1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đề cương Tư vấn giám sát thi công công trình VTC ĐTHVN

78 832 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

Một trong những biện pháp đúc kết lại trong quá trình đi giám sát thi công công trình dân dụng cấp 1 cấp 2 với vốn nhà nước đòi hỏi quy trình biện pháp cẩn thận để đảm báo chất lượng và tiến độ công trình.Mời các b tham khảo qua công trình của VTC Đài truyền hình Việt Nam

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC

TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

CÔNG TRÌNH:

TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC)

ĐỊA ĐIỂM:

SỐ 67 HÀM LONG - QUẬN HOÀN KIẾM - TP HÀ NỘI

CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC

TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT

THIẾT BỊ

CÔNG TRÌNH:

TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC)

ĐỊA ĐIỂM:

SỐ 67 HÀM LONG - QUẬN HOÀN KIẾM - TP HÀ NỘI

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2018CHỦ ĐẦU TƯ

TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC)

TƯ VẤN GIÁM SÁT

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Trang 3

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC

TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

I CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT

1 Các quy định của Nhà nước

2 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên

II VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN

1 Chủ đầu tư

2 Tư vấn giám sát CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ

ĐÔ THỊ VIỆT NAM - VCC

3 Mối quan hệ giữa CĐT, Nhà thầu và TVGS

4 Mối quan hệ giữa TVGS và nhà thầu thi công

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT

4 Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng

II GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG

1 Khối lượng theo hồ sơ thiết kế

2 Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế

3 Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế

4 Khối lượng thi công khác

Trang 4

III GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ

IV GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

V CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP

1 Chế độ báo cáo:

2 Tổ chức các cuộc họp:

VI TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG

VII CÔNG TÁC KẾT THÚC DỰ ÁN

PHẦN BA: BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM SÁT

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 5

CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2018

Kính gửi: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC)

+ Khối nhà quy mô cao 07 tầng nổi, 01 tầng tum và 1 tầng hầm;

+ Cung cấp lắp đặt thiết bị công trình: thang máy, điều hòa không khí, thiết bịPCCC, hệ thống bơm cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh, hệ thống điện nhẹ…

B Giới thiệu về dự án

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng Trụ sở Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC);

- Địa điểm: số 67 Hàm Long - quận Hoàn Kiếm - Tp Hà Nội;

- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC);

- Tư vấn thiết kế:Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế ADA và cộng sự;

- Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Vốn vay và vốn tự có của Tổng Công ty Truyền thông

đa phương tiện (VTC)

I Địa điểm xây dựng dự án:

- Ranh giới công trình như sau:

 Phía Bắc: Giáp phố Hàm Long

 Phía Nam: Giáp khu dân cư

 Phía Đông: Giáp ngõ bê tông

 Phía Tây: Giáp khu dân cư

II Quy mô dự án

2.1 Mặt bằng tổng thể:

- Hiện trạng: Trụ sở làm việc cũ của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện

(VTC) tại số 67B Hàm Long là Phần nhà đất thuộc tòa nhà 67B có diện tích 204,6m2, 04tầng đã được UBND Tp.Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với thờihạn 50 năm

Trang 6

- Quy mô công trình mới:

8 Tầng cao công trình (không bao gồm: 01 tầnghầm, 01 tầng tum) 07 Tầng

- Tầng 5: Diện tích sàn 143.3 m2, cao 3.3m, bố trí làm các phòng: phòng bí thư đảng

ủy, chủ tịch HĐTV; tổng giám đốc; phòng hội đồng thành viên; phòng thư ký;

- Tầng 6: Diện tích sàn 143.3 m2, cao 3.3m, bố trí làm các phòng: phòng hội đồngthành viên, phó tổng giám đốc, phòng kế toán trưởng

- Tầng 7: Diện tích sàn 143.3 m2, cao 3.3m, bố trí văn phòng làm việc;

- Tầng tum: Diện tích sàn 126.7 m2, cao 4.5m, bố trí làm tum kỹ thuật;

2.3 Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông trong công trình gồm các sảnh, hành lang, thang máy, thang bộ.Giao thông theo phương ngang liên hệ giữa các khu chức năng trong công trình là các hànhlang Giao thông trục sử dụng 2 thang chính là thang máy và thang bộ

2.4 Vật liệu xây dựng và hoàn thiện công trình

* Ngoại thất:

- Vật liệu hoàn thiện chủ yếu sử dụng thép, kính và bê tông;

- Mặt tiền sử dụng vách kính cường lực và kính dán an toàn cùng nhằm tạo nên sự

Trang 7

trong suốt cho mặt đứng

* Nội thất:

- Nền tầng hầm phủ sơn chuyên dụng Epoxy trên lớp Sika chống thấm;

- Sàn các tầng khối đế và sảnh lát đá marble 600x600 màu trắng sữa, xen kẽ đá marblemàu xanh đậm;

- Khu vệ sinh lát gạch ceramic chống trơn;

- Các tầng sử dụng trần thạch cao, khung kim loại;

- Cầu thang thoát hiểm sử dụng lan can thép, tay vịn thép;

- Thang máy: mặt tường bao bên ngoài khoang thang máy ốp đá marble; sàn thang máylát đá granite

- Vách kính mặt tiền dùng kính an toàn, khung nhôm nhập khẩu

2.5 Giải pháp kết cấu

2.5.1 Phương án kết cấu móng:

- Sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi BTCT, tiết diện D500mm, bê tông B25;

- Đài móng DC1200 liên kết bởi các giằng BTCT tiết diện 400x800mm, bê tông B25;

2.5.2 Phương án kết cấu phần thân:

+ Cột có tiết diện chủ yếu 220x500mm, 500x600mm, bê tông B25 ;

+ Cột tại khu thang máy 220x500mm, bê tông B25

2.6 Giải pháp thiết kế cơ - điện

2.6.1 Giải pháp thiết kế hệ thống điện

Nguồn điện cấp cho tủ tổng của công trình được lấy từ hệ thống trạm biến áp Tủđiện tổng toàn nhà được đặt trong phòng kĩ thuật điện sẽ có các lộ đi đến từng tầng tiêu thụđiện Tủ điện được chế tạo trong nước có đủ các phụ kiện để gá các phụ kiện lắp đặt thiết

bị bên trong như attomat, thiết bị đo lường, tiếp địa Tim tủ điện cách sàn hoàn thiện +1.2m (có khoá bảo vệ)

- Ổ cắm: Đặt âm tường có đế âm, đặt cao + 0.4m hoặc + 1,2m so với cốt sàn hoàn thiện

- Công tắc loại âm tường, có đế âm, đặt cao 1,2m so với cốt sàn hoàn thiện

Trang 8

- Thiết bị điều khiển đóng cắt mạch điện và bảo vệ cho mạch sử dụng các loại attomat

1 -3 pha với các thông số phù hợp với tiêu chuẩn IEC - 947

- Dây dẫn sử dụng dây Cu/PVC và dây Cu/XLPE/PVC (dây loại lõi đồng bọc cáchđiện PVC đặt trong ống ghen cách điện có độ bền cao, tự dập tắt khi có sự cố nóng chảy.Toàn bộ dây đặt trên trần, trong hộp kỹ thuật trên sàn hoặc ngầm tường, ngầm xuống đất.Dây đi trong tường đi thẳng đứng vuông góc với ổ cắm hoặc công tắc

- Dây dẫn sử dụng cho tủ điện tổng từ trạm biến áp đến dùng dây:CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC (4x95) đi trong ống HDPE D115/95

* Hệ thống chống sét và nối đất:

- Hệ thống chống sét cho công trình tuân thủ theo tiêu chuẩn 20/TCN - 46-84 Hệthống thu sét bao gồm kim thu sét D16 dài 1m cọc tiếp địa L63x63x6 chiều dài 2.5m Cáccọc liên kết với nhau bằng liên kết hàn điện, nối với nhau bằng thép PL40x40x4 khoảngcách giữa các cọc là 4m-5m, khi đóng cọc phải dùng búa, lấp bằng đất mịn, đầm chặt Điệntrở tiếp địa phải đảm bảo < 10 Ohm;

- Khoảng cách giữa các chân bật thép là 1m, khoảng cách từ mái đến dây thu sét là60mm Dây dẫn sét được bám theo đầu hồi nhà xuống hệ thống tiếp đất Khoảng cách từmóng công trình đến cọc tiếp đất tối thiểu là 3m Hệ thống dây thu sét được bố trí theohình lưới kim thu sét tối đa 12m x 12m Điện trở tiếp đất không được vượt quá 10 Ohmnếu không phải bổ xung thêm cọc ;

- Dây tiếp địa từ hệ thống tiếp địa đến tủ điện tổng công trình là dây E4

2.6.2 Giải pháp thiết kế hệ thống điện nhẹ

- Tín hiệu internet được cấp từ tủ thông tin do nhà cung cấp đến đi lên các tầng rồi

đi vào phòng trong ống nhựa xoắn bảo vệ cáp;

- Bố trí 1 switch để chia tín hiệu Internet cho các phòng của khu nhà;

- Ổ Internet được lắp đặt tại các vị trí thuận lợi và cách sàn hoàn thiện + 0.4m tùy vị trí

2.6.3 Giải pháp thiết kế hệ thống điều hòa - không khí

* Giải pháp điều hòa không khí

- Hệ thống điều hòa không khí sử dụng cho dự án sẽ là loại VRV/VRF (Máy điềuhòa không khí loại thay đổi lưu lượng môi chất lạnh) Mỗi hệ thống VRF sẽ bao gồm 1 dànnóng trung tâm kết nối với nhiều dàn lạnh đặt trong phòng;

- Hệ thống điều hòa không khí biến tần có lưu lượng môi chất lạnh thay đổi được là

hệ thống thích hợp cho các dự án có quy mô trung bình, có hiệu suất cao, có thể vận hànhđộc lập hoặc kết hợp với hệ thống điều khiển trung tâm tòa nhà Dàn nóng cho hệ thốngVRV/VRF được các vị trí do kiến trúc chỉ định thuận tiện cho việc bảo trì bảo dưỡng định

kỳ và hạn chế ảnh hưởng tính thẩm mỹ của dự án;

Trang 9

- Dàn lạnh được lắp đặt trong các không gian điều hòa không khí được điều khiểnđộc lập bởi các bộ điều khiển Tùy theo công suất và yêu cầu cụ thể của từng loại phòng,dàn lạnh cho từng khu vực sẽ là loại treo tường, cassette âm trần hoặc âm trần nối ống gió;

- Bộ điều khiển cho các dàn lạnh treo tường trong phòng sẽ là loại không dây Cácdàn lạnh trong khu vực hành lang công cộng, loại cassette âm trần, âm trần nối ống gió sẽđược điều khiển bằng các bộ điều khiển có dây

- Gió tươi cho hệ thống điều hòa không khí sẽ được lọc trước khi cấp vào phònghoặc đến các dàn lạnh Gió tươi được phân phối vào không gian điều hòa nhằm đảm bảochất lượng không khí tốt cho người;

* Giải tháp thông gió

- Cấp khí tươi khu dịch vụ công cộng, văn phòng: Sử dụng giải pháp cấp khí tươitheo phương ngang, gió tươi được xử lý bởi các bộ trao đổi nhiệt (HRV) để tiết kiệm mộtphần năng lượng trong không khí thải và được cấp đến các thiết bị xử lý không khí trựctiếp lắp trên trần giả (indoor unit), tại đây được hòa trộn với không khí tuần hoàn, được gianhiệt và cấp vào khu vực điều hòa

- Dòng khí tươi này trước khi cấp vào phòng đều được lọc sạch qua bộ lọc bụi.Những quạt gió này đều có bảng điều khiển (hoặc công tắc điều khiển) được lắp đặt tại các

vị trí thuận tiện cho người sử dụng

2.6.4 Giải pháp thiết kế hệ thống cấp - thoát nước

- Giải pháp cấp nước sinh hoạt: Nước cấp được lấy từ hệ thống cấp nước bên ngoàisau đó dự trữ tại bể chứa âm đất, bơm trung chuyển đưa nước lên bể nước trên mái, từ bểnước trên mái nước cấp bằng bơm tăng áp cho các thiết bị của 4 tầng phía trên, các tầngbên dưới được cấp bằng trọng lực;

- Giải pháp cấp nước sạch: Nước sạch cho các khu vực có nhu cầu cấp nước đặcbiệt như cấp nước cho các phòng thí nghiệm, phòng mổ Theo yêu cầu chất lượng nướccủa từng đối tượng đưa ra các dây chuyền xử lý phù hợp

- Giải pháp thoát nước: Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước riêng giữa nướcmưa và nước thải Hệ thống thoát nước sinh hoạt gồm 2 hệ đường ống sau:

+ Hệ thống thoát nước thải bẩn được thu gom sau đó thoát vào hố ga thoát nước thảixung quanh công trình;

+ Hệ thống thoát nước xí, tiểu: Thoát nước xí, tiểu từ các tầng được tập trung vào bể

tự hoại âm đất để xử lý cục bộ sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải của bệnh viện;

+ Hệ thống thoát nước mưa thoát nước trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa củakhu vực

2.6.5 Giải pháp thiết kế hệ thống PCCC

- Hệ thống PCCC cho công trình gồm các hạng mục sau:

Trang 10

+ Hệ thống báo cháy tự động địa chỉ;

+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường;

+ Hệ thống chữa cháy ngoài nhà;

+ Phương tiện chữa cháy ban đầu

- Hệ thống báo cháy bao gồm:

+ Trung tâm báo cháy;

+ Các loại đầu báo cháy tự động;

có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việcthường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới

b Hệ thống chữa cháy

* Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:

- Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler hướng lên được lắp đặt cho tầnghầm (gara xe ) được bố trí phía dưới trần, các đầu Sprinkler xuống lên được lắp đặt cho

Trang 11

các khu vực văn phòng Khoảng cách giữa các đầu phun là 2,8- 4m, khoảng cách đếntường 1 - 2m;

- Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 400C bố trí đầu phun có nhiệt độ làm việc

680C (khu vực tầng hầm, văn phòng …) Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 610C bốtrí đầu phun có nhiệt độ làm việc 930C

* Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:

- Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hànhlang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào củacông trình cũng được vòi vươn tới Tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặtsàn Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su đường kính D50mm dài30m và một lăng phun đường kính D50mm và các khớp nối, lưu lượng phun 2,5l/s và áplực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m Căn cứ vào kiến trúc thực tế của côngtrình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ khu vực nào trong công trình đều được phunnước dập tắt, bán kính hoạt động đến 36 m;

- Hệ thống cấp nước và tạo áp cho mỗi hệ thống chữa cháy bằng tổ hợp bơm có cấutạo như sau:

+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực;

+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện dự phòng;

+ 01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống

- Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay Máy bơm

ở chế độ tự động thông qua các công tắc áp suất

- Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy trì áp lực thuỷtĩnh với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống Để duy trì áp lực thườngxuyên trong hệ thống phải có máy bơm bù áp và bình áp lực Máy bơm bù áp chỉ hoạtđộng khi áp lực duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở đường ống

do nhiệt độ và bọt khí trong hệ thống Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi áp lựcđược cài đặt cho riêng nó và có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào hệthống điều khiển để tránh trường hợp máy bơm bù không bị khởi động liên tục

- Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đếnngưỡng cài cài đặt Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thốngvẫn bị tụt xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệthống tự động khởi động máy bơm dự phòng

- Ở chế độ bằng tay có thể khởi động tại tủ điều khiển bơm

Trang 12

- Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồngthời được cấp bằng nguồn điện máy phát của tòa nhà thông qua bộ chuyển đổi nguồn tựđộng ATS;

- Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy làmáy bơm hoạt động hay không hoạt động

- Khu vực tầng hầm bố trí thêm các bình chữa cháy xe đẩy ABC - 25kg

C Giới thiệu về gói thầu

* Tên gói thầu: Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị công trình Trụ sở Tổngcông ty Truyền thông đa phương tiện (VTC)

* Tiến độ: Theo tiến độ thực hiện dự án

* Hình thức hợp đồng: Trọn gói

D Phạm vi công việc:

1 Phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn:

Giám sát thi công các hạng mục sau:

- Phần kết cấu: phá dỡ, móng cọc, thân;

- Phần hoàn thiện và lắp đặt thiết bị;

- Nội dung của công tác tư vấn giám sát thi công theo Nghị định số

46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng vàcác quy định hiện hành;

PHẦN THỨ NHẤT

I CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT

1 Các quy định của Nhà nước:

1.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/3/2014;

1.2 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng

Trang 13

và bảo trì công trình xây dựng;

1.3 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về việc quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

1.4 Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam Các công trình có áp dụngcác tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài cũng được thực hiện theo đề cương này

2 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:

1.1 Hợp đồng tư vấn giữa Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) và Công

ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam thực hiện công tácgiám sát thi công và lắp đặt thiết bị xây dựng: Trụ sở Tổng công ty Truyền thông

đa phương tiện (VTC);

1.2 Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt bằng quyết định vàđóng dấu “bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định;

1.3 Các tài liệu khác liên quan đến Hợp đồng ký giữa CĐT và NT XD

1.4 Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình

II VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN

1 Chủ đầu tư:

a) Chủ đầu tư là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án b) Quan hệ chính thức với tất cả các Nhà thầu khác có liên quan đến dự án, bằng hợp đồngkinh tế, hoặc thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép

c) Thay đổi hoặc yêu cầu VCC thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sátkhông thực hiện đúng quy định

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với VCC theo quy định trong hợp đồngkinh tế và theo pháp luật

e) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của kỹ sư tư vấn giám sát (KSTVGS) VCC

g) Xử lý kịp thời những đề xuất của KS TVGS

h) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng với VCC

k) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quảgiám sát

l) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình

2 Tư vấn giám sát VCC:

a) Tư vấn giám sát VCC (và các NT khác) có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò tráchnhiệm của mình như đã ký kết (hoặc thoả thuận bằng văn bản) với CĐT bằng Hợp đồngkinh tế

Trang 14

b) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng TK, theo quy chuẩn, tiêuchuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng.

c) Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng

d) Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về TK nếu phát hiện ra để kịpthời sửa đổi

e) Yêu cầu NT thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây lắp ký với CĐT.g) Bảo lưu các ý kiến của VCC đối với công việc giám sát do mình đảm nhận

h) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan

Trang 15

Sơ đồ liên quan giữa các bên:

1 Mối quan hệ giữa TVGS và Chủ đầu tư, TVQLDA:

- Mối quan hệ giữa TVGS và Chủ đầu tư, TVQLDA được xác định tại hợp đồng tưvấn và tuân theo các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành Hợp đồng tư vấn quy định rõphạm vi hoạt động của tư vấn, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên và phải được cấp cóthẩm quyền phê duyệt theo quy định;

- Tư vấn giám sát thực hiện trách nhiệm giám sát của Chủ đầu tư, TVQLDA (theohợp đồng tư vấn) được chủ đầu tư thông báo cho các bên lên quan trên công trường về sự

uỷ quyền của mình để có tư cách pháp nhân thực hiện công việc và chịu sự kiểm tra củaChủ đầu tư theo quy định hiện hành

2 Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát và nhà thầu :

- Do được chủ đàu tư uỷ quyền thực hiện công tác giám sát chất lượng thi công, mốiquan hệ giữa TVGS và Nhà thầu là mối quan hệ độc lập về chức năng, nhiệm vụ và quyền

Chñ ®Çu t

Ban DADT (GIÁM SÁT, THEO DÕI)

TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN (GIÁM SÁT TRỰC TIẾP)

Thông báo

Phối hợp

Trang 16

hạn theo quy định hiện hành trong đó có sự hợp tác, tương hỗ, tạo điều kiện thuận lợi chonhau để mỗi bên thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Tư vấn thực hiện trách nhiệm giám sát các hoạt động xây lắp của nhà thầu để xácđịnh chất lượng, khối lượng và nghiệm thu sản phẩm theo quy định Việc kiểm tra trong quátrình xây lắp của nhà thầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm là công tác kiểm tra nội bộ;

- Tư vấn sẽ hỗ trợ nhà thầu hiểu rõ đồ án thiết kế đồng thời có quyền yêu cầu nhàthầu cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động xây lắp để đánh giá chất lượng côngtrình Nhà thầu có trách nhiệm đáp ứng và chịu sự kiểm tra của TVGS theo luật định

3 Mối quan hệ giữa Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế:

- TVGS và tư vấn thiết kế có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng có sựphối hợp chặt chẽ trong hoạt động kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình Cả hai đều

có trách nhiệm giám sát các hoạt động của nhà thầu để công trình đảm bảo chất lượng thiết

kế quy định;

- Khi phát hiện những vấn đề không phù hợp cần sửa đổi, bổ sung hoặc hiệu chỉnhlại thiết kế thi công việc này thuộc trách nhiệm của tư vấn thiết kế, tư vấn GSCLXL giámsát nhà thầu thực hiện tại hiện trường

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT

Trang 17

Nguyên tắc làm việc của đoàn TVGS:

Nguyên tắc làm việc của đoàn TVGS là:

- Quán triệt và nắm vững Luật xây dựng, các nghị đinh, quyết định, các chỉ thị quychế và chính sách đầu tư xây dựng, cũng như công tác quản lý chất lượng công trình;

- Thực hiện ngay từ khi Hợp đồng được ký kết;

- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;

- Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được ápdụng Các hồ sơ tại liệu liên quan khác;

- Trung thực, khách quan, không vụ lợi;

- Thực thi công tác giám sát thi công nghiêm túc theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuậttrong hồ sơ mời thầu, theo các quy chuẩn hiện hành của nhà nước;

- Báo cáo phản ánh công tác giám sát xây dựng một cách trung thực khác quan, cókhoa học để giải quyết xử lý các vấn đề một cách đúng đắn và lấy đó làm cơ sở cho côngtác đánh giá chất lượng thi công công trình;

- Thực hiện nghiêm túc các quyết định, chỉ thị của cấp trên có thẩm quyền

1.2 Kiểm tra, xem xét về hồ sơ do CĐT, TVQLDA, Tổng thầu cung cấp bao gồm:

1.2.1 Giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xâydựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 89 của Luật xây dựng, trường hợpnày do CĐT tự quyết định và tự chịu trách nhiệm

1.2.2 Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt Bản vẽ bắtbuộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của CĐT theo quy định Trong trường hợptoàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các phầnnày cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định

1.2.3 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quátrình thi công xây dựng do NT thi công xây dựng công trình lập và được CĐT phê duyệthoặc trong hồ sơ trúng thầu

Trang 18

2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ và hợp đồng xây dựng Bao gồm:

2.1 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công xây dựng công trình đưa vào công trường:

2.1.1 Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ đã phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với

hồ sơ đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản

2.1.2 Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo

hồ sơ được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT,TVQLDA đồng ý bằng văn bản

2.2 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công xây dựng công trình

2.2.1 Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ đề xuất, nếutrong hồ sơ đề xuất không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT, TVQLDA yêu cầu NT xâydựng cung cấp

2.2.2 Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ QLCLthì kiến nghị CĐT, TVQLDA yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ QLCL, nếu NT

có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được CĐT, Nhà tài trợ, TVQLDA chấp thuậnbằng văn bản

2.3 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình

2.3.1 Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấychứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơquan có thẩm quyền cấp

2.4 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình

2.4.1 NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ

sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)

2.4.2 Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của

NT trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượngsản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp)

3 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình

do NT thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của TK.

3.1 Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, NT trình danh mục vật tư vật liệu theo

TK đã được CĐT, TVQLDA phê duyệt và kiểm soát NT đưa đúng những vật tư vật liệu đóvào công trường

Trang 19

3.2 Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vàocông trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chứcđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xâydựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.

3.3 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình

do NT cung cấp thì VCC kiến nghị CĐT, TVQLDA thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vậtliệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT, Nhàtài trợ chỉ định và KS TVGS VCC kiểm tra

3.4 Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểmtrong ngày được ghi trong nhật ký công trình

4 Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.

4.1 Kiểm tra biện pháp thi công của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu

đã được CĐT chấp thuận

4.1.1 VCC kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ Các biệnpháp thi công này NT xây dựng công trình phải có tính toán, đảm bảo an toàn cho người,thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tínhtoán đó

4.1.2 Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải

có TK riêng VCC có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biệnpháp được duyệt

4.2 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình NT thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

4.2.1 Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau: Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, VCC sẽ có mặt tại hiệntrường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầunghiệm thu của Nhà thầu Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình diễn ratheo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng côngtrình Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống

4.2.2 CĐT, TVQLDA yêu cầu NT thi công xây dựng công trình lập sổ Nhật ký thi côngxây dựng công trình

- Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạngmục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của NT thi công xây dựng, trao đổi thông tingiữa CĐT, TVQLDA, TVGS, NT thi công xây dựng, NT TK xây dựng công trình

Trang 20

- Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của

NT thi công theo quy định hiện hành

4.2.3 Quy định về mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình:

- Mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình theo đúng quy địnhtrong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng

và bảo trì công trình xây dựng

4.3 Xác nhận bản vẽ hoàn công:

4.3.1 Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành,trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở bản vẽ thicông đã được phê duyệt Mọi sửa đổi so với TK được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽhoàn công

4.3.2 Các sửa đổi trong quá trình thi công đều phải có ý kiến của TK, trong trường hợpsửa đổi TK không làm thay đổi lớn đến TK tổng thể công trình, người chịu trách nhiệm TK(chủ trì TK, chủ nhiệm đồ án TK) ghi trong nhật ký công trình (hoặc phiếu xử lý TK),những sửa đổi bổ sung này nhất thiết phải có ý kiến đồng ý của CĐT và TVQLDA là cơ sở

để NT lập bản vẽ hoàn công, phần sửa đổi bổ sung này được vẽ riêng thành một bản kèmtheo ngay sau bản hoàn công theo bản vẽ thi công (có ghi chú vẽ từ nhật ký hoặc phiếu xử

lý TK), chi tiết sửa đổi trong bản vẽ thi công được khoanh lại và chỉ dẫn xem ở bản chi tiếtnếu trong bản vẽ thi công không thể hiện được (bản vẽ chi tiết này mang số của bản vẽ thicông mà nó thể hiện chi tiết nhưng đánh thêm dấu (*) ở sau số bản vẽ)

4.3.3 NT thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công xây dựngcông trình Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàncông Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình phải ký tên vàđóng dấu Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì công trình

4.3.4 Bản vẽ hoàn công được KS TVGS VCC ký tên xác nhận

4.4 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số

46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

4.4.1 Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:

a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.Tiêu chuẩn Quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép áp dụngtại Việt Nam

b) Các tiêu chuẩn sau đây bắt buộc phải áp dụng (tùy từng công trình mà quy định áp dụngcho phù hợp):

- Điều kiện khí hậu;

- Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;

- Phân vùng động đất;

Trang 21

- Phòng chống cháy nổ;

- Bảo vệ môi trường;

- An toàn lao động

4.4.2 NT thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt

là các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình vàcông trình, trước khi yêu cầu CĐT và TVGS nghiệm thu Các bộ phận bị che khuất củacông trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việctiếp theo

- Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đốivới một số vị trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu lại

- Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển

NT khác thực hiện tiếp thì phải được NT thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gianghiệm thu và ký xác nhận

4.4.3 NT phải lập “Phiếu nghiệm thu nội bộ” hoặc “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của nhàthầu Hình thức phiếu nghiệm thu này được trình lên CĐT và TVGS phê duyệt trước khiban hành Phiếu nghiệm thu của NT buộc phải có các thành phần trực tiếp tham gia nghiệmthu sau đây:

- Đội trưởng;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp;

- Tổ trưởng tổ công nhân trực tiếp thi công;

- Đại diện nhà thầu thi công công việc, giai đoạn thi công xây dựng tiếp nhận để tiếptục thi công (nếu có)

- Đại diện Tổ quản lý chất lượng giúp Chỉ huy trưởng công trường;

- Đại diện của Phòng kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng (cấp công ty)

4.4.4 Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, NT thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầunghiệm thu” gửi CĐT và TVGS Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên vàTVGS phê duyệt trước khi ban hành

4.4.5 Nghiệm thu công việc xây dựng:

4.4.5.1 Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu được ghi rõ trong biên bản nghiệm thu)

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số ngày / /

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 ) và những thay đổi

TK số đã được CĐT chấp thuận

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu

là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thìghi rõ tiêu chuẩn nước nào)

Trang 22

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có) Ví dụ như quy cách vàchủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao )

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng

e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây dựng.h) Bản vẽ hoàn công cấu kiện, công việc

4.4.5.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnhtại hiện trường

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT thi công xây dựng phải thực hiện để xácđịnh chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với TK, tiêuchuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật

d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai cáccông việc tiếp theo

e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

4.4.5.3 Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:

a) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Kỹ sưthi công)

b) Kỹ sư Tư vấn giám sát VCC

c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùngtham gia nghiệm thu

4.4.6 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử liên động có tải:

Trước khi nghiệm thu giai đoạn, hạng mục công trình xây dựng, phải kiểm tra hồ sơnghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu

4.4.6.1 Phân chia giai đoạn thi công xây dựng như sau :

Chia giai đoạn thi công theo trình tự thi công và được Chủ đầu tư phê duyệt

4.4.6.2 Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số ngày / /

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 ) và những thay đổi

TK số đã được CĐT chấp thuận

Trang 23

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu

là tiêu chuẩn Việt Nam

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có) Ví dụ như quy cách vàchủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao )

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng

e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây dựngcông trình

h) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình xây dựng, giaiđoạn thi công xây dựng được nghiệm thu

k) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

m) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo

4.4.6.3 Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai đoạnthi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện trường

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do NT thi công xây dựng đã thực hiện.c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai cáccông việc tiếp theo

e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

4.4.6.4 Thành phần trực tiếp nghiệm thu

a) Trưởng đoàn TVGS và kỹ sư giám sát VCC

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Chủ nhiệmcông trình)

c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùngtham gia nghiệm thu

4.4.7 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng đưa vào sử dụng:

Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sửdụng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu

4.4.7.1 Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào

sử dụng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số ngày / /

Trang 24

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số và những thay đổi TK số

đã được CĐT chấp thuận

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu

là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thìghi rõ tiêu chuẩn nước nào)

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng

e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đãđược nghiệm thu

k) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

m) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháynổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định

4.4.7.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình xây dựng

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềphòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành

e) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng

g) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đểđưa vào sử dụng

h) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)

Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về quyếtđịnh nghiệm thu này

4.4.7.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu

a Phía CĐT

- Người đại diện theo pháp luật của CĐT;

- Người đại diện theo pháp luật của Nhà tài trợ;

- Người đại diện theo pháp luật của Tư vấn QLDA (Trưởng đoàn quản lý dự ánhoặc tương đương)

- Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc công ty VCC

- Trưởng đoàn TVGS

b Phía NT thi công xây dựng công trình

Trang 25

- Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình (Người ký hợpđồng thi công xây dựng công trình với CĐT).

- Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chủ nhiệm công trình)

c Phía NT TK xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật của NT TK xây dựng công trình (Người ký hợpđồng TK xây dựng công trình với CĐT)

- Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình xây dựng (Chủ nhiệm TK xâydựng công trình)

4.5 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.

4.5.1 Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộphận công trình

4.5.2 Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình như nêu trongcăn cứ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình

4.5.3 Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng,Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng, kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơnghiệm thu

- Phần Hồ sơ pháp lý: Do CĐT, TVQLDA thực hiện, TVGS có trách nhiệm nhắcCĐT, Nhà tài trợ, TVQLDA thực hiện phần việc này

- Phần Hồ sơ quản lý chất lượng: Do TVGS cùng NT thi công xây dựng thực hiện

4.6 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu CĐT đề nghị TVTK điều chỉnh.

Trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình, nếu NT thi công hoặc TVGSphát hiện trong TK có vấn đề cần điều chỉnh, thì đề nghị CĐT có ý kiến với cơ quan TK đểcho ý kiến điều chỉnh

4.7 Đề nghị CĐT và Tổng thầu tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

Trong quá trình xây dựng, tất cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểmđịnh chất lượng vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu TVGS thấy nghi ngờ chứng chỉ chấtlượng nào của NT cung cấp, thì đề nghị CĐT yêu cầu NT kiểm định lại dưới sự chứng kiếncủa TVGS, tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định, TVGS kiểm tra

4.8 Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc,phát sinh trong quá trình thi công xây dựng là: CĐT, TVQLDA, TVGS chủ trì tổ chức giải

Trang 26

quyết, các đơn vị tham gia xây dựng công trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ýkiến của các bên liên quan CĐT là người đưa ra quyết định cuối cùng.

II GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG

1 Khối lượng theo hồ sơ TK:

1.1 Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình xây dựng đều có dự toán

TK được phê duyệt bởi CĐT, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phêduyệt bởi CĐT, do vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên

1.2 Khối lượng do TK tính thừa, thiếu: Đối với khối lượng do TK tính thừa hoặc thiếu, thì

nguyên tắc xác nhận khối lượng như sau:

- Khối lượng TK tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi côngđúng theo thực tế thi công;

- Khối lượng TK tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo dự toán thicông, phần khối lượng do TK tính thiếu được NT đề nghị lên TVGS xác nhận riêng, Việcthanh toán khối lượng này sẽ do CĐT quyết định (Nhà tài trợ sẽ căn cứ vào hợp đồng thicông xây dựng với NT để làm căn cứ thanh toán sau khi có xác nhận của cơ quan TK vềviệc tính thiếu trên)

2 Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:

2.1 Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công

bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT TVGS xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở TKbản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt

2.2 Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng

phát sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và CĐT, Nhà tài trợ phê duyệt

3 Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.

3.1 Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính

toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tănggiảm nêu ở mục 5.2

3.2 Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu, đều phải thông qua và

được phép của TK mới có hiệu lực thi hành Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng nàycũng như phần đã nêu ở mục 5.2

4 Khối lượng thi công khác

4.1 Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT yêu

cầu NT thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên côngtrường, sau khi có TK các công trình trên do NT lập, CĐT sẽ phê duyệt TK và dự toán này,TVGS chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT

Trang 27

4.2 Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện

pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơbản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt NT cần có thỏa thuận trước vớiCĐT, Nhà tài trợ và Tổng thầu trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý NT TK và lập

dự toán cho biện pháp đó và trình để CĐT phê duyệt trước khi yêu cầu TVGS xác nhậnkhối lượng TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của CĐT

5 Trách nhiệm giám sát khối lượng:

TVGS sẽ kiểm tra bảng phân tích khối lượng do nhà thầu thi công lập theo hướngdẫn của đơn vị TVGS Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, TVGS trình Chủ đầu tư và TVQLDAphê duyệt khối lượng thanh, quyết toán

III GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ

a) TVGS theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến độ thi công chi tiết do

NT lập và đã được CĐT, TVQLDA phê duyệt Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án

bị kéo dài thì kiến nghị CĐT, TVQLDA báo cáo người quyết định đầu tư để quyết địnhviệc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án

b) TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT, TVQLDA về tiến độ thi công xâydựng công trình Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, TVGS cũngphải báo cáo với CĐT và TVQLDA để CĐT giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều chỉnhtiến độ nếu CĐT thấy cần thiết)

IV GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

a) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàntoàn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

b) TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT, TVQLDA về những vấn đề cónguy cơ mất an toàn lao động trên công trường:

b.1 Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình

b.2 Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng côngtrình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị

b.3 Đối với Người lao động:

- Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất

cả công nhân tham gia xây dựng công trình;

- Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu không sử dụng người lao động dưới độ tuổi lao động;

- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công vàtrong suốt quá trình thi công xây dựng công trình

b.4 Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao độngcủa NT trong phạm vi toàn công trường

Trang 28

c) TVGS cảnh báo NT và báo cáo với CĐT, TVQLDA về những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởngtới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công trường

V CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP

1 Chế độ báo cáo:

1.1 Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của TVGS được thực hiện ở các giai đoạn thi công

đã được Chủ đầu tư phê duyệt (ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải cóyêu cầu bằng văn bản):

- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần móng;

- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần thân;

- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần hoàn thiện;

- Giai đoạn xây dựng hoàn thành hệ thống cấp điện, chiếu sáng, điều hòa

- Sự cố công trình xây dựng (nếu có)

1.2 Nơi nhận báo cáo: CĐT, TVQLDA sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu

ở mục trên Đồng thời báo cáo được gửi về Công ty VCC

2 Tổ chức các cuộc họp:

2.1 Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do Chủ đầu tư,

TVQLDA tổ chức, TVGS cùng các NT tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xétthấy cần thiết

2.2 Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ, CĐT, TVQLDA sẽ họp với TVGS và các NT thi công

xây dựng về chất lượng công trình xây dựng

2.3 Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Trưởng (phó)

đoàn TVGS tham dự

Ngoài ra theo yêu cầu của CĐT, TVQLDA trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chứcriêng và được báo trước ít nhất 03 ngày Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể sẽ thôngbáo chi tiết

2.4 Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, CĐT có thể tổ

chức tại một nơi khác được ấn định trước

VI TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG:

Trách nhiệm của nhà thầu là phải tiến hành thực hiện dự án theo đúng hợp đồng đã

ký với chủ đầu tư, hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, và tiến độ được duyệt Trongquá trình thực hiện dự án phải tuân thủ pháp luật, các văn bản pháp quy của nhà nước, cácquy trình quy phạm hiện hành, các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án

Trong quá trình thi công cần làm tốt các công việc sau:

1 Điều kiện để tiến hành thi công

Nhà thầu chỉ tiến hành thi công khi có đủ các điều kiện sau:

Trang 29

- Huy động cán bộ của nhà thầu được Chủ đầu tư, TVQLDA & TVGS chấp thuận,

có văn phòng BĐH và trang thiết bị cần thiết;

- Bản vẽ thi công được duyệt;

- Phòng thí nghiệm đã được Chủ đầu tư, TVGS chấp thuận;

- Các nguồn vật liệu được TVGS kiểm tra và chấp thuận;

- Biện pháp tổ chức thi công tổng thể và biện pháp tổ chức thi công chi tiết được duyệt;

- Huy động nhân lực, máy móc cần thiết đã được quy định trong hợp đòng và Biệnpháp thi công được duyệt

2 Công tác hiện trường.

- Trước khi triển khai thi công Nhà thầu phải tiến hành định vị, các mốc giới quyhoạch, các chỉ giới xây dựng của dự án báo TVGS kiểm tra để có cơ sở kiểm tra trong quátrình thi công;

- Trước khi báo TVGS kiểm tra nghiệm thu bất kỳ hạng mục nào thì Nhà thầu phảitriển khai nghiệm thu nội bộ sau đó viết phiếu yêu cầu TVGS kiểm tra nghiệm thu hạngmục đã thực hiện (thể hiện trong biên bản nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu) trước 24h đểTVGS có kế hoạch nghiệm thu, hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

- Phiếu yêu cầu TVGS kiểm tra nghiệm thu.

- Biên bản trình TVGS nghiệm thu công việc xây dựng.

- Các biên bản đo đạc, kiểm tra chất lượng, cao độ, kích thước hình học liên quan kèm theo.

- Biên bản nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu.

- Khối lượng dự kiến nghiệm thu.

- Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ báo nghiệm thu của Nhà thầu, căn cứ vào BVTCđược duyệt, chỉ dẫn và quy định kỹ thuật của dự án, các quy định trong quy trình quy phạm,TVGS kiểm tra thủ tục yêu cầu và cùng Nhà thầu tiến hành kiểm tra tại hiện trường Kết quảnghiệm thu phải được TVGS hiện trường đánh giá kết luận ngay sau khi kiểm tra nghiệm thu

- Mẫu biểu sử dụng để nghiệm thu phải được sự thống nhất giữa Nhà thầu, Tư vấngiám sát, TQLDA, Chủ đầu tư Mẫu biểu phải sử dụng 1 loại từ đầu đến cuối dự án

- Số bộ các biên bản nghiệm thu Nhà thầu phải trình để TVGS xem xét chấp thuận ,phải được thống nhất giữa CĐT, TVQLDA, TVGS và nhà thầu

* Công tác nghiệm thu nội bộ của Nhà thầu thi công:

- Khi nhà thầu thi công thực hiện xong một công việc xây dựng, nhà thầu phải tiếnhành nghiệm thu nội bộ;

- Thành phần nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công bao gồm: Ban điều hành, bộphận quản lý chất lượng nội bộ, cán bộ kỹ thuật trực tiếp thi công, đội trưởng thi công;

Trang 30

- Nếu kết quả nghiệm thu nội bộ cho thấy hạng mục đã hoàn thành chưa đủ điều kiện đểnghiệm thu, nhà thầu phải tự tiến hành sửa chữa, thi công lại cho đến khi đạt yêu cầu;

- Kết quả nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công phải được lập thành hồ sơ và phải

đệ trình cho Tư vấn giám sát cùng với thư mời nghiệm thu

3 Công tác báo cáo ngày, tuần, tháng.

- Nhà thầu phải lập kế hoạch thi công hàng ngày báo TVGS trước 24h để TVGS có

kế hoạch kiểm tra giám sát;

- Hàng tuần, hàng tháng, hoặc đột xuất khi có yêu cầu Nhà thầu lập báo cáo TVGSkiểm tra, xác nhận để có kết luận đánh giá về chất lượng và tiến độ cũng như kế hoạch, tiến

độ thi công tuần, tháng tiếp theo;

- Nội dung báo cáo phải chi tiết đầy đủ:

+ Tình hình thiết bị, nhân lực, vật liệu;

+ Khối lượng đã thực hiện;

+ Thời tiết;

+ Kế hoạch tuần tiếp theo;

+ Tình hình mặt bằng ;

+ Những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình thi công;

+ Đánh giá chất lượng tiến độ, giá trị đã thực hiện

4 Công tác nghiệm thu thanh toán.

- Khối lượng nghiệm thu thanh toán là khối lượng có trong BVTC đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt Những khối lượng ngoài yêu cầu so với BVTC được duyệt chỉđược thanh toán khi có TVGS, Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư, TVQLDA ký xác nhận vàđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Nội dung hồ sơ nghiệm thu Nhà thầu phải nộp bao gồm:

+ Tập hồ sơ nghiệm thu ẩn dấu;

+ Bảng tính khối lượng chi tiết được thực hiện trong tháng;

+ Lập hồ sơ thanh toán theo mẫu quy định;

+ Các chứng chỉ thí nghiệm kiểm tra chất lượng kèm theo

VII CÔNG TÁC KẾT THÚC DỰ ÁN:

1 Hồ sơ hoàn công:

Trách nhiệm chính và chủ yếu lập HSHC do Nhà thầu xây lắp đảm nhận TVGS cótrách nhiệm phối hợp giúp cho Chủ đầu tư, TVQLDA và Nhà thầu trong suốt quá trình lập,hoàn thiện HSHC

a Hồ sơ hoàn công được đóng thành từng quyển và đánh số thứ tự

Trang 31

- Thuyết minh và các biên bản chứng nhận chất lượng, nghiệm thu, nhật ký thi công(đóng khổ A4); Bản vẽ tổ chức thi công tổng thể.

- Thuyết minh phải thể hiện: tên dự án, địa điểm xây dựng, các yếu tố kỹ thuật chính;

- Tên chủ đầu tư, TVQLDA, TVGS, Nhà thầu thi công;

- Thời gian khởi công, thời gian kết thúc dự án;

- Tóm lược quy trình thi công (nhân lực, thiết bị , máy móc, vật tư, bộ máy điều hành)

d.2 Bản vẽ tổ chức thi công tổng thể

- Dùng sơ đồ ngang thể hiện tiến độ thi công;

- Các biện pháp thi công: đào, đắp, vận chuyển, lắp đặt (sơ đồ)

d.3 Các tài liệu phải có để lưu vào hồ sơ hoàn công

- Chứng chỉ thí nghiệm do tổ chức thí nghiệm hợp chuẩn làm thí nghiệm;

- Chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác định chất lượng (biên bản kiểm tra, nghiệm thutừng bộ phận, hạng mục; biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình)

- Các biên bản xử lý kỹ thuật, xử lý phát sinh ở công trường do CĐT, TVQLDA chủ trì;

- Các quyết định phê duyệt có liên quan tới quá trình: duyệt thầu; hợp đồng xây lắp;duyệt BVTC; dự toán BVTC; biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;

- Nhật ký thi công của Nhà thầu;

- Các kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng, kiểm định thử tải công trình (nếu có);

- Bảng tính khối lượng hoàn công

d.4 Bản vẽ hoàn công

Trang 32

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ

sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.

Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản

vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

+ Nếu trong quá trình thi công để phù hợp thực tế phải thi công khác với thiết kếBVTC nhiều điểm cơ bản quan trọng hoặc nhiều chi tiết cấu tạo thì phải bổ xung sửa đổiqua TVTK và kèm theo quyết định duyệt bổ xung chấp thuận của cấp có thẩm quyền vàbản vẽ bổ xung được duyệt này là BVHC

* Các bản vẽ hoàn công bao gồm:

+ Bản vẽ phần kiến trúc, hoàn thiện;

+ Người kỹ sư tư vấn giám sát ký;

+ Chủ đầu tư ký và đóng dấu xác nhận tài liệu này là HSHC;

Trang 33

BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày… tháng… năm…

Người lập

(Ghi rõ họ tên, chức vụ,

chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình

(Ghi rõ họ tên, chữ ký) (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký )Tư vấn giám sát trưởng

2 Công tác nghiệm thu bàn giao.

Trước khi tiến hành nghiệm thu bàn giao Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ nội dung sau:

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu giữa TVGS và Nhà thầu toàn bộ các hạng mục trong

hồ sơ thiết kế đã được thi công xong và đạt yêu cầu chất lượng;

- Hồ sơ hoàn công lập đủ số lượng và nội dung theo yêu cầu quy định được Chủ đầu

tư và TVGS nghiệm thu;

- Nhà thầu viết báo cáo quá trình thi công;

- Tư vấn giám sát viết báo cáo quá trình giám sát kiểm tra chất lượng công trình;

- Nhà thầu có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vàobàn giao và khai thác;

- Thời gian bảo hành công trình được tính từ ngày hội đồng nghiệm thu ký biên bảnnghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

Điều 27 Nghiệm thu công việc xây dựng

1 Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thicông thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụtrách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiệnnghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công Kết quả nghiệm thu được xácnhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trìnhtheo trình tự thi công

2 Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quảkiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công

Trang 34

xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng đượcyêu cầu nghiệm thu.

3 Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xácnhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu côngviệc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng Trường hợp khôngđồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng

Điều 30 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng

1 Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xâydựng có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phậncông trình xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểmtra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng

2 Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệmthu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thuđược lập thành biên bản,

Điều 31 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào

sử dụng

1 Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

2 Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

a) Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại Điều 27, Điều

30 Nghị định này Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuậttheo quy định của thiết kế xây dựng;

b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khaithác, sử dụng công trình;

c) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy vàchữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môitrường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuậncủa cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có

3 Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc nghiệm thu

có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp còn một số tồn tại về chấtlượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của côngtrình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai thác an toàn Biên bản nghiệm thu phải nêu

Trang 35

rõ các các tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếptục thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc này Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệmthu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc cáccông việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.

4 Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:

a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;

b) Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP,phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số46/2015/NĐ-CP kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệmthu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a Khoản này Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhànước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi côngxây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên

5 Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự vànội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ: TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN

THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC) TẠI SỐ 67 HÀM LONG - QUẬN HOÀN KIẾM - TP HÀ NỘI 35

Thành phần nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm:

1 Tư vấn giám sát

2 Ban điều hành của Nhà thầu thi công

Nếu không

đạt yêu cầu

- Ban điều hành của Nhà thầu lập Biên bản nghiệm thu nội bộ

công việc xây dựng & tập hợp các tài liệu theo yêu cầu Nếu đạt yêu cầu

Ban điều hành của Nhà thầu tiến hành kiểm tra và nghiệm thu nội

Nếu không đạt

nội dung công việc

Nhà thầu tiến hành thi công các hạng mục công việc trong hồ sơ

Căn cứ vào bản vẽ thi công đã được phê duyệt Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị và bắt

đầu triển khai thi công

Trang 36

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

Nếu đạt yêu cầu

Nếu đạt yêu cầu

- Nhà thầu lên kế hoạch cho các công việc tiếp theo

Thành phần nghiệm thu Bộ phận công trình xây dựng hoặc Giai đoạn thi công xây dựng bao gồm:

1 Ban QLDAGT

2 Tư vấn giám sát

3 Ban ĐH của Nhà thầu thi công

- Lập biên bản nghiệm thu Bộ phận công trình xây dựng

hoặc Giai đoạn thi công xây dựng

- Chủ đầu tư & Tư vấn giám sát tiến hành đo đạc, kiểm tra công việc đã hoàn thành của Nhà thầu

Nếu không đạt

yêu cầu Nhà thầu

phải sửa chữa,

hoàn thiện lại

- Ban điều hành của Nhà thầu lập Biên bản nghiệm thu nội bộ Bộ phận công trình xây dựng hoặc Giai đoạn thi công xây dựng.

- Ban điều hành của Nhà thầu lập Bản vẽ hoàn công & tập hợp các tài liệu theo yêu cầu.

- Ban điều hành của Nhà thầu viết Phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi Chủ đầu tư & Tư vấn giám sát.

Nếu không

đạt yêu cầu

Ban điều hành của Nhà thầu tiến hành kiểm tra và nghiệm thu nội bộ

Bộ phận công trình xây dựng hoặc Giai đoạn thi công xây dựng

Nhà thầu hoàn thành các công việc thuộc:

- Bộ phận công trình xây dựng (1)

- Hoặc giai đoạn thi công xây dựng (2)

Căn cứ vào bản vẽ thi công đã được phê duyệt Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị và bắt

đầu triển khai thi công

Trang 37

PHỤ LỤC A MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày……tháng……năm

Trang 38

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

Số

Công trình:

Hạng mục:

Địa điểm xây dựng:

1 Đối tượng nghiệm thu:(Ghi rõ tên công việc đã hoàn thành cần nghiệm thu và vị

trí nằm trong hạng mục hoặc công trình)………

2 Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:

a) Nhà thầu Tư vấn giám sát :………

4 Căn cứ nghiệm thu:

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng, số:

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế

đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (sẽ bổ sung theo công việc cụ thể)

- Hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

- Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc, các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệmmẫu kiểm nghiệm có liên quan;

- Bản vẽ sơ họa hoàn công;

- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của tổng thầu và các văn bản khác có liên quanđến đối tượng nghiệm thu

5 Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

Trang 39

a) Về chất lượng công việc xây dựng:………

Ngày đăng: 06/08/2018, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w