1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý sự thay đổi nông thôn mới

14 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,72 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Vũ trụ luôn luôn vận động, biến đổi. Ở đó, mọi hoạt động sống của con người và tự nhiên vận động, phát triển không ngừng, nếu không có sự biến đổi thì không có sự tồn tại. Trải qua gần 30 năm đổi mới, cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tích cực được thể hiện ở chỗ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới được hình thành và phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Để có được những thành tựu đó cần gho nhận những đóng góp của công cuộc xây dựng nông thôn mới do Chính phủ phát động. Tuy nhiên, chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu thật kĩ quá trình thay đổi ở nông thôn Việt Nam thông qua hoạt động xây dựng nông thôn mới.   I. TÌNH HUỐNG VỀ SỰ THAY ĐỔI TÌNH HUỐNG: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam là quốc gia có trên 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Với diện tích và dân số ở nông thôn chiếm tỉ lệ lớn so với cả nước như vậy đã đặt ra vấn đề trong bối cảnh mới là cần đổi mới căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam. Sự thay đổi đó thực chất là quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Vũ trụ luôn luôn vận động, biến đổi Ở đó, mọi hoạt động sống của con người và tự nhiên vận động, phát triển không ngừng, nếu không có sự biến đổi thì không có sự tồn tại

Trải qua gần 30 năm đổi mới, cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Tích cực được thể hiện ở chỗ kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội nông thôn được tăng cường; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới được hình thành và phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của dân

cư nông thôn ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Để có được những thành tựu đó cần gho nhận những đóng góp của công cuộc xây dựng nông thôn mới do Chính phủ phát động Tuy nhiên, chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu thật kĩ quá trình thay đổi

ở nông thôn Việt Nam thông qua hoạt động xây dựng nông thôn mới

Trang 2

I TÌNH HUỐNG VỀ SỰ THAY ĐỔI

TÌNH HUỐNG: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam là quốc gia có trên 70% dân số sinh sống ở khu vực nông

thôn Với diện tích và dân số ở nông thôn chiếm tỉ lệ lớn so với cả nước như vậy đã đặt ra vấn đề trong bối cảnh mới là cần đổi mới căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam Sự thay đổi đó thực chất là quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã

Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

- An ninh tốt, quản lý dân chủ;

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

1 Những nhân tố cản trở đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ coi chương trình xây

dựng nông thôn mới đơn thuần chỉ là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, là dự án

do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại; ở một số địa phương thì người dân mặc nhiên coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chủ yếu

là việc xây dựng “điện, đường, trường, trạm” Trong khi đó, đây chỉ là một trong 5 nhóm của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà trung ương qui định Xây dựng

Trang 3

nông thôn mới, về nguyên tắc trước tiên đó là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí Đây là chương trình phục vụ chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng

Thứ hai, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong thực hiện xây

dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn do hai nguyên nhân: Một là do vốn đối ứng từ ngân sách huyện và xã hạn chế, nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất bị giảm sút - từ năm 2013 cấp xã chỉ còn 30% tiền thu từ chuyển quyền sử dụng đất, mặt khác việc thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đất lúa thì việc chuyển quyền sử dụng đất sẽ hạn chế rất nhiều - trong khi nhiều địa phương mật độ dân cư ở thưa, tổng chiều dài đường GTNT cần phải cứng hóa lớn do đó khó khăn để thực hiện hoàn thành tiêu chí này; Hai là một số xã miền núi đang gặp khó khăn bởi địa bàn rộng, tỷ lệ hộ nghèo cao thì một số xã khác lại đau đầu với bài toán giao thông theo hướng ngược lại bởi mật độ dân số cao, đường làng ngõ xóm hầu hết đã cứng hóa nhưng chiều rộng mặt đường hẹp, không thể

mở rộng thêm để đạt chuẩn

Thứ ba, suy giảm kinh tế tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao

động do các doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất, giảm sử dụng lao động Mặt khác cũng do suy giảm kinh tế nên việc huy động vốn của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác để xây dựng nông thôn mới khó khăn

Thứ tư, Hầu hết các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến chỉ tiêu

phát triển kinh tế thể hiện bằng việc kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các địa phương

Thứ năm, trong 19 tiêu chí, có một số tiêu chí được coi là khó thực

hiện hoàn thành mà địa phương nào cũng gặp phải như tiêu chí Giao thông, Thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nông thôn, Chuyển dịch cơ cấu lao động và đặc biệt là tiêu chí Môi trường Thực hiện tiêu chí Môi trường khó

Trang 4

khăn vướng mắc lớn nhất mà các địa phương gặp phải là vấn đề xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch và khu xử lý rác thải tập trung bởi vừa khó khăn

về quỹ đất, vừa khó khăn vì phong tục, tập quán và phản ứng của người dân xung quanh khu vực có đất được quy hoạch Tiêu chí Giao thông, Thủy lợi chủ yếu khó khăn do nhu cầu vốn đầu tư lớn, khả năng đối ứng của địa phương và sức huy động từ người dân hạn chế Tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu lao động thì quá trình thực hiện phải có lộ trình vừa kết hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với thu hút công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và dịch vụ về địa phương, không thể trong thời gian ngắn chuyển dịch được

số lượng lớn đáp ứng tỷ lệ theo yêu cầu

Thứ sáu, muốn nâng cao năng suất và hiệu quả lao động nông nghiệp

thì ngoài việc ứng dụng các TBKT mới về giống, quy trình chăm sóc, thâm canh thì cần đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất Viêc này đang gặp phải trở ngại do quỹ đất nông nghiệp bình quân trên hộ thấp, phân tán, việc thực hiện dồn điền đổi thửa cũng đang gặp nhiều khó khăn Do đó cần phải coi việc dồn điền đổi thửa là khâu đột phá làm cơ sở để xây dựng các cánh đồng mẫu, đưa cơ giới hóa và áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng nông sản

2 Áp lực thay đổi để xây dựng nông thôn mới

Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới

sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế

Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông

Trang 5

dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc

Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp Vì vậy, xây dựng nông thôn mới

là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn

3 Những việc phải làm để giảm sự phản đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới

Để giảm sự phản đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay thì trong quá trình thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản

Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư đại phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế

hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn ở ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định

và tổ chức thực hiện

Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ các mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ

Trang 6

của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

4 Những giải pháp để mọi người quyết tâm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay

Để nông thôn mới phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn nhưng rất hợp với lòng dân, do người dân nông thôn là chủ thể do đó cần đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong tổ chức thực hiện Phải tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích và duy ý chí; phải xác định Nhà nước đóng vai trò tổ chức, khuyến khích, hỗ trợ Mọi hoạt động trong xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng

nông thôn mới, thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.

Quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bởi phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu lớn nhất và có tính bền vững trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới Mỗi địa phương phải xây dựng được mô hình phát triển kinh tế phù hợp trên cơ sở phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình Tuy nhiên, quá trình triển khai, các địa phương vẫn ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội hơn

là đầu tư cho phát triển kinh tế Thực tế, để hoàn thành tiêu chí về hạ tầng kinh tế- xã hội, có thể chỉ cần vài ba năm Nhưng với việc đào tạo nghề, phát

Trang 7

triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động lại cần nhiều thời gian và có tính

kế hoạch hơn, nên cần sớm được quan tâm, đầu tư

Xây dựng nông thôn mới cần coi trọng việc giữ gìn bản sắc văn hóa, nét đẹp cổ truyền vốn có của các làng quê Để xây dựng nông thôn mới, việc

mở rộng và cứng hóa đường giao thông thôn xóm là hết sức cần thiết Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần cố gắng gìn giữ những nét đẹp truyền thống ở nông thôn như những công trình kiến trúc cổ, những bờ rào bằng cây xanh đẹp, những bức tường cổ, cây cổ thụ bóng mát Thiết nghĩ song song với việc xây dựng một nông thôn mới hiện đại cũng cần hết sức lưu tâm bảo tồn những nét đẹp truyền thống, những "cây đa, bến nước, sân đình"

để giữ được nét đẹp thanh bình của làng quê nông thôn Những giá trị văn hoá cả vật thể và phi vật thể hình thành bao đời nay ở các miền quê nông thôn cần gìn giữ, tôn tạo, phục dựng để chính những giá trị văn hoá ấy trở thành động lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

II GIẢI PHÁP CƠ BẢN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI “XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

Có một câu nói rất hay “Chấp nhận sự thay đổi tạo ra sự vững chắc,

phản đối thay đổi tạo ra sự thay đổi”.

Xã hội mà chúng ta đang sống đã và đang không ngừng thay đổi để tiến tới một xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy” Với bối cảnh cuộc sống luôn thay đổi, con người cần không ngừng đổi mới trong tư duy và thực tiễn điều hành,

tổ chức lại hoạt động, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu điều hành, trong việc dạy và học, trong việc xác định rõ chuẩn về nội dung và kết quả làm việc… Đề xuất một số giải pháp quản lý sự thay đổi:

1 Nhận diện và nắm được những vấn đề chung về sự thay đổi

Những việc cần làm:

- Làm rõ khái niệm sự thay đổi và bản chất của sự thay đổi

- Giải thích các tác lực bên trong và bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi

Trang 8

- Phân biệt các dạng thay đổi.

Ở vấn đề Xây dựng nông thôn mới, cần nắm chắc các kháo niệm: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Trình tự xây dựng nông thôn mới gồm 7 bước như sau:

- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;

- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình

xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);

- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của

Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành;

- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã ;

- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã;

- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;

- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện

Chương trình

Giải thích các tác lực bên trong và bên ngoài thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Trang 9

2 Chuẩn bị sự thay đổi

Có thể bắt đầu bằng việc đánh giá chất lượng công việc, chất lượng quản lý, chất lương nhân viên Nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần tìm hiểu kỹ việc đánh giá chất lượng, tác dụng của việc đánh giá chất lượng; quy trình chỉ đạo

để bản thân có đủ kiến thức để chỉ đạo vấn đề này trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới

3 Có kiến thức các quan điểm lý thuyết về sự thay đổi

- Các mô hình quản lý sự thay đổi

Mô hình của Lewin

Mô hình của Beckhard

Mô hình của Thurley

Mô hình của Bridges

Mô hình của Kotter

- Phân tích các ưu điểm và hạn chế, các điểm giống nhau và khác nhau của từng mô hình và việc áp dụng các mô hình này trong quản lý sự biến đổi

4 Lý giải những vấn đề cần suy xét khi thực hiện sự thay đổi

Giải thích các lựa chọn cần suy xét khi thực hiện sự thay đổi (con đường thay đổi, điểm khởi đầu của sự thay đổi, các kiểu quản trị sự thay đổi, đối tượng thay đổi, đòn bẩy của sự thay đổi, người lãnh đạo sự thay đổi) và các giải pháp tương ứng với từng lựa chọn

- Con đường thay đổi

- Điểm khởi đầu của sự thay đổi

- Các kiểu quản trị sự thay đổi

- Đối tượng thay đổi

- Đòn bẩy của sự thay đổi

- Người lãnh đạo sự thay đổi

Ở tình tình huống trên, qua việc tìm hiểu các khái niệm nông thôn,

xây dựng nông thôn mới… để làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan xây dựng nông thôn mới Đây chính là cơ sở lý luận làm tiền đề cho sự phân tích

Trang 10

những vấn đề liên quan đến thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam kém phát triển

Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, nguyên nhân dẫn đến thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam còn chậm và tồn tại nhiều bất cập, hạn chế

Dựa trên kết quả nghiên cứu, bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

5 Phân tích bối cảnh tác động đến sự thay đổi:

Phân tích tác động của các yếu tố bối cảnh đối với việc thực hiện sự thay đổi và các lựa chọn tương ứng với từng yếu tố

- Thời gian

- Quy mô của sự thay đổi

- Mức độ duy trì

- Mức độ đa dạng trong tổ chức

- Năng lực quản trị sự thay đổi

- Nguồn lực của tổ chức

- Sự sẵn sàng để thay đổi

- Quyền lực trong tổ chức

Ở tình huống được đưa ra, Việt Nam tiến hành xây dựng nông thôn

mới dựa trên bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi Đặc biệt là sau khi nước ta tiến hành đổi mới đất nước từ năm 1986 Với những yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra nhiệm vụ phảo thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam

Thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng và nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách cụ thể huy động mọi nguồn lực xã hội chung tay vào thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 – 2020

6 Thiết lập và thúc đẩy quá trình chuyển tiếp khi thực hiện sự thay đổi:

- Có kiến thức về viễn cảnh và sự cần thiết phải phát triển tầm nhìn

Ngày đăng: 06/08/2018, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w