BIỆN PHÁP kỹ THUẬT THI CÔNG SƠN BẢ 1. Công tác chuẩn bị: • Sau khi nhận bàn giao mặt bằng từ bên giao thầu, đơn vị thi công sẽ tiến hành các công chuẩn bị trước khi thi công. • Tập kết vật liệu, thiết bị, dụng cụ và nhân công để chuẩn bị thi công.
Trang 1BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
1 Công tác chuẩn bị:
• Sau khi nhận bàn giao mặt bằng từ bên giao thầu, đơn vị thi công
sẽ tiến hành các công chuẩn bị trước khi thi công
• Tập kết vật liệu, thiết bị, dụng cụ và nhân công để chuẩn bị thi công
2 Kiểm tra:
a Bề mặt:
• Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và không có nhân tố gây hư hại lên
bề mặt trong quá trình thi công cũng như sau này
• Trám trét và xử lý các vết nứt lỗ hổng bằng các loại keo kết dính đặc biệt: No more Gaps, solarsil…
• Dùng đèn pin, đèn cao áp, thước nivo để kiểm tra độ phẳng, độ ke góc cạnh; tất cả các vị trí chưa đạt yêu cầu sẽ báo lại với bên giao thầu để phối hợp sữa chữa
• Lưu ý: đối với trần, tường thạch cao cần kiểm tra đã đặt lưới và thanh viền gia cố hay chưa
b Độ ẩm:
• Phải đạt tiêu chuẩn để tránh các hiện tượng bong, tróc… và các di chứng sau khi thi công và đưa vào sử dụng
• Độ ẩm đạt tiêu chuẩn là phải nhỏ hơn 15% Đối với tường mới xây, trong điều kiện thời tiết tốt thì khoảng sau 14 ngày có thể tiến hành bả
• Nhà thầu sẽ dùng máy FHM10 để kiểm tra độ ẩm tường
• Khi bề mặt tường quá khô thi nên dùng rulo nhúng nước sạch lăn qua 1 nước
• Lưu ý: đối với các phòng kín khi cần thi công gấp mà độ ẩm chưa đạt chúng ta có thể tiến hành một số biện pháp: khò, quạt công nghiệp…
c Vệ sinh:
• Là một công tác quan trọng để đánh giá chất lượng của công tác sơn
• Dùng máy chà nhám Flex (WST – PQ 700 VV) và đá mài để tạo loại
bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ… tạo độ mịn, phẳng tương đối cho bề mặt tường Máy chà nhám với ưu điểm làm sạch mặt tường đồng đều, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm nhân công do đó mang lại hiệu quả cao
• Dùng chổi và rulo để làm sạch bề mặt trước khi tiến hành bả
3 Bả matit:
• Nhằm tạo độ phẳng, mịn cho tường trước khi sơn, tạo tính thẩm
mỹ khi hoàn thiện
• Các cấu kiện trước khi bả matít có bề mặt phải khô, nhẵn và không
gồ ghề
• Mặt kết cấu đều không có gợn giữa các lớp
a Lớp thứ nhất:
Trang 2• Dùng máy trộn đánh đều bột với nước cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo theo tỉ lệ của nhà sản xuất: trộn 1 phần nước với 3 phần bột theo trọng lượng; Bột bả được trộn trong hộc hoặc xô nhựa, trộn đến đâu thì tiến hành bả đến đó không trộn bột bả quá nhiều tránh hiện tượng bột bả bị đông cứng khi
không thi công kịp
• Máy phun matit của hãng Graco (Mỹ) với tốc độ và áp lực cao sẽ nhanh chóng phun 1 lớp matit mỏng, đều lên toàn bộ bề mặt tường (Trong điều kiện tốt nhất, với 10 nhân công hoàn thiện và 1 máy phun matit có thể hoàn thành 320 m2/h, tương đương 2.560 m2/8h với chất lượng cao Khối lượng hoàn thành sẽ tăng tỉ lệ thuận với việc tăng số nhân công hoàn thiện theo máy)
• Lưu ý: sử dụng đúng chủng loại cho từng khu vực Không được trét bột với nhiệt độ bề mặt từ 400 trở lên
b Lớp thứ hai:
• Độ phủ lý thuyết: 1 – 1,2m2/kg/2 lớp với độ dày tiêu chuẩn
1mm/lớp
• Sau 2-4h có thể tiến hành bả lớp thứ 2, lớp thứ 2 thi công như lớp thứ nhất nhưng cần lưu ý các vấn đề sau:
o Chiều dày của 2 lớp không quá 3mm: tránh hiện tượng bong tróc
và nứt
o Cần đánh dấu các vị trí không có sơn nước để tránh nhầm lẫn sau này
• Lưu ý: nên kiểm tra lại độ phẳng của tường sau khi xong
4 Xả lớp matit:
• Để khô bề mặt tường đã bả sau 24h, tiến hành ráp nhẵn bề mặt tường bằng máy chà nhám trước khi sơn lót Máy chà nhám với độ mịn cao sẽ tạo bề mặt mịn màng cho lớp matit
• Vuốt lại các góc cạnh cho bén, thẳng
• Lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít
5 Sơn:
• Trình tự thi công theo hướng từ trên xuống dưới
• Khi lăn sơn bắt đầu từ trần, đến các bức tường, má cửa, rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường
a Sơn lót:
• Pha 10% nước sạch (0,5 lít nước sạch sử dụng với 5 lít sơn lót
Dulux)
• Dùng rulo thông thường hay máy phun sơn của hãng Graco (Mỹ) với tốc độ và áp lực cao (lên tới 3300 psi) sẽ nhanh chóng phun 1 lớp sơn đều, đẹp lên mặt tường.Với máy phun matit và các loại sơn nhãn hiệu Graco – HTX 2030, trong 1 phút có thể phun tới 11 lít sơn
• Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100micro
• Lưu ý:
o Dùng thước nivo, đèn cao áp kiểm tra độ phẳng, lỗi của tường lần
Trang 3cuối trước khi sơn
o Dùng chổi, rulo vệ sinh thật sạch trước khi sơn lót để đảm bảo tính bám dính
b Sơn phủ: (2 lớp)
• Sơn phủ trong nhà: Pha 10% nước sạch (0,5 lít nước sạch sử dụng với 5 lít sơn phủ Dulux Weathershield) (độ phủ 10-12m2/lít/lớp)
• Sơn phủ ngoài trời: không cần pha (Độ phủ 12-13m2/lít/lớp)
• Dùng máy sơn phủ hoặc nếu sơn bằng rulo thì cần tuân thủ như sau:
o Nhúng từ từ rulo vào khay sơn ngập khoảng 1/3 (không quá lõi trục rulo)
o Kéo rulo lên sát lưới, đẩy đi đẩy lại con lăn trên mặt nước sơn, sao cho vỏ rulo thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa gạt vào lưới
o Đưa rulo áp vào tường và đẩy cho ru lô quay lăn từ dưới lên đường thẳng đứng đến đường biên, kéo ru lô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, sâu xuống tới điểm dừng ở chân tường hay kết thúc 1 đợt sơn tiếp tục đẩy lu lô lên đến khi sơn bám hết vào bề mặt
o Trong khi lăn phải nhẹ, đều tay để mặt sơn được nhẵn bóng, đồng màu và không có bọt khí