trong khoản mua đồ lễ, đi đường hơn Ngày trước có sức khỏe còn tự đi được mấy chùa, đền ở gần chứ giờ thì chịu, có

đi thì lễ tết đi cùng con cháu thôi…”

“ Đi chùa, đi đền bà đi cùng con cháu hoặc hàng xóm láng giềng thôi, cũng chỉ đi vào dịp lễ tết đầu năm để cầu sức khỏe, may mắn, chứ bình thường

bà không có thời gian để đi thường xuyên, bà cũng không tự đi được vì mấy cái chùa bà hay đi ở xa nhà bà, đi cùng hàng xóm láng giềng hay đồng nghiệp cũ thì thỉnh thoảng nếu đi lễ ở gần nhà…” (Nữ, 72 tuổi, đi chùa)

Trang 36

Con cháu Bạn bè/người quen

5.7

37.1 17.1

22.8

Biểu 3: Đối tượng cùng tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa

của người cao tuổi (%)

Chiếm tỉ lệ cao nhất 68,57% là hình thức tham gia đám ma, đám hỉ củangười cao tuổi Đám ma, đám hỉ được coi là hình thức phổ biến trong cuộc sốngthường ngày mà mọi người vẫn thường tham gia Đám ma, đám hỉ là hoạt độngthường được tham gia với mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tình cảm, gắnkết tình làng nghĩa xóm giữa con người với nhau, đặc biệt là ở người cao tuổi -những người có uy tín và có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, là người

có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, hình thành nhân cách, phát triển giốngnòi, giáo dục lý tưởng và truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc chothế hệ trẻ

Tham

gia g

iỗ tổ, giỗ

Trang 37

của người cao tuổi (%)

Chiếm 45,71% là hình thức tham gia đi chùa/đền/miếu/đình/nhà thờ vàongày lễ, tết đầu năm, đầu tháng, cuối năm của người cao tuổi 22,85% tham gia

đi lễ vào ngày rằm, ngày mùng một đầu tháng Người cao tuổi thường rất coitrọng việc giỗ tết và thờ cúng tổ tiên, chăm đi đền, đi chùa và thờ cúng Phật,Thánh, Chúa như một chỗ dựa tinh thần cũng như như là niềm vui tín ngưỡng

Đi chùa, đền, nhà thờ… vào ngày lễ tết đầu năm, đầu tháng là một trong nhữnghoạt động tâm linh tín ngưỡng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý của người caotuổi, khi họ muốn tìm đến một chỗ dựa tinh thần để cầu tài, cầu lộc, cầu sứckhỏe cho gia đình, bản thân và con cháu Việc tham gia vào các lễ hội đầu xuâncủa người cao tuổi cho thấy một nét đẹp văn hóa Việt Nam Hàng năm vào dịpđầu năm âm lịch, hết đông sang xuân, thì lúc này người dân khắp các vùng miềntrên cả nước lại cùng nhau hướng về những vùng đất có tổ chức các lễ hội xuân,vừa để thoải mái tinh thần, vừa mở mang kiến thức và sự hiểu biết của mình vềphong tục tập quán của các vùng miền trên khắp đất nước

Chỉ có 14,28% tham gia giỗ tổ, giỗ họ trong làng và 2,85% tham gia hộilàng, hội nghề 2 loại hình hoạt động trên sở dĩ có số lượng người cao tuổi thamgia ít vì để tham gia đòi hỏi khi tham gia người cao tuổi phải có sức khỏe vàthời gian rảnh rỗi Người cao tuổi thường quan niệm rằng, tham gia hội nghề tức

là tham dự ngày lễ kỉ niệm khai sinh ra một nghề nào đó, nên chỉ có nhữngngười theo nghề truyền thống tại địa phương mới tham gia, còn những người cóđặc điểm nghề nghiệp là cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang…thì hầunhư không bao giờ tham gia

Để lý giải lý do tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa, chúng tôi đưa ra 10

lý do với kết quả phân tích như sau:

Bảng 1: Lý do tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa của người cao tuổi (%)

Lý do tham gia hoạt động lễ hội - đình chùa Tỷ lệ (%)

1 Do bạn bè, người thân giới thiệu tham gia

Trang 38

4 Do thói quen được làm việc từ trước mà có

-5 Do muốn cống hiến cho địa phương, xã hội 2.85

6 Do muốn tìm hiểu kiến thức về xã hội

-7 Do muốn mở rộng các mối quan hệ của bản thân 5.71

8 Do muốn nâng cao sức khỏe bản thân 11.42

9 Do muốn kiếm thêm thu nhập từ việc tham gia

đó có một bộ phận tham gia khá tích cực là người cao tuổi Người cao tuổithường tìm đến các hoạt động đi lễ, đi đền, chùa vào ngày rằm, ngày lễ, tết đầunăm với mục đích cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe Có thể coi những hoạt động lễhội, đình chùa, đi lễ, đi cầu tài lộc, cầu sức khỏe chính là những hoạt động màngười cao tuổi tham gia nhằm muốn thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tình cảm

Số người cao tuổi tham gia các hoạt động lễ hội, đình chùa vì lý do thỏamãn sở thích cá nhân chiếm 22,85% trong tổng số người trả lời có tham gia cáchoạt động lễ hội, đình chùa, muốn nâng cao sức khỏe bản thân chiếm 11,42%,chiếm tỉ lệ 5,71% người cao tuổi tham gia với lý do muốn mở rộng các mốiquan hệ và tham gia vì có thời gian rảnh rỗi Chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,85% trongtổng số người cao tuổi tham gia các hoạt động lễ hội, đình chùa với lý do muốncống hiến sức lực của mình cho địa phương, xã hội Không có người cao tuổinào tham gia hoạt động lễ hội, đình chùa với lý do được bạn bè, người thân giớithiệu tham gia, do thói quen làm việc từ trước, do muốn tìm hiểu kiến thức về xãhội hay tham gia vì muốn kiếm thêm thu nhập

Trang 39

2.1.2 Thực trạng tham gia hoạt động văn hóa - thể thao của người cao tuổi

Khi tiến hành nghiên cứu thực trạng tham gia hoạt động văn hóa - thểthao của người cao tuổi, tác giả chia hoạt động văn hóa - thể thao thành 3 loạihoạt động: Hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ; hoạt động đi thăm quan, du lịch

ca múa nhạc, văn nghệ (chiếm 20%) và 17 (chiếm 24,2%) người cao tuổi thamgia các hoạt động đi thăm quan, du lịch Điều này cho thấy, người cao tuổi rất

ưa chuộng và có nhu cầu lựa chọn tham gia các hoạt động thể dục - thể thao hơn

mê và thường xuyên phục vụ trong các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc; Kỷ niệmngày thành lập hội người cao tuổi Việt Nam (10/5), kỷ niệm ngày truyền thống

Trang 40

thọ, chúc thọ đầu xuân năm mới Đặc biệt trong tham gia hội thi tiếng hát ngườicao tuổi toàn thành phố lần thứ III, trong 5 ngày (từ 18 - 22/12/2014), xã HưngLộc đã tổ chức thành công đợt giao lưu văn nghệ tại 5 cụm dân cư để chàomừng Đại hội Đảng các cấp, hội nghị thi đua yêu nước “tuổi cao - gương sáng”

5 năm (2010 - 2015) và xã Hưng Lộc hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nôngthôn mới Không những thế mà hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới, khá đôngngười cao tuổi và các thi hữu người cao tuổi yêu thơ sáng tác nhiều bài thơ hay

và chất lượng mang ý nghĩa “Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh”,

“Ca ngợi Bác kính yêu”, “Mừng đất nước - quê hương đổi mới” và đã xây dựngđược nhiều tập thơ giá trị như “Theo tấm gương Người”, “Hưng Lộc 60 năm đổimới”, “Nắng chiều đông”, “Muối mặn gừng cay”, “Thơ và cuộc sống”…

Biểu 6: Đối tượng cùng tham gia hoạt động ca múa nhạc, văn nghệ của

người cao tuổi (số lượng)

Người cao tuổi thường tham gia các hoạt động ca múa nhạc, văn nghệcùng với con cháu, bạn bè người quen hay hàng xóm láng giềng (cả 3 đối tượngnày đều có 6 trên tổng số 14 người tham gia lựa chọn) Hoạt động ca múa nhạc,văn nghệ là một dạng hoạt động xã hội khá phổ biến được ưa chuộng đối vớinhững người cao tuổi năng nổ, thích giao lưu với mọi người Những năm gầnđây, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ của người cao tuổi được tổ chức và phát

Ngày đăng: 07/08/2018, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w